Thứ Ba, 23 tháng 5, 2023
Những truyện ngắn của Bảo Ninh 3
LỐI MÒN DỌC PHỐ
Tư Lâm không phải người tỉnh tôi, cũng không phải ở một tỉnh nào gần cận, quê anh tận trong Mỹ Tho bên bờ Tiền Giang xa tắp. Công ty của anh đa ngành, làm ăn ở nhiều lĩnh vực, nhưng có cái lạ là địa bàn phát triển thiên về các tỉnh thành miền Bắc, và trụ sở chính thì đặt tại thị xã này, gần nhà tôi. Thực ra thì người quê Nam Bộ sống và làm việc ở quê tôi vốn không phải là sự hiếm. Hồi trước chiến tranh tỉnh tôi là vùng đóng quân của khá nhiều đơn vị bộ đội tập kết. Khi phục viên, cán bộ chiến sĩ những đơn vị ấy thường định cư luôn tại địa phương. Nhiều người sống độc thân, nhưng cũng có nhiều người lập gia đình. Trẻ con học trò trong thị xã đứa nói giọng Bắc, đứa giọng Nam, đứa giọng Trung, đứa pha giọng. Rồi chiến tranh, rồi đi sơ tán, ngày hòa bình không mấy đứa trẻ nói giọng Nam giọng Trung còn trở lại. Hầu hết cán bộ tập kết đã đưa gia đình về với quê nhà trong ấy. Đến bây giờ cả thị xã chỉ còn lại vài gia đình gốc gác tập kết. Gia đình bác Dĩ, chính quê Sơn Mỹ, người thân đã bị giết hết trong vụ thảm sát. Vợ chồng bác Thứ thương binh, quê Ba Làng An, cũng cảnh ngộ ấy, làng quê bị hủy diệt, thân thích chẳng còn ai. Anh Ba Liêm, quê Cần Thơ, lấy chị Lê hàng xóm nhà tôi được chừng dăm bữa nửa tháng gì đó rồi lên đường đi Bê, đi đầu năm 62, biệt âm vô tín; năm 75, ngay sau 30 tháng Tư anh về, nhưng chị Lê bị bom đã mất từ năm 72. Anh Liêm ở vậy với hai đứa con sinh đôi, gây dựng lại cửa nhà gia cảnh, mãi mãi sinh sống làm lụng trên mảnh đất thấm máu người vợ yêu của anh… Tư Lâm thì không hề có gì tương tự, anh không phải cán bộ, không phải bộ đội, anh chẳng tập kết. Trái lại, Lâm là ngụy, ngụy chính hiệu, theo như là cái cách mà anh nói với tôi lúc mới đầu làm quen. Tính tình kín đáo, nói năng e dè song anh phải “khai” ngay ra vậy là để tránh cho tôi một sự nhầm lẫn, bởi vừa thoạt gặp tôi đã vội hỏi rằng anh có phải thương binh không và bậc mấy. Tôi thấy rành rành vết đạn bắn thẳng cày một phát chí mạng dài và sâu hoắm bên cổ anh. “Dạ phải, tôi cũng bị thương, nhưng mà tôi là ngụy đó anh, ngụy chính hiệu, công binh, chuẩn úy, KBC…” Anh đọc cả số hòm thư, khiến tôi mặc dù sửng sốt cũng phải bật cười. Chúng tôi bạn với nhau từ bữa đấy, đến nay đã non mười năm.
Thời gian thấm thoắt như thoi đưa. Cô gái trẻ măng ngày ấy đã thành thiếu phụ, lập gia đình, có con. Đời sống gian nan khắc khổ kéo dài suốt mười mấy năm trời sau chiến tranh khiến chị mau già. Chồng chị đã sớm từ giã phố nghèo để tìm vào Nha Trang kiếm kế sinh nhai dễ dàng hơn. Các con chị lớn lên cũng lần hồi đi hết. Rất muốn theo chồng con nhưng chị lại không muốn rời bỏ thị trấn. Đành lại thui thủi một mình với ngôi nhà, chật vật sống tựa vào mảnh vườn và tiệm cà phê. Trong nhà chẳng còn dấu tích nào nữa của hiệu ảnh, ngoại trừ tấm hình chụp chiếc chiến xa, được phóng rộng ra thật lớn và lồng khung nhưng chưa người tới nhận, ngày một úa vàng.
- Năm nay Tết cần kiệm, hội đồng hương xứ Mũi quê qua chẳng được bộn quà như mấy năm, - Ông Năm nói, như phân trần với lũ trẻ. - Nhưng mà có thứ này quý lắm đó nghe. Kẹo Liên Xô, ngon nhứt đó, sắp nhỏ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đội Mũ Lệch Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt. Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chính một tòa nhà ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét