Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Trần Dần
Ông mới xuất hiện là một nhà thơ thì cuộc chiến tranh Việt
Pháp bùng nổ. Trở về Nam Định ông tham gia kháng chiến và đảm nhận công tác
tuyên truyền. Sau khi Nam Định thất thủ, ông xung phong gia nhập bộ đội và được
cử lên mặt trận Sơn Lạ ở đây, ông phụ trách điều khiển đoàn văn công, được các
văn nghệ sĩ trong Trung đoàn rất quý mến và được kết nạp làm đảng viên. Nhưng
là một văn nghệ sĩ, ông không chịu nổi sự chèn ép của các cán bộ chính trị cấp
Trung đoàn, nên đến năm 1951, ông xin về Trung Ương. nhận công tác viết báo cho
cục Quân Huấn. Trong thời kỳ này, ngoài việc viết báo, ông còn phụ trách giảng
về văn nghệ nhân dân và chính sách lãnh đạo văn nghệ của Đảng đối với văn nghệ
sĩ trong những lớp đào tạo cán bộ văn công. Bị phê bình là giảng sai đường lối
của Đảng, ông tức mình xin đi công tác tiền tuyến và được cử lên mặt trận Điện
Biên Phủ. Xúc cảm trước sự tấn công ào ạt của quân đội kháng chiến vào thành
lũy của Pháp, nhất là trước cái chết thê thảm của Tô Ngọc Vân, bạn đồng hành của
ông. Trần Dần sáng tác cuốn Người Người Lớp Lớp. Nhờ cuốn sách này ông được Đảng
yêu chuộng trở lại và năm 1954 được cử đi Trung quốc để viết bản dẫn giải bằng
tiếng Việt cho cuốn phim "Chiến thắng Điện Biên Phủ" là cuốn phim Việt
Minh đóng lại trận Điện Biên Phủ do cán bộ Trung cộng sang quay và mang sang
Tàu thu thanh. Nhân chuyến du hành này, Trần Dần được tiếp xúc với nền văn hóa
của Trung Cộng. Ông lấy làm thất vọng nên khi trở về, ông nói nhỏ với bạn bè:
"Chớ nên theo đường lối văn nghệ của Trung Quốc". Cùng đi với ông
sang Trung quốc có một cán bộ chính trị phụ trách về đường lối giải thích,
nhưng tên cán bộ này mặc dầu dốt đặc về văn chương nhưng cũng cứ nhất định dùng
quyền lực chính trị của mình để sửa chữa từng câu, từng chữ của Trần Dần, mà có
khi ngang nhiên đọc lời giải thích của mình cho Trần Dần viết. Ông lấy làm bất
mãn, nên khi về đến Việt Nam, ông cùng một số văn nghệ sĩ đảng viên khác như Tử
Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh và Đỗ Nhuận, cùng trong cảnh ngộ, viết kiến
nghị lên cấp trên yêu cầu hạn chế sự can thiệp của cán bộ chính trị vào lãnh vực
văn nghệ. Kiến nghị còn đang được cứu xét thì xẩy ra một việc quan trọng hơn.
Đó là việc Trần Dần tự tiện lấy vợ, bất chấp sự cấm đoán của Đảng. Theo một đạo
luật bất thành văn mà Đảng đã đặt ra, các đảng viên cấp xã phải báo cáo cho cấp
trên biết trước mỗi khi dự định lấy vợ, lấy chồng; các đảng viên huyện (trường
hợp của Trần Dần) phải xin phép Đảng mới được cưới xin hoặc yêu đương, còn về
phần các đảng viên cấp tỉnh trở lên thì việc dựng vợ gả chồng là đo Đảng quyết
định. Trần Dần tuy là đảng viên, nhưng vẫn giũ tính chất văn nghệ sĩ, không chịu
nổi luyến ái quan Mác Xít. Hồi ở chiến khu bao nhiêu lần Đảng "xây dựng"
cho ông với các nữ đồng chí, ông đều không chịu và khi hòa bình trở lại, ông
tình cờ gặp và mê ngay một thiếu nữ tiểu tư sản ở phố Sinh Từ, sống bơ vơ một
mình, vì bố mẹ họ hàng di cư vào Nam không kịp mang theo. Trần Dần xin phép Đảng
để cưới người yêu, nhưng Đảng nhất định không cho vì một lý do căn bản: người
con gái đó theo đạo Thiên Chúa. Tuy vậy, Đảng không nêu lên lý do tôn giáo để từ
chối mà chỉ giải thích rằng người con gái đó sống về tiền thuê nhà mà bố mẹ để
lại nên thuộc vào thành phần bóc lột, và một đảng viên không thể lấy vợ giai cấp
"địch". Trần Dần không chịu cắt đứt tình yêu nên khuyên ý trung nhân
mang nhà cửa bố mẹ để lại giao cho ủy ban quản trị tài sản của những người vắng
mặt trông coi và thu hoa lợi; hai người đều cam chịu sống trong cơ cực để yêu
thương nhau. Đảng bèn rẽ duyên bằng cách điều động Trần Dần lên Việt Bắc công
tác, nhưng Trần Dần lấy cớ ốm đau xin về Hà Nội nghỉ dài hạn và tự ý xin ra khỏi
Đảng, ngang nhiên đến phố Sinh Từ sống với tình nhân không cần cưới xin. Đảng
toan trừng trị, nhưng ngặt vì lúc đó đang có phong trào di cư, nên không dám khủng
bố bất cứ ai sợ làm náo động nhân tâm khiến cuộc di cư bành trướng thêm. Đảng
bèn nuốt giận làm lành, chỉ gây dư luận là Trần Dần đã sa đọa, rơi vào hố tư sản
phản động. Nhưng sau khi đóng cửa Hải Phòng, Trần Dần lại làm một việc táo bạo
thứ hai là phê bình đả kích cuốn "Thơ Việt Bắc" của Tố Hữu, một thi
sĩ giữ chức trung ương ủy viên, phụ trách lãnh đạo văn nghệ. Tố Hữu liền ra lệnh
bắt cóc Trần Dần mang nhốt trên một nhà giam ở Việt Bắc. Vợ Trần Dần lại sống
bơ vơ giữa Hà Nội một lần nữa, hỏi thăm chồng ở đâu, không ai biết, vẫn thất
nghiệp, lại thêm bụng mang dạ chửa. Bạn bè của Trần Dần phải chung tiền giúp đỡ
và thay phiên đến thăm hỏi nâng đỡ tinh thần. Tin Trần Dần bị bắt mang đi biệt
tích lan ra khắp Hà Nội và gây dư luận sôi nổi trong giới trí thức kháng chiến.
Để dẹp yên dư luận, Đảng bèn sửa sai bằng cách đưa Trần Dần về mạn xuôi, bắt đi
theo chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Đảng cũng gọi vợ Trần Dần đến cho công việc
may vá cho Mậu Dịch. Không được bao lâu, xảy ra vụ Krushchev hạ bệ Stalin.
Nhóm văn nghệ sĩ kháng chiến nổi lên đấu tranh chống Đảng bằng cách xuất bản tập
Giai Phẩm 1956 (sau này gọi là Giai phẩm mùa Xuân). Lúc này Trần Dần không có mặt
ở Hà Nội, nhưng Hoàng Cầm là bạn thân, biết Trần Dần hồi 1954 có viết bài
"Nhất định thắng" có giá trị, nên đến nhà bảo vợ Trần Dần đưa bản thảo
và mang in trong tập Giai Phẩm. Tờ tạp chí vừa in xong thì bị tịch thu ngay. Đảng
ngờ rằng Trần Dần đã bị nằm tù mà còn dám viết bài chống Đảng nên gọi Trần Dần
về, mang ra đấu giữa một cuộc hội nghị của đông đủ các văn nghệ sĩ, quy Trần Dần
vào tội phản động, lấy cớ là trong các bài thơ ông có dùng chữ "Người"
viết hoa nên gán cho ông có ý đả kích cụ Hồ và ra lệnh tống giam vào nhà pha Hỏa lò
ở Hà Nội. Trần Dần uất ức quá dùng lưỡi dao cạo cứa cổ, nhưng không chết, sau
này vẫn mang cái sẹo ở cổ. Năm tháng sau, Việt cộng tuân theo chỉ thị của Đệ
Tam Quốc Tế phát động phong trào sửa sai. Giới trí thức được dịp phát động
phong trào đấu tranh chống Đảng. Họ xuất bản tờ Giai Phẩm mùa Thu và tờ Nhân
Văn, lên tiếng phản đối vụ tịch thu tờ báo Giai Phẩm Mùa Xuân và việc khủng bố
Trần Dần. Cụ Phan Khôi có nêu hai vấn đề này trong bài "Phê bình lãnh đạo
Văn Nghệ" đăng trong Giai Phẩm mùa Thu và Hoàng Cầm viết một bài nhan đề
"Con Người Trần Dần" đăng trong tờ Nhân Văn số đầu bị công kích không
có thế đỡ, Đảng bèn thả Trần Dần về và phục hồi danh dự bằng cách ra lệnh cho Hội
Văn Nghệ viết bản tự kiểm thảo đăng trên các báo. Nhóm Giai Phẩm bèn tái bản tờ
Giai Phẩm mùa Xuân trong đó có bài thơ "Nhất Định Thắng" của Trần Dần. Nhưng sau khi Nga Sô đàn áp cuộc khởi nghĩa Budapest thì Việt cộng cũng đóng
cửa tờ Nhân Văn và Giai Phẩm. Một lần nữa, Trần Dần lại bị quy là phản động và bị
"treo giò" không được viết văn. Nhưng đến tháng cuối năm 1957, nhân
báo Văn trở lại chống Đảng, Trần Dần gửi đăng một bài thơ nhan đề là "Hãy
Đi Mãi" nói lên ý chí cương quyết đấu tranh đòi tự do đến cùng. Về thơ,
ông còn sáng tác những bài: "Nói thật" trong đó ông lý luận rằng chỉ
vì cán bộ hèn nhát không dám nói thật với Đảng nên mới xảy ra vụ "sai lầm"
trong cải cách ruộng đất. "Nhân Văn làm lớn con người" trong đó ông đề
cao nhân văn. "Một bài thơ chưa có đề" trong đó ông ám chỉ Tố Hữu là
nhà thơ "ti tỉ đờn bầu" Về truyện, ông viết: "Chú bé làm
văn" để chỉ trích nền giáo dục Cộng sản chuyên môn tập cho trẻ em nói dối
từ thuở bé để sau này nói dối thuê cho Đảng. "Mâu thuẫn với cả nước"
tả một nhạc sĩ bất tài (ám chỉ Lương Ngọc Trác) dùng thế lực Đảng, quy cho một
nhạc sĩ có tài hơn mình vào tội "mâu thuẫn với cả nước". "Lão Rồng"
tả một nông dân hiền lành bị bọn "lý trưởng mới" chà đạp. Nhưng đặc
biệt hơn cả là truyện Anh Cò Lắm, tả sự khổ cực của nông dân trong cải cách ruộng
đất. Trong đó có đoạn như sau: "Tôi đi thẳng vào nhà Cò Lắm. Vắng cả, nhà
chả có ai, nhưng có tiếng trẻ khóc. Ba gian nhà nhỏ vẫn một cái giường, một cái
chõng, có thêm một lá cờ đỏ rắt mái nhà rủ trước mặt bức ảnh Hồ chủ tịch. Một đứa
bé con độ lên hai bò giữa nhà, giời rét mà độc một manh áo nâu, còn cởi chuồng,
chân tay lắm mụn, bôi phẩm xanh lè cả người. Thấy tôi nó càng khóc, giơ tay quẹt
má. Tôi nhìn: Tay nó có cái gì vàng vàng? à ra cứt, nó ỉa một đống còn kia, cổ
chân nó lại buộc một cái dây bằng vải khá dài, một đầu dây buộc vào cột nhà, chắc
hẳn mẹ nó buộc nó vào dây cho nó chơi một mình". Trừ có hai bài thơ Nhất
Định Thắng và Hãy Đi Mãi ông ký tên thật, còn tất cả những bài khác đều ký bằng
bí danh, sau này bị tra khảo trong tù ông mới nhận là chính ông viết. Sau đây
chúng tôi chỉ trích hai bài: Nhất Định Thắng và Hãy Đi Mãi vừa điển hình cho lối
thơ của ông, vừa nói lên tâm sự của thế hệ mới ở Bắc Việt:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch
Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét