Lưu Trọng Cao Nguyên,
Cho tới hôm nay, các nhà di truyền học vẫn chưa thể giải
thích được một cách thỏa đáng: Tại sao rất nhiều văn, nghệ sĩ nổi tiếng, sau
khi qua đời, hậu duệ của họ không có được mấy người tiếp nối được sự nghiệp lẫy
lừng của họ. Nhất là ở lãnh vực văn chương. Riêng ở lãnh vực âm nhạc, tỉ lệ nối
nghiệp cha, ông có phần cao hơn những lãnh vực còn lại, một chút…
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những đứa trẻ sinh ra, lớn lên
trong chiếc bóng quá lớn của đấng sinh thành, thường không chọn con đường của ông,
bà hay bố, mẹ, vì tự thấy không thể so sánh với thành tựu của những tài năng
ngoại khổ của người trước. Trường hợp này, có người gọi là những tài năng sớm bị
“cớm nắng” (?).
Tuy nhiên, trong thực tế đời thường vẫn có những ngoại lệ. Một
trong những ngoại lệ tiêu biểu ấy, có thể kể tới trường hợp của cố thi sĩ Lưu
Trọng Lư. Ông có người con trai thứ tư tên Lưu Trọng Văn, nổi tiếng với bài thơ
“Về Thôi,” viết tặng nhạc sĩ Phạm Duy, mà sinh thời, nhạc sĩ Phạm Duy từng cho
biết, bài thơ đó là một động lực quan trọng đưa ông tới quyết định, bỏ hết, để
trở về Việt Nam.
Nhưng nếu Lưu Trọng Văn là hậu duệ đời thứ nhất của cây phả hệ
dòng Lưu Trọng, thì nhà thơ Lưu Trọng Cao Nguyên, hiện cư ngụ tại miền Nam
Cali, là hậu duệ đời thứ hai của dòng họ Lưu Trọng vậy.
Cố thi sĩ Lưu Trọng Lư, cùng với nhà thơ Thế Lữ, được coi là
hai trong số những nhân vật có công xây dựng nền văn chương Mới, mà, sau này
nhiều người quen gọi là “Văn chương tiền chiến.”
Họ Lưu nổi tiếng với nhiều thể thơ từ năm chữ, tới lục bát, bảy
và tám chữ. Nhưng rất nhiều người đã đồng thuận với nhau, khi cho rằng Lưu Trọng
Lư có hai bài thơ được nhiều người biết đến nhất là bài “Tiếng Thu.”
Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng Thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Ðạp trên lá vàng khô?
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Ðạp trên lá vàng khô?
Và bài “Mưa… Mưa Mãi:”
(Tặng Ng. Ch)
(Tặng Ng. Ch)
“Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không
trở lại…
Mưa chi mưa mãi!
Mưa chi mưa mãi!
Lòng nhớ nhung hoài!
Nào biết nhớ nhung ai!
Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời Xuân!
Mộng vàng không kịp hái.
Mưa mãi, mưa hoài!
Nào biết trách ai!
Phí hoang đời trẻ dại.
Mưa hoài mưa mãi!
Lòng biết tìm ai, Cảnh, tưởng đầy nơi quan tái.
Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời Xuân!
Mộng vàng không kịp hái.
Mưa mãi, mưa hoài!
Nào biết trách ai!
Phí hoang đời trẻ dại.
Mưa hoài mưa mãi!
Lòng biết tìm ai, Cảnh, tưởng đầy nơi quan tái.
(Nguồn: Wikipedia - Mở)
Chọn thể ngũ ngôn để diễn tả, với số chữ “tiết kiệm” tối đa,
vậy mà tác giả đã đưa được linh hồn mùa Thu cũng như chân dung những cơn mưa
dai dẳng vào trong thơ của mình. Một khả năng hay thể hiện tự nhiên của một tài
năng thi ca hiếm thấy?
Là hậu duệ đời thứ hai của nhà thơ Lưu Trọng Lư, hẳn nhiên Lưu
Trọng Cao Nguyên không thể không bị ảnh hưởng, ít nhất hai phạm trù “Mùa Thu” và
“Mưa chi mưa mãi/ Lòng nhớ thương ai/ Trăng lạnh về non không trở lại” của ông mình.
Nên những người có trong tay thi phẩm “Thơ Mưa” của Lưu Trọng
Cao Nguyên, không ai ngạc nhiên khi thấy tập thơ mỏng của Cao Nguyên đã có những
cơn mưa không dứt:
Giọt nước mắt trôi ra ngàn khơi!
Hoặc những chiếc lá mùa Thu trải vàng trong từng hơi thở của
các con chữ mang tên Cao Nguyên:
Nắng gượng giăng ở đầu ngọn cỏ
Cành nhỏ rùng mình thả cánh lá chơi vơi!
Không ai mời nên mây chẳng buồn trôi
Vời vợi nhớ con chim trời xa vắng.
Cành nhỏ rùng mình thả cánh lá chơi vơi!
Không ai mời nên mây chẳng buồn trôi
Vời vợi nhớ con chim trời xa vắng.
(Chiều Thu)
Tác giả nói đúng, không ai mời ta đến giữa cuộc đời nầy. Ðoạn
thơ ngắn của Cao Nguyên khiến tôi thấy mỗi chúng ta chỉ như một con chim bay lạc
giữa trời xa vắng. Hay thân phận ta chỉ tựa như một cọng cỏ, một hạt nước rơi
thầm giữa ba nghìn thế giới, hư vô. Và bỗng nhớ tới một đoạn thơ của Xuân Diệu,
thay cho lời mở đầu thi phẩm “Gửi Hương Cho Gió,” ông viết:
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hát chơi
Khi gió sớm vào reo um khóm lá
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời
Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín
khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa…(…)
“Hát vô ích thế mà chim vỡ cổ
Héo tim xanh cho quá độ tài tình
Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ
Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh.
Ngứa cổ hát chơi
Khi gió sớm vào reo um khóm lá
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời
Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín
khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa…(…)
“Hát vô ích thế mà chim vỡ cổ
Héo tim xanh cho quá độ tài tình
Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ
Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh.
Tôi réo rắt chẳng qua trời bắt vậy
Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi, cho nên buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo.
Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo
Gió đã thổi, cho nên buồm phải dậy
Hồn vu vơ, tội ấy ở mây đèo.
Nghiệp tài tử nghìn xưa đông lắm chắc
Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên…
Chúng tôi hùn làm một kiếp đa duyên…
Tôi tin Lưu Trọng Cao Nguyên dư hiểu “Khúc huy hoàng không giúp
nở bông hoa.” Nhưng “Chiếc thuyền lòng, nước đẩy phải trôi theo”… nên Lưu Trọng
Cao Nguyên đã không thể không viết xuống trong thơ của mình:
Thở dài sợi khói dài hơn
Giăng lên chiều tím nửa vơi nửa chờ
Ðẩy chân theo bóng đã mờ
Phai trên trang tuyết một tờ mong manh (…)
Không mây, gió chẳng đìu hiu
Chia nhau rét buốt ít nhiều thế thôi
Tím thêm, chiều đã rã rời
Ðắp trên chiếc bóng một trời hư không…
Giăng lên chiều tím nửa vơi nửa chờ
Ðẩy chân theo bóng đã mờ
Phai trên trang tuyết một tờ mong manh (…)
Không mây, gió chẳng đìu hiu
Chia nhau rét buốt ít nhiều thế thôi
Tím thêm, chiều đã rã rời
Ðắp trên chiếc bóng một trời hư không…
Tôi cho rằng, chính vì không ai mời chúng ta đến với cuộc đời
này, và cũng chính vì tự thân, biết rằng, ta chỉ là con chim nhỏ nhoi bay lạc
giữa vô cùng thiên địa, nên ta cất tiếng nói cho ta bớt cô đơn, cho đồng loại
thấy ít ra, cũng còn người đồng điệu. Và vì thế, chúng ta có thơ. Và, vì thế,
chúng ta hôm nay có Lưu Trọng Cao Nguyên. Như chúng ta mãi có Lưu Trọng Lư:
Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời Xuân
Mộng vàng không kịp hái.
Buồn hết nửa đời Xuân
Mộng vàng không kịp hái.
Và:
Em không nghe mùa Thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ…
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét