Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Tính cách

Tính cách

Là logic nội tại làm lộ rõ bản chất của nhân vật trong văn bản. Tính cách thường được xem xét trong dẫy những phạm trù có họ hàng với nó (và đôi khi được sử dụng trong nghiên cứu văn học như những từ ít nhiều đồng nghĩa). Nói tới tính cách, người ta còn thường nhớ tới khái niệm nhân vật (personage), khái nhiệm đối lập với nó trước hết như một tác nhân, một chủ thể hành động - tức là đối lập với hệ thống các thuộc tính vốn có của chủ thể và quyết định hành vi của chủ thể. Cùng cặp với tính cách là điển hình, được phân biệt với nó như một cái gì ít được cá thể hóa hơn, ít khả năng tự xác định hơn, như một cái gì, theo lời Hegel, không có “sự cứng rắn bên trong của một bản thể”.
M.M. Bakhtin đã đề xuất quan điểm đặc biệt về tính cách, theo đó, nó là một trong những hình thức quan hệ giữa tác giả và nhân vật trên bình diện giá trị - ngữ nghĩa. Theo Bakhtin, tính cách sẽ hình thành khi tác giả đặt ra “nhiệm vụ sáng tạo một chỉnh thể nhân vật như một cá nhân cụ thể” (và như thế, tính cách khác với với chủ thể tự bạch, hoặc nhân vật trữ, những phạm trù không có ranh giới chia tách rõ ràng giữa chúng với tác giả); đồng thời, tính cách mang tính độc lập và tính quyết đoán cao độ trong sự tồn tại của mình tạo nên sự vận nội nội tại trong quan hệ giữa nó và tác giả (và như thế, tính cách khác với điển hình, ở điển hình, tác giả giữ ưu thế tuyệt đối so với nhân vật, hình tượng bị đẩy lại gần với khách thể (object) của sự nhận thức). Tuy nhiên, về sau này, G.R. Jauss không dùng thuật ngữ tính cách và tiếp cận vấn đề từ một phương diện khác khi đề xuất loại hình học của các thức (typology of modalities), theo đó, độc giả đồng nhất mình với nhân vật (và với “tình huống mang tính hệ hình” mà nó đại diện).
Tính cách gắn liền một cách trái ngược với cách hiểu bản chất con người trong khuôn khổ văn hóa của một thời đại mà nó phát sinh và với các vai xã hội, các xu hướng, “thói quen”, các kiểu tâm lý do văn hóa nhào nặn và định hình, ví dụ như, trong các văn bản phi nghệ thuật, chủ yếu là đạo đức - triết học (như “các tính cách” của Theophrastus hay J. de La Bruyère). Việc định hướng tính cách vào hiện thực đặc biệt ngoài văn học của thời đại này hay thời đại khác đôi khi hóa ra phải dùng cá ngôn ngữ xã hội học, tâm lý học, luân lý học, thần học… để mô tả nó. Ở đây cũng có thể có một quan điểm khác, khi trong tính cách, bản thể cá nhân - nhân vật được tách ra khỏi bản thể ngoài cá nhân - phức hợp motif-chủ đề, trong đó tính cách được phản ánh tách rời với nhân vật - như một tồn tại khác của nó trong văn bản - và được biểu hiện tập trung vào một cái tên (ví như “người thừa trong văn học Nga và văn hóa nửa thế kỷ XIX - loại người không có chỗ đứng tromg cõi đời). Tính tới đặc điểm hai mặt như thế sẽ cung cấp chìa khóa phân tích để loại bỏ sự đánh đồng về mặt thuật ngữ tính cách và hình tượng. Ở bình diện rộng hơn, một cách tiếp cận tương tự như được phát triển trong “nhân học văn học” của V. Iser, trong đó, ông chứng minh về khối thống nhất trong tác phẩm văn học của “mô phỏng” (mimesis) và “quá trình ký hiệu học” (semiosis), ngay cả khi “semiosis” chiếm ưu thế so với “mimésis”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Аскольдов С.А. Психология характеров у Достоевского//Достоевский. Статьи и материалы. Сб. 2. Л., 1924;
- Аскольдов С.А. Религиозно-этическое значение Достоевского// Достоевский. Статьи и материалы. Сб. 1. Пб., 1922;
- Бахтин М.М. Проблемы поэтики Достоевского, М., 1963;
- Бахтин М.М. Эстетика словесного творчества, М., 1979;
- Бочаров СТ. Характеры и обстоятельства// Теория литературы. Т. 1. М., 1962;
- Гегель Г. В. Ф. Эстетика. Т. 1. М, 1968.;
- Гинзбург Л.Я. О литературном герое. Л., 1979;
- Касаткина ТА. Характерология Достоевского. М., 1996;
- Корман Б.О. О соотношении понятий «автор», «характер» и «основной эмоциональный тон»// Проблема автора в художественной литературе. Вып. 2. Воронеж, 1969;
- Лотман Ю.М. В школе поэтического слова. М., 1988;
- Лотман Ю.М. Структура художественного текста.// М.: «Искусство». 1970.
- Михайлов A.B. Из истории характера// Человек и культура. М., 1990; Тюпа В.И. Характер литературный// КЛЭ. Т. 8. М., 1975;
- Тюпа В.И. Художественность чеховского рассказа. М., 1989 (Гл. 2); Фаустов A.A., Савинков СВ. Очерки по характерологии русской литературы. Воронеж, 1998;
- Bloom H. The Analysis of Character// Raskolnikov and Svidrigailov. Philadelphia, 2004;
- Jauß H.R. Ästhetische Erfahrung und literarische Hermeneutik. Bd. I. München, 1977;
- Psychopoctik. Wien, 1992;
- Rorty A.O. A Literary Postscript: Characters, Persons, Selves, Individuals// The Identities of Persons. Berkeley, 1976.
- Rorty A.O. A Literary Postscript: Characters, Persons, Selves, Individuals// The Identities of Persons. Berkeley, 1976.
27/11/2022
A.A. Faustov
Lã Nguyên dịch
Nguồn: Tamarrchenko N.D. (Chủ biên). Thi pháp học. 
Từ điển các thuật ngữ và khái niệm chuyên dụng. 
Nxb Kulaginoi Intrada, 2008, Tr. 286-287.
Theo https://languyensp.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...