Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Ca khúc tiền chiến, trữ tình, giai điệu còn mãi với thời gian!

Ca khúc tiền chiến, trữ tình, giai điệu còn mãi với thời gian!

Thông Đạt
Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc, ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.
Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi Tú tài và tốt nghiệp Cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm Giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.
Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949), Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952), Nhảy lửa (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương.
Ai về sông Tương được Thông Đạt viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.
Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Văn Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.
Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mời biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó.


Ai về sông Tương

Ai có về bên bến sông Tương,

nhắn người duyên dáng tôi thương, bao ngày ôm mối tơ vương.
Tháng với ngày mờ, nhuốm đau thương,
tâm hồn mơ bóng em luôn, mong vài lời em ngập hương.
Thu nay về vương áng thê lương,
vắng người duyên dáng tôi thương, mối tình tôi vẫn cô đơn.
Xa muôn trùng lưu luyến nhớ em,
mơ hoài hình bóng không quên, hương tình mộng say dịu êm
Bao ngày qua, Thu lại về mang sầu tới
Nàng say tình mới hồn tôi tơi bời,
nhìn hoa cười đón mừng vui duyên nàng:
Tình thơ ngây từ đây nát tan
Hoa ơi ! Thôi ngưng cười đùa lả lơi.
Cùng tôi buồn đắm đừng vui chi tình,
đầy bao ngày thắm: dày xéo tâm hồn này lệ sầu hoen ý thu.
Ai có về bên bến sông Tương,
nhắn người duyên dáng tôi thương, sao đành nỡ dứt tơ vương.
Ôi duyên hờ từ nay bơ vơ.
Dây tình tôi nắn cung tơ, rút lòng sầu trách người mơ...

 Ai Về Sông TươngTuấn Ngọc

Nguyễn Văn Tý
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác không nhiều tuy nhiên những sáng tác của ông lại được đông đảo công chúng mến mộ như Dư âm, Mẹ yêu con, Dáng đứng Bến Tre, Bài ca năm tấn, Bài ca phụ nữ Việt Nam, Em đi làm tín dụng, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Cô nuôi dạy trẻ...
Dư âm có thể coi là ca khúc tiền chiến duy nhất của ông. Ca khúc tuy không được phổ biến ở miền Bắc trong những năm chiến tranh nhưng lại được biểu diễn nhiều ở miền Nam trước năm 1975. Về sau ca khúc được lưu hành rộng rãi, trở thành một trong những bản tình ca được nhiều công chúng yêu thích. Sau này ông có viết thêm bài "Dư âm 2" mang tên Một ánh sao trời (1988).


Dư âm

Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ 

Không gian trầm lắng như âu yếm ru ai trong giấc mơ 
Mái tóc nhẹ rung, trăng vờn làn gió 
Yêu ai anh nắn cung đàn đầy vơi đôi mắt xa vời 
Anh yêu tiếng hát êm như lời nguyền đẹp bao ước mơ 
Anh như lầu vắng em như ánh trăng reo muôn ý thơ 
Muốn nói cùng em đôi lời trìu mến.... 
Tim anh băng giá đang nhại ngùng câu năm tháng mong chờ 
Hẹn em từ muôn kiếp trước 
Nhớ em mấy thuở bạc đầu 
Anh đã âu sầu vì đường tơ vương vấn 
Em để cung đàn đưa anh về đâu ? 
Dư âm tiếng hát reo lên trong lòng anh bao nhớ nhung 
Đê mê lòng nhớ đêm qua giấc mơ môi em hé rung 
Anh muốn thành mây nương nhờ làn gió 
Đưa anh tới cõi mơ hồ nào đây muôn kiếp bên nàng.

Duyên dáng Việt Nam 23 - Mỹ Linh - Dư âm

                                            Văn Cao
Lắng nghe Bến Xuân, có lẽ mỗi người không thể không nhớ đến mối tình giữa Văn Cao và cô tiểu thư Hoàng Oanh. Một chuyện tình lãng mạn, nên thơ nhưng éo le trắc trở, khiến cho những câu ca của bài hát càng da diết, ám ảnh hơn bao giờ hết.
Những giai thoại xung quanh những tác phẩm trữ tình bao giờ cũng lãng mạn như chính những tác phẩm tuyệt vời ấy. Với những người yêu nhạc Văn Cao, có lẽ câu chuyện xung quanh sự ra đời của Bến Xuân sẽ còn được nhớ mãi, bởi nó đẹp và nên thơ quá. Thêm nữa, có lẽ những điều mãi dang dở thường trở nên lung linh huyền ảo hơn chăng?
Trong những tài liệu nói về nhạc sỹ Văn Cao thủa trước, những người sưu tầm thường “ngại” nói ra tên thật của người thiếu nữ ẩn sau bài hát Bến Xuân. Ngay cả tên nhạc sĩ - bạn thân của Văn Cao, người sau này trở thành chồng của cô gái ấy cũng không mấy được đề cập đến...
Trong những năm đầu thập kỷ 40, Văn Cao có chơi rất thân với hai người bạn. Một người là ca sĩ Kim Tiêu, người còn lại là nhạc sĩ Hoàng Quý, người thành lập ra nhóm nhạc Đồng Vọng nổi tiếng đất Hải Phòng. Văn Cao trong một lần đến nhà Kim Tiêu chơi tình cờ gặp cô thiếu nữ đang độ tuổi trăng tròn tên Hoàng Oanh, và gần như ngay lập tức hai người phải lòng nhau - từ ánh mắt đầu tiên.
Sau khi Hoàng Oanh biết được Văn Cao chính là tác giả của những ca khúc lãng mạn nổi tiếng thì lòng ngưỡng mộ của nàng dành cho Văn Cao càng tăng lên. Có lẽ ai cũng biết tình cảm người kia dành cho mình, chỉ có điều “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Nhưng, éo le một nỗi: Văn Cao biết hai người bạn thân của mình - Kim Tiêu và Hoàng Quý cũng đều đem lòng yêu mến Hoàng Oanh, và hai người đều tâm sự điều này với Văn Cao.
Hoàng Oanh đến thăm Văn Cao một lần duy nhất, khi đó Văn Cao còn đang ở Bến Ngự, Hải Phòng. Lần đến thăm đầu tiên đó đã được ông nhớ suốt đời, ông đã ghi cả vào những câu ca mở đầu cho bài hát Bến Xuân - bài hát viết tặng riêng cho Hoàng Oanh:

Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước
Em đến tôi một lần

Câu hát "Em đến tôi một lần" sao mà hay và đi vào lòng người đến thế. Cái ngày hôm ấy, trời nóng, Văn Cao cởi trần nằm bò ra sáng tác. Trong căn nhà chật chội, Hoàng Oanh ngồi quạt cho chàng nhạc sĩ, và Văn Cao đã thổ lộ với cô: "Ước gì anh có em để hằng ngày em quạt cho anh sáng tác, em vá quần thủng cho anh, làm mẫu cho anh vẽ".
Đó là câu tỏ tình duy nhất mà Văn Cao dành cho Hoàng Oanh – giản dị mà chân thành, nhưng ông cũng biết là hai người không thể thuộc về nhau. Là một con người tài hoa, Văn Cao còn đề nghị Hoàng Oanh làm người mẫu cho những bức tranh của mình, và hình bóng của nàng đi vào từng nốt nhạc lời ca trong bài hát Bến Xuân
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khe khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hoà!

Mối tình của Văn Cao và Hoàng Oanh không thành cũng một phần bởi Văn Cao luôn nghĩ đến hai người bạn thân của mình, ông không muốn làm “kẻ ngáng đường”. Một thời gian sau, gia đình ca sĩ Kim Tiêu mang lễ vật đến ăn hỏi Hoàng Oanh, nhưng không thành bởi vì nhà gái thách cưới cao quá.
Cô tiểu thư Hoàng Oanh sau đó lên xe hoa với nhạc sĩ Hoàng Quý, tuy nhiên ông trời phũ phàng, chỉ được ít lâu thì Hoàng Quý mắc bệnh viêm phổi và qua đời.
Chuyện tình giữa Văn Cao và Hoàng Oanh có lẽ thực sự chấm dứt sau khi Văn Cao yêu và lập gia đình với một cô tiểu thư xinh đẹp khác, cũng là con gái nhà giàu, là nàng thiếu nữ Nghiêm Thuý Băng, và bà cũng là người vợ hiền bên ông tận đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Lắng nghe Bến Xuân, có lẽ mỗi người không thể không nhớ đến mối tình giữa Văn Cao và cô tiểu thư Hoàng Oanh. Một chuyện tình lãng mạn, nên thơ nhưng éo le trắc trở, khiến cho những câu ca của bài hát càng da diết, ám ảnh hơn bao giờ hết!


Bến xuân

Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước

Em đến tôi một lần

Bao lũ chim rừng hợp đàn trên khắp bến xuân
từng đôi rung cánh trắng ríu rít ca u ú ù u ú
Cành đào hoen nắng chan hoà!
Chim ca thương mến,
Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất trầm vương,
dìu nhau theo dốc mới nơi ven đồi
Còn thấy chim ghen lời âu yếm
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước
Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân .
Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha lưu luyến tình vừa qua
Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác
Em vắng tôi một chiều
Bến nước tiêu điều còn hằn in nét đáng yêu
Từng đôi chim trong nắng khẽ ru u ú ù u ú
Lệ mùa rơi lá chan hoà!
Chim reo thương nhớ,
Chim ngân xa u ú ù u ú
Hồn mùa ngây ngất về đẩu
Người đi theo mưa gió xa muôn trùng
Lần bước phiêu du về bến cũ
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương tơ tóc vàng trong nắng
Gột áo phong sương du khách còn ngại ngùng nhìn bến xuân.

Bến Xuân - Văn Cao -- Khánh Ly

...Và dựa trên nền nhạc của "Bến xuân", Nhạc sĩ Văn Cao còn cho ra đời khúc "Đàn chim Việt" với sự kết hợp của Nhạc sĩ Phạm Duy - điều mà nhiều người vẫn lầm tưởng là chỉ do một mình Nhạc sĩ Văn Cao viết lời mới dựa trên một nền nhạc! Và mời cả nhà nghe lại một lần nữa giai điệu trên qua ca khúc "Đàn chim Việt" với giọng hát của Khánh Ly

Đàn chim Việt

Về đây khi gió mùa thơm ngát

Ôi lũ chim giang hồ

Bao cánh đang cùng dật dờ trên khắp cố đô
Từng đôi trên đất Bắc ríu rít ca ... u u u u u
Mờ mờ trong nắng ven trời
Chim reo thương nhớ chim ngân xa ... u u u u u
Hồn còn vương vấn về xưa
Về nơi hoàng hôn Thái Nguyên tung hoành
Từ Bắc Sơn kia thời tung cánh
Tới đây chim thấy lòng ngập ngừng
Nhớ ai trên mấy đồi Yên Thế
Kìa nước xa xa sông Gấm còn mịt mùng ngoài bến xuân
Chim đang bay qua Bắc sang Trung
Người Nam còn nghe lời chim nhắn lúc xa
Ai tha hương nghe réo rắt oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến một trời xa...

Suối Mơ
Tác giả: Văn Cao

Ca sĩ: Ánh Tuyết

Suối mơ!

Bên rừng thu vắng,
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương?
Bờ xanh ngát bóng đôi cây thùy dương.
Suối ơi!
Ôi nguồn yêu mến,
Còn ghi khi bóng ai tìm đến.
Đàn ai nắn buông lưu luyến.
Suối hát theo đôi chim quyên.
Từng hẹn mùa xưa cùng xây nhà bên suối .
Nghe suối róc rách trôi hoa lừng hương gió ngát.
Đàn nai đùa trong khóm lá vàng tươi.
Tơ đàn chùng theo với tháng năm,
Rừng còn nhớ tới người.
Trong chiều nào giữa chốn đây,
Hồn cầm lắng tiếng đời.
Suối ơi!
Nghe rừng heo hút.
Dòng êm đưa lá khô già trút.
Còn như lưu hương yêu dấu .
Với suối xưa trôi nơi đâu.

Suối Mơ | Ánh Tuyết | Karaoke

"THIÊN THAI
Điển tích: Thuở xưa có hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu, người ở huyện Diệm, vào cuối đời nhà Hán, cùng đi vào núi Thiên Thai hái thuốc, bị lạc đường về, kẹt ở trong núi 30 ngày. Hai chàng vừa đói vừa khát, bỗng gặp được một cây đào mọc trên núi có trái sai oằn nhánh, hai người mừng rỡ liền hái ăn, không bao lâu thì phục hồi sức khỏe.
Lúc đó hai chàng nhắm hướng đi xuống núi, gặp một cái khe suối, liền xuống múc nước uống, bỗng thấy một cái ly trôi trên mặt nước, trong ly còn có cơm gạo Hồ. Hai người rất mừng, nghĩ rằng gần đây chắc có người ở, nên hai chàng cặp theo dòng suối đi ngược trở lên, đi một đỗi thì gặp hai nàng con gái rất đẹp, thấy họ đang cầm một cái ly.
Hai người con gái ấy nói:
- Mời Lưu và Nguyễn Tiên sinh cầm cái ly đó lại đây.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu rất kinh ngạc, sao hai cô nầy lại biết mình, hai chàng ngớ ngẩn nhìn nhau, không nói được. Còn hai cô gái thì cứ vui vẻ tự nhiên, dường như là hai người là bạn thân của Lưu Nguyễn. Một cô nói:
- Sao hai vị lại đến muộn thế?
- Rồi hai cô mời Lưu Thần và Nguyễn Triệu lên nhà.
Nhà của hai thiếu nữ rất đẹp và sang trọng, bốn bức tường đều treo trướng lưới, góc trước buộc linh vàng, trân châu, bảo ngọc để cho cái trướng không phất lên. Họ còn có nhiều tỳ nữ. Mỗi người làm món ăn khác nhau, bên trong đầy thứ cơm gạo Hồ, thịt sơn dương khô, thịt nai,.... mùi vị rất ngon.
Hai nàng mời hai chàng ăn uống vui vẻ, ăn xong thì tỳ nữ bưng đào lại. Các tỳ nữ hướng vào chúc mừng

hai nàng có được hai chàng lang quân trẻ đẹp. Sau đó thì tiếp uống rượu, vui vầy đến khuya.
Các tỳ nữ đưa hai chàng mỗi người vào một phòng và hai nàng cũng e thẹn bước vào phòng. Thế là đêm đó, họ trở nên vợ chồng, vui vầy cá nước.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu ở với vợ đẹp được hơn mười mấy ngày thì nhớ nhà, muốn trở về thăm quê nhà, nhưng bị hai nàng cầm lại hoài, lần lựa được nửa năm, nhưng lòng quê mãi thôi thúc, hai chàng nhứt định xin trở về thăm quê nhà ít hôm rồi sẽ trở lại với hai nàng. Hai nàng cầm họ ở lại không được nữa, phải tiễn hai chàng lên đường, nói rằng:
- Hai chàng lòng trần chưa dứt ắt sau nầy phải hối tiếc.
Nói rồi trao cho hai chàng một bức thơ, dặn khi nào về tới quê nhà hãy mở ra xem, rồi hai nàng chỉ đường cho hai chàng đi xuống ra khỏi núi.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu đi lần về chốn quê nhà, thấy nhà cửa, người vật, đều thay đổi hết, thân bằng quyến thuộc không còn người nào, hỏi ra mới biết trong thời gian hai chàng ở trong núi Thiên Thai, nhân gian đã trải qua 7 đời.
Lưu Nguyễn vừa cảm khái vừa kinh ngạc, nhớ lại bức thơ của hai nàng, liền lấy mở ra xem, trong đó có hai câu:
Tầm hạc tích ư vân trung, tiết nghĩa tình duyên dĩ đoạn,
Phúng Tiên ông ư hải thượng, cang thường hậu hội vô do.
Nghĩa là: Tìm dấu hạc trên mây, tiết nghĩa tình duyên đã dứt,
Hỏi Tiên ông trên biển, cang thường cơ hội sau không còn.
Lưu Thần và Nguyễn Triệu vô cùng thất vọng và hối tiếc, vì thân nhân bây giờ không còn ai, hai người vợ thì coi như đã chấm dứt duyên nợ.
Hai người thơ thẩn đi trở lại núi Thiên Thai, lòng đầy sầu thảm, không tìm được đường lên núi, đành chịu chết tại chân núi.
Do điển tích nầy, trong văn chương dùng chữ Thiên Thai để chỉ cõi Tiên hay cảnh Tiên. Điển tích Lưu Thần Nguyễn Triệu giống như điển tích Từ Thức của Việt Nam.
" Người Sông Ngự/Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện Đào nguyên, Thiên Thai cho nên đã soạn ra một bài hát. Một bài hát, theo tôi thật là tuyệt diệu ! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh. Nếu hình thức ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó... thì Thiên Thai của Văn Cao đã vươn lên một thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu...
Đây là cõi riêng của Người Sông Ngự. Nhưng ta lại được tự do tuyệt đối để nghe lên toàn thể tiếng đàn, tiếng hát vút lên từ đầu tới cuối của trường khúc Thiên Thai, tiếng đàn hát mà tôi cho là của Trương Chi trong truyện cổ và Văn Cao đã cho Thiên Thai mượn tạm. Tôi kết luận : Thiên Thai là cõi riêng của Văn Cao. Trương Chi mới là tiếng hát của Văn Cao."
“ Bài hát Thiên Thai là một bài hát hiếm hoi của Việt Nam sử dụng đến ba loại ngũ cung trong cùng một bài hát: ngũ cung Việt Nam, ngũ cung Trung Hoa và ngũ cung dân tộc Tây Nguyên. ”
“ Các nhà phê bình cho rằng, Thiên Thai tuy được viết vào thời kỳ tân nhạc Việt Nam còn phôi thai, nhưng cho đến nay, hình như cũng chưa có một ca khúc nào khác vượt qua được, về cả hai phương diện giai điệu và lời ca. Biến đổi tiết tấu và thang âm của ca khúc, hiện tại, nghe lại vẫn thấy mới. Cái thế giới thần thoại của cổ tích không phải chỉ được Văn Cao minh họa bằng những màu sắc tuyệt vời mà hình như ông còn tạo dựng bằng pha lê nữa. Mọi góc cạnh đều rắn, chắc. Màu sắc của nó còn có thể biến đổi tùy thuộc chủ quan của người thưởng ngoạn nữa...
( Theo wikipedia)
THIÊN THAI
Sáng tác: Văn Cao

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng

Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
Theo gió tiếng đàn xao xuyến
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền
Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
Ai hát trên bờ Đào Nguyên
Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn
Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
Đàn xui ai quên đời dương thế
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên
Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần
Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
Nhớ quê chiều nào xa khơi
Chắc không đường về Tiên nữ ơi!
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.

Thiên Thai - Văn Cao - Hồng Nhung

Hoàng Quý
Hoàng Quý (1920 - 1946), nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng, là một trong những gương mặt tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của nhạc phẩm Cô láng giềng bất hủ.
Cô láng giềng ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó Hoàng Quý rời Hải Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Chuyến ra đi đó ông đã phải chia tay với "bóng hồng" của mình. Khoảng 6 tháng sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé thăm người em Hoàng Phú đang ở tại Hà Nội. Chính trong dịp này nhạc sĩ Hoàng Quý đã cho người em mình xem bài hát Cô láng giềng của ông.
Hôm nay trời xuân bao tươi thắm 
Dừng gót phiêu linh về thăm nhà 
Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi 
Tôi đã hình dung nét ai đang cười 
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm 
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền 
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng 
Xao xuyến nỗi niềm yêu... 
Nhạc sĩ Tô Vũ kể lại: "Với Cô láng giềng, anh tôi chỉ sáng tác lời 1. Đó là những vần thơ đầy lạc quan, phấn khởi khi chia tay người yêu và hy vọng một ngày trở về gặp nhau trong vui mừng. Còn lời 2 là do tôi sáng tác thêm, đó là cảnh chàng trở về, ngày có một đám cưới làng quê tưng bừng rộn rã của chính người yêu, và chàng buồn tình lặng lẽ ra đi... Thật ra lời 2 này không phải là tâm tư của Hoàng Quý mà do tôi hư cấu và Hoàng Quý đã đồng ý, xem như là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là sự miêu tả một mối tình có thật, vì thực tế Hoàng Quý không có một bi kịch về tình yêu như nội dung của lời 2"
Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo 
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng 
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao 
Tôi biết người ta đón em tưng bừng... 
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi 
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi 
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi 
Đừng nói tới phân ly. 
Cô láng giềng ơi 
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi 
Chân bước xa xa dần miền quê 
Ai biết cho bao giờ tôi về. 

Cô láng giềng

Hôm nay trời xuân bao tươi thắm. 

Dừng gót phiêu linh về thăm nhà. 

Chân bước trên đường đầy hoa đào rơi 
Tôi đã hình dung nét ai đang cười. 
Tôi mơ trời xuân bao tươi thắm. 
Đôi mắt trong đen màu hạt huyền, 
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng 
Xao xuyến nỗi niềm yêu... 
Cô láng giềng ơi! 
Không biết cô còn nhớ đến tôi. 
Giây phút êm đềm ngày xưa kia khi còn ngây thơ. 
Cô láng giềng ơi! 
Tuy cách xa phương trời tôi không hề.
Quên bóng ai bên bờ đường quê 
Đôi mắt đăm đăm chờ tôi về. 
Năm xưa khi tôi bước chân ra đi. 
Đôi ta cùng đứng bên hàng tường Vi. 
Em nói rằng em sẽ chờ đợi tôi. 
Đừng nói đến phân ly. 
Cô láng giềng ơi! 
Nay bóng hoa bên thềm đã thắm rồi.
Chân bước vui bên bờ đường quê. 
Em có hay chăng giờ tôi về... 
Trước ngõ vào thôn vang tiếng pháo. 
Chân bước phân vân lòng ngập ngừng. 
Tai lắng nghe tiếng người nói cười xôn xao. 
Tôi biết người ta đón em tưng bừng. 
Tan mơ trời xuân đôi môi thắm. 
Đôi mắt nhung đen màu hạt huyền. 
Làn tóc mây chiều cùng gió ngàn dâng sóng.
Tan vỡ cuộc tình duyên... 
Cô láng giềng ơi! 
Thôi thế không còn nhớ đến tôi. 
Đến phút êm đềm ngày xưa kia. 
Khi còn ngây thơ. 
Cô láng giềng ơi! 
Tuy cách xa phương trời tôi không hề, 
Quên bóng ai bên bờ đường quê. 
Đôi mắt đăm đăm tìm phương về. 
Đành lòng nay tôi bước chân ra đi. 
Giơ tay buồn hái bông hồng tường vi. 
Ghi chút tình em nói chờ đợi tôi, 
Đừng nói tới phân ly. 
Cô láng giềng ơi! 
Nay mối duyên thơ đành đã lỡ rồi. 
Chân bước xa xa dần miền quê. 
Ai biết cho bao giờ tôi về... 

 Cô láng giềng - Sĩ Phú

Đặng Thế Phong
 Con thuyền không bến là một trong ba nhạc phẩm của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Cùng với Giọt mưa thu, ca khúc này được xem là một trong những tác phẩm bất hủ của tân nhạc Việt Nam.
Về hoàn cảnh ra đời của Con thuyền không bến, có tài liệu cho rằng ca khúc này được Đặng Thế Phong hoàn chỉnh ở Nam Vang và lần đầu trình diễn tại rạp Olympia, Hà Nội năm 1941. Theo một bài viết của nhạc sĩ Lê Hoàng Long:
"Năm 1940, Đặng Thế Phong phải tạm xa cô Tuyết (người yêu của ông khi đó) để lên Bắc Giang ít ngày. Ai đã đến Bắc Giang là biết thị xã này có con sông Thương, một con sông có hai dòng nước, bên đục, bên trong. Kẻ viết bài này, lúc bé học ở Bắc Giang, vào những ngày hè nóng bức, cùng bạn bè ra sông bơi. đứng từ trên cầu ra tháp nước khá cao, nhìn thấy rõ hai dòng nước đục trong rõ rệt! Ở Bắc Giang, một buổi tối trăng sao vằng vặc, Đặng Thế Phong đã cùng bạn bè thuê thuyền cắm sào rồi cùng nhau chén chú, chén anh hàn huyên mọi chuyện. Đang lúc đang vui thì có người ra đưa cho Đặng Thế Phong một bao thư. Ông ngưng ngay chuyện trò và vào trong khoang, lấy bao diêm ra đốt lửa để coi thư và đây đúng là thư của cô Tuyết, từ thành Nam gửi lên cho ông. Đọc xong thư, ông có vẻ buồn và suy nghĩ. Bạn bè thắc mắc nên hỏi, được ông cho biết thư báo tin cô Tuyết nhuốm bệnh cả tuần rồi và nhớ ông lung lắm nên có lẽ ông phải về Nam Định gấp! Chính đêm này, lúc đêm sắp tàn, Đặng Thế Phong thao thức không sao chợp mắt được, đã ngồi dậy sáng tác được tác phẩm Con thuyền không bến buồn não ruột...
Hai hôm sau Đặng Thế Phong từ giã bạn bè, rút ngắn thời gian để về Nam Định. Được tin Đặng Thế Phong đã về, cô Tuyết thấy bệnh thuyên giảm rất nhanh. Và tối hôm sau hai người hẹn gặp lại nhau. Lúc ấy miền Bắc đang vào Thu, gió heo may kéo về mang cái lạnh. Tối hôm ấy trăng lên muộn, trời tối gió nhẹ làm cho hai người thấy thích thú đi bên nhau để sưởi ấm lòng nhau sau bao ngày xa cách. Dìu nhau đến nơi cũ, Đặng Thế Phong ghé sát tai cô Tuyết, hát nhẹ nhàng, giọng dạt dào tình cảm như rót vào tai cô bài Con thuyền không bến mà ông vừa sáng tác trong một đêm trắng trên sông Thương vì thương nhớ cô...(sưu tầm)

Con thuyền không bến 

Đêm nay thu sang cùng heo may 

Đêm nay sương lam mờ chân mây 

Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng 
Như nhớ thương ai chùng tơ lòng 
Trong cây hơi thu cùng heo may 
Vi vu qua muôn cành mơ say 
Miền xa lời gió vang thông ngàn 
Ai oán thương ai tàn mơ màng 
Lướt theo chiều gió 
Một con thuyền, theo trăng trong 
Trôi trên sông Thương, 
nước chảy đôi dòng 
Biết đâu bờ bến 
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu 
Trên con sông Thương, 
nào ai biết nông sâu? 
Nhớ khi chiều sương, 
cùng ai trắc ẩn tấm lòng. 
Biết bao buồn thương, 
thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng 
Bến mơ dù thiết tha, 
thuyền ơi đừng chờ mong 
ánh trăng mờ chiếu, 
một con thuyền trong đêm thâu 
Trên sông bao la
thuyền mơ bến nơi đâu.

Con thuyền không bến - Kim Anh


Giọt Mưa Thu
Sáng tác : Đặng Thế Phong

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi

Trời lắng u buồn mây hắt hiu ngừng trôi
Nghe gió thoảng mơ hồ trong mưa thu
Ai khóc ai than hờ!
Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
mưa buồn chi
cho cõi lòng lâm ly
Hồn thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che gió về
Ai nức nở thương đời
chân buông mau
dương thế bao la sầu
Người mong mây tan cho gió hiu hiu lạnh
mây ngỏ trời xanh
chắc gì vui
mưa còn rơi
bao kiếp sầu ta nguôi
Gió xa xôi vẫn về
Mưa giăng mù lê thê
Đến bao năm nữa trời ...
... Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu

Giọt mưa thu - Ánh Tuyết

Đoàn Chuẩn
Đoàn Chuẩn (15 tháng 6, 1924 – 15 tháng 11, 2001) là một nghệ sĩ biểu diễn lục huyền cầm Hạ Uy Di, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu thuộc nằm lòng của nhiều thế hệ.
Sinh ra ở Hải Phòng, ông lớn lên ở Hà Nội và là nghệ sĩ chơi đàn guitar Hawaii (Hạ Uy cầm). Người ta biết đến sáng tác năm 1948, ca khúc Tình nghệ sĩ của ông. Sau đó tiếp nối một loạt các bài với giai điệu đơn giản, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhưng thực ra ông đã viết "Ánh trăng mùa thu" từ năm 1947, tại làng Đống Năm, Đông Hưng, Thái Bình. Ca khúc này gắn với một kỷ niệm về làng Khuốc (đất Chèo). Ông sáng tác cả thảy 18 ca khúc nhưng có 8 bài không phổ biến lắm, còn 10 bài kia đều rất nổi tiếng.
Tất cả ca khúc của ông đều được ghi tên tác giả là "Đoàn Chuẩn-Từ Linh". Thực ra Từ Linh không trực tiếp tham gia sáng tác, nhưng Đoàn Chuẩn ghi tên chung hai người để tôn vinh người bạn tri âm của mình, tôn vinh tình bạn đã góp phần tạo cảm hứng nghệ thuật. Từ Linh tên thật là Tạ Đình Thâu - một nhiếp ảnh gia. Cái tên chung mà người nhạc sĩ này đã chọn để sử dụng vẫn là một ẩn số đối với công chúng.
Một trong những sáng tác rất nổi tiếng của ông:


Gửi gió cho mây ngàn bay
Trình bày: Trần Thu Hà

Với bao tà áo xanh đây mùa thu

Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ

Lá vàng từng cánh rơi từng cánh
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm muôn màu về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi phím tơ đồng tìm duyên
Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân
Về đôi mắt như hồ thu
Thấy hối tiếc nhiều
Thuyền đã sang bờ
Đường về không lối
Giòng đời trôi đã về chiều
Mà lòng mến còn nhiều
Đập gương xưa tìm bóng
Nhưng thôi tiếc mà chi
Chim rồi bay, anh rồi đi
Đường trần quên lối cũ
Người đời xa cách mãi
Tình trần khôn hàn gắn thương lòng
Gửi gió cho mây ngàn bay
Gửi bướm đa tình về hoa
Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư
Về đây với thu trần gian

Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay - Thu Hà 

Là con của chủ hãng nước mắm nổi tiếng Vạn Vân (từ năm 1955 trở về trước), thời trai trẻ của “công tử” Đoàn Chuẩn rất hào hoa phóng túng, mê âm nhạc và mê... ô tô. Ông có tới 6 chiếc, trong đó có chiếc Ford Frégatte hạng sang, có một không hai ở miền Bắc lúc bấy giờ. Ông thích chiếc ô tô mới, chỉ cần về nói một câu, vợ ông ngay lập tức xuất tiền mua ngay! 

Tài tử Ngọc Bảo, người được coi là hát nhạc Đoàn Chuẩn quyến rũ nhất, người cùng thời với nhạc sĩ, cũng từng kể lại rằng: “Tôi là tay chơi có hạng đất Bắc Kỳ nhưng còn thua xa người lịch lãm, hào hoa Đoàn Chuẩn”.
Bài hát cuối cùng của Đoàn Chuẩn là Gửi người em gái miền Nam (sau sửa thành Gửi người em gái, 1957) từng được tài tử Ngọc Bảo hát trên sóng Đài Tiếng nói VN. Tuy nhiên, ca khúc này chưa kịp phổ biến sâu rộng thì đã bị “cải chính” đi rất nhiều.Với ca khúc này, Đoàn Chuẩn chỉ mượn bối cảnh thời cuộc để gửi gắm tình cảm dạt dào của mình về một mối tình mê đắm nhất mà thôi!( sưu tầm )
Mình muốn nghe qua giọng ca của cố NSND Lê Dung nhưng không tìm dược, mời cả nhà nghe "Gửi người em gái" qua giọng ca của ca sĩ Ánh Tuyết
Gửi người em gái - Ánh Tuyết
Gửi người em gái
Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng 
Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng 
Hà Nội chờ đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ... mà chi 
Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê 
Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi 
Ngàn phía đến lễ đền 
Chạnh lòng tôi nhớ đến... người em 
Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương, 
mắt nồng rộn ý yêu thương, 
Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều 
Ôi, tình yêu! 
Nhưng... một sớm mùa thu, khép giữa trời, tím ngắt 
Nàng đi... gót hài xanh 
Người đi trong dạ sao đành 
Đường xưa lối cũ ân tình... nghĩa xưa 
Rồi từ ngày sống xa anh nơi kim tiền 
Ngục trần gian hãm tấm thân xinh, đôi mắt hiền 
Đời nghèo không lối thoát, em đành thôi, cúi đầu... mà đi. 
Xuân đêm nay, đường đêm Ca-Ti-Na 
Hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa 
Dần trắng xóa mặt đường 
Một người em gái nhớ người thương 
Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh khôn ai ngừng 
Cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng 
Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em... giữa cầu Hiền Lương 
Em tôi đi, màu son lên đôi môi 
Khăn san bay, lả lơi bên hai vai ai 
Trời thắm gió trăng hiền 
Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên 
Em! Tháp Rùa yêu dấu 
Còn đó trơ trơ, lớp người đổi mới khác xưa, 
Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều, 
Cả ... tình yêu ! 
Em... nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát 
Tình ta hết dở dang 
Đường xưa lối ngập lá vàng 
Đường nay thong thả bao nàng đón xuân 
Lòng anh như giấy trắng, thanh tàn ép hoa tàn 
Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng 
Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về em! 
Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian 
Em tôi mơ, miền xưa qua hương lan 
Đường phố lóa ánh đèn 
Một người trên đất Bắc chờ em! 

Với phong cách "công tử" như thế thì Đoàn Chuẩn không thể không có những cuộc tình đắm say, để từ đó "tài hoa phát tiết" ra những Thu quyến rũ, Gởi gió cho mây ngàn bay, Cánh hoa duyên kiếp, Lá thư…, những ca khúc chỉ sử dụng gam trưởng (majeur) đã khiến ông được người đời xưng tụng là "Ông vua nhạc tình" (còn nhạc sĩ Hoàng Trọng là "vua nhạc tango").

Nhân vật đã khiến Đoàn Chuẩn viết Gởi người em gái là con gái đầu lòng của một công chức hỏa xa. Kháng chiến, cha nàng là tự vệ thành Hà Nội. Rồi nàng (khi ấy mới 12 tuổi) theo cha rút ra chợ Đại. Ở chợ Đại được ít lâu nàng lại phải trở về Hà Nội để cùng mẹ chăm sóc 5 đứa em. Cô bé tuổi dậy thì ấy đã phải làm thuê, đánh máy chữ, đan áo len... nhưng bù lại nàng có một vẻ đẹp kiêu sa và một giọng hát mê hồn. Chính giọng hát này đã khiến Đoàn Chuẩn ngất ngây khi chứng kiến nàng đoạt giải nhất cuộc thi hát do Đài Pháp Á tổ chức, và dù đã vào tuổi "tam tuần" nhưng chàng vẫn quyết định tìm gặp nàng. Vậy là tài tử, giai nhân cứ quấn quýt lấy nhau.
Chàng giúp nàng học nhạc, giúp nàng hát phụ diễn trước mỗi suất chiếu phim ở rạp chiếu bóng Hà Nội, nàng đã hát rất hay những Lá thư, Đường về Việt Bắc, Chuyển bến... Biết bao thanh niên Hà thành mê đắm nàng nhưng con tim tơ non ấy đã dành trọn cho chàng nghệ sĩ. Rồi cha nàng mất ở vùng tự do, chú nàng cũng là bộ đội đã cho người vào thành đón nàng ra vùng tự do vào cuối mùa xuân 1954. Những ngày tháng tiếp theo là những chuỗi ngày đau đớn, cô đơn đến xót xa của Đoàn Chuẩn... Giải phóng thủ đô, họ vui mừng gặp lại nhau, tình yêu như đậm đà thêm sau những tháng ngày xa cách. Tuy nhiên, ngày vui ngắn chẳng tày gang, cái tin nàng đã có người dạm hỏi khiến chàng như phát điên.
Chàng bất lực nhìn "tà áo xanh" xa rời khỏi tầm tay mình. Nỗi đau cũng là niềm cảm hứng miên man để chàng sáng tác liên tiếp những tình khúc: Tà áo xanh, Lá đổ muôn chiều, Vàng phai mấy lá, Chiếc lá cuối cùng… Và nhất là Gởi người em gái là những cung bậc da diết trong một mùa xuân cô đơn: "Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng. Hà Nội chờ đón Tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi. Đem tân xuân Hồ Gươm như say mê. Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi. Ngàn phía đến lễ đền. Chạnh lòng tôi nhớ đến người em…". Nàng trong mắt Đoàn Chuẩn thật lộng lẫy, kiêu sa: "Tôi có người em gái tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng Kiều, ôi tình yêu… Em tôi đi màu son trên đôi môi. Khăn san bay lả lơi trên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền. Hà Nội thêm dáng những nàng tiên…". Những ca khúc của Đoàn Chuẩn (và các nhạc sĩ thời ấy) thường mang hơi hướm phương Tây, nhưng ở Gởi người em gái Đoàn Chuẩn đã "hạ" một câu lục bát nghe rất "ngọt": "Người đi trong dạ sao đành. Đường quen lối cũ, ân tình nghĩa xưa ?".
(Trích Việt Báo.vn)

TÀ ÁO XANH 
Gió bay từ muôn phía
tới đây ngập hồn anh,
rồi tình lên chơi vơi
Thuyền anh một lá ra khơi
về em phong kín mây trời
đêm đêm ngồi chờ sáng,mơ ai
Mộng nữa cũng là không
ta quen nhau mùa thu
ta thương nhau mùa đông
ta yêu nhau mùa xuân
để rồi tàn theo mùa xuân
người về lặng lẽ sao đành
Anh còn nhớ em nói rằng
Sao mùa xuân lá vẫn rơi?
Sao mùa xuân lá vẫn bay?
Em ơi, có hoa nào không tàn
có trời nào không mây
có tình nào không phai?
Em còn nhớ anh nói rằng
khi nào em đến với anh
xin đừng quên chiếc áo xanh
Em ơi, có đâu ngờ đến rằng
có màu nào không phai
như màu xanh ái ân
Rồi chiều nao xác pháo
bên thềm tản mác bay
em đi trong xác pháo
anh đi không ngước mắt
thôi đành em
Lúc anh ra đi lạnh giá tâm hồn
hoa mai rơi từng cánh trên đường
lạnh lùng mà đi tiếc nhớ thêm chi
hoa tàn nhạc bay theo không gian
Biết nhau để mà nhớ
nhớ nhau để sầu dâng
tình trần ôi mong manh
người mơ một sớm đến anh
rồi đi đi mãi cho anh sầu
đêm đêm ngồi chờ sáng mơ ai
Mộng nữa cũng là không
ta quen nhau mùa thu
ta thương nhau mùa đông
ta yêu nhau mùa xuân
để rồi tàn theo mùa xuân
người về lặng lẽ sao đành
Anh còn nhớ em nói rằng
sao mùa xuân đến không vui?
sao mùa xuân đến không tươi?
Em ơi, có trăng nào không tà
có diều nào không bay
có tình nào không say?
Em còn nhớ anh nói rằng
tâm hồn anh dễ chóng quên
tâm tình anh dễ chóng phai
Em ơi, có đâu ngờ đến rằng
có tình nào không phai
như tình anh với em
Rồi chiều nào băng giá
tâm hồn tìm đến nhau
Em mơ trong tiếng hát
Anh mơ trong nét bút đa tình sao
Trách sao hoa xưa còn có lúc tàn
Nhưng riêng anh dệt mấy cung đàn
Nhạc đời còn ghi những nét thương yêu
Hoa tàn tình tan theo không gian...
Tà áo xanh - Ánh Tuyết
Hoàng Giác
Xin chia sẻ thêm với các bạn một ca khúc Ngày về (Nhạc sĩ Hoàng Giác) do tài tử Ngọc Bảo - một thời được coi là tay chơi có hạng xứ Bắc Kỳ trình diễn:

Ngày về 
Tung cánh chim tìm về tổ ấm

nơi sống bao ngày giờ đằm thắm

nhớ phút chia ly, ngại ngùng bước chân đi

luyến tiếc bao ngày xanh.
Tha thiết mong tìm về bạn cũ
nhưng cánh chim mịt mùng bạt gió
vắng tiếng chim xanh ngày vui hót tung mây
mờ khuất xa xôi nghìn phương
Trên đường tha hương, vui gió sương
riêng lòng ta mang mối nhớ thương
âm thầm thương tiếc cho ngày về
tìm lại đường tơ nay đã dứt
Nghe tiếng chim chiều về gọi gió
như tiếng tơ lòng người bạc phước
nhắp chén men say còn vương bóng quê hương
dừng bước tha hương lòng đau.
Trong bốn phương mờ hàng lệ thắm
mơ đến em một ngày đầm ấm
nhớ phút chia phôi cùng ai dứt đau thương
tìm đến em nay còn đâu.
Năm tháng phai mờ lời hẹn ước
trong gió sương hình người tình mến
oán trách ai quên lời thề lúc ra đi
thôi ước mơ chi ngày mai
Phong trần tha hương bao nhớ thương
tim buồn ta mơ đôi bóng uyên
lưng trời âu yếm bay tìm đàn
lòng nguyện giờ đây quên quên hết
Ta sống không một lời trìu mến
như bóng con đò lạc bến
lờ lững trôi qua cùng ngày tháng phôi pha
duyên kiếp sau ta chờ mong.

"Ngày Về" của Hoàng Giác, Ca sĩ Anh Ngọc

Hoàng Giác (1924 – ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng của dòng nhạc tiền chiến.
Cha của Hoàng Giác là một người chơi đàn bầu rất hay, nhưng lại ham mê môn quyền anh và từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn quyền anh Bắc Kỳ, bản thân Hoàng Giác cũng là người say mê thể thao. Thuở nhỏ ông học ở trường Bưởi và đã bắt đầu chơi nhạc. Năm 1945 ông viết ca khúc đầu tay Mơ hoa.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Hoàng Giác cùng gia đình sơ tán lên chiến khu Việt Bắc. Ông từng là đội viên trong đoàn tuyên truyền của cách mạng. Năm 1947 ông viết bản Ngày về, theo Hoàng Giác thì đó là ca khúc ông ưng ý nhất. Năm 1948 Hoàng Giác trở lại Hà Nội, khi đó ông cũng là một ca sĩ được nhiều người yêu mến.
Giống như một số nhạc sĩ cùng thời, Hoàng Giác sáng tác không nhiều, chỉ khoảng 20 ca khúc. Nhưng trong số đó có những bài hát nổi tiếng, vượt thời gian như Mơ hoa, Ngày về, Hương lúa đồng quê.
Ông lập gia đình với bà Kim Châu, hai người sống ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Họ có người con trai là nhà thơ nổi tiếng Hoàng Nhuận Cầm.
( Theo wikipedia)
"Mơ hoa" là một trong những ca khúc nổi tiếng thời tiền chiến. Cho đến bây giờ, những giai điệu trong trẻo, tự nhiên ấy vẫn được nhiều thế hệ cất lên. Đây là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Hoàng Giác và cũng là ca khúc về mối tình đầu tiên: đẹp như một giấc mơ và qua đi cũng như một giấc mơ nhưng vẫn còn thoảng hương... 
Tuổi 18, 19 với một tài tử là quãng đời không gì đẹp bằng. Ở tuổi ấy tiếng hát, phím đàn là người bạn, là bầu tâm sự của Hoàng Giác. Chàng đang mơ một bóng giai nhân. Nàng chừng 15 tuổi, mái tóc dài, thân hình thon thả, nụ cười tươi và tinh khiết như bông hoa loa kèn vào đầu mùa. Nhà nàng ở xứ lụa Hà Đông, nàng lên Hà Nội để chăm sóc bà. Không hiểu tiếng đàn, tiếng hát hay vẻ thư sinh lãng tử của chàng mà lần nào gặp chàng nàng cũng bối rối. Và, cũng không hiểu đôi mắt sáng, hay nụ cười tươi của nàng khiến chàng liên tưởng đến những cô gài làng hoa Ngọc Hà mà chàng gặp trên đường đi học, để rồi lòng chàng rạo rực một niềm vui, một nỗi nhớ khó tả. Chàng ấp ủ dự định sáng tác tặng cô gái đó một bài hát để thổ lộ những tình cảm thầm kín của mình. Mặc dù tình đã thắp, lòng đã tơ vương nhưng tìm được cách thể hiện trọn vẹn thì không dễ. Rồi một buổi sáng, tiếng lòng chàng cũng cât lên thành một ca khúc: "Cô hái hoa ơi, hãy dừng bước chân, trên đường thầm lắng, tôi nhắn cô em đôi lời..." 
Tác phẩm vừa ráo mực, chàng quyết định mang tặng nàng. Nhưng "cô hái hoa" đã về Hà Đông, từ sáng sớm, không hẹn một ngày trở lại. Để rồi ngày lại ngày, tiếng đàn của chàng cất lên như chờ đợi, như thổn thức, trông ngóng, hy vọng xen lẫn một nỗi thất vọng mơ hồ: "Tàn giấc mơ hoa, bóng người khuất xa...". 
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, gia đình sơ tán lên chiến khu Việt Bắc, còn gia đình nàng không biết sơ tán nơi đâu? Thời gian sau, chàng được tin nàng đã lấy chồng. Buồn bã, chàng lại tìm đến tiếng đàn, lời ca. Cho đến năm 1947, chàng viết ca khúc "Ngày về", bóng hình nàng vẫn thấp thoáng trong nỗi nhớ của chàng: "Trông bốn phương mờ hàng lệ thấm, mơ đến em một ngày đầm ấm. Nhớ phút chia tay cùng ai dứt đau thương. Tìm đến em nay còn đâu, năm tháng phai mờ hẹn ước..." 
Năm 1948, chàng trở về Hà Nội. Tiếng đàn và lời ca của chàng, cùng với tài tử Ngọc Bảo được rất nhiều người biết đến. Năm 1949, tài tử Hoàng Giác và tài tử Ngọc Bảo cùng thi tài với danh ca ngoại quốc Johnson bằng những ca khúc cải cách thuần túy Việt Nam tại rạp chiếu bóng Edden. Sau cuộc thi đó, nhiều giai nhân mê giọng ca Hoàng Giác. Trong đó, có một cô gái thuộc hàng hoa khôi của Hà Thành lúc bấy giờ. 
Nàng tên là Kim Châu, con một gia đình công chức ở Phố Quán Sứ. Đẹp, lại hay thơ phú, không ít chàng trai mê mẩn nàng, nhưng vẫn chưa ai vén được tấm rèm Đồng Tước, để cuối cùng "ngựa đi lẫn bước hoa rơi, đoái trông ai đó ngậm ngùi xót xa". 18 tuổi, Kim Châu lên xe hoa cùng chàng lãng tử tài hoa Hoàng Giác. 
Cuộc sống nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn vượt qua. Kỷ niệm có lẽ không bao giờ quên với nhạc sĩ Hoàng Giác là trong những năm tháng chiến trang gian khổ, và sản phẩm len sợi từ đôi bàn tay khéo léo của người vợ đã nuôi sống gia đình với bốn đứa con thơ. 
Gần 70 tuổi, bà Kim Châu vẫn đẹp, vẫn nhẹ nhàng, vẫn nét cười thanh tú khi ông nhắc về chuyện cũ. Còn ông bây giờ yên vị với cái nghề của một ông đồ nhạc. Ở Phố Hàng Bạc, nhắc về người dạy nhạc guitare nổi tiếng không ai là không biết đến ông - nhạc sĩ Hoàng Giác, cũng như hơn 50 năm về trước nhắc về một người hát hay, đàn giỏi bậc nhất ở con phố này. Hai ông bà sinh được bốn người con và cả bốn đều thành danh. Câu thơ sau đây của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, con trai của ông bà, đã nói thay tình cảm của những người con dành cho cha mẹ: "Im tiếng súng và im tiếng đạn, chỉ còn tiếng cuối cùng con khẽ gọi: Mẹ ơi!" 
Còn về người phụ nữ trong "Giấc mơ hoa"" ngày nào, nhạc sĩ Hoàng Giác mỉm cười cho biết: "Bà ấy vẫn sống, vẫn duyên dáng đậm đà, vẫn thỉnh thoảng đến thăm vợ chồng tôi như những người thân trong gia đình".


Mơ hoa
Cô hái hoa tươi, hãy dừng bước chân

Trên đường thẳm xa, tôi nhắn cô em đôi lời

Lòng không lưu luyến, sao đành cô lãng quên,
Quên người gặp gỡ trong một chiều mơ.
Chuông chiều ngân tiếng vấn vương lòng trông theo cô hái hoa,
Bước đi bâng khuâng muôn ngàn sầu nhớ
bóng mờ mờ xa.
Tan giấc mơ hoa!
Bóng người khuất xa, đôi đường từ đây
Ai bước đi không hẹn ngày,
Người tuy xa cách nhưng lòng ta khắc ghi,
Bên đèn một bóng tháng ngày chờ mong
Lưu luyến chi nhau, thêm sầu đớn đau
Muôn trùng từ đây, trong gió sương thân giang hồ.
Đường xa xa tắp ngại ngùng chân bước quên,
Bên lòng thầm nhớ bóng hình người mơ.
Trên đường xa vắng bóng ai mờ khuất
lòng thêm vấn vương,
Gió thông xa đưa reo buồn sầu nhớ
tới người chiều xưa
Cô hái hoa ơi!
Mắt mờ đoái trông, sao đành thờ ơ
Trong giấc mơ ta mong chờ,
Dù hoa quên bướm âm thầm riêng có ta
Hoa còn tàn úa tơ lòng còn vương 
Tôi rất yêu thích những bài hát khi xưa của Nhạc Sĩ Hòang Giác. Nếu có ai tò mò hỏi xem tôi “đi vào âm nhạc qua ngả nào” chẳng hạn thì tôi có sẵn câu trả lời: “Năm lên sáu tôi đã thuộc lòng bài “Mơ Hoa” của Hòang Giác !” Ít năm sau đấy thì tôi lại bắt đầu làm quen với giai điệu cùng lời hát nơi những bài khác của ông như “Lỡ cung đàn”, “Khúc hát thương binh”, “Ngày về”, “Hương lúa đồng quê”, “Anh sẽ về”, “Quê hương”, “Bóng ngày qua” . Lớn lên, có dịp học đàn , học nhạc, những lúc –rất thường xuyên- đàn và hát hai bài “Mơ Hoa” và “Lỡ cung đàn” thì tôi cứ xem kỹ cách ông ấy xử dụng các giai điệu đẹp đẽ cùng lời hát giản dị nhưng đẹp không kém. Lời và nhạc nơi những bài hát của ông đi đôi với nhau không chút gò ép hay gượng gạo. Những bài hát của Hòang Giác không bao giờ ngả về cái bi lụy ! Bao giờ cũng có tình người thật rộng lớn, và bao trùm lên tất cả là tình tự với quê hương, làng mạc ! Và xưa kia cái ý tò mò lởn vởn trong đầu tôi luôn luôn vẫn là : “Sao ông ấy làm đuợc những bài hát đẹp như thế nhỉ ?” Phải đợi đến hơn năm mươi năm sau, khi có cái “video” nhạc sản xuất ở bên Việt Nam với một số bài hát của Hòang Giác thì tôi mới có dịp đuợc nghe từ chính miệng tác giả nói về “lai lịch” hai bài “Mơ Hoa” và “Lỡ cung đàn “ ! Về bài “Mơ Hoa”, theo như ông kể thì : Hồi ấy ông còn trẻ, mới bắt đầu sáng tác, nhà ở Hà Nội, hàng ngày thấy một cô gái sáng sáng gánh hoa đi ngang nhà để đem hoa ra chợ bán. Thế là ông có hứng để viết nên bài “Mơ Hoa”, mà “tất nhiên là trong lòng cũng có ấp ủ một hình bóng “, lời của chính ông ! Thế mới biết giữa cái mà tôi từng tưởng tượng ra là nó khác xa như thế nào so với “lai lịch” của bài hát do chính tác giả nói ra ! Xưa kia khi nghe bài “Mơ Hoa” thì tôi cứ hình dung ra cảnh người nhạc sĩ một ngày đẹp giời nào đấy đi trên con đuờng quê, qua một khu vườn hoa của ai đấy, buổi chiều có nắng vàng, có gió lộng kiểu như trong Thơ của Xuân Diệu:”Con đuờng nho nhỏ gió xiêu xiêu, la lả cành ngoan nắng trở chiều..” Và rồi người nhạc sĩ thấy thấp thóang bóng dáng một thiếu nữ .. Và tôi cũng cứ nghĩ là bài hát có liên quan gần xa gì đấy đến bài “Cô hái Mơ” của Nguyễn Bính ! Té ra là không phải ! Còn về bài “Lỡ cung đàn” thì ông Hòang Giác ông ấy nói như thế này: Ngày ấy ông với một người đã đính ước để tính chuyện chung thân đại sự với nhau ! Thế rồi vì hòan cảnh, người thiếu nữ đó bỏ vào Nam . Ông kết luận: “Từ ấy, cứ mỗi lần nghĩ đến hai chữ “cung đàn” là trong tôi lại hiện lên thêm một chữ “lỡ “ ! Chả trách bài hát lại thiết tha nhưng cũng lại chứa đựng một nỗi ngậm ngùi đằm thắm đến như thế ! Mà tự tác giả không nói ra như vậy thì có trời mà biết !

Mơ hoa - Hoàng Giác - Vân Khánh 

Ngàn xa bốn bề sao im vắng
Sóng nước như say sưa khúc mơ màng
Lưu luyến reo lòng khách giang hồ
Qua bóng mây trôi êm đềm ngày mơ
Lòng ngậm ngùi buồn vắng cố hương

Tiếng đàn gió hòa tiếng mến thương

Thuyền đời còn nhiều lúc lênh đênh
Tình đời gần còn lúc có xa
Nhớ đâu hình bóng ngày qua
Một bóng đang lạnh lùng đi
Chìm đắm trong đêm
Đi không bờ bến
Đôi mắt đăm đăm nhìn cõi hư vô
Tìm lại ngày xa ... vắng ... xa
Mờ xa khuất đồi xanh êm ấm
Xa thế nhân say mơ giấc điên cuồng
Không biết chăng một bóng trong sương
Ngơ ngác đang đi tìm một ngày qua
Lời nhủ thầm đàn đứt dây tơ
Áí làm chi cuộc sống trong mơ
Cuộc đời còn nhiều lúc khắt khe
Lòng người còn nhiều lúc sắt se
Quên đi hình bóng ngày qua.


Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Năm lên 10, ông được gửi lên Sài Gòn trọ học tại nhà người bác ruột ở đường Đinh Công Tráng. 
Ở nhà người bác, ngoài giờ học ở trường Les Lauriers, ông dành thời giờ học nhạc với nhạc sĩ Hoàng Lang. Thương cậu học trò nhỏ nghèo nhưng đầy năng khiếu và đam mê âm nhạc, người thầy dốc lòng truyền dậy mà không lấy nhạc phí. Sau vài tháng thụ huấn nhạc lý, vì bận rộn bài vở, thi cử nơi học đường, ông phải tạm ngưng việc học nhạc để đi làm. Tất cả những khó khăn, trắc trở đó đã không làm thui chột lòng đam mê âm nhạc và ước mơ trở thành nhạc sĩ. Có được đồng nào là ông tìm mua các sách nhạc để nghiền ngẫm, tự học thêm. Sau đó, ông có cơ duyên gặp gỡ được nhạc sĩ Lê Thương hướng dẫn thêm phương pháp soạn ca khúc phổ thông. ''Tôi chỉ có thể dạy em về kỹ thuật sáng tác, nhưng hồn nhạc thì tôi không dạy được, cái đó là do thiên phú nơi mỗi người.'' Câu nói chân tình của nhạc sĩ Lê Thương được ông khắc ghi. Những giòng nhạc đâu đời đã được sáng tác ở tuổi 13…….
Một sáng tác khá quen thuộc của nhạc sĩ Lam Phương, mời cả nhà cùng nghe
Bài Tango Cho Em

Từ ngày có em về, 

Nhà mình tràn ánh trăng thề. 

Dòng nhạc tình đang tắt lâu, 

Tuôn trào ngọt ngào như dòng suối. 
Anh yêu phút ban đầu, 
Đẹp nghiêng nghiêng dáng em sầu. 
Trong mắt em buồn về mau, 
Em ơi có khi nào lần gặp đây cho mai sau. 
Tiếng đàn hòa êm ái, 
Nhịp bước em thêm lả lơi. 
Cung điệu buồn chơi vơi, 
Đôi tâm hồn riêng thế giới. 
Mình dìu sát đi em 
Để nghe làn hơi cháy 
Trong tim nồng nàn. 
Tiếc thương chi trời rộng thênh thang, 
Vương vấn để rồi một đời cưu mang. 
Giờ mình có nhau rồi, 
Đời đẹp vì tiếng em cười. 
Vượt ngàn trùng qua bể khơi, 
Dắt dìu cùng về căn nhà mới. 
Ta xây vách chung tình, 
Nhiều chông gai có tay mình. 
Xin cảm ơn đời còn nhau, 
Xin ghi phút ban đầu bằng bài Tango cho em

Bài Tango cho em - Lam Phương - Khánh Ly

Nguyễn Văn Thương
Có lẽ khi viết Đêm đông, Nguyễn Văn Thương không ngờ được rằng rồi nó sẽ đi vào lòng biết bao thế hệ suốt mấy mươi năm như thế. Khi ấy ông mới hai mươi tuổi. Một anh chàng sinh viên nghèo kiết xác, đêm ba mươi không có tiền về quê ăn tết, đi lang thang trong cái lạnh Hà Nội, với bộ quần áo tây cũ và đôi giày tây rộng thùng thình. Chàng ta chỉ đủ tiền ăn ổ bánh mì, dạo qua phố Khâm Thiên, phố ả đào nổi tiếng của Hà Nội bấy giờ, mong tìm một chút ấm lòng giữa khu phố dập dìu đó. Thế nhưng ngay cả khu phố ăn chơi này cũng vắng ngắt, một cô đào nghe tiếng loẹt quệt trên đường (chứ nhạc sĩ lúc ấy làm gì dám bén mảng đến cửa nhà ả đào!) ra đưa mắt nhìn rồi chán nản quay vào, chỉ còn kịp thấy phản chiếu trong gương một cánh tay trần trắng nuỗn xanh xao. Buồn, chán đời và chán bản thân mình, quay về gác trọ và giữa tiếng gió lạnh gào rú bên ngoài, nhạc sĩ ngồi viết. Viết một mạch xong Đêm đông, từ thân phận mình, cảm thân phận người. Bài hát lặp lại mãi từ đêm đông, điệp lại mãi sự điên cuồng của gió! Tuy nhiên, có một điều rất lạ là người ta đã lãng quên nhân vật ký tên chung trong bản nhạc Đêm đông với Nguyễn Văn Thương trong bản in trước giải phóng ở Sài Gòn. Đó là Kim Minh. Kim Minh là một người bạn, người đã trau chuốt lời cho các bản nhạc của Nguyễn Văn Thương. Tuy nhiên, ông này mất sớm. Chính vì vậy người ta cũng thành lạ luôn.(Nhịp cầu âm nhạc)
( Lời 2 của bài hát đã được lược bỏ cho phù hợp với thời cuộc hơn )

Đêm đông

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống

Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông

Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời.
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu.
Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên.
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu đương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà.

Đêm đông - Hồng Nhung


1 nhận xét:

  Theo chân Trần Tùng Chinh đến “Bên giếng nước” Con người có nguy cơ xa lìa cái tâm thiện một khi chính cuộc sống này đã và đang đẩy con ...