Nhạc tiền chiến là
dòng nhạc đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Đây là dòng nhạc mang âm hưởng trữ
tình, lãng mạn, lời ca giàu chất văn học, giai điệu sâu lắng, nhẹ nhàng. Những
ca khúc của dòng nhạc này cho tới nay vẫn ghi đậm dấu ấn trong lòng người yêu nhạc
và thường xuyên được nhiều thế hệ ca sĩ trình diễn tại các sân khấu âm nhạc
trên cả nước.
Ban đầu khái niệm nhạc tiền chiến dùng để chỉ dòng nhạc mới tiếng Việt theo âm
luật Tây phương trước khi nổ ra chiến tranh Việt - Pháp, sau khái niệm này mở
rộng, bao gồm một số sáng tác trong chiến tranh ( 1946– 1954) cùng phong cách
trữ tình lãng mạn, như "Dư âm" của Nguyễn Văn Tý, "Sơn nữ
ca" của Trần Hoàn, và cả sau 1954 đối với một số nhạc sĩ miền Nam như Phạm
Đình Chương, Cung Tiến..Những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc tiền chiến là
Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý, Tô Vũ…
Dương Thiệu Tước là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ngày 14/01/1915 quê ở làng Vân Đình, quận Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Mặc dù học nhạc, kỹ thuật sáng tác nhạc Tây Phương, nhưng các tác phẩm của ông vẫn đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: "Theo tôi, tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”. Một số ca khúc nổi tiếng được khán thính giả yêu thích của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là: Đêm tàn bến ngự, Bóng chiều xưa, Tiếng xưa, Thuyền mơ, Ước hẹn chiều thu…
Dương Thiệu Tước là một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc Việt Nam. Ông sinh ngày 14/01/1915 quê ở làng Vân Đình, quận Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Nội), xuất thân từ một dòng họ khoa bảng. Mặc dù học nhạc, kỹ thuật sáng tác nhạc Tây Phương, nhưng các tác phẩm của ông vẫn đượm hồn dân tộc. Trong một ấn phẩm viết tay, ông ngỏ ý: "Theo tôi, tân nhạc Việt Nam phải thể hiện rõ cá tính Việt Nam. Để đạt được điều này, người sáng tác phải hiểu rõ nhạc Việt qua cách học nhạc cụ cổ truyền cũng như hát được các điệu hát cổ truyền”. Một số ca khúc nổi tiếng được khán thính giả yêu thích của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước là: Đêm tàn bến ngự, Bóng chiều xưa, Tiếng xưa, Thuyền mơ, Ước hẹn chiều thu…
Một tên tuổi nổi bật khác của dòng nhạc tiền chiến là nhạc sĩ Đặng Thế Phong
Ông sinh năm 1918 tại thành phố Nam Định. Sự nghiệp âm nhạc của Đặng Thế
Phong chỉ có ba nhạc phẩm và đều rất nổi tiếng là: "Đêm thu" là ca
khúc viết cho lửa trại của học sinh Hà Nội 1940, "Con thuyền không
bến" hoàn chỉnh tại Nam Vang, trình diễn lần đầu tại rạp Olympia, Hà Nội
năm 1941 và Giọt mưa thu năm 1942. Nhạc phẩm cuối cùng "Giọt mưa thu"
được ông viết vào những ngày cuối đời trên giường bệnh. Ban đầu bản nhạc mang
tên Vạn cổ sầu, nhưng theo ý một vài người bạn, ông đặt lại là Giọt mưa thu cho
bớt sầu thảm hơn. Nhận xét của Phạm Duy, các sáng tác của Đặng Thế Phong là
những bài hát khởi đầu cho dòng "nhạc thu" Việt Nam, được tiếp nối
xuất sắc bởi Văn Cao và Đoàn Chuẩn. Theo Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong và Lê Thương
là hai nhạc sĩ tiền chiến có sáng tác sâu đậm hồn dân tộc nhất.
Nhạc sĩ Hoàng Quý là một trong những gương mặt tiên phong cho Tân nhạc Việt
Nam, ông là tác giả của tác phẩm bất hủ "Cô láng giềng". Hoàng Quý
sinh năm 1920 tại Hải Phòng, ông là anh trai của Hoàng Phú, tức nhạc sĩ Tô Vũ.
Trước khi trở thành người soạn nhạc tiên phong của xu hướng nhạc hùng, Hoàng
Quý cũng đã đi vào lãnh vực nhạc tình, với những bài nhạc tình yêu như Tú Uyên,
hay những bài nhạc tình quê như: Chiều quê, Đêm trăng trên vịnh Hạ Long, Chùa
Hương... mà nổi tiếng hơn cả là ca khúc bất hủ "Cô láng giềng".
"Cô láng giềng" ra đời khoảng năm 1942-1943. Lúc đó Hoàng Quý rời Hải
Phòng lên Sơn Tây để đến làm thư ký cho một trang trại nuôi bò. Khoảng 6 tháng
sau, ông không làm việc ở Sơn Tây nữa và trước khi trở về Hải Phòng ông ghé
thăm người em Hoàng Phú đang ở tại Hà Nội. Em trai của nhạc sĩ Hoàng Quý, Hoàng
Phú hay còn gọi là Tô Vũ cũng là cây bút có mặt trong những ngày đầu tiên
của tân nhạc Việt Nam. Ngoài công việc sáng tác, ông còn là nhà nghiên cứu có
thâm niên và uy tín trong lĩnh vực âm nhạc Việt Nam. Ông đã có công lớn trong
việc đào tạo nhiều tài năng cho thế hệ sáng tác sau này.
Chương trình con đường âm nhạc tháng 12 với tên gọi “Tiếng thời gian” là đêm nhạc dành để giới thiệu những sáng tác tiền chiến bất hủ của 4 nhạc sĩ nổi tiếng: Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý và Tô Vũ. Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ: NSƯT Đức Long, NSƯT Mai Hoa, Quang Linh, Vân Khánh, Thanh Thúy, Đức Tuấn, Xuân Phú, Minh Chuyên, Ngọc Mai và Vũ đoàn Sài Gòn. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3 vào lúc 20h ngày 11/13/2011 do Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Eurowindow và Melinh PLAZA tổ chức.
Chương trình con đường âm nhạc tháng 12 với tên gọi “Tiếng thời gian” là đêm nhạc dành để giới thiệu những sáng tác tiền chiến bất hủ của 4 nhạc sĩ nổi tiếng: Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Hoàng Quý và Tô Vũ. Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ: NSƯT Đức Long, NSƯT Mai Hoa, Quang Linh, Vân Khánh, Thanh Thúy, Đức Tuấn, Xuân Phú, Minh Chuyên, Ngọc Mai và Vũ đoàn Sài Gòn. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV3 vào lúc 20h ngày 11/13/2011 do Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Eurowindow và Melinh PLAZA tổ chức.
Trả lờiXóađại lý vé eva air
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
phòng vé korean air
mua ve may bay di my hang korea
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich