Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Phan Khôi
Cụ sinh năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam, ông thân sinh ra cụ là Phan Trân, trước làm Tri phủ, phủ Điện Khánh, sau từ
quan về làm nghề dạy học. Bà mẹ cụ Phan Khôi là con gái cụ Hoàng Diệu, nguyên Tổng
đốc Hà Nôị, có lần đã đi sứ sang Tây Ban Nha và Anh Cát Lợị Cụ Hoàng Diệu tuẩn
tiết khi thành Hà Nội bị lọt vào tay Henri Riviere năm 1882. Cụ Phan Khôi học
chữ nho rất giỏi và mới 19 tuổi đã đỗ Tú Tài (1905) tuy rằng sức học đáng đề
cao hơn. Đỗ xong cụ tỏ ý chán khoa cử, vì cụ được gặp cụ Phan Bội Châu và cụ
Phan Chu Trinh nên bị ảnh hưởng của hai nhà cách mạng nàỵ Năm 1907 cụ Phan Khôi
ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và viết cho tờ tạp chí Đăng
Cổ Tùng Báo do phong trào này xuất bản. Chẳng bao lâu tờ tạp chí bị cấm và
phong trào bị khủng bố. Cụ Phan liền rút lui về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náụ
ít lâu sau cụ lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân
cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế cụ Phan bị
bắt và giam tại nhà lao Quảng Nam cho mãi đến năm 1914, vì có chiến tranh Đức
Pháp, toàn quyền Albert Sarraut mới ân xá cho nhiều tù nhân, trong đó có cụ
. Trong thời gian bị tù, cụ Phan học chữ Pháp với những công chức cùng bị giam
. Thoát khỏi tù, cụ ra Hà Nội làm nghề viết báọ Cụ viết cho tờ Nam Phong, là tờ
báo văn học duy nhất của thời bấy giờ. Vì bất bình với Phạm Quỳnh là
giám đốc tờ Nam Phong, cụ bỏ Hà Nội vào Saigon viết cho tờ Lục Tỉnh
Tân Văn . Năm 1920 cụ lại trở ra Hà Nội viết cho tờ Thực Nghiệp Dân
Báo và tờ Hữu Thanh của cụ Ngô Đức Kế. Trong thời kỳ này cụ dịch thuê cuốn Kinh
Thánh cho Hội Tin Lành. Cuốn Nam Âm thi thoại của cụ ra đời trong thời kỳ nàỵ
Năm 1928, tờ Thực Nghiệp Dân Báo và tờ Hữu Thanh bị đóng cửa, cụ Phan lại trở
vào Saigon viết cho tờ Thần Chung và tờ Phụ Nữ Tân Văn, và gửi bài ra Hà Nội
cho báo Đông Tây . Trong thời kỳ này cụ Phan bút chiến với Hải Triều,
nhà văn Cộng sản, về vấn đề Duy Tâm và Duy Vật. Cuộc bút chiến này
sôi nổi dư luận trong toàn quốc . Năm 1931, cụ Phan lại trở ra Hà Nội viết cho
tờ Phụ Nữ Thời Đàm. Năm 1936 cụ vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép
xuất bản tờ Sông Hương . Cụ tái bản cuốn Nam Âm Thi Thoại và đổi tên là Chương
Dân Thi Thoại . Năm 1939 tờ Sông Hương chết, cụ Phan lại trở vô Saigon dạy học
chữ Nho và viết tiểu thuyết. Thời kỳ này cụ viết cuốn "Trở vỏ lửa ra"
. Sau khi Saigon bị phi cơ đồng minh oanh tạc dữ dội, cụ Phan rút lui về quê để
tránh bom và sống an nhàn cho đến khi Việt Minh cướp chính quyền, năm 1945. Cụ
bất bình với chính sách khủng bố của Việt Minh thi hành ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi, nhất là về việc cán bộ địa phương định phá hủy nhà thờ cụ Hoàng Diệu, nên
cụ lớn tiếng công kích. Cán bộ địa phương toan bắt cụ, nhưng vì nể Phan Thao là
con cụ lúc bấy giờ làm cán bộ cao cấp trong ủy ban Trung bộ, nên không dám bắt
mà chỉ báo cáo lên cấp trên . Về phần cụ Phan, cụ cũng khôn khéo viết thư cho cụ
Huỳnh Thúc Kháng lúc bấy giờ giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ ở Hà Nộị Cụ Huỳnh vội
vàng can thiệp. Hồ Chí Minh giàn xếp vấn đề bằng cách tự tay viết thư mời cụ
Phan ra Hà Nội hợp tác, nhưng kỳ thực là giao cho em họ cụ là Phan Bôi, tức
Hoàng Hữu Nam, Trung Ương ủy viên và Thứ trưởng Bộ Nội Vụ phụ trách quản thúc.
Ra đến Hà Nội , cụ Phan không chịu ở nhà Phan Bôi, cụ lên phố Quan Thánh ở nhà
Khái Hưng, tức Trần Khánh Dư, là một nhà văn theo Quốc Dân Đảng . Khi
Việt Minh khủng bố Quốc Dân Đảng và vây nhà Khái Hưng để bắt Khái Hưng thì đồng
thời cũng bắt được cụ Phan Khôi trong đó. Vì lúc bấy giờ Phan Thao con cụ làm
chủ Nhiệm báo Cứu Quốc ở Hà Nội, nên một lần nữa Việt Minh lại không dám khủng
bố cụ Phan. Chúng giao cụ cho Phan Bôi điệu lên chiến khu Việt Bắc. Cụ ở Việt Bắc
suốt 9 năm kháng chiến. ở chiến khu cụ Phan được giao công tác phiên dịch sách
chữ Hán hoặc chữ Pháp sang tiếng Việt. Tuy bất mãn, nhưng cụ cũng làm tròn nhiệm
vụ . Ông Hồ lấy làm bằng lòng và ban cho cụ một chiếc áo "bờ lu dông"
Mỹ . Sự thực thì cụ Phan chỉ tán thành cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng cụ rất
ghét Việt Minh . Hồi 1951 cụ làm bài thơ ví cuộc kháng chiến như hoa Hồng và ví
Việt Minh như gai . Đại ý cụ nói cụ vì yêu kháng chiến mà phải phục tùng Việt
Minh . Bài thơ như sau :
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét