Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

Khung trời ước mơ 2

Khung trời ước mơ 2

CHƯƠNG 7
Hôm nay có giấy báo về trường, tôi được trúng tuyển kỳ thi toán toàn quốc, với phần thưởng hạng nhì.
Khi bạn bè kéo đến chúc mừng, tôi đứng khóc ngon lành. Nhỏ Trúc đập vai tôi:
- Con khỉ, vui cũng khóc, buồn cũng khóc, phải cười lên chư".
Tôi xúc động quá, cứ chảy nước mắt chứ không nói được gì. Xung quanh tôi, bọn nó thay nhau bàn tán.
- Kỳ này Vy lãnh thưởng đã luôn, thế nào cũng nhiều hơn kỳ trước.
- Vy để tiền đó học đại học, gia đình khỏi phải nuôi.
- Vậy là Vy đủ tiêu chuẩn được tuyển thẳng rồi, sướng nhé, khỏi phải lo học thi như tụi mình.
Thu Ba chặt lưỡi:
- Mà nó cũng đâu có sợ thi, cỡ nó thi cái gì lại không đậu.
Tôi quẹt nước mắt và cười lên:
- Mày nói quá, đâu phải thi là đậu hết đâu.
Nó nói chắt nịch:
- Nhưng mà mày thì đậu.
Thằng Tan vẽ vời:
- Vy lựa trường đại học nào chiến đấu mà nộp đơn. Được tuyển thẳng mà, tội gì không lựa.
- Đâu phải đâu, tùy trường chớ. - Tôi cãi.
Giọng nó có vẻ chắc chắn:
- Đã bảo học giỏi cỡ đó rồi, thì thừa tiêu chuẩn vô mấy trường ngon lành. Vy đừng có tự ti.
Tôi không biết chắc có phải như vậy không. Nhưng bây giờ tôi rất vững tin ở mình. Vào đại học đối với tôi không phải là chuyện khó khăn. Chỉ có khó khăn duy nhất là tôi sợ mẹ tôi nuôi tôi không nổi.
Tan trường, tôi vội vã đạp xe về nhà. Người đầu tiên tôi báo tin mừng là chị Tơ. Hai chị em ngồi lặt rau trong bếp. Không những tôi, mà chị Tơ cũng mừng chảy nước mắt. Lúc khóc, lúc cười búa xua. Tôi tỉ tê vẽ ra một tương lai xán lạn với chị Tơ:
- Em học đại học bốn năm, đến lúc ra trường em đi làm có lương, lúc đó sẽ đến lượt chị đi học.
Giọng chị Tơ có vẻ hy vọng:
- Đến lúc đó thì chị lớn rồi, đi học kỳ lắm.
Tôi nhẩm tính trong đầu rồi phản đối:
- Lúc đó chị mới 26 tuổi, lớn đâu mà lớn, nhiều người lớn tuổi mà vẫn học đại học như thường, nó đâu có giống như trường phổ thông mà chị ngại.
- Thật ra... chị không muốn Vy phải lo cho chị.
Tôi bác bỏ ngay:
- Chị em phải lo cho nhau chứ. Chị nghỉ học lo việc nhà, nhờ vậy em mới được đi học, thì đến lượt em lo lại cho chị, vậy là đúng rồi.
Chị Tơ không nói gì, mà chỉ cúi mặt xuống lặt rau, tôi nghe tiếng chị ấy hít mũi, tôi biết chị ấy khóc vì sung sướng. Dù chuyện hứa hẹn của tôi quá xa vời.
Chợt có tiếng bé Nhi khóc ngoài trước. Tôi và chị Tơ vội chạy ra, con bé cũng chạy ào vào nhà. Chị Tơ lo lắng:
- Sao khóc vậy cưng?
Nhóc tì không nói, nó khóc tức tưởi, nước mắt nước mũi tèm lem trên mặt. Chị Tơ vẫn kiên nhẫn dỗ dành.
- Sao khóc, nói chị nghe đi.
- Tụi nó... tụi nó cho em làm "má má".
- "Má má" là cái gì?
Bé Nhi càng khóc dữ hơn:
- Má má trong phim ấy. Nó cho bạn Thuỷ làm hoàng hậu bạn Thanh là công chúa. Còn em thì bắt làm má má để hầu hoàng hậu.
Chị Tơ buồn hẳn đi. Nhưng vẫn cố tìm cách dỗ cho nó đừng buồn. Tôi biết tại sao rồi. Trong xóm này bọn trẻ luôn không thích chơi vơ"i bọn em tôi. Vì chúng mặc đồ cũ quanh năm và không có đồ chơi hay quà bánh như mấy đứa trẻ kia. Đâu phải con nít là không biết phân biệt đối xử. Tệ thiệt! Cũng như bác Hai và mấy cô phân biệt đôi xử giữa tôi với chị My vậy.
Chuyện buồn này rồi cũng qua đi. Tính tình chị em tôi rất vui vẻ nên gặp chuyện gì nhỏ thì buồn chút xíu rồi quên ngay.
Hôm nay tôi được lãnh thưởng. Lần đầu tiên tôi nhận tiền thưởng nhiều như vậy. Vượt xa mơ ước của tôi và tôi quyêt định biến những món quà đó thành chiếc máy giặt cho cả nhà.
Khi tôi và anh Toàn chở máy giặt về. Cả nhà ngơ ngác không hiểu đó là cái gì. Mấy đứa nhóc thì sờ sờ, mó mó. Rồi kêu lên:
- Cái hộp gì lớn thế hả chị Vy, dùng để làm gì?
Anh Toàn mở thùng ra cho cả nhà xem rồi giải thích:
- Cái này là máy giặt, bỏ quần áo và xà bông vào, bấm nút điều kiển, thế là nó tự giặt cho mình.
Chị Tơ kêu lên một tiếng vui sướng:
- Ôi trời, máy giặt, nhà mình có máy giặt thiệt sao?
Tôi tự hào nhìn thành quả của mình. Lần đầu tiên tôi làm một việc thiết thực cho cả nhà. Vui quá, tôi cứ cười mãi và giải thích:
- Mai mốt em bận học đại học, ở nhà không có ai phụ với chị, em mua cái này về cho chị đỡ công việc.
Mẹ mắng một cách thân mật:
- Lo xa quá, ở nhà tự xoay xở, ai mượn cô lo, mua cho tốn tiền.
Chị Tơ tò mò:
- Bộ người ta thưởng cho mình cái này hả Vy?
Anh Toàn vội giải thích:
- Không phải đâu em. Vy được thưởng máy tính, nhưng bán đi để mua cái này. Vậy là em đỡ công việc rồi nhé.
- Trời ơi, bán chi uổng thế.
- Mai mốt đi học rồi, một mình chị gánh sao hết công việc, em phải lo trước cho chị. - Tôi xen vào.
- Chậc, để máy tính em còn học, bán uổng quá, chị tiếc đứt ruột. Lo cho chị làm chi.
Mẹ tôi bồng em bé ngồi trong góc nhà nhìn máy giặt. Mặt mẹ có vẻ sung sướng. Còn chị Tơ và bọn nhóc thì cứ đứng quanh đấy. Hết rờ đến bấm nút. Anh Toàn nháy mắt ra hiệu cho tôi, tôi cười đến mở nắp máy ra:
- Ê, bây giờ Loan coi trong này có gì.
Con bé tò mò ngóc đầu vào nhìn. Rồi nó vạch túi xốp ra, la lên:
- A, nhiều bánh kẹo quá, có cả đồ chơi nữa.
Bọn nhóc túa lại, lôi chiếc túi ra. Tôi đã mua cho chúng nó nhiều thứ kẹo bánh, mỗi đứa một món đồ chơi thật đẹp. Cả mẹ và chị Tơ cũng có quà.
Bọn nhóc vui sướng quá, cứ nhảy loi choi cười nói ầm ĩ. Lần đầu tiên chúng có đồ chơi đẹp mà có cả bánh kẹo ngon như thế nữa. Những thứ mà trước đây chúng nó chỉ biết nhìn của bọn nhóc trong xóm. Cu Tí tuột xuống đi văng, định chạy đi. Nhưng tôi cản lại:
- Cưng đi đâu vậy?
- Em qua nhà thằng Vỹ cho nó xem.
À, định đi khoe chứ gì, đúng là con nít! - Tôi bèn kéo nó lại:
- Ở nhà ăn xong rồi hẵng đi, chị mua nhiều đồ ăn lắm.
Lúc đó chị Tơ từ nhà sau mang lên đĩa thịt nguội đầy ắp. Tôi xuống bếp phụ mang bánh mì và nước ngọt lên. Bọn tôi tíu tít chạy lên chạy xuống dọn bàn. Lần đầu tiên cả nhà tôi liên hoan một bữa linh đình như thế.
Anh Toàn ở lại tham gia đến chiều mới về. Còn bọn nhóc ăn xong thì lăn ra ngủ. Mỗi đứa đều đặt một hộp bánh và đồ chơi bên cạnh. Có vẻ quý lắm.
Tôi và chị Tơ rút xuống bếp, hai chị em bắt đầu giặt đồ bằng máy. Chị Tơ háo hức ngó chiếc máy như báu vật:
- Chị không tưởng tượng nổi nhà mình có đồ quý thế này, nhờ Vy đấy.
- Mai mốt mình đỡ mất hai tiếng đồng hồ ngồi giặt đồ, sướng hén chị. Để thời giờ cho chị nằm nghỉ.
Đôi mắt chị lấp lánh, tràn đầu hy vọng:
- Chị không nằm đâu, chị sẽ xem lại bài, bỏ lâu quá sợ quên.
Chị ngồi vòng hai tay qua hai chân, dựa vào vách. Có vẻ mơ mộng lắm.Tôi biết chị ấy đang hình dung một ngày đến giảng đường. Được ra ngoài vui chơi giao tiếp với bạn bè. Chứ không phải chỉ biết quanh quẩn từ nhà bếp ra sàn nước. Sẽ thoát được cuộc sống tăm tối không có tương lai, bị đời rẻ khinh.
CHƯƠNG 8
C
hị Thục uống thuốc ngủ tự tử, đưa vào bệnh viện đêm hôm qua. Bác sĩ bảo chị ấy có thai. May mà đã cứu được chị ấy. Bác Hai không rầy mắng gì, nhưng có vẻ buồn rầu phờ phạc lắm.
Tôi biết chị Thục tự tử vì bị lừa gạt, vì anh Tòng Việt đã gạt tiền của hai bác rồi bỏ trốn, cộng thêm chuyện chị có em bé, nên chị ấy quẫn trí.
Tối nay mẹ với tôi vào bệnh viện thăm chị Thục. Trong phòng có rất nhiều người, mấy cô tôi và mấy dì của chị ấy. Nhưng chị ấy cứ nằm nhìn lên trần, im lặng như xung quanh không có ai. Chị ấy không khóc nhưng buồn rười rượi. Mặt mày xanh xao gầy guộc, thật không giốngn với chị Thục trước kia chút nào.
Lúc sau này gia đình bác Hai luôn xào xáo vì chuyện chị Thục. Bác Hai trai đổ lỗi vì bác gái chìu con, rồi nhẹ dạ đưa vốn cho anh Việt kiều giả mạo ấy. Anh Toàn chán quá, dọn luôn vô ký túc xá ở với bạn. Khi nào rảnh anh ấy hay đến nhà chơi với chị em tôi. Anh ấy bảo thích không khí đầm ấm ở nhà tôi hơn.
Những lúc nghe anh Toàn nói như vậy, tôi và chị Tơ chỉ nhìn nhau cười. Phải rồi đấy, đầm ấm lắm, thử hôm nào anh đến nhằm lúc ba tôi say rồi sẽ biết nó đầm ấm đến đâu!
Nhiều lúc tôi thấy anh Toàn thật sướng. Chán nhà thì còn dọn đến ở với bạn, còn tôi thì nhiều lúc chán cũng chẳng biết đi đâu.
Lúc này thi tốt nghiệp xong nên tôi khá rảnh. Thời gian ở nhà tôi phụ công việc. Rỗi rãi thì học thêm tiếng Anh. Cả chị Tơ cũng tự học ở nhà. Những lúc có hai chị em ngồi học với nhau, tôi thấy rất vui.
Rồi một sự kiện lớn lao làm thay đổi cuộc đời tôi sau này. Đó là khi tôi nhận giấy báo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nó là niềm mơ ước của tất cả bạn bè tôi. Mà chúng tôi không dám nghĩ mình sẽ đạt được.
Cầm tơ giấy, tôi vui như điên. Tôi nhảy nhót và quay tít vòng vòng. Bọn nhóc tì nhìn tôi lạ lùng. Lần đầu tiên bọn nó thấy tôi "khùng" như vậy. Nghe tiếng tôi hét, chị Tơ chạy đến xem. Khi đọc xong giấy báo, chị ấy ôm chầm lấy tôi:
- Trời ơi, sướng quá, em học ở trường này được sao.
Chúng tôi vui sướng cuống cuồng, nên nói loạn xạ không ra đầu đuôi. Mãi thật lâu niềm vui to lớn mới lắng xuống. Chị em tôi bắt đầu bàn tính. Chị Tơ băn khoăn:
- Học như vậy chắc đóng tiền nặng lắm, làm sao đây?
- Cái này là tuyển thẳng mà chị, đâu có đóng học phí.
- Không biết trường đó ở đâu nhỉ?
- Em cũng không biết luôn. Nhưng chị đừng lo, bao giờ tập trung thì người ta sẽ thông báo chứ gì.
Chị Tơ chép miệng:
- Phải chi chị có tiền, chị may mấy bồ đồ mới cho Vy, sinh viên mà ăn mặc lôi thôi kỳ lắm.
Tôi lắc đầu vô tư:
- Em không để ý mình ăn mặc thế nào đâu, chỉ cần mình học giỏi thôi, bao giờ đi làm thì mặc đồ đẹp cũng đâu có muộn, chị nhỉ?
- Ồ, nhưng chị sợ Vy xềnh xoàng quá bạn bè cười.
Chợt có mùi gì bay lên, tôi hỉnh mũi ngủi. Chị Tơ cũng thế. Rồi chị la lên:
- Chết cha, cơm khét.
Hai chị em chạy xuống nhà sau. Chị Tơ vội vàng nhấc nồi cơm xuống, mở nắp ra. Hai chúng tôi ngó nhau cười khúc khích:
- Hôm nay là ngày quan trọng mà cho cả nhà ăn cơm khét, kỳ vậy trời.
- Cái này cũng là một việc đánh nhớ đấy chứ. Mai mốt em sẽ kể cho bọn nó nghe, coi như kỷ niệm.
- Kỷ niệm gì kỳ cục, chẳng lãng mạn chút nào.
Thế là lại cười ầm lên. Chuyện chẳng có gì mà mỗi chút mỗi cười. Tại vì hôm nay là ngày trọng đại của tôi, vui hơn cả ngày tôi nhận được giải thưởng cuộc thi toàn quốc.
Buổi tối tôi định chạy đến nhà tụi nó báo tin. Nhưng bon nó đã kéo đến tìm tôi. Đứa nào cũng đã có giấy báo nên mừng ríu rít. Tôi vừa chạy ra sân thì nhỏ Trúc đã nói ngay:
- Ê Vy, tao có giấy báo rồi. Nhưng không hiểu sao lại chuyển qua khoa ngữ văn.
Trúc thi vào khoa Anh trường đại học sư phạm. Không hiểu sao lại có chuyện kỳ thế. Tôi thắc mắc:
- Hay là họ đánh máy lộn, đâu hỏi thử xem, còn mày thì sao, Quyên?
- Tao đúng ngành, chế biến.
Nhỏ Thu Ba cũng tranh thủ nói:
- Tao mới có giấy của trường Kinh tế, còn bên Ngân hàng thì chưa thấy. Mẹ tao bảo không ấy học Kinh tế cũng được. Còn mày, có chưa?
Nhỏ Quyên và Trúc cũng nóng ruột:
- Sao, sao, có chưa, mày thì chắc chắn là được tuyển thẳng rồi.
Tôi trịnh trọng:
- Được tuyển thẳng, nhưng không phải kinh tế mà là Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông.
Ba đứa nó nín thở ngó tôi. Đứa nào cũng tròn xoe mắt:
- Hả, Bưu chính viễn thông hả?
- Ừ.
- Trời ơi, sung sướng.
- Mày là nhất rồi Vy ơi, lớp mình không ai ngon như mày cả.
- Ừ, tao cũng mừng quá trời. Từ sáng tới giờ tao ở tít trên mây, bây giờ vẫn chưa nhảy xuống được.
Nhỏ Quyên bèn đề xuất một ý kiến vô cùng thiết thực:
- Tao biết rồi, bây giờ tụi mình đứa nào cũng ở trên mây hết, nhưng trên đó không có gì ăn đâu. Muốn ăn phải nhảy xuống đất, bây giờ tụi mình đi ăn chè.
Thu Ba hỏi lại:
- Chè hay kem, kem Ý đi.
- Kem hay chè gì cũng được, kem trước chè sau, ăn cho đến ngán thì thôi. Ăn mừng mà. - Trúc xua tay.
Thế là tôi chạy vào nhà thay đồ. Bốn đứa kéo đến quán kem. Giờ này quán đông khách nên bọn tôi tha hồ nói chuyện hết tốc lực. Sau khi gọi bốn ly kem rồi, nhỏ Quyên đói con mắt. Nó gọi một hơi mấy thứ bánh ngọt. Người ta đem ra đầy cả bàn. Thu Ba la làng:
- Ăn cho chết hay chi vậy Quyên, làm gì kêu dữ vậy.
- Ăn không hết thì đem về mai ăn.
Trúc châm chọc:
- Mai hay tối đó? Đợi cả nhà ngủ rồi nó chui vô mùng, vừa ngủ vừa ăn, nhỏ này là hay như vậy lắm.
Quyên phản công ngay:
- Sao mày biết,hay là mày chui xuống gầm giường rình?
Tôi và Thu Ba cười rinh rích. Còn nhỏ Trúc thì tỉnh bơ:
- Cần gì phải chui xuống gầm giường. Sáng vô lớp thấy cái mỏ mày bị kiến cắn là biết rồi.
Hai đứa tôi càng cười lớn hơn. Nhỏ Quyên cũng cười theo.
- Con quỷ!
Nó thò tay nhéo nhỏ Trúc, nhưng con nhỏ đã kịp né qua một bên. Bị hụt, nó nhéo luôn cả Thu Ba:
- Không trúng nó thì trúng mày, ai bảo ngồi gần tao ráng chịu.
Thu Ba la lên oai oái:
- Nhỏ này vô duyên, mày có biết con gì hay cắn bậy không?
- Biết, nhưng thích làm vậy, rồi sao?
Thu Ba cầm cái nĩa định phản công nhỏ Quyên. Nhưng vừa lúc đó có một người đi tới bàn bọn tôi nên con nhỏ dừng lại. Tôi nhận ra người mới đến là anh Vân, người yêu cũ của chị Thục. Anh ấy cười với tôi:
- Chào Vy, lúc này thấy em lớn hẳn ra, em có khoẻ không?
- Dạ khoẻ, anh Vân ngồi chơi.
Ba đứa kia cũng đồng loại lịch sự:
- Anh Vân ngồi chơi.
Anh Vân không khách sáo, mà kéo ghế ngồi cạnh tôi:
- Bạn Vy đây hở, chào các em.
- Dạ, chào anh.
Bọn nó có vẻ nghiêm chỉnh lại. Chả bù với mấy cái miệng che ché mới đây. Tôi cũng ngồi ngay ngắn lên.
- Anh Vân đi trong này vậy?
- Trong này bán kem, anh vô đây ăn kem chứ đâu có đi đâu.
Nhỏ Quyên che miệng cười, như muốn bảo tôi "hỏi vậy mà cũng hỏi". Tôi thấy mình hơi bị vô duyên và tìm cách chữa sai. Nhưng không ngờ tôi nói một câu còn vô duyên dữ hơn:
- Anh là con trai mà thích kem, tức cười quá hé.
Ba cái miệng xung quanh phát ra tiếng cười khúc khích. Nhưng anh Vân không cười tôi mà hất đầu về phía ba cái miệng kia a:
- Anh đi với cô bạn, cô ấy thích chứ không phải anh.
Anh Vân chợt nhìn xuống đĩa bánh, cười cười:
- Nhiệt tình dữ ha.
Thu Ba với nhỏ Trúc cười mỉm chi. Nhưng nhỏ Quyên thì tỉnh rụi.
- Đâu phải gọi cho tụi em, tụi em ăn ít xịt hà. Tại biết có anh đến nên gọi nhiều cho anh đấy.

Anh Vân bật cười:

- Cảm ơn em nghe.

- Dạ, không có chi.

- Nghe nói chị Thục em nằm bệnh viện phải không? - Anh Vân quay qua tôi.

- Ủa, sao anh biết?

- Chuyện gì của cô ấy mà anh không biết.

Tôi không biết nói sao, chỉ ngồi làm thinh. Không biết ý đồ của anh Vân là gì. Cười hay tội nghiệp đây!

Trước kia chị Thục bồ với anh Vân, tình cảm cũng thắm thiết lắm. Thế rồi sau đó quen với anh Tony nên chị ấy nghỉ chơi với anh thẳng thừng. Bây giờ đến lượt chị Thục bị nghỉ chơi. Đã vậy còn thêm một cú lừa kinh khủng. Tôi cũng chẳng muốn anh Vân biết chuyện đó làm gì. Nhưng chắc anh ấy cũng biết rồi. Bằng chứng anh vừa bảo chuyện gì cũng biết mà.

Anh Vân nói như châm biếm:

- Thục gặp được chồng nước ngoài, đáng lẽ phải vui lắm, sao tự tử vậy?

Tôi bất mãn nhìn anh Vân. Người ta đã ra nông nổi vậy, không tội nghiệp thì thôi, lại còn châm chích. Người gì mà nhỏ mọn.

Thấy tôi gườm gườm nhìn, anh ấy cười đế vô thêm:

- Vy nhắn với Thục giùm, là anh gửi lời thăm cô ấy nghe.

- Cảm ơn.

- Còn nữa, bảo là anh cám ơn Thục.

Thấy ghét quá, tôi hỏi cụt ngủn:

- Cảm ơn cái gì?

- Nhờ Thục mà anh có cô bạn khác hơn Thục gấp trăm lần.

Tôi chanh chua:

- Kệ anh chứ, nói vơi tui làm chi.

Anh Vân cười tỉnh như không thấy sự ác cảm của tôi và lại ngoan cố lần nữa:

- Vy về nhớ nói giùm anh nghe.

Tôi trả lời dấm dẳng:

- Anh thích thì cứ việc đi tới gặp chị ấy mà nói. Em không nhắn đâu.

Anh Vân cười xoà, rồi bỏ qua bàn bên kia. Tôi liếc theo một cách cay đắng. Con trai gì bụng dạ như con tép.

Đợi anh ấy đi rồi, ba đứa nó bắt đầu bình phẩm:

- Tưởng ảnh ngồi chung bàn vì gặp người quen, ai dè muốn chửi người ta, vô duyên!

- Con trai gì mà để bụng tư thù con gái, chẳng quân tử chút nào.

Tôi ngoái qua bên kia nhìn anh Vân. Thấy anh ấy cũng nhìn tôi mà cười. Tôi bèn nguýt một cái nguẩy đầu chỗ khác chứ không thèm cười với con người nhỏ mọn ấy. Biết vậy lúc nãy tôi chẳng thèm nói chuyện với con người khó ưa đó làm gì cho mệt. Xí!

Bọn tôi ăn hết bánh trong đĩa rồi về. Lúc đi ngang qua bàn anh Vân, tôi không thèm quay lại chào. Anh ấy nói với theo:

- Về hả Vy?

Tôi không thèm trả lời mà bỏ đi thẳng. Nhỏ Quyên chua ngoa quay lại "hứ" một tiếng. Rồi lót tót theo bọn tôi. Nó cười hí hí:

- Ổng có vẻ quê với bà lắm. Cái mặt nghệch ra thấy ghét, cho đáng đời.

Trúc đập vô vai nó một cái:

- Chọc ghẹo người ta là chi không biết.

- Ai biểu ổng khiêu chiến với con Vy trước.

- Ổng không khiêu chiến với con Vy mà chỉ mắng xéo chị Thục, hiểu không?

- Mắng ai cũng là mắng.

Nhỏ Quyên nói có phần đúng. Mắng ai cũng là mắng. Tại vì chị Thục với tôi là chị em mà.

Trước đây chị Thục kênh kiệu quá, bị nhiều người ghét. Bây giờ chắc họ hả hê rồi. Chị Thục mà biết chắc sẽ buồn ghê gớm. Tôi sẽ không kể chuyện này với chị ấy đâu. Chị ấy mà biết thì chỉ buồn thêm thôi.

CHƯƠNG 9

H

ôm sau tôi vào bệnh viện thăm chị Thục. Giờ này trưa nên không có ai. Chị Thục nằm ngủa, mắt cứ nhìn lên trần nhà, mặt vẫn buồn rười rượi. Thấy tôi, chị ấy chỉ nói một câu ngắn ngủn:

- Vy ngồi chơi.

Tôi kéo ghế ngồi cạnh giường chị.

- Hôm nay chị thấy khoẻ không?

- Đỡ rồi.

- Bác sĩ bảo chừng nào chị xuất viện?

- Chắc ngày mai.

- Vậy hả?

Thế rồi tôi va chị ấy đều im lặng, chẳng biết chuyện gì để nói. Trước đây hai chị em cũng không hề nói chuyện thâm mật rồi. Bây giờ mà kiếm chuyện nói thì có vẻ ngượng quá, nên tôi cũng làm thinh.

Một lát sau, tôi lên tiếng:

- Chị ăn gì không, em lấy cho.

- Thôi.

Thấy chị ấy nhắm mắt ngủ, có lẽ là không thích nói chuyện với tôi, không thích tôi vô thăm. Tôi ngồi chờ mà bụng cứ phân vân, không biết nên về hay nên ở. Người ta không ưa mình mà ngồi hoài thì kỳ. Nhưng mới vô đã về thì còn kỳ hơn.

Chị Thục chợt lên tiếng, nhưng vẫn không mở mắt:

- Có trái cây trong tủ, ăn đi cho khoẻ.

Tôi hớn hở hẳn lên. Như vậy có nghĩa là chị Thục không muốn đuổi tôi về. Tôi hồ hởi:

- Em không ăn đâu, để em gọt lê cho chị ăn nghe.

- Thôi, chị không ăn. Vy không thích trái cây thì uống sữa đi. Con gái uống sữa yaourt tốt lắm.

Chìu chị ấy, tôi bèn đến mở tủ lạnh, lấy hộp sữa, cầm ống hút đút vào, hút một hơi. Chị Thục lại lên tiếng:

- Ngon không?

- Dạ ngon.

- Lát nữa lấy vài hộp về để cho mấy đứa nhỏ uống cho nó mừng.

Tôi ngạc nhiên nhìn chị Thục. Lần đầu tiên chị ấy nói chuyện dịu dàng với tôi, mà lại còn quan tâm đến bọn nhóc nhà tôi nữa. Tôi cảm động quá, mắt đỏ hoe lên.

- Dạ.

Chị Thục chợt hỏi một câu làm tôi vô cùng ngạc nhiên:

- Hôm qua Vy gặp anh Vân trong quán kem phải không?

- Ủa, sao chị biết?

- Ảnh nói.

Tôi càng ngạc nhiên dữ:

- Ảnh nói ở đâu, ảnh vô đây hả chị?

- Mới vô lúc sáng.

Trời trời! Ông này thật khó ưa, còn ngoan cố tới nỗi vô tận mặt người ta nữa. Chắc tại hôm qua tôi bảo muốn thì tới nói, nên anh ta làm thật. Nhưng mà tôi chỉ nói cho bỏ ghét thôi, chứ đâu phải thật.

Tôi rụt rè:

- Ảnh nói gì với chị vậy?

Chị Thục không trả lời, mà hỏi tiếp:

- Có phải cười nhạo chị không?

- Không có đâu, nhưng mà chị đừng thèm để ý.

- Chị biết rồi, Vy nói đại đi, đừng sợ chị buồn.

Tôi nhất định không nói ra mà chỉ quanh co:

- Ảnh muốn khoe với tụi em là ảnh có bồ mới thôi, bạn em chửi quá trời, nó nói ảnh con trai mà nhỏ mọn.

Chị Thục không nói gì, chỉ cười buồn trông hiền hẳn đi. Trước đây tôi chưa khi nào thấy chị ấy hiền như vậy. Mà tôi nghĩ mai mốt chắc cũng sẽ như thế.

Một lát tự nhiên chị Thục bảo tôi:

- Vy hiền lắm.

Tôi liếm môi ngượng ngượng. Tôi mà hiền gì. Mới hôm qua còn nói chuyện đốp chát với anh Vân. Mà tôi biết trước giờ tính tôi đâu có hiền. Sao chị Thục khen tôi?

Tôi ngồi chơi một lát rồi về. Chị Thục bắt buộc tôi phải mang sữa về cho mấy nhóc tì. Rồi còn dặn bao giờ rảnh thì qua chơi với chị ấy. Chắc lúc này chị ấy cần có bạn lắm.

Hôm nay tôi lên trường. Từ tối qua tôi đã xếp tập vở và quần áo sẵn. Sáng nay tôi nhờ anh Toàn đến đưa đi, nhưng anh Toàn không qua. Chỉ thấy anh Chương đến. Anh dựng xe và hỏi tôi.

- Vy chuẩn bị xong chưa?

- Dạ rồi.

- Dạ khỏi, anh Toàn có hẹn với em.

Anh Chương khoát tay:

- Nhưng đã bàn giao lại cho anh rồi. Không thích anh đưa hả?

- Dạ thích, nhưng em chỉ sợ phiền anh thôi.

Anh Chương nói như dọa:

- Mai mốt không được nói câu đó nghe không. Anh em mà khách sáo như vậy anh không thích đâu.

- Da, anh chờ em chút nghe.

Tôi chạy vào nhà thay đồ, khi trở ra thì thấy ba đứa nhóc tỳ ngồi quây lấy anh Chương. Đứa nào cũng chóp chép nhai kẹo. Anh ấy cho chúng nó hộp kẹo trái cây thật to. Giống y như anh Toàn, bao giờ đến chơi với chúng tôi, anh ấy cũng cho chúng tôi kẹo như thế.

Anh Chương đưa tôi lên Thủ Đức. Lần đầu tiên tôi được ra khỏi thành phố và đi xa như thế. Đường vào làng đại học rất vắng lặng, cây cối xanh ngát rất thơ mộng. Tôi lập tức thích cảnh này ngay.

Anh Chương có vẻ rất quen thuộc đường, khiến tôi hết sức ngac nhiên:

- Sao anh biết đường lên đây vậy? Anh có học trên này đâu?

Anh Chương quay lại, giọng bạt đi vì tiếng gió.

- Anh hay lên đây chơi với bạn anh, tụi nó học trên này đông lắm. Mà anh cũng thích ở đây hơn.

- Vậy sao anh không thi vào mấy trường trên này?

Anh Chương nheo mắt cười với tôi và hỏi như trêu tôi:

- Vậy sao Vy không thi vào mấy trường ở dưới cho gần nhà, lên đây chi cho xa?

- Tại em học trường mình thích học chứ để ý chi chuyện xa gần.

- Anh cũng vậy, tại thích học trường Y, để ý chuyện ở đây hay ở dưới.

Tôi nhận ra mình đã nói chuyện ngớ ngẩn bèn cười trừ.

- Ừ nhỉ, em quên. Nhưng em thích ở đây lắm. Vắng lặng, yên tĩnh, cây cối thật thơ mộng.

- Nhưng buồn lắm đó cô bé. Chuẩn bị tinh thần đi. Em không nhớ nhà sao?

- Chắc là phải nhớ chứ, nhớ nhà em và tụi bạn làm sao không nhớ được.

Anh Chương cười cười:

- Sao không nghe Vy nói nhớ anh?

Tôi chợt thấy mặt nóng nóng, nhưng cũng thật tình:

- Em cũng sẽ nhớ anh đấy chứ, chắc chắn là vậy.

Anh Chương lại cười:

- Thôi khỏi, anh không để chuyện đó xảy ra đâu. Mỗi tuần anh sẽ lên đón Vy về thành phố một lần, chịu không?

Tôi buộc miệng:

- Như vậy phiền anh Chương lắm.

- Lại nói câu đó nữa.

- Xin lỗi, em quên.

Anh Chương chợt thắng xe lại, hỏi một chị sinh viên đang đi tới:

- Cô bé cho anh hỏi thăm, đường nào đến học viện hả em?

Cô ta chỉ đường xong rồi tiếp tục đi. Anh Chương rẽ qua con đường khác. Đi thêm một chút nữa thì thấy tấm bảng có dòng chữ chào mừng các tân sinh viên. Đọc mấy chữ đó, tôi thấy vui rộn rã lên. Tôi nghĩ từ đây mình sẽ là một cô sinh viên rồi. Danh từ đó thật mới mẻ như trong mơ.

Anh Chương bảo tôi đứng chờ. Rồi cầm hồ sơ của tôi đi làm thủ tuc. Sau đó anh ấy đưa tôi qua ký túc xá nhận phòng.

Lúc tôi vào thì trong phòng chưa có ai. Anh Chương chống tay lên thành giường nhìn quanh:

- Vy chọn giường nào?

Tôi đi tới, đi lui, suy nghĩ, chọn lựa. Cuối cùng, tôi chọn vị trí gần cửa sổ. Anh Chương bèn cố vấn:

- Ở đây, người ta đi qua lại, dễ nhìn vào, không yên tĩnh đâu.

Tôi bèn đi qua chọn giường khác. Anh ấy lại bàn:

- Vị trí này hay bị làm phiền khi người đi qua lại, sao Vy không chọn một chỗ biệt lập cho dễ học bài.

Tôi che miệng cười:

- Anh Chương có ở ký túc xá đâu mà có kinh nghiệm vậy?

Anh ấy nheo mắt một cái:

- Anh với anh Toàn từng vào ký túc xá ở với bạn rồi.

Tôi ngạc nhiên, tròn mắt:

- Ủa, anh cũng vô nữa sao?

- Có lúc anh Toàn buồn chuyện nhà nên vô chơi, còn anh thì thích ở với bạn cho vui.

- Em nghe người ta nói học Y cực lắm, sao mấy anh có thời giờ mà vui được.

- Cũng tùy lúc chứ. Đâu phải suốt ngày đêm chỉ học.

Tôi bắt đầu tò mò:

- Thế các anh thường chời cái gì cho vui?

- Nhiều hình thức lắm, nhiều khi văn nghệ, nhậu, chơi cờ. Dự sinh nhật rồi ở lại luôn.

Tôi càng tò mò dữ:

- Con trai cũng làm sinh nhật, ngộ quá hé, em tưởng chỉ có con gái mới làm chứ. Tụi con trai lớp em không ai tổ chức cả.

Anh Chương bật cười:

- Ai nói với em con trai không biết làm sinh nhật. Nhưng bạn bè anh cũng ít làm lắm, hầu như không có.

- Vậy anh dự sinh nhật của ai?

- Của mấy cô bạn cùng khóa.

Tôi định hỏi thêm, thì anh Chương trở lại chuyện lúc nãy:

- Sao, Vy chọn giường nào chưa?

Tôi suy nghĩ mãi, cuối cùng chọn chiếc giường ở phía cửa sổ bên kia. Chỗ này khuất và thoáng hơn. Có giường rồi, tôi bắt đầu thấy lo:

- Bây giờ thì làm sao nữa hả anh?

- Chẳng làm sao hết, về, tuần tới lên.

- Nhưng giường đã dành rồi mình về rủi người ta chiếm thì sao?

- Không sao đâu, em chỉ việc để rương lại, khóa vào thành giường là xong.

Rồi anh ấy tự làm lấy mọi thứ. Nhưng tôi vẫn băn khoăn:

- Rủi có ai mở rương thì sao?

Anh Chương cười to:

- Không có đâu, miễn em đừng để vàng trong đó thì thôi.

Tôi vẫn không hiểu và vẫn thấy lo:

- Không, em làm gì có vàng mà để. Chỉ sợ người ta lấy hết tập.

Anh Chương vỗ đầu tôi:

- Thơ ngây quá, anh đùa đó. Mấy cô sinh viên mới không ai dám lục lọi như thế đâu. Mà lấy làm gì sách vở, nếu phải trộm thì họ chỉ lấy cái gì bán được thôi.

Nghe lập luận như vậy, tôi thấy yên tâm hơn. Thế là tôi theo anh Chương về thành phố.

Một tuần sau, chúng tôi trở lên. Lần này thì anh Chương ở lại đóng cho tôi kệ sách và điều làm tôi bất ngờ hơn, là anh ấy cho tôi chiếc cassete mới toanh.

- Cái này làm phương tiện cho Vy lấy bằng C, mà phải xong trong năm thứ nhất đó nhé.

Tôi sung sướng cực kỳ. Không ngờ mình có được chiếc máy cho riêng mình. Từ lâu tôi vẫn ao ước được một máy cassete nhỏ để học Anh văn. Anh Chương đã tạo cho tôi hết niềm vui này đến niềm vui khác. Mừng quá, nhưng tôi vẫn thấy thắc mắc:

- Tại sao phải trong năm thứ nhất hả anh?

- Tại vì năm đầu tương đối rảnh hơn. Mấy năm sau em phảI còn lấy nhiều bằng khác nữa. Bây giờ chỉ là khởi đầu để em phấn đấu thôi.

Tôi bắt đầu tò mò:

- Vậy anh có từng học để lấy nhiều bằng không?

- Có chứ, anh có bằng C Anh văn và Vi tính rồi. Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ đâu.

- Vậy còn gì nữa? Em nghĩ anh học ngành đó thì đâu cần nhiều bằng khác.

Anh Chương chận lại:

- Từ từ em sẽ nhận ra. Nói bây giờ em sẽ bị rối đó. Sao, thấy đói chưa?

- Đói rồi. Nhưng... bộ anh định về hả?

- Không, anh ở lại chơi với Vy, chiều mới về.

Nghe như vậy, tôi thấy yên tâm hơn. Tưởng tượng phải ở lại một mình. Tôi buồn lắm.

Anh Chương đưa tôi vào một quán ăn trưa. Rồi rủ tôi đi dạo chơi dưới những con đường nhỏ có bóg mát. Mãi đến chiều tối, chúng tôi mới trở lại ký túc xá. Thấy tôi buồn, anh an ủi:

- Đừng buồn nghe, tuần sau anh lên.

Rồi anh Chương trở về thành phố. Buổi tối tôi ngồi một mình trên giường. Mấy nhỏ cùng phòng cũng giống như tôi, tên nào cũng buồn thiu.

Hôm sau bắt đầu học. Bận học nên tôi cũng thấy đỡ nhớ nhà và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.

Một tuần sau, đến ngày anh Chương hẹn lên. Sáng chủ nhât, tôi đi ra đi vào nôn nóng. Mãi đến tám giờ mới thấy anh ấy. Nhưng không phải anh đi một mình mà còn có anh Toàn và tụi nhỏ Trúc.

Bốn tên gặp nhau mừng tíu tít. Làm như cả năm mới gặp không bằng. Anh Chương và anh Toàn đứng nhìn bọn tôi cười. Đợi qua cơn mừng, cả bọn bắt đầu tìm chỗ ngồi chơi.

Nhỏ Quyên vẫn không quên bênh của nó. Vừa ngồi xuống con nhỏ đã trải nilon ra thảm cỏ, rồi bày đồ ăn ra.Tôi ngạc nhiên:

- Làm sao mà mày làm mấy thứ này ở ký túc xá được?

- Tao về nhà hôm thứ bảy để làm đó. Bọn tao bàn nhau hôm tuần trước rồi, muốn làm mày ngạc nhiên nên không nói đó.

Cái tật nấu nướng vẫn không bỏ, hy vọng là tay nghề của nó đã khá hơn. Bọn tồi đói ngấu nên ăn rất ngon. Một phần là tại nhỏ Quyên đã tiến bộ. Nó làm gà rôti ngon ơi là ngon.

Bọn tôi vừa ăn vừa kể chuyện trường mới của mình. Tên nào cũng tranh nhau kể. Chỉ có nhỏ Quyên hôm nay trông lạ, ít nói hẳn đi, mà lại dịu dàng ra phết. Có chuyện gì xảy ra với nó vậy nhỉ!

Đến chiều, trước lúc chia tay, tôi kéo nhỏ Trúc và Thu Ba ra một chỗ:

- Có chuyện lạ!

- Chuyện gì mà lạ?

- Hôm nay con nhỏ Quyên rất yểu điệu thục nữ. Nó làm sao vậy?

Hai đứa nó chợt cười phá lên:

- Làm sao là làm sao, sắp làm chị dâu của mày chứ còn làm sao nữa?

- Cái gì, nói lại nghe coi.

- Họ phải lòng nhau rồi, sao ngốc thế? - Nhỏ Trúc trịnh trọng.

Tôi như từ trên trời rơi xuống, mặt nghệch ra:

- Trời đất, sao tao không biết?

Thu Ba cười rinh rích:

- Mày mà biết cái gì, lúc này mày chỉ biết có anh Chương thôi.

- Nói bậy, nói bậy.

Tôi quê quá, đấm lên vai nó liên tục. Có nhỏ Trúc nên tôi càng thấy quê hơn. Nó mà nói lại với anh Chương thì tôi có nước mà chui xuống đất. Hoặc bay lên trời, chứ ở đây xấu hổ làm sao chịu nổi.

Nhỏ Thu Ba đùa dai:

- Nói tầm bậy tầm bạ, trúc tùm lum tùm la, hả!

- Con khỉ, mày mà nói bậy nữa, tao cắt mũi. - Tôi gắt nhỏ.

Không ngờ câu nói đó tôi lại tạo điều kiện cho con nhỏ đùa dai hơn. Nó nói tới:

- Phải rồi, ỷ anh Chương là bác sĩ nên muốn cắt mũi ai thì cắt, cắt rồi có bác sĩ chăm sóc đến người ta, lo gì.

Quê quá, tôi quay ra cửa cầu cứu nhỏ Trúc:

- Mày coi tụi nó nói bậy kìa Trúc.

Con nhỏ cười tủm tỉm:

- Đúng chứ bậy gì.

Tới phiên nó nữa... Tôi nguây nguẩy bỏ đi.

- Mấy con nhỏ vô duyên, không thèm nói chuyện nữa.

Nhỏ Trúc kêu lại:

- Ê, ê, đừng giận, chị dâu.

Rồi hai đứa nó cười ngặt ngoẻo. Anh Chương và anh Toàn quay lại tò mò:

- Chuyện gì vậy?

Thu Ba vội stop:

- Dạ, đâu có gì đâu, tụii em nói chuyện chơi thôi.

Hú hồn hú vía! May mà nó ngừng lại đúng lúc. Chứ nếu không... chắc tôi phải trở về ký túc xá bằng đường hầm.

Tôi và nhỏ Quyên tiễn mọi người ra đường lớn. Tôi đi phía sau với nhỏ Thu Ba:

- Mày nói nghiêm chỉnh lại nghe. Sao mày nghĩ... anh Toàn với nhỏ Quyên... thích nhau.

- Không phải nghĩ, mà thấy. Lúc sáng đi, ảnh chở nó, nhìn hai người lạ lắm.

- Họ để ý nhau từ lúc nào nhỉ, tao có biết gì đâu.

Con nhỏ lại phát ra một câu thấy ghét:

- Tao đã nói rồi, ngoài anh Chương ra, mày còn biết tới ai nữa đâu.

Mặc cho tôi liếc nó muốn rớt con mắt, con nhỏ cười tỉnh bơ, đi nhanh lên phía trước.

Chúng tôi chia tay nhau khi buổi chiều chuyển sang tối. Nắng đã tắt hẳn. Chiều ở đây rất buồn. May mà còn nhỏ Quyên ở đây, nếu không tôi sẽ càng buồn hơn.

Rồi tôi và nhỏ Quyên cũng chia tay. Trên đường về ký túc xá, tôi ngẫm nghĩ chuyện tụi nó nói lúc nãy. Bỗng nhiên thấy xấu hổ quá chừng!

CHƯƠNG 10

T

ối nay nhà anh Chương tổ chứa họp mặt chia tay. Ngày mai anh ấy lên máy bay sang Pháp du học. Buổi tiệc không có ai nhiều ngoài nhóm bọn tôi và vài người bạn thân của anh ấy. Anh Toàn tất nhiên cũng phải có mặt.

Buổi chiều, tôi, Quyên, và Thu Ba đến sớm để phụ nhỏ Trúc nấu nướng. Ba mẹ nó để mặc cho bọn tôi được tự do. Chủ nhật tuần trước bốn đứa đã họ; bàn để lên thực đơn. Hôm nay chỉ có việc đi chợ mà thôi. Dĩ nhiên nhỏ Quyên đóng vai bếp trưởng, ba đứa tôi là những phụ tá đắt lực.

Bọn tôi ở trong lớp suốt ngày. Nói đủ thức chuyện mặc dù không còn học chung. Nhưng vẫn có vô số chuyện để trút với nhau. Thỉnh thoảng nhỏ Thu Ba nói bóng gió.

- Anh Chương đi rồi, ai buồn nhất nhỉ?

Tôi làm thinh như không nghe. Nhỏ Quyên nhanh miệng:

- Chắc chắn không phải là tao.

Thu Ba vẫn nói tới bến:

- Vậy chắc con Trúc.

Tôi tỉnh bơ:

- Dĩ nhiên rồi, anh người ta đi, người ta không buồn sao được.

Con nhỏ cười tinh quái:

- Phải không đó?

Tôi tảng lờ, làm bộ không hiểu. Nhưng mỗi lần nghe tụi nó nhắc là tôi buồn kinh khủng. Biết anh Chương đi rồi sẽ về, nhưng từ đây không có ai lên trường thăm tôi mỗi chiều thứ bảy. Hoặc đến đón tôi về thành phố thăm nhà. Dĩ nhiên là có anh Toàn, nhưng tôi không thấy vui bằng có anh Chương.

Nhưng tôi không muốn nghĩ đến chuyện đó vội. Tối nay vui ơi là vui. Bọn tôi uống cả bia. Sau đó hát karaoke đến khuya.

Khi buổi tiệc kết thúc, anh Chương đưa tôi về. Lúc chia tay ở đầu hẻm, anh ấy chợt giữ tôi lại:

- Tôi nay anh muốn nói một chuyện quan trọng với Vy.

- Dạ.

- Vy có biết đi như vầy anh sẽ nhớ ai nhiều nhất không?

Tôi chưa kịp trả lời thì anh nói luôn:

- Nhớ Vy đó.

Tôi biết như vậy lắm, cả tôi cũng muốn nói ngược lại. Nhưng không dám. Mà anh Chương cũng không cần tôi nói. Mặt anh ấy có vẻ buồn:

- Vy hứa với anh điều này không?

- Anh nói đi.

- Vy chờ anh về và đừng quen với ai.

Tôi gật đầu ngoan ngoãn:

- Dạ, em hứa. Mà em cũng không có thời giờ để đi chơi đâu. Em cũng ráng học như anh để xin học bổng đi du học.

- Anh rất thích Vy nói như vậy. Sẽ cực lắm, nhưng em cố gắng nghe.

- Dạ.

- Mai đừng đi tiễn anh nghe.

Tôi lo lắng:

- Sao vậy, bộ anh không thích có mặt em hả?

Anh Chương bật cười:

- Không phải, anh chỉ sợ có Vy, anh lên máy bay không nổi.

Tôi buột miệng:

- Em ở lại cũng buồn lắm.

Nói xong, tôi ngượng quá, chạy nhanh vào hẻm. Đến nửa đường quay lại thì thấy anh Chương vẫn đứng nhìn theo.

Hôm sau mọi người đi tiễn anh Chương rất đông. Khi anh ấy lên máy bay rồi, tôi theo mọi người ra về. Chưa bao giờ tôi buồn như hôm nay.

Nhỏ Quyên nhìn vẻ mặt ỉu xìu của tôi, nó huých tay nhỏ Trúc chỉ tôi, và cười hinh híc:

- Xem cái mặt nó kìa Trúc. Vậy mà nó bảo là không buồn. Lộ tẩy rồi nhé.

Tôi vớt vát:

- Tao có buồn gì đâu.

- Không buồn mà mắt mũi đỏ hoe, buồn thì nói đại cho rồi, giấu sao được mà giấu, làm như tụi tao không biết vậy.

Nhỏ Trúc đập vai nó một cái:

- Đã biết người ta vậy còn chọc, mày lo mày kìa.

- Chà, chị em bênh nhau dữ he.

Nhỏ Trúc chĩa lại ngay:

- Vậy nó không chị em với mày sao?

Quyên làm thinh, có vẻ ngượng. Tôi biết tỏng chuyện nó với anh Toàn rồi. Mới học xong năm thứ nhất mà đã có bồ. Làm như đẹp lắm vậy. Trong khi tôi với anh Chương tình cảm chỉ mới mở ngỏ. Tôi không chọc nó thì thôi, còn bày đặt chọc lại. Rõ là không biết xấu hổ.

Bọn tôi ra khỏi sân bay và kéo nhau đi uống cà phê. Sau đó anh Toàn và nhỏ Quyên tách nhau ra đi thăm bạn của anh Toàn.

Tôi đi chơi với nhỏ Trúc một vòng rồi ghé thăm chị Thục. Mấy tháng nay ít về thành phố nên không gặp chị ấy. Lúc này bác Hai mở cho chị Thục một shop thời trang. Có công việc chị ấy đỡ buồn hơn, chứ không buồn bã suốt ngày như trước kia.

Khi tôi ghé thì chị Thục đang ngồi một mình sau quầy. Thấy tôi, chị ấy mỉm cười:

- Về lúc nào vậy?

- Em về tối hôm qua. Chiều nay em lên trường.

- Lúc này học vui không?

- Học cực lắm, em không đi đâu chơi cả.

Chị Thục gọi quán nước đem qua cho tôi một ly cam vắt.

Hai chị em nói đủ thứ chuyện. Đang nói thì chị My về. Tôi cười với chị My nhưng chị ấy ngoảnh mặt đi chỗ khác không thèm nhìn tôi. Tôi cũng hơi quê nên làm thinh.

Thấy vậy chị Thục cười:

- Kệ nó, đừng để ý.

- Dạ.

Sau này tôi với chị Thục rất quý nhau. Nhưng với chị My thì không cách gì tôi thân cho được. Bây giờ chị ấy đã có bồ mới. Nhưng vẫn còn thích anh Chương và ghét tôi. Chị ấy nói với mấy cô rằng, tôi cố tình cua anh Chương, khiến tôi rất khổ sở.

Sẵn hôm nay, tôi quyết định giải thích với chị Thục.

- Em biết mọi người cứ nghĩ em phá chị My. Nhưng em không cố ý vậy.

- Chà, chị em bênh nhau dữ hé.

Nhỏ Trúc chỉa lại ngay:

- Vậy nó không chị em với mày sao?

Quyên làm thinh, có vẻ ngượng. Tôi nhìn nó cười cười. Tôi biết trỏng chuyện nó với anh Toàn rồi. Mới học xong năm thứ nhất mà đã có bồ. Làm như đẹp lắm vậy. Trong khi tôi và anh Chương tình cảm chỉ mới mở ngỏ. Tôi không chọc nó thì thôi, còn bày đặt chọc lại. Rõ là không biết xấu hô?

Bọn tôi ra khỏi sân bay và kéo nhau đi uống cà phê. Sau đó anh Toàn và nhỏ Quyên tách nhau ra đi thăm bạn của anh Toàn.

Tôi đi chơi với nhỏ truóc một vòng rồi ghé thăm chị Thục. Mấy tháng nay ít về thành phố nên không gặp chị ấy. Lúc này bác Hai mở cho chịThục một shop thời trang. Có công việc, chị ấy đỡ buồn hơn, chứ không buồn bã suốt ngày như trước kia. Khi tôi ghé thì chị Thục đang ngồi một mình sau quầy. Thấy tôi, chị ấy mỉm cười:

- Về lúc nào vậy?

- Em về tối hôm qua. Chiều nay em lên trường.

- Lúc này học vui không?

- Học cực lắm, em không đi chơi đâu ca?

Chị Thục gọi quán nước đem qua cho tôi một ly cam vắt

Hai chị em nói đủ thứ chuyện. Đang nói thì chị My về. Tôi cười với chị My nhưng chị ấy ngoảnh mặt đi chỗ khác không thèm nhìn tôi. Tôi cũng hơi quê nên làm thinh.

Thấy vậy, chị Thục cười:

- Kệ nó, đừng để ý

- Da.

Sau này tôi với chị Thục rất quý nhau. Nhưng với chị My thì không cách gì tôi thân cho được. Bây giờ chị ấy đã có bồ mới. Nhưng vẫn còn thích anh Chương và ghét tôi. Chị ấy nói với mấy cô rằng tôi cố tình cua anh Chương, khiến tôi rất khổ sơ?

Sẵn hôm nay tôi quyết định giải thích với chị Thục

- Em biết mọi người cứ nghĩ em phá chị My. Nhưng em không cố ý vậy đâu, sau này em mới thích, còn lúc đó thì không, em bận học nên không nghĩ xa xôi gì hết. chị nói với chị My giùm em đi.

- Đừng lo nhỏ, chuyện đó anh Toàn nói rồi và đã giải thích cho mấy cô rồi.

- Thế sao chị My còn ghét em? - Tôi nói một cách ấm ức

Chị Thục cười xoà:

- Tính nó hơi khó chịu, luôn có thành kiến, đừng để ý nữa nho?

Rồi chị Thục đứng dậy đi ra khỏi quầy và chị đến góc tủ lấy ra một bộ đồ, ướm thử lên người tôi:

- Mặc xem có vừa không, chị cho Vy đó.Con gái lớn rồi, lại là sinh viên nữa phải mặc đồ như học sinh, không ra dáng chút nào.

Tôi cười gượng:

- Em không biết cách mặc đồ đẹp, em quê lắm, mấy đứa bạn cùng phòng em cũng vậy, tối ngày đi học chứ không để ý gì hết

- Nhưng khi đi chơi cũng phải diện một chút chứ

Tôi nghe lời chị Thục, bước vào phòng thử. Một lúc sau tôi ngượng nghịu đi ra. Chị Thục trầm trồ:

- Đẹp lắm, dáng Vy cao, mặc bộ này trông sang lắm. Khoan, còn nữa.

Chị Thục mở tủ lấy ra một đồ cài áo hình hoa hồng, cài lên ngực áo tôi, rồi đeo vào tai và cổ tôi bộ đồ nữ trang có gắn hột đá, chị ấy đứng lui ra sau, tặc lưỡi:

- Vy mà lên đồ thì cũng đẹp như ai, thi hoa hậu được đấy

Tôi chu miệng cười, chị Thục trợn mắt:

- Bộ chị nói chơi sao, tại Vy không biết khai thác tiềm năng của mình thôi. Thi cái đó cũng đâu có gì là ghê gớm.

- Nếu có dễ thì con gái Sài Gòn một nửa là hoa hậu hết rồi.

- Đâu phải chỉ có thi ngoại hình không đâu, còn kiến thức và ứng xử nữa. Vy học giỏi như vậy, không lo kiến thức.Còn ứng xử thì cũng không sợ, thông minh như Vy thì sợ gì.

- Bộ chị nói thật hả?

- Thật chứ, hôm nay chị mới nghĩ ra, Vy đi thi, chị sẽ cho tiền đóng học phí.

Tôi ngơ ngác:

- Bộ thi hoa hậu cũng phải học nữa hả chị?

Chị Thục đập vai tôi một cái:

- Dĩ nhiên là phải học cách đi đứng đàng hoàng, đâu phải tự nhiên là đi thi đâu.

- Học bài ở trường em còn không có thời giờ, lấy đâu ra giờ mà học cái đó, em không quen đâu.

- Con nhỏ này không biết gì hết, không đoạt giải hoa hậu, chỉ cần đoạt Á hậu thôi cũng được thưởng rồi. Rồi còn có tiếng, tha hồ được săn đón.

Không hiểu sao, hôm nay chị Thục nhiệt tình quá. Nhưng tôi vẫn cương quyết lắc đầu.

- Thôi, em không hợp với mấy chuyện đó đâu, em thích tiến thân bằng chuyện học hơn

- Thi hoa hậu cũng là cách tiến thân vậy, nghe lời chị đi, thiếu gì sinh viên đi thi. mình bỏ công sức học mòn mỏi, ra trường chưa chắc nổi danh. Thử thời vận xem, Vy là hoa hậu, dòng họ mình cũng được tiếng.

Tôi cười khúc khích

- Vậy sao chị không bảo chị My đi thi, chị ấy cũng đẹp vậy

- Con nhỏ đó mà thi ứng xử chắc rớt cái bịch. Chị nhắm ai có khả năng mới xúi chứ bộ. Từ từ chị mới phát hiện Vy có nhiều tài, không khai thác thì uổng.

Thấy tôi không nói gì, chị ấy càng hăng hái thuyết phục:

- Chị muốn tốt cho Vy nên mới khuyên. Nghe lời chị đi mà.

Lúc đó anh Toàn về tới. Chị Thục liền quay ra nói ngay:

- Anh Toàn, em bảo con nhỏ Vy đi thi hoa hậu mà nó nhát quá. Báo Tiền phong đang mở cuộc thi đó.Anh nói cho nó tham gia đi.

Anh Toàn trợn mắt ngạc nhiên rồi xua tay lia lịa:

- Sao kiếm đâu ra tư tưởng kỳ cục vậy, dẹp ngay đi nghe. Không có xúi ra xúi vô, để cho nó học nghe.

- Anh để ý mà xem, em mới phát hiện ra nó có khả năng đó. Ngoại hình có nè, đầu óc nó cũng thông minh hoạt bát. Không khai thác uổng lắm.

Anh Toàn vẫn khăng khăng:

- Nó có khả năng thì để sử dụng vô lĩnh vực khác, chạy theo mấy thứ phù phiến đó làm gì bền.

Anh Toàn vô nhà rồi, chị Thục thở khì ra:

- Mấy người này lạc hậu quá, thôi không bàn chuyện đó nữa

Chị ấy còn cố vớt vát thêm:

- Nhưng mà Vy suy nghĩ lại đi, cần gì chị giúp cho, cứ thử xem sao, không được thì thôi, đâu có mất bao nhiêu.

- Vậy sao chị không đi thi. Chị cũng còn đủ tuổi vậy - Tôi chọc

- Già cả rồi, chuyện đó là của con nít, bon chen làm gì.

Tôi lần lượt tháo mấy thứ trang sức ra. Rồi thay đồ, chị Thục xếp bộ đồ lại, bỏ vô gio?

- Giữ bộ này đi, tháng sau đám cưới con cô Tư cũng có đồ mà mặc. Phải biết diện lên một chút nhóc ạ.

Tôi vội lắc đầu từ chối. Tôi chẳng thích mấy thứ model lắm. Từ đó tới giờ tôi vốn giản dị, tự nhiên. Bây giờ khác đi, ngượng lắm

Nhưng chị Thục cứ nhất định bắt tôi phải nhận. Chẳng những thế mà chị ấy còn cho tôi bộ trang sức thật đẹp. Chị ấy nói thế này:

- Bây giờ Vy khác trước rồi, tương lai hứa hẹn ngon lành cũng phải thay đổi bề ngoài chứ, phải không?

- Thôi chị ạ, em còn đi học, thay đổi quá, bạn em cười chết

Chị Thục nhéo mũi tôi một cái:

- Nhỏ này lạc hậu quá, nhưng chị cũng thích như vậy.

Tôi ở lại chơi với chị Thục một lát rồi về. Hôm sau tôi lên trường với nhỏ Quyên. Khi tôi kể cho nó nghe chuyện chị Thục bảo tôi đi thi hoa hậu, con nhỏ không phản đối như anh Toàn mà nói tỉnh bơ:

- Mày có nhiều tiêu chuẩn làm hoa hậu lắm. Nhưng thôi, cái đó không hợp với mày đâu.

Không hiểu nghĩ thế nào, nó nhăn mặt:

- Bà Thục này tào lao quá, gieo vào óc con nít toàn chuyện phù phiếm.

- Chị ấy còn cho tao bộ đồ model lắm, nhưng tao không mặc đâu, mày mặc đi.

Nhỏ Quyên nói như nhận xét:

- Sau này bả có vẻ quan tâm tới mày quá nhỉ, chị em thân mật ghê

- Ừ

- Theo mày thì tại sao?

Không đợi tôi trả lời, nó nói luôn:
- Bả thấy mày vươn lên hơn mấy bả nên mới nể đó.
- Có thể. Nhưng làm hoà được với mấy bà chị là tao vui rồi, chứ chị em mà găng nhau hoài thì khổ lắm. Còn chị My nữa
- Cái bà đỏng đảnh đó ghét hay thích kệ bả, đừng thèm để ý. Bây giờ bả không làm gì được mày đâu. Có thóc mách với ba mày thì ông ấy cũng không đánh mày được.
Nó chợt nói qua chuyện khác:
- Ê, nói chuyện này cho nghe, đừng nói lại với anh Toàn nghe.
Tôi tò mò:
- Chuyện gì vậy?
- Mày biết anh Chương dặn anh Toàn cái gì không?
- Dặn gì?
- Bảo là theo dõi mấy chương trình học bổng rồi chỉ cách cho mày xin đi du học. Ảnh còn nói mày khờ khạo nữa, ngoài chuyện học, chẳng biết cái gì hết.
Tôi nghi ngờ:
- Là Ảnh hay mày nói đó, đừng mượn cớ để chửi khéo tao nghe.
Con nhỏ cười xoà:
- Xí, đa nghi như Tào Tháo, ai thèm chửi xéo mày. Cái đó là ảnh nói chứ bộ. Còn tao nếu cần thì chửi thẳng, hơi đâu xiên xéo, mày không hiểu mất công.
Tôi nhéo nó một cái:
- Ít ra thì tao cũng hiếu được lúc này mày gián tiếp bảo tao ngốc.
Con nhỏ ẹo người la lớn:
- Nhột, muốn chết hả, té bây giờ.
Chiếc xe bị lạng một cái làm tôi hết hồn, ngồi im, còn nó thì tỉnh bơ, nói tiếp:
- Ảnh còn nói với anh Toàn một chuyện nữa.
- Chuyện gì?
- Hihi... chuyện tức cười lắm.
Tôi tò mò quá hỏi tới:
- Cái gì vậy, nói đi.
Con nhỏ không chịu nói, cứ cười hí hí. Tức mình quá tôi doa.:
- Muốn nhéo nữa không?
Nó la lên:
- Ảnh nói với anh Toàn canh me một học bổng của Pháp để mày qua bển thì ảnh có điều kiện lo. Vừa ý chưa, hỏi hoài.
Thấy tôi không nói gì, nó bỡn cợt:
- Sao, cảm động quá không nói được hả, có định khóc không, tao cho mượn khăn.
Tôi gắt:
- Con khỉ, ở đó mà giỡn
- Chẳng lẽ khóc rồi bảo chia buồn với mày.
Nói xong nó cười rinh rích như chuột. Tôi cũng cười theo. Lòng tôi vừa cảm đông, vừa nôn nao khó tả. Từ đó tới giờ tôi chưa bao giờ dám mơ tới tiếng được đi du học. Vì nó có vẻ quá xa vời. Nhưng bây giờ anh Chương đã khơi cho tôi một hy vọng về nó.
Tôi đã cố gắng hết mình để vào đại học. Vậy thì tại sao không ráng hơn để ra nước ngoài. Phải dám mơ ước và biến nó thành sự thật chứ.
CHƯƠNG KẾT
H
à Nội tháng tám nóng như đổ lửa. Hơn cả thành phố. Tôi đứng sắp hàng ở phòng vé, chỗ làm thủ tục mà cảm thấy choáng váng với cái nóng. Và tôi dùng khăn quạt lia lịa.
Đây là lần đầu tiên tôi ra đây, không phải để chơi mà để hoàn tất hồ sơ đi du học. Tôi đã trải qua những cuộc phỏng vấn và thi tuyển rất gắt gao. Cuối cùng lọt vào danh sách mời sinh viên được học bổng du học sang Pháp. Bây giờ đứng đây chờ chuyến bay về thành phố, tôi nghĩ lại những ngày gần đây căng thẳng hồi hộp ấy, mà vẫn còn ngỡ ngàng vì mình đã đạt được điều mơ ước.
Khi máy bay đáp xuống Tân Sơn Nhất thì trời đã chiều. Tôi khoác balô sau vai, vừa đi vừa ngóng cổ tìm nhỏ Trúc. và tôi vô cùng ngạc nhiên khi có đến mười mấy tên cùng lớp đứng chờ bên kia.
Thấy tôi đi ra, thằng Tân giơ tay ra hiệu:
- Ê, Vy, bên đây nè.
Tôi chạy ào về phía bọn nó. Mỗi tên một câu hỏi làm tôi trả lời không kịp.
- Sao, xong hết chưa, có biết tháng mấy đi không?
- Ra đó biết đường đi không, có gặp trở ngại gì không?
- Tụi tao lo cho mày quá trời, sợ mày đi lạc
- Thôi đừng có hỏi nữa, để cho nó thở với. - Nhỏ Kiều chợt la lên.
Tôi mừng quá, cười tít mắt:
- Có gì đâu mà mệt. Nhưng sao tụi mày tập hợp được đông vậy, thấy tụi mày tao mừng quá trời.
- Tụi tao đâu có biết mày được học bổng, tới chừng gặp con Trúc mới biết. Thế là đứa này cho đứa kia hay rồi đi đón luôn.
Tên Tân xoa tay, quẹt tay lau vào áo, rồi chìa ra nắm tay tôi lắc lắc, điệu bộ y hệt ngày ở trường phổ thông:
- Cho bắt tay với người đi du học cái coi.
Bọn nó phì cười. Tôi đấm lên vai hắn một cái:
- Đồ quỷ, làm trò gì vậy. Lâu ngày không gặp, thấy ông vẫn loi choi như con khỉ.
Chợt nhớ ra, tôi kéo nó lại:
- Ê, có bồ rồi phải không, khai ra đi.
Hắn gãi đầu cười hề hề:
- Bồ bịch gì không biết.
Nhỏ Kiều la oang oang:
- Đừng có giấu, tui khai hết bây giờ! Ê tụi mày biết không, bồ nó học sau nó một khoá, nhỏ xíu à, y hệt cô bé tí hon.
- Nhỏ dữ vậy ha?
Tên Tân cự lại nhỏ Kiều:
- Bà này nói quá, nhỏ đâu mà nhỏ, hơi thấp một chút chứ nhỏ gì.
- Phải nói là chiều cao hoi bị khiêm tốn.
Kiêu tiếp tục khai một cách khoái chí:
- Mỗi lần gặp nó đi trong trường thấy tức cười dễ sợ, y như cây tre đi với dương xỉ.
Bọn tôi ngoác miệng mà cười, còn Tân thì có vẻ quê, nó bắt đầu phản công.
- Còn ông bồ của bà thì trắng trẻo y như dân Châu Phi. Mỗi lần ổng vô lớp tìm bà là tui tưởng kem Hynos xuất hiện.
Thế là nguyên đám quay qua chọc nhỏ Kiều. Bọn nó bắt đầu khai ra bồ đứa này đứa kia để chọc nhau. Cuối cùng bọn nó chĩa vào tôi:
- Ê, tao nghe nói con Vy sẽ làm chị dâu con Trúc, có không Trúc?
Nhỏ Trúc chưa kịp trả lời thì Thu Ba đã nói lớn:
- Hai người xứng đôi lắm nghe, ảnh đẹp trai cực kỳ, phải tội là hơi giống ông cụ.
Quyên nói thêm:
- Còn nhỏ Vy thì hơi giống bà cụ. Hai người này gặp nhau sẽ cho ra một đám con... con gì hay mắc cỡ trốn người ta, mà hiền khô ấy, con gì nhỉ?
- Con cù lần.
- Ừ, đúng rồi, cù lần, một bầy cù lần xinh xắn, lúc nhúc.
Nhỏ Trúc chỉa lại ngay:
- Còn mày với anh Toàn sẽ cho ra một đám chuối cau, trái nào trái nấy mẳn mẳn như nắm tay vầy nè.
Vừa nói nó vừa nắm tay minh hoa.. Bọn tôi cười ré lên khi hình dung mấy trái chuối lí nhí của nó. Nhỏ Quyên cũng cười khì:
- Công nhận chị em nó bênh nhau dễ sợ, ai nói cho lại.
Thu Ba hắng giọng:
- Bộ mày với con Vy không phải là chị em sao?
Nhỏ Quyên đuối lý cười trừ. rồi nó cũng giải vây cho mình:
- Mấy người này lạ chưa, bạn cũ lâu ngày gặp nhau mà cứ chĩa nhau hoài.
Nó ngưng lại hắng giọng:
- Chuyện thiết thực nhất bây giờ là phải... ăn một cái gì đó, các đồng chí có đồng ý không?
- Đồng ý hết mình.
- Hihihi... một người có tâm hồn ăn uống tràn đầy, không thay đổi với thời gian.
Tự nhiên bọn nó chỉa vào tôi:
- Hôm nay mày là nhân vật chính, mày muốn đi đâu Vy?
- Sao tự nhiên hỏi tao, tao có biết chỗ nào đâu. Ai đi đâu thì tao theo đó.
Nhỏ Kiều lắc đầu:
- Không được, tụi tao đón mày, mày phải quyết định chứ.
Thấy bọn nó cứ đùn đẩy cho tôi, tôi bèn có ý kiến.
- Thể theo lời yêu cầu của con Quyên, tao đề nghị mình đi ăn kem. Trúng ý mày không Quyên?
- Bạn bè hiểy ý nhau quá, hì hì..
Thế là cả bọn kéo nhau vào quán kem. Vẫn vui vẻ y như hồi chúng tôi còn học phổ thông. Nhưng tôi chỉ chơi được một lát rồi về, vì sợ Ở nhà chờ.
Khi tôi về nhà, cả nhà quấn quít bên tôi hỏi đủ thứ chuyện. Buổi chiều ba bảo chị Tơ làm thêm cho tôi món cá chưng tương mà tôi rất thích ăn. Ba bảo mai mốt sống ở nước ngoài, muốn an những món này không có. Còn mẹ thì bảo sẽ mua bánh phồng cho tôi mang theo.
Tôi được ở nhà vài ngày để chuẩn bị. Từ lúc vào đại học đến giờ, tôi rất ý sống ở nhà. Những ngày này tôi cố gắng phụ hết công việc cho chị Tơ. Sau này ba tôi không say sưa và ít la mắng chị em tôi hơn. Trong nhà như thay đổi sinh khí. Chị Tơ bảo tôi là niềm hy vọng của cha mẹ. Thấy gia đình tôi sẽ có tương lai nên không còn thất chí nữa.
Tối nay cả nhà đã ngủ, làm xong công việc, tôi và chị Tơ ra sân ngồi ngắm trăng. Sân nhà tôi có cây trứng cá mới lớn, nhưng tàn của nó cũng xoè rộng cả sân. Trăng lọt qua khe lá, lung ling dưới mặt đất trông vô cùng hiền hòa.
Chị Tơ nói khẽ khàng:
- Trăng đẹp quá hé.
- Trên trường em, mỗi lần có trăng là đẹp không tả được.
Chị Tơ có vẻ háo hức muốn biết:
- Nó ra làm sao, tả thử cho chị nghe.
- Chị tưởng tượng nhé, cả một vùng đồi xanh ngát, có rất nhiều cây cao. Ban ngày thì mát, ban đêm có trăng thì sáng bạc, yên tĩnh lắm. Em mà văn chương một chút, em tả cho chị nghe.
- Không, nói như vậy chị cũng tưởng tượng được rồi. Sướng thật, ở trên đó chắc thơ mộng lắm.
- Nếu chị học đại học, thì bây giờ chị đã ra trường rồi nhỉ.
Chị Tơ đưa tay lau mắt rồi thở dài:
- Đi làm tay chân sạch sẽ, người sẽ lịch sự chứ không đầu tóc rối như thế này.
- Chị Ơi, chị còn muốn vồ đại học nữa không?
- Còn chứ. Đêm nào chị cũng ngồi coi lại bài, mấy bài tập trong sách, chị giải dẽ dàng lắm.
Tôi mơ màng về tương lai của chị Tơ, nó cũng xán lạn như tương lai tôi và tôi vẽ vời:
- Chị ráng thi đậu thủ khoa, rồi sẽ được tuyển thẳng vào trường em học, rồi sau đó xin học bổng đi học nước ngoài, nhà mình sẽ được hai người du hoc, thích chị nhé.
- Ừ
- Rồi tụi nhỏ lớn lên mình cũng sẽ chỉ nó làm như vậy. Nó sẽ tránh được cái khổ của mình.
Chị Tơ giật mình:
- Khuya rồi nhỏ, đi ngủ để mai dậy làm công chuyện.
Tôi đi theo chị vào nhà, chui vào giường. Trời nóng nực nhưng chị ấy vẫn ngủ ngon lành.Cả ngày quần quật với việc nhà, không mệt sao được. Thương chị tôi quá!
Thế là đã đến ngày tôi đi. Ba mẹ cho phép tôi làm một buổi tiệc nhỏ để chia tay với bạn bè. Chúng nó rất đông. Nhà tôi chật nên không đủ chỗ, phải ngồi cả ngoài sân. Chúng tôi chỉ có bánh kẹo, nhưng vui và náo nhiệt vô cùng.
Khi bạn bè tôi về xong thì có chiếc xe hơi đậu lại trước nhà tôi, rồi bác Hai và mấy cô đi vào nhà. Ba mẹ và chị em tôi ngạc nhiên lắm. Vì trước giờ họ rất ít như thế.
Mẹ tôi bảo chị Tơ đi pha trà mời mấy cô. Tôi đi ra nhà sau phụ. Tôi nghe tiếng cô Tư ở nhà trước. Cô ấy hỏi mẹ tôi:
- Con Vy đâu rồi mợ?
- Nó ra sau nhà nấu nước chị ạ.
Cô Tư gọi lớn:
- Vy lên đây đi con.
Tôi chạy lên nhà trước. Cô Tư kéo tôi ngồi xuống bên cạnh:
- Bác Hai với mấy cô qua thăm con đây, mai con đi rồi phải không?
- Dạ.
- Chuẩn bị đồ đạc xong chưa con?
- Dạ, xong rồi.
Chị Thục ngồi bên cạnh bác Hai, nghiêng đầu qua:
- Ngày mai Vy mặc đồ gì đi vậy? Đưa chị xem
- Em mặc áo sơ mi bình thường. Mẹ mới may cho em.
- Đâu đưa chị coi.
Rồi chị ấy kéo tôi vô phòng, nhất định phải xem cho được bộ đồ của tôi. Chị ấy bắt tôi mặc thử rồi lắc đầu:
- Đơn giản quá, không được. Ra nước ngoài chứ đâu phải là đi chơi với bạn. Phải diện lên chứ.
Chị Thục trở ra ngoài lấy vào một bộ đồ bắt tôi thay rồi trầm trồ:
- Mặc thế này có phải lịch sự hơn không? Mai mặc đồ này lên máy bay nghe chưa. Đế thôi là quê lắm.Thôi thay ra đi, móc lên để nhăn à.
Tôi và chị Thục trở ra ngoài, bác Hai gái hỏi chị Thục:
- Sao con, nó mặc có vừa không?
- Đẹp lắm mẹ ạ, vừa khít luôn.
Mẹ tôi có vẻ ngại:
- Chị cho nó đồ làm gì, nó cũng mới may đồ rồi.
Bác Hai khoát tay dễ dãi:
- Cái đó là con Thục cho. Tôi đâu có rành cách ăn mặc con nít thời bây giờ.
Bác Hai quay qua tôi:
- Con đi học xa như vậy, phải có chút gì hộ thân, cái này là bác cho con.
Rồi bác ấy đưa tôi một hộp đựng vàng. Tôi ngại quá vụt quay lại:
- Dạ, thôi, con đâu có biết xài cái này.
- Đừng có ngại, lấy đi con.
Thấy vậy ba tôi bèn lên tiếng:
- Bác Hai cho thì cứ nhận đi con.
Tôi rụt rè cám ơn. Sau đó đến lượt cô Ba và cô Tư cho tôi vàng, giống như bác Hai. Các cô có vẻ rất quan tâm đến tôi. Ai cũng bảo tôi qua bên đó ráng học. Ba mẹ tôi có vẻ sung sướng, hãnh diện lắm. Tôi thấy ba tôi cứ cười một mình. Ít khi nào thấy ba vui như vậy.
Cô Tư nói một cách trịnh trọng:
- Con đi học rồi sau này thành đạt về giúp đỡ gia đình. Họ hàng mình không ai được hãnh diện như con đâu.
- Dạ.
- Qua đó có thiếu thốn gì thì cứ gọi điện về cho cô.
- Da.
Khi các cô về rồi, chị Tơ nhận xét:
- Ngay cả bác Hai gái cũng thay đổi thái độ với nhà mình, không giống trước kia chút nào.
Mẹ gật gù:
- Người lớn cư xử thế nào thì là chuyện của người lớn. Con nít đừng phán xét con à.
- Dạ, thì con chỉ nói vậy thôi chứ có nói gì đâu.
Đợi đến khi cả nhà ngủ, tôi và chị tôi lại rủ rỉ trong phòng. Chị Tơ lấy vàng của mấy cô cho lúc nãy ra xem, rồi thốt lên kinh ngạc:
- Nhiều quá, sao mấy cô cho nhiều dữ vậy.
Tôi cũng thấy ngạc nhiên:
- Không ngờ mấy cô hào phóng với em như vậy. Nhưng em không lấy đâu, để lại cho chị.
Chị Tơ phản đối dứt khoát:
- Vy đi xa, không có ai thân bên đó, có cái này để lỡ ra có việc gì mình cũng không sợ.
- Chị đừng lo, nếu có gì em sẽ nhờ anh Chương. Em nghĩ lại rồi, chờ đến khi em ra trường thì lâu lắm. Năm tới chị thi đại học rồi lấy cái này đóng học phí, khỏi phải xin mẹ.
Chị Tơ lắc đầu:
- Chị không lấy của Vy như vậy đâu. Không bàn tới chuyện này nữa. Bây giờ đi ngủ, mai có sức mà ngồi máy bay.
Chị Tơ ngủ rồi, tôi vẫn không nhắm mắt được, cứ xôn xao thế nào ấy. Hôm nay là đêm cuối cùng tôi còn ở nhà. Mấy năm sau mới được về. Không biết lúc đó mọi thứ có thay đổi gì không?
Tôi chui ra khỏi màn, đến tủ lấy tất cả vàng nhét vào ngăn quần áo cho chị Tơ. Rồi chị ấy sẽ tìm được và sẽ dùng vào chuyện thi cử. Thế là bây giờ tôi đã thực hiện được ước mơ của mình đối với chị Tơ.
Hôm sau bạn bè tiễn tôi rất đông. Có cả ba mẹ. Lần đầu tiên ba mẹ bỏ việc nhà để đi ủng hộ tôi, điều đó làm tôi rất sung sướng.
Ngồi trên máy bay, tôi nhìn ra ngoài. Thấy bên cạnh mình là mây, tôi đang ở trên mây đó. Và tôi hình dung đến tương lai của gia đình tôi. Ba mẹ tôi sẽ không còn vất vả nữa. Chị Tơ của tôi cũng sẽ trở thàn một kỹ sư, hay một cô giáo cấp ba. Đám nhóc nhà tôi sẽ không còn bị bạn bè bắt làm má má nữa. Mà sẽ được làm công chúa hay hoàng hậu.
Với tôi, tất cả tương lai còn ở phía trước. Mỗi bước đi tới chắc còn vô số khó khăn, nhưng bây giờ tôi đã biết vững tin nơi mình.

5/4/2015
Hoàng Thu Dung
Theo https://isach.info/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...