Tiền chiến
Định nghĩa
Tiền chiến là một khái niệm trong tiếng Việt
được dùng để chỉ những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam cho tới 1945, khi xảy ra
chiến tranh Việt-Pháp.
Giai đoạn này, xã hội Việt Nam có nhiều thay
đổi. Và sau đó, cuộc chiến tranh Việt-Pháp là bước ngoặt tiếp theo gây nên một
thay đổi lớn với lịch sử Việt Nam và do đó, cuộc sống người dân và văn học nghệ
thuật đều bị ảnh hưởng. Nó trở thành một điểm mốc rõ rệt để phân chia khi nhìn
lại lịch sử thi ca, văn học, âm nhạc... của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Về mặt chiết tự, tiền có nghĩa là trước, chiến
ở đây chỉ cuộc chiến tranh Việt-Pháp từ 1945 đến 1954. Khái niệm tiền chiến
thường được dùng nhiều nhất khi nói về âm nhạc: nhạc tiền chiến. Tiền chiến
cũng được dùng để nói như thi nhân tiền chiến, văn học tiền chiến.Mục lục
Xã hội
Đầu thế kỷ 20, sự có mặt của người Pháp ở Việt
Nam cùng với chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây đã gây ra những xáo trộn
lớn trong xã hội. Đặc biệt sau Thế chiến thứ nhất, nước Pháp đẩy mạnh việc khai
thác thuộc địa. Việt Nam hình thành một giai cấp mới, giai cấp tư sản. Tầng lớp
trên của xã hội này có lối sinh hoạt thành thị mới theo văn minh phương Tây với
những phương tiện sinh hoạt mới và hiện đại: Họ đi ô tô, ở nhà lầu, dùng quạt
điện, mặc áo vét đi giầy bít, đi nghe hòa nhạc và xem phim... Thời trang cũng
được thay đổi theo từng năm. Cũng với những thay đổi sinh hoạt là các thay đổi
về ý nghĩ và cảm xúc.
Văn hóa phương Tây với điện ảnh, các ca khúc
Pháp, Mỹ, văn học lãng mạn Pháp đã ảnh hưởng sâu sắc tới giới trí thức trẻ Việt
Nam. Được học ở các trường Pháp như Quốc học Huế, Trường Bưởi, Petrus Ký rồi
Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương... các thanh niên này nói được tiếng Pháp, yêu thích
văn hóa Pháp. Họ nghe nhạc phương Tây, không thích đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị
mà tập chơi mandoline, guitare và hơn nữa là violon, piano.
Nhiều giá trị bền vững của Nho học bị giới trẻ
coi thường, thậm trí còn mang ra chỉ trích.
Nghệ thuật
Tiền chiến là thời kỳ đánh dấu bằng những sự
thay đổi lớn trong văn học Việt Nam. Những cuốn tiểu thuyết đầu tiên được hình
thành và nhanh chóng được yêu thích. Ở miền Nam cuối thế kỷ 19 đã có Truyện
thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, tiếp đó đầu thế kỷ 20 xuất hiện Hoàng
Tố Oanh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu, Ai làm được (1922) của Hồ Biểu
Chánh... Ở miền Bắc, năm 1925 Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm kể về mối
tình Đạm Thủy, Tố Tâm đã gây sóng gió trong giới học sinh, sinh viên thành thị.
Đầu thập niên 1930, Tự Lực văn đoàn được Nhất
Linh cùng Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu, Trần Tiêu
thành lập và trở thành đại diện tiêu biểu cho văn học lãng mạn Việt Nam với các
tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, Đời mưa gió, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Bướm
trắng... Đây cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn học hiện thực phê phán
với Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo, Sống mòn, Lão Hạc của Nam
Cao, Tắt đèn của Ngô Tất Tố...
Ở lĩnh vực thi ca, các nhà thơ trẻ nhận ra vần
luật, niêm luật của Nho gia đã quá gò bó trong việc thể hiện cảm xúc, tình cảm
của mình. Thơ mới xuất hiện chấp dứt sự thống lĩnh của thơ Đường. Ảnh hưởng bởi
những Rimbaud, Verlaine, Baudelaire, các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng
Lư, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính đã làm nên cuộc cách mạng trong thi ca Việt Nam.
Âm nhạc
Cũng giống như Thơ mới, Tân nhạc với ảnh hưởng
mạnh mẽ của âm nhạc châu Âu đã xuất hiện. Từ yêu thích các ca khúc nước ngoài,
những thanh niên yêu nhạc tập chơi guitare, violon và cùng nhau bắt đầu sáng
tác. Từ những bài ta theo điệu tây của các nghệ sĩ cải lương Tư Chơi, Bảy
Nhiêu... các nhạc sĩ Lê Thương, Văn Chung, Dương Thiệu Tước, Lê Yên bắt đầu
viết các ca khúc theo phong cách mới.
Những cuộc biểu diễn và thuyết trình của nhạc
sĩ Nguyễn Văn Tuyên vào năm 1938 ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định đã đánh dấu sư
ra đời của Tân nhạc. các bài hát mới này nhanh chóng phổ biến và được giới trẻ
ái mộ đón nhận. Những nhạc sĩ tài năng đã để lại dấu ấn của mình với các ca
khúc như Trương Chi, Thiên Thai của Văn Cao; Con thuyền không bến, Giọt mưa thu
của Đặng Thế Phong; Hòn vọng phu của Lê Thương. Dòng nhạc tiền chiến này còn
tiếp tục sau 1945 và cả sau 1954 ở miền Nam.
Điện ảnh
Theo chân những người Pháp, điện ảnh sớm du
nhập vào Việt Nam ngay từ cuối thế kỷ 19. Từ đầu thế kỷ 20, nhiều rạp chiếu
phim được xây dựng. Điện ảnh trở thành một món giải trí của người dân, nhưng
chỉ tập trung chủ yếu ở thành thị và hầu hết là các bộ phim châu Âu. Năm 1923,
xuất hiện bộ phim Việt Nam đầu tiên Kim Vân Kiều do người Pháp thực hiện với
các diễn viên Việt Nam. Năm 1925, ông Nguyễn Lan Hương, chủ tiệm ảnh Hương Ký ở
Hà Nội thực hiện những bộ phim đầu tiên.
Cuối năm 1937, An Nam Nghệ sĩ đoàn, một tập
hợp các thanh niên yêu điện ảnh ở Hà Nội đã hợp tác với Hồng Kông thực hiện
những bộ phim nói đầu tiên của Việt Nam là Cánh đồng ma và Trận phong ba. Ở Sài
Gòn, Hãng phim Châu Á cũng sản xuất Trọn với tình, hãng Việt Nam Phim có Một
buổi chiều trên sông Cửu Long.
Với đặc thù riêng đòi hỏi tài chính, công nghệ
và kỹ thuật, nền điện ảnh Việt Nam thời kỳ tiền chiến không dành được những
thành công như Tân nhạc và Thơ mới. Khái niệm điện ảnh tiền chiến cũng không
tồn tại.
vé máy bay eva giá rẻ
book vé máy bay đi mỹ
đại lý vé máy bay korean air
mua vé máy bay đi mỹ ở đâu
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thuc Du Lich