Thứ Hai, 29 tháng 5, 2023
Vạt nắng sau hè 1
CHƯƠNG 1
An Hóa nghe tiếng cười thánh thót của Hương Điểm vang trong
điện thoại. Hai bác cháu dù mới quen nhưng có nhiều chuyện để nói vì không cách
biệt tuổi tác nhiều lắm, huống chi Hương Điểm lại là một người ăn nói bặt thiệp,
duyên dáng và khéo léo. Nàng kéo từ chuyện ở bên này xong lại gợi tới chuyện
quê hương, nhất là về Bến Tre, khiến cho đường dài cũng trở thành ngắn.
Hương Điểm ló đầu ra nhìn. Nàng thấy một ông già tóc lốm đốm
bạc, mặc cái áo sơ mi cũ đang cúi đầu nhìn xuống thảm. Tự dưng nàng liên tưởng
tới ba của mình. An Hóa cũng giống ba của nàng và nhiều người bạn của ba. Tất cả
đều có chung một điểm là sống với kỹ niệm và ôm ấp quá khứ. Đối với họ quá khứ
dù đẹp hay không đẹp, như cánh tay cụt hay cái chân cụt hoặc vết thương trên
thân thể vẫn còn gây nhức nhối dù thời gian ba mươi mấy năm đã trôi qua. Gặp
nhau họ chỉ ôn lại chuyện cũ, trong khi chuyện hiện tại ở đây họ làm lơ hoặc có
nói cũng chỉ là những lời bâng quơ trời mưa trời nắng. Họ không muốn hội nhập
vào đời sống dù con cái của họ có đứa sinh ra và lớn lên ở đây. Họ không thể hội
nhập vào xã hội này dù đôi khi cháu nội ngoại lại là những đứa trẻ mang hai
dòng máu Việt-Mỹ. Nàng còn nhớ trong dịp Tết Nguyên Đán lúc nàng còn đang học
trung học, ba của nàng đã nói với mấy anh chị một câu: Tụi bây có thương tao thời
ráng kiếm người mình mà lấy vợ lấy chồng. Tụi bây mà lấy người ngoại quốc là
tao gặp con rể hay ông bà sui chỉ có nói hai tiếng Hello và Good Bye…. Tuy
nhiên điều đó cũng không cản được anh của nàng lấy người vợ Mỹ. Dù ông không
nói ra song nàng biết ba buồn lắm. Ông không có kỳ thị màu da hoặc chủng tộc.
Điều mà ông muốn nói là con rể hoặc ông bà sui không hấp thụ một nền văn hóa
như ông, không cùng chung tập quán, phong tục, lễ nghi và suy tư. Nói tóm lại
là đôi bên khác biệt quá nhiều để có thể ngồi đấu láo và tâm tình hằng giờ.
Ngay cả con cái trong nhà cũng vậy. Anh trai kế nàng, dù sinh ra ở Việt Nam,
nhưng sang đây lúc mới có mười tuổi do đó anh chịu ảnh hưởng của Mỹ nhiều hơn
Việt. Anh nói tiếng Việt giọng Mỹ mà mỗi khi nghe ba của nàng phang một câu:
Mày người Việt mà nói tiếng Việt nghe còn tệ hơn mấy thằng chệt ở Chợ Lớn… Khi
con cái lớn lên, khoảng cách giữa hai bên càng ngày càng rộng ra cũng như mối cảm
thông cũng nhạt dần. Rồi từ đó tình thân thiết cũng không có nhiều. Thương thời
thương mà thân thời không có thân. Chỉ có nàng là con gái, quanh quẩn bên ba má
nhiều hơn và may mắn hơn khi nàng học trung học thời lại có bạn Việt Nam nhiều
hơn. Các gia đình qua đây theo diện HO nhiều thành ra họ tụ họp và gặp gỡ thường
xuyên. Nhờ vậy con cái của họ còn giữ được chất nước mắm trong người nhiều hơn
con cái của những gia đình qua đây hồi năm 75.
Dứt cuộc nói chuyện Hương Điểm ngồi im nhìn ra khung cửa sổ rộng.
Nắng vàng hực dọi trên nóc tầng lầu phía bên kia. Hơi lạnh của máy điều hòa
không khí toát ra thành âm thanh rì rầm dìu dịu. Bỗng dưng nàng khe khẽ thở
dài. Đời sống nhàm chán, vô vị, trống rỗng và hầu như không có một mục đích hay
cái gì để cho mình đeo đuổi hoặc cố gắng thực hiện. Nàng cảm thấy như mất hướng
đi khiến mình phải lao đao, ngã ngiêng hoặc bối rối. Nàng cảm thấy như đời sống
của mình thiếu đi một cái gì không rõ rệt. Một ngày như mọi ngày, được lập đi lập
lại như một công thức, riết rồi nàng có cảm tưởng mình là một robot biết suy
nghĩ. Sáng. 6 giờ thức dậy. Tắm rửa. Làm vệ sinh. Trang điểm. Ăn điểm tâm bằng
một chén cereal, một ly sữa tươi hoặc nước cam. 7 giờ 15 ra khỏi nhà. 7 giờ 45
tới sở làm. Đi thang máy lên tầng lầu ba vào văn phòng làm việc. 5 giờ rưởi chiều
ra khỏi sở. Đi bộ nửa giờ xong về nhà. Hỏi thăm sức khỏe của ba. Thay quần áo.
Nấu bữa cơm chiều. 7 rưởi giờ ăn tối. 8 giờ đọc sách báo hoặc đàn hát. 9:45 giờ
đi tắm. 10 giờ xem tin tức. 10 rưởi đi ngủ. 6 giờ sáng thức dậy. Tất cả được
làm đi làm lại. Ngày này sang ngày khác. Một ngày 24 giờ. Một tuần lễ bảy ngày.
Một năm 52 tuần lễ. Một năm 365 ngày. Như thế đời sống đều đặn trôi đi trong lặng
lẽ và rỗng tuếch. Cũng may là công việc của hãng khá bận rộn khiến cho thời giờ
qua mau hơn nếu không chắc tâm hồn của nàng phải lâm vào cơn khủng hoảng càng
ngày càng gia tăng tới mức độ trầm trọng. Nàng biết có hai điều giữ thăng bằng
cho tâm hồn của mình là lòng thương yêu người cha già và một chút tin tưởng vào
một điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra trong tương lai. Điều này thật mơ hồ, như là điểm
sáng lung linh, nhạt mờ song cũng đủ chiếu rọi để nàng làm điểm tựa mà tin tưởng
và tiếp tục sống, dù đời sống trống rổng và vô vị.
Ông Ánh và An Hóa kéo nhau ra phòng khách ngồi xem đài SBTN.
Còn Hương Điểm dọn dẹp và rửa chén xong lo thuốc men cho ba rồi về phòng của
mình. Tám giờ tối nàng ra phòng khách thấy ba của mình đang chăm chú vào màn ảnh.
Từ bốn góc nhạc vang nhè nhẹ. An Hóa nhìn vóc dáng mảnh mai
buồn đang đứng trước mặt mình trong ánh đèn mờ. Giọng hát chập chùng nghe như
tiếng gió lùa xạc xào bên hông nhà vào một sớm mùa thu trăn trở. Như cơn gió từ
vùng rừng núi Appalachian xa tít mù kéo về mang theo khí lạnh làm thành chút
sương mù lãng đãng trên đỉnh của ngọn Signal Mountain. Cứ mỗi lần nhìn đỉnh núi
giăng sương mù anh nhớ tới những ngày còn trẻ ở Phú Bổn. Vùng đất hoang sơ cũng
núi bao quanh với mây đen đùn trên đỉnh của chiều âm u mưa bão.
Hương Điểm cười thánh thót. Nàng trở lại trạng thái bình thường.
An Hóa cũng cười lên tiếng
Nói tới đó An Hóa ngừng lại. Vì nhìn ra khung cửa sổ của căn
phòng nên anh không biết Hương Điểm đang chờ nghe mình nói. Chờ không nghe ông
bác già lên tiếng nàng hơi ngạc nhiên bỏ quyển tạp chí xuống để nhìn. Mái tóc
muối tiêu. Khuôn mặt gầy gò hốc hác. Ánh mắt mỏi mệt nhìn đăm đăm ra ngoài trời
đêm sáng một góc nhờ ánh đèn. Ánh mắt ngác ngơ như tìm, như kiếm một cái gì đã
mất, đã đi qua trong đời một người lính thua trận. Thua trận là sự bi đát của
người lính. Nhưng ở An Hóa hay như ba của nàng, những người lính bị bắt buộc phải
thua trận, thời lại là một bi đát đến thê thảm. Điều đó khiến cho họ không thể
quên. Nó như vết thương đã lành trên thân thể. Dù đã lành nhưng vẫn còn để lại
vết sẹo. Ai bảo vết thương đã lành không gây nhức nhối. Chính sự nhức nhối tinh
thần mới đáng nói. Chính nó mới khiến cho An Hóa, dù đã sống ở đây hơn ba mươi
năm vẫn không chịu trở thành công dân của nước này. Nàng chỉ khám phá ra điều
đó tuần trước. Trong bữa ăn tối, nhân nói về An Hóa ba của nàng mới tiết lộ điều
đó. Ba nàng hỏi lý do và An Hóa trả lời là không muốn và không cảm thấy vinh hạnh
gì trở thành công dân Mỹ. Xuyên qua điều đó nàng biết ông bác già vẫn còn hằn học,
chua chát và ngậm ngùi. Điều khiến cho nàng ngạc nhiên và hứng thú nhất khi
khám phá ra mấy điều mà nàng chưa biết về An Hóa. Ông bác già của nàng cũng có
tâm hồn văn nghệ. Ổng cũng làm thơ. Ổng cũng viết văn. Hương Điểm cười với mình
khi nghĩ tới điều đó. Mặc dù thơ của ổng không hay song nàng thích và mừng. Ít
ra ổng cũng như nàng. Tuy không là nghệ sĩ nhưng lại có tâm hồn nghệ sĩ. Hai
người hợp nhau ở điểm đó.
- A... Cháu nghĩ ra rồi... Mai mốt mình làm một đêm văn nghệ bỏ túi. Bác ngâm cho cháu nghe một bài thơ thời cháu sẽ hát cho bác nghe một bản nhạc...
Nhìn ra ngoài trời đêm cô gái hỏi nhỏ. Câu hỏi có thể hỏi
mình mà cũng có thể dành cho người đối diện. An Hóa im lặng nhìn. Trước mặt anh
là khuôn mặt trẻ. Vầng trán rộng. Mắt tinh anh. Mũi cao. Miệng rộng. Người xưa
có nói " Đàn ông miệng rộng thời sang. Đàn bà miệng rộng tan hoang cửa
nhà.... Anh nghĩ câu nói này lỗi thời, không thích hợp, nếu không muốn nói là
không đúng. Anh đã thấy có những người đàn bà miệng thật rộng mà tề gia nội trợ,
là người vợ và người mẹ tuyệt vời. Anh cũng đã thấy có nhiều người đàn ông miệng
rộng mà không sang chút nào. Đàn ông miệng rộng nên ăn to nói lớn thời đúng
hơn. Điều mà anh nhận thấy là đàn bà hát hay thời miệng phải rộng. Như cô gái
đang đứng trước mặt mình. Ý nghĩ kỳ cục này làm cho anh bật cười thành tiếng ngắn.
Hương Điểm nhìn anh.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh
Chạy trốn - Truyện ngắn của Đào Quốc Vịnh Thực lòng lúc ấy tôi bỗng ứa nước mắt. Nhưng bất giác tôi kịp tỉnh ra là mình đã bắt đầu làm cho...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét