(Nhan đề cũ của bài này:
LỜI NÓI CỦA THI GIA
LỜI NÓI CỦA THI GIA
Ở BIÊN BỜ HỮU THỂ,
thoát dịch từ câu nói của triết gia
thoát dịch từ câu nói của triết gia
Pháp Gaston Bachelard “Le poète
parle au seuil de l’être”)
I. Biến dạng của từ ngữ hữu thể (từ bản thể học
sang tâm lý học) - Ẩn thể siêu hình (hay hữu thể) trong triết học của
Heidegger không mang đặc tính của một danh từ mà nghiêng về động từ trong viễn
tượng Dasein. Dasein là từ ngữ Đức tương đồng với l’être-là của từ ngữ Pháp, diễn
tả qua từ ngữ Việt khá dài dòng là “đối diện với một cái gì
đang hình thành”. Vậy hữu thể (être trong tiếng Pháp, sein trong tiếng Đức)
là bản chất đang hình thành, mà những gì đang hình thành là thực tại, là chân
lý gắn liền với dự phóng trong triết lý Heidegger. Chân lý đó cần phải sáng tác
(thi ca là sáng tác theo cách dùng của Heidegger), không bao giờ là thực tại đã
cứng đọng như một sự vật im lìm. Hữu thể (hay bản thể, hay ẩn thể siêu hình),
theo Heidegger, đã bị vật tính hóa suốt dòng triết học cổ điển, chỉ là cái gì
đã hình thành mất hết chất sinh động.
Trong bài này, người viết mượn từ ngừ hữu thể nhưng xin dùng
có tính cách biến đổi từ siêu hình học sang tâm lý học, thay vì coi hữu thể là
bản thể con người và vạn vật, thì ở đây được coi như bản tính con người ẩn náu
trong ngôn từ. Nói cho rõ hơn, hữu thể trở thành đối tượng của sự đi tìm tâm hồn
thi sĩ qua lời thơ của họ trong viễn tượng “ngôn từ là nhà ở của hữu thể”
(le langage est la maison de l’être). Triết gia Gaston Bachelard cũng phát
biểu một câu tương tự: Lời nói của thi gia ở biên bờ hữu thể (le poète
parle au seuil de l’être.) Heidegger thường nhắc đến thi ca, vì thi
ca là sáng tác theo nguyên ngữ Hy Lạp: Poiesis. Mà sáng tác là đưa ra ánh sáng
cái gì chưa có, là khải thị miền ẩn náu của hữu thể, là làm hé ra nguồn suối của
chân lý. Tại sao thi ca lại có khả năng mầu nhiệm ấy? Tại vì ngôn từ (lời thơ)
có đặc tính một ngôi nhà chứa dấu sự thật, tại vì lời thơ làm xuất lộ bất ngờ
chân lý. Và trong bài này, người viết xin nhắc lại một điều cũng đã thời thượng
trong phê bình văn học: tại vì ngôn từ của thi ca phơi bày một cách tiềm ẩn bản
tính thực sự của thi sĩ. Nói đến tiềm thức hay vô thức thì đá động đến
phân tâm học của Freud, nghĩa là đã đi vào lãnh vực của tâm lý học, trong khi
bàn về hữu thể thuộc về lãnh vực bản thể học (ontologie). Như vậy, từ một vấn đề
hữu thể học của môn Siêu hình học, hữu thể theo cách dùng trong bài này đã biến
dạng và được chuyển vào lãnh vực tâm lý học. Như vậy, từ một vấn đề khảo sát hữu
thể với tư cách là cái gì có chứ không phải hư vô (Science de l’être
entant qu’être), nghĩa là một vấn đề thuộc thế giới siêu hình; hữu thể
theo bài này đã chuyển về bình diện thế giới hiện tượng (hiện tượng tâm linh,
nói thông thường hơn là tính tình thi sĩ), cho dù hiện tượng đó chưa thuộc về
loại hữu hình. Nói đến thế giới tâm linh là nói đến những hiện tượng phiền đa
và biến chuyển không ngừng rất khó phân tích để khảo sát. Nếu muốn khảo sát thì
phải làm đứng yên triều lưu tâm hồn đang trôi chảy, mà muốn làm đứng yên thì phải
đối tượng hóa, làm cứng đọng sự kiện tâm linh, cho ý thức dễ lãnh hội. Nhưng ý
thức cũng là một sự kiện tâm linh, vậy ý thức phải tự đối tượng hóa mình để hiểu
chính mình, chủ thể phải tự đối tượng hóa để hiểu chủ thể.
Vậy chủ thể, ý thức, trở thành một đối tượng nghiên cứu như mọi sự kiện khoa học khác, nghĩa là tự giết chết tính cách sống động của chủ thể con người. Giữa chủ thể (ý thức) và khách thể (ý thức bị đối tượng hóa) có một khoảng cách không thể phá vỡ. Nói theo kiểu triết lý hiện sinh (mà đã có một thời sách báo Văn Học Miền Nam ưa dùng) là giữa en-soi (tự nội dầy đặc) phóng ngoại để trở thành pour-soi (ý thức tha quy) có mục tìm hiểu en-soi, nhưng khi phóng ngoại thì giữa en-soi và pour-soi đã hình thành một nhịp cầu bất thông cảm, nghĩa là có một sự mâu thuẫn: đi ra để tìm hiểu mình, nhưng khi đi ra thì không thể nào trở lại chính mình để nắm bắt mình, vì một khi “lạc ra ngoài thì đã nội tại trong phiêu linh” (Bùi Giáng). Tìm hiểu hiện tượng tâm linh đã khó, thì thế giới vô thức hay tiềm thức - tức là những hiện tượng chỉ mấp mé bên bờ tâm linh - còn khó truy lùng gấp bội. Thế giới đó là miền trầm lặng hoang vu mà ngọn đèn ý thức chưa soi sáng tới. Tương tự như ngọn đèn vũ trụ bằng tia Laser người ta dự định soi lên không gian để chỉ dẫn đường bay cho phi thuyền, làm sao có thể soi thấu đến cõi đen như mực của thượng tầng mênh mông không bờ không bến.
Vậy chủ thể, ý thức, trở thành một đối tượng nghiên cứu như mọi sự kiện khoa học khác, nghĩa là tự giết chết tính cách sống động của chủ thể con người. Giữa chủ thể (ý thức) và khách thể (ý thức bị đối tượng hóa) có một khoảng cách không thể phá vỡ. Nói theo kiểu triết lý hiện sinh (mà đã có một thời sách báo Văn Học Miền Nam ưa dùng) là giữa en-soi (tự nội dầy đặc) phóng ngoại để trở thành pour-soi (ý thức tha quy) có mục tìm hiểu en-soi, nhưng khi phóng ngoại thì giữa en-soi và pour-soi đã hình thành một nhịp cầu bất thông cảm, nghĩa là có một sự mâu thuẫn: đi ra để tìm hiểu mình, nhưng khi đi ra thì không thể nào trở lại chính mình để nắm bắt mình, vì một khi “lạc ra ngoài thì đã nội tại trong phiêu linh” (Bùi Giáng). Tìm hiểu hiện tượng tâm linh đã khó, thì thế giới vô thức hay tiềm thức - tức là những hiện tượng chỉ mấp mé bên bờ tâm linh - còn khó truy lùng gấp bội. Thế giới đó là miền trầm lặng hoang vu mà ngọn đèn ý thức chưa soi sáng tới. Tương tự như ngọn đèn vũ trụ bằng tia Laser người ta dự định soi lên không gian để chỉ dẫn đường bay cho phi thuyền, làm sao có thể soi thấu đến cõi đen như mực của thượng tầng mênh mông không bờ không bến.
Sự kiện tâm linh uyển chuyển mà sử dụng phương pháp thì chẳng
khác nào giết chết nó. Nhưng phương pháp hay khoa học có khuyết điểm mà cũng có
ưu điểm. Triết gia Hiện Tượng Luận Husserl nói tạm gác khoa học qua một bên
không phải là bác bỏ khoa học, vì khoa học cũng là một thứ hiểu biết, một thứ
tri giác, mà Husserl thì công nhận mọi tri giác đều có giá trị tự tại của một
loại hiểu biết. Tạm gác khoa học theo Husserl chỉ có nghĩa chớ nên thiên trọng
về khoa học quá, vì mọi sự hiểu biết khác của con người như Tôn giáo, triết học,
cho đến những bí thuật huyền ảo, đều có giá trị trong phạm vi riêng, đều là những
nẻo đường tìm về Chân lý. Chân lý như một viên ngọc sáng, nhìn xa chỉ thấy một
khối trong suốt viên mãn, nhưng đến gần thì thấy có nhiều cạnh. Mỗi một cái
nhìn, mỗi một tri giác, mỗi một tri thức, chỉ có thể “sờ mó” một khía cạnh mà
thôi, nhưng nếu chỉ nắm được một khía cạnh tức là đã bao hàm sự vắng mặt của
khía cạnh khác. Ta chiêm bao, đến khi thức dậy mới biết đó là giấc mộng, nhưng
ngay trong lúc ta nằm mộng thì chiêm bao vẫn có giá trị sống thực, đã làm cho
ta xúc cảm khi đang ngủ. Vậy chân lý chỉ xuất hiện từng chiều cạnh, nên mọi nẻo
đường đến chân lý vẫn có giá trị một nẻo đường, mỗi con sông chảy ra biển vẫn
có giá trị một con sông. Vậy khoa học hay phương pháp tuy không đầy đủ để
tìm hiểu thấu triệt, nhưng không vì thế mà bác bỏ phương pháp.
II. Phương pháp khám phá bản tính qua ngôn từ thi ca: Nền
tảng của phương pháp này là đi tìm những ẩn náu tâm hồn, nói như có kiến thức
chuyên sâu là phân tâm học. Gaston Bachelard chủ trương đi tìm thơ nội tại
trong chính từ ngữ thơ (do đó như chưa cần nhờ cậy qua tiểu sử hay giai thoại
cuộc đời nhà thơ). Từ ngữ phát giác sự tiếp xúc lúc ấu thời của thi gia với
đất và nước và gió và lửa, nói chung là tiếp xúc với vật chất.
Ông gọi đó là phân tâm học vật chất để phân biệt với phân tâm học tâm linh đi tìm vô thức và tiềm thức qua hành vi của con người. Và Heidegger nói ngôn từ là sở hữu để con người tự chứng tỏ mình, mà cũng là của nguy hiểm nhất: “le plus dangereux de tous les biens, le langage a été donné à l’homme... pourqu’il témoigne ce qu’il est”. Từ ngữ “nguy hiểm” ở đây không dùng theo nghĩa luân lý đạo đức, mà chỉ dùng theo nghĩa bàn về chân lý. Thay vì dùng “của nguy hiểm nhất”, ta có thể viết “của xác đáng nhất”. Tại sao xác đáng nhất? Bởi vì người ta có thể dùng ngôn từ để nói láo, xuyên tạc sự thật. Như nói cách mạng mà lại hành động thoái hóa, nói yêu chuộng hòa bình mà chuẩn bị tấn công... Nhưng dù có bẻ quặt bẻ quẹo thế nào, một cách vô tình ngôn từ sẽ để lộ phần đuôi của sự ngụy tạo. Nhưng bài tìm hiểu bản tính thi sĩ không phải để thẩm tra luân lý hay để khám phá sự dối trá, mà chỉ là một cách đi tìm những ẩn chứa nội tâm chưa phơi bày (không phải ẩn chứa vô ngôn có vẻ siêu hình). Và người ta cho rằng làm thơ mà không nói về tâm tình thì đâu có chất người trong thơ. Thật ra dấu vết nhân loại vẫn tàng ẩn bên trong những lời thơ vô ngã nhất. Ví dụ một thi sĩ chuyên làm việc ráp nối hình ảnh màu sắc thì vẫn có hồn người trong tác phẩm của họ: tại sao họ không chọn màu sắc này mà chọn màu sắc kia, tại sao họ thường nói đến ban đêm mà ít nói ban ngày. Những câu hỏi tại sao dẫn dắt ta vào bên trong tâm hồn thi sĩ, bởi vì ngôn từ là trung gian phóng ngoại của bản ngã. Nằm ngoài ý thức muốn diễn đạt, có những lời thơ mà chính tác giả cũng không dè mình đã viết ra, xuất hiện ngoài tầm kiểm soát lý trí của mình. Thường thường người đọc ít chú ý đến vì những lời thơ ấy ẩn kín, có đó mà như không có, nếu ta đọc thoáng qua. Chúng xuất hiện dưới những hình thức tự nhiên, nếu không lưu tâm hay trực cảm thì ta không nhận ra. Nhưng cũng có những lời thơ mà thi sĩ chủ tâm đưa vào bài thơ, nhưng muốn chúng mang cái “mặt nạ vô tình”. Từ ngữ mặt nạ dùng ở đây không có ý nghĩa trá ngụy có tính chất luân lý đạo đức, mà chỉ muốn vạch ra cho ta thấy một trong những kỹ thuật làm thơ của thi sĩ. Nhà thơ cố ý đưa vào bài thơ vài từ ngữ có hơi hám một ý định nào đó. Ví dụ trong thơ Vũ Hoàng Chương, ta thường bắt gặp những từ ngữ có hơi hám mùi thuốc phiện, nhưng ta không thể nói chúng từ vô thức hay tiềm thức xuất lộ ra vô tình. Ta thử đọc vài câu để thấy kỹ thuật có chủ tâm mà làm như tình cờ bị ám ảnh: “Đáy cốc bao la vạn vực sầu/ Ngai vàng Mông Cổ ngự đêm nâu/ Hãy nghe bão táp trong cô tịch/ Vó ngựa dân Hồi dẫm đất Âu”, hoặc như trong một bài khác: “Còn mưa, còn mưa chưa ngớt đâu/ Mưa sang ngày trắng qua đêm nâu/ Đồng hồ như chạy bằng hơi nước/ Chở nặng thời gian vạn chuyến tàu”, và tiếp tục như vậy trong một bài nữa: “Đại lục buồn soi bóng đại dương/ Cỏ hoa quần đảo úa dần hương/ Cũng như Trái Đất khô dần nhựa/ Còn, chỉ còn dư vị chán chường”.
Những từ ngữ như “hương, nhựa, thuốc nâu” không phải vô tình xuất lộ trong thơ Vũ Hoàng Chương. Những từ ngữ như thoát ra từ ám ảnh của hương vị thuốc phiện, nhưng có chủ tâm thuộc lãnh vực ý thức của nhà thơ, còn từ ngữ từ vô thức hiện ra trong thơ là những gì hoàn toàn thuộc hứng cảm tình cờ, tác giả cũng không ngờ tới. Những từ ngữ xuất lộ vô thức khó nhận thấy chỉ trong một bài thơ, nhưng dễ nhận ra khi chúng vãng lai qua nhiều bài thơ của cùng một tác giả. Đọc một thi phẩm, ta phải cố gắng tìm xem những lời nào, những màu sắc nào, những hình ảnh nào, được nhắc lại ít khi nguyên vẹn mà biến dạng dưới nhiều hình thức. Chúng xuất hiện như một vài gợn gió trong không gian, như một hồn ma ám ảnh tác giả trong suốt tác phẩm. Nhà phê bình Albérès trong cuốn “Bilan littéraire du 20è siècle” có nhận thấy hình ảnh một tinh cầu giá lạnh cô đơn luôn ám ảnh Saint Exupéry trong nhiều tác phẩm. Đó là một ví dụ. Vậy tóm tắt phương pháp này có ba điểm: Tìm xem từ ngữ nào vãng lai, hoàn toàn thuộc dấu hiệu từ vô thức, không gợn một chút nào lòng chủ tâm của tác giả; dùng lời thơ lui tới đó làm biểu tượng đi vào bản chất nhà thơ; nền tảng phương pháp này có thể dùng từ ngữ thường nghe là tính tình học.
Ông gọi đó là phân tâm học vật chất để phân biệt với phân tâm học tâm linh đi tìm vô thức và tiềm thức qua hành vi của con người. Và Heidegger nói ngôn từ là sở hữu để con người tự chứng tỏ mình, mà cũng là của nguy hiểm nhất: “le plus dangereux de tous les biens, le langage a été donné à l’homme... pourqu’il témoigne ce qu’il est”. Từ ngữ “nguy hiểm” ở đây không dùng theo nghĩa luân lý đạo đức, mà chỉ dùng theo nghĩa bàn về chân lý. Thay vì dùng “của nguy hiểm nhất”, ta có thể viết “của xác đáng nhất”. Tại sao xác đáng nhất? Bởi vì người ta có thể dùng ngôn từ để nói láo, xuyên tạc sự thật. Như nói cách mạng mà lại hành động thoái hóa, nói yêu chuộng hòa bình mà chuẩn bị tấn công... Nhưng dù có bẻ quặt bẻ quẹo thế nào, một cách vô tình ngôn từ sẽ để lộ phần đuôi của sự ngụy tạo. Nhưng bài tìm hiểu bản tính thi sĩ không phải để thẩm tra luân lý hay để khám phá sự dối trá, mà chỉ là một cách đi tìm những ẩn chứa nội tâm chưa phơi bày (không phải ẩn chứa vô ngôn có vẻ siêu hình). Và người ta cho rằng làm thơ mà không nói về tâm tình thì đâu có chất người trong thơ. Thật ra dấu vết nhân loại vẫn tàng ẩn bên trong những lời thơ vô ngã nhất. Ví dụ một thi sĩ chuyên làm việc ráp nối hình ảnh màu sắc thì vẫn có hồn người trong tác phẩm của họ: tại sao họ không chọn màu sắc này mà chọn màu sắc kia, tại sao họ thường nói đến ban đêm mà ít nói ban ngày. Những câu hỏi tại sao dẫn dắt ta vào bên trong tâm hồn thi sĩ, bởi vì ngôn từ là trung gian phóng ngoại của bản ngã. Nằm ngoài ý thức muốn diễn đạt, có những lời thơ mà chính tác giả cũng không dè mình đã viết ra, xuất hiện ngoài tầm kiểm soát lý trí của mình. Thường thường người đọc ít chú ý đến vì những lời thơ ấy ẩn kín, có đó mà như không có, nếu ta đọc thoáng qua. Chúng xuất hiện dưới những hình thức tự nhiên, nếu không lưu tâm hay trực cảm thì ta không nhận ra. Nhưng cũng có những lời thơ mà thi sĩ chủ tâm đưa vào bài thơ, nhưng muốn chúng mang cái “mặt nạ vô tình”. Từ ngữ mặt nạ dùng ở đây không có ý nghĩa trá ngụy có tính chất luân lý đạo đức, mà chỉ muốn vạch ra cho ta thấy một trong những kỹ thuật làm thơ của thi sĩ. Nhà thơ cố ý đưa vào bài thơ vài từ ngữ có hơi hám một ý định nào đó. Ví dụ trong thơ Vũ Hoàng Chương, ta thường bắt gặp những từ ngữ có hơi hám mùi thuốc phiện, nhưng ta không thể nói chúng từ vô thức hay tiềm thức xuất lộ ra vô tình. Ta thử đọc vài câu để thấy kỹ thuật có chủ tâm mà làm như tình cờ bị ám ảnh: “Đáy cốc bao la vạn vực sầu/ Ngai vàng Mông Cổ ngự đêm nâu/ Hãy nghe bão táp trong cô tịch/ Vó ngựa dân Hồi dẫm đất Âu”, hoặc như trong một bài khác: “Còn mưa, còn mưa chưa ngớt đâu/ Mưa sang ngày trắng qua đêm nâu/ Đồng hồ như chạy bằng hơi nước/ Chở nặng thời gian vạn chuyến tàu”, và tiếp tục như vậy trong một bài nữa: “Đại lục buồn soi bóng đại dương/ Cỏ hoa quần đảo úa dần hương/ Cũng như Trái Đất khô dần nhựa/ Còn, chỉ còn dư vị chán chường”.
Những từ ngữ như “hương, nhựa, thuốc nâu” không phải vô tình xuất lộ trong thơ Vũ Hoàng Chương. Những từ ngữ như thoát ra từ ám ảnh của hương vị thuốc phiện, nhưng có chủ tâm thuộc lãnh vực ý thức của nhà thơ, còn từ ngữ từ vô thức hiện ra trong thơ là những gì hoàn toàn thuộc hứng cảm tình cờ, tác giả cũng không ngờ tới. Những từ ngữ xuất lộ vô thức khó nhận thấy chỉ trong một bài thơ, nhưng dễ nhận ra khi chúng vãng lai qua nhiều bài thơ của cùng một tác giả. Đọc một thi phẩm, ta phải cố gắng tìm xem những lời nào, những màu sắc nào, những hình ảnh nào, được nhắc lại ít khi nguyên vẹn mà biến dạng dưới nhiều hình thức. Chúng xuất hiện như một vài gợn gió trong không gian, như một hồn ma ám ảnh tác giả trong suốt tác phẩm. Nhà phê bình Albérès trong cuốn “Bilan littéraire du 20è siècle” có nhận thấy hình ảnh một tinh cầu giá lạnh cô đơn luôn ám ảnh Saint Exupéry trong nhiều tác phẩm. Đó là một ví dụ. Vậy tóm tắt phương pháp này có ba điểm: Tìm xem từ ngữ nào vãng lai, hoàn toàn thuộc dấu hiệu từ vô thức, không gợn một chút nào lòng chủ tâm của tác giả; dùng lời thơ lui tới đó làm biểu tượng đi vào bản chất nhà thơ; nền tảng phương pháp này có thể dùng từ ngữ thường nghe là tính tình học.
III. Áp dụng phương pháp qua bài thơ “Những Hướng Sao
Rơi” của Đinh Hùng:
Khi miếu đường kia phá bỏ rồi
Ta đi về những hướng sao rơi
Lạc loài theo dấu chân cầm thú
Từng vệt dương sa mọc khắp người.
Sau trái cô sơn ngày lại ngày
Hồn kinh kỳ hiện dưới chân mây
Đôi tay vò xé loài hoang thảo
Đỏ máu căm hờn trên cỏ cây.
Rồi những đêm sâu bỗng hiện về
Vượn lâm tuyền khóc rợn trăng khuya
Từng bóng ma rừng theo bước đi.
Ta đến sườn non rẽ cỏ gai
Sống đây ghi trước mảnh di hài
Lẫn trong kiến trúc tòa vân thạch
Hồn cổ ngồi chung mộng vắn dài.
Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ
Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe
Thèm ăn một chút hoa man dại
Rồi ngủ như loài muông thú kia.
Đọc xong bài thơ, ta nhận thấy màu đỏ thường được nhắc đến
trong bài này; và nhiều bài thơ khác của Đinh Hùng trong thi phẩm Mê Hồn Ca. Vệt
dương sa và máu đỏ là màu sắc có cùng một độ ấm nóng, ngược hướng với màu xanh.
Những vết máu vương vất trên cỏ cây và ánh mặt trời lốm đốm khắp người cho ta
thấy một hoạt cảnh thời sơ cổ không hiền hòa, mà có vẻ dị thường. Vài bài thơ
khác của Đinh Hùng lai vãng những sắc màu tương tự: “Trăng huyết dụ xuống bên
đài kỷ niệm... Nét lửa bay dài giấc ngủ mê... Một mặt trời đẫm máu xuống sau
lưng”. Đi đôi với màu sắc chói chang và hực nóng ấy là những quá khích của
bạo hành: “Đôi tay vò xé loài hoang thảo... Phấn hương nhầu tan tác áo xiêm
bay”. Vậy dấu hiệu để cho ta hiểu Đinh Hùng là màu sắc nhức nhối và hành động
khốc liệt. Từ dấu hiệu này, ta đi đến kết luận về tâm hồn: Đó là tâm tình của một
bạo chúa, một hưng phấn say xưa, một tình yêu nồng nàn. Đinh Hùng cũng thường
nhắc đến bạo chúa. Có khi cô đơn hiu quạnh như: “Con hoẵng lạc bầy kêu đỉnh
núi/ Bỗng nghe trời biển nhớ muôn trùng”, và có khi lại đam mê hung hãn: “Ôm
nhan sắc với hai bàn tay sắt/ Ta ghì nàng cho chết giữa mê ly”. Trong
thi phẩm “Đường Vào Tình Sử”, tâm hồn tác giả đã bình lặng lại, lời thơ không mạnh
mẽ như trong thi phẩm “Mê Hồn Ca”, tập thơ đã được sáng tác trong tuổi thanh
niên đầy nhiệt huyết.
(Trích từ Tạp chí Văn Học, Sài Gòn, số 80, tháng 8.1968; và
cũng bài này từ Tạp chí Văn Học, Nam California, số 236, tháng 3&4 năm
2008. Bản gửi từ tác giả).
Trần Văn Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét