Sau ngày đất nước thống nhất, Bùi Văn
Dung từ thành phố mang tên Bác lại ba lô, dép lốp lên chiến trường biên giới
phía Bắc. Thời lính chinh chiến ngược xuôi giữa bom rơi đạn nổ, Bùi Văn Dung
không chỉ cầm súng. Ở ông còn có loại vũ khí mạnh hơn: nguồn thơ và tình
thơ. Bùi Văn Dung viết: “Tôi lý giải chiến tranh/ Thay cho chiến thuật vũ
khí” (Tiểu tựa cho… “ Nhìn ngoài đôi mắt”). Lý giải là công việc
không phải nói mà làm được, không phải bất kỳ ai cũng làm được; nói chung là vậy,
huống hồ lý giải chiến tranh. Chiến tranh, bên cạnh cảnh chết chóc
tang thương, chia lìa đau khổ, còn là chiến lược và chiến thuật, còn là tư tưởng
và nghệ thuật. Sự hy sinh đổ máu có thể chia cho các bên tham chiến, kể cả người
trực tiếp cầm súng và cộng đồng ở sau; vì thế, dù thắng hay bại thì nhân dân của
các bên đều chịu những tổn thất to lớn, lâu dài về vật chất và tinh thần
do hậu quả và di chứng nặng nề từ chiến tranh đem lại. Nhưng tư tưởng và nghệ
thuật chiến tranh không vậy. Nó có ranh giới rõ ràng giữa bên xâm lược và bên bị
xâm lược. Nó không có cùng mẫu số về sức mạnh vũ khí và tiềm lực kinh tế.
Ở các nước đế quốc, trong và sau chiến tranh xâm lược, có hay
không xuất hiện nền nghệ thuật, trong đó có văn chương, đặc biệt
là thi ca trực tiếp động viên, ngợi ca lính tráng của mình như ở các
dân tộc phải tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước đầy gian khổ, hy sinh. Chắc chắn
không có! Bởi, xâm lược để chiếm đoạt không phải là truyền thống, mà chỉ
là âm mưu, dã tâm của bộ phận nắm quyền-tiền lũng đoạn, áp đặt bằng những thủ
đoạn khác nhau, nên không thể là thành tố của văn hóa. Văn hóa, mà ý
chí, tinh thần yêu chuộng hòa bình, độc lập tự do là cốt cách, nhân
phẩm, luôn luôn thường trực trong lòng cộng đồng dân tộc, mới là nhân tố quyết
định tư tưởng đúng hay sai để đi đến thắng hay bại trong chiến tranh. Vậy, độ
lùi sau mỗi cuộc chiến tranh vệ quốc không được phép đánh đồng giữa thắng và bại,
cũng không được quyền tước đoạt những giá trị văn hóa truyền thống và giá trị
văn hóa mới nảy nở. Văn học và nghệ thuật kháng chiến chống thực dân Pháp và
chiến tranh chống đế quốc Mỹ trở thành một bộ phận không thể tách rời truyền thống
lịch sử và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam có bề dày hàng nghìn năm.
Trong bài thơ “Vợ tôi”, viết năm 1998, Bùi Văn Dung không sao
tránh được hồi tưởng: “Binh lửa một thời rải đều khắp đất đai/ Hồi ấy, chia tiền
tuyến-hậu phương chỉ là khái niệm”. Ý thơ của ông là một thực tế hiển nhiên. Cả
nước có chiến tranh thì trai tráng trực tiếp xông pha chiến trường, người già,
phụ nữ, trẻ em ở nhà cũng đội bom cày cấy, học hành, cũng cầm súng hoặc phục vụ
chiến sự. Truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”
không bao giờ ngừng bừng sáng trong tâm thức người Việt Nam. Vượt lên hồi tưởng,
ông viết: “Biết mấy lần em vui vẻ tiễn đưa tôi/ Đất nước mình mấy nghìn năm
đưa tiễn/ Người đẹp nhất nước mình là người hôm qua ra tiền tuyến/ Người đáng
quý nhất nước mình là các bà mẹ sinh cho non sông những thế hệ anh hùng” (Viết
sau chiến tranh). Thực ra, khi ông viết những dòng này (năm 1978) chiến tranh
chưa dứt trên Tổ quốc đau thương. Không lâu sau đó (1979) ông có mặt ở biên giới
phía Bắc và viết bài thơ “Giá em đừng yêu anh” – một bài thơ đầy tâm trạng với
những câu thơ da diết: “Đừng yêu anh làm gì/ Chiến chinh dài lắm đấy/ Đợi anh
nhiều như vậy/ Mùa xuân nào chịu yên”. Đó là lời chân thành xuất phát từ tấm
lòng nhân hậu của người thơ-chiến sỹ trước thực tế chia ly, những mong người
tình của mình nhẹ gánh khắc khoải đợi chờ, vì “Anh sẽ còn phải đi/ Những chân
trời bão nổi/ Lại một kẻ thù mới/ Hầm hè nơi biên cương”. Nhưng rồi người thơ
không cưỡng nổi: “Nước mắt thương đồng chí/ Nâng cuộc đời anh lên// Giờ có thể
yêu em/ Rất công bằng sòng phẳng/ Hai phương trời đầy nắng/ Đợi anh về nghe
em”. Bài thơ đọc lên có âm hưởng da diết dội về từ bài thơ nổi tiếng “Em ơi, đợi
anh về” của nhà thơ Xô viết Si-mô-nốp: “Anh biết anh không chết/ Đâu phải lẽ
tình cờ/ Chỉ có em tha thiết/ Dẫu dòng lệ cạn khô/ Em của anh biết chờ/
Không như ai, chẳng đợi” (bản dịch của Nguyễn Tất San và Nguyễn Tất Thịnh từ
nguyên bản tiếng Nga). Bài thơ của Bùi Văn Dung ngay sau khi ra đời đã được nhạc
sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc trong chuyến đi công tác biên giới phía Bắc. Nhạc sĩ Phạm
Tuyên tâm sự: khi dựng xong, bài hát “Giá em đừng yêu anh” không được phổ biến
vì “những câu thơ da diết” gây sốc một số chính trị viên, nhưng lại được không
ít ca sỹ muốn thể hiện. NSND Lê Dung xin ý kiến và được Bộ VH-TT cho phép phổ
biến bài hát trong một chuyến lưu diễn tại Pháp. Ca sĩ Ngọc Tân là người đầu
tiên thu thanh bài hát này cùng bài “Gửi nắng cho em” (thơ Bùi Văn Dung, nhạc
Phạm Tuyên) trong một băng ca nhạc của riêng mình.
Bằng thơ, Bùi Văn Dung lý giải chiến tranh theo
cách riêng mà tương đồng với mục đích chung của văn học nghệ thuật: phản ánh
chân thực, khách quan nỗi niềm sâu kín của con người để “nhìn thấy”, cảm được
những giá trị đích thực của cuộc sống, của cái đẹp nhân sinh mà mỗi con người ấp
ủ và biểu hiện dưới nhiều cung bậc tình cảm, ý thức khác nhau. Tâm trạng con
người trong chiến tranh không hề phức tạp hơn tâm trạng con người trong cuộc sống
thường nhật, cũng đều mang những thuộc tính yêu ghét, vui buồn, giận hờn căm
thù, cùng những thói xấu, hành vi không lành mạnh; khác chăng ở chỗ, trong cuộc
đối đầu với súng đạn, với sự sống còn của dân tộc, con người cá nhân biết hy
sinh lợi ích riêng tư, song không vì vậy mà thả trôi cái bản thể vốn có. Với mẹ,
ông thấy mình chưa tròn bổn phận làm con: “Con xa nhà đã mấy chục năm nay/ Đỡ
đần mẹ một ngày đông ngắn thế/ Mới biết mình những tháng ngày dâu bể/ Đã sánh
gì với mẹ những mùa đông” và với nơi chôn nhau cắt rốn, với người vợ tảo tần: “Làng
quê mình vất vả những vụ chiêm/ Được hạt thóc cũng ba chìm bảy nổi/ Xuân đến
cổng, còn em thì lại vội/ Chẳng lúc nào dịu bớt nỗi lo toan” (Ngày đại hàn). Nỗi
thương, nỗi nhớ của người lính ngoài chiến trận và khi trở về mái ấm bình yên
khác nhau ở cung bậc của tâm trạng. Xa xôi cách trở thì ngổn ngang lo lắng, mỏi
mong giữa từng trận đánh: “Thời gian như nhịp bập bênh/ Mình em một phía - nhẹ
tênh lại chờ”; thì giờ đây từng ngày từng giờ dằn vặt trước sự trôi đi về cằn cỗi,
già nua của những người thân yêu, và cả bản thân mình, không sao níu kéo: “Thả
mây cho gió mang đi/ Định nói với cỏ câu gì - lại thôi” (Không định viết II).
Định thôi không nói nhưng chẳng thể đừng: “Khi biết yêu em thì đã già rồi” (Vợ
tôi), hoặc tự ru mình trước “ngưỡng cửa” Nàng Thơ: “Thôi đành vậy. Tôi tự nguyện
làm hạt cỏ gà mọc ngoài lãnh địa/ Làm láng giềng của vùng đất đắng phù sa” (Đến
muộn). Cũng vậy, cái tình của người lính với nhau là cảm thông, là nhận thức: “Xuân
Trường Sơn đỏng đảnh nét hoang sơ/ Chỉ có lính và rừng khát vọng/ Em và hoa
suốt đời tôi trân trọng/ Để vượt qua nghiệt ngã chiến tranh này” (Mùa xuân ở
Trường Sơn). Nét đẹp người lính trong chiến tranh là sự trân trọng -
trân trọng tình yêu, đối với con người và thiên nhiên, do đó luôn đầy
tràn khát vọng. Những người nằm xuống không uổng phí, bởi bao người được
tiếp tục trân trọng tình yêu thiêng liêng, biến khát vọng thành hiện thực ấm
no, hạnh phúc mà chiến tranh đã từng chôn vùi, hủy hoại. “Biết tặng gì mỗi bận
qua chơi/ Chiếc vỏ đạn làm bình hoa kỷ niệm/ Vào mùa mưa hoa phong lan lại hiếm/ Biết em vui nên rừng tỏa hương thầm” (Thanh niên xung phong ở biên giới).
Những câu thơ dung dị, chân thật này càng tôn lên vẻ đẹp của trân trọng và khát khao bộc lộ nơi những người chằm mình ở mặt trận. Gặp lại đồng đội sau chiến tranh, tình của người lính người thơ rối bời: “Xin đời để bạn tôi hôn/ Hai cùi tay chẳng đủ ôm người tình/ Chiếc giường đôi lứa lặng thinh/ Chiến tranh như vẫn rập rình nơi đây”, và “Tiếc mình còn đủ đôi tay/ Mà sao vẫn phải mượn vay cuộc đời” (Đêm ở nhà đồng đội).
Những câu thơ dung dị, chân thật này càng tôn lên vẻ đẹp của trân trọng và khát khao bộc lộ nơi những người chằm mình ở mặt trận. Gặp lại đồng đội sau chiến tranh, tình của người lính người thơ rối bời: “Xin đời để bạn tôi hôn/ Hai cùi tay chẳng đủ ôm người tình/ Chiếc giường đôi lứa lặng thinh/ Chiến tranh như vẫn rập rình nơi đây”, và “Tiếc mình còn đủ đôi tay/ Mà sao vẫn phải mượn vay cuộc đời” (Đêm ở nhà đồng đội).
Viết về chiến tranh, những câu thơ của Bùi Văn Dung xoáy vào
chiều sâu tâm trạng, mặc dù cả bài thơ nhiều khi không chụm vào mạch chính.
Song, ông là tác giả thơ được phổ nhạc khá nhiều: “Gửi nắng cho em”, “Con kênh
ta đào”, Giá em đừng yêu anh”, Biên giới này là Tổ quốc”, “Đảng gọi rồi chúng
tôi xin có mặt”, Chào Tổ quốc từ đỉnh cao chiến thắng” (nhạc Phạm Tuyên) và
“Trăng nguyên” (nhạc Huy Thục). Nhạc sĩ Phạm Tuyên, người phổ nhạc liên tục sáu
bài thơ của Bùi Văn Dung, không nói về mối quan hệ giữa nhạc và thơ trong lĩnh
vực ca khúc, mà “chỉ nghiệm thấy rằng bài hát phải là một chỉnh thể có sự đồng
điệu trong cảm xúc của cả hai tác giả thơ và nhạc… Một bài thơ hay và sâu sắc
chưa chắc đã là một bài hát hay khi được phổ nhạc, nhưng một ca khúc hay thì ca
từ phải là một bài thơ có hình ảnh và nội dung tình cảm phù hợp nhất”.
Ở bài thơ “Gửi nắng cho em” dường như Bùi Văn Dung gửi gắm một
cách phức hợp việc lý giải chiến tranh và lý giải cuộc đời (cũng
trong bài “Tiểu tựa cho… Nhìn ngoài đôi mắt”, ông viết: Và gần hơn một tí/ Tôi lý giải cuộc đời). Bài thơ “Gửi nắng cho em” xuất hiện trên báo Sài Gòn
giải phóng vào cuối năm 1975. Người chiến sĩ - thi sĩ “Muốn gửi ra em một ít nắng
vàng/ Nghe đài báo rét kéo dài ngoài ấy/ Mùa đã xong, còn chiêm xuân cày cấy/ Bà con mình sẽ xoay sở ra sao?”. Thật là trằn trọc - nỗi suy tư của một người
nông dân vùng trung du miền Bắc mặc áo lính (quê Bùi Văn Dung ở xã Thượng
Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). “Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm/
Hai vựa thóc cùng nặng tình của đất/ Cùng vào mùa một ngày vui thống nhất/
Hơn lúc nào anh hiểu thấu lòng em”. Vì hiểu thấu lòng em và “Thương cái rét của
thợ cày thợ cấy/ Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy”. Chiến tranh là chia
ly, nhưng vẫn chung cuộc đời. Con người, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất cứ
nơi đâu, vẫn hướng về quê nhà thao thức, ngóng trông. Tình thương yêu rất cụ thể,
không hào nhoáng, không nệ vật chất. Chia đều nắng là chia đều niềm vui, chia đều
chiến thắng, cũng là chia sẻ những năm tháng “chăn đơn gối chiếc” nghiêng nỗi mỏi
mòn vời vợi trong hy vọng mỏng manh. Vì, không có em, không có tình
em, cũng là tình của quê hương, thì sao anh vượt qua được khói lửa
chiến tranh.
Một nửa thắng lợi là ở nơi quê nhà nâng đỡ; cuộc đời trọn vẹn là mỗi người phải có, nhất định phải có một nửa yêu thương: “Nhìn từ phía nào đây/ Bên lên hay bên lặn/ Hai phần nửa đời mình/ Mới thành trăng đầy đặn” (Trăng nguyên). Tứ thơ ấy chuyển hóa tư duy thơ Bùi Văn Dung và đọng lại ở một câu xuất thần trong bài “Gửi nắng cho em” và có lẽ khi đặt bút viết câu thơ: “Em hãy làm cây thông xanh nghe em”, Bùi Văn Dung không ngờ rằng ông là người đầu tiên đưa vào thi ca hình tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam đến đỉnh cao - cây thông, ngang với vị thế đấng quân tử, điều mà các bậc nho sĩ trước đây và thi nhân đương thời chưa hề nói tới. Dù chủ đích hay không, thì hình ảnh “em cây thông” đã hiện lên văn bản, đã “buột” khỏi tầm kiểm soát và không còn là của riêng tác giả nữa, nó có đời sống độc lập trong lòng người yêu thơ yêu nhạc. Vị thế “em-cây thông” không vấp phải sự chối từ, bởi người phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã được giải phóng, có quyền tham gia và tham gia đạt hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt xuất sắc trong hoàn cảnh chiến tranh. Và, ngay sau chiến tranh, người phụ nữ tiếp tục thể hiện vị thế “em cây thông”: “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua/ Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng/ Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng/ Con kênh bây giờ chưa là con kênh xanh// Con kênh ta đào có em, có anh…” (Con kênh ta đào). Con kênh đang đào chưa có nước và chưa xanh, thì sẽ đến ngày nó đưa nước về tưới mát và đồng bãi cho mùa bội thu, mồ hôi của em (và của anh) chẳng phí hoài đã đổ. Niềm tin và yêu ấy, về “em cây thông”, cho nhà thơ niềm hy vọng: “Ta về miền quê ở đó có em/ Đô thị hóa đứng ngoài hàng rào dâm bụt/ Bát riêu cua hăng mùi rau rút/ Đó là miền vô nhiễm của đôi ta” (Vô nhiễm).
Một nửa thắng lợi là ở nơi quê nhà nâng đỡ; cuộc đời trọn vẹn là mỗi người phải có, nhất định phải có một nửa yêu thương: “Nhìn từ phía nào đây/ Bên lên hay bên lặn/ Hai phần nửa đời mình/ Mới thành trăng đầy đặn” (Trăng nguyên). Tứ thơ ấy chuyển hóa tư duy thơ Bùi Văn Dung và đọng lại ở một câu xuất thần trong bài “Gửi nắng cho em” và có lẽ khi đặt bút viết câu thơ: “Em hãy làm cây thông xanh nghe em”, Bùi Văn Dung không ngờ rằng ông là người đầu tiên đưa vào thi ca hình tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam đến đỉnh cao - cây thông, ngang với vị thế đấng quân tử, điều mà các bậc nho sĩ trước đây và thi nhân đương thời chưa hề nói tới. Dù chủ đích hay không, thì hình ảnh “em cây thông” đã hiện lên văn bản, đã “buột” khỏi tầm kiểm soát và không còn là của riêng tác giả nữa, nó có đời sống độc lập trong lòng người yêu thơ yêu nhạc. Vị thế “em-cây thông” không vấp phải sự chối từ, bởi người phụ nữ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã được giải phóng, có quyền tham gia và tham gia đạt hiệu quả trên mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt xuất sắc trong hoàn cảnh chiến tranh. Và, ngay sau chiến tranh, người phụ nữ tiếp tục thể hiện vị thế “em cây thông”: “Con kênh ta đào chưa có nước chảy qua/ Chỉ có nắng mùa hè nóng bỏng/ Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng/ Con kênh bây giờ chưa là con kênh xanh// Con kênh ta đào có em, có anh…” (Con kênh ta đào). Con kênh đang đào chưa có nước và chưa xanh, thì sẽ đến ngày nó đưa nước về tưới mát và đồng bãi cho mùa bội thu, mồ hôi của em (và của anh) chẳng phí hoài đã đổ. Niềm tin và yêu ấy, về “em cây thông”, cho nhà thơ niềm hy vọng: “Ta về miền quê ở đó có em/ Đô thị hóa đứng ngoài hàng rào dâm bụt/ Bát riêu cua hăng mùi rau rút/ Đó là miền vô nhiễm của đôi ta” (Vô nhiễm).
Mỗi lần đọc lại hai tập thơ (đã xuất bản) “Gửi nắng cho em”
(Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2002) và “Nhìn ngoài đôi mắt” (Nhà xuất bản Phụ nữ,
2010) của Bùi Văn Dung, là mỗi lần tôi “nhặt” thêm được những câu thơ lý
giải chiến tranh và lý giải cuộc đời sâu sắc cả ý cả tình của
ông. Và, gần đây tôi “chợt” thức nhận vẻ đẹp đằm thắm của câu thơ: “Em hãy làm
cây thông xanh nghe em” - một lời đề nghị, tôn vinh hơn là ước vọng của
một người thơ xuất thân từ thợ cày từng mặc áo lính!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét