Nước và các bến đò
1. Dẫn nhập
Sông nước là dòng chảy bất tận của thời gian (Dù cho sông cạn,
đá mòn…); là sự xác định giới hạn về không gian (Đôi ta cách một con sông…), là
nguồn cội thiêng liêng (Uống nước nhớ nguồn), là niềm tin trong cuộc sống (Có
nước, có cá/ Sông có khúc, người có lúc), là đạo đức và cách hành xử (Thác
trong hơn sống đục/ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo)… Những tính chất: lỏng,
mềm, trong, linh hoạt, liên kết không có ranh giới, truyền nhiệt, dễ bốc hơi… của
nước dường như đều có ảnh hưởng tính cách của người Việt. Đó cũng là hệ quả tất
yếu từ mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Trong nhận thức của người Việt, sự hiện hữu của sông nước khẳng
định sự tồn tại của sự sống, hay nói khác hơn, giá trị của nước chính là đem lại
cuộc sống cho con người. Nước dồi dào, cây cối xanh tươi, mùa màng sung túc;
sông cạn, nước khô có nghĩa là sự sống đang cạn kiệt, đang bị hủy diệt. Dần dần,
từ tự nhiên tồn tại khách quan, nước hiện hữu, chi phối nhận thức và cách ứng xử
trong mỗi con người. Mỗi con người sinh ra đều gắn liền với một dòng sông, mà tất
cả mỗi dòng sông đều có không dưới một bến đò. Mỗi đời người như một dòng sông
chảy đi, chảy đi, rồi cũng có lúc trở về bến cũ với những kỷ niệm; hay ít nhất
cũng giữ lại trong lòng bao ký ức không phai. Mộc mạc, chân quê thế thôi, nhưng
bến nước, dòng sông, mãi cứ tắm mát trong tâm thức mỗi con người với hình ảnh của
một thời để nhớ: Đò dọc - Đò ngang!
Đó cũng là hệ quả tất yếu từ mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên. Nước quan trọng cho cuộc sống nên trong khoa học về nước, người ta còn
phân chia ra hai thứ:
- Thủy văn (hydrology) là nói về thời tiết mưa,
bão, bốc hơi, thoát hơi
- Thủy lợi là tưới nước, thoát nước
2. Mùa mưa khác nhau tùy vùng
Nước Việt nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mưa rất
nhều. Chỉ trừ vài vùng khô hạn như Phan Rang, Phan Rí còn ra thì mưa to nhưng
mưa có mùa:
– Có vùng mưa về mùa hè như Hà Nội, Saigon đúng như
bài thơ:
Tháng sáu trời mưa, trời mưa không dứt/ Trời không mưa tôi vẫn
lạy trời mưa
hoặc :Em đứng lên gọi mưa vào hạ, Từng cơn mưa, từng cơn mưa
- Có vùng mưa về mùa thu như Trị Thiên, đúng như tục
ngữ địa phương: “Ông tha mà bà chẳng tha/ Sinh ra cái lụt hăm ba tháng mười.
Cũng vì vũ lượng cao nên nước Việt sông ngòi rất nhiều, chưa
kể đầm, ao, trủng, bưng với kinh, rạch, suối. Người Việt nào cũng có kỷ niệm với
dòng sông. Sông nước là nguồn cảm hứng dào dạt cho bao nhiêu nhạc sĩ, thi sĩ và
để lại cho tâm thức những hoài niệm như dòng sông miền Trung mà Phạm Đình
Chương, một nhạc sĩ gốc Bắc, nói về dòng sông Hương miền Trung rất chính xác:
Miền Trung vọng tiếng,
em xinh em bé tên là Hương giang,
đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.
Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ,
bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu.
em xinh em bé tên là Hương giang,
đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.
Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ,
bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu.
Hỡi hò, hỡi hò.
Quê hương em nghèo lắm ai ơi,
mùa đông thiếu áo hè thì thiếu ăn.
Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi,
khiến đau thương thấm tràn,
lấp Thuận An để lan biển khơi, ơi hò ơi hò
khiến đau thương thấm tràn,
lấp Thuận An để lan biển khơi, ơi hò ơi hò
Xuyên qua các đồng bằng miền Trung là con đường cái quan,
xuyên đèo, qua suối, với câu hát trữ tình và trêu ghẹo:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than đôi lời
Đi đâu vội lắm ai ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà
Sông Hương và núi Ngự Bình được nhắc đến trong lời bài
hát Ai ra xứ Huế sáng tác bởi nhạc sĩ Duy Khánh:
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về
3. Sông và các bến đò
Nói đến các dòng sông, ta liên tưởng ngay đến các bến đò. Thi
sĩ Trần Thế Xương đã hồi tưởng dòng sông quá khứ:
Sông kia rày đã lên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Đêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình mình tưởng tiếng ai gọi đò
Nhà nhạc sĩ có ghi lại nét nhạc để đánh dấu kỷ niệm với các bến
đò qua các bài hát như Bến Mơ, Bến nước, Bến Hàn Giang, Bến cũ,
Xa nhau bến xưa ngày ấy
Anh như bóng mây hồng trôi
Về chốn xa vời
Lòng nặng nhớ mong
Anh như bóng mây hồng trôi
Về chốn xa vời
Lòng nặng nhớ mong
Cố quên sầu thương đi
Anh nguyện đi theo gió
Chớ buồn khóc chi
Càng khổ người đi
Bến ấy chiều sương
chờ mong vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu
Cố nén sầu lòng bao năm v.v...
chờ mong vấn vương lòng ta
Gió cuốn mây trôi về đâu
Cố nén sầu lòng bao năm v.v...
Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hòa!
Em đến tôi một lần
Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hòa!
Mà nói đến bến đò là hình dung ngay cô lái đò với các đò
dọc, đò ngang. Nhiều khi đò ngang chở nhiều khách quá dễ xẩy ra tai nạn nên ca
dao có khuyên:
Thương em anh mới dặn dò
Sông sâu chớ lội, đò đầy đừng qua!
Sông sâu chớ lội, đò đầy đừng qua!
4. Sông nước trong văn học dân gian
Sông ngòi luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ, văn, nhạc.
Những bài thơ Đường của Lý Bạch, của Thôi Hiệu, bài Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị,
bản nhạc Dòng Sông Xanh đều lấy sông làm nguồn cảm hứng. Nhiều bài nhạc
dùng sông làm chủ đề như Sông Mã trong bài nhạc Tây Tiến của Quang
Dũng; sông Hương thì khá nhiều với Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước (Đêm tàn
Bến Ngự, Thương về miền Trung v.v...), Nha Trang có Nha Trang ngày về v.v...
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có Sông Côn mùa lũ.
Riêng văn học dân gian cũng có nhiều điệu hò trên sông nước.
Vì sự vận chuyển hàng hóa bằng ghe thuyền đòi hỏi chèo chống khó nhọc nên để bớt
vất vả khi chèo đò, nhiều loại hò ra đời với nội dung rất phong phú, phản ánh
phong cảnh thiên nhiên, mối tình trai gái v.v... Cùng với mái chèo cất nhịp, những
lời ca giàu tính chất trữ tình giúp cả khách lẫn trai chèo quên đi những nhọc
nhằn, nỗi lạnh lẽo tịch mịch của đêm trường.
Trong nền âm nhạc dân tộc dân gian, Hò là một trong
những thể loại gắn bó thân thiết với sinh hoạt lao động của người dân Việt. Đã
có một thời, những điệu hò được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu trong
cuộc sống. Từ miền sơn thượng với bao thác ghềnh hiểm trở, đến miền đồng bằng
phì nhiêu, bao la bát ngát, cho tới tận những nơi cửa biển hay ngoài khơi xa
sóng to gió cả, đâu đâu cũng vang vọng những giọng hò. Hò bảng lảng dọc triền
sông, hò véo von trên những cánh đồng lúa chín mùa thu hoạch, hò xuất hiện
trong sinh hoạt hàng ngày ở mỗi miền quê. Văn học dân gian được phong phú thêm
với những hò Huế, hò Quảng, hò sông Mã v.v... Hò có nhiều loại tùy động tác như
hò rời bến, hò đò xuôi, hò mắc cạn v.v... Nhạc điệu tùy lúc. Hò đò xuôi khi thuận
buồm xuôi gió với nhạc điệu dài đều; hò mắc cạn thì khi dứt một câu hò thì trai
đò phải đồng lên tiếng ‘vác’ đồng thời đem hết sức vác thuyền và cứ dứt một câu
hò, thuyền nhích được một đoạn.
Mặc dù được sinh ra từ cuộc sống lao động trên sông nước,
nhưng hò sông Mã lại có âm hưởng, tiết tấu chuyên nghiệp, giàu sức biểu cảm. Vì
vậy, sau này nhiều nhạc sĩ hiện đại đã thành công khi lấy chất liệu hò sông Mã
để đưa vào các ca khúc mới. Hy vọng rằng, những làn điệu đặc sản của hò sông Mã
sẽ sống mãi, bay bổng mãi cùng trời mây sông nước và tâm hồn người dân xứ
Thanh.
Hò sông Mã có thứ tự hẳn hoi và chia ra làm 5 giai đoạn rõ rệt:
hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò mắc cạn và hò cập bến.
Hò rời bến còn gọi là họ mời khách. Trên một chặng đường dù
xa hay gần nhưng đã chung một thuyền trên dòng sông, mọi người như muốn xích lại
gần nhau, như muốn gắn bó với nhau trở thành những người “bạn đường sinh tử”.
Vì vậy mà hò rời bến với âm điệu mở đầu đầy vui tươi đon đả, giới thiệu để làm
quen với nhau như muốn nhắn nhủ dặn dò:
Thuyền tôi ván táu sạp lim
Đôi mạn sang lẻ có chim phượng hoàng.
Tiện đây mời cả bạn hàng
Rửa chân cho sạch vào khoang ta ngồi.
Câu hò thường là câu lục bát. Người “bắt cái” mở đầu bằng “dô
ta” và “í ta dô ta” rồi mới xướng vào câu hò mỗi lần hai tiếng, xen kẽ với tiếng
hô “dô ta” của trai đò.
Hò đò ngược còn gọi là hò chống sào vì lúc này chủ yếu
trai đò dùng sào để chống, để đẩy con thuyền đi ngược dòng sông theo hiệu lệnh
của người “bắt cái”. Hò đò ngược chỉ có một làn điệu. Giọng hò đò ngược nghe chậm
chạp và có phần nặng nề hợp với cảnh lao động chống sào nặng nhọc, nhưng vẫn đượm
màu sắc trữ tình nhiều lúc lại còn đầy vẻ dí dỏm lạc quan:
Thương ai đứng bụi nấp bờ
Sáng trông đò dọc tối chờ đò xuôi
Thuyền ngược anh bỏ sào xuôi
Khúc sông bỏ vắng để người sầu riêng
Hò đò xuôi gồm những điệu hò chủ yếu của hò sông Mã. Khi
đã thuận buồm xuôi gió, con đò nhẹ trôi trên dòng nước, công việc của người
chèo đò cũng trở nên nhẹ nhàng đỡ vất vả thì tiếng hò của họ cũng cất lên không
những với nhiều âm điệu, nhiều màu sắc mà cũng chính nội dung lời ca cũng bao
la, rộng rãi và số lượng bài bản cũng nhiều hơn.
Đôi ta như đũa tre non
Khen ai khéo vuốt đũa tròn nên đôi
Đôi ta như đũa tre già
Khen ái khéo tiện đũa đà bằng đôi.
Dòng sông ở Huế với nhiều điệu hò: mái nhì, mái đẩy, dô hậy,
đẩy nốc là những thể hò dân gian trên sông nước.
Tiếng hò của mối tình ngang trái:
Nước chảy xuôi, con cá bơi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vượt lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Câu hò mái nhì gợi nhiều rung cảm do tình yêu đôi lứa:
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản, đến mạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng
Sóng xao trăng lặn, gợi lòng nhớ thương
Tình yêu chân thật, tình yêu không son phấn là những đề
tài trong các câu hò dân gian:
Thiên sanh nhân, hà nhân vô lộc
Địa sanh thảo, hà thảo vô căn
Một mình em ngồi dựa lòng thuyền, dưới nước trên trăng
Biết cùng ai trao duyên gửi phận, cho được bằng thế gian
Hò khoan có cả hò trên cạn, hò dưới nước. Hò khoan cũng được
gọi với nhiều tên như hò đối đáp, hò chào mừng. Nhiều loại hò có tính cách chơi
chữ dân gian và lối chơi chữ của nhà nho rất thông dụng:
Cá có đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi...
Hoặc:
Gái Xuân em đi chợ Hạ
Mua con cá Thu về chợ hãy đang Đông
Ai nói với anh em đã có chồng
Tức mình em đổ cá xuống sông em về
Hoặc:
Người Kim mã cưõi con Ngựa vàng,
Đất Phù Long rồng nổi, thời chàng đối chi
Người con trai cũng đối lại:
Người Thanh Thủy gặp khách Nước Trong,
Hoành Sơn ngang núi, đã thỏa lòng em chưa?
Những câu hò, câu hát cũng dùng sông để ví von, so sánh:
- Bao giờ cho sóng bỏ gành
Cù lao bỏ biển, anh mới đành bỏ em.
- Cây đa cũ, bến đò xưa,
Người thương có nghĩa, nắng mưa ta vẫn chờ
- Nào khi mô, em nói với anh:
Sông cạn, mà tình không cạn,
Vàng mòn, mà nghĩa chẳng mòn
Nay chừ nước lại xa non,
Đêm năm canh tơ tưởng, héo hon ruột tằm
- Mười hai bến nước là duyên
Em cũng muốn bến hiền thuyền đậu
Nhưng em trách cho hai bên phụ mẫu
Làm cho hai đứa không nên thất nên gia
Xa cách này bởi tại mẹ cha
Làm cho nên nỗi bướm hoa lìa cành
Nhà nhạc sĩ đứng trên bờ sông Thương ở đồng bằng sông Hồng dạt
dào cảm xúc nên ghi lại trong bài nhạc sau:
Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
Trong cây hơi thu cùng heo may
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng
Vi vu qua muôn cành mơ say
Miền xa lời gió vang thông ngàn
Ai oán thương ai tàn mơ màng
Lướt theo chiều gió
Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông Thương,
Nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương,
Nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương,
Cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương,
Thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng
Bến mơ dù thiết tha,
Thuyền ơi đừng chờ mong
Anh trăng mờ chiếu,
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la,
Thuyền mơ bến nơi đâu
Hò khoan có cả hò trên vạn, hò dưới nước. Hò khoan cũng được
gọi với nhiều tên như hò đối đáp, hò chào mừng. Nhiều loại hò có tính cách chơi
chữ dân gian và lối chơi chữ của nhà nho rất thông dụng:
Cá có đâu mà anh ngồi câu đó
Biết có không mà công khó anh ơi...
hoặc:
Gái Xuân em đi chợ Hạ
Mua con cá Thu về chợ hãy đang Đông
Ai nói với anh em đã có chồng
Tức mình em đổ cá xuống sông em về
hoặc:
Người Kim mã cưỡi con Ngựa vàng,
Đất Phù Long rồng nổi, thời chàng đối chi
Người con trai cũng đối lại:
Người Thanh Thủy gặp khách Nước Trong,
Hoành Sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa?
- Nói về sông nước là nhớ đến các dòng sông đi vào lịch sử như
Bạch đằng Giang.
- Tình yêu cũng dùng sông để nhắn nhủ như Ai về sông
Tương, Về sông Hậu nhớ sông Hồng, Trở về dòng sông tuổi thơ, Nhắn về sông Hương
v.v...
- Qua các làng quê vùng sông nước Nam bộ, ở đâu cũng thấy xuồng
ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại,
làm ăn của người dân vùng sông nước Cửu Long Giang là ghe xuồng, mà chiếc xuồng
ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo. Cư ngụ giữa vùng sông nước, dù nhà nghèo
ít nhất cũng có một chiếc xuồng ba lá. Xuồng ba lá được coi là phương tiện mang
tính văn minh sông nước ở một vùng phù sa trẻ, xứ ruộng sình kinh ngập, mùa mưa
lũ kéo dài tới 6 tháng mỗi năm.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất
ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và
những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Người dân vùng Đồng
Tháp Mười còn nhớ câu hò quen thuộc:
Dẫu xuồng ba lá lênh đênh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Anh ơi chớ ngại ngần chi
Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Anh ơi chớ ngại ngần chi
Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm sình lầy, ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Em buồn thưa với mẹ em
Cho em theo sông nước em đi em tìm
Em theo sông nước đi tìm người thương!
Cho em theo sông nước em đi em tìm
Em theo sông nước đi tìm người thương!
Bao năm trường em theo đò dọc
Mưa nắng hai mùa xuôi ngược Tiền Giang
Mẹ già một nắng hai sương
Mẹ thương con gái ngồi buồn mẹ ru:
Mưa nắng hai mùa xuôi ngược Tiền Giang
Mẹ già một nắng hai sương
Mẹ thương con gái ngồi buồn mẹ ru:
Ầu… ơ… ơ… ơ…ơ…! Ầu… ơ… ơ… ơ… ơ!
Chớ trồng trầu mà thả lộn dây tiêu
Con theo đò dọc, mẹ liều con hư!.
Con theo đò dọc, mẹ liều con hư!.
Cần lưu ý là nước, ngoài khía cạnh giáo dục vật chất, phải được
xem có giá trị tinh thần vì hồ ao, sông suối có tác động thẩm mỹ, thông thoáng,
giúp con người bớt các căng thẳng của cuộc sống xô bồ ngày nay. Thực vậy:
– Tình yêu nẩy nở bên cạnh dòng suối:
Dưới cầu nưóc chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Kiều)
– Cuộc biệt ly cũng bên cạnh dòng sông:
Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng (Thâm Tâm)
– Nhớ nhà khi nhìn con nước thủy triều lên xuống:
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận)
– Tương tư nhớ nhung trên dòng sông:
Em như cô gái hãy còn Xuân
Trong trắng thân chưa lấm bụi trần
Xuân đến hoa mơ, hoa mận nở
Gái Xuân giũ lụa trên sông Vân (*)
Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng.
Cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng,
Đôi tám xuân đi trên mái tóc.
Đêm xuân cô ngủ có buồn không?
Trong văn chương bác học, nói về sắc đẹp của phụ nữ cũng dùng
biểu tượng nước như nghiêng nước nghiêng thành hoặc mây
thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Nỗi nhớ nhà, nhớ nước được diễn tả trong câu:
Buồn trông ngọn nước mới sa
Mây trôi man mác biết là về đâu (Kiều)
Thề nguyền cũng dùng nước:
Còn non, còn nước, còn dài
Còn về còn nhớ đến người hôm nay (Kiều)
Làm gì cũng phải có kế hoạch, không đợi ‘nước đến chân mới
nhảy’:
Lánh xa trước liệu tìm đường
Ngồi chờ nước đến nên dường còn quê (Kiều)
Nguyễn Khuyến tả cảnh ao làng vào mùa thu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyên câu bé tỉ teo
Nước trong, không ô nhiễm trong câu thơ của Chinh Phụ ngâm:
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Nhưng vượt lên ca dao, tục ngữ, nước là một tài nguyên quan
trọng vì nước là một chất không thể thiếu được trong sự sống của loài người, từ
động vật đến thực vật; là chất đảm bảo sự cân đối của những vận động tuần hoàn
không những của trái đất vĩ mô mà còn cả những chuyển hóa vi mô trong từng tế
bào là đơn vị nhỏ nhất của động vật và thực vật.
5. Kết luận
Với dân số càng ngày càng tăng, với kỷ nghệ hóa, nhiều chất
phế thải theo dòng nước thải đều chảy về chỗ trũng, nghĩa là các kinh mương rồi
đến sông suối. Nhiều kinh rạch đầy lục bình cản trở lưu thông và thoát nước. Ô
nhiễm nước trở thành một vấn nạn nhức nhối cho người dân vì sức khỏe tùy thuộc
nhiều vào nước uống. Với sự phá rừng, nhiều dòng sông có lưu lượng thấp hẳn,
không đủ nước tưới miền đồng bằng, không đủ để đẩy nước mặn vào mùa nắng. Ghe
thuyền xúc cát ngày đêm trên sông làm chế độ dòng chảy sông ngòi bị đảo lộn,
gây nạn xói lở bờ sông, nhiều gia đình ven sông phải di dời đi chỗ khác. Chợt
nhớ về bài hát:
Chúa đã bỏ loài người
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người
Này em hãy đến tìm tôi
Phật đã bỏ loài người
Này em xin cứu một người
Này em hãy đến tìm tôi
Vì những con sông đã cạn nguồn rồi
Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
Về cùng tôi đứng bên âu lo này.
Vì gió đêm nay hát lời tù tội quanh đời
Về cùng tôi đứng bên âu lo này.
Với biến đổi khí hậu, kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, các vấn đề của
những dòng sông càng ngày càng nhiều vì ô nhiễm, vì nước mặn xâm nhập, vì lượng
nước ngầm ít đi. Mọi chất thải đều vứt xuống sông. Nước phế thải từ các nhà máy
cũng như nước sinh hoạt đô thị cần được xử lý nghĩa là làm giảm bớt nồng độ các
độc tố trước khi cho thoát ra kinh rạch vì nếu không sẽ nguy hiểm cho sự tồn
vong nhiều loài cá, tôm.
Thái Công Tụng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét