Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Ly thân - Trần Mạnh Hảo
Chương 1
- Vậy thì ai là người phải trả lại Trần Khuất
Nguyên cho con hả bố? Mỗi lần mở mắt ra, con lại nhìn thấy anh ấy gục chết
trong nhà thương điên vì bị người ta bóp cổ. Ôi, ngay cả đến bố mẹ, tất cả các
người, những kẻ dối trá thờ ơ với cái xấu cái ác hiện nay, đều góp phan giết chết
anh ấy. Mảnh đất này dường như không còn chỗ cho người trung thực, người
lương thiện nữa bố ơi.
Thì ra, Tỏi đã dùng đôi guốc dụ khị được bao nhiêu đứa đi
theo. Chính nó cũng quý đôi guốc hơn vàng. Đi học, nó bỏ guốc vào cặp xách, tới
trường mới xỏ guốc vô. Trẻ con làng tôi ngày đó, có lẽ duy nhất chỉ có Tỏi là
có guốc đi. Bọn tôi chỉ vì mê đi guốc mà chấp nhận làm nô lệ cho nó. Riêng đối
với tôi lúc đó, Tỏi còn có một thâm ý. Rằng mày cứ việc làm vua đi, nhưng là đồ
vua xách dép.
Oanh ngồi xuống lấy tay xoa bàn chân đau. Đoạn nó đứng lên, mắt
còn ngấn nước, bảo tôi: Đền chân cho tao đi. Tôi buột miệng trả lời: ừ, tao đền.
Tôi nhìn như muốn nuốt sống Oanh vào đôi mắt ốc nhồi của mình. Bao nhiêu thù hận
của tôi với Oanh từ trước đến giờ, bỗng rơi mất hết, chỉ còn toàn thương cảm.
Có nỗi gì lâng lâng từ gan ruột dâng lên nghẹn lấy họng tôi, khiến tôi trở
thành câm điếc. Chắc con bé đã hết đau, lấy tay áo vá quệt nước mắt rồi đứng
lên theo hàng vào lớp. Tôi cúi xuống trộm ngam bàn chân phải của Oanh, nơi tôi
vừa đạp thẳng cánh với tất cả sức vũ phu trâu bò của đứa con trai bảy tuổi. Bàn
chân ấy hơi ửng đỏ lên như đôi má lúc xấu hổ vậy. Oanh bảo tôi phải đền chân
cho nó. Nếu Oanh cần bàn chân của tôi, giá có thể chặt được tặng nó tôi cũng
vui lòng. Dường như giây phút ấy đã ảnh hưởng còn toàn bộ ý nghĩa cuộc đời tôi.
Tôi đã mắc nợ Oanh bàn chân để suốt đời phải trả. Sau này lớn lên, khi có tình
yêu, tôi mới hay rằng trong hành trình trần thế, con người ta luôn
luôn được đi bằng đôi chân của một người nào đó như là mẹ ta, bạn bè ta hay người
con gái ta yêu. Bữa đó vào lớp học, việc đầu tiên là tôi phải tự trừng phạt bản thân mình.
Hừ, sao mày dám đạp lên bàn chân của Oanh một cách ác độc như vậy hả? Tôi dùng
bàn chân trái tự đạp thật mạnh vào bàn chân phải của mình cả chục
cái, đau ứa cả nước mắt. Làm như vậy, tôi thấy an lòng hơn. Tôi đã tự mình trả
thù cho Oanh theo kiểu như vậy đó.
Ngay bố mẹ tôi còn kinh ngạc vì sự thay đổi tính nết của tôi,
huống nữa người ngoài. Từ một đứa trẻ quá quất và oái oăm đó, bỗng nhiên tôi
lành như con búp bê, dễ thương và đứng đắn đến độ người làng còn phải nghi ngờ,
cảnh giác. Tất nhiên, có nhiều yếu tố làm thay đổi tâm tính tôi. Nhưng cái tác
động mạnh nhất, điều cải hóa tôi hữu hiệu nhất chính là Oanh, người bạn
gái cùng xóm, cùng học một trường từ thuở tấm bé. Khi Oanh sang tuổi mười bốn,
mái tóc nàng bỗng dài kỳ lạ, đen óng ả có thể soi gương được. Môi Oanh chưa hề
đánh son mà lúc nào cũng đỏ cháy như màu hoa lựu. Má nàng ửng hồng, cặp mắt lúc
nào cũng ươn ướt, lấp lánh, sâu hút còn hơn cả một đời người. Oanh có một chiếc
răng khểnh mà thiếu nó, cô có thể mất đi hơn một nửa cái duyên ngầm. Nhiều khi
tôi trộm nghĩ một cách dông dài rằng, nhờ chiếc răng khểnh ấy của nàng, mà tôi
còn có chỗ bám víu, để vịn vào, không phải trôi tuột đi trong cái cõi đời như
trò chơi leo cột mỡ này. Đôi môi Oanh mỏng nhưng lạ là cô rất ít nói. Từ khi
sang tuổi mười ba, tôi đã thấy Oanh toàn nói bằng mắt. Dường như mỗi tia nhìn của
Oanh là một tín hiệu, tôi đã học được bằng một phương pháp đặc biệt của linh cảm,
không cần qua cái miệng phiên dịch. Sống mũi Oanh cao nhưng hơi ngắn, có người
đoán rời sau này sẽ khổ vì tình. Oanh càng lớn càng đẹp, một vẻ đẹp hiền hậu,
thùy mị của một thôn nữ biết kết hợp với nét đẹp sắc sảo, nhạy cảm của cô gái
thị thành. Đến đây, chả giấu gì các bạn, tôi xin khai thật là mình đã yêu Oanh
không biết tự khi nào. Tình yêu biến cải con người hơn mọi phép lạ. Tmh yêu
chính là động lực sống của tôi suốt tuổi thơ đến tuổi trưởng thành. Hồi còn thiếu
nhi, chúng tôi kêu nhau lúc mày tao, lúc cậu tớ, lúc Oanh Oanh Húng Húng.
- Vậy là tốt. Kháng chiến còn gian khổ, ta còn cần phải hy
sinh. Khi nào chiến thắng, hòa bình thì tha hồ cho các tướng. Còn bây giờ ta phải
biết chế ngự, biết dừng lại. Chứ hôn hít nhau vào rồi nhớ nhung sầu muộn lắm,
có khi còn thất tình thất tung, vừa khổ thân, vừa liên lụy đến kháng chiến.
Xã hội ta tự do luyến ái, không ai cấm các đồng chí chuyện tình cảm cả. Nhưng
trong hoàn cảnh gian khổ này, ngay đến chuyện yêu đương nhau, thậm chí chuyện
hôn hít nhau cũng cần phải có tổ chức, có lãnh đạo.
Kính thưa các đồng chí, kính thưa tập thể và tổ chức. Trải
qua tám năm kháng chiến trường kỳ, xét bản thân, tôi thấy mình còn quá nhiều
khuyết nhược điểm, nhiều tội lỗi. Theo sự hướng dẫn của cấp trên về đợt tổng kiểm
thảo chỉnh cán rèn quân này, chúng ta không nhac đến thành tích và thắng lợi,
vì cái đó thuộc về kháng chiến, về tập thể. Do vậy, tôi chỉ xin trình bày những
sai lầm, những tội lỗi của bản thân mình để nhờ các đồng chí đấu
tranh xây dựng cho tôi. Như chúng ta đã biết, chính trị là thống soái, là linh
hồn của mỗi cá nhân và mỗi thời đại. Nếu không có ánh sáng của chính trị do tổ
chức soi rọi, tâm hồn chúng ta mãi mãi chìm trong u tối. Vậy mà, có lúc tôi
chưa biến được chính trị ra ánh sáng của mình. Có khi, trước trang nghị quyết,
tôi chưa có cái rung động mãnh liệt, chưa say mê đến mức hoa mắt, đến nổi gai gốc,
đến mức hồi hộp như kẻ si tình đứng trước ý trung nhân. Thật là nhục nhã và xấu
hổ cho tôi, thì ra trước những trang nghị quyết, trước những chỉ thị sáng ngời
của cấp trên, tôi đã không bị chinh phục, như thời thanh niên từng bị đứa con
gái phàm tục chinh phục. Tóm lại, chừng nào tôi chưa biến chính trị thành tình
yêu, thành tim óc, máu thịt, thì chừng đó, tôi còn là một người lính tồi của
cách mạng, là con chiên lạc đàn của đảng. Trời ơi, có những lúc tôi thật đáng
nguyền rủa, vì chong đèn đọc các tác phẩm kinh điển của Mác, Lênin, Xtalin, Mao
Trạch Đông... Tôi đã không lãnh đạo nổi mình, để đến mức ngồi ngủ gật. Tôi đã
thành một phần tử hữu khuynh tồi tệ, vì đã không thắng được con ma ngủ vốn là đồng
minh của để quốc và phong kiến. Như vậy, khác nào tôi đã mắc tội xúc phạm đến
các vị lãnh tụ mà mình hằng tôn thờ. Đầu năm 1947, khi quân Pháp phản công quyết
liệt, khi phải dự nhiều trận ác chiến đầy hy sinh tổn thất, có lúc tôi đã nghi
ngờ ngày chiến thắng của chúng ta. Dè đâu, chỉ trong vòng tám năm, bằng một cái
chớp mắt, chúng ta đã làm nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, khiến quân Pháp
phải bại trận. Một lần nữa, tôi đã tự biến mình thành phần tử hữu khuynh nguy
hiểm. Mới đây thôi, khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tôi thấy lòng không
vui, còn thắc mắc sao đang đà thắng lợi, lại dừng đánh để đàm, đến nỗi phải
chia đôi đất nước ra làm vậy? Điều đó, chứng tỏ tôi là phần tử tả khuynh ngu ngốc
và điên rồ nhất. Con người tôi còn chưa vô sản hóa, ý nghĩ và tình cảm còn bị yếu
tố tiểu tư sản chinh phục. Rất nhiều khi ngồi trước buổi chiều tà tôi lại thầy
buồn buồn, nhớ lại những mổi tình lãng mạn đầy chất tiểu thuyết trước cách mạng.
Có đêm nằm ngủ, tôi đã mơ thấy mình yêu đương nhăng nhít với cô sinh viên ngày
nào. Thậm chí tôi còn nằm mơ thấy mình ôm ấp người vợ của một đồng chí nữa mới
tồi tệ các đồng chí ạ, y hệt như giấc mơ của tên đế quốc vậy. Đã là người cách
mạng thì ngay đến cả giấc chiêm bao cũng phải có tổ chức, có kỷ luật. Tôi thành
thật lên án và phỉ nhổ bản thân mình trước các đồng chí. Nhớ hồi gian
khổ, đói khát quá, có một lần mâm cơm tập thể dọn lên, tôi đã nhìn trước xem miếng
gì ngon đến khi vào bàn là nhanh như chớp gắp liền. Chỉ cần một hành động này
thôi, tôi cũng đã mắc hai tội lớn với cách mạng. Thứ nhất, tôi không có lòng hữu
ái giai cấp. Thứ hai, tôi đã thành tên địa chủ tham ăn, cướp giật từng miếng
ngon của người khác, một sự bóc lột trang trợn, dã man. Một miếng ăn bé nhỏ như
vậy mà tôi không biết nhường cho đồng chí, thì làm sao khi cần thiết, làm sao
tôi dám hy sinh tính mạng vì lý tưởng...
- Ôi, điện nó lắp mất hết trăng còn đâu mà ngắm. Với lại, cuộc
sống hòa bình với bao nhiêu nhu cầu, đòi hỏi, con người ta còn thời gian đâu để
nghĩ đến trăng với sao. Nhân có thủ phó cơ quan đứng gần đó, Tràng Giang mời lại
nói luôn:
Tôi đi giật lùi trở lại xe. Người lái xe đã nổ máy. Hai Giỡn
vừa đi giật lùi vừa tiếp tục chĩa mũi súng lục vào người ra lệnh bắt tôi đang đứng
như trời trồng. Hai Giỡn kêu lớn:
- Em biết mà. Đồng chí chê của em. Đồng chí đâu thích uống bột
sắn với đường phèn của bọn bần cố nông chúng em. Đồng chí quen ăn uống với bọn
địa chủ trí thức giả dối rồi mà.
Tôi đã nói không thật. Chính ra phải nói rằng: Thời gian quý
nhất là thời gian được đọc bản thảo truyện vừa đang viết cho cô nghe để cô
khen là tuyệt tác. Ruộng vui vẻ ở lại. Cô giúp tôi pha trà. Tôi tiếp tục đọc
thêm mười lăm trang nữa. Tôi đọc đoạn nhân vật Hùng, người cán bộ kháng chiến
đang quằn quại đấu tranh để thoát khỏi trái tim mình, thoát khỏi tình yêu với đứa
con gái nhà địa chủ mà anh đã trót yêu. Tôi đọc truyền cảm. Nhân vật Hùng với
tâm trạng tội nghiệp, cô đơn. Anh đang phải đứng ở ngã ba đường. Đầu óc anh của
tổ chức, của cách mạng, nhưng trái tim anh oái oăm thay lại đang nằm trong tay
của đứa con gái trời đánh con nhà địa chủ xinh như mộng kia. Nó đang dùng bùa
ngải của mắt, của môi, của mông, của ngực và tất cả sự đỏng đảnh, lẳng lơ của
thứ văn hóa tư sản để dụ dỗ nhân vật Hùng. Trái tim Hùng đang bị bàn tay phù thủy
có những móng tay được tô chuốt, được tô sơn của nó bóp nát. Nhưng tổ chức, bằng
sự sáng suốt, sự tỉnh thức của cảc nghị quyết và chỉ thị, bằng tập thể đông đúc
đang giằng lấy Hùng từ bàn tay của kẻ thù giai cấp xinh đẹp kia. Hùng đang cần
bất cứ sự giúp đỡ nào từ phía bần cố nông, phía đội cải cách ruộng đất. Thật
may mắn, một người con gái mồ côi sau nạn đói 1945, phải đi ở cho nhà địa chủ
kia, phải làm nữ tì cho cô con gái hắn kia đã dùng tình yêu của giai cấp, của tập
thể đến cứu Hùng. Bằng sự chân thành, người con gái đi ở kia đã dần dà lấy bớt
những mê hoặc của trái tim Hùng, giúp anh thoát khỏi mê cung. Tuy nhiên, Hùng tỉnh
táo dần song anh đã ngất xỉu. Bấy giờ thì cô gái bần cố nông kia tên là Mộng
đang ở bên Hùng giúp anh hoàn tất cuộc chiến đấu giai cấp trên mặt trận tình
yêu.
- Các đồng chí lãnh đạo cơ quan đã đồng ý cho phép chúng mình
yêu nhau anh ạ. Cấp trên rất mừng. Lãnh đạo nhắc anh hãy cứ viết truyện thật của
chúng ta vào cuốn sách anh đang viết. Thời gian trôi qua với sự viết lách của
tôi, với những tối ôm Ruộng vào lòng hôn hít. Sau mỗi lần vuốt ve âu yếm Ruộng,
tôi thấy rất buồn và hối hận. Tôi thấy mình đang phản bội Oanh, mặc dù dưới sức
ép của tổ chức, tôi đã phải từ bỏ nàng. Oanh cứ chập chờn trong mọi xó xỉnh, mọi
góc tối của tâm hồn và thân xác tôi. Tôi biết rằng tâm hồn tôi mãi
mãi thuộc về Oanh. Nhưng thân xác tôi từ nay phải trao gởi vào tay một
cô thôn nữ từng là cốt cán của cuộc cải cách ruộng đất này. Tôi biết Ruộng là sứ
giả của tổ chức phái tới để dụ tôi ra khỏi tầm ảnh hưởng của Oanh, khiến tôi được
vô sản hóa tình yêu của mình. Nhưng con người lạ lùng thay, tổ chức có cái lý của
tổ chức, nhưng trái tim lại có cái lý của trái tim. Cho hay trái tim con người
là giống bất trị, sẽ rất khó lòng lãnh đạo nổi nó bằng các chỉ thị và nghị quyết.
Chỉ có tình yêu mới ra lệnh được trái tim. Hai tháng trôi qua, tôi đã vượt chỉ
tiêu viết văn được cấp trên giao theo kế hoạch.
- Ngày ấy cách đây sáu tháng, leo lên tàu hỏa ra Hà nộl, mình
lò mò tìm số ghế ở toa thứ hai. Vừa đến nơi suýt nữa thì ngất xỉu vì có một
nàng xinh đẹp tuổi vừa đôi mươi ngồi bên cửa sổ, đang lơ đãng ngó ra ngoài.
Mình rón rén ngồi vô, tim đập loạn cào cào châu chấu. Tớ thầm cám ơn trời: chắc
là đời thằng Giỡn này trúng số độc đắc. Lòng hồi hộp nhưng không dám thở mạnh.
Tuy nhiên, tớ vẫn làm bộ tỉnh queo, không thèm ngó ra vẻ ta đây đâu để ý gì đến
cái nhà cô. Con gái đẹp nó kỳ lắm ông ơi, mình dòm hắn, chiêm ngưỡng hắn, hắn
khinh khi liền, coi mình còn không bằng cóc nhái đâu ông. Chắc cô ta cũng đã thấy
hết bộ gió mình bèn lơ đãng dòm qua cửa sổ, ra cái điều ta đây khó lắm đó, đừng
có hòng liếc với lung, tán tỉnh khéo mà quê, ê mặt đó. Tớ đoán chắc cô ta cũng
là dân học thức, mặt mũi sáng láng như thiên thần vậy ông ơi. Mình bảo bụng: đừng
lộ cái sự thích ra quá sớm. Mình mặc cho hai anh chàng ngồi băng dưới tán trèo
lên, nói bóng nói gió về chuyện yêu đương rất khiếp. Mình thầm bảo: tụi bay có
mà Tết ma-rốc, thả dê như tụi bay chỉ có nước công cốc. Khi tàu chạy, tớ mới lấy
một cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Pháp ra đọc nhá. Tuy nhiên, đuôi mắt mình vẫn
theo dõi cô ta không bỏ sót một cử động. Cô ta thấy hành động khoe chữ của mình
liền cười ruồi rất nhẹ. Đoạn cô ta thò bàn tay trầng hồng vào cái làn mây
lấy ra một cái gì như kẹo hay ô mai, bỏ vào miệng vừa nhai vừa tủm tỉm. Tàu đi
được chừng ba mươi phút, tớ thấy cái trò đọc truyện Tây không ăn, bèn bỏ sách
vào cặp. Tớ đổi qua chiến thuật huýt sáo hết bài dân ca ý đến Thiên Thai rồi Suối
Mơ. Cô gái vẫn tỉnh bơ, không thèm có một phản ứng gì. Tớ thôi ngay, ai lại đi
tán gái bằng cách thổi sáo miệng linh tinh như vậy, vừa mất sức vừa buồn cười.
Thật hết cách. Bây giờ tự nhiên quay sang hỏi cô ta đây là đâu để cốt bắt chuyện,
sẽ bị cô ta coi khinh cho bằng rác bằng cách lắc đầu không biết. Tàu hỏa đi được
tiếng đồng hồ thì mình phát hiện ra cô ta ngủ gật Hưng ạ.
Trong hàng trăm đội khai hoang từ xuôi lên mở mang Tây Bắc có
chúng tôi, những văn nghệ sĩ và trí thức đi cải tạo lao động. Trong số này, chỉ
có vài ba anh em là phần tử tả khuynh như tôi.
- Đấy là quan niệm đơn giản, một chiều muôn thuở của
các ông. Chiến tranh là ngày hội, là cuộc liên hoan, người người vui vẻ lao vào
chẳng khác những con thiêu thân. Hiểu như vậy, chúng ta vô tình đã hạ thắp giá
trị của chiến thắng, xúc phạm xương máu của bao người. Tại sao địch dễ đánh như
vậy, hèn nhát, đụng đâu chạy đó như vậy mà cuộc kháng chiến nào cũng cứ trường
kỳ gian khổ?
- Xin chú hãy kiên nhẫn nghe cháu nói sự thật nhé. Nhưng xin
chú đừng có nổi nóng hay vu cáo cháu là phản động đấy. Nếu trong xã hội mà mỗi
người dân chưa được quyền nói thật lòng với nhau, nói thật lòng với nhà nước
thì cháu tin xã hội đó chưa tốt, chưa đẹp. Vì khi nhà nước nói dối dân, dân lại
phải đối phó lại bằng sự nói dối. Đó là một xã hội giả. Mà giả thì không bao giờ
tiến bộ được đâu chú ạ.
- Thực ra tên khai sinh của cháu là Trần Nguyên. Nhưng đến
khi làm thơ, khi đi bộ đội, cháu khoái ông Khuất Nguyên bên Tàu quá, bèn ăn cắp
chữ Khuất của ông làm tên lót của mình. Thành thử, nó cứ vận vào người thể nào ấy
chú Hưng ạ. Cái ông Khuất Nguyên xưa sống thẳng lưng không chịu khuất. Thiên hạ
ngủ cả thì cụ lại thức, thiên hạ đục thì mình cụ trong, thành ra cái số của cụ
bị đời nó triệt. Nói như ngôn ngữ bây giờ, cụ là kẻ không biết hòa mình với tập
thể, sống không đồng bộ với khách quan, nên cuối cùng đành phải nhảy xuống sông
Mịch La mà chết cho nó thẳng thắn cái con người. Nếu cụ cứ tiếp tục sống, thời
cuộc nó nhất định bễ cụ cong như con tôm cho coi. Mày dám trong khi chúng ông đục
hả? Dám thức khi các quan ngủ hả? Láo. Cho đến bây giờ gần ba nghìn năm rồi mà
cụ vẫn thẳng đuột như cái thước vậy chú Trần Hưng ơi.
Xếp của tôi, một quan chức van nghệ có cỡ, gọi tôi lên nhân
chuyện tôi xin về Hà nội thăm gia đình. Ông hơn tôi mười tuổi, cỡ năm mươi
tám, người nhỏ thó nhưng bụng lại phệ, mặt mũi hồng hào, luôn có nụ cười nửa
mùa trên mép, hay xét nét người khác nhưng lại làm vẻ hào phóng và độ lượng.
Ông ta thuộc loại nhà văn hạng ba, tức là dưới tôi một hạng. Tuy nhiên, vì ông
làm lãnh đạo, nên đương nhiên được xếp vào hạng nhà văn thứ nhất. Tuy văn ông
ta dở lắm, song le lại cứ thích sửa văn cho tôi. Rằng cậu viết thế này chưa
sâu, chưa đạt được tầm cao tư tưởng thời đại. Rằng đoạn này cần phải say khướt
thì cậu lại đánh queo, đoạn kia cần lạnh lùng sắc sảo thì cậu lại tít cung
mây...
Số tôi rốt cuộc có ai ngờ vậy mà sướng mới vui chứ. Bạn bè
trong ngoài giới gặp tôi bắt tay xong đều chép miệng: nhất anh. Tôi cười cười
nghĩ bụng, không nhất thì cũng cóc có ai hơn. Điều gì xảy ra mà tôi đã vội vênh
mặt lên vậy? ối dào thư thả, tôi sẽ kể cho các bạn nghe. ở đời, khi cái may nó
tới, có lúc ngăn không kịp, đóng cửa vào, nó vẫn tràn qua khe cửa, thẩm thầu
qua tường mà vô. Lúc đó, chẳng cần anh phải há miệng, sung nó vẫn cứ rụng vào
thấu dạ dày. Từ cuối năm 1979 đến nay, tôi đúc ra được một điều hay lắm: ừ, khi
anh có tài thì cũng tốt đấy, nhưng nếu không nắm được quyền lực trong tay, cái
tài ấy, xin lỗi quý vị nhá, cũng cú coi như đồ bỏ. Bởi vì, nếu anh không có chức
có quyền mà lại cả gan có tài, coi như tự rước họa vào thân. Cứ thể lấy
vài ví dụ trong địa hạt văn chương, cỡ như bác Đỗ Phủ bên Tàu xưa ai dám bảo
là không thiên tài nào, người ta gọi là thánh thi khi bác còn sống đấy. Vậy mà
bác thi sĩ Đỗ Phủ đã phải chết đói trên thuyền. Chung quy bởi vì dù bác là
thánh thi chăng nữa, nhưng không có một tí quyền trong tay, may là không bị
chém đầu. ở ta, như bác Tú Xương tài thơ ai hơn nào? Nhưng suốt đời bác Tú
Xương rách như tổ đỉa, đói khát đến ma chê quỷ hờn vì thi mãi không đậu, nằm mơ
cũng chẳng thấy mình làm quan. Hoặc gần đây, như bác Nguyễn Bính, một nhà thơ lớn
với những dòng lục bát mượt như ca dao, khiến dân gian thuộc làu như thuộc kinh
vậy. Nhưng đời bác Bính trào nào cũng rứa, chỉ là cái anh không xu dính túi, bị
đám cầm quyền hành cho tàn đời, cuối cùng khi chết, miệng vẫn còn thèm cơm. Tôi
có thể lấy ra hàng nghìn dẫn chứng như vậy không phải để minh họa cho thuyết
tài mệnh tương đố đã từng ám ảnh bao thời, từng làm bạc tóc Nguyễn Du. Tôi xin
mạn phép góp ý với hương hồn các vị thiên tài trong quá khứ rằng, các vị sở dĩ
cực, sở dĩ chết đói, chết chém chung quy vì các vị không tìm cách nắm lấy quyền
lực, cái mà ngày nay người ta gọi là cán bộ lãnh đạo chính trị ấy mà. Ơ hay, đi
sau kể ra cũng có cái lợi, học được những bài học nhãn tiền không phải trả học
phí. Thật là câu hậu sinh khả úy nghe ra cũng có lý lắm. Tài thì dù mọn đi
chăng nữa nhưng tôi cũng đã có, mà quyền hành thì chưa. Nhưng nay thì thời thế
đổi rồi các bạn ạ. Tôi vừa được đề bạt làm cán bộ lãnh đạo. Các bạn thông cảm
cho tôi, tôi đã theo chủ nghĩa khiêm tốn mấy chục năm rồi, làm thân con
sâu cái kiến biết cầm bút mấy chục năm rồi. Sau hai năm học xong khóa chính trị
trung cao, năm 1979, tôi và gia đình được điều vào miền Nam công tăc. Tôi leo
lên máy bay, ngồi một lúc đã thấy tới Đà Nẵng. Mấy ông cán bộ chính trị ngồi
bên tôi sướng quá, chuyện vãn quá rôm rả. Họ bàn luận đủ điều về một tương lai
tươi sáng, về tốc độ tiến lên chủ nghĩa xã hội vùn vụt đâu có kém tốc độ máy
bay. Rằng, mới đây, đầu năm 1976, tại thành phố Nam Định, lãnh tụ đã hứa: chỉ
vài năm nữa thôi, đảng sẽ lo cho gia đình nào cũng có ti-vi, tủ lạnh. ừ phải tiến
như vậy cho Mỹ nó sợ chứ, cho Tây, Nhật đừng khinh chúng ta không biết làm kinh
tế chứ. Về đến cơ quan, tôi được thủ trưởng giao nhiệm vụ:
Tôi giật thót người, tái mét mặt. Bỏ cha, bí thư mời là thế
nào, chắc lại có chuyện động trời gì đó. Xếp của tôi trấn an:
Tôi lóng ngóng pha cacao sữa mời khách. Tôi quên béng mất chuyện
cô ta là lính, còn mình là thủ trưởng. Ngọc Hương cầm ly cacao sữa uống.
Cô ăn nói như hát. Mắt cô nhìn tôi không chớp khiến tôi đánh rơi cái muỗng xuống
sàn. Tôi chưa kịp cúi xuống lấy thì Hương đã lấy giùm tôi. Tôi nhìn thấy rất rõ
cái cổ của cô, cái vai của cô. Trời ơi, vai ra vai và cổ ra cổ nhé như không
còn là vai với cổ nữa mà là một miền toàn ngọc với ngà. Tôi như kẻ đang đánh đu
trên các sự vật. Lẽ nào Ngọc Hương đã thôi miên tôi? Thấy tôi nhìn, Ngọc Hương
bèn cúi xuống, chân cô di di trên tấm thảm len trải nhà như một con mèo nghịch
nang. Tôi nhìn bàn chân cô như nhìn thấy cái khoảng trống của đời mình. Qua khoảng
trống ấy, tôi chợt phát hiện ra thế giới này với tôi vẫn chỉ là một khoảng tối
không đáy, cần phải có người đàn bà nào đấy tỏa ra một thứ ánh sáng huyền nhiệm
để tôi phát hiện ra mọi điều. Nhưng khi Ngọc Hương vừa phát hiện ra chất men của
mình đã đủ ngắm vào lòng tôi, thì cô dừng lại. Cô cương quyết hỏi đoạn tôi viết
trong bản thảo cho rõ rồi xin phép xuống nhà đánh máy tiếp. Tôi tiễn cô xuống cầu
thang cuối cùng, nơi mách bảo với tôi rằng quan hệ của tôi và Hương bao giờ
cũng chỉ là thủ trưởng với nhân viên, chứ nhất quyết không phải là mối quan hệ
giữa đàn ông và đàn bà.
Suốt mười ba năm sống, cuộc đời chàng là một chuỗi sự chờ đợi.
Hy vọng vào cái sắp tới là niềm vui của chàng. Nên nhớ rằng cái quá khứ kia có
lúc đã từng được gọi là tương lai. Vì vậy, cuộc đời chàng phải tuân thủ quá
trình phân hóa của thời gian được chia làm ba mảnh. Hiện tại đang từng phút
giây hóa thân thành hai mảnh, một mảnh lùi về phía sau là quá khứ, một
mảnh khác tiến lên phía trước gọi là tương lai. Một mảnh chàng đã biết, đã nếm
trải. Một mảnh chàng đang biết. Và một mảnh luôn luôn tìm cách tuột khỏi tay
chàng như một con lươn, đánh đố chàng, làm cho chàng hồi hộp về sự bí mật của
nó bởi cái chưa biết, sẽ biết. Cái mảnh sống tiên cảm thường lui tới kia đích
thực là chàng. Khi ngồi một mình, con người thường sống với cái thì đã qua và
cái thì chưa tới. Cái thì đang có kia chợt như chưa hề có, không hề có. Cái cảm
giác không thực ấy cung cấp cho chàng một tín hiệu đầy nghi hoặc về sự hiện diện
của mình. Có thực là chàng không hay chỉ là cái phản ánh của chàng? Chàng không
chiêm bao, cũng chưa từng thấy mình hóa thành bướm hay hóa thành bất
cứ điều gì ngoài bản thân chàng. Chàng không mơ mộng đến nỗi nhầm lẫn
cái thực và hư. Tuy nhiên, chàng không ngây thơ tới mức nhìn vào bất cứ sự vật
nào cũng có thể tin ngay là chính nó. Hoặc thực để đến độ, chỉ khi nắm bắt được
sự vật trong tay mới dám xác tin. Chàng không sinh ra để lý giải tất cả mọi sự
đời. Nhưng sự đời đang ráo riết lý giải chàng. Chàng là ai hỡi kẻ vô danh đến
trái đất một mình và rồi sẽ phải một mình đi khỏi trái đất? Chàng vừa đi khỏi
trái đất. Chàng vừa leo qua mặt trăng. Trời chưa kịp tối thì trăng đã mọc. Đó
là vầng trăng mười sáu của riêng chàng. Chàng đã đợi nó từ khi nó còn là một lá
lúa. Tối nào chàng cũng ra bờ hồ, dựa lưng vào gốc cây ngồi ba tiếng đồng hồ có
khi kết hợp vừa câu cá, vừa suy tư, vừa chờ đợi. Chiếc hồ khá rộng phía bắc ngoại
ô thành phổ An Hải hợp với tâm hồn đang hoang vắng của chàng. Quanh hồ, lác đác
những lùm cây, những thân cổ thụ, những chiếc ghế đá cũ kỹ và sứt mẻ.
Chàng ngồi trên một gốc cây được cưa nhản thành cái ghế, dựa lưng vào một gốc
cây khác ngắm hai vầng trăng cùng một lúc. Vầng trăng trên trời và vầng trăng
dưới đáy hồ, đâu mới là vầng trăng của đời chàng? Chàng nghe đồn thi bá Lý Bạch
muốn chiếm vầng trăng dưới nước làm của riêng, nên đã hóa thành trăng từ đó.
Xung quanh chàng, người ta cũng ngắm trăng, nhưng ngắm thành từng cặp. Cuộc sống
đang nung đất trong chàng tất cả khổ đau và hạnh phúc. Ngọn lửa ấy không để
chàng yên. Nó quyến rũ chàng hy sinh. Nó làm chàng điên đảo trước bất hạnh đồng
loại. Đầu chàng như cái cổi xay lúa, cứ ù ù ì ì tất cả vận hành của cái thành
phố năng động này. Trăng mười sáu đã lên cao dần. Người dạo mát đã về bớt. Bên
tay trái chàng, cách khoảng mười mấy thước có một cái cầu bằng gỗ, bắc chìa ra
hồ của các vận động viên trẻ ban ngày ra tập bơi. Hồ càng khuya càng đượm ánh
trăng như củi càng cháy càng đượm lửa. Gió ngừng thổi và lá cây thôi kêu. Chàng
lim dim mắt thưởng thức sự yên lặng của trời đêm. Chàng biết cách lâm tâm hồn
mình náo nhiệt lên trong cái trầm tĩnh của thiên nhiên. Chàng có cảm giác mình
vẫn hằng chờ đợi một cái gì hình như cái ấy đang tới? Chàng chỉ sợ mình không
còn khả năng biết chờ đợi. Đôi khi, chỉ vì một lời hẹn mà có người đã chờ đợi hết
cả cuộc đời. Nhưng chẳng có ai hẹn hò với chàng, chẳng có ai mượn chàng để chờ
đợi. Chàng đã bị cuộc đời và số phận cho leo cây khá nhiều lần. Cứ sống đi, sống
hết mình đi anh bạn ạ, thế nào rồi anh cũng phải tìm thấy một cái gì
chứ. Chả lẽ suốt cuộc đời câu cá, lại chỉ vác cần về không? Chả lẽ anh dám đốt
cháy cả đời mình để dâng hiến mà cuộc sống nỡ để anh cô đơn, băng giá? Khi vầng
trăng trên trời và vầng trăng dưới nước đối diện với nhau theo một chiều thẳng
đứng, thì chàng có cảm tưởng đáy hồ kia cũng sâu thẳm như bầu trời. Hay dưới đó
chính là bầu trời, thử nhảy xuống đó, mặc quần áo lặn vào xem, biết đâu chàng sẽ
tìm thấy cái vô biên, cái không thể tìm thấy? Người ta đang tản
về để chui vào những cái hộp gọi là chung cư, chui vào những bao diêm kêu
là phòng bán mình cho giấc ngủ, để lăn lộn quằn quại trên cái khổ giá có tên là
giường, để được yêu và được chết, để được nguyền rủa và cắn xé nhau rồi gọi đó
là cuộc sống, là hạnh phúc. Người ta đã bỏ mặc thiên nhiên, bỏ mặc vầng trăng
mười sáu và bỏ mặc chàng. Chàng không muốn rời bỏ thiên nhiên, không muốn về
căn phòng bé bằng lỗ mũi dưới tầng trệt nhưng biệt lập với chung cư bằng cái cổng
riêng bé tẹo của mình. Chàng buồn vì không thể mang cái hồ này, vầng trăng này
vào căn phòng của mình được. Nhưng kìa dưới ánh trăng, có một người đi lững thững
từ bờ hồ ra cái cầu gỗ trống trơn không còn ai. Người ấy hình như mặc áo màu
sáng, quần màu đậm và bước khá nhanh. Nếu với một người nhát sợ, có thể cho đấy
là một bóng ma hơn là một bóng người. Chàng có cảm giác đó là một người đàn bà.
Chàng đang cố đoán xem người cô độc này cần gì khi đã bước ra tới giới hạn cuối
cùng của cầu bơi. Chỉ cần bước thêm một bước nữa là rơi vào thế giới vô tổ chức
của bọn thuồng luồng. Chàng chưa kịp nghĩ hết cái ý nghĩ vừa nảy sinh trong đầu
thì cái bóng người kia bèn nhảy ầm xuống nước. Chàng giật bần người lên như một
viên đạn bị tống khỏi nòng. Chết cha, con người này iiều mạng chứ dứt khoát
không phải vì hụt chân. Như bản năng sống, nhanh như chớp, chàng cởi phat quần
áo, chỉ mặc cái quần đùi phóng như bay ra phía đầu cầu bơi. Chàng từng là một
tay bơi lội cự phách, từng cứu người rồi mà. Chàng nhảy ùm xuống nước, nhìn
ngay thấy một vùng nước đang bùng nhùng những bong bóng và những lọn
nước tung lên như bị sôi trong nồi. Chàng đoán chắc là con người xa lạ kia đang
chìm và là một kẻ mù tịt về nghệ thuật bơi. Chàng bơi ào đến và lặn xuống chỗ nạn
nhân đang quẫy đạp mỗi lúc mỗi yếu dần. Nghệ thuật vớt người chết đuối chàng
còn lạ gì nữa, phải để cho kẻ bị nạn yếu tới mức không còn đủ sức ôm chầm lấy
người cấp cứu. Chàng đã nằm được bàn tay người xa lạ, từ từ kéo trồi lên mặt nước
để đưa vào bờ. Khi ở dưới nước, con người nhẹ như một trái banh. Khi chàng lôi
được nạn nhân vào bờ, mới biết đây là một cô gái. Cô ta đã uống đầy một bụng nước
đến bất tỉnh. Chàng nâng người con gái lên bờ, vác ngược nàng lên vai, chạy một
đoạn thì nước trong bụng của cô ta mới ọc hết ra. Đoạn, chàng đặt cô gái xuống
vệ cỏ, bắt đầu làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Rồi chàng đặt ngón tay lên mũi
nạn nhân và thấy hơi thở thoi thóp. Sống rồi, chàng thầm kêu lên.
Chàng phân vân một lúc, rồi chấp nhận phương án đưa người con gái này về phòng
mình sưởi ấm cho cô ta tỉnh lại. Chàng mặc quần áo nhanh như ăn cướp. Chàng chạy
lại chiếc cầu bơi xem cô gái có để gì tại đó không, nhưng chỉ có một đôi dép Nhật.
Chàng bồng cô gái lên và chạy theo kiểu những tay bắt cóc. Thân thể
người con gái đã rã rời, tuy nhiên đã thở mạnh hơn. Thật may mắn, chàng
nhìn thấy một cái xích lô. Chàng kêu xích lô đưa cô gái về nhà mình.
Dưới ánh trăng, chàng nhận ra gương mặt người con gái thật thanh tú, mặc dù cô
ta vẫn nhắm mắt như đang lịm ngủ. Xe xích lô đã tới nhà, chàng trả tiền rồi xuống
mở cổng. Chàng mở cửa phòng và bật điện. Chàng đã nhìn rõ người con gái mình vừa
cứu vớt. Chàng biết rằng, với gương mặt này, cô ta chỉ khoảng trên hai mươi tuổi
thôi. Chàng tìm chai dầu cù là, xức đầy dầu lên thái dương, lên trán, lên mũi
và gáy nạn nhân, kẻ cả hai lòng bàn chân bàn tay. Nhưng không thể để cô ta mặc
bộ đồ ướt như chuột lột này được. Chàng đi tới một quyết định ghê gớm, dứt
khoát là phải cởi bỏ hết áo quần ra cho nạn nhân. Chàng bắt đầu làm cái công việc
vô cùng khó khăn này bằng tâm trạng của người cán bộ y tế. Nhưng trước hết phải
tắt đèn nê-ông cho bớt sáng, bật ngọn đèn bàn có chụp vẫn dùng đọc sách. Tay
chàng hơi run run khi cởi bỏ áo quần của nàng. Chàng nhận ra vóc dáng khỏa thân của
người con gái này thật hoàn mỹ, giống như bức tượng thần vệ nữ Mi-lô. Tuy vậy,
người chàng vẫn cứ hồi hộp đến phát run lên khi phải lấy khăn lau khô nước
trên thân thể nàng. Và cuối cùng, tuy hơi khó khăn, nhưng chàng đã mặc
được cho người con gái xa lạ này bộ pigiama của mình. Chàng chạy xuống bếp mang
lên cái bếp lò và ít củi, chụm lên sưởi ấm cho người con gái mau tỉnh. Chàng
còn phải làm một công việc cần thiết là lật nghiêng người con gái lên để xoa
dau cù là vào sống lưng nàng, dùng cái muỗng nhỏ cạo gió thật mạnh giúp nàng
mau tỉnh. Rồi chàng nâng người con gái lên dốc ngược đầu nàng xuống lần cuối để
nước còn trong bụng trong mũi ọc ra bằng hết. Hay quá, cô gái bị sặc nước, khịt
khịt mũi và mở choàng mắt. Đôi mắt nàng tròn như thể mắt chim, với cái nhìn dài
dại vì tròng ngươi còn trắng dã. Cô gái lại nhắm nghiền mắt. Chàng tiếp tục
giúp nàng há rộng miệng ra để phải thở cả bằng miệng. Chàng đổ vào miệng nàng một
ít dầu nhị thiên đường. Cô gái bắt đầu ho. Lửa bếp lò cháy lên như một ngọn lửa
cắm trại. Chàng ngồi trên giường sát cạnh người con gái đến ba mươi phút sau
thì cô ta tỉnh hẳn. Nàng mở mắt nhìn chằm chằm chàng một lúc đoạn hỏi:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét