Thứ Hai, 6 tháng 1, 2025

Bao giờ đến được cánh đồng

Bao giờ đến được cánh đồng

Nhà thơ Hoa Níp tên khai sinh Trần Quang Minh Giảng, quê gốc Hà Tĩnh, sinh ngày 2.3.1985 ở Vũng Tàu, đại biểu tham dự Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8 tại Tuyên Quang do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Anh đã đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông sáng ngày 25.5.2016, nhằm 19.4 âm lịch tại Vũng Tàu. Nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của nhà thơ trẻ tài hoa bạc mệnh, Vanvn xin giới thiệu lại toàn bộ tập thơ Bao giờ đến được cánh đồng do bạn bè và gia đình xuất bản sau khi anh mất, được trao Tặng thưởng Hội Nhà văn TPHCM năm 2016.
Thay lời tựa:
Nhà thơ trẻ và chứng ngộ độc sự thật
Những năm trước, khi tròn 25 tuổi, và vừa rời bỏ ngôi trường đại học thứ ba của đời mình, tôi đã viết câu thơ: bao ngày tháng dài tôi còn đi hoài/ chưa một hương hoa bên đường để khắc cốt ghi tâm những quảng thời gian sầu héo nhất trong tâm hồn mình.
Đến khoảng cuối năm ngoái, trong một buổi chiều đẹp trời, đang ngồi với biển, tôi nhận được tin phải nhanh chóng có mặt ở Hà Nội để tham dự Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8. Tôi chỉ mỉm cười khe khẽ với biển. Tôi chẳng tự đại gì khi cho rằng đây là một cơ may lớn, một chút hương hoa bên đường trong hành trình thi ca của đời mình.
Và khi càng đi sâu vào kỳ hội nghị ấy, tôi càng cảm thấy đó không chỉ là một cơ may, mà còn là cả một món nợ. Tôi nợ những người đã luôn hy vọng ở tôi. Tôi nợ văn chương, nợ độc giả, nợ cả bản ngã của mình. Và cùng với nguồn khích lệ tinh thần rất lớn từ một số nhà thơ đi trước, thì ở tuổi 27, tôi đã mạnh dạn quyết định xuất bản tập thơ đầu tay – hành trình thơ thứ nhất của mình, và xem đây như là một khoản trả trước cho món nợ mà tôi đã may mắn được quý vị cho vay. Cảm giác sống trong nợ nần thật khổ tâm và không dễ tý nào. Và trong tương lai, tôi sẽ còn trả, đến chừng nào cảm thấy nhẹ nhàng mới thôi.
Sự ngu si và mu muội của tuổi trẻ là nguy hiểm và càng nguy hiểm hơn nếu anh ta còn kiêm thêm việc viết lách. Tôi tin Shakespeare cũng sẽ đồng cảm với tôi về đặc điểm này ở tuổi trẻ. Phải thừa nhận rằng một kẻ trẻ người non dạ như tôi đang ở trong tình trạng hoang mang vì chứng ngộ độc sự thật. Thế giới đương đại đang chất nhiều sự thật, và điều cốt lõi mang tính sống còn của một cây viết là anh ta phải thẳng thắn dối diện với chúng và tinh tế lột tả chúng trên trang viết của mình.
Hiện giờ, với tôi, cách tốt nhất để có thể viết được một điều gì đó cho ra hồn mà không thẹn với bản ngã của mình, đó là chọn lối viết ngụ ngôn đương đại. Xin quý vị tha thứ cho những đớn hèn trong tôi. Nhưng trước đây, bây giờ, hay 50 năm nữa, thì tôi vẫn là một người yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam một cách sâu sắc, dù tình yêu ấy cũng có khi âm thầm và tuyệt vọng.
Xin được mượn câu thơ trích trong bài Tưởng niệm Joseph Brodsky của một nhà thơ Việt Nam đương đại để làm đề tựa cho hành trình thơ thứ nhất của tôi, và cũng là tuyên ngôn của phong cách thơ Hoa Nip:
Và ngôn ngữ nửa sau thế kỷ
Cầu kinh trên dãy ghế dối lừa.
PHẦN I: TÂM GIAO
[ĐỂ TÌNH YÊU CÒN THA THIẾT VỀ TRÚ NGỤ TRONG TÂM HỒN]

1. đi cạn chân trời
2. một góc hàn thuyên
3. ngụ ngôn cho một người
4. những vết xước trong cuộc đời
5. thân phận của tình yêu
6. bầy chim trong bể nước
7. sinh nhật con gái
8. cơn say lúc 10 giờ sáng
9. gửi một nhà thơ
10. có hạt tình yêu nảy mầm giữa lòng sông Hồng
đi cạn chân trời
đi cạn chân trời
gặp nhau ở chỗ đường mòn
trước mặt là hoàng hôn
bên bờ là cỏ lạ
sau lưng là cát bụi
mịt mùng
con đường đã mòn vì người ta đi bao lâu
tìm kiếm cho xa dưới chân đâu cũng là cát
một chữ tình cho cả đời phiêu bạt
hạnh phúc mỉm cười dưới vách hoàng hôn
tìm ở đâu điều mới, vẹn, trinh, nguyên
một trận gió đã phai mòn sự thật
dưới gầm trời có một điều thật nhất
người yêu người như sâu bọ yêu nhau
một góc Hàn Thuyên
Sáng nay dậy sớm
nghe đâu phố xá tấp nập
lòng ta cấp tập giấu nhẹm vết thương
Đêm qua có người ra đi…
sau khi vung tay hất đổ ly nắng đã bao năm chung hứng
Vạt nắng loang ra
phai một góc tâm hồn…
Con đường chắc sẽ rất buồn
khi hàng cây bị thay như thay áo
Phố xá bao năm vẫn nằm đó
lúc tỉnh, lúc mê
Giáo đường bao năm vẫn đứng đó
khi vui, khi buồn
Kỷ niệm bao năm vẫn còn đó
khi tỏ, khi mờ
Còn chúng ta ai về nhà nấy
hệt như bọn trẻ con chơi đồ hàng
ngụ ngôn cho một người
một dạo,
tôi trèo lên tám ngọn núi thật cao
không mây gió nào thấy nàng chơi trên đó
xuống núi,
tôi lao vào tám khu rừng thật sâu
không muông thú nào thấy nàng ngủ trong đó
ra đến bìa rừng
tôi lội qua tám đại dương mênh mông
không chim cá nào thấy nàng bơi quanh đó
thất vọng,
trở về thành phố,
tôi len vào chất vấn tám vị tổng thống
họ vui vẻ hứa họ sẽ cố gắng
buồn nôn,
tôi ngồi bệt ra vỉa hè,
thì gặp tám nhà huyền môn
họ âu sầu bảo tình yêu là trái đắng…
dạo này
tôi đã già nua
không trèo leo gì được nữa
nằm yên một chỗ
nay mai về với Chúa
vẫn mong gặp nàng ở đó.
những vết xước trong cuộc đời
những ngày ở nông trường Bình Lộc
Đường vẫn mòn vàng tít tắp không chân trời
Những vệt cạo vẫn huyền xanh như những dải lụa bay bay
Đốm lá xanh lá vàng vẫn đan xen lấp ló
Rừng cao su vẫn rỉ rả dòng nhựa mỗi sớm mai
Người thợ mủ vẫn âm thầm tạo thêm nhiều vết xước.
Vết xước này tựa vào vết xước kia
Vết xước sau đào sâu vết xước trước
Những vết xước ứa nhựa nồng ấm tinh khôi.
Và lao động lương thiện là một chân lý trong cuộc đời.
Và cứ thế,
Dòng mực nóng vẫn sẽ kế tục chảy ấm ngòi bút.
Dòng mủ nóng vẫn sẽ kế tục chảy ấm vết xước.
Mỗi con người là một vết xước trong cuộc đời.
Mỗi thân phận là một ý nghĩa trên đỉnh trời.
Những ý nghĩa khá giản đơn, song nhiệm màu.
Họ sống chan hòa, và hơn nữa, họ yêu nhau.
thân phận của tình yêu
Tặng Phương và Kiên
Tôi lớn lên không là thợ làm vườn
để nghiễm nhiên nàng yêu hoa lá
chưa kịp trở thành nhạc sỹ
để mặc nhiên nàng yêu những bài ca
cũng chưa kip trở thành họa sỹ
để thản nhiên nàng yêu bố cục, sắc màu
càng chưa kịp trở thành thi sỹ
để điềm nhiên nàng yêu những vần thơ…
Sau cuộc chiến,
tôi trở về bơ vơ
vờ hồn nhiên nàng yêu thời đã mất
trong veo tôi
giữa dòng người tất bật
chỉ cánh rừng ngày xưa là còn nhìn thấy tôi.
bầy chim trong bể nước
Tôi đổ đầy nước vào chiếc bể thủy tinh trống rỗng. Chiếc bể bắt đầu hình thành sự sống.
Tôi đặt những chậu cây thủy sinh trong bể nước. Bể nước trong veo bỗng hóa cánh rừng  xanh ngắt.
Tôi thả đàn cá vào trong bể nước. Đàn cá bỗng hóa bầy chim bay lửng lơ bên trong chiếc bể.
Thế đấy khi kiên nhẫn từng bước từng bước, ta sẽ có cánh chim lượn bay trong bể nước, và ta sẽ thấy chúng vờn bay trong những bụi rong rêu.
Cuộc sống quả thực muôn màu và trí tưởng tượng là món quà vô cùng huyền diệu. Chỉ cần luôn cố gắng chăm chỉ làm sạch nước mỗi ngày, chỉ cần đừng phá hoại cánh rừng thủy sinh, chỉ cần đừng bóp chết bầy chim, thì bầy chim kia sẽ còn lượn bay trong bể nước.
Cũng giản đơn như ta đang bay cùng trí tưởng tượng.
sinh nhật con gái
1. Sau một ngày vất vả đồng áng, tôi vác cuốc về cười với vợ con, ăn với cả nhà một bữa cơm bình dị. Nghe con tôi bảo kinh tế toàn cầu đang suy thoái, tôi tạ ơn trời vì bàn tay trừng phạt của Người không chạm đến chúng tôi.
2. Sáng sớm tôi vác cuốc lên nương. Vợ tôi nhịn đói đạp xe lên xã làm việc, tiện thể nàng đưa con đến trường. Lương công chức dăm ba đồng cọt kẹt. Chúng tôi vẫn sống bằng hơi thở của nhau.
Tôi chống cuốc, vuốt mồ hơi nghĩ ngợi. Xăng có tăng giá cũng không làm chúng tôi thêm nhọc. Của nải vợ chồng tôi là một chiếc xe đạp. Giá xăng dầu không hành hạ chúng tôi. Chỉ tội người ngợm xe cộ dưới phố lô xô.
3. Chập tối tôi vác cuốc trở về nhà. Vợ con đã ngồi chờ bên mâm cơm đầy ánh lửa. Điện có tăng giá cũng chẳng làm bữa cơm lỡ cỡ. Nghe vợ bảo: “Xã hứa độ mươi năm nữa sẽ kéo điện đến nơi này”. Tôi cười khì: “Cứ đến đó hẵng hay!”
4. Bữa nay sinh nhật con gái tôi. Tôi vui vẻ lấy trong chiếc hộp gỗ trên bàn thờ tổ tiên một ngọn nến mới. Trong ánh lửa bập bùng nến trắng ngà như nụ cười con gái. Tôi nhường vợ thắp nến để con gái thổi. Con bé chưa vội thổi mà ước ao một hồi lâu lắc. Rồi con bé thổi ngọn nến tắt. Tôi lại bỏ nến vào chiếc hộp đem đi cất.
Không biết con gái tôi có tự thắp lửa trong tâm hồn?
cơn say lúc 10 giờ sáng
10 giờ sáng,
Cơn say thực sự bắt đầu
Từ cuộc nhậu đêm qua
Dấu hiệu từ lúc đọc thơ Thiều*,
Từ cả tuần nay…
Trong cơn say ta lần giở lại thơ Thiều
Hoang mang làm sao khi nói ra những điều lúc bình thường sượng sùng không nói được.
Con người là sự sống quá bé mọn mà sao cứ đề cao cái tôi của mình như Fansipan?
Điều còn lại khi tất cả đế chế, đền đài, cung tần,… suy tàn không phải là một câu thơ hồn nhiên sao?
Thơ Thiều không phán xét ai
Tựa một người xấu hổ tột cùng đi sâu vào lòng đất,
Ta chỉ có thể đi sâu vào bản thể của chính mình mà phán xét
bản thân ta
cuộc sống ta
khổ hạnh ta
tồn tại ta
Thơ Thiều như một ly Cadillac Margarita 1.7 l của Thượng đế
Đọc vào say khướt
Tra tấn bản ngã ta kiểu sống dở chết dở
Vừa hạnh phúc, vừa đớn đau
Cũng như cuộc sống vừa hạnh phúc, vừa đớn đau.
* Thơ Thiều là cách tác giả gọi tên trường phái thơ đương đại Nguyễn Quang Thiều
gửi một nhà thơ
Sau một đêm bão giông dài bao ma mị
Sớm nay ra đường
Thấy ngọn cỏ buồn buồn
Không khí hốt nhiên ảm đạm
Nghe có chút gì đó thê thảm
Ngọn gió sớm nay không thổi về những tinh  khôi như gió hôm trước.
Trăng giêng hôm qua không tỏ rạng như trăng trung thu hôm rồi.
Đọc lại câu thơ, thấy buồn thương cho P.H một mình cất tiếng cô lẻ, nỉ non.
Hà cớ gì phải như thế P.H ơi?
Hãy yên giấc, yên ghế, yên tĩnh, yên lòng, mà nghe quá khứ vọng lại một chút yên bình.
Hãy cùng mơ tưởng về ánh bình minh.
Kính!
có hạt tình yêu nảy mầm giữa lòng sông Hồng
Tưởng niệm chị Nguyễn Thị Lý
Nước mắt thiếp ngầu đỏ nước sông Hồng
Mầm đậu đỗ nảy giữa lòng sông gấm
Mang hy vọng thiếp nảy mầm sự sống
Con chàng đây, chưa thấy mặt một lần
Có hạt tình yêu nảy mầm giữa lòng sông Hồng
Nghìn dặm xa chàng có biết hay chăng
Cõng con thơ chạy qua ba mùa lũ
Độc thân cò gầy guộc bãi bồi hoang
Vót nhọn giọt nước mắt chống chọi tủi hờn
Thiếp lặn lội quyết đi tìm công lý
Với niềm tin không bao giờ suy suyễn
Tin một ngày công lý được thực thi
Chàng chàng ơi, một mai thiếp ra đi
Chàng đừng khóc, hãy rắn như ngọn núi
Vì Công Lý luôn bên chàng gần gụi
Và đôi ta chưa bao giờ chia ly.
Thượng Đế không may sẵn bộ vest nửa trắng – nửa đen./ Nếu tâm hồn được cấu thành từ hai nửa rõ ràng như hai màu trắng – đen, gồm nửa trái – nửa phải, nửa chánh – nửa tà, nửa thiện – nửa ác, nửa sáng – nửa tối, thì tâm hồn đó vẫn không thể chọn một bộ vest có hai màu trắng – đen tách bạch./ Tâm hồn chỉ có thể lựa chọn bộ vest có màu xám, để tông-suyệt-tông với mình. Điều này khiến tâm hồn có chút lo lắng, lăn tăn./ Nhưng rồi, khi bước vào bữa tiệc, tâm hồn sẽ thấy nhẹ nhõm, vì ở đó đều giống nhau cả. Không ai khoác bộ vest hai màu trắng – đen rành rọt.
PHẦN II: TÂM TĨNH
[ĐỂ NGHE RÕ LÒNG MÌNH]
11. cánh đồng trăng
12. cần chuẩn bị cho cuộc chia ly
13. crossroad
14. lá thư ngày 5.1
15. mặt nạ
16. những nguy cơ của chúng ta
17. úp mặt vào tường
18. nàng x
19. di cảo về cái ác
20. di cảo về màu xám
21. trong như mục đồng
22. cần cuốn từ điển
23. những khả năng của con chó hoang
24. cái chết của đàn cá bảy màu
25. trên cánh đồng xanh ấy
cánh đồng trắng
Khúc tưởng niệm thời thanh xuân
trên ghế giảng đường đại học 2003-2010
Cánh đồng mới gặt
tôi nằm trên rơm
mưa về trắng toát
cuốn tôi đi mất
Bao ngày tháng dài tôi còn đi hoài
chưa một hương hoa bên đường
Một chiều nọ
chợt gặp lại cánh đồng
tôi âm thầm trên cỏ
như là chính mình trở về với con gió ngày xưa
Bỗng nhớ
con gió nào réo rắt
bóng cò nào bát ngát
dòng sông nào trắng toát
thời gian nào tất bật
Nước mắt tôi giàn dụa trắng cơn mưa ban xưa
cần chuẩn bị cho một cuộc chia ly
Lời nguyện cầu cho những thân phận bị cuốn vào làn sóng tự sát ở Nhật Bản
Cần chuẩn bị cho một cuộc chia ly.
Mong bạn luôn nhớ đến tôi.
Tha thứ về những gì tôi chưa làm được.
Nhưng đó là tất cả nhận thức của tôi về Thế giới.
Tôi ích kỷ rồi chăng khi chỉ cháy cho riêng mình.
Cuộc chia ly nào không cần sự cháy.
Xác tro tàn rơi rụng xuống trăm năm.
Trong sắc xuân dưới cội anh đào.
Tôi ích kỷ rồi chăng khi chỉ cháy cho riêng mình.
Anh đào chỉ đẹp khi hoa đang rơi với gió mùa xuân.
Vì lúc rơi là lúc người ta đang cháy.
Vì khi rơi là khi đẹp nhất.
Và nhớ những chiếc đèn trời tôi thả.
crossroad
Tôi cầm trên tay cây thánh giá
in rõ dòng chữ crossroad
nghĩa là những con đường giao nhau
Ồ không, sao có thể
khi road chỉ là một con đường?
Một con đường giao nhau?
Ở đâu ngoài phố có con đường ấy?
tôi băn khoăn tự hỏi
Đôi khi trong những lời thơ cũ kỹ
vô tình tôi dẫm lên tôi
Hôm nay,
tôi gặp lại mình trong chữ crossroad!
lá thư ngày 5.1
5.1
Một ngày mém nắng, mém mưa…
không vui, không buồn
giữa trưa
bầu trời vẫn như ngái ngủ
lang thang lòng vòng, lang bạt loanh quanh
lại đưa chân về quán cũ
vẫn thế
ly café cũ,
không đường, ít đá, lạnh tanh
Tờ báo của ngày,
Vẫn những tin như ngày trước,
Cũng xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục,…
Cũng đâm chém, chiến tranh
Cũng lừa đảo, chiếm đoạt,…
cũng chừng ấy sự kiện,
Cũng nóng hổi như nhau…
Trong lòng người thì vẫn nguội lạnh
Một ngày,
Không buồn, không vui,
Quán cũ,
Người cũ,
Không gian cũ,
Nhạc cũ,
Lòng nghe bâng quơ
Một nỗi nhớ rất xa xôi mơ hồ…
Mình đang đi đâu trên con đường không biết dẫn về đâu?
Mình đang làm gì và làm điều gì đó để làm gì?
Không vui, không buồn,
Có lẽ lâng lâng…
Người ta thường chỉ lâng lâng, bay bổng trên thành công
Còn mình, cũng lâng lâng,
Trên cái vô cùng của thực tại…
Sống chết là cuộc đời
Xoay vòng cũng là cuộc đời
Không ra khỏi đó được
Mỗi người nuôi một mộng tưởng cho riêng mình
Mình cũng nuôi một mộng tưởng cho riêng mình
Những mộng tưởng hoàn toàn khác nhau
Trong những cái không gì khác nhau…
Ngày hôm nay viết một lá thư
Ngày hôm sau cũng một lá thư
Cũng vậy những suy tư
Vẫn thế,
Hỏi sao cuộc đời không buồn tẻ
Suy tư đến mấy cũng chỉ là lý thuyết,
Chẳng ích lợi gì trong cuộc đời
Chưa có một nhà diễn thuyết nào sống với đời chỉ bằng lý thuyết
Xem ra, cũng có nhiều trường phái triết học
Cũng là khoa học của khoa học,
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết
Thì tất cả chúng cũng vẫn chỉ dừng lại ở phạm trù
Những phạm trù triết học
Không lợi lộc gì cho cuộc sống
Không liên quan gì đến cuộc sống
Có nghĩa là nó đã thoát ra được khỏi cuộc sống…
Nhưng nếu vậy thì triết gia sống để làm gì?
Khi không còn có ích lợi gì cho cuộc sống…
Những thắc mắc cứ đan xen nhau,
Những câu hỏi cứ nối đuôi nhau,
Cho đến tận cùng của cái tận cùng
Mấy mươi năm cho một đời người
Không quá dài,
Không quá ngắn
Nếu thời gian cứ trôi qua trong một ngày trầm lặng
Thấy như dài đằng đẵng,
Trong một ngày chật chội, lại thấy như ngắn ngủi, hư hao
Những lúc đêm bước chân về,
Mình cùng với bản thân mình tính toán,
Những thiệt hơn về thời gian,
Thật buồn  nếu cuộc đời cứ trôi qua vô nghĩa…
mặt nạ
Khi họ mang cặp kính đen che hai con mắt
Chẳng ai biết họ là điệp viên hay vệ sĩ
Khi họ khoác lên mình bộ veston phẳng lỳ,
Chẳng ai biết họ là doanh nhân hay chính khách
Khi họ ngồi trong một chiếc Cadillac
Chẳng ai biết họ là mafia hay doanh nhân
Khi họ mang một bộ dạng bất cần
Chẳng ai biết họ là nhà thơ hay gã hành khất
Khi họ bước trên đường với tấm khiên cưng xấc
Chẳng ai biết họ là tri thức hay ma-cô
Cặp kính đen, bộ veston, chiếc Cadillac, bộ dạng bất cần, tấm khiên cưng xấc,… là những chiếc mặt nạ họ vẫn đeo hàng ngày
Có người còn đeo chúng cả đời mà không mỏi mệt
Họ khoái trá khi lừa được người khác
Và tự sướng khi che dấu được bản thân mình
Còn bạn thì sao?
Bạn đang đeo chiếc mặt nạ gì?
những nguy cơ của chúng ta
Dù bạn đang là thường dân hay tổng thống
Bạn đều có khả năng bị sâu răng, ngay cả khi bạn chăm chỉ làm sạch chúng mỗi ngày
Bởi vì đâu đó vốn vẫn tiềm ẩn những nguy cơ sâu mọt
Dù bạn đang là thường dân hay quan chức
Bạn đều có khả năng mắc bệnh ung thư quái ác,
Trong lúc y học chưa hiểu được cặn kẽ cơ chế gây bệnh
Ai có thể khẳng định trong cơ thể khoẻ mạnh của mình không tiềm ẩn những nguy cơ ung nhọt
Dù bạn đang là thường dân hay chính khách
Bạn vẫn có khả năng bỏ vợ bỏ chồng để chạy theo ai khác
Bởi vì trái tim luôn tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát
Rốt cục, dù bạn đang là người tử tế hay kẻ xấu
Bạn vẫn luôn có khả năng trở nên giống như người kia
Vì con người vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ trở thành ai khác.
úp mặt vào tường
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Khung cảnh bình yên của bức tường
Đâu như loài người sau lưng vậy
Chiến tranh, khủng bố nhuốm đau thương.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Đàn kiến trăm con đi một hàng
Đâu như loài người sau lưng vậy
Bon chen, giành giật, phá tan hoang.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Mọi thứ ở sau một kiếp người
Công danh, quyền lực nhiều cách mấy
Cuối cùng cũng bỏ lại sau lưng.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy…
nàng X
Hồ sơ về nàng:
Nàng tên là Margarite, thường được biết đến với bí danh X. Một vài tổ chức đã theo dõi, chụp ảnh, quay phim, đưa tin về nàng ngay từ lúc nàng mới sinh ra. Nhưng hầu hết chẳng ai để ý sự tồn tại của nàng.
Những miêu tả về nàng :
Những bức ảnh chụp nàng lúc ban sơ không có gì đặc biệt. Hầu hết người ta không hay biết. Những bức ảnh chụp nàng lớn hơn một chút cũng không có gì đẹp. Cũng chẳng mấy ai quan tâm.
Người ta chỉ thực sự bàn tán khi nàng trưởng thành với những đường cong đầy quyến rũ, sinh động, cháy bỏng và tiềm ẩn một sức mạnh khôn lường. Bức ảnh chụp nàng rực rỡ như một bức tranh sơn dầu ấn tượng với những hòa sắc mà đến họa sỹ danh tiếng cũng phải thèm khát. Rất nhiều trong chúng ta chưa từng thấy những màu sắc lộng lẫy đó bao giờ.
Sức ảnh hưởng của nàng:
Khi trưởng thành, nàng thực sự trở thành một biểu tượng của sức mạnh. Bằng chứng là rất nhiều người đã bị nàng khuất phục. Những con người tội nghiệp quỵ ngã dưới chân nàng.
Khi có tin nàng sắp vào thành phố, người ta bắt đầu xôn xao. Bao nhiêu sự quan tâm đổ dồn vào nàng.
Khi nàng thực sự vào thành phố, bộ mặt thật của nhiều người mới được phơi bày. Người ta thực sự nhốn nháo, người ta cuống cuồng chạy, người ta cuống cuồng nấp, người ta cuống cuồng chen, người ta cuống cuồng xô, người ta cuống cuồng giật.
Trớ trêu thay những ai đã góp phần làm nên sức mạnh của nàng thì lại là những người khiếp sợ nàng. Có những vị còn bị cách chức vì không chuẩn bị đón tiếp nàng chu đáo.
Và khi nàng dịu đi, người ta làm dấu thánh trước ngực để tạ ơn trời.
Chính là nàng –  Cơn bão vừa bay qua nhà tôi.
di cảo về cái ác
“Cái ác quanh ta mặc bộ comple”
– Võ Thị Xuân Hà
1. Cái ác cũng có nhu cầu bận comple bóng bẩy, đeo cà vạt đỏ chói, với tia mắt viên đạn đã lên nòng, đi loanh quanh soi mói, hạnh họe.
2. Để hợp với bộ comple sang trọng, cái ác từ lúc bận vào cũng bắt đầu học giọng điệu trịnh trọng chú chú anh anh, cho đến khi sử dụng thuần thục.
3. Dù bộ comple rất sạch sẽ, bóng bẩy, thẳng nếp, cái ác đôi khi cũng phải đi bằng đầu gối, dạ dạ thưa thưa với cái ác hơn, bẩn hết quần, nhàu hết ly.
4. Cũng không ngại mang bộ dạng của người nông dân, nhưng là dáng người nông dân bận đồ comple mà chân tay vẫn lấm láp bùn lầy nhơ nhớp, cái ác nhiều khi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đi khom khom cả đời không thấy mệt.
5. Nói chung, cái ác cũng được phân loại thứ bậc, đẳng cấp, hệt như thợ may phân loại đẳng cấp của từng bộ comple mà cái ác đang khoác trên người.
di cảo về màu xám
1. Thượng Đế không may sẵn bộ vest nửa trắng – nửa đen.
2. Nếu tâm hồn được cấu thành từ hai nửa rõ ràng như hai màu trắng – đen, gồm nửa trái – nửa phải, nửa chánh – nửa tà, nửa thiện – nửa ác, nửa sáng – nửa tối, thì tâm hồn đó vẫn không thể chọn một bộ vest có hai màu trắng – đen tách bạch.
3. Tâm hồn chỉ có thể lựa chọn bộ vest có màu xám, để tông-suyệt-tông với mình. Điều này khiến tâm hồn có chút lo lắng, lăn tăn.
Nhưng rồi, khi bước vào bữa tiệc, tâm hồn sẽ thấy nhẹ nhõm, vì ở đó đều giống nhau cả. Không ai khoác bộ vest hai màu trắng – đen rành rọt.
4. Tâm hồn nào cũng bận vest xám. Họa chăng, chỉ có thiên thần và ác quỷ trong bức phù điêu trang trí trên tường mới bận một màu trắng, hoặc đen.
Tâm hồn nào cũng thấy vững trí hơn, vì mình không quá khác người.
5. Một số chiếc vest xám trông sáng láng hơn, số khác lại sẫm màu hơn. Nói chung, không sao cả, vì sáng hơn hay sẫm hơn, thì tất thảy đều màu xám.
trong như mục đồng
Tặng T.N.T
 “Sống dễ lắm, nhìn vào mắt trẻ con mà sống” – Nguyễn Huy Thiệp
1. Con cá cảnh cả đời bơi luẩn quẩn trong chiếc bể mấy chục lít nước, vẫn thể hiện những đường bơi và màu sắc rực rỡ khác thường.
Con chim kiểng cả đời nhảy nhảy nhảy trong chiếc lồng nhỏ bằng chiếc rá, vẫn thể hiện những giọng hót lảnh lót diệu kỳ.
Cây bonsai cả đời đứng im lìm trong chiếc chậu bé bằng bàn tay, vẫn thể hiện những sắc hương, dáng thế cầu kỳ.
2. Mặc dù đã trồng thêm thủy sinh hòng làm không gian bể kiếng có cảm giác xanh tốt yên bình.
Mặc dù đã chạm trổ chiếc lồng thật tỷ mẩn hòng là không gian thêm phần quyền quý cung đình.
Mặc dù đã đặt tượng mục đồng ngồi mơ màng dưới gốc bonsai hòng tôn phần vĩ đại…
Nhưng con người vẫn hoàn toàn không biết mình mù, điếc và ảo tưởng.
Y không thể nhìn thấy màu sắc của con cá nhuộm nỗi nhớ suối nguồn.
Cũng không thể nghe thấy tiếng hót của con chim khát nỗi nhớ bầu trời.
Càng không thể hiểu được y sẽ không bao giờ có được cái nhìn mơ màng trong trẻo của mục đồng.
3. Con cá đẹp nhất là con cá bơi về suối nguồn. Đường bơi lộng lẫy nhất là đường bơi giữa sông suối, biển cả.
Con chim đẹp nhất là con chim bay về bầu trời. Tiếng hót thánh thót nhất là tiếng hót giữa cánh rừng, núi đồi.
Cổ thụ uy linh nhất là cổ thụ trụ giữa đất trời. Màu xanh vĩnh cữu nhất là màu xanh trong trí nhớ của cánh rừng.
4. Làm sao giữ được con cá thuộc về suối nguồn?
Làm sao giữ được con chim thuộc về bầu trời?
Còn y, làm sao giữ được đôi mắt trong trẻo an nhiên như  mục đồng?
cần cuốn từ điển
1. Một cơn đau lưng đánh thức tôi dậy lúc gần  4 giờ sáng. [Thường xuyên bị cơn đau lưng hành hạ lúc 27 tuổi thì thực là nực cười.]
Tôi nằm im thở và chịu đựng cơn đau. Nghe rõ mồn một từng tiếng thở đều trong không gian yên ắng.
Sự yên lặng của buổi sáng vừa đủ để nhịp điệu rộn rã của thanh âm chuông nhà thờ len vào phòng. Tôi nằm im thở và xao xuyến nghe chuông nhà thờ đổ.
2. Tiếng chuông rộn rã đến mức tôi có thể tưởng tượng ra cảnh hàng hàng con chiên áo ngắn áo dài đang theo nhau tụ hội về ngôi nhà của Chúa.
Cảnh tượng ấy biến mất khi tiếng chuông chợt ngưng.
Tôi lại nằm im và thở với cơn đau.
3. Với tay mở đèn như một thói quen. Tôi bỗng thấy trên bức tường là một chữ song hỷ đỏ chói bằng tiếng tàu, nửa bên trái giống hệt nửa bên phải. Nó làm tôi sực nhớ ra là tôi vừa mới cưới.
Và cô gái đang nằm ngủ bên cạnh chắc hẳn là vợ tôi mới cưới.
Tôi đi đến một ngạc nhiên: mình đã thành trai có vợ.
4. Tôi bắt đầu lần tìm trong trí nhớ xem như thế nào là vợ là chồng, thì phát giác ra rằng, tôi chưa một lần dò từ điển xem chính xác nghĩa của chữ vợ chồng. Tôi phì cười vì sự vô lối của mình khi tôi cứ làm những việc mà mình còn chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó.
Và chính thói quen vô lối ấy dần dần khiến tôi trở thành người mà tôi chưa tìm hiểu rõ vai trò của y. Bất giác, tôi khá chòng chành với ý nghĩ này.
5. Tôi bất giác tưởng tượng ra chuyện một người đã làm tổng thống gần hết nhiệm kỳ mà cũng chưa từng lần giở từ điển xem chính xác từ tổng thống nghĩa là gì. Tôi lại phì cười, thì cơn đau làm tôi méo mặt.
6. Tôi vùng dậy khỏi giường và đến bên tủ thuốc gia đình. Tôi chỉ quyết chí tìm cho được một viên giảm đau, dù chưa bao giờ tôi để ý tên thuốc nào là giảm đau.
Đúng lúc đó, trí nhớ về  những đoạn phim quảng cáo ùa về và cho tôi biết tên loại thuốc giảm đau.
7. Nhìn viên thuốc sủi bọt và tan dần vào ly nước, tôi mới hơi hoảng vì quảng cáo đã ăn vào tâm tư của tôi từ lúc nào. Lúc đó tôi lại hình dung ra cảnh tôi không thể kiểm soát được hoàn toàn tâm tư của mình. Và tôi thoáng buồn vì điều đó.
Một đoạn quảng cáo nhạt nhẽo và tầm phào cũng ăn sâu vào tâm tư của tôi ư? Sao tôi không thể có một hàng rào cảnh giác nào với chúng? Sao trí não tôi không chỉ để ghi nhớ những tác phẩm của Shakespeare? Trí não tôi hổ lốn đến thế sao? Ngay lúc này tôi thấy con người mình thật tầm phào.
8. Giờ tôi sẽ đi đến thư phòng tìm cuốn từ điển.
những khả năng của con chó hoang
Khái niệm:
Chó hoang có lẽ được luật đô thị định nghĩa là chó vô chủ, chó không được thừa nhận, hoặc chó chưa bị sở hữu bởi một cá nhân hay tập thể. [Cá nhân đó chắn hẳn chỉ có thể là con người. Vì xưa nay, chỉ có con người mới tự cho mình cái quyền sở hữu kẻ khác.]
Vì thế:
Khác với chó nhà, chó hoang không có một hộ khẩu hợp pháp, không một chốn để lui về. Chó hoang không được chích ngừa như chó nhà, dù cả hai vẫn có khả năng cắn người vô tội vạ. Chó nhà có nửa mét vuông chuồng để chui ra chui vào. Chó hoang suốt đời đi dạo khắp thế gian.
Thế rồi:
Một hôm, khi chó hoang lang thang đến trước cổng một ngôi nhà. Chó nhà chạy ra, đứng trong cánh cổng và cật lực sủa.
Bên ngoài cánh cổng, chó hoang cười khẩy hỏi: Mày sủa cái gì?
Bên trong cánh cổng, chó nhà cao giọng đáp : Thấy ai lạ là tao cứ sủa.
Chó hoàng phá lên cười sặc sụa : Cũng là chó thôi, lạ thế quái nào?
Chó nhà kiêu hãnh chìa ra ở cổ một sợi dây xích ánh kim lấp lánh.
Chó hoang cười khẩy : Đồ trang sức của mày đấy à?
Chó nhà bực tức sủa : Mày đúng là đồ chó hoang vô học.
Chó nhà nhếch mép cười, rồi ngoảy đuôi đi vào trong.
Chó hoang quay đầu tiếp tục lang thang.
Con chó hoang đang nằm nghỉ bên vệ đường, dưới một bóng cây, trong buổi trưa nắng như thiêu như đốt. Luôn luôn tồn tại khả năng nó bị bắt bớ bởi đội săn bắt chó của thành phố. Bởi vì không có gì phi pháp chìa ra ngoài đường mà thoát qua được tai mắt của đội trật tự đô thị. [Vấn đề là đội trật tự đô thị có bắt hay không.]
Trong bóng râm, nó nằm nghỉ ngơi bên vệ đường. Luôn luôn tồn tại khả năng nó bị xe tông. Một chiếc xe bất ngờ lao lên vệ đường là chuyện bình thường.
Chưa hết, nó còn đối diện với khả năng bị bọn trộm chó bắt. Thời buổi này ngoài đường đầy bọn trộm cắp. [Đến một người lang thang ngoài phố còn có khả năng bị bắt bán sang tàu, thì chó hoang dễ gì lọt qua tai mắt bọn săn bắt.]
Tuy vậy, nó cũng có khả năng được ai đó nhận về nuôi, và hạnh phúc trở thành đứa có chủ, có nơi đi đi về về. Dù sau đó, vẫn có khả năng nó bị bỏ đói, nếu chủ nó phá sản. Hoặc có khả năng nó bị đuổi đi, nếu chủ nó không dạy dỗ được nó.
Tóm lại, có quá nhiều khả năng với một con chó hoang. Nó không thể trách cứ được ai, vì mỗi người đều có thế của họ. [Đội bắt chó có quyền đi bắt chó. Kẻ trộm chó thì vẫn sẵn sàng trộm chó vì chủ quán thịt cầy vẫn đang mong đợi.]
Nhắm mắt nằm trong bóng râm. Nó chỉ có thể thầm trách số nó đen như con chó hoang.
cái chết của đàn cá bảy màu
Trong chiếc bể nước nhỏ đang xanh trong những cây rong thủy sinh, Thượng đế đã đặt đàn cá vào đó.
Vì biết bảy màu là loài cá mắn đẻ, nên Thượng đế băn khoăn nỗi lo gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vốn nhỏ hẹp trong chiếc bể. Vì thế, Thượng đế đã quyết định chỉ thả vào bể rất ít cá mái. Cũng có thể vì Thượng đế chuộng cái đẹp, cái sặc sỡ, nên Ngài đã thả nhiều cá trống hơn.
Tuy nhiên, có vẻ như Ngài cũng khá ngây thơ. Vì sau đó, ảnh hưởng của sự mất cân bằng giới tính đã xảy đến nhanh chóng. Cá mái mệt mỏi trước sự đeo bám dai dẳng ngày đêm của bọn cá trống.
Cho đến khi con cá mái cuối cùng chết giữa sự cưỡng bức vô độ của một lũ cá trống, thì Thượng đế mới vỡ ra một sự thật khá tàn nhẫn: Không chỉ có con người mới cưỡng bức con người. Con cá bé bằng ngón tay cũng cưỡng bức con cá bé bằng ngón tay.
Sự cưỡng bức diễn ra ở khắp nơi, kể cả trong bể cá xanh ngắt, lãng đãng những cây thủy sinh đang đung đưa trong nước tao nhã.
Trên thực tế, lũ cá trống không phải chịu trách nhiệm trước sự tuyệt chủng của lũ cá mái. Chỉ là do sự sắp đặt sai lầm của Thượng đế. Lũ cá trống chỉ nghe theo bản năng tính dục của giới tính mà làm nên chuyện cưỡng bức.
Và  Thượng đế cũng không thể ngăn nổi một thực tế phủ phàng: khi không còn cá mái trong bể, lũ cá trống không còn bình yên. Chúng bắt đầu ve vãn lẫn nhau. Chúng giao hoan với nhau trước mắt Thượng đế..
Những cuộc rượt đổi, ve vãn lại bắt đầu. Và cá trống rượt đuổi cá trống. Và con cá cuối cùng đã chết như thế.
trên cánh đồng xanh ấy
Những con bò gặm cỏ
gặm cho đến lúc no
Cuộc đời là của nó
dẫu cho nó là bò
Con người mãi ngờ vực
về bản ngả của mình
Con bò không ngờ vực
về bản ngả của mình
Những con bò rong chơi
trên cánh đồng đầy cỏ
không có giá treo cổ
không thù hận chiến tranh
Tình yêu của con bò
là tình yêu vĩ đại
bò không hề ghen tuông
hay làm trò rồ dại
Trong một cộng đồng bò
dù thấp cao lớn nhỏ
không có sự so đo
tha hồ mà gặm cỏ
Trong một cộng đồng người
tiếng khóc với tiếng cười
cách xa nhau vạn dặm
Tình yêu nơi họng sung
trong lửa đạn chiến tranh
Tình yêu là nụ hồng
ở những nơi sang trọng
Tình yêu trong tiếng thét
của phụ nữ, trẻ em
bên những xác nhà đổ
(không phải lỗi của bò)
Lũ bò vẫn ăn cỏ
Lũ người vẫn ăn dầu
người già hay trẻ nhỏ
nào đáng kể gì đâu
Những con bò gặm cỏ
vài đô-la một ngày*
Những con người đói lả
mơ một đồng đô-la
Những con bò gặm cỏ
trên đồng cỏ của mình
Người dưới giá treo cổ
nguyện cầu ngày tái sinh
Rồi một hôm nào đó
chúng thế chỗ cho nhau
Ngày đó không thể có
vì bò không ăn dầu
Rồi một ngày đẹp trời
đàn bò vẫn rong chơi
trên cánh đồng xanh ấy
bò bỏ rơi bầy người
* Theo tờ Guardian, số ra ngày 25/9/2002, mỗi con bò ở Liên Minh châu Âu được bảo trợ 2,5 USD một ngày. Con số đó còn cao hơn mức sống của 75% người dân châu Phi.
Tuy nhiên, trên tờ Christan Science Monitor, một tờ báo chính trị – xã hội có uy tín lớn của Mỹ, số ra ngày 13/6/2003, chủ tịch ngân hàng Thế giới, James Wolfensohn cho rằng, mức bảo trợ cao nhất thuộc về bò của Nhật Bản, với 7,5 USD một ngày.
Cũng trên số ra ngày 08/02/2013, Christan Science Monitor là tờ báo đầu tiên của Mỹ dẫn lời ông Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, khẳng định nguyên văn “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”, và “Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc”, cùng chứng cứ là bộ sưu tập 150 tấm bản đồ và 3 tấm át-lát Trung Quốc cổ, xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử. 
Thượng Đế không may sẵn bộ vest nửa trắng – nửa đen./ Nếu tâm hồn được cấu thành từ hai nửa rõ ràng như hai màu trắng – đen, gồm nửa trái – nửa phải, nửa chánh – nửa tà, nửa thiện – nửa ác, nửa sáng – nửa tối, thì tâm hồn đó vẫn không thể chọn một bộ vest có hai màu trắng – đen tách bạch./ Tâm hồn chỉ có thể lựa chọn bộ vest có màu xám, để tông-suyệt-tông với mình. Điều này khiến tâm hồn có chút lo lắng, lăn tăn./ Nhưng rồi, khi bước vào bữa tiệc, tâm hồn sẽ thấy nhẹ nhõm, vì ở đó đều giống nhau cả. Không ai khoác bộ vest hai màu trắng – đen rành rọt.
PHẦN II: TÂM TĨNH
[ĐỂ NGHE RÕ LÒNG MÌNH]
11. cánh đồng trăng
12. cần chuẩn bị cho cuộc chia ly
13. crossroad
14. lá thư ngày 5.1
15. mặt nạ
16. những nguy cơ của chúng ta
17. úp mặt vào tường
18. nàng x
19. di cảo về cái ác
20. di cảo về màu xám
21. trong như mục đồng
22. cần cuốn từ điển
23. những khả năng của con chó hoang
24. cái chết của đàn cá bảy màu
25. trên cánh đồng xanh ấy
cánh đồng trắng
Khúc tưởng niệm thời thanh xuân
trên ghế giảng đường đại học 2003-2010
Cánh đồng mới gặt
tôi nằm trên rơm
mưa về trắng toát
cuốn tôi đi mất
Bao ngày tháng dài tôi còn đi hoài
chưa một hương hoa bên đường
Một chiều nọ
chợt gặp lại cánh đồng
tôi âm thầm trên cỏ
như là chính mình trở về với con gió ngày xưa
Bỗng nhớ
con gió nào réo rắt
bóng cò nào bát ngát
dòng sông nào trắng toát
thời gian nào tất bật
Nước mắt tôi giàn dụa trắng cơn mưa ban xưa
cần chuẩn bị cho một cuộc chia ly
Lời nguyện cầu cho những thân phận bị cuốn vào làn sóng tự sát ở Nhật Bản
Cần chuẩn bị cho một cuộc chia ly.
Mong bạn luôn nhớ đến tôi.
Tha thứ về những gì tôi chưa làm được.
Nhưng đó là tất cả nhận thức của tôi về Thế giới.
Tôi ích kỷ rồi chăng khi chỉ cháy cho riêng mình.
Cuộc chia ly nào không cần sự cháy.
Xác tro tàn rơi rụng xuống trăm năm.
Trong sắc xuân dưới cội anh đào.
Tôi ích kỷ rồi chăng khi chỉ cháy cho riêng mình.
Anh đào chỉ đẹp khi hoa đang rơi với gió mùa xuân.
Vì lúc rơi là lúc người ta đang cháy.
Vì khi rơi là khi đẹp nhất.
Và nhớ những chiếc đèn trời tôi thả.
crossroad
Tôi cầm trên tay cây thánh giá
in rõ dòng chữ crossroad
nghĩa là những con đường giao nhau
Ồ không, sao có thể
khi road chỉ là một con đường?
Một con đường giao nhau?
Ở đâu ngoài phố có con đường ấy?
tôi băn khoăn tự hỏi
Đôi khi trong những lời thơ cũ kỹ
vô tình tôi dẫm lên tôi
Hôm nay,
tôi gặp lại mình trong chữ crossroad!
lá thư ngày 5.1
5.1
Một ngày mém nắng, mém mưa…
không vui, không buồn
giữa trưa
bầu trời vẫn như ngái ngủ
lang thang lòng vòng, lang bạt loanh quanh
lại đưa chân về quán cũ
vẫn thế
ly café cũ,
không đường, ít đá, lạnh tanh
Tờ báo của ngày,
Vẫn những tin như ngày trước,
Cũng xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục,…
Cũng đâm chém, chiến tranh
Cũng lừa đảo, chiếm đoạt,…
cũng chừng ấy sự kiện,
Cũng nóng hổi như nhau…
Trong lòng người thì vẫn nguội lạnh
Một ngày,
Không buồn, không vui,
Quán cũ,
Người cũ,
Không gian cũ,
Nhạc cũ,
Lòng nghe bâng quơ
Một nỗi nhớ rất xa xôi mơ hồ…
Mình đang đi đâu trên con đường không biết dẫn về đâu?
Mình đang làm gì và làm điều gì đó để làm gì?
Không vui, không buồn,
Có lẽ lâng lâng…
Người ta thường chỉ lâng lâng, bay bổng trên thành công
Còn mình, cũng lâng lâng,
Trên cái vô cùng của thực tại…
Sống chết là cuộc đời
Xoay vòng cũng là cuộc đời
Không ra khỏi đó được
Mỗi người nuôi một mộng tưởng cho riêng mình
Mình cũng nuôi một mộng tưởng cho riêng mình
Những mộng tưởng hoàn toàn khác nhau
Trong những cái không gì khác nhau…
Ngày hôm nay viết một lá thư
Ngày hôm sau cũng một lá thư
Cũng vậy những suy tư
Vẫn thế,
Hỏi sao cuộc đời không buồn tẻ
Suy tư đến mấy cũng chỉ là lý thuyết,
Chẳng ích lợi gì trong cuộc đời
Chưa có một nhà diễn thuyết nào sống với đời chỉ bằng lý thuyết
Xem ra, cũng có nhiều trường phái triết học
Cũng là khoa học của khoa học,
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết
Thì tất cả chúng cũng vẫn chỉ dừng lại ở phạm trù
Những phạm trù triết học
Không lợi lộc gì cho cuộc sống
Không liên quan gì đến cuộc sống
Có nghĩa là nó đã thoát ra được khỏi cuộc sống…
Nhưng nếu vậy thì triết gia sống để làm gì?
Khi không còn có ích lợi gì cho cuộc sống…
Những thắc mắc cứ đan xen nhau,
Những câu hỏi cứ nối đuôi nhau,
Cho đến tận cùng của cái tận cùng
Mấy mươi năm cho một đời người
Không quá dài,
Không quá ngắn
Nếu thời gian cứ trôi qua trong một ngày trầm lặng
Thấy như dài đằng đẵng,
Trong một ngày chật chội, lại thấy như ngắn ngủi, hư hao
Những lúc đêm bước chân về,
Mình cùng với bản thân mình tính toán,
Những thiệt hơn về thời gian,
Thật buồn nếu cuộc đời cứ trôi qua vô nghĩa…
mặt nạ
Khi họ mang cặp kính đen che hai con mắt
Chẳng ai biết họ là điệp viên hay vệ sỹ
Khi họ khoác lên mình bộ veston phẳng lỳ,
Chẳng ai biết họ là doanh nhân hay chính khách
Khi họ ngồi trong một chiếc Cadillac
Chẳng ai biết họ là mafia hay doanh nhân
Khi họ mang một bộ dạng bất cần
Chẳng ai biết họ là nhà thơ hay gã hành khất
Khi họ bước trên đường với tấm khiên cưng xấc
Chẳng ai biết họ là tri thức hay ma-cô
Cặp kính đen, bộ veston, chiếc Cadillac, bộ dạng bất cần, tấm khiên cưng xấc,… là những chiếc mặt nạ họ vẫn đeo hàng ngày
Có người còn đeo chúng cả đời mà không mỏi mệt
Họ khoái trá khi lừa được người khác
Và tự sướng khi che dấu được bản thân mình
Còn bạn thì sao?
Bạn đang đeo chiếc mặt nạ gì?
những nguy cơ của chúng ta
Dù bạn đang là thường dân hay tổng thống
Bạn đều có khả năng bị sâu răng, ngay cả khi bạn chăm chỉ làm sạch chúng mỗi ngày
Bởi vì đâu đó vốn vẫn tiềm ẩn những nguy cơ sâu mọt
Dù bạn đang là thường dân hay quan chức
Bạn đều có khả năng mắc bệnh ung thư quái ác,
Trong lúc y học chưa hiểu được cặn kẽ cơ chế gây bệnh
Ai có thể khẳng định trong cơ thể khoẻ mạnh của mình không tiềm ẩn những nguy cơ ung nhọt
Dù bạn đang là thường dân hay chính khách
Bạn vẫn có khả năng bỏ vợ bỏ chồng để chạy theo ai khác
Bởi vì trái tim luôn tiềm ẩn nguy cơ mất kiểm soát
Rốt cục, dù bạn đang là người tử tế hay kẻ xấu
Bạn vẫn luôn có khả năng trở nên giống như người kia
Vì con người vẫn luôn tiềm ẩn những nguy cơ trở thành ai khác.
úp mặt vào tườn
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Khung cảnh bình yên của bức tường
Đâu như loài người sau lưng vậy
Chiến tranh, khủng bố nhuốm đau thương.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Đàn kiến trăm con đi một hàng
Đâu như loài người sau lưng vậy
Bon chen, giành giật, phá tan hoang.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy
Mọi thứ ở sau một kiếp người
Công danh, quyền lực nhiều cách mấy
Cuối cùng cũng bỏ lại sau lưng.
Úp mặt vào tường tôi nhìn thấy…
nàng X
Hồ sơ về nàng:
Nàng tên là Margarite, thường được biết đến với bí danh X. Một vài tổ chức đã theo dõi, chụp ảnh, quay phim, đưa tin về nàng ngay từ lúc nàng mới sinh ra. Nhưng hầu hết chẳng ai để ý sự tồn tại của nàng.
Những miêu tả về nàng :
Những bức ảnh chụp nàng lúc ban sơ không có gì đặc biệt. Hầu hết người ta không hay biết. Những bức ảnh chụp nàng lớn hơn một chút cũng không có gì đẹp. Cũng chẳng mấy ai quan tâm.
Người ta chỉ thực sự bàn tán khi nàng trưởng thành với những đường cong đầy quyến rũ, sinh động, cháy bỏng và tiềm ẩn một sức mạnh khôn lường. Bức ảnh chụp nàng rực rỡ như một bức tranh sơn dầu ấn tượng với những hòa sắc mà đến họa sỹ danh tiếng cũng phải thèm khát. Rất nhiều trong chúng ta chưa từng thấy những màu sắc lộng lẫy đó bao giờ.
Sức ảnh hưởng của nàng:
Khi trưởng thành, nàng thực sự trở thành một biểu tượng của sức mạnh. Bằng chứng là rất nhiều người đã bị nàng khuất phục. Những con người tội nghiệp quỵ ngã dưới chân nàng.
Khi có tin nàng sắp vào thành phố, người ta bắt đầu xôn xao. Bao nhiêu sự quan tâm đổ dồn vào nàng.
Khi nàng thực sự vào thành phố, bộ mặt thật của nhiều người mới được phơi bày. Người ta thực sự nhốn nháo, người ta cuống cuồng chạy, người ta cuống cuồng nấp, người ta cuống cuồng chen, người ta cuống cuồng xô, người ta cuống cuồng giật.
Trớ trêu thay những ai đã góp phần làm nên sức mạnh của nàng thì lại là những người khiếp sợ nàng. Có những vị còn bị cách chức vì không chuẩn bị đón tiếp nàng chu đáo.
Và khi nàng dịu đi, người ta làm dấu thánh trước ngực để tạ ơn trời.
Chính là nàng –  Cơn bão vừa bay qua nhà tôi.
9/2012
di cảo về cái ác
“Cái ác quanh ta mặc bộ comple”
– Võ Thị Xuân Hà
1. Cái ác cũng có nhu cầu bận comple bóng bẩy, đeo cà vạt đỏ chói, với tia mắt viên đạn đã lên nòng, đi loanh quanh soi mói, hạnh họe.
2. Để hợp với bộ comple sang trọng, cái ác từ lúc bận vào cũng bắt đầu học giọng điệu trịnh trọng chú chú anh anh, cho đến khi sử dụng thuần thục.
3. Dù bộ comple rất sạch sẽ, bóng bẩy, thẳng nếp, cái ác đôi khi cũng phải đi bằng đầu gối, dạ dạ thưa thưa với cái ác hơn, bẩn hết quần, nhàu hết ly.
4. Cũng không ngại mang bộ dạng của người nông dân, nhưng là dáng người nông dân bận đồ comple mà chân tay vẫn lấm láp bùn lầy nhơ nhớp, cái ác nhiều khi bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đi khom khom cả đời không thấy mệt.
5. Nói chung, cái ác cũng được phân loại thứ bậc, đẳng cấp, hệt như thợ may phân loại đẳng cấp của từng bộ comple mà cái ác đang khoác trên người.
di cảo về màu xám
1. Thượng Đế không may sẵn bộ vest nửa trắng – nửa đen.
2. Nếu tâm hồn được cấu thành từ hai nửa rõ ràng như hai màu trắng – đen, gồm nửa trái – nửa phải, nửa chánh – nửa tà, nửa thiện – nửa ác, nửa sáng – nửa tối, thì tâm hồn đó vẫn không thể chọn một bộ vest có hai màu trắng – đen tách bạch.
3. Tâm hồn chỉ có thể lựa chọn bộ vest có màu xám, để tông-suyệt-tông với mình. Điều này khiến tâm hồn có chút lo lắng, lăn tăn.
Nhưng rồi, khi bước vào bữa tiệc, tâm hồn sẽ thấy nhẹ nhõm, vì ở đó đều giống nhau cả. Không ai khoác bộ vest hai màu trắng – đen rành rọt.
4. Tâm hồn nào cũng bận vest xám. Họa chăng, chỉ có thiên thần và ác quỷ trong bức phù điêu trang trí trên tường mới bận một màu trắng, hoặc đen.
Tâm hồn nào cũng thấy vững trí hơn, vì mình không quá khác người.
5. Một số chiếc vest xám trông sáng láng hơn, số khác lại sẫm màu hơn. Nói chung, không sao cả, vì sáng hơn hay sẫm hơn, thì tất thảy đều màu xám.
trong như mục đồng
Tặng T.N.T
 “Sống dễ lắm, nhìn vào mắt trẻ con mà sống” – Nguyễn Huy Thiệp
1. Con cá cảnh cả đời bơi luẩn quẩn trong chiếc bể mấy chục lít nước, vẫn thể hiện những đường bơi và màu sắc rực rỡ khác thường.
Con chim kiểng cả đời nhảy nhảy nhảy trong chiếc lồng nhỏ bằng chiếc rá, vẫn thể hiện những giọng hót lảnh lót diệu kỳ.
Cây bonsai cả đời đứng im lìm trong chiếc chậu bé bằng bàn tay, vẫn thể hiện những sắc hương, dáng thế cầu kỳ.
2. Mặc dù đã trồng thêm thủy sinh hòng làm không gian bể kiếng có cảm giác xanh tốt yên bình.
Mặc dù đã chạm trổ chiếc lồng thật tỷ mẩn hòng là không gian thêm phần quyền quý cung đình.
Mặc dù đã đặt tượng mục đồng ngồi mơ màng dưới gốc bonsai hòng tôn phần vĩ đại…
Nhưng con người vẫn hoàn toàn không biết mình mù, điếc và ảo tưởng.
Y không thể nhìn thấy màu sắc của con cá nhuộm nỗi nhớ suối nguồn.
Cũng không thể nghe thấy tiếng hót của con chim khát nỗi nhớ bầu trời.
Càng không thể hiểu được y sẽ không bao giờ có được cái nhìn mơ màng trong trẻo của mục đồng.
3. Con cá đẹp nhất là con cá bơi về suối nguồn. Đường bơi lộng lẫy nhất là đường bơi giữa sông suối, biển cả.
Con chim đẹp nhất là con chim bay về bầu trời. Tiếng hót thánh thót nhất là tiếng hót giữa cánh rừng, núi đồi.
Cổ thụ uy linh nhất là cổ thụ trụ giữa đất trời. Màu xanh vĩnh cữu nhất là màu xanh trong trí nhớ của cánh rừng.
4. Làm sao giữ được con cá thuộc về suối nguồn?
Làm sao giữ được con chim thuộc về bầu trời?
Còn y, làm sao giữ được đôi mắt trong trẻo an nhiên như  mục đồng?
cần cuốn từ điển
1. Một cơn đau lưng đánh thức tôi dậy lúc gần  4 giờ sáng. [Thường xuyên bị cơn đau lưng hành hạ lúc 27 tuổi thì thực là nực cười.]
Tôi nằm im thở và chịu đựng cơn đau. Nghe rõ mồn một từng tiếng thở đều trong không gian yên ắng.
Sự yên lặng của buổi sáng vừa đủ để nhịp điệu rộn rã của thanh âm chuông nhà thờ len vào phòng. Tôi nằm im thở và xao xuyến nghe chuông nhà thờ đổ.
2. Tiếng chuông rộn rã đến mức tôi có thể tưởng tượng ra cảnh hàng hàng con chiên áo ngắn áo dài đang theo nhau tụ hội về ngôi nhà của Chúa.
Cảnh tượng ấy biến mất khi tiếng chuông chợt ngưng.
Tôi lại nằm im và thở với cơn đau.
3. Với tay mở đèn như một thói quen. Tôi bỗng thấy trên bức tường là một chữ song hỷ đỏ chói bằng tiếng tàu, nửa bên trái giống hệt nửa bên phải. Nó làm tôi sực nhớ ra là tôi vừa mới cưới.
Và cô gái đang nằm ngủ bên cạnh chắc hẳn là vợ tôi mới cưới.
Tôi đi đến một ngạc nhiên: mình đã thành trai có vợ.
4. Tôi bắt đầu lần tìm trong trí nhớ xem như thế nào là vợ là chồng, thì phát giác ra rằng, tôi chưa một lần dò từ điển xem chính xác nghĩa của chữ vợ chồng. Tôi phì cười vì sự vô lối của mình khi tôi cứ làm những việc mà mình còn chưa hiểu rõ ý nghĩa của nó.
Và chính thói quen vô lối ấy dần dần khiến tôi trở thành người mà tôi chưa tìm hiểu rõ vai trò của y. Bất giác, tôi khá chòng chành với ý nghĩ này.
5. Tôi bất giác tưởng tượng ra chuyện một người đã làm tổng thống gần hết nhiệm kỳ mà cũng chưa từng lần giở từ điển xem chính xác từ tổng thống nghĩa là gì. Tôi lại phì cười, thì cơn đau làm tôi méo mặt.
6. Tôi vùng dậy khỏi giường và đến bên tủ thuốc gia đình. Tôi chỉ quyết chí tìm cho được một viên giảm đau, dù chưa bao giờ tôi để ý tên thuốc nào là giảm đau.
Đúng lúc đó, trí nhớ về  những đoạn phim quảng cáo ùa về và cho tôi biết tên loại thuốc giảm đau.
7. Nhìn viên thuốc sủi bọt và tan dần vào ly nước, tôi mới hơi hoảng vì quảng cáo đã ăn vào tâm tư của tôi từ lúc nào. Lúc đó tôi lại hình dung ra cảnh tôi không thể kiểm soát được hoàn toàn tâm tư của mình. Và tôi thoáng buồn vì điều đó.
Một đoạn quảng cáo nhạt nhẽo và tầm phào cũng ăn sâu vào tâm tư của tôi ư? Sao tôi không thể có một hàng rào cảnh giác nào với chúng? Sao trí não tôi không chỉ để ghi nhớ những tác phẩm của Shakespeare? Trí não tôi hổ lốn đến thế sao? Ngay lúc này tôi thấy con người mình thật tầm phào.
8. Giờ tôi sẽ đi đến thư phòng tìm cuốn từ điển.
những khả năng của con chó hoang
Khái niệm:
Chó hoang có lẽ được luật đô thị định nghĩa là chó vô chủ, chó không được thừa nhận, hoặc chó chưa bị sở hữu bởi một cá nhân hay tập thể. [Cá nhân đó chắn hẳn chỉ có thể là con người. Vì xưa nay, chỉ có con người mới tự cho mình cái quyền sở hữu kẻ khác.]
Vì thế:
Khác với chó nhà, chó hoang không có một hộ khẩu hợp pháp, không một chốn để lui về. Chó hoang không được chích ngừa như chó nhà, dù cả hai vẫn có khả năng cắn người vô tội vạ. Chó nhà có nửa mét vuông chuồng để chui ra chui vào. Chó hoang suốt đời đi dạo khắp thế gian.
Thế rồi:
Một hôm, khi chó hoang lang thang đến trước cổng một ngôi nhà. Chó nhà chạy ra, đứng trong cánh cổng và cật lực sủa.
Bên ngoài cánh cổng, chó hoang cười khẩy hỏi: Mày sủa cái gì?
Bên trong cánh cổng, chó nhà cao giọng đáp: Thấy ai lạ là tao cứ sủa.
Chó hoàng phá lên cười sặc sụa: Cũng là chó thôi, lạ thế quái nào?
Chó nhà kiêu hãnh chìa ra ở cổ một sợi dây xích ánh kim lấp lánh.
Chó hoang cười khẩy: Đồ trang sức của mày đấy à?
Chó nhà bực tức sủa: Mày đúng là đồ chó hoang vô học.
Chó nhà nhếch mép cười, rồi ngoảy đuôi đi vào trong.
Chó hoang quay đầu tiếp tục lang thang.
Con chó hoang đang nằm nghỉ bên vệ đường, dưới một bóng cây, trong buổi trưa nắng như thiêu như đốt. Luôn luôn tồn tại khả năng nó bị bắt bớ bởi đội săn bắt chó của thành phố. Bởi vì không có gì phi pháp chìa ra ngoài đường mà thoát qua được tai mắt của đội trật tự đô thị. [Vấn đề là đội trật tự đô thị có bắt hay không.]
Trong bóng râm, nó nằm nghỉ ngơi bên vệ đường. Luôn luôn tồn tại khả năng nó bị xe tông. Một chiếc xe bất ngờ lao lên vệ đường là chuyện bình thường.
Chưa hết, nó còn đối diện với khả năng bị bọn trộm chó bắt. Thời buổi này ngoài đường đầy bọn trộm cắp. [Đến một người lang thang ngoài phố còn có khả năng bị bắt bán sang tàu, thì chó hoang dễ gì lọt qua tai mắt bọn săn bắt.]
Tuy vậy, nó cũng có khả năng được ai đó nhận về nuôi, và hạnh phúc trở thành đứa có chủ, có nơi đi đi về về. Dù sau đó, vẫn có khả năng nó bị bỏ đói, nếu chủ nó phá sản. Hoặc có khả năng nó bị đuổi đi, nếu chủ nó không dạy dỗ được nó.
Tóm lại, có quá nhiều khả năng với một con chó hoang. Nó không thể trách cứ được ai, vì mỗi người đều có thế của họ. [Đội bắt chó có quyền đi bắt chó. Kẻ trộm chó thì vẫn sẵn sàng trộm chó vì chủ quán thịt cầy vẫn đang mong đợi.]
Nhắm mắt nằm trong bóng râm. Nó chỉ có thể thầm trách số nó đen như con chó hoang.
cái chết của đàn cá bảy màu
Trong chiếc bể nước nhỏ đang xanh trong những cây rong thủy sinh, Thượng đế đã đặt đàn cá vào đó.
Vì biết bảy màu là loài cá mắn đẻ, nên Thượng đế băn khoăn nỗi lo gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vốn nhỏ hẹp trong chiếc bể. Vì thế, Thượng đế đã quyết định chỉ thả vào bể rất ít cá mái. Cũng có thể vì Thượng đế chuộng cái đẹp, cái sặc sỡ, nên Ngài đã thả nhiều cá trống hơn.
Tuy nhiên, có vẻ như Ngài cũng khá ngây thơ. Vì sau đó, ảnh hưởng của sự mất cân bằng giới tính đã xảy đến nhanh chóng. Cá mái mệt mỏi trước sự đeo bám dai dẳng ngày đêm của bọn cá trống.
Cho đến khi con cá mái cuối cùng chết giữa sự cưỡng bức vô độ của một lũ cá trống, thì Thượng đế mới vỡ ra một sự thật khá tàn nhẫn: Không chỉ có con người mới cưỡng bức con người. Con cá bé bằng ngón tay cũng cưỡng bức con cá bé bằng ngón tay.
Sự cưỡng bức diễn ra ở khắp nơi, kể cả trong bể cá xanh ngắt, lãng đãng những cây thủy sinh đang đung đưa trong nước tao nhã.
Trên thực tế, lũ cá trống không phải chịu trách nhiệm trước sự tuyệt chủng của lũ cá mái. Chỉ là do sự sắp đặt sai lầm của Thượng đế. Lũ cá trống chỉ nghe theo bản năng tính dục của giới tính mà làm nên chuyện cưỡng bức.
Và  Thượng đế cũng không thể ngăn nổi một thực tế phủ phàng: khi không còn cá mái trong bể, lũ cá trống không còn bình yên. Chúng bắt đầu ve vãn lẫn nhau. Chúng giao hoan với nhau trước mắt Thượng đế..
Những cuộc rượt đổi, ve vãn lại bắt đầu. Và cá trống rượt đuổi cá trống.Và con cá cuối cùng đã chết như thế.
trên cánh đồng xanh ấy
Những con bò gặm cỏ
gặm cho đến lúc no
Cuộc đời là của nó
dẫu cho nó là bò
Con người mãi ngờ vực
về bản ngả của mình
Con bò không ngờ vực
về bản ngả của mình
Những con bò rong chơi
trên cánh đồng đầy cỏ
không có giá treo cổ
không thù hận chiến tranh
Tình yêu của con bò
là tình yêu vĩ đại
bò không hề ghen tuông
hay làm trò rồ dại
Trong một cộng đồng bò
dù thấp cao lớn nhỏ
không có sự so đo
tha hồ mà gặm cỏ
Trong một cộng đồng người
tiếng khóc với tiếng cười
cách xa nhau vạn dặm
Tình yêu nơi họng sung
trong lửa đạn chiến tranh
Tình yêu là nụ hồng
ở những nơi sang trọng
Tình yêu trong tiếng thét
của phụ nữ, trẻ em
bên những xác nhà đổ
(không phải lỗi của bò)
Lũ bò vẫn ăn cỏ
Lũ người vẫn ăn dầu
người già hay trẻ nhỏ
nào đáng kể gì đâu
Những con bò gặm cỏ
vài đô-la một ngày*
Những con người đói lả
mơ một đồng đô-la
Những con bò gặm cỏ
trên đồng cỏ của mình
Người dưới giá treo cổ
nguyện cầu ngày tái sinh
Rồi một hôm nào đó
chúng thế chỗ cho nhau
Ngày đó không thể có
vì bò không ăn dầu
Rồi một ngày đẹp trời
đàn bò vẫn rong chơi
trên cánh đồng xanh ấy
bò bỏ rơi bầy người
* Theo tờ Guardian, số ra ngày 25/9/2002, mỗi con bò ở Liên Minh châu Âu được bảo trợ 2,5 USD một ngày. Con số đó còn cao hơn mức sống của 75% người dân châu Phi.
Tuy nhiên, trên tờ Christan Science Monitor, một tờ báo chính trị – xã hội có uy tín lớn của Mỹ, số ra ngày 13/6/2003, chủ tịch ngân hàng Thế giới, James Wolfensohn cho rằng, mức bảo trợ cao nhất thuộc về bò của Nhật Bản, với 7,5 USD một ngày.
Cũng trên số ra ngày 08/02/2013, Christan Science Monitor là tờ báo đầu tiên của Mỹ dẫn lời ông Trần Đình Thắng, một Việt kiều Mỹ, khẳng định nguyên văn “Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Việt Nam”, và “Hoàng Sa, Trường Sa chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc”, cùng chứng cứ là bộ sưu tập 150 tấm bản đồ và 3 tấm át-lát Trung Quốc cổ, xuyên suốt nhiều thời kỳ lịch sử. 
Cũng bởi trước khi tôi sinh ra, Tổ quốc đã quá nhiều mất mát. Bốn ngàn năm lịch sử mới như ngày hôm qua. Ông nội tôi ngã xuống ở chiến trường Lào năm xưa, giờ phần mộ vẫn không tên và ở nơi nào không rõ. Bà tôi là gái góa chồng từ khi còn rất trẻ. Cha tôi cũng mồ côi cha từ thuở nhỏ.
Thi thoảng chúng tôi cất gác mọi công việc, vượt chẵn ngàn cây số để đến nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi thắp lên một ngàn ba trăm nén nhang mà trong tâm trí vẫn đau đáu vì còn quá nhiều nghĩa trang khác. Suốt quãng đường về hai cha con lặng im. Một quảng lặng im dài ngàn cây số.
PHẦN III : TÂM KHẢM
[LÀ CỘI NGUỒN DÒNG MÁU BỐN NGÀN NĂM]
25. cuộc hành hương của bầy sên
26. nhìn ra ngoài chút đi
27. thông báo của khách sạn
28. ngày nóng nực
29. bức tranh vẽ cơn mưa
30. lỗ thủng lúc bình minh
31. sự im lặng bằng cáp
32. lời thưa về thân phận một con vịt
33. thế giới nhiều sự thật
34. không phải là nhảy xuống từ trên cao
35 .bao chửng của mỗi người
36. những con gà trống mới
37. Chúng ta bước ra từ ngôi nhà của người nông dân
cuộc hành hương của bầy sên
Muốn tìm thấy quê hương,
Trước hết phải chịu khó lần tìm ra bản ngã
Bầy sên sẽ bò mãi trong đêm
Sẽ bò mãi trong ánh trăng
Không chút bận lòng
Trong thành phố từng ngày đêm hối hả phà ra hơi thở của bê tông, phà ra nhiệt phổ của xi măng sắt thép. Nhưng bụi chuối thì vẫn ở đó. Và ở góc kia, góc kia nữa, trong quan điểm của bầy sên.
Bầy sên vẫn lê mình qua những bãi cỏ xa lạ mênh mông. Thơm hương ánh trăng trong vườn nhà ai. Chúng chẳng quan tâm. Và cũng không chút bận lòng.
Ông thượng đế cho loài sên một khả năng. Chẳng to tát gì, nhưng ý nghĩa. Bò mải miết trong đêm. Bò khoan thai trong ánh trăng.
Có thể chúng sẽ không tìm thấy quê hương. Nhưng không ai bảo ai dừng lại. Bản ngã là ngày từng ngày thức dậy để tiếp tục cuộc hành trình.
Ông thượng đế cũng cho chúng một khả năng. Một khả năng tối thượng của muôn loài. Khả năng im lặng mênh mông.
Thực ra, chúng có nói điều gì không?
Bên ngưỡng cửa, người ngẩn ngơ theo sự ra đi của bầy sên. Tự hỏi mình đã nói gì với lịch sử?
Cảm tác từ một trong những bài thơ được nhà văn Vũ Tú Nam ví như một viên ngọc toàn bích.
nhìn ra ngoài chút đi
nhìn ra ngoài chút đi
lá vẫn xanh
gió vẫn thầm thì
dù bao giờ cũng thế
gió sàm tấu những điều phét lác
mình
đừng có mà ngờ nghệch
vụng dại tin dấu hiệu của bình yên
gió lang thang là điều rất tự nhiên
rất huyền hoặc là màu xanh của lá
đừng vội tin
vì ngày sau tàn tạ
lá mùa thu rơi trong gió mùa thu
gió đi hoang là bệnh chứng vô tư
mê muội sao màu xanh của lá
đừng vội tin
vì ngày sau tàn tạ
lá mùa thu không đợi được mùa đông
nhìn ra ngoài chút đi
lá vẫn xanh
gió vẫn thầm thì…
thông báo của khách sạn
Thông báo của khách sạn:
Kính thưa những ngôi sao truyền thông báo chí!
Các ngài cần khách sạn tiện nghi.
Đây Củ Chi, chúng tôi xin phục vụ:
1. Ở Củ Chi,
Khách sạn của chúng ta không đạt đến năm sao.
Vì chỉ có một ngôi sao trên mũ tai bèo lấp lánh.
2. Ở Củ Chi
Khách sạn của chúng ta không máy lạnh,
Nhưng cũng đủ để các ngài cảm nhận được hơi lạnh đất đai
3. Ở Củ Chi
Khách sạn của chúng ta không điện thoại, wifi
Vì trong lòng đất làm gì có sóng
4. Ở Củ Chi
Khách sạn của chúng ta không quá rộng
Nhưng cũng đủ dài để các ngài chui bò mải miết
5. Ở Củ Chi
Thực đơn không có rau
vì một thời đất trắng, không rau nào mọc được
6. Ở Củ Chi
Không có nhảy múa quanh lửa trại
Nhưng các vị sẽ cảm nhận được nhịp điệu của những giọt mồ hôi
7. Ở Củ Chi
Khách sạn của chúng ta rất gần đất lại xa trời
Không có…
Không có…
Không có…
Không có Thượng Đế
Không có ngôi sao
Chỉ có những con người bình dị lấp lánh những gian lao.
ngày nóng nực
1. Bóng chiều về trên phố biển
Đèm đẹp.
Khá lãng mạn và diễm tình.
2. Trong khung cảnh ấy :
Biển lấp lánh
Nắng thinh lặng
Gió dịu dàng
Bờ thênh thang
Chiều êm đềm
Người yên bình trong tuyệt vọng.
3. Ngoài khơi xa có khi :
Trên mặt biển, trong cô đơn mưa rơi.
Sâu lòng biển, nghe ầm vang sóng xô.
4. Ai đó ngóng chờ :
Từng ngày chậm chầm chậm, chầm chậm
Từng giờ chầm chậm, chầm chậm
Từng phút chậm, chầm chậm
Từng giây chầm chậm
Từng phần trăm của giây chậm
Từng phần nghìn của giây thật chậm.
5. Thể nào thì:
Một đợt sóng mới
Một làn sóng mới
Cũng sẽ về đây thổi mát mẻ đầy sinh động ngày nóng nực.
bức tranh vẽ cơn mưa
1. Đường cọ thứ nhất
Tôi vẽ mùi của cơn mưa.
Chiếc mũi tôi hốt nhiên nhạy như mũi của người đi biển,
Có khả năng ngửi được mùi của cơn mưa đang tới từ xa
Vì thế trong những đêm trung tuần tháng Mười chật chội
Tôi vẫn hoan hỉ với ý nghĩ về một cơn mưa tươi mới.
2. Đường cọ thứ hai
Tôi vẽ một cơn gió nhẹ.
Làn da tôi đột nhiên mẩn cảm như làn da rám nắng của người đi biển
Chỉ một làn gió nhẹ cũng đủ dự báo một cơn mưa đang tới từ ngoài khơi.
3. Đường cọ thứ ba
Tôi vẽ tiếng kêu eng éc.
Lỗ tai tôi bỗng nhiên thính như tai của người đi biển
Chỉ một tiếng kêu eng éc của loài chim biển cũng đủ dự báo ngoài khơi đang bão táp ầm ầm.
4. Đường cọ cuối cùng
Hai tay tôi luống cuống.
Chỉ hai mắt tôi an nhiên như mắt của người trần tục
Không sao thấy một sự đổi thay nào trong bố cục
Không có cơn mưa nào đang tới trong bức tranh vẽ cơn mưa.
lỗ thủng lúc bình minh
Nếu đến lúc cần bước ra thế giới
Ngần ngại chi ta đóng những thân tàu
Tám mươi sáu ngàn tỷ và hơn nữa
Cái giá nào ai trả để ra khơi?
Nếu đến lúc cần đoái chuộc tâm linh
Trong thời buổi thứ gì cũng rớt giá
Bốn mươi tỷ sơn phết chùa Diên Hựu
Có giá nào chuộc được Phật trong tim?
Nếu đến lúc cần đền ơn các Mẹ
Bốn trăm tỷ lộng lẫy một tượng đài
Mẹ Việt Nam chân trần áo vải
Đất đá nào tạc được mẹ sờn vai?
Nếu đến lúc cần vin vào lịch sử
Năm ngàn tỷ phục dựng cầu Long Biên
Để dân ta biết sử ta vinh hiển
Cầu mới này vẫn để đi qua sông?
Đàn em thơ ngày hai buổi vượt dòng
Tìm con chữ phía bên kia sóng nước
Mong thành tài để dựng xây Tổ quốc
Xây đủ cầu để Tổ quốc qua sông.
Những chiếc cầu bao giờ bắc qua sông
Những thân tàu bao giờ được hạ thủy
Những bất cập bao giờ được bật cấp
Những bình minh sóng lòng dợn mênh mông…
sự im lặng bằng cáp
Hai con dê cùng qua một chiếc cầu hẹp
Dê đen đi từ đằng này lại
Dê trắng đi từ đằng kia sang
Con nào cũng muốn nhường con nào
Chúng chưa kịp mừng gặp nhau thì đã rơi tõm xuống nước
Ở đầu cầu bên kia
Con cáo thình lình
Cắt cáp
Bên này
Bầy cừu chứng kiến mọi việc
Vẫn im thin thít
Ngao ngán lắc đầu nguẩy đít
Lặng lẽ lũ lượt đi tìm một cây cầu khác
Cáo cười hả hê
Nói vọng sang bên kia
“Này bầy cừu im lặng
1982 chiếc cầu trong khu rừng này đều đan bằng cáp”
Bầy cừu vẫn lặng im
không con nào nói với con nào
chỉ tự an ủi lòng mình
hình như “trên tất cả đỉnh cao là lặng im*”
Bầy cừu đi mãi cũng tìm được một cây cầu
Như lời cáo nói, cầu đan bằng cáp
Bên kia cầu, cáo cũng đang chờ
Bầy cừu lại im thin thít nguẩy đít đi tìm
Đi khuất bóng cáo mà vẫn nghe tiếng cười vọng
“Mọi thứ trong khu rừng này đều đan bằng cáp”
Cừu non ngây ngô chạy lên trước hỏi ông mình:
“Ông ơi, lẽ nào sự thật cũng được đan bằng cáp?”
Ông cừu thâm trầm: “Sự im lặng cũng đan bằng cáp!”
* Chữ của Phạm Công Thiện
lời thưa về thân phận một con vịt
Tặng V&U
Sau một đêm mưa thối trời úng đất, bức tường thành nát bươm sụp đổ. Lũ cá sấu sổng chuồng lổm ngổm bò trên phố.
Vào những ngày trung tuần tháng Mười rúng động, hàng loạt cá sấu bị truy lùng, vây bắt, và sát hại. Phải thương lượng mãi, lũ cá sấu mới được trả về cho chủ trại.
Và vì nghi ngờ vẫn còn một số cá sấu đã thoát được ra sông, nên vịt bị chọn làm mồi nhử chúng.
Đang cô lẻ trên mặt nước im lìm ghê rợn, liệu con vịt có cảm thấy bất công? khi bao giờ cũng thế, con yếu nhất trong đàn thường bị mang ra tế.
Và một khi sinh ra đã mang kiếp vịt và được tiêm phòng đầy đủ thì thường chỉ có một cách để chết. Đó là bị cắt tiết.
Nhưng trong hoàn cảnh này, chết không đơn giản là hết. Bị tách đàn và phải chờ chết trong sợ hãi  mới là điều tệ nhất.
Tất cả sự chết-không-đơn-giản này đều là vì sự yên ổn của một nhóm người sống gần cá sấu.
Nhưng vẫn còn một bất công khác với linh hồn của vịt. Khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vịt mồi và cứu được nhóm người, không ai trong số họ tiếc thương gì vịt. Đơn giản, không nơi nào trên thế giới có tiền lệ người phong anh hùng cho vịt.
Đến đây, có lẽ lồ lộ ra rằng con người cũng là loài phản phúc, khi vịt mất đi tính mạng để cứu người mà không được phong tước.
Đến đây, tôi xin ngừng lời trong giây lát, để tranh thủ nguyện cầu cho linh hồn con vịt sớm được siêu thoát.
Và nguyện cầu cho chính tôi kiếp sau không phải làm vịt.
Bỗng đâu Phật hiện ra trước mắt :
Ngươi có chắc ngươi không là kẻ phản phúc?
Tôi lẩy bẩy, cúi mặt xuống đất.
Phật lắc đầu, lủi thủi đi mất.
Cậu bé làng Chùa – tranh của Nguyễn Quang Thiều. Đây là bức tranh sinh thời Hoa Níp rất yêu thích.
thế giới nhiều sự thật
Con lật đật suốt đời chỉ biết nghiêng phải nghiêng trái, chao tới chao  lui. Cuối đời, nếu may mắn, nó nhận ra mình vẫn đứng yên một chỗ,làm một món đồ chơi kẻ nào bỏ quên trong tủ kính.
1. Thế giới ngoài tôi chất chứa nhiều sự thật, như ngựa xe nhao nhao ngoài phố ào ào ào ào vô tình.
2. Bởi Thế giới ngoài tôi chất chứa nhiều sự thật.
Sự thật nằm im re trong nỗi cơ cực của anh điện lực lương không đủ sống, quặn thắt lòng tôi – người trai trẻ Việt Nam thế kỷ 21, thao thức bao đêm mong hiến bảo kế giúp các anh đủ sống giữa thành thị ào ào ào ào ngựa xe vô tình kia.
3. Cũng bởi Thế giới ngoài tôi chất chứa nhiều sự thật. Tôi – người trai xứ Việt Nam hùng dũng kiên cường, từng phút giây mong chờ kim đồng hồ nhíc sang năm 2010, pháo hoa nổ tung tóe, ngợp trời, như muốn chia vui cùng cha mẹ tôi – những nhà giáo 30 năm tuổi nghề – nay đã sống được bằng lương.
4. Cũng bởi Thế giới ngoài tôi chất chứa nhiều sự thật. Sự thật là thi thoảng đây đó trên thế giới vẫn có những đợt thu hồi xe vì lỗi kỹ thuật. Tôi – người trai xứ Việt Nam sang trọng khoe với các bạn năm châu rằng xe chạy trên đất nước chúng tôi miễn nhiễm với các đợt thu hồi. Sự thật là các nhà sản xuất bảo “Không việc gì!”.
5. Cũng bởi trước khi tôi sinh ra đã quá nhiều sự thật. Sự thật là dòng máu Việt Nam bắt đầu cuồn chảy trong cơ thể tôi qua sợi dây rốn trong bụng mẹ. Dòng máu ấy cứ ngày một lớn hơn, sục sôi và đỏ thẩm, cho đến tận hôm nay, và cho đến mai sau vẫn còn chảy trong cơ thể con cái chúng tôi.
6. Cũng bởi trước khi tôi sinh ra, Tổ quốc đã quá nhiều mất mát. Bốn ngàn năm lịch sử mới như ngày hôm qua. Ông nội tôi ngã xuống ở chiến trường Lào năm xưa, giờ phần mộ vẫn không tên và ở nơi nào không rõ. Bà tôi là gái góa chồng từ khi còn rất trẻ. Cha tôi cũng mồ côi cha từ thuở nhỏ.
Thi thoảng chúng tôi cất gác mọi công việc, vượt chẵn ngàn cây số để đến nghĩa trang liệt sỹ Ngọc Hồi thắp lên một ngàn ba trăm nén nhang mà trong tâm trí vẫn đau đáu vì còn quá nhiều nghĩa trang khác. Suốt quãng đường về hai cha con lặng im. Một quảng lặng im dài ngàn cây số.
7. Cũng bởi Thế giới ngoài tôi có quá nhiều sự thật. Tôi – người trai Việt Nam hùng dũng thế kỷ 21, chiều chiều ra biển bơi hàng cây số rèn dũa sức khỏe. Thế mà đôi khi phải nén những hãi hùng để lấy dũng khí mà mạnh mẽ.(Đôi khi mạnh mẽ đến hồn nhiên.)
Cũng có khi phải tránh né tình trạng ngộ độc sự thật bằng cách nghĩ về Tổ quốc và George W. Bush*. Khấn niệm hai tiếng Tổ quốc, Tổ quốc, Tổ quốc, Tổ quốc,… như Bồ tát thường lẩm bẩm A di đà Phật mỗi khi gặp điều càn quấy thị phi.
8. Dù thế nào tôi cũng đứng dậy bước đi. Không thể mãi như con lật đật nghiêng hai bên phải trái. Bởi dòng máu nóng chưa bao giờ dừng lại.
Dòng máu Bốn ngàn năm.
(*) “Các bạn trẻ, có thể có đôi lúc các bạn mất niềm tin vào chính phủ, nhưng hãy luôn tin vào Tổ quốc!” Tổng thống Hoa Kỳ G.Bush động viên sinh viên Mỹ trong một buổi nói chuyện tại một trường đại học.
không phải là nhảy xuống từ trên cao
Là vì thơ đang ở kỷ nguyên số
hơi bị lạc tông với dãy số 01001110101
Là vì thơ đang rẽ vào ngõ nhỏ,
hẩm hiu mà không kêu được cùng ai
Là vì thơ lỡ chui vào chỗ hẹp,
đến nỗi không đủ chỗ để quay đầu
Cũng vì là thơ đang đâm vào bụi rậm,
con chim đã bay đi từ lâu
Và vì thơ lại đâm đầu vào tường,
thơ sưng phồng trọng thương
Nên thơ nhảy khỏi máy bay từ độ cao tám ngàn mét để thử cảm giác tự do
Tiếc thay tính thơ thơ thẩn nên hay quên,
Hoặc có đeo dù mà dù rách,
Hoặc có đeo dù, loại tốt, mà mải thơ thẩn quên bung dù,
Hoặc quá sợ hãi và chết trước khi kịp bung dù,
Hoặc đơn giản là cố tình không đeo dù
Và trong khoảnh khắc rơi tự do từ độ cao tám ngàn mét,
Có khả năng là khoảnh khắc đối diện với cái chết
Nhưng thơ vẫn đang mải đăm chiêu hối tiếc
rằng trong quá khứ, thơ đã từng nhảy múa, thơ đã từng vinh quang, thơ đã từng tỏa rạng, thơ đã từng chói chang, thơ đã từng chiến đấu, thơ đã từng lên ngôi, thơ đã từng…, đã từng…, và đã từng…
Thơ chợt nhớ về tổ tiên thơ khắc trên hang đá của người tiền sử
Thơ chợt nghe âm vang thần thánh trong đền Trương Hống
Thơ chợt cảm nhận hơi thở gió xuân từ cội anh đào
Thơ chợt hình dung dáng người xõa tóc uống rượu trên sông
Thơ chợt mơ về đỉnh núi ánh trăng ngập tràn tiếng sáo
Thơ chợt ấm lòng ánh lửa chiều lòe nhòe bên núi
Thơ chợt thương dáng người xiềng xích tập tễnh buổi hừng đông
Thơ chợt thấy mình đang nức nở giữa từng không.
Thơ chợt hiểu,
Tự do không phải là nhảy xuống từ trên cao.
Bao Chửng của mỗi người
Đã một thời chúng ta mãi mê xem phim Bao thanh thiên. Đó là bộ phim về vị quan thanh liêm hiếm có. Bao khán giả cùng kỳ vọng vào những lần xử án. Niềm hy vọng của chúng ta luôn dõi theo Bao Công giải quyết bao nhiêu vụ kỳ án tập đầu tiên đến tập sau cùng.
Bộ phim được dựng theo hình mẫu có thực ở ngoài đời. Dù khá nhiều tình tiết là do đạo diễn bịa đặt, nhưng bộ phim cũng dường như là mong muốn rất thật. Cái ác lúc nào cũng bị trừng trị ở cuối mỗi tập phim. Và trong mỗi chúng ta cũng đều kỳ vọng vào một ông Bao Chửng thanh liêm.
Chuyện xưa khép lại. Thời buổi này, đương nhiên không còn Bao Chửng nữa. Ông ấy đã chết lâu rồi, cỏ đã bao mùa xanh mộ. Cũng không còn vua, quan, cung tần, mỹ nữ,… Bọn họ cũng chết lâu rồi, bụi bám đầy kinh sử. Chỉ có đôi điều vẫn còn luôn tồn tại. Đó là dân quần và những chuyện oan sai.
những con gà trống mớ
23 giờ, 30/12/2012
Giờ này không ai xuống đường đòi biển đòi đảo.
Người già thì đã ngủ. Trung niên thì cũng chuẩn bị rúc vào nệm chăn ấm áp. Số còn lại chắc đang uống quên đời ở xó nào.
Một toán thanh niên thì đang nghe rock ở sân Mỹ Đình. Toán khác thì đang gào kêu tên B.A.T ở sân Phan Đình Phùng. Số đông đảo khác nữa thì đang lăm le điện thoại mạy mọ nhắn tin bình chọn tít tít tít…
Tít… tít… tít…
Trong bóng đêm, tôi ơi, đang ở đâu?
Trong bóng đêm, em ơi, đang ở đâu?
Trong bóng đêm, chúng ta ơi, đang ở đâu?
Tít… Tít… Tít…
Bíp…bíp…bíp­…
Nếu chân lý cũng sáng soi như mặt trời, thì đành phải chờ gà gáy gọi chân lý lên.
Sau vườn nhà tôi, lũ gà mái đang yên chí nằm ấp trứng trong ổ. Con gà trống thì đã lên bàn nhậu của chúng tôi đầu hôm. Thật có lỗi vì chúng tôi đã thịt mất con gà trống cuối cùng còn sót lại sau vườn. Ngày mai lấy gì gọi chân lý lên tỏa rạng?
Cách duy nhất là chúng ta sẽ im lặng đợi những quả trứng trong ổ. Chúng sẽ nở thành bầy gà con tuấn tú, khôi ngô. Chúng ta sẽ cùng nhau bảo bọc để gà con chóng lớn. Chờ khi gà con nhú chiếc mào thẫm đỏ như màu máu.. Những con gà trống mới này sẽ gọi chân ly lên cao.
0h 31/12/2012
Chúng ta bước ra từ ngôi nhà của người nông dân
Người nông dân Việt Nam một nắng hai sương
Yêu thiết tha hạt thóc trên cánh đồng
Yêu ngô sắn trên nương
Yêu con cua con cá dưới sông
Yêu bông cải bông bụp trong vườn
Yêu Đất Mẹ như yêu từng hạt máu, khúc ruột.
Ai có thể đem lòng yêu bình ga?
Ai có thể đem lòng yêu súng hoa cải hoa cà?
Họ là người nông dân Việt Nam một nắng hai sương
Họ không phải là chiến binh để vạch ra một trận đánh hoàn hảo.
Họ không thể vạch ra một trận đánh mà theo tôi là rất hay, rất hay.
Bởi họ là người nông dân Việt Nam yêu đất đai ruộng vườn như yêu từng hạt máu, khúc ruột.
Bốn ngàn năm qua, họ chưa từng e ngại cái nắng cái giông.
Họ cũng chưa từng sợ hãi cảnh chân lấm tay bùn.
Họ sẽ vẫn bấu vào đất như bấu chặt vào sự sống.
Ruộng nương cấy cày là cuộc sống của họ.
Họ không có gì hơn ruộng nương dưới chân và nắng mưa trên đầu.
Bởi họ là người nông dân Việt Nam
Nên bao ngàn đời nay họ vẫn kiên trung đấu đầu trước mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh, sâu rầy.
Bởi họ là người nông dân Việt Nam
Nên dù trước nay giá lúa giá rau vẫn rẻ bèo nhưng họ vẫn vững tâm bền chí chăm bón cấy cầy.
Chỉ bởi vì họ là người nông dân Việt Nam
Nếu người nông dân Việt Nam không còn đất đai ruộng vườn
Đất Mẹ Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ chỉ toàn khu nghỉ dưỡng và sân gôn.
Người nông dân sẽ lui vào trong cánh gà dĩ vãng.
Và với 90 triệu miệng ăn, chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu lúa vàng.
Nhà giàu có thể xây biệt thự, resort, sân gôn trên cánh đồng của người nông dân.
Nhà giàu có thể trải bê tông sạch sẽ trên cánh đồng của người nông dân.
Nhà giàu có thể nghỉ dưỡng, tắm biển, tắm nắng trên cánh đồng của người nông dân.
Nhà giàu có thể chơi gôn trên cánh đồng của người nông dân.
Nhưng nhà giàu không thể ăn được biệt thư, bê tông, sân gôn.
Nhà giàu vẫn phải ăn lúa gạo rau củ heo bò gà vịt của người nông dân.
Khi người nông dân còn tần tảo lam lũ sớm hôm trên cánh đồng của mình
Thì hơn bất cứ nhà khoa học nào, chính người nông dân sẽ viết tiếp lịch sử bốn ngàn năm nền văn minh lúa nước của dân tộc.
Quân đội, công an, trí thức, học sinh, sinh viên cũng bước ra từ ngôi nhà bình dị của người nông dân.
Đừng phá nhà của người nông dân Việt Nam.
Đừng ép buộc người nông dân Việt Nam phải từ bỏ cánh đồng và sứ mệnh của họ.
Vì cánh đồng của người nông dân Việt Nam vẫn đang nuôi sống nhân dân Việt Nam và Thế giới loài người.
Tôi dùng một năm công thỉnh tượng Phật bằng đá nguyên khối to nặng. Không có nghĩa tôi muốn nhờ vả gì vào đấng quyền năng. Chỉ đơn giản tôi thích ngắm nhìn Ngài mỗi sớm thức dậy. Và dĩ nhiên, Ngài không là bằng hữu của tôi. Phật không kết bằng hữu với con người. Phật là tấm gương tôi soi tôi từng ngày.
PHẦN IV: TÂM TỊNH
[ĐỂ PHẬT VỀ NGỰ TRONG LÒNG MÌNH]

38. bóng mình
39. chế độ thiền
40. quan điểm của phật
41. thở đến hơi thở cuối cùng
42. phật và tôi
bóng mình
Rất cần một chút bình yên
ở trong đáy mắt dịu hiền của em
rất cần một khoảng êm đềm
gió sương trĩu lại cong mềm vành môi
rất cần một chút yêu đời
để ta sống sót mà vơi u buồn
rất cần một chút niềm thương
để ta vá víu chiếc xuồng tâm linh
rồi mai qua một mái đình
tìm trong đó một bóng mình từ tâm
chế độ thiền 
1. Đến một lúc nào đó trong đời, họ oải. Không thiết gì bằng cấp điểm chác. Họ lặng lẽ bỏ học, tìm lối khác.
Đến một lúc nào đó trong đời, họ oải. Không thiết gì hoài bão kim tiền. Họ bỏ phố, trở về cánh đồng.
Đến một lúc nào đó trong đời, họ oải. Không thiết gì lý tưởng sống. Họ chuyển qua chế độ tồn tại, như chiếc notebook đang stand by.
Đến một lúc nào đó trong đời, họ oải. Không tha thiết bất cứ gì nữa. Cuộc đời cho họ không đủ. Ý định tự tử có lúc thoáng qua…
2. Đã rất nhiều khi trong đời
tôi oải
Tôi nuốt đắng bỏ học,
về quê mần ruộng,
trong chế độ stand by
Nhưng vẫn không nỡ shut down đời mình.
Bởi tôi vẫn nghe trong không gian tiếng đời xôn xao lạ thường.
3. Lẫn trong những tiếng gà ếch, chim chóc, ngựa người tiếng đời thường hòa chan tiếng lạ thường. Tôi nghe dàn nhạc của đời chơi bản giao hưởng. Tất thảy đều vang tiếng huyền diệu du dương.
Con sâu đang ngồi thiền trên chiếc lá tôi lắng tai nghe tiếng âm thầm nhẫn nhịn.
Ấu trùng đang cựa mình trong cái kén lủng lẳng trên cành tôi nghe tiếng đập cánh của loài bướm sớm mai.
Ngay cả tiếng râm ran bà tôi gõ mõ cầu kinh đêm đêm cũng rất lạ thường.
Rồi cứ thế tôi ấn mình vào giấc ngủ những đêm lạ thường với mong muốn khi thức dậy tôi trở thành lạ thường với chính bản thân tôi.
4. Sáng, vây quanh tôi,
vẫn nắng mai nhảy múa xôn xao
Chiều, lướt qua tôi,
vẫn cơn gió khiêu vũ rộn ràng
Đêm, phủ xuống tôi,
vẫn đèn đường vàng ươm nồng ấm
Cùng ba ly café sáng chiều tối
Ngày qua bên thềm phố lặng, tôi đặt mình ở chế độ thiền.
quan điểm của Phật
Tặng S.P.P.H
Ở đầu giường có một tượng Phật bằng đá mua ở Hội An với lòng quyết tâm ăn ở cao độ. Có lẽ không nhìn thấy bọn mình làm tình, đọc thơ.
Ở phòng thờ có một tượng Quan âm gần 20 năm nay vẫn không nhúc nhích. Có lẽ không nhìn thấy bố mình tối nào cũng thắp nhang khấn vái.
Trong chùa, Phật đang nằm nghỉ cả trăm năm nay vẫn không lay động. Có lẽ không nhìn thấy chúng sinh ngày ngày cậy cục, lạy lục xin chút tài lộc, bình tâm.
Dù đứng, ngồi, hay nằm.
Tất cả các vị ấy đều có chung một quan điểm.
Không mở mắt nhìn loài người.
Trong lòng mình, Phật có lẽ cũng đang nhắm mắt.
Đến mình còn không dám nhìn thẳng vào góc khuất của chính mình.
thở đến hơi thở cuối cùng
Tặng Đ.C.N
Đêm nay chúng tôi nhóm lửa nướng lũ cá vừa mới chài lên được từ khúc sông trước nhà. Mùa này chỉ có cá đối và cá nâu. Chúng vẫn giãy đành đạch, quẫy đạp, tung mình vào không gian, rõ ràng và mạnh mẽ những trạng thái của sự sống.
Tôi được giao nhiệm vụ đặt cá lên lửa và trở cá. Công việc này lẽ ra không có gì nặng nhọc. Song, sự thật lại là việc rất đỗi nặng nề với một gã làm thơ như tôi. Cả đời tôi chỉ biết làm thơ, không biết sát sinh. Nhưng vì cả nể lũ bạn, nên tôi phải làm thế. Tôi phải làm những việc rất khác mình. Nên tôi vừa trở cá trên lửa, vừa than thở. Thiện tai, thiện tai. Lũ bạn cười nhếch mép bảo tôi chỉ giỏi vờ vịt.
Bạn bè nối khố, sao không hiểu cho. Tôi, ngày ngày đến với nàng thơ, như người ta đến với phòng tập Yoga. Cả ngày người ta bấn loạn vì đồng tiền, để rồi cuối ngày khi chiều tàn, họ lại bỏ tiền để tập Yoga, mong lấy lại chút thăng bằng đã mất. Tôi chẳng tốn tiền để đến với thơ. Thơ là môn phái thiền tâm bình dị nhất. Thơ đưa tôi trôi qua cơn mê si cám dỗ của kiếp người.
Quay trở lại khoảnh khắc lúc con cá nằm thở trên lửa. Tôi có mù đâu mà không nhìn thấy nó đang thở. Tôi có điếc đâu mà không nghe thấy tiếng nó đang thở. Mang nó vẫn gõ nhịp phì phào, phì phào, rồi lịm dần, lịm dần. Tôi bảo với bạn bè: Nhìn kìa, con cá đang thở trên đống lửa. Chúng bạn nhìn tôi, lại nhếch mép nở nụ cười bí hiểm.
Tôi bỏ cuộc nhậu giữa chừng vui. Vì tôi không thấy vui nữa. Thử tưởng tượng cảnh các vị thần đang nhậu, và loài người chúng ta đang nằm trên đống lửa. Đương nhiên, chúng ta vẫn phải thở đến hơi thở cuối cùng.
Phật và tôi
Tôi dùng một ngày công thả đôi chim phóng sinh. Không có nghĩa tôi ban ơn huệ gì cho chúng. Chỉ đơn giản tôi thích cái ý nghĩ về những đôi cánh tự do bay lượn. Và dĩ nhiên, tôi là bằng hữu của chim trời.
Tôi dùng một tuần công mua bể cá thủy sinh. Không có nghĩa tôi là ông chủ của chúng. Chỉ đơn giản vì tôi thích ngắm nhìn chúng thong dong bơi lội. Và dĩ nhiên, tôi là bằng hữu của cá nước.
Tôi dùng một tháng công mua cái cây cổ thụ vừa bị đánh bật gốc và đang trên đường áp giải từ rừng già về phố. Không có nghĩa tôi là ông chủ của cây cổ thụ đó. Chỉ đơn giản tôi kính trọng vạn vật lớn lao vĩ đại hơn mình. Và dĩ nhiên, tôi là bằng hữu của cánh rừng nguyên sinh.
Tôi dùng một năm công thỉnh tượng Phật bằng đá nguyên khối to nặng. Không có nghĩa tôi muốn nhờ vả gì vào đấng quyền năng. Chỉ đơn giản tôi thích ngắm nhìn Ngài mỗi sớm thức dậy. Và dĩ nhiên, Ngài không là bằng hữu của tôi. Phật không kết bằng hữu với con người. Phật là tấm gương tôi soi tôi từng ngày.
16/11/2012
Hoa Níp
Theo https://vanvn.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đói lòng ăn nửa chén cơm

Đói lòng ăn nửa chén cơm Mấy hôm nay thật buồn. Buổi mai chim không hót. Trời mùa đông rét ngọt. Và mưa. Mưa bay. Bay... Mùa đông trong vò...