Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023
Tác giả và thế giới của nhân vật trong các công trình nghiên cứu của M.M. Bakhtin, Vyach. Ivanov và Fr. Nietzsche
Tác giả và thế giới của nhân vật trong
Nếu đề tài nghe khác đi một chút - “Tác giả và nhân vật”, thì với Bakhtin, độc giả sẽ tiếp nhận như một cái gì quen thuộc và chẳng còn gì thú vị nữa. Nhưng điều đó lại có vẻ lạ lùng, nếu không muốn nói là hoàn toàn không hợp với hai triết gia khác được nêu tên ở đây. Công thức của chúng tôi tập trung sự chú ý vào vấn đề ranh giới phân chia thực tại của nhân vật và thực tại khu trú của tác giả và độc giả. Sự tồn tại của cái ranh giới ấy và cùng với nó là “thế giới lưỡng phân” chứng minh một thực tế là nhân vật hoàn toàn không thể biết mình là nhân vật của tác phẩm (điều mà chỉ được khẳng định trong những thí nghiệm văn học kiểu như vở kịch của Pirandello). Cách hình dung như vậy của Bakhtin về hình thức của cái chinh thể ứng với các khái niệm “hoàn tất” [1] và “khu vực xây dựng hình tượng văn học”). Thuật ngữ “hoàn tất” hiện diện như là từ đồng nghĩa với thuật ngữ “thanh lọc” [2] trong Thi pháp học của Aristotle mà Goethe đã chỉ ra. Thật vậy, với tư cách là khái niệm biểu thị bản chất của “xúc động thẩm mỹ” (A.F. Losev), thanh lọc gắn với ý niệm về tai biến của nhân vật, tức là về giới hạn cuộc đời của nó. Ta biết, vấn đề “ranh giới thẩm mỹ” trong mỹ học triết học là một trong những vấn đề truyền thống nhất. Liên hệ với quan điểm của Bakhtin, liệu có thể tìm thấy những tư tưởng của Vyach. Ivanov và Nietzsche trong khuôn khổ của truyền thống rất lớn này?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét