1. Dẫn nhập.
Mây đi liền với khí hậu nên khi xem tin thời tiết trước khi
đi ra khỏi nhà, các bản tin khí tượng có đề cập đến nhiệt độ, áp suất không khí
và mây. Nói về mây, ta có mây vàng, mây trắng, mây xám, mây đen v.v... Mây đi liền
với văn học nên tựa đề một quyển sách của Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh có tựa Đường
xưa mây trắng. Trong điện toán có thuật ngữ điện toán đám mây.
Nhà thơ cũng đề cập nhiều đến mây:
Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây (Xuân Diệu)
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây (Xuân Diệu)
Hàn Mac Tử có câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường
mây”.
Nguyễn Khuyến ca tụng mây trời xanh ngắt:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Nhiều nhạc sĩ cũng dùng mây làm đối tượng bài hát nên ta bắt gặp đó đây Chiều tím, Chiều vàng v.v...
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Nhiều nhạc sĩ cũng dùng mây làm đối tượng bài hát nên ta bắt gặp đó đây Chiều tím, Chiều vàng v.v...
Chiều tím chiều nhớ thương ai, người em tóc dài
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian,
Mây bay quan san, có hay?
Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vần trăng viễn hoài
Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi
Lúc chia tay còn nhớ chăng?
Sầu trên phím đàn, tình vương không gian,
Mây bay quan san, có hay?
Đàn nhớ từng cánh hoa bay, vần trăng viễn hoài
Màu xanh ước thề, dòng sông trôi đi
Lúc chia tay còn nhớ chăng?
hoặc:
Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng
Mây cũng có trong thành ngữ quen thuộc ‘bèo dạt mây trôi’ và được phổ biến
thành nhạc đầy chất trữ tình với các yếu tố như chim, cá, mây, trăng, gió v.v... cho thấy cảnh vật sâu lắng tâm hồn của làng Việt, nông thôn Việt.
Truyện Kiều cũng có nhiều câu thơ có chữ mây:
- Khi nói về thời tiết đẹp:
Gió quang, mây tạnh thảnh thơi
- Khi nói về thời tiết xấu:
Đùng đùng gió đục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
hoặc:
Nàng thì dặm khách xa xăm
Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây
Khi còn hi vọng, Cụ Nguyễn Du cũng dùng chữ mây vì sau cơn
mưa, trời lại sáng:
Trời còn để có hôm nay,
Hơi nước dưới đất bốc lên cao, gặp lạnh sẽ ngưng tụ tạo thành
các giọt nước nhỏ hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước nhỏ
khác tạo thành mây mà con người có thể nhìn thấy. Nói khác đi,
mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ
lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất. Ta thường xem
mây để tiên đoán thời tiết vì mây là một bộ phận quan yếu về thời tiết. Chẳng
thế mà Liên Hiệp Quốc có Ngày Thế Giới về Mây, cũng như đã có Ngày Thế Giới
về Rừng, Ngày Thế Giới về Nước, Ngày Thế Giới về Khí Tượng v.v...
Tiên đoán thời tiết cũng phần nào dựa vào mây vì mây có vai
trò quan trọng trong điều tiết khí hậu, trong chu kỳ nước. Thế nên Tổ chức Khí
tượng Thế giới của Liên Hiệp Quốc lựa chọn chủ đề Ngày Khí tượng thế giới
năm 2017 là “Hiểu biết về mây” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của mây
trong chu kỳ nước, trong điều tiết khí hậu và truyền tải thông điệp về sự cần
thiết của việc tăng cường đầu tư nghiên cứu, phổ biến thông tin, kiến thức và
nâng cao hiểu biết về mây, góp phần nâng cao hiệu quả việc tiên đoán thời tiết
cũng như nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động khí tượng, thủy
văn trong các hoạt động kinh tế, xã hội, phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai.
2. Mây trong ca dao tục ngữ Việt.
Ca dao Việt cũng dùng mây để tiên đoán thời tiết. Nhiều câu
ca dao sau đây cho thấy nông dân Việt thường nhìn mây hoặc sao ban đêm để tiên
đoán thời tiết:
- Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
- Trời hôm mây kéo bối bừa
Trời còn nắng ráo ta chưa vội gì
Bao giờ kéo vảy tê tê
Sắp gồng, sắp gánh ta về kẻo mưa.
Trời còn nắng ráo ta chưa vội gì
Bao giờ kéo vảy tê tê
Sắp gồng, sắp gánh ta về kẻo mưa.
- Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
- Chớp đông nhay nháy Mà gà gáy thi mưa
- Chớp đằng đông, vừa trông vừa chạy
- Đêm trời trăng, trăng sao không tỏ,
Ấy là điềm mưa gió tới nơi.
Đêm nào sao sáng xanh trời,
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày.
Những ai chăm việc cấy cầy,
Điềm trời trông đó, liệu xoay việc làm.
- Sao dày thì mưa, sao thưa thì nắng
Màu sắc mây có được là do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt
trời; ánh sáng mặt trời gồm nhiều màu, mỗi màu có độ dài bước sóng riêng:
- Tia tử ngoại là tia sóng ngắn, từ 10 đến 380 nm
(nanomet), mắt thường không nhìn thấy được. Hầu hết các tia sóng ngắn nhỏ hơn
290nm gây độc cho cơ thể bị lớp khí quyển hấp thụ ở độ cao 25-30km
- Ánh sáng nhìn thấy có độ dài bước sóng 380-780nm, gồm
nhiều tia có màu sắc khác nhau: tia tím, tia xanh, tia lục, tia vàng, tia đỏ.
- Tia hồng ngoại có độ dài bước sóng lớn (trên 780nm), mắt
thường không nhìn thấy được.
Trong quang phổ, màu lam và lục là có bước
sóng tương đối ngắn, trong khi đỏ và vàng là có bước
sóng dài. Các tia sóng ngắn dễ dàng bị tán xạ bởi các giọt nước, còn
các tia sóng dài dễ bị hấp thụ.
Màu sắc của mây là do phản xạ từ ánh sáng Mặt Trời đến toàn bộ
7 độ dài bước sóng ánh sáng nhìn thấy (vàng, đỏ, cam, lục, xanh, lơ và tím), do
vậy có màu trắng, nhưng chúng cũng có thể có màu xám hay đen nếu chúng quá dày
hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.
Các đám mây cũng có thể dày hay mỏng: đám mây dày có thể đạt
đến 7 - 8 nghìn mét, đám mây mỏng thì chỉ có mấy chục mét.
Ánh sáng mặt trời khi đến bầu khí quyển của Trái Đất sẽ bị
khuếch tán ra nhiều phía bởi đủ mọi loại khí trong không khí; tuy nhiên, ánh
sáng màu xanh bị khuếch tán nhiều hơn các màu kia vì độ dài sóng ngắn
hơn; đó là lý do tại sao ta thường thấy bầu trời màu xanh, đúng như trong
bài hát Bức họa đồng quê của nhạc sĩ Văn Phụng:
Trời xanh xanh bao la mây trắng trắng trắng xóa
Tia nắng tưng bừng chiếu trên đồng lúa vàng
Ðàn chim, chim chim non đang ríu ríu rít hót
tung cánh bay nhẹ lướt trên cành la đà
Tia nắng tưng bừng chiếu trên đồng lúa vàng
Ðàn chim, chim chim non đang ríu ríu rít hót
tung cánh bay nhẹ lướt trên cành la đà
Câu ca dao sau đây phân biệt 3 loại mây:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Quang Dũng nói về mây trắng:
Vầng trán em mang trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương?
Nhiều bản nhạc Việt như Chiều vàng, Chiều tím,
Giọt nắng hồng, v.v... đủ nói lên nhiều sắc màu của mây trong nhạc
Việt. Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám. Nhưng mây cũng
có nhiều màu sắc khác nhau: có mây màu hồng, có mây màu vàng, màu xám, màu tím,
màu đỏ v.v.., tùy điều kiện thời tiết:
– Mây vàng.
Bà Huyện Thanh Quan có câu thơ tả cảnh hoàng hôn:
Bảng lảng vì chen lẫn giữa sáng và tối. Vào lúc mặt trời lặn,
ta bắt gặp nhiều màu ở chân trời: ánh nắng mặt trời đều chiếu nghiêng qua
một tầng khí quyển rất dày, dày 10 lần nhiều hơn khi Mặt Trời ở chân trời so với
lúc Mặt Trời ở thiên đỉnh nên các tia sóng ngắn (tím và xanh) bị tán xạ dần hết,
chỉ còn tia màu đỏ hay màu da cam là tia sóng dài mới dễ bị hấp thụ, khiến
chúng bị nhuộm thành một màu cam đỏ hay màu vàng.
Nhà nhạc sĩ ca tụng Chiều tím, Chiều hồng:
- Chiều nay sương khói lên khơi.
Thùy dương rũ bến tơi bời.
Làn mây hồng pha ráng trời.
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người.
Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa.
Một lần qua dạt bến lau thưa.
Hò ơi, giọng hát thiên thu.
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
Thùy dương rũ bến tơi bời.
Làn mây hồng pha ráng trời.
Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người.
Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa.
Một lần qua dạt bến lau thưa.
Hò ơi, giọng hát thiên thu.
Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về
- Trời tây lãng đãng bóng vàng (Kiều)
- Chiều hôm đón mát cổng làng
Gió hiu hiu thổi, mây vàng êm trôi (Bàng Bá Lân)
- Mây hồng: Vào mùa hè, trời nắng đẹp nên mây có màu hồng như
trong bài hát Hè về của Hùng Lân:
Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng rung nắng ngoài song
hoặc trong thơ:
Mây hồng dừng lại sau đèo
Ngàn cây nắng nhuộm bóng chiều không đi
- Mây xám:
Ngàn mây xám, chiều nay về đây treo lững lờ
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó, loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
Để người về hát đêm hồng
Địa đàng còn in dấu chân bước quên. (Bài hát Dấu Chân Địa Đàng)
Và tiếng hát về ru mình trong giấc ngủ vừa
Rồi từ đó, loài sâu nửa đêm quên đi ưu phiền
Để người về hát đêm hồng
Địa đàng còn in dấu chân bước quên. (Bài hát Dấu Chân Địa Đàng)
- Mây trắng. Thơ của Lý Bạch có nói đến loại mây trắng
trong bài Hoàng Hạc Lâu:
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Dịch nghĩa:
Bạch vân thiên tải không du du.
Dịch nghĩa:
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
- Mây đen vì ánh sáng Mặt Trời không xuyên qua được một tầng
khí quyển dày:
Trời đêm mây kéo tối rầm,
- Mây trắng vì các hạt nước trong mây có đủ để phân tán độ
sáng của 7 độ dài bước sóng khác nhau (đỏ, cam, lục, xanh, tím, tím lợt), hoặc
gặp lúc trời nắng ráo hay nhiều mây, lượng mây trên bầu trời rất ít, được mặt
trời chiếu sáng.
Ngoài màu sắc của mây, phải đề cập đến độ dày của
mây vì có đám mây dày có thể đạt đến 7-8 nghìn mét, đám mây mỏng thì chỉ có mấy
chục mét:
- Nếu là các đám mây mỏng, ánh sáng đi qua dễ dàng ta thấy
có màu trắng.
- Nếu là đám mây dày thì ánh sáng mặt trời khó có thể
xuyên qua được, vì thế mây có màu xám.
Mây không cố định một chỗ vì mây cũng bị gió cuốn đi, như lời
ca trong bản nhạc nọ:
Mây kia ở đậu từng không
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Mưa nắng ở trọ bên trong mắt người
Mây đỏ, da cam, hồng xảy ra chủ yếu vào lúc bình minh hay
hoàng hôn, và chúng là kết quả của sự tán xạ ánh sáng của khí quyển. Mây tự
bản thân nó không có những màu này, chúng chỉ phản xạ các tia sóng dài (không
tán xạ) của ánh sáng là những bước sóng chính trong khoảng thời gian đó. Nhiều
bản nhạc ca ngợi màu tím lúc hoàng hôn như trong bài Chiều tím:
Chiều hoàng hôn tím cả dòng sông
Đò neo bến vắng mà nhớ anh tha thiết trong lòng
Người anh sang sông quên lời ước
Để lại tình em mênh mông sông nước
Đò neo bến vắng mà nhớ anh tha thiết trong lòng
Người anh sang sông quên lời ước
Để lại tình em mênh mông sông nước
Con sáo sổ lồng sáo bay theo pháo đỏ rượu nồng
Mây trong quá trình biến đổi liên tục thể hiện bằng nhiều
hình dạng, song có thể quy định một số loại hình chủ yếu luôn luôn quan sát được
trong khí quyển, chúng có thể kết hợp thành nhóm lớn. Căn cứ vào cấu trúc vật
lý, hình dạng, sự phát triển và độ cao của mây, quy định gồm 10 loại
mây thuộc 3 tầng là: mây tầng trên, mây tầng giữa và mây tầng dưới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét