Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân sinh năm 1913 ở Thanh Hóa, con một ông thông phán
tòa sứ. Ông học tiểu học ở Thanh hóa, rồi sau ra Hà Nội, chỉ học hai năm ở trường
tư rồi bỏ học, chơi bời lêu lổng. Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn từ
1938. Những tác phẩm của ông đều là những tùy bút , tả những cảnh ăn
chơi của thời xưa hoặc thời nay . Vang bóng một thời , tả những thú ăn chơi thời
xưa . Tùy bút viết về đời sống trụy lạc của tác giả . Ngọn đèn dầu lạc, một
thiên phóng sự về thú hút thuốc phiện . Trong cuốn " Nhà văn hiện
đại " Vũ ngọc Phan đã phê bình Nguyễn Tuân như sau : " Nguyễn Tuân là
một nhà văn theo thuyết hoài nghi, có khuynh hướng về chủ nghĩa vật
chất ". Trong thời gian kháng chiến ông cũng bị Đảng phê bình là lãng mạn,
lập dị, nên trong một cuộc chỉnh huấn năm 1953 ông đã tuyên bố phủ nhận tất cả
các tác phẩm trước của ông và hứa sẽ "lột xác ". Vì cố gắng
lột xác nên ông được "thắt cà vạt đỏ, đi giầy da vàng, đọc đít cua, ăn tiệc
nhồm nhoàm và bay đó bay đây ". Nhưng sau khi được đi Helsinki về, ông lại
thèm ăn và viết bài " Phở " đăng trong báo Văn . Sau đó ông
bị Đảng chỉnh và cùng với Nguyễn công Hoan, Nguyễn Tuân quay trở lại chống Đảng
và mưu phản bằng cách dùng tờ báo Văn làm cơ quan ngôn luận của nhóm
đối lập . Chúng tôi trích ba bài sau đây của Nguyễn Tuân để chứng tỏ sự thay đổi
chính trị của ông qua ba thời kỳ khác nhau : Bài "Phở" để chứng tỏ rằng
Nguyễn Tuân suốt đời chỉ chú trọng đến miếng ăn, bài "Phê bình nhất định
là khó" để chứng tỏ rằng Nguyễn Tuân hễ "cáu" thì có thể chửi lại
Đảng và bài "Tự phê bình" để chứng tỏ rằng hễ bị khủng bố là Nguyễn
Tuân lại vội vã đầu hàng ngaỵ Tóm lại Nguyễn Tuân là điển hình cho một loại văn nghệ
sĩ trụy lạc, không có lập trường tư tưởng dứt khoát, nhưng có một âm mưu rõ rệt
: dùng tài ba để hưởng thụ dưới chế độ Cộng sản nhiều hơn dưới chế độ cũ. Một
phần nào Nguyễn Tuân đã thành công trong ý định đó. Trích Tuần
Báo VĂN của Hội Nhà văn Việt-Nam Số 1 và 2 ngày 10-5-1957
và 17-5-1957 xuất bản tại Hà-nội .
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét