Tư tưởng Nguyễn Du
qua Đoạn trường tân thanh 2
qua Đoạn trường tân thanh 2
Tác động của chữ Tài và chữ Mệnh từ thân phận làm người của
Kiều
Một ngày của kiếp con người
Đoạn văn kế tiếp mô tả hai sự kiện: ngày hội Đạp Thanh và cuộc
gặp gỡ giữa Kiều và Đạm Tiên.
Tác giả vận dụng kỷ thuật văn chương để diễn tả hai khung cảnh
có thời gian - không gian bên ngoài khác nhau:
Ngày hội là cảnh ngày gắn liền với ánh sáng rực rỡ của Mặt trời.
Không gian là sân khấu của các niềm vui chung đụng, dù có cảnh buồn của lễ Tảo mộ,
dù có "thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay". Ở cảnh
ngày nầy có sự tập họp của nhiều thành tố, thiên nhiên, đoàn lũ, vật dụng như
ngựa xe...xa gần, sống chết..., nhưng trong giòng nước dập dìu, nô nức đó không
thấy ai gặp ai (từ câu 39-50).
Thế giới gặp gỡ có thời gian tượng trưng là buổi
tàn của ngày "chiều chiều bóng ngã về Tây". Không gian là con đường về
nhỏ hẹp "ngọn tiểu khê..., nhịp cầu nho nhỏ..., nấm mồ, ngọn cỏ" với
những nét riêng biệt của mỗi vật thể. Không gian của con người không phải là sự
chung đụng, tập họp, nhưng mỗi người như cách biệt nhau: "chị em thơ thẩn
dan tay ra về". Giới hạn hay khoảng cách không gian của sự vật lại đi
kèm với cảm xúc về một sự gần giũi ẩn kín của một ai. Trong cảnh nao nao,
buồn đó (Mà sao hương khói vắng tanh thế mà! - câu 59) có những
sự hé lộ đáng lưu ý:
Cảm thức buồn của Kiều và sự vô tâm của Thúy Vân:
Lòng đâu sẵn mối thương
tâm (câu 81)
Vân rằng: chị cũng nực cười (câu
105).
Kiều mở ra với nỗi khổ chung của mọi người và của thân phận thâm
sâu của con người.
Đau đớn thay , phận đàn
bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời
chung
(câu 83-84).
Rằng hồng nhan tự
nghìn xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai
đâu
(câu 107-108)
Con người gặp con người, mở ra tình "chị em":
Hữu tình ta lại gặp ta
Chớ nề u hiển, mới là chị em (câu
127-128)
Toàn bộ tiểu đoạn nầy bắt đầu từ câu 51 và kết thúc ở câu
132.
Cả hai thế giới, tuy được diễn tả qua những hình ảnh khác
nhau, lồng vào khoảng thời gian khác nhau, nhưng chúng tượng trưng cho những đối
lực Tài - Mệnh của một ngày của nghiệp làm người. Sự kiện trùng
hợp giữa các đối lực (coincidentia oppositorum) xuất hiện trong thắc
mắc của Kiều:
Rằng: "Sao trong tiết Thanh minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế mà? (câu 59-60).
Nếu đoạn đầu (từ câu 9-38), cuộc tương tranh giữa tài và mệnh
được diễn tả trong khả tính của thân phận con người, thì ở đoạn nầy phác họa một
"cõi người ta toàn diện" với tượng trưng có tính cách phổ quát và rốt
ráo. Mấy chữ cuối của câu thơ cuối đoạn: "bài cổ thi", có
giá trị như một lời sấm phát xuất chân tính mặc khải hết về thân phận con người
tại thế: "Gốc cây, lại vạch một bài cổ thi".
Như thế, nội dung chữ Tài được diễn tả ở đây là những
nội dung nào?
Đạp bằng được mọi khoảng cách gọi là tự nhiên, như thiên
nhiên đối với con người, con người với nhau, con người với vật dụng, cõi chết
và cõi sống..., Tài là một khả năng tổng hợp để tạo một thế giới với
những đặc điểm:
Tổng hợp tất cả các đối vật thành một tất cả, tính
theo lượng số.
Mọi sự vật đã được bao bọc ổn cố trong ánh nắng của ban ngày.
Mặt trời như đã xuất lộ từ hồi nào, một sự kiện hiển nhiên, không cần được ý thức
và nhắc đến như một thắc mắc phải tra vấn.
Mọi sự vật, biến cố đều hàm ngụ trong âm hưởng của ngày hội, vui hoặc
đã được biến thành niềm vui.
Song song với tổng hợp thành một thực thể đồng nhất nầy, mọi
sự vật đều được tập trung, trừ cảm thức về thân phận con người. Hoặc nói theo
ngôn ngữ triết học hiện đại đây là thế giới đã được khách thể hoá thành đối vật (monde
objectivé). Và Tài có thể gọi là tiến trình đối vật hoá vũ trụ (l'objectivation
du monde).
Và chữ Mệnh ở đây được diễn tả qua những nội dung
nào?
Mệnh xuất hiện trước hết như cảm thức về sự xa cách
và giới hạn:
Mặt trời được nhắc đến. Hình ảnh tượng trưng ở đây không phải
là cảnh bình minh, con người chờ tiếp nhận ánh sáng, dù mặt trời chưa mọc và
đang chờ đón mặt trời. Nhưng mặt trời đã ngã về Tây, cũng trong nội
dung của hình ảnh tượng trưng trên, nghĩa là mặt trời đã khuất, chỉ còn lại ánh
dọi của nó. Nhưng đặc điểm của lối nói nầy như hàm ngụ sự vắng bóng mặt trờilại
có phần lỗi của người ở trong. Lỗi theo nghĩa "tội nguyên tổ" hay
"tiền khiên" trong nội dung: Kiếp trần, biết dũ bao giờ cho xong?
(câu 2930). Lỗi được qui cho kiếp trần vì mặc lấy khả tính lầm lạc. Dostoievski
gọi đó là gánh oan nghiệt của tự do. Nhưng nhận thức buổi chiều tà, đúng là trực
giác nguy cơ về sự xa cách, ly biệt với Mặt Trời (hay Chân tính), hoặc nói theo
lối nói của Heidegger là sự "rút lui của Chân tính" ngay khi Chân
tính hé lộ ra trong hiện sinh; sự rút lui, ẩn dấu, khước từ hay siêu việt lại
là lời nói nguyên sơ của Chân tính nhắc nhở con người quay lại với thân phận
chân thực của mình.
Từ trực giác xa cách với Chân tính, con người nhận ra hữu
hạn tính với năng lực riêng của nó. Nó từ chối thế giới an bình, ổn cố, tự
nhiên - di nhiên cũ, cũng như cả sức tổng hợp để quán xuyến tất cả, vô biên giới
của chữ Tài, để thấy sự cách biệt trong các mối tương giao: người với đất, người
với người.
Chị em thơ thẩn dan tay ra về (câu 52).
Nao nao dòng nước uốn quanh....
Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ, nửa vàng nửa
xanh (các câu 55, 57-58).
Nhưng chính cảm thức hữu hạn đó cũng cống hiến nhận thức tính
cá biệt của mỗi vật, mỗi người, đặc biệt là mở ra chân trời của thế giới người
mà chân tính của nó ẩn dấu đằng sau "hồng nhan", nghĩa là hình hài
bên ngoài như một sinh vật trong thiên nhiên mà thôi.
Nguyễn Du đã dùng hình ảnh văn chương của một kẻ đã chết, (Đạm
Tiên) lại là một phụ nữ, để gợi lên cái gì vượt lên khả năng của "dục vọng
con mắt" hay khả năng nhận thức sự vật; Đạm Tiên ấy là tượng trưng cho
Chân tính siêu việt của con người tại thế.
Khổ cứu độ
Khổ, đau, buồn là những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong tiểu
đoạn nầy. Vượt lên trên cảm giác có tính cách tâm lý được dùng như là những
hình ảnh văn chương, Khổ là một lối nói cô động về cảm thức thân phận
con người trần thế nhằm diễn tả sâu sắc, cắn vào da thịt hay toàn bộ cuộc sống.
Cảm nhận được các tương quan mở ra như là những chiều kích kết dệt nên nhà của
nhân tính, nhưng đồng thời cũng cảm nhận hữu hạn tính của phận mình; hữu hạn vì
đang xa cách, đồng thời có thể mãi làm cho xa cách. Làm sao có thể đạp đổ cái
khung hữu hạn tính gắn liền với phận mình! Một vòng quay phi lý và bế tắc! Đó
là nội dung cô động của "khổ" trong truyện Kiều, trùng hợp với chữ
"khổ" trong nhà Phật hay "khổ nạn" của Kitô giáo.
Vấn đề đặt ra ở đây là ý thức hay trực giác về khổ, tự
nó có phải là phương thuốc rốt ráo để giải phóng con người một cách dứt
khoát, tân tạo hay tái lập những tương quan Đất - Trời - Người chân thực hay
không? Trước hết chữ Tự mình hàm ngụ rằng con người là một thực thể
cô độc, hay "ngã chấp", vật thể không tương quan đó chỉ nằm trong
ngôn ngữ của chữ Tài và thế giới của nó. Trực giác về chân trời của
"cõi người ta" gắn liền với việc thiết định chân tính như
những tương quan. Nên tự giải phóng, dù quan niệm như một cố gắng tìm tự do cá
nhân, hay hạnh phúc tập thể, ngay cả cho toàn nhân loại, dựa trên chính việc
làm "tự mình" của cá nhân hay tập thể như thế, đều mâu thuẫn với yêu
sách của nội dung chữ khổ, mà con người cảm nhận và muốn thoát ra. Lịch
sử nhân loại với những bước tiến về văn minh và kỹ thuật, cũng như những giải
pháp canh tân xã hội đã chứng thực rằng hoàn cảnh sống của con người thoải mái
và tiến bộ hơn. Nhưng trong bản văn nầy của Đoạn Trường Tân Thanh, tình trạng
con người nhắc đến để thực hiện một mẫu mực xã hội tốt đẹp theo "ý mình",
cảnh vực thiên đàng trần thế bên ngoài đó, một mặt, tự nó, không có gì làm
cho con người vui hay buồn, vì chưa đi vào cảnh vực của lời tra vấn về chân
tính như các mối tương quan. Mặt khác, nếu nó đi vào lời tra vấn của Chân tính,
nghĩa là hàm ngụ sự đánh giá về sức cố gắng của con người để hoàn thành nhân
tính mình như những tương quan, thì bất cứ hoàn cảnh nào xảy đến cũng gắn liền
với câu chất vấn ngược lại của mệnh, và nỗi khổ bấy giờ lại xuất hiện: nỗi
khổ nầy không tha cho kẻ giàu hay nguời nghèo, thông minh hay ngu dốt, lành mạnh
hay bệnh tật, lạc hậu hay tân tiến...
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! (câu 489-490).
Còn ngậm đắng nuốt cay, vì không ai, không thời nào con người tự
mình gỡ được cho mình thân phận làm người tại thế gắn liền với nỗi khổ nầy
cả!
Nhưng điều làm ta ngạc nhiên là, trong Đọan Trường Tân
Thanh, và ngay đoạn nầy, dường như có mở ra một ngưỡng cửa về sự giải thoát hay
đúng hơn là duyên cứu độ. Và điểm nầy là dấu quan trọng nhất để nhận
ra sự khác biệt căn cơ giữa các nền nhân bản thuyết, thường được hiểu và được
phổ biến hiện nay khi nhắc đến chữ nầy, và lối tra vấn về Chân tính của con người
tại thế trong tư tưởng của Nguyễn Du.
Sự giải thoát hay chính từ ngữ đó, cũng rất hiếm hoi trong
ngôn ngữ truyền thống triết học Tây phương. Gần đây và chỉ rất gần đây, đặc biệt
sau triết học của Hegel, triết gia đã dùng những hứng khởi từ Kitô giáo để
đưa ý niệm nầy vào trong tư tưởng triết học, đồng thời chuyển đổi nội dung chữ
cứu độ thành tự cứu thoát hay giải phóng. Phong trào nhân bản dấn thân tiếp
theo Hegel và Karl Marx lại phổ biến rộng rãi ý tưởng đó trong sinh hoạt xã hội
và chính trị.
Văn hoá Trung hoa, đặc biệt Khổng hay Lão, ngay cả các Kinh
như Kinh Dịch, Kinh Thư mô tả rất rõ sự xa cách giữa Chí Thiện, Đạo với thực trạng
của nhân sinh. Nhưng lạ thay để lấp trống khoảng cách nầy thì vấn đề nêu lên
khá đơn giản:
Trên không oán trời, dưới không trách người. Nên người quân tử
sống bình dị để theo Mệnh. Còn tiểu nhân làm liều để cầu may. [1]
Theo Mệnh và Mệnh là Thiên mệnh, một cái gì vượt trên sức con
người, xem ra như chữ nói đến việc vươn tới, mà không lý đến việc có đạt được
hay không.
Còn Đạo Đức kinh thì viết:
Đồng với Đạo, thì Đạo vui mà nhận...
Cả hai Nho cũng như Lão có gợi lên sự xa cách do tự nơi hành
vi của con người và lạc quan về con đường đi đến hoặc trở về với Đạo. Ít nhất
nơi tư tưởng Trung hoa Nho - Lão đã bỏ sót bên lề thân phận Nữ Oa đội đá vá trời
một cách tuyệt vọng!
Phần Nguyễn Du trong câu kết dùng lại rất nhiều những từ ngữ
của nhà Nho như "trách Trời gần, trời xa, thiện căn, Tâm, Mệnh",
nhưng qua câu truyện Kiều, với nội dung Mệnh gắn liền với khổ lại
gần với tư tưởng bi kịch về thân phận con người của bi kịch Hy lạp, tư tưởng
nhà Phật và Kitô giáo hơn.
Trong bi kịch Hy lạp, đặc biệt trong bản văn Oedipe làm
vua của Sophocle, khổ gắn liền với thân phận làm người khi
Oedipe thấy thế giới của tài trí đã cắt đứt tương quan với Cha Trời, đã buộc Mẹ
Đất phải thắt cổ tự vẫn vì tội vô luân do con người mang lại. Con đường đi lui
không còn, và tới cũng không tìm ra một sinh lộ nào. Khổ chỉ mở ra được
Chân tính của thực tại con người tại thế như một bế tắc, hàm ngụ một lời kêu cầu.
Nhưng dù sao nhận thức được chân tính của thân phận con nguời tại thế tại thế
như một kẻ mù (Oedipe đâm mù hai mắt tượng trưng cho ý thức về sự giả ảo của
Tài) và là một kẻ lưu lạc (Oedipe tự đày đi biệt xứ).
Nơi nhà Phật mà Nguyễn Du múc lấy nhiều hứng khởi, thì có hai
nội dung chính về con đường giải thoát liên quan đến khổ. Nhận rõ thân phận con
người tại thế là khổ cũng đã đồng nghĩa với giải thoát. Câu đó nghĩa
là gì? Dục, Ngã, thế giới của Karma hay Tài có tương liên với
nhau và cùng ở trong một trật tự, trật tự của mê lầm. Nhận thức được khổ hàm
ngụ hai điều: ngộ hay gặp Chân tính không thể diễn tả, đồng thời là bước
qua hay chết đi cảnh vực cũ trong đó là Dục và Ngã. Làm sao ngộ được Chân tính,
nhà Phật dùng chữ Duyên, được Nguyễn Du lặp lại nguyên tự trong hình ảnh tượng
trưng là Giác Duyên.. Một biến cố bất ngờ xảy đến, không do tự tính toán hay
tài sức con người. Sự giải thoát như duyên đưa vượt qua một cảnh giới
mới, nên còn gọi là cứu độ. Trong Kitô giáo, bất cứ trang nào của Thánh kinh
cũng đều qui về nỗi khổ của con người và sự cứu độ của Thiên Chúa. Nhưng duyên
trong nhà Phật ở đây lại là tình thương của Thiên Chúa hiện thân trong cơn đau
khổ cùng tột của Con Ngài là Đức Kitô. Con Người Kitô đó đã thể hiện nỗi khổ là
chết mình đi và được đưa vào bờ bến của sự sống lại.
Sức mạnh cứu độ trong Kitô giáo phát xuất từ tình yêu của
Thiên Chúa, nhưng tình yêu đó cứu độ khi có sự chết đi để được đưa vào sự sống
chân thật.[3]
Trong ý nghĩa của chữ khổ là nghiệp con người tại
thế, Đạm Tiên là chân tính ẩn dấu sẽ lên tiếng mời gọi con người:
Hữu tình ta lại gặp ta,
Chớ nề u hiển mới là chị em (câu 128-129).
Chữ hữu tình ở đoạn gặp Đạm Tiên nầy, hàm ngụ trong
cảnh "khổ" như trên đã trình bày. Đạm Tiên tượng trưng cho lời ẩn kín
vừa phủ nhận thế giới bên ngoài, vui, thiếu bóng con người, vừa giúp Kiều bước
vào thế giới của "khổ" hướng kề chân tính. Tiềm năng trong tiếng đàn
bạc mệnh nay linh hoạt, giúp Kiều nhận ra lời ẩn kín. Kiều như vượt qua một thế
giới cũ đi vào cảnh vực bên kia, nên có câu: « Chớ nề u hiền ».
Chính cái bất ngờ hầu như phi lý của câu truyện là gặp gỡ người từ cõi bên kia,
mà tình theo nghiã nầy mới linh hoạt và mở ra được tương giao thật: Ta
lại gặp ta.
Hẳn nhiên, theo nghĩa đen là Kiều gặp Đạm Tiên, nhưng hai chữ ta nầy
còn mang nhiều âm hưởng nữa:
Tôi tìm lại được Chân tính của tôi
Tôi gặp được người khác, nhưng cùng nhân tính như tôi, từ đó
có thể nhận ra và gọi người đối diện tôi là chị em - nên có chữ chúng ta.
Nhưng cũng như câu truyện Lạc Long Quân đã cho Âu Cơ đồng
sàng để hoàn thành nhân tính siêu việt, ở đây câu truyện cũng nhuốm màu huyền
thoại, gợi, lên một niềm tin hay hy vọng soi sáng cho những bước đường còn đầy
nguy cơ của thân phận con người tại thế (còn gọi là cứu cánh tính của con người)
vào thời chung mãn.
Tính và Tình
Câu tuyệt diệu
Trong đoạn trước, chữ hữu tình là sức mạnh phát ra
từ Kiều, tương ứng với sức mạnh nơi Đạm Tiên. Tình đó cũng là Đức tức
là sức mạnh của Đạo, nối con người với Đạo, và cũng nối kết
con người lại với nhau. Sức mạnh đó tự nhiên, không phải theo nghĩa tự nhiên -
siêu nhiên trong lối nói của tư tưởng truyền thống Tây phương, nhưng vốn gắn liền
với thân phận con người trong tại thế (xem câu 3249 - Đã mang lấy nghiệp
vào thân).
Ở trong đoạn nầy hai chữ hữu tình lại là nằm trong
một câu thơ làm nền giải thích thế giới của Kim Trọng trong tương quan Thuý Kiều.
Hình ảnh người đã khuất và kẻ còn sống trước mặt gợi lên hai cảnh vực về
sự xuất lộ ra của Chân tính và sự rút lui của Chân tính, theo lối diễn tả của
Heidegger, hay cả của Đạo Đức Kinh. Sức mạnh nầy cũng là Đức của Đạo,
một sức mạnh tự nhiên làm nên thân phận con người tại thế. Vì sức mạnh tự nhiên
nầy, mà câu thơ kế tiếp nói rõ: "Đố ai gỡ rối tơ mành cho xong!".
Nhưng toàn diện thân phận con người tại thế, hay Chân tính của nó trong phận tại
thế không phải chỉ là sức mạnh nầy hay sức mạnh kia, nhưng là cuộc
chiến giữa đôi bên. Pascal đã từng nhận xét: "Ai làm thiên thần, thì cũng
làm con vật" nhằm gợi lên trực giác về cuộc chiến nầy.
Đoạn văn nầy (một đoạn văn tiêu biểu về tài năng văn chương của
Nguyễn Du, và có thể nói là tinh hoa của cái đẹp trong ngôn ngữ và thi ca Việt
Nam), thường được nghiên cứu với chủ đề "Mối tình Kim Trọng - Thuý Kiều"
như một cuộc tình đôi lứa đi kèm với những tranh luận về vấn đề luân lý gia
đình và xã hội.
Trong lối văn tượng trưng mà ưu tư chính là gợi lên thắc
mắc về thân phận con người tại thế một cách rốt ráo, chúng ta thấy các nhà tư tưởng
thường không có chủ tâm đi vào vấn đề luân lý, nhận thức khoa học, chẳng hạn
như Kiều tự vẫn, đã đêm khuya lại quay trở lại tìm Kim Trọng (Đoạn Trường Tân
Thanh), Lạc Long Quân dành vợ của Đế Lai (Họ Hồng Bàng), Công chúa Tiên Dung
cãi lại lệnh cha và vua (Đầm Nhất Dạ), An Tiêm vô ơn, nghịch lại với vua (chuyện
Dưa Hấu)...
Chủ đề cuộc chiến Tài - Mệnh vẫn là chủ đề của đoạn
nầy, và hơn thế nữa chủ đề đó được nêu lên qua những tượng trưng phản ảnh những
hoàn cảnh tinh tế nhất.
Chủ đề đó được diễn tả ở đây bằng sự tương phản trong những mẫu
người, để đi đến một nhận định có tính cách hệ thống rất cô động:
Người mà đến thế thì thôi,
Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi
(= nói đến Đạm Tiên)
Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?
(= Kim Trọng)
Ngổn ngang trăm mối bên lòng,
(= Kinh nghiệm về cuộc chiến nội tâm)
Nên câu tuyệt diệu ngụ trong Tính Tình (179-184).
(Phát biểu về chân tính con người tại thế)
Nếu có thể nói đến hệ thống tư tưởng của Nguyễn Du, sáu câu
thơ nầy là bản tóm lược.
Dùng lại chữ của Nguyễn Du, ta thấy tinh hoa của Đoạn
Trường Tân Thanh là sự tra vấn về "Tính-Tình" qua kinh nghiệm của
cuộc chiến Tài - Mệnh tạo nên trăm mối nơi Tâm con người.
Lão Tử gọi Đạo và Đức, sách Trung Dung gọi
là Tính và Đạo, còn Nguyễn Du gọi Tính và Tình.
Cũng một nội dung ấy, nhưng kinh nghiệm và cách diễn tả khác nhau tạo thành những
truyền thống văn hoá khác nhau. Cũng có thể gượng ứng dụng ngôn ngữ triết học
truyền thống Tây phương để nói Tính là Hữu thể (l'Être) và Tình là sự
xuất lộ của Tính trong trần thế (L'Existence). Gượng nói vì đây là
hai cách thế để diễn đạt chân tính về con người, nhưng cũng chỉ là chân tính của
con người ấy. Nhưng điểm gay cấn ở chỗ nầy, mà một cách nào đó Nguyễn Du cho đấy
là tuyệt diệu, ngôn ngữ tôn giáo gọi là kỳ bí, mầu nhiệm, đó là: Tại sao
trong thân phận con người tại thế, Tình lại có thể xa Tính,
mặc dù tại thế là sự xuất hiện của Tính qua sức mạnh của nó là Tình? Tại
sao có sự xa cách nầy để có cuộc chiến giữa Tài và Mệnh và
có con đường cứu độ? "Có thể" đó là căn của "khổ". Nguyễn
Du cũng như các truyền thống văn hoá nhân loại cổ xưa không dùng chữ có thể là tự
do theo nghĩa làm theo điều mình muốn, như quan niệm tự do trong thời Tân
kỳ. Nhưng có thể nầy được diễn tả rõ rệt trong mỗi đoạn của tác phẩm Đoạn
Trường Tân Thanh là có thể gắn liền với cuộc chiến và khổ. Trong
sách Sáng-thế của Thánh kinh Do Thái và Kitô giáo, mạc khải Thiên Chúa ẩn kín
đi đôi với sự mạc khải về thân phận con người có thể lầm lạc,
và khổ:
Ta sẽ đổ dồn những khổ đau trong những lúc sanh đẻ, trong khổ
đau ngươi sẽ sanh con cái" (St. 3,17).
Ngươi sẽ bươi đất để sinh sống trong những khổ đau suốt
chuỗi ngày của đời người..." (St. 3,17).
Trán đổ mồ hôi, ngươi mới có bánh để ăn cho đến khi trở về lại
bụi đất...(St. 3,19).
"Khổ tuyệt diệu" vì "khổ" mở ra tư tưởng
về tương quan Tính và Tình như một sức mạnh cứu thoát, kỳ cùng là "hồn"
làm nên thảm kịch tin và hy vọng đưa Đoạn Trường Tân Thanh vào danh
sách những tác phẩm văn hóa điển hình của lịch sử nhân loại.
Vì Tình là sự xuất lộ của Tính, vừa mở ra cho
con người lại vừa che dấu hay rút lui; nên con người hoàn thành nhân tính của
mình trong cuộc chiến nầy.
Tư tưởng tra vấn chân tính của con người, vì thế, chỉ có thể
được thực hiện trong tư thế nầy của Tính, nói cách khác là phải đi vào nội dung
của Tình và sức năng động của nó. Nên Nguyễn Du không bàn cãi "một
cách vu vơ" về Tính mà tra vấn về Tính bằng cách diễn đạt
kinh nghiệm "ngổn ngang trăm mối của "Tình".
Chú thích:
[1] Trung Dung, chương 30: Thượng bất oán Thiên, hạ bất vưu nhân. Cố
quân tử cư dị sĩ mệnh, tiểu nhân hành hiểm dĩ kiêu hạnh
[3] Đến đây có một vấn đề nêu ra. Tư tưởng vì được đồng hoá với triết học,
mà triết học đó phải xây dựng trên nền tảng siêu hình học của Hy lạp; tiền kiến
đó không những chi phối thế giới Tây phương, kể cả tư tưởng thần học Kitô giáo,
mà còn ảnh hưởng trên nền văn hóa của thế giới hiện nay. Tư tưởng xét trong
khung nhỏ hẹp nầy như không hề lưu ý hay biết đến một lối tra vấn nào khác về
chân tính, xuyên qua việc tra vấn trong thân phận tại thế của con người. Nên tư
tưởng tự đóng khung trong thế giới nhận thức về sự vật mà người ta luôn gán cho
là một sự suy tư theo lý trí tự nhiên. Chữ tự nhiên hàm hồ nầy đã được nêu
lên trong các cuộc tranh cãi ở sách Mạnh Tử. Ta nêu lên câu hỏi:
Tự nhiên dựa vào cái gì? Hay dựa vào khả
tính siêu việt của con người hay của những ai? Trực giác về siêu việt tính
của con người thuộc về tự nhiên của trật tự nào? Trực giác về hữu hạn tính
của con người có phải là tự nhiên không?
Qua phần diễn tả của Nguyễn Du trong phần nầy, hai phần tự
nhiên nêu trên đều gắn liền với con người: Con người có thể lạc lầm đi vào thế
giới của Tài, và con người có thể lắng nghe được âm vang của Mệnh, dù ở
đây âm vang đó còn dội lên như một sự phủ nhận. Dấu tích âm vang nầy còn tìm thấy
trong các ngôn ngữ của nhiều dân tộc khác nhau: Vô hạn, vô cùng, siêu việt...
Việc phân chia tư tưởng ở phần tự nhiên gồm nhận thức thường
nghiệm, triết học và khoa học..., còn những tra vấn về siêu việt tính, sự cứu độ
là thuần túy mặc khải tôn giáo, hàm ngụ như không phải thuộc khuôn viên của lý
trí tự nhiên, vô tình đẩy ra bên lề những nhà tư tưởng nhà văn hoá lớn của nhân
loại như Phanxicô Assisi, Pascal, Dostoievski..., kể cả các thánh hiền Đông
phương. Và hơn thế nữa tách rời những ưu tư tôn giáo ra khỏi lãnh vực của văn
hoá nói chung. Nếu tư tưởng triết học được đóng khung trong lối đặt vấn đề của
siêu hình học Tây phương, thì đúng như lời Dương Quảng Hàm đã nhận xét, Nguyễn
Du không phải là một triết nhân và cũng không phải là nhà tư tưởng. Nhưng nếu
tư tưởng là sự tra vấn về chân tính của thân phận con người tại thế, thì đã đến
lúc xét lại việc sử dụng từ ngữ tự nhiên nầy.
[4] Trong đoạn văn mô tả cuộc gặp gỡ Kim Trọng - Kiều cho đến lúc Kiều
gặp nạn, nghĩa là từ câu 133 đến 568, các nhà phê bình văn học, đặc biệt là Bùi
Kỷ, Trần Trọng Kim, đã ghép cảnh gặp gỡ lần đầu giữa hai người trong dịp ngày hội
Đạp Thanh vào đoạn chúng ta vừa phân tích, có lẽ đã dựa vào khung không gian
liên tục của câu truyện (từ câu 133-243). Trên bình diện tư tưởng, lối xếp
thành chương, đoạn như thế cũng rất có ý nghĩa: nó gợi lên sự xung đột giữa hai
tương quan hay hai trật tự khác nhau của sự gặp gỡ: một với Đạm Tiên, tượng
trưng cho con người trong chiều sâu ẩn kín, và một với Kim Trọng như hình hài
con người trước mắt.
Nhưng nếu chúng ta đọc hết cả đọan văn nầy, chúng ta cũng thấy
tiểu đọan đó cũng được dùng để diễn tả trọng tâm chủ đề đặt ra là cuộc va chạm Tài
- Mệnh được nêu lên trong khung cảnh của mối tình Kim Trọng - Kiều.
Nói tóm lại tiểu đọan nầy là gạch nối giữa hai đoạn, nhưng
trong mục tiêu truy cứu nội dung tư tưởng Đọan-trường Tân-thanh, chúng tôi
đã chọn lối xếp đặt lại bố cục câu truyện, để dễ đi vào sự nhất quán của tư tưởng
nêu lên trong chủ đề.
Phương thức diễn tả nội dung phức hợp của chữ Hữu Tình
"Cõi người ta" ở trong đoạn nầy được Kiều cảm
nhận như là ngổn ngang trăm mối. Đây không phải là cảnh tượng xã hội bên
ngoài giữa các tầng lớp giai cấp chủ - thợ, tư bản - vô sản, nam - nữ, già
- trẻ..., hoặc tình trạng phức tạp của các đối tượng nhận thức, ngày càng
đòi hỏi phải sâu sát hơn, hay số lượng của những dự án ngày càng tăng theo nhịp
đòi hỏi của ước muốn nào bất kỳ của con người. Nguyễn Du gắn liền "ngổn
ngang trăm mối" với cái khung "bên lòng" hay trong "cõi
lòng". Ngỗn ngang là "vô trật tự" hay tệ hơn nữa là sự xung đột
giữa hai trật tự vốn đang cư ngụ trong "Tình", nhưng cả hai không có
cùng vùng trời, cùng ngôn ngữ để hiểu nhau.
Tình trạng "ngổn ngang" đó được thể hiện ngay trong
lối bố cục và các mẫu đối thoại trong đoạn nầy; Kiều nói một đường, Kim
Trọng mẹ của Kiều hiểu một nẻo; chưa kể đến những biến chuyển bất
chừng lúc Kiều tiếp nhận lời cảnh tỉnh của Đạm Tiênhay khi quyết tâm quên
tất cả đánh liều nhắm mắt "vì hoa nên đánh đường tìm hoa" (câu 443).
Hai thi hào của Đức vào thời cận đại, trước trào lưu nhân bản
đang ở vào thời cao độ, đã nhận ra thực trạng của thân phận con người tại thế
và các khung trời khác nhau, hoặc ẩn hay hiện của nó xuyên qua cuộc sống của
con người thời đại.
Trong kịch phẩm Faust, J-W-Goethe, ở phần cuối truyện đã mượn
lời Méphistophéles nói với Faust thế nầy:
"ở đây, thuộc về ta!".
Và ta thấy cũng trong tác phẩm nầy, cõi người ta "ở
đây thuộc về ta" nầy vui tươi rực sáng như ban ngày của Hội Đạp Thanh hay
cảnh huy hoàng khi Kiều lần đầu gặp Kim Trọng.
"Nầy hãy xem, hãy xem đoàn lũ đổ xô ra vườn và ra đồng!
thuyền bè dập dìu vui tươi rẽ sóng bên sông, ngang dọc!... và con thuyền cuối
tách xa những chiếc khác, chở đầy đến mạn thuyền. Những nẻo đường xa xôi nhất
trên núi cũng rực sáng qua những tia óng ánh của áo quần. Ta đã nghe tiếng rộn
trong làng; đấy thật đúng là thiên đàng của dân chúng; lớn nhỏ, người người nhảy
múa: ở đây ta cảm được ta là người, nơi đây ta dám là người" [1].
"Cõi người ta" đầy vui tươi đó, Kiều cũng đã gặp, tức
khắc sau cuộc tương ngộ lần đầu với Đạm Tiên. Âm hưởng ở đây không phải cung
đàn bạc mệnh u uẩn, nhưng là tiếng nhạc vàng:
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần (câu 134).
Tuyết in sắc ngựa câu dòn
Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời (câu 139-140).
Nhưng từ đằng sau, trên hay dưới chân trời mở toang đầy ánh
sáng đó, Đại-ký-ức hay âm vang của cung đàn bạc mệnh vẫn ngân lên.
Trong bài thơ Đại ký ức, thi hào Hölderlin đã nhận ra thân phận
tại thế của con người tự nhận là nhân bản chúng ta hôm nay như sau:
Một dấu chỉ (một quái vật), đấy là chúng ta, và (một
sự xuất lộ) mất hết sự sống, chúng ta nay trơ trơ không cảm được khổ đau,
và hầu như chúng ta đã mất lời để nói, nơi xứ lạ.
Đại ký ức đó nơi đoạn nầy của Đoạn Trường Tân Thanh là
sự giật mình nhận ra lại "lòng ta". Trong "cơn tỉnh cơn mê"
trước mắt, con người nhận ra khủng hoảng trong bước hụt chân giữa hai
trật tự:
Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chẳng khôn,
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đã lên ngựa, người còn ghé theo" (câu 165-168).
Nhạc vàng và cung đàn bạc mệnh, Đạm Tiên và Kim
Trọng, vui dòn mỏng của những lần gặp gỡ chen lẫn với nỗi buồn dai dẳng vì xa
cách:
Đủ điều trung khúc ân cần,
Lòng xuân phơi phới, chén xuân tàng tàng
Ngày vui ngắn chỉ đầy gang
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài (câu 423-426).
Tóm lại, bằng nhiều hình ảnh, tâm tình khác nhau, đoạn nầy chỉ
gợi lên một cuộc chiến giữa hai sức mạnh giằng kéo của "Hữu Tình".
Nhưng trong cuộc tranh chấp đó, nhiều chi tiết của Đoạn
Trường Tân Thanh hé lộ ra đây không phải là một cuộc xung đột giữa hai yếu
tố trái nghịch, có không, vui buồn ở trên một bình diện hay trong một trật tự
(xét về mặt hữu thể học) như lối biện chứng của Hegel.
Cái buồn khổ nơi cung đàn bạc mệnh không phải ở trong cùng trật
tự với cái buồn nơi Kim Trọng. Không phải vì hai đối tượng khác nhau
của tác động buồn, nhưng tất cả nỗi buồn-vui trong tương quan Kim - Kiều hàm
ngụ trong cái vui phổ quát của thế giới "bây giờ, thuộc về ta".
Buồn vọng lên từ cây đàn bạc mệnh gắn liền với số đoạn trường không nằm trong
lãnh vực tâm lý, nhưng có thể nói là một lối nói tượng trưng hướng về
"Khổ" thuộc về hữu thể học.
Ta có những đoạn văn nói về sự khác biệt nầy:
Cái vui của ngày hội Đạp Thanh bao phủ cả cảnh âm u của cảnh
mồ mả trong lễ Tảo mộ, "Thoi vàng vó rắc, tro tiền gió bay" (câu 50).
Cảnh buồn vào buổi xế chiều vẫn vui khi Kim Trọng xuất hiện
(câu 133-164).
Thúy Vân nực cười vì cảm thức đau xót người xưa củaKiều (câu
106).
Người mẹ chỉ hiểu cái buồn của Kiều trong câu chuyệnĐạm
Tiên được nàng kể lại như chỉ là nỗi buồn vu vơ trong một giấc mộng thoáng
qua (câu 235-236).
Kim Trọng không hiểu gì về đàng sau câu nói của Kiều:
Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa (câu 415-416).
Câu nói có tính cách sấm ngôn của một thầy bói, gợi lên thân
phận con người tại thế; nhưng với lối hiểu của Kim Trọng, mệnh bạc và tài
hoa theo nghĩa khổ đau và sắc đẹp - tài ba theo nhận thức thường nghiệm nên đã
trả lời bạo miệng.
Sinh rằng giải cấu là duyên,
Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều"
(câu 419-420).
Nhiều tác giả gợi lên câu nầy để cho rằng Nguyễn Du có tư tưởng
lạc quan về nỗ lực "cãi mệnh" của con người. Kỳ thực, làm sao sắp gần
câu nầy với giá phải trả cho sự cứu độ Kiều là nàng phải chết đi con người cũ,
để được duyêncứu? Và làm sao lại có câu nầy trong phần Tổng luận: "Ngẫm
hay muôn sự tại trời" (câu 3240). Nếu nhận xét nầy có gần gũi với nhận định
về sự lạc quan trên đây, thì đó là về mặt tâm lý, xã hội thuộc lãnh vực thường
nghiệm. Nghĩa là nó đúng trong khung ngôn ngữ của Kim Trọng. Nhưng"khổ"
dấy lên từ cung đàn bạc mệnh mà Kiều phát biểu, gắn liền với chân
tính con người tại thế "Đố ai gỡ mối tơ mành cho xong" (câu 244).
Sự chen chân giữa hai trật tự tâm lý và hữu thể học qua lối
văn tượng trưng, đặc biệt ở đoạn nầy không những tạo một cảnh "ngổn ngang"
trong chính bản văn, mà còn cống hiến cho chúng ta nhiều lối giải thích về tư
tưởng truyện Kiều, lắm lúc xa lạ với nhau như "nỗi khổ" của Kiều được Đạm
Tiên báo mộng và cách hiểu của mẹ nàng!
Blaise Pascal trong "Pensées" đã nói đến
một trật tự gọi là "Lý của con tim" để mở ra một lối tư tưởng
trật ra bên lề của truyền thống triết học Tây phương dựa vào lý trí được hiểu là
khả năng nhận thức sự vật. Trong Đoạn Trường Tân Thanh, Nguyễn Du đã dùng
chữ Tình trong khuôn khổ của Tương quan Tính-Tình, đưa câu truyện
nầy vượt qua mức độ của một tiểu thuyết mô tả những cảm xúc thường nghiệm đến cảnh
giới con người thắc mắc về chân tính của mình.
Nhìn với tiên kiến phê bình văn học dựa vào khung trời của
tâm lý, xã hội, và đối chiếu với những chung đụng gay cấn của mối tình Kim
Trọng - Kiều, nhiều tác giả đã ví Truyện Kiều như một tác phẩm văn
chương thuộc trường phái lãng mạng của văn học Tây phương, đặc biệt
là văn học Pháp vào thời cận đại. Trong bối cảnh nghiên cứu nầy, đôi đường có
những khác biệt, vì lãng mạng Tây phương diễn đạt sức năng động phi lý của
tình cảm con người gắn liền với sức mạnh tự nhiên của thể lý, tiếp theo sau hay
chống lại thế giới hữu lý của truyền thống nhận thức và đạo lý dựa trên lý trí:
Cõi âm u, sinh động tình cảm buồn rầu thay cho lối phân tích, vô cảm, trật tự nề
nếp... Còn tính lãng mạng nơi Đoạn Trường Tân Thanh có những dữ kiện
của Lãng mạng Tây phương nhưng cũng có những giới hạn: Có việc táo bạo vượt qua
khuôn phép luân lý truyền thống (như ban đêm lại đi tìm trai), nhưng cũng có đặt
ra những bức tường không vượt qua được như lập trường bảo vệ chữ trinh trong
tình cảm trai gái. lưu tâm đến quyền uy của cha mẹ...
Nhưng chữ Tình của Đoạn Trường Tân Thanh có
thực sự nằm trong nội dung tình cảm thông thường nầy, làm đối tượng cho lối văn
mô tả sự kiện xảy ra trước mắt, hay đây là một lối nói tượng trưng đưa vào cảnh
vực hữu thể học? Phong trào lãng mạng Tây phương ở Đức không phát triển trong
lãnh vực tiểu thuyết tình cảm như Pháp (tiểu thuyết lãng mạng Pháp ảnh hưởng
nhiều đến trào lưu lãng mạng của văn chương Việt Nam vào cuối tiền bán thế kỷ
20): Tình trong phong trào lãng mạng Đức nằm trong khuôn khổ triết học,
được đồng hoá với đà sinh lực của Vũ Trụ, kéo con người vào sự tổng
hợp của toàn thể, đẩy lui dần lý trí được tiên kiến là giấc mơ của cá thể muốn
tách rời khỏi Đại Nhất là Thiên Nhiên nguyên thủy. Hầu hết các triết gia của Đức
vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng của những chữ Tình nầy.
Đoạn Trường Tân Thanh thật sự không có chủ tâm mô tả
tình cảm như đà sống thể hiện ưu thắng trong tình cảm lứa đôi, cũng không hề
nêu lên chữ Tình như hình ảnh năng lực của Thiên Nhiên Đại Nhất, (mà
Nietzsche dùng từ ngữ Dionysos để tượng trưng) tranh chiến với lý trí (Apollon) [2]. Trước hết về
mặt hữu thể học, cũng nằm trong ưu tư đi tìm căn cơ là chân tính như cách đặt vấn
đề chữ Tình của trào lưu tư tưởng về "sự sống" của Đức, nhưng có sự
khác biệt hữu-thể-học giữa hai quan niệm như trong phần chúng ta đã khảo sát về
nội dung các câu thơ Dẫn nhập (từ 1-6).
Chân tính được nêu lên không phải là nền tảng cho "tất cả
mọi sự vật" tiền kiến là cái gì đã xuất lộ trước mắt; chân
tính mà Đoạn Trường Tân Thanh tra vấn là chân tính của con người tại
thế, thuộc "cõi người ta", thế giới của những ai chứ không
phải những cái gì.
Cuộc chiến Tài-Mệnh thể hiện trong chữ Tình là
hai lực đối chọi của nhưng có thể gắn liền với thân phận con người tại
thế. Những tình cảm, hình ảnh nêu lên là chất liệu được dùng để tượng trưng cho
các đối lực thuần túy con người ẩn dấu đàng sau các hiện tượng trước mắt. Hẳn
nhiên việc sử dụng các hình ảnh cho thích hợp, lấy cảnh vực Tình hay Lý để
khai triển đó là những chi tiết đáng đào sâu để thấy nét đặc sắc của tài năng
và phương cách diễn đạt độc đáo của mỗi tác giả, mỗi truyền thống văn hoá, mỗi
thời đại; nhưng ở đây vấn đề chính được đặt ra là đưa các hình thức văn chương
lại vào chính những ưu tư nguyên ủy của tác phẩm hay chủ đề của nó.
Thứ đến, việc đối chiếu chữ Tình trong Tính.-Tình vào
trật tự của tình cảm thường nghiệm và tiếp theo đó là những phán đoán, biện
minh về mặt luân lý lại càng xa lạ với chủ đề hơn nữa. Những tiền đề "Trăm
năm trong cõi người ta" (câu 1), những nội dung đi sâu vào tận căn của
thân phận con người như "Ví đem vào tập đoạn trường, thì treo giải nhất,
chi nhường cho ai" (câu 210) hay tiếng ngân của cung đàn bạc mệnh qua
tay Kiều diễn tả tóm gọn toàn bộ nhân sinh (xem câu
471-488), làm sao có thể xếp lối đặt vấn đề của Nguyễn Du vào mục tiêu duy nhất
là mô tả những tình cảm nhất thời của các mối tình đôi lứa!
Chữ "Tình" trong Tính-Tình được diễn tả
qua hình ảnh rốt ráo là sự xung đột giữa Tài qua các câu:
Nàng rằng: Khoảng vắng đêm trường,
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa (câu 442-442).
và Mệnh qua các câu:
Ví đem vào tập đoạn trường
Hoa là cái sức lôi cuốn hay lực bên ngoài; nhưng cũng là
từ việc đánh giá chân tính cư ngụ nơi bên ngoài đó, mà con người tự mở ra để đi
tìm. Tìm bên ngoài như là mở ra để thiết lập một tương quan,
nhưng tìm hàm ngụ là thực hiện ý của mình. Đó là tương quan giả,
như Đế Lai về Phương Nam tìm của lạ theo ý mình. Người trở thành đồ
vật, chất liệu làm thoả mãn ý mình, tưởng rằng hoàn thành nhân tính trong
nỗ lực chiếm hữu "hoa" để làm lớn cái tôi của mình lên. Về mặt hữu thể
học thì đây chỉ còn là thế giới cái tôi, chưa mở ra với ai khác để có được sự sống
nhân tính như một tương quan thật. Buồn, vui được nhắc đến đây tượng trưng cho
sự gần gũi hay xa cách giả tạo (xét về mặt hữu thể học khi đối chiếu với khổ
căn nguyên) giữa tôi và đối tượng tôi tìm. Trong các văn bản tôn giáo, thế giới
nầy gọi là tôn vinh thần tượng (Idolâtrie), mà nhà Phật gọi là thế giới
của Karma, có căn nơi ngã, xuất hiện từ dục. Sự giả ảo được
nêu lên không nằm trong khuôn khổ nhận thức thường nghiệm và cả trong lối đặt vấn
đề có hay không của siêu hình học truyền thống Tây phương. Kim
Trọng, người vẫn là người, nhưng trong thế giới mở ra của Kiều, Kim Trọng (trong
tương quan với Kiều) đã bị tha hoá vì ý muốn của Kiều. Và chữ Tình được Kiều khai
triển trong mối tương giao với Kim Trọng như thế, lại gắn liền với
thân phận con người trần thế của nàng như một nghiệp chướng, và đó chính
là một trong những nội dung khổ của nhân sinh: "Đố ai gỡ mối tơ
mành cho xong" ( câu 244).
"Đoạn trường" khổ đứt ruột, tưởng chừng như ở một
nơi nào khác xét về lối nhận thức thường nghiệm nhưng, nỗi khổ nầy không ở chỗ
nào khác hơn là "âm vang" từ chính sự xuất lộ của chữ Tình trên.
Hình ảnh tượng trưng về Đạm Tiên hay thế giới kẻ chết cũng chỉ gợi lên cái ẩn
kín bên trong tương quan con người mở ra với ai khác để hoàn thành chân tính của
mình.
Tương quan ẩn kín của chân tính liên hệ với con người tại thế
như thế nào?
Nó đồng thời xuất hiện với sự khai triển Tính do con người;
xuất hiện nơi câu trả lời cho sự khai triển nầy qua âm vang "không phải",
và âm vang nầy dội lên nơi cảm thức "khổ đứt ruột".
Đến đây ta hiểu được, tại sao qua cách đặt vấn đề về chân
tính dựa vào kinh nghiệm "trong cõi người ta" chân tính thường được gọi
là "Vô" (theo nghĩa động từ, tức là sự phủ định). Vô là nền
của chân tính, không phải cái có - không của nhận thức thường nghiệm, nhưng
trong trực giác về khả năng nghe được lời phủ định phát ra từ
chân tính. Đây là sự trả lời "không phải" khi Augustinô chất vấn
Mặt trời, Mặt trăng và vũ trụ xem có phải là chân tính hay Thượng đế hay không.
Đây cũng là âm hưởng của những chữ Vô để nói đến căn nguyên bao trùm
những cái có trước mắt, trong tất cả các nền văn hoá: Vô cùng,
Infini... Chữ Vô (động từ ) nầy đẩy lui tất cả Tài hay nỗ lực thần
tượng hoá (idolâtrie) phát xuất từ bất cứ ý định nào của con người.
Và "sự phủ định" nầy không tương quan gì với lối nói xã hội về "hữu
thần" hay "vô thần", tiền kiến thần ở trong tầm tay con người hữu
hạn và có thể gọi tên được như hòn sỏi hay củ khoai trước mắt.
Và "lời phủ định" làm đau con người, vì xé con người
ra khỏi cái tôi đóng kín của thế giới nó có theo ý của riêng nó. Lời
phủ định cũng là lời của chân tính nguyên sơ (= như lối nói của Pascal là Lý của
con tim) mà con người đã tiếp nhận để làm người, nhưng đồng thời có thể lạm dụng
nó (= Tài).
Nhưng Tính nguyên sơ lại không xuất lộ như hòn sỏi
trước mắt, mà chỉ xuất lộ tiêu cực khi con người lạm dụng nó, qua âm
hưởng chối từ sự lạm dụng nầy. Kiếp con người tại thế không những là chiến
trường của hai cực đối kháng ấy, mà còn cảm thức chới với không tìm được lối
ra, vì cửa vào chân tính tích cực chưa mở. "Chưa" như một sự đợi chờ
một duyên bất ngờ đến từ chân tính để cứu độ; hoặc chưa và luôn mãi
chưa khi nhìn vào thực trạng của thân phận con người tại thế!
Trời xa
Xung đột giữa công lý ẩn
kín và các nỗ lực biện minh của con người
Socrate nói rằng "Điều mình biết chính là mình không biết
chi cả!" và đó là đầu mối tư tưởng; thì những người lên án tử hình ông lại
nói: "con người là thước đo vạn vật". Hai bên không ở trong một trật
tự để hiểu nhau; và đã có một mạng người phải chịu án tử hình.
Nhưng... Lịch sử của truyền thống tư tưởng Tây
phương lại lấy trật tự của "con người làm thước đo vạn vặt" để quay lại
tôn vinh Socrate làm bậc thầy của triết học; bậc thầy được hiểu như được khai
phá quyền năng hiểu biết vô tận trong tầm tay con người để định cho chính mình
con đường hoàn thành nhân tính!
Đoạn-Trường Tân-thanh, mở đầu câu chuyện lưu lạc của Kiềunơi
đất khách quê người, bằng cuộc chiến bất tương dung giữa thước đo do con người
và chân tính hay công lý, mẫu mực của mọi thước đo; cuộc chiến xảy
ra ngay tại "nhà Kiều đang cư ngụ". Từ câu 569-776, tác giả Đoạn-trường
Tân-thanh mô tả cảnh gia thế Kiều bị tai vạ, đầu mối đẩy Kiều vào
con đường hoạn nạn.
Nỗi "khổ" hay "tính thảm kịch" của sự kiện
là kẻ vô tội phải gánh lấy "khổ", khi khổ được cảm nhận được là
hậu quả đương nhiên của tội. Trước công lý tiếng Kiều kêu oan, trời xanh
thinh lặng:
Hầu như tất cả các thảm kịch làm nên những tác phẩm chi phối
văn hoá nhân loại đều diễn tả nỗi oan nầy: Oedipe vô tội, không nhận ra cha tưởng
là kẻ thù và đã giết: oan!
Prométhée vì lòng thành muốn cứu giúp con người, mà phải bị
trời xanh (Zeus) phạt để kên kên moi gan: oan!
Job kẻ đạo hạnh, gặp phải cảnh nhà tan cửa nát, vợ bỏ và bị bệnh
phong cùi: oan!
Và con người trong Thánh vịnh Thánh kinh Cựu ước kêu lên
Thiên Chúa của mình, Thiên Chúa vốn được mặc khải là luôn gần và nâng đỡ họ,
nhưng mọi sự đều thinh lặng: oan! ("Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi,
tại sao Ngài đã bỏ tôi") [3].
Những người trẻ sơ sinh vô tội đã bị giết, như là vì có Tin mừng
Đấng Cứu độ giáng trần tại Bê-lem: Oan! [4]
Định luật nhân quả, được con người hiểu và lấy làm tiêu chuẩn
cho kiến thức sự vật, tưởng có thể đo được Công lý, nhưng trước sự kiện nầy,
lai bể bung. Thực tế con người vô tội chịu khổ đau dẫn đưa vào tra vấn về tương
quan giữa chân tính và thân phận con người tại thế qua câu hỏi: Con người đã
làm gì trái công lý, khi chỉ vì mang thân phận làm người, để vừa phải gánh nỗi
khát khao chân tính vừa lầm lạc không tìm được đường về?
Một lối nhận thức cho rằng định luật nhân quả vốn đủ để biện
minh Công lý, khi hiểu chữ kiếp làm người như một vòng quay của
thời gian, và phải tìm nguyên do việc làm sai trái trong kiếp trước. Chữ kiếp nầy
được hiểu theo nhận thức thường nghiệm là hoàn cảnh phải gánh chịu hay được hưởng
của một con người trong một khâu của vận hành nhân quả của vũ trụ Đại nhất.
Trong Kinh thánh Tân ước, Gioan đã ghi lại thắc mắc của các
môn đệ Đức Giêsu về nguyên nhân của kiếp đau thương của một người mù từ thuở sơ
sinh như sau:
Và câu trả lời của Đức Giêsu đã làm họ hụt chân:
"Không phải người nầy, cũng không phải cha mẹ nó đã phạm
tội, nhưng là để các việc làm của Thiên Chúa được thể hiện trong người ấy" [6].
Mẫu đối thoại nầy cô động toàn bộ những mẫu đối thoại khác
nhau trong sách Job. Job kêu la đến Trời xanh để buộc Trời xanh phải đích thân
trả lời về oan nghiệt của mình đang chịu; những bạn bè Job lại tìm đủ mọi lý chứng
nhân quả, không những để giải thích nguyên nhân của khổ mà còn để an ủi Job,
trong viễn tượng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn! Nhưng Trời cao đã nói với
những người dùng lý luận nhân quả để an ủi Job rằng: "Cơn giận của ta bừng
lên chống lại ngươi (Eliphaz de Tếmân) và hai bạn ngươi, các ngươi đã
không nói về ta cho đúng như tôi tớ ta là Job đã nói" [7].
Trong Đoạn-Trường Tân-Thanh, tác giả có lúc qua miệng một vài
nhân vật, đặc biệt là Kiều, để nói đến chữ kiếp trong khuôn khổ nhân quả nầy:
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp nầy thôi thế thì thôi còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền ghì trúc mai..."
(câu 705-708).
Nhưng trước hết những câu trong Kiều thường phải được
hiểu trong mạch văn và diễn tiến của toàn chủ đề: có lúc là một nhận xét thường
nghiệm liên quan đến một bước tìm mò mẫm của con người đang lưu lạc, có lúc cô
động một nội dung tư tưởng liên hệ đến chủ đề.
Câu trên là một phản ứng của Kiều, thoáng hiện ra như một
giải pháp mà nàng nghĩ ra được. Thực ra trong toàn bộ câu truyện, Nguyễn Du ưu
tư về chân tính của thân phận con người tại thế, và kiếp hay nghiệp làm
người không gì hơn là cuộc chiến Tài-Mệnh trong mỗi con người hôm
nay, và cũng là mãi mãi cho những ai là người có thân:
Trời kia bắt làm người có thân (câu 3241)....
Đã mang lấy nghiệp vào thân (câu 3249).
"Nhân" là nghiệp làm người và "quả" cũng
là nghiệp đó trong lối tiếp nhận của con người. Cũng như lối nói Đại-ký-ức là một
sự nhớ lại, kỳ thực đó là Lời của chân tính ẩn kín trong mình được con người
thoáng nhận ra.
Trời xa hay Trời làm thinh trước lời kêu
"oan" của con người, thông thường được cảm nhận như là, hoặc do lỗi
người (nhưng con người tự xét mình không có lỗi) hoặc do lỗi Trời vì công lý của
trời bất công, hay theo ngôn ngữ của Nietzsche là do tính Trời hay báo thù (ảnh
hưởng lối nói của Eschyle trong Prométhée bị trói)..., nhưng tất cả các phản ứng
nầy đều đã tiền kiến một nền công lý dựa trên định luật nhân quả trong tầm hiểu
biết của con người.
Ở đây Nguyễn Du đào sâu vào thảm kịch con người tại thế rốt
ráo hơn so với truyện họ Hồng Bàng. Trong truyện lập quốc Họ Hồng Bàng, có sự
xa cách của Lạc Long Quân và Âu Cơ, vì thế giới tại thế của Âu Cơ cách trở với
Thuỷ Phủ, là chân trời xa lạ nơi Long Quân cư ngụ. Vì cách trở nên có sự lầm lạc
của Âu Cơ đi về phương Bắc, nhưng khi bế tắc, nàng kêu van, thì Long Quân lại
xuất hiện (Vũ Quỳnh đã không, hay chưa, khai triển bước đi kỳ lạ của Âu Cơ về lại
phương Bắc, và trong hành trình lầm lạc nầy, tương quan giữa Âu Cơ và Long Quân
thực sự như thế nào).
Trong Đoạn-trường Tân-thanh, Kiều gặp nạn kêu
đến Trời xanh nhưng Trời vẫn xa, làm ngơ dù nàng vô tội! Đây chính là nét đặc sắc
riêng của tư tưởng Nguyễn Du so với Vũ Quỳnh trước ông.
Những lời kêu van đến Trời luôn được lặp lại trong mỗi bước
đường lưu lạc của Kiều sau nầy; nhưng ở đoạn nào Trời cũng xa và
thinh lặng:
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên! (câu 687-688).
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu (câu 1115-1116).
Hóa nhi thật có nỡ lòng,
Làm chi dày tía, vò hòng, lắm nao (câu 1129-1130).
Nghĩ đời mà ngán cho đời!
Tài tình chi lắm, cho trời đánh ghen! (câu 2153-2154).
Thế nhưng cay nghiệt là Trời tuy xa nhưng đồng thời lại thấy
vướng mắc với Trời:
Biết thân chạy chẳng khỏi Trời
Cũng liền mặt phấn, cho rồi ngày xanh (câu 2163-2164).
Trời xa, nhưng không phải cách trở bởi một khoảng cách, không
gian, thời gian như hai sự vật biệt lập để có thể lồng vào hai giai đoạn hay
hai nơi làm xuất hiện tương quan nối kết nhân đến quả. Jean Brun đã từng gợi
lên hai cảnh khác nhau về xa cách nầy: có sự xa cách tương ứng với nhận thức sự
vật (séparation ontique), và có sự xa cách trong cảm thức đặc loại của
hữu thể con người (séparation ontologique) [8]. Các
châm ngôn có tính cách phổ biến trong các loại ngôn ngữ khác nhau cũng đã hé lộ
sự phân biệt nầy: "xa mặt, cách lòng" chẳng hạn. Câu nầy nói lên sự
tương hợp hai trật tự giữa "mặt" là sự vật thấy trước mắt, và "lòng"
là nguồn nối kết của thế giới con người. Nhưng kỳ thực trong thực tế, không nhất
thiết có sự tương hợp giữa hai cảnh vực nầy, và trái lại, nỗ lực con người càng
làm cho gần "mặt" bao nhiêu thì "lòng" càng xa cách bấy
nhiêu. Nguyễn Du đã mô tả thực trạng bất tương hợp nầy trong ngày hội Đạp
Thanh; nơi đây có sự gần gũi làm nên đoàn lũ, nhưng người không gặp người.
Trời xa, của Nguyễn Du không nằm trong định luật nhân quả,
nhưng trong cảm thức tra vấn về hữu thể con người tại thế, thuộc cõi người ta.
Xa tưởng như ở trước mặt mà làm thinh, không đi vào mối tương giao mà con người
có khả năng thiết lập được. Đồng thời con người tiền cảm một lối tương giao nào
đó của Trời buộc mình vào, như Trời thật gần với mình, nhưng con người không có
con đường nào để am tường (= Biết thân chạy chẳng khỏi Trời).
Và chính sự xuất lộ của cảm thức xa - gần nầy của
chân tính đã làm xuất lộ đồng thời cảm thức về hữu hạn tính của thân phận con
người tại thế, gắn liền với "khổ".
Cuộc chiến trước đây được tượng trưng qua sự chung đụng trong
cuộc đời Kiều qua các cuộc gặp gỡ Đạm Tiên và với Kim
Trọng, nay được chuyển qua cuộc vật lộn giữa Trời và Người, Chân
tính và Hiện sinh, Tính và Tình. Như Job, hoàn cảnh gặp
tai biến của Kiều vọng lên tiếng kêu oan muốn tra vấn về thực tại của
chân tính, đòi buộc Trời Xanh phải đích thân phân xử.
Nhưng câu trả lời của chân tính là làm thinh như để con người có
thể (vấn đề tự do) tự xoay xở.
Con đường xoay xở của Kiều là hình ảnh của lịch sử tìm mọi
phương cách để "biện minh" (justification) trước sự ẩn kín
của Công lý. Kiều và những ai liên hệ đến "khổ" của Kiều đều được đưa
vào vận hành nầy của lịch sử con người. Song song với những nỗ lực mà Jean Brun
gọi là những nỗ lực đi tìm các giải pháp (Les conquêtes de
l'homme) thì cảm thức về sự xa cách hữu thể học (La séparation
ontologique) đi kèm.
Cơn khát công lý xuất hiện nơi cảm thức thiếu vắng mối tương
giao gần gũi Đất-Trời-Người
Cảm thức xa cách với Trời trong cơn tai biến tại nhà đi đôi với
phán quyết phải từ bỏ quê cũ mà ra đi:
Đau lòng tử biệt sinh ly (câu 617)
Thôi con còn nói chi con
Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người (câu 889-990)
Từ đây góc biển, bên trời
Nắng mưa thui thủ, quê người một thân (câu 899-990)
Bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc lưu lạc của Kiều sau nầy
đều có những câu nói về cảnh bơ vơ, lưu lạc trên quê người như:
Chung quanh những nước non người (câu 1055)
Thương thay thân phận lạc loài (câu 25).
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai? ( câu 1247-1248).
Chỉn e quê khách một mình (câu 2021)
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà (câu 2034)
Rằng: Nàng muôn dặm một thân (câu 2095)
Tức lòng cố quốc, tha hương
Đường kia, nỗi nọ, ngỗn ngang bồi hồi (câu
245-2246).
Và vào cuối giai đoạn phiêu lưu nầy, Kiều nhận ra toàn thể vận
hành xoay xở của nàng như sau:
Chân trời, mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào? (câu 2667-2667).
Chú thích:
[1] J-W-Goethe, Faust, đoạn "trước của thành phố.
Trời vô tội chịu khổ đau dẫn đưa vào tra vấn về tương
quan giữa chân tính và thân phận con người tại thế qua câu hỏi: Con người đã
làm gì trái công lý, khi chỉ vì mang thân phận làm người, để vừa phải gánh nỗi
khát khao chân tính vừa lầm lạc không tìm được đường về?
Một lối nhận thức cho rằng định luật nhân quả vốn đủ để biện
minh Công lý, khi hiểu chữ kiếp làm người như một vòng quay của
thời gian, và phải tìm nguyên do việc làm sai trái trong kiếp trước. Chữ kiếp nầy
được hiểu theo nhận thức thường nghiệm là hoàn cảnh phải gánh chịu hay được hưởng
của một con người trong một khâu của vận hành nhân quả của vũ trụ Đại nhất.
Trong Kinh thánh Tân ước, Gioan đã ghi lại thắc mắc của các
môn đệ Đức Giêsu về nguyên nhân của kiếp đau thương của một người mù từ thuở sơ
sinh như sau:
Và câu trả lời của Đức Giêsu đã làm họ hụt chân:
"Không phải người nầy, cũng không phải cha mẹ nó đã phạm
tội, nhưng là để các việc làm của Thiên Chúa được thể hiện trong người ấy" [6].
Mẫu đối thoại nầy cô động toàn bộ những mẫu đối thoại khác
nhau trong sách Job. Job kêu la đến Trời xanh để buộc Trời xanh phải đích thân
trả lời về oan nghiệt của mình đang chịu; những bạn bè Job lại tìm đủ mọi lý chứng
nhân quả, không những để giải thích nguyên nhân của khổ mà còn để an ủi Job,
trong viễn tượng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn! Nhưng Trời cao đã nói với
những người dùng lý luận nhân quả để an ủi Job rằng: "Cơn giận của ta bừng
lên chống lại ngươi (Eliphaz de Tếmân) và hai bạn ngươi, các ngươi đã
không nói về ta cho đúng như tôi tớ ta là Job đã nói" [7].
Trong Đoạn-Trường Tân-Thanh, tác giả có lúc qua miệng một vài
nhân vật, đặc biệt là Kiều, để nói đến chữ kiếp trong khuôn khổ nhân quả nầy:
Biết bao duyên nợ thề bồi,
Kiếp nầy thôi thế thì thôi còn gì?
Tái sinh chưa dứt hương thề,
Làm thân trâu ngựa đền ghì trúc mai..."
(câu 705-708).
Nhưng trước hết những câu trong Kiều thường phải được
hiểu trong mạch văn và diễn tiến của toàn chủ đề: có lúc là một nhận xét thường
nghiệm liên quan đến một bước tìm mò mẫm của con người đang lưu lạc, có lúc cô
động một nội dung tư tưởng liên hệ đến chủ đề.
Câu trên là một phản ứng của Kiều, thoáng hiện ra như một
giải pháp mà nàng nghĩ ra được. Thực ra trong toàn bộ câu truyện, Nguyễn Du ưu
tư về chân tính của thân phận con người tại thế, và kiếp hay nghiệp làm
người không gì hơn là cuộc chiến Tài-Mệnh trong mỗi con người hôm
nay, và cũng là mãi mãi cho những ai là người có thân:
Trời kia bắt làm người có thân (câu 3241)....
Đã mang lấy nghiệp vào thân (câu 3249).
"Nhân" là nghiệp làm người và "quả" cũng
là nghiệp đó trong lối tiếp nhận của con người. Cũng như lối nói Đại-ký-ức là một
sự nhớ lại, kỳ thực đó là Lời của chân tính ẩn kín trong mình được con người
thoáng nhận ra.
Trời xa hay Trời làm thinh trước lời kêu
"oan" của con người, thông thường được cảm nhận như là, hoặc do lỗi
người (nhưng con người tự xét mình không có lỗi) hoặc do lỗi Trời vì công lý của
trời bất công, hay theo ngôn ngữ của Nietzsche là do tính Trời hay báo thù (ảnh
hưởng lối nói của Eschyle trong Prométhée bị trói)..., nhưng tất cả các phản ứng
nầy đều đã tiền kiến một nền công lý dựa trên định luật nhân quả trong tầm hiểu
biết của con người.
Ở đây Nguyễn Du đào sâu vào thảm kịch con người tại thế rốt
ráo hơn so với truyện họ Hồng Bàng. Trong truyện lập quốc Họ Hồng Bàng, có sự
xa cách của Lạc Long Quân và Âu Cơ, vì thế giới tại thế của Âu Cơ cách trở với
Thuỷ Phủ, là chân trời xa lạ nơi Long Quân cư ngụ. Vì cách trở nên có sự lầm lạc
của Âu Cơ đi về phương Bắc, nhưng khi bế tắc, nàng kêu van, thì Long Quân lại
xuất hiện (Vũ Quỳnh đã không, hay chưa, khai triển bước đi kỳ lạ của Âu Cơ về lại
phương Bắc, và trong hành trình lầm lạc nầy, tương quan giữa Âu Cơ và Long Quân
thực sự như thế nào).
Trong Đoạn-trường Tân-thanh, Kiều gặp nạn kêu
đến Trời xanh nhưng Trời vẫn xa, làm ngơ dù nàng vô tội! Đây chính là nét đặc sắc
riêng của tư tưởng Nguyễn Du so với Vũ Quỳnh trước ông.
Những lời kêu van đến Trời luôn được lặp lại trong mỗi bước
đường lưu lạc của Kiều sau nầy; nhưng ở đoạn nào Trời cũng xa và
thinh lặng:
Trăng già đội địa làm sao?
Cầm dây chẳng lựa buộc vào tự nhiên! (câu 687-688).
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con tạo xoay vần đến đâu (câu 1115-1116).
Hóa nhi thật có nỡ lòng,
Làm chi dày tía, vò hòng, lắm nao (câu 1129-1130).
Nghĩ đời mà ngán cho đời!
Thế nhưng cay nghiệt là Trời tuy xa nhưng đồng thời lại thấy
vướng mắc với Trời:
Biết thân chạy chẳng khỏi Trời
Cũng liền mặt phấn, cho rồi ngày xanh (câu 2163-2164).
Trời xa, nhưng không phải cách trở bởi một khoảng cách, không
gian, thời gian như hai sự vật biệt lập để có thể lồng vào hai giai đoạn hay
hai nơi làm xuất hiện tương quan nối kết nhân đến quả. Jean Brun đã từng gợi
lên hai cảnh khác nhau về xa cách nầy: có sự xa cách tương ứng với nhận thức sự
vật (séparation ontique), và có sự xa cách trong cảm thức đặc loại của
hữu thể con người (séparation ontologique) [8]. Các
châm ngôn có tính cách phổ biến trong các loại ngôn ngữ khác nhau cũng đã hé lộ
sự phân biệt nầy: "xa mặt, cách lòng" chẳng hạn. Câu nầy nói lên sự
tương hợp hai trật tự giữa "mặt" là sự vật thấy trước mắt, và "lòng"
là nguồn nối kết của thế giới con người. Nhưng kỳ thực trong thực tế, không nhất
thiết có sự tương hợp giữa hai cảnh vực nầy, và trái lại, nỗ lực con người càng
làm cho gần "mặt" bao nhiêu thì "lòng" càng xa cách bấy
nhiêu. Nguyễn Du đã mô tả thực trạng bất tương hợp nầy trong ngày hội Đạp
Thanh; nơi đây có sự gần gũi làm nên đoàn lũ, nhưng người không gặp người.
Trời xa, của Nguyễn Du không nằm trong định luật nhân quả,
nhưng trong cảm thức tra vấn về hữu thể con người tại thế, thuộc cõi người ta.
Xa tưởng như ở trước mặt mà làm thinh, không đi vào mối tương giao mà con người
có khả năng thiết lập được. Đồng thời con người tiền cảm một lối tương giao nào
đó của Trời buộc mình vào, như Trời thật gần với mình, nhưng con người không có
con đường nào để am tường (= Biết thân chạy chẳng khỏi Trời).
Và chính sự xuất lộ của cảm thức xa - gần nầy của
chân tính đã làm xuất lộ đồng thời cảm thức về hữu hạn tính của thân phận con
người tại thế, gắn liền với "khổ".
Cuộc chiến trước đây được tượng trưng qua sự chung đụng trong
cuộc đời Kiều qua các cuộc gặp gỡ Đạm Tiên và với Kim
Trọng, nay được chuyển qua cuộc vật lộn giữa Trời và Người, Chân
tính và Hiện sinh, Tính và Tình. Như Job, hoàn cảnh gặp
tai biến của Kiều vọng lên tiếng kêu oan muốn tra vấn về thực tại của
chân tính, đòi buộc Trời Xanh phải đích thân phân xử.
Nhưng câu trả lời của chân tính là làm thinh như để con người có
thể (vấn đề tự do) tự xoay xở.
Con đường xoay xở của Kiều là hình ảnh của lịch sử tìm mọi
phương cách để "biện minh" (justification) trước sự ẩn kín
của Công lý. Kiều và những ai liên hệ đến "khổ" của Kiều đều được đưa
vào vận hành nầy của lịch sử con người. Song song với những nỗ lực mà Jean Brun
gọi là những nỗ lực đi tìm các giải pháp (Les conquêtes de
l'homme) thì cảm thức về sự xa cách hữu thể học (La séparation
ontologique) đi kèm.
Cơn khát công lý xuất hiện nơi cảm thức thiếu vắng mối tương
giao gần gũi Đất-Trời-Người
Cảm thức xa cách với Trời trong cơn tai biến tại nhà đi đôi với
phán quyết phải từ bỏ quê cũ mà ra đi:
Đau lòng tử biệt sinh ly (câu 617)
Thôi con còn nói chi con
Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người (câu 889-990)
Từ đây góc biển, bên trời
Nắng mưa thui thủ, quê người một thân (câu 899-990)
Bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc lưu lạc của Kiều sau nầy
đều có những câu nói về cảnh bơ vơ, lưu lạc trên quê người như:
Chung quanh những nước non người (câu 1055)
Thương thay thân phận lạc loài (câu 25).
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai? ( câu 1247-1248).
Chỉn e quê khách một mình (câu 2021)
Bơ vơ nào đã biết đâu là nhà (câu 2034)
Rằng: Nàng muôn dặm một thân (câu 2095)
Tức lòng cố quốc, tha hương
Đường kia, nỗi nọ, ngỗn ngang bồi hồi (câu
245-2246).
Và vào cuối giai đoạn phiêu lưu nầy, Kiều nhận ra toàn thể vận
hành xoay xở của nàng như sau:
Chân trời, mặt bể lênh đênh,
Nắm xương biết gửi tử sinh chốn nào? (câu 2667-2667).
Chú thích:
[1] J-W-Goethe, Faust, đoạn "trước của thành phố.
[1] J-W-Goethe, Faust, đoạn "trước của thành phố.
Nỗi oan ức, nỗi khổ của phận làm người trước Công lý là cảm
thức hố thẳm giữa nổ lực tìm đường cứu thoát và bến bờ của Chân lý
Con đường chấm dứt "khổ" bằng "diệt thân",
nghĩa là chấm dứt cuộc sống làm người do tự ý muốn con người, đã được gợi lên
nhiều lần như là phương thức tối hậu, nhưng liệu đây có phải là giải pháp tối hậu
không?
Liều mình ông đã gieo đầu tường vôi (câu 667).
Còn Kiều thì mỗi lần đau thương, là mỗi lần toan tự vẫn:
Phòng khi nước đã đến chân,
Dao nầy thì liệu với thân sau
nầy (câu 800-801).
Sẵn
dao tay áo, tức thì giở ra (câu 982).
Và "chết" như trốn nợ làm người không những không phải
là giải pháp hữu hiệu vì nó chỉ là một giải pháp ứng dụng cho khung trời của
nhân quả, có và không, trong trật tự của nhận thức đồ vật.
Nhưng "nhân quả" theo nghĩa tượng trưng là mang nợ làm người, thì lại
phải được trả bằng giá khác nữa: Âm vọng từ chân tính qua lời nói của Đạm
Tiên trong giấc mơ phủ định con đường đó:
Rĩ rằng: Nhân qủa dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao,
Số rằng nặng kiếp má đào,
Người dù muốn quyết, trời nào đã cho!
Hãy xin hết kiếp liễu bồ.
Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau" (câu 995-1000).
Và giải pháp còn lại là liều và buông xuôi:
Cũng liều nhắm mắt đưa chân,
Mà xem con Tạo xoay vần đến đâu" (câu 2163-2164).
Nét độc đáo của Nguyễn Du, là ngoài tự mãn và buông xuôi vô vọng,
còn thấy hé lộ chân trời của niềm tin và hy vọng. Ở đây, trong con đường lưu lạc
của con người tại thế, có hai đối lực chi phối tạo nên cuộc chiến:
Một là âm vọng của niềm tin và hy vọng:
Sông Tiền Đường sẽ hò hẹn về sau.
Và mặt kia là buông xuôi, quên lãng hoặc thách thức:
Cũng liều.... mà xem....
Chung đụng của hai lực nầy đẫn đến câu hỏi quyết liệt mà M.
Heidegger đã dùng đến kết thúc tác phẩm chính yếu của M. Heidegger, "Hữu
thể và thời gian":
Có một con đường nào dẫn đưa thời gian nguyên sơ (có
thể hiểu là nghiệp con người tại thế) vào nghĩa của hữu thể? Thời
gian có phải tự mình khai mở ra như chân trời của hữu thể không? [1].
Cuộc phiêu lưu của Lịch sử và các nổ lực giải phóng
"Khổ" là nghiệp con người tại thế, nghiệp đó vô
căn, nếu căn được hiểu là khung bền vững của nhận thức con người đã có được để
mở ra với vũ trụ thiên nhiên, đặt thần thánh, con người trong khung nhận thức nầy.
Khổ vô căn, khi căn tiền kiến rằng sự xa cách với Trời Xanh, với chân
tính của con người có thể xoá bỏ do tự khả năng của thân phận con người tại thế,
không khác gì khả năng đúc con bò vàng để tôn vinh đó là Thiên Chúa.
Tai nạn đến cho gia đình Kiều và cho Kiều là
tượng trưng của một khắc khoải tư tưởng, như một cú sét bên tai làm
con người đi vào cơn "khủng hoảng" hé lộ âm vọng của lời tra vấn về
thân phận của mình tại thế. Tất Đạt Đa đã chứng nghiệm cơn khủng hoảng nầy khi
bước chân ra khỏi thành, còn Abram trong sách Sáng Thế choáng váng trước âm vọng
từ trời cao buộc mình lìa quê cũ để lên đường làm người lữ hành trên đất khách.
Thời gian-không gian riêng dành cho phận làm người là cuộc
hành trình nơi xứ lạ, được gọi là lịch sử. Sử tính là cuộc chiến của Tài và Mệnh,
của hai đối lực chân tính và mê lầm, nhưng hai đối lực nầy, chân và giả, không
phải ở trên cùng một trật tự đối kháng của nhận thức sự vật.
Hegel đã từng chịu ảnh hưởng của Héraclite về cuộc chiến làm
nên sức sống vũ trụ và con người. Nhưng nơi Héraclite, cuộc chiến đó một bên
là Logos, nền tảng vô căn, vì Logos không phải ở trong chân trời
của nhận thức các đối kháng trong thiên nhiên hay tâm lý con người, mà con người
có thể khai thác; và bên kia là toàn bộ cái có-không làm nên thế giới thuộc khả
năng con người tại thế. Hegel, là triết gia trong truyền thống siêu hình học
Tây phương, đã hiểu cuộc chiến trong tư tưởng Héraclite như là sự xung dụng của
hai yếu tố trái nghịch nhau trong cùng một trật tự, tiền kiến rằng bên trên cuộc
chiến nầy chân tính đã mở tung ra như vòng tròn của Parménide làm nền vững chắc
cho mọi vận hành bên trong. Vòng tròn đó đã trao cho con người như một sự hiển
nhiên, một "a priori" tiên thiên hữu thể học không còn phải
ưu tư hay bàn cãi nữa. Trong lịch sử văn học Tây phương, Hegel, là triết gia đã
có công xướng xuất đề tài về lịch sử và vận hành của nó như một biện chứng giữa
tinh thần và vật chất, không khác lối suy diễn thông thường về Kinh Dịch Trung
Hoa về bản chất vũ trụ và cuộc sống con người như là sự kết hợp và xung dụng giữa
hai thành tố âm-dưong (theo một lối hiểu kỳ lạ về âm-dương làm như văn hoá
Trung Hoa và đặc biệt là tư tưởng Nho-Lão dừng lại trong nỗ lực khai phá nhận
thức khoa học thiên nhiên, đồng hoá cõi người ta với thế giới cây cỏ!). Sử tính
theo lối hiểu của Hégel là năng lực của Tài, có khả năng chuyền đổi Sử
tính căn nguyên [2], tức là cuộc
chiến Tài và Mệnh, thành những nố thắt gỡ trong khung trời mà nó
tạo ra. Khả năng chuyển đổi đó được gọi là nghiệp chướng, Karma, có đầy
năng lực nhưng là năng lực làm quên chân tính. Giả hay quên hàm
ngụ thật và nhớ, cũng sử dụng các năng lực thật và nhớ nầy,
nhưng quay ngược lại mối tương quan. Tương quan của thật và nhớ là
nối kết Ai với ai, hàm ngụ "khổ" vì thân phận con người
gắn liền với xa cách như phần trước đã trình bày. Tương quan của giả và quên là
sự mở ra để lập tương quan nhưng đồng thời đánh mất tương quan thật. Phật gọi
là khả năng biến "khổ" thành "dục", nghĩa là muốn dùng
việc mở ra, nhưng đồng thời và trước đó muốn thu lại tất cả mọi sự trong một tổng
hợp xây dựng nên cái Tôi đơn độc của mình. Kant gọi cái tôi tổng
hợp nầy là Tôi tiên nghiệm, nghĩa là luôn mở ra để nhận thức, nhưng đồng
thời tiên kiến sẽ lớn lên cái tôi đó qua các kiến thức thu thái được.
Tinh thần trong tư tưởng của Hégel mở ra với vật chất qua các cuộc xung đột và
tổng hợp, để kỳ cùng Tinh thần đó hoàn thành mình do mình và cho mình.
Sử tính căn nguyên hé lộ trong tư tưởng Nguyễn Du là cuộc chiến,
một bên là toàn bộ mở ra của Tài hay lịch sử theo nghĩa Hegel, và bên kia
là Mệnh một âm hưởng âm thầm của chân tính xa cách, nhưng rất gần, phủ
định toàn bộ thế giới của chữ Tài.
- Tại nhà, Họ Chung, vì từ tâm đã đề
xuất một giải pháp lo lót để tạm gỡ rối. Nhưng kết quả là đưa Kiều vào
tay Mã Giám Sinh.
- Mưu trí giả dối của Sở Khanh làm
cho Kiều tưởng đó hẳn là một con đường thoát, nhưng kết quả là tạo
thêm duyên cớ để Kiều sa chân vào "làng chơi".
- Thúc Sinh, người yêu "hoa" đã
tìm cách chuộc Kiều, nhưng đưa Kiều vào cảnh khổ nơi nhà Hoạn Thư.
- Nỗi lòng trắc ẩn của mụ Quản gia tại nhà
Hoạn Thư cũng chỉ tạm an ủi Kiều trong chốc lát.
Ý Hoạn Thư muốn đưa Kiều vào Cửa Không, kinh kệ, xuất
gia với tên Trạc Tuyền:
Đưa nàng đến trước Phật đường,
Tam qui, ngũ giới, cho
nàng xuất gia... (câu 1919-1920).
Nhưng kinh kệ, hình thức tôn giáo bên ngoài không phải con đường
giải thoát.
- Giác Duyên xuất lộ lần đầu "Chiêu ẩn
am" cũng chỉ cho Kiều ẩn núp tị nạn một thời gian ngắn. Kiều không
thoát nạn lần nầy, vì vướng phải mấy "chuông vàng, khánh bạc" Kiều
mang theo trong người để chạy nạn. Một mặt nàng dựa vào tài vật bên ngoài để
mong sống còn, mặt khác lòng nàng chưa thành, muốn qua con đường dối trá để tìm
chân tính:
Lạ lùng, nàng hãy tìm đường nói quanh (câu
2042).
Nói cách khác, dầu có bàn tay cứu độ, con người còn ở trong
vòng vi của "Tài" thì "không ai gỡ mối tơ mành cho xong".
Và Kiều lại phải rơi vào tay Bạc Bà.
Từ Hải, họ tên đó, là hiện tượng của giải pháp phổ quát dựa
trên sức lực của hành động con người:
Râu hùm, hàm én, mày ngài (đẹp)
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao (mạnh).
Đường đường một đấng anh hào (oai hùng),
Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài (tài ba).
Đội trời, đạp đất, ở đời (tự do)
Giang hồ quen thói vẫy vùng (bao khắp vũ trụ)
Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo (quyền uy trên con
người), (câu 2167-2174)...
Nói tóm đây là hình ảnh tượng trưng của con người có tất cả mọi
cái. Kiều tưởng chừng đây là con đường thoát, nhưng đến đây, chính
nàng là nguyên nhân làm chết con người đó.
Khóc rằng trí dũng có thừa,
Bởi nghe lời thiếp, đến cơ hội nầy! (câu 2529-2530).
Nói cách khác hình ảnh tượng trưng Từ Hải diễn tả nội dung rốt
ráo của chữ Tài [3], con người
đã vận dụng hết tâm lực để tìm cách thoát khỏi cái khổ của thân phận tại thế của
mình. Cái chết của Từ Hải, trong ý nghĩa tượng trưng nầy, do chính Kiềucó
nghĩa rằng thế giới giả tạo trở lại với sự giả tạo của mình, tương tự như lối
nói của sách Sáng thế trong Cựu ước:
Vì người là đất bụi
và người sẽ trở lại với bụi đất (St. 3,19).
Mặt nào trông thấy nhau đây?
Thà liều sống chết một ngày với nhau
(ĐTTT câu 2529-2530)
Kỳ cùng cái chết của Tứ Hải gắn liền với con đường tự vẫn của Kiều trên
sôngTiền Đường. Đến bước đường cùng và nhận thức được đó là đường cùng, bấy giờ
thì chân trời của sông Tiền Đường mới xuất hiện.
Triều đâu nổi tiếng đùng đùng,
Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường.
Nhớ lời thần mộng rõ ràng,
Nầy thôi hết kiếp đoạn trường là đây!
(câu 2619-2622).
"Lời thần mộng rõ ràng" khi bước đường trước mắt hết
lối, bấy giờ tiếng của chân tính ẩn dấu được cảm nhận trọn nghĩa của nó, tiếng
đó là "không phải", phủ định tất cả một cách rất rốt ráo; tất cả
những dự phóng mở ra của Tài trong thế giới cái gì không phải
là chân tính của con người: tất cả mọi sự vật, thần thánh, con người được Tài thiết
định đều không ở trong chân tính của chúng.
Tự vẫn của Kiều trên sông Tiền Đường không ở trong
khung cảnh của Tài, như bất cứ một giải pháp tự vẫn nào trước đây: của cha
Kiều hay của chính Kiều. Cái chết lần nầy nằm trong một cảnh giới của ngôn
ngữ tượng trưng, như câu nói của thánh Phanxicô thành Assisi: "Chính lúc
chết đi, là khi vui sống muôn đời" [4]. Cái chết của
diệt "ngã" trong ngôn ngữ nhà Phật, có nghĩa là sự chiến thắng của Sự
sống mới đưa con người từ khung trời đóng kín, thế giới của Karma, của chấp
ngã, để các mối tương giao chân thật của cõi người ta được linh hoạt.
Chữ hữu tình trong thế tương tranh giữa hai đối lực
khác nhau giữa Tài và Mệnh, nay là Giác duyên, một sự
hiểu biết đến một cách bất ngờ, một cuộc gặp gỡ không phải trong khuôn khổ của
tiền kiến do tự con người, nhưng đến từ chân tính ẩn dấu.
Giác Duyên ấy không phải đến giờ phút nầy mới xuất hiện;
nhưng những lần trước, vì còn nặng lòng với chữ Tài mà Kiều không nhận ra, và sự
cứu độ không thực hiện nơi nàng. Trong cơn lưu lạc, lời của Giác Duyên vẫn
dội bên tài nàng, như lời chối từ cảnh an bình, vui tươi của thực tại, "nơi
đây thuộc về tôi" [5], đồng thời nói
"tiên tri" về một kỳ hội họp tương lai với sư Tam Hợp.
Gặp sư Tam hợp, vốn là tiên tri,
Báo cho hội họp chi kỳ (câu 2406-2407).
Tiên tri, tiền định (câu 2409) được nhắc đến đây lời hứa từ
Giác Duyên hay niềm tin, sự trông đợi luôn ở trong con người như một dấu ấn, bất
chấp sự lãng quên chân tính do năng lực của Tài. Tiên tri ở đây không có
nghĩa bói toán, tiên đoán một sự kiện nào đó xảy ra trong tương lai của thời
gian, không gian bên ngoài, liên quan đến nhận thức vận hành của thế giới sự vật.
"Tiên tri" là lối nói như trực giác phát xuất từ "Đại-ký-ức"
tức là sự nhắc nhở con người quay lại với chân tính của mình, lời nhắc nhở đó
"tiền định" tức là có trước hoặc nói cách khác là từ chối tự căn những
dự tính của Tài. Chữ tiên tri gợi lên hình ảnh những nhân vật
trong Cựu ước của Do Thái giáo, thường chỉ được hiểu là tiên đoán một sự kiện xảy
ra, nhưng ý nghĩa thực của nó là người được Thiên Chúa sai đến để nói Lời của
Ngài, nhắc con người quay tìm lại chân tính của mình.
Và Giác Duyên tiên tri về Tam Hợp (vốn là tiên tri) gợi lại
niềm tin và chờ đợi cái gì?
Tam hợp sẽ cho hay Kiều sẽ chết đi và được cứu vớt do Giác
Duyên. Tam Hợp, nguyên tự nầy gợi lên chữ sum họp, hay tương giao gặp gỡ (hợp)
và gặp gỡ ba (Tam = gặp Trời, gặp Người, gặp Đất); những tương giao mở
ra làm nên chân tính con người. Nhưng các tương giao đó chỉ xuất lộ khi Tài chấm
dứt với cái chết của Kiều theo nghĩa tượng trưng.
Lịch sử như chấm dứt trong lời nhắc nhở (hay lời tiên tri nầy).
Nhưng đến bao giờ Kiều mới thực sự "chết" đi con người cũ
trên sông Tiền Đường, vì còn tại thế thì Tài và Mệnh vẫn
còn tương tranh? Ngày nào còn con người tại thế thì lịch sử vẫn còn, nhưng trên
bình diện hữu thể học hay nói cách khác là từ nỗ lực vươn lên hướng về "Tâm",
mỗi giây phút là một cuộc chiến chết đi - sống lại.
Chân trời của niềm hy vọng
Thời chung mãn
Đoạn-Trương Tân-Thanh dành một chương khá dài (từ câu
2737-3240) để nói đến tiến trình đoàn tụ của Kiều và các người thân
trong gia đình, đặc biệt là gần gũi lại với Kim Trọng.
Lối trình bày nầy chúng ta cũng gặp trong Đạo-Đức-kinh hoặc
trong những đoạn Thánh kinh Do Thái giáo gợi lên cảnh chung mãn của nhân loại:
Đi ra cái sống, đi vào cái chết...
Ai biết cái đạo nhiếp sinh đó
Đi đường không gặp thú dữ
Vào trận không bị đao thương
Tê không chỗ đâm
Cọp không chỗ vấu
hoặc:
Kẻ sống sức mạnh của Đạo
Như con trẻ còn thơ
Đội tùy không cắn,
Thú dữ không ăn
Vì tội lỗi xưa Ta sẽ quên và mặt ta không nhìn đến,
Vì Ta sẽ tạo một trời mới và một đất mới
Và người ta không còn nhớ đến quá khứ nữa,
Không để tâm đến nó nữa...
Chó sói và chiên con sẽ gặm cỏ chung
Ở phần đầu đoạn nầy tác giả Đoạn Trường Tân Thanh mở
ra một chân trời mới:
Nạn xưa, trút sạch làu làu (câu 2737)
Trút sạch nạn xưa, khi chết đi toàn bộ con người cũ của Tài.
Ai có thể làm cho con người cũ của Kiều chết đi? Ai
có thể ra tay cứu độ đưa nàng Kiều đó vào chân trời mới?
Ở đây Đoạn Trường Tân Thanh làm nổi bật hai yếu tố
kết hợp với nhau để sự cứu độ được thực hiện.
Theo lời của Sư Tam Hợp giải thích thì:
Sư rằng: "Phúc hoạ đạo trời,
Cỗi nguồn, cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta.
Tu là cõi phúc tình là
giây oan"
(câu 2655-2658).
Phúc, họa nghĩa là những sự kiện xảy ra khác nhau tùy
cách đánh giá của con người là phúc hay hoạ, nhưng mọi sự xảy ra là việc của Trời.
Cỗi nguồn ở lòng người: chân tính dù ẩn dấu, được hay mất, lệ
thuộc vào trách nhiệm con người có thể đón nhận như là một hồng ân
hay từ khước: con đường tu hoặc có thể mãi sai lạc.
Câu tiếp cũng nói đến trách nhiệm con người. Câu nầy ở trong
một trật tự khác với câu nói của Kim Trọng trước đây: "Xưa nay nhân định
thắng thiên cũng nhiều". Kim Trọng nói theo nội dung cầu may dựa vào kinh
nghiệm thường nghiệm, tiên kiến Trời là bộ máy mù quáng quay theo định luật
nhân quả, còn nhân định là dự kiến phát xuất từ ý muốn con người. Ta sẽ chỉ thấy
được sự khác biệt rõ hơn trong đoạn tiếp.
Tu theo nghĩa ở đây không phải đi vào chùa, mặc áo cà sa (Kiềuđã
thất bại trong việc tìm kiếm nầy), nhưng nghĩa thực của nó là gìn giữ chân tính
của mình. Đó là trách nhiệm của con người, chứ không phải tu là tìm một giải
pháp thoát nạn theo ý mình.
Vì thế con đường trở lại chân tính gọi là phúc. Và tình ở đây
theo nghĩa là Tài, không phải là sức cảm nhận hay hướng về một ai trong chân
tính của người đó.
Ở một đoạn khác, lời của bà Tam Hợp đạo cô, lại nói rõ hơn:
Thủa công đức ấy ai bằng?
Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi (câu 2687-2688).
Trong cuộc chiến của Tài - Mệnh, Kiều chông chênh
có khi như buông xuôi theo Tài, có lúc biết lắng nghe lời Mệnh. Nhưng
trong hoàn cảnh tại thế, mức độ đó đã là một công đức, dù nhìn từ yêu sách tuyệt
đối thì không có nghĩa gì. Hàm ngụ nơi đây như có lòng Từ Tâm của trời. Nhưng kỳ
cùng câu cuối của Đạo cô Tam Hợp lại mở ra một phán quyết có tính cách dứt
khoát phát xuất từ trực giác của niềm tin và hy vọng:
Duyên ta mà cũng phúc Trời chi không! (câu
2694).
Cứu độ là duyên đến cho ta và cũng phải hiểu là phúc từ
Trời. Nhưng muốn phúc đó đến Giác Duyên phải ra tay thả bè; con người cần cả
người khác tiếp tay để hoàn thành việc của Trời thực hiện cho mình:
Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau
Tiền đường thả một bè
lau rước người (câu 2691-2692).
Martin Heidegger trong tác phẩm chính "Hữu thể và thời
gian", đã chấm dứt đoạn đường tư tưởng của mình nơi lời tra vấn sự hiện hữu
hay không của con đường dẫn thân phận con người tại thế (hay thời gian nguyên
thuỷ) đến nghĩa của hữu thể (hay Chân tính). Và tiếp đó, trong câu cuối tác phẩm
nầy, lại mở ra một tâm thức khắc khoải có tính cách nền tảng, trường kỳ của tư
tưởng: Thời gian nói chung có phải là chốn Chân tính mở ra cho con người hay
không? Câu hỏi nầy không phải là sự nghi ngờ, dè dặt cần thiết, một tiến trình
chuẩn bị để đi vào sự xác quyết không dè dặt về nền tảng của Chân tính trong khả
năng của "tôi suy tư" làm khởi điểm mở ra vận hành nhận thức các sự vật
trong hệ thống triết học Descartes, vị thầy của Thời đại tân kỳ đi kèm với các
nền nhân bản đang phổ biến. Câu hỏi của Heidegger ở cuối tác phẩm của mình có
thể ví như nỗi khắc khoải của Kiều khi Từ Hải đã chết do chính nàng:
"Tôi khao khát chân tính, nhưng thân phận tại thế của tôi trong lịch sử đã
đến cùng đường, có chăng con đường nào khác đưa thân phận tại thế nầy đến với
chân tính?"
Đoạn Trường Tân thanh mở ra chân trời của niềm hy vọng:
Chân trời đó không phải một cõi khác theo nghĩa của hiện hữu sự vật (ordre
ontique), nhưng một cõi khác trong các mối tương quan làm nên chân
tính con người (ordre ontologique). Cõi mới nầy là các mối tương quan
tìm lại chân tính mình làm phát sinh một niềm vui mới. Cũng Kim Trọng,
cũng Kiều, cũng bản đàn Kiều vổ, nhưng, Kim Trọng xưa
xuất hiện với nhạc vàng và niềm vui không phát ra từ chân tính, nay chàng xuất
hiện trong chân trời mới được nhìn từ Tâm của chàng:
Chàng rằng: Phổ ấy tay nào?
Xưa sao sầu thảm, nay sao vui vầy?
Tẻ vui bởi tại lòng nầy,
Hay là khổ tận, đến ngày cam lai? (câu 3207-3210).
Nên Thiên-đàng, Niết-bàn không phải nơi nào sau, trên hay dưới
theo trật tự của sự vật, nhưng là tương quan chân thật giữa người với người, giữa
người với Trời, giữa người với thế giới chung quanh, trong cuộc sống thường nhật
của mình.
Nhưng tương quan chân thật đó mãi vẫn còn là cõi chung mãn của
niềm hy vọng trước những nguy cơ của Tài và Mệnh đang tương tranh trong
thân phận con người tại thế; và câu hỏi rốt ráo hàm ngụ ở đây là: Duyên
nào nữa cho phép tôi vĩnh viễn chết đi con người cũ để vĩnh viễn cư ngụ trong
nhà chân tính, quê thật của con người tôi?.
Chú thích:
Chú thích:
[1] Martin Heidegger, Être et Temps, trad François
Vezin, Ed Gallimard, Paris, 1986, tr. 506
[3] Sự xuất hiện của một Hồ Tôn Hiến trong nguyên bản, cũng như trong Đoạn
Trường Tân Thanh dấy lên nhiều lời phê bình khá gay gắt về giá trị liên tục
của toàn câu truyện. Cả hai tác giả nêu lên hình ảnh bá đạo, giả hình của khung
cảnh xã hội-chính trị: quan trên trí tá, vô tâm, quan dưới ngu si, hèn nhát...một
mặt như phản ảnh nỗi chán chê của hai tác giả đối với xã hội đương thời; nhưng
mặt khác cũng gợi lên khung cảnh văn hoá chết chìm, ngủ yên trong những hình thức
hay cơ cấu xã hội bên ngoài. Phải chăng đây cũng là tâm thức của con người ngày
nay đối với các cơ chế và quyền hành xã hội, tiêu biểu cho nét giả tạo của cõi
nhân sinh? Nhưng có biện minh như thế nào, thì cốt lõi câu truyện xét về mặt nhất
quán của chủ đề có thể chấm dứt phần lưu lạc của Kiều nơi cái chết của Từ Hải.
[5] Xem câu 2397-2416 cuộc đối thoại giữa Giác duyên và Kiều sau
khi Kiều được báo về các mối oan nghiệt trước đó.
III.4- Phần Tổng Luận
Trời và Người,
Thiện căn và Tâm
Phần tổng luận chỉ có 14 câu: từ câu 3241 đến 3254, và được
chia làm hai đoạn chính:
Đoạn đầu: 12 câu (từ câu 3241-3252). Bắt đầu bằng chữ "Ngẫm",
đoạn nầy đã trả lời cho từng nội dung được nêu lên trong sáu câu đầu ở phần dẫn
nhập. Về nội dung, nó trùng hợp với những tư tưởng đã được Đạo Cô Tam hợp giải
thích cho Giác duyên về lý do có sự xung khắc Tài-Mệnh trong cuộc đời
của Kiều (xem từ câu 2651-2649). Cái khác ở đây là Nguyễn Du minh
nhiên chuyển nhân vậtKiều vào thân phận con người tại thế của bất cứ ai, đồng
thời hệ thống hoá tư tưởng cho có mạch lạc.
Đoạn hai: chỉ có 2 câu (3253-3254): Đoạn nầy thường được xem
là giả tạo, và đôi lúc còn bị đánh giá là hai câu làm hỏng toàn bộ tác phẩm vốn
được xem là nét tinh hoa của văn chương Việt Nam. Kỳ thực, chúng ta sẽ thấy, nhờ
hai câu nầy, Nguyễn Du đã đẩy phần tinh hoa tư tưởng của ông đến mức cao độ.
Ông rút tỉa bài học của toàn bộ tư tưởng đã được triển khai để áp dụng vào việc
đánh giá nỗ lực sáng tác của mình, đồng thời khai lộ cho thấy khoảng cách không
thể lấp đầy giữa bất cứ Tài nào của con người với Chân tính nơi Thiện căn
tại Tâm.
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Câu đầu phần Tổng luận nầy rõ rệt là câu trả lời cho câu cuối
(câu 6) phần dẫn nhập:
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Câu cuối phần dẫn nhập ấy hàm ngụ đoạn đường cuối hay phần kết
luận của con đường đi tìm, đồng thời nó cũng là một câu hỏi: Phải chăng trời
xanh quen thói má hồng đánh ghen?
Cuộc chiến Tài Mệnh, nếu chỉ xem như hai lực đối kháng
như có với không, ngày và đêm cùng ở trong một trật tự hay khung trời của nhận
thức sự vật, thì phải được xem câu "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"
như là một kết luận có tính cách khẳng định.
Trời được gọi tên là Mệnh và Tài là má
hồng, hay cũng có thể hiểu Trời là Định mệnh tất yếu và mù quáng kẻ thù của tự
do con người. Nhưng nếu đây là một khẳng định, thì Truyện Kiềuđã không có
những can thiệp bất ngờ của Đạm Tiên, Giác Duyên, Tam hợp Đạo cô và duyên cứu độ.
Chính trong câu khẳng định nầy của con đường đi tìm đã
hàm ngụ sự phủ định của Mệnh, dấy lên niềm tin, niềm hy vọng có một câu trả
lời khác, và chuyển phán quyết ấy vào lời tra vấn về chân tính.
Phản tỉnh khác với tổng hợp
Ngẫm: Sau đoạn kết Truyện Kiều mô tả cảnh
Giác Duyên cứu Kiều và khung cảnh đoàn tụ, Nguyễn Du mới khởi đầu phần
Tổng luận bằng chữ "".
Ngẫm theo lối nói của triết học là phản tỉnh (réflexion), tức
là sự quay lại. Trong truyện Đoạn Trường Tân Thanh, ta có thể nói đây là sự
trở về lại nhà mình của Kiều. Nhưng trong phân tích về Truyện Kiều,
ta đã thấy tai tương không phải đâu xa mà phát xuất từ căn nhà cũ ấy. Như thế
việc quay lại không phải là trở lui thuở ấu thơ thuộc không gian, thời gian
như J. J Rousseau nghĩ, hay trở về cái không là gì cả trước khi con người
xuất hiện, đi ngược lại cái có mở ra trước mắt.
Ngẫm là phản tỉnh theo đúng nghĩa ở đây
là tỉnh ngộ, tức là gặp được và thấy chân trời hay mối
tương quan mới mà trước đây không hề thấy, mặc dù đã có trông chờ hàm ngụ nơi
câu hỏi phần cuối đoạn đường đi tìm. Như vậy phản tỉnh hay ngẫm là phần
cốt lõi của tư tưởng. Không phải chỉ là tìm, mà còn gặp.
Phản tỉnh như thế có khác gì với tư tưởng tổng hợp của triết
học truyền thống?
Tổng hợp trong tư tưởng triết học truyền thống là đoạn kết của
một chuỗi vận hành suy tư liên tục, thường được gọi là phần tổng hợp cuối cùng
dựa vào sự nối kết các yếu tố khác trong luận chứng. Kant thì cho rằng tổng hợp
cuối nầy đưa đến sự đồng nhất hoá của các hành vi nhận thức vào ngã tiên nghiệm.
Còn Hegel thì cho rằng tổng hợp cuối cùng là sự hoàn thành của tinh thần sau một
vận hành biện chứng của các thành tố đối nghịch.
Nơi chữ Ngẫm của Đoạn Trường Tân Thanh, trái lại Ngẫm
theo nghĩa phản tỉnh là tình trạng bể tung của cái thế giới cũ của vận hành lưu
lạc trước đây, để thấy được một tương quan mới. Chân trời cũ được chiếu sáng bởi
tương quan mới nầy, chứ không phải nó là sự tổng hợp những thành tố kết dệt nên
ngôi nhà suy tư liên tục.
Câu truyện của Tất Đạt Đa cho ta thấy rõ hơn con đường tư duy
của Nguyễn Du. Chính khi ngộ tức là gặp bấy giờ mới thấy rõ
tại sao con đường tìm kiếm chân lý qua con đường khổ hạnh trước đây lại phải bế
tắc.
Và phản tỉnh là thấy hay gặp, nhưng gặp cái gì?
Nguyễn Du phát biểu liên tiếp sau chữ Ngẫm:
Muôn sự tại trời
Chữ muôn sự đó được diễn giải thêm trong các câu tiếp:
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Trước hết ta thấy câu trả lời không nằm trong lối đối chất
hàng ngang với câu hỏi đặt ra.
Không nói đến Trời ghen hay không ghen, cũng không nói đến tại
sao trời xanh và má hồng phải xung khắc...
Nhưng với một nội dung hoàn toàn khác, mới, soi dọi tận căn,
không phải chỉ rõ sự sai trái của cách đặt vấn đề cũ, mà còn mở ra một tương
quan sâu-rộng hơn, đáp ứng không phải vừa tâm sự chờ đợi của thắc mắc dấy lên từ
khả năng đặt vấn đề của con người, mà dư tràn ước vọng ấy.
Cả toàn bộ thân phận con người tại thế đã được trời với tay để
có tương quan.
Và từ tương quan nầy qua các câu 3241 đến câu 3246, Nguyễn Du
hé lộ những nét căn bản, với lối dùng chữ riêng của mình:
Tương quan tại Trời, nhưng cần Người để hoàn thành
Qua toàn bộ Đoạn-trường Tân-thanh, chúng ta thấy
chưa hay đúng hơn là không có một chỗ nào Nguyễn Du dừng lại để mô tả con
người hay Trời dựa trên khuôn (hay là phạm trù) bản chất, trả lời cho câu hỏi cái
gì, như một hiện hữu đứng riêng, trụ một mình. Chúng ta không thấy có lối nói
như con người là xác hồn, hay Trời là Đấng tự hữu, vô chất, vô hình... Mỗi nhân
vật, mỗi đề tài như Tài, Mệnh, duyên, khổ...đều là một tượng trưng cho sự
linh hoạt của một thứ tương quan. Nói theo lối phân tích ngữ vựng, đây là một động
từ.
Hẳn nhiên từ đầu cho đến cuối, tương quan nêu lên rõ rệt là
tương quan Trời với Người, nhưng ở đây không nêu lên vấn đề thắc
mắc về hiện hữu có hay không. Trời hàm ngụ là lối cư xử của
Trời với Người, và má hồng là lối diễn tả một lối cư xử của Người với Trời.
Trong phần Dẫn Nhập, các lối cư xử đó hàm ngụ những mối tương
quan như thế nào?
Trong câu hỏi dấy lên từ cuộc chiến đang xảy ra trước mắt,
tương quan không những phát xuất từ nỗi đau của tác giả, mà hàm ngụ lời nói
chung của ai mang kiếp con người. Con người đã nhận ra hai mối tương quan khác
nhau và khó lòng dung hợp.
Qua chữ Tài, con người tự mình mở ra tương quan và
buộc trời phải đồng hoá với mút đầu kia như một đối vật do tự mình nghĩ ra. Khi
xem ra hanh thông thì gọi trời là Đấng ban phúc, Trời gần; khi gặp tai
ương thì trời là Con tạo, Hoá nhi, Trời già, Trời xa, Định mệnh ác nghiệt... Nhưng
chỉ khi gặp trở ngại, thì bấy giờ con người mới ở vào một trạng thái kỳ dị, như
nghe được một cái gì khác lạ.Chúng ta đã phân tích rằng câu "Trời xanh
quen thói má hồng đánh ghen" vừa là câu kết của Tài, như lối mở ra của
người, nhưng đồng thời lại hàm ngụ một câu thắc mắc, chờ đợi một câu trả lời của
đâu đó, hé lộ trong lời chối từ "không phải".
Như thế ở phần dẫn nhập, tác giả đã cho thấy có một tương
giao phát xuất từ con người theo nguyên tắc nhân quả biến dạng thành nhiều hình
thức đối chiếu:
- Hễ có tài thì mệnh xuất hiện
- Hễ tài được thì mệnh ghen
Xem ra như đã có hai mối tương giao khác nhau, nhưng kỳ thực
cả hai chìm vào một trò chơi chung trong định luật tương giao phổ quát do con
người tự thiết định: tương giao dựa trên nguyên tắc đồng nhất và hệ luận là
nguyên tắc nhân quả. Biện chứng của Hegel và Chữ Tài của Nguyễn Du
trong giai đoạn nầy có điều tương hợp: Tài của Nguyễn Du là khả năng
tự mở ra, và tự tạo ra đối tượng trước mắt là Trời, như một sản phẩm của ý
minh, để có tương quan đi ra. Không khác gì Tinh-thần của Hegel tự tống mình ra
trong vật chất để có sự hoàn thành (= devenir) hay thể hiện sự sống.
Hegel không hề thấy còn có câu hỏi nào dấy lên từ mối xung khắc
nầy, vì tiền kiến hữu thể học dựa trên nguyên tắc đồng nhất đã chận lối; nên tiếp
tục đi tới, qua nhiều tổng hợp cuối cùng là sự biến hoá của một ngã tinh thần
cô đơn.
Nguyễn Du trái lại, trong cuộc xung khắc giữa hai lực phát xuất
từ dự phóng của Tài, thì giật mình đặt lại câu hỏi chờ đợi một câu trả lời
từ bên kia bờ của Tài.
Trong phần Truyện Kiều, ta chứng kiến đồng thời vừa là sự
chung đụng của hai đối lực Trời-Người, khi xa khi gần tùy hoàn cảnh, trong
khung mở ra của Tài; vừa là cuộc vật lộn đến chí tử giữa từng đợt mở ra của Tài với
bên kia là lời chối từ của Mệnhvà sự can thiệp của duyên từ trời.
Đến giai đoạn kết, Đạo cô Tam hợp người tiên tri, mới khai mở
ý nghĩa của toàn bộ cuộc tranh chấp nầy trong bốn câu:
Sư rằng: "Phúc họa đạo trời,
Cỗi nguồn, cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc tình là dây oan" (câu 2655-2658).
Các câu nầy có khác gì với các câu đầu phần tổng luận là
"ngẫm hay muôn sự tại trời" hay không?
Nếu nhìn chữ cỗi nguồn đi với chữ lòng người, và chữ tại tiếp
theo là chữ ta, ta thấy dường như có một trật tự nhân quả đảo ngược giữa
đôi bên; kỳ thực trong các mối của tương quan được nêu lên trong hai
nơi nầy, ta sẽ thấy nội dung không có gì khác nhau.
Thứ nhất, tương quan nay không còn là sự xung khắc giữa hai đối
lực Trời Người như hai vật thể, nhưng là tương quan trong chân tính thuộc
cõi người ta. Vì đồng thuận nên đôi bên đều là nguyên nhân và cũng là
hậu quả để mối tương quan thật sự được hình thành và linh hoạt. Nhân quả là lối
nói tạm thời, như là một điều kiện tiên quyết để có tương quan, chứ không dựa
trên nguyên tắc nhân quả phát xuất từ nguyên tắc đồng nhất. Chẳng hạn, lấy
khung trời của tương quan yêu thương để thấy rõ hơn: Yêu là một tương quan của
anh A chị B không thể nói mình là nhân hay kẻ kia là quả. Nó thuộc một trật tự
khác với lối nhận thức và khung trời nhận thức sự vật.
Khi nói "cỗi nguồn ở tại lòng người mà ra" hoặc
chữ tại ta, đấy là câu nói từ phía bên kia, từ lời tiên tri hay kẻ
chuyển lời của Trời. Và để nhắc nhở người về trách nhiệm của mình, thì Đạo cô
Tam hợp lại nói đến điều kiện tiên quyết cũng là phần của người (= tại người).
Còn ở phần tổng luận, con người tỉnh ngộ, từ chân trời cũ nay
đã chứng thực con đường mới mở ra cho mình, bấy giờ thú nhận điều kiện tiên quyết
phải có phần của Trời thì tương quan mới ở trong chân tính của nó (= tại Trời).
Nếu cả hai nơi nầy, tác giả không chủ tâm nêu lên Trời như Đấng
Tạo dựng dựa trên nguyên tắc nhân quả để suy tư, sự kiện đó cũng không liên
quan gì đến sự xác quyết tư tưởng Nguyễn Du hữu thần hay vô thần cả.
Dù có những đoạn diễn tả sự tha hoá ý niệm về tương quan với Thần do Tài,
nhưng chữ "trời" được nhắc đến cách nầy hay cách khác trong mỗi đoạn [1] cho thấy việc nhìn nhận có thần, có trời đã là điều hiển
nhiên như việc nhìn nhận có người, có đất. Và Trời, Người, Đất đó đều được Nguyễn
Du đưa vào trong mối tương giao với con người tại thế. Nhưng ở đây vấn đề là mối
tương giao ấy, vốn được trực giác là chân tính của con người, thì liệu Thần,
Người hay Đất trong cuộc sống của thân phận con người tại thế nầy, có thật sự ở
trong chân tính của chúng không? Hay nói cách khác Thượng đế sáng tạo có nguy
cơ nằm trong khuôn khổ của định luật nhân quả của Tài không? Và con người
có thể dừng lại đây để thiết định được tương quan của chân tính con người tại
thế chưa? Và khi hé thấy dấu tích của Trời hay lời phủ định toàn bộ thế giới của Tài,
Trời kia xuất lộ như một động từ phủ định (= vô), thì chữ "vô" nầy có
thể được lồng vào nội dung của phán quyết vô thần hay hữu thần theo lối nói của
tư tưởng triết học truyền thống dựa trên Hữu-Vô của Parménide không?
Điểm đặc biệt của Nguyễn Du, qua lời phát biểu của Đạo cô Tam
hợp và mấy câu đầu phần tổng luận, là Trời chỉ hé lộ và chỉ được nêu lên
trong khung của lời tra vấn về chân tính con người tại thế. Trời không được
nhìn như một thực thể đứng riêng để có người chiêm ngắm một cách vô tri hay
khách quan. Trời không bất động, cô đơn, cũng như người không phải một bản chất
đứng độc lập như một "ngã nào" riêng lẻ; Trời gắn liền với tư tưởng
là Trời đã ở trong một tương quan với người, và người là người đã ở trong mối
tương quan với Trời.
Nên câu "Phúc họa tại trời" của Đạo cô Tam hợp cũng
như các câu:
Trời kia bắt làm người có thân,
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài, chữ mệnh dồi dào cả hai
là nói đến yêu sách của mối tương quan đôi đường gắn bó với
nhau, bất cứ nhìn từ toàn bộ "người có thân" hay nhìn từ những hoàn cảnh
thăng trầm riêng lẻ của thân phận con người tại thế.
Lấy làm lạ tại sao ở đây, trong phần tổng luận, không có một
lối nói khác qua những từ ngữ tích cực, lạc quan..., mà vẫn dùng lại những lối
nói nhân hình hoá để nói về trời: Bắt, cho, thiên vị...Tại sao ở đây, ngôn
ngữ thời chung mãn vẫn là ngôn ngữ được dùng vào thuở còn lầm lạc?
Trước hết, những từ ngữ nhân cách hóa ở phần dẫn nhập "ghét",
"quen thói... đánh ghen" có những âm hưởng khác với những từ ngữ
"bắt", "cho", "thiên vị" ở phần tổng luận.
Chưa kể đến đặc tính về giá trị của các chữ "ghét"
và "quen thói... đánh ghen" những chữ đó diễn tả cuộc chiến của hai đối
lực ở cùng một trật tự hoàn toàn đồng tính về mặt hữu thể học. Nói cách khác
chúng diễn tả một cuộc đối đầu của hai đối thủ được tiền kiến như cùng một bản
chất với nhau. Sự xếp hàng trời xanh đồng đẳng tính với người về mặt hữu thể học
hàm ngụ rằng tài trí con người có thể am tường trước về Trời xanh để định đoạt
về cuộc chiến giữa đôi bên. Tuy gọi là Trời xanh, nhưng khoảng cách xa hay gần
lại hoàn toàn do ý muốn và phán đoán của tài trí con người định đoạt. Khi được
một điều hay thì trời là bạn: chẳng hạn "Thông minh vốn sẵn tính trời";
khi gặp hoạn nạn, thì Trời là kẻ thù: "Trời xanh quen thói má hồng đánh
ghen".
Việc tôn vinh trời, hay nguyền rủa từ chối trời ở đây là phản
ứng hậu thiên của một hành động làm nên một hình ảnh Trời theo ý người. Trời ở
đây là sản phẩm của "Dục" hay "Tài" của "Ngã", là
con bò vàng được tôn vinh làm thần thánh đã từng được nói đến trong Sách Xuất
hành của Cựu ước [2].
Ở phần Tổng luận, trước các động từ "bắt",
"cho", "thiên vị", có chữ Trời kia siêu vượt lên
khả năng vươn tới của Tài-Trí con người. Nói "Trời kia" là nói đến một
sự hiện hữu mà không sự hiện hữu nào con người thấy được có thể trùng hợp.
Héraclite hay Lão Tử gọi một cách nghịch thường là Sự hiện diện vắng mặt (Présence
absente) hay "Đạo khả đạo vô Thường Đạo" - Và Phật là kẻ đã gặp,
thì lại làm thinh không nói gặp ai hay cái gì.
Hai từ ngữ "bắt" và "cho" vừa hàm ngụ
toàn bộ cuộc sống lúc vui cũng như lúc buồn, vừa diễn tả một sự Hiện Hữu làm đầu
mối cho tương quan tạo nên nhân tính, đồng thời lại khai mở hai đặc tính:
- Chủ động và trên trước ở đầu kia là Trời.
- Tuy tương quan muốn được thiết lập và hoàn thành còn là
"tại người", nhưng người ở đây phải hiểu trong chân tính của nó. Chân
tính đó phải được xây dựng trên tương quan thật, nghĩa là vượt lên "chấp
ngã" là đầu mối của các tương quan giả tạo do chỉ từ ý muốn con người (=
Tài).
Nếu dùng chữ để diễn tả năng lực tạo nên tương quan,
thì ý muốn của người không thể thay hay đồng hoá với ý muốn của Trời. Tương
quan là hoà, nghĩa là sự gắn bó giữa hai hữu thể khác biệt, không thể thay
thế cho nhau. Trái với loại tương quan giả tạo do một ý muốn duy nhất gọi
là đồng, tiền kiến phát sinh ra các tổng hợp đồng đẳng hoá (identification
par synthèses). Nên ở đây không đặt vấn đề nhân bản hàm ngụ sự hất cẳng Thần
bản, hoặc ngược lại; nhưng là thắc mắc về chân tính con người dựa trên các mối
tương quan. Và chỉ trong chân tính là tương quan, mới có thể đề cập được nội
dung của tự do liên quan đến thân phận con người tại thế.
Nhưng dù có những nội dung khác biệt về cách sử dụng thuật ngữ
nhân cách hoá ở hai phần dẫn nhập và tổng luận, thì chính lối dùng chữ của sinh
hoạt con người để nói đến Trời vẫn là vấn đề đáng thắc mắc.
Câu trả lời có thể được giải thích qua hai nhận xét sau đây.
Trời siêu việt, theo Nguyễn Du, như đã chọn chính "con
người có thân" hay thân phận con người tại thế làm nơi cư ngụ.
Nói cách khác, ưu tư của tác giả là tra vấn về sự hiện diện của
Trời siêu việt ngay trong "cõi người ta, ở đây và bây giờ" chứ không
phải ở một cảnh giới trước hay sau cuộc sống hiện tại.
Nếu phải dùng chữ cảnh giới, thì cảnh giới của Chân tính cũng
là khung cảnh của thời gian - không gian thực tại trước mắt, nhưng cùng một thực
tại trước mắt mà có thể có nhiều loại tương quan. Cũng là người đối diện với
người, nhưng có những tương quan hững hờ như không có, hoặc cũng có thể gắn bó,
yêu thương. Và chúng ta sẽ hiểu tại sao có câu "Thiện căn ở tại lòng ta".
Nói tóm Siêu việt tính, Trời cao không có một con đường nào khác để tìm ngoài
các mối tương giao kết dệt nên "cõi người ta".
Nhận xét thứ hai liên quan đến âm hưởng đặc biệt của cách
dùng các từ ngữ có đặc tính nhân cách hoá đã nói ở phần trên. Tuy dùng ngôn ngữ
con người để nói Trời kia, nhưng ở phần Tổng luận ta thấy dồn dập những
tác động có tính cách chủ động của Trời. Sự kiện đó gợi lên yêu sách không
nhân nhượng của chân tính trước những toan tính tương đối hoá dựa vào Tài
trí con người. Chân tính là chân tính, không tương nhượng một lối biện minh nhất
thời hay tùy hứng chiều theo hoàn cảnh và dựa vào ý muốn đơn phương nào của con
người.
b- Tài và Tâm
Hai câu:
Có đâu thiên vị người nào,
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
chuyển từ nền của chân tính con người tại thế đến thực tại của
nó.
Câu đầu nêu lên chân tính phổ quát của thân phận con người tại
thế. Câu truyện tượng trưng của Kiều, cũng như câu truyện của Job trong
Cựu ước là những hình ảnh nổi bật, đã gợi lên cho ta thấy có một thảm kịch.
Nhưng đi vào ý nghĩa của chính thân phận con người tại thế, thì mỗi giây phút,
mỗi hoàn cảnh của bất cứ ai, vào bất cứ thời đại nào, của "cõi người
ta" đều là một cuộc tương tranh Tài-Mệnh. Thân phận đó đầy nguy cơ lầm
lạc, nhưng chất chứa bên trong là cuộc chiến để tìm về hay hoàn thành, với
niềm tin tưởng và hy vọng cứu độ. Ở đây không có vấn đề bi quan hay lạc quan,
chủ quan hay khách quan, tiền kiến có chữ "quan" là việc đánh giá do
tự tài năng con người. Đây là sự chân nhận chân tính của thân phận con người
nơi kẻ phản tỉnh hay ngộ. Chính sự xuất lộ của chân tính nầy soi dọi cho ta thấy
bi quan hay lạc quan là một phán đoán thiên lệch do "Tài", dựa trên một
tiêu chuẩn tự con người thiết định lấy. Chúng ta đọc được sự biến thiên vô hình
vạn trạng của các tiêu chuẩn nầy trong lối nói nghịch thường của Đạo Đức Kinh,
hay sự đổi thay bất chừng của các giá trị diễn tiến qua từng thời đại, hay tâm
thức của mỗi người.
Câu tiếp: "Chữ tài, chữ mệnh dồi dào cả
hai" rõ rệt nói lên một mặt là yêu sách của tương quan chỉ được khai mở
trong cuộc chiến, mặt khác là hữu hạn tính của con người tại thế.
Nội dung nầy cho thấy sự khác biệt rõ nét nhất về cách đặt vấn
đề tư tưởng giữa Nguyễn Du và truyền thống triết học Hy lạp - Tây phương.
Tiền kiến về nguyên tắc đồng nhất lấy hữu thể cô độc tự tại,
tự đủ cho mình làm nền tảng: chân lý được hiểu tôi là tôi, anh là anh, cục đá
là cục đá như những cái gì không cần mở ra với ai khác và khi mở ra thì mặc
nhiên cho rằng có một sự tha hoá hay mất đi sự bền vững về bản ngã của
mình...Tiền kiến đó buộc tư tưởng phải được hiểu là nỗ lực tự hoàn thành trong
thời gian (thời gian cũng được xem là khả năng tiên thiên có sẵn trong mình,
xem Kant) để thu tóm tất cả vào ngã của mình, nói cách khác tư tưởng là tiến
trình tổng hợp tiên thiên để ta làm nên ta. Càng có nhiều, càng biết nhiều thì
hoàn thành được bản ngã mình nhiều hơn.
Nhưng nơi Nguyễn Du, tư tưởng được hiểu là cuộc chiến để khai
mở ra với ai khác, vượt thắng ngã đồng nhất nầy để thể hiện chân tính
trong tương quan.
Tương quan không có nghĩa là sự đổi thay hay tiếp cận trong
khung thời gian - không gian để có những biến hoá thuộc lãnh vực của vật thể
bên ngoài, bị chi phối bởi nguyên tắc nhân quả.
Tương quan của chân tính con người tại thế ở trong thời gian
nhưng không thuộc về sự chi phối bởi định luật đổi thay của thời gian. Cái nhìn
của tôi lên khuôn mặt của người đối diện có thể mở ra một tương quan gần gũi
hay xa cách, mà thế giới bên ngoài không hề có một thay đổi gì khác. Và cảnh giới
khác lạ với cảnh giới bên ngoài ấy đó mới thực là nét siêu việt của "cõi
người ta", làm đối tượng cho tư tưởng.
Vì tiền kiến về tư tưởng nằm trong khung của nguyên tắc đồng
nhất, nên được gọi là chân lý khi có những tương hợp giữa nhận thức và phán
đoán của trí năng và sự vật bên ngoài. Câu nói đơn sơ đó hàm ngụ rằng trí năng
đã là toàn năng để tự mình quán xuyến hết tất cả tương quan giữa hai phía; mặt
khác trí năng đó cũng đã tiên liệu đối vật sẽ hoàn toàn mở ra toàn bộ chân tính
của nó cho mình. Nơi đây hẳn không có Mệnh để gợi lên lời phản kháng.
Lấy lại lời Nguyễn Du, thì đúng là Tài đã dồi dào trong lối tư
tưởng nầy.
Nhưng, kiến thức khoa học và kỹ thuật đã đạt được những thành
quả hữu hiệu, xác minh cho giá trị của lối tư duy nầy để áp dụng cho việc hiểu
biết và biến cải vật chất! Vấn đề đặt ra nơi đây là sự hữu hiệu của kiến
thức sự vật có phải là tư tưởng không? Nói cách khác nếu thấu suốt tất
cả thế giới những cái gì, như là tài của trí năng, thì có tiếp cận
được "cõi người ta" theo lối đặt vấn đề tư tưởng của Nguyễn Du không?
Theo diễn tiến câu truyện của Kiều, tất cả không trừ một
cái gì trong nỗ lực của Tài, đều bị khước từ bởi Mệnh, trên bình diện
của câu tra vấn về chân tính như một tương quan.
Tài chỉ đi vào khung tư tưởng khi được lôi kéo vào tương
quan của chân tính; và trong thân phận con người tại thế tương quan đó được xuất
lộ trong cuộc chiến với Mệnh.
Nhưng Mệnh cũng chỉ có nghĩa khi gắn với Tài.
Mệnh như lời phủ định từ phía bên kia, xuất lộ ra trong thân phận con người
tại thế như ấn tích của một sự vắng mặt của chân tính nơi Tài.
Vì thế Mệnh thường được nói cách khác như thiếu vắng
tự căn (khổ) mà không ai, không một cái gì trong tầm tay với của con người tại
thế có thể lấp đầy được. Khổ nầy của nhà Phật, nỗi khắc khoải của tâm
con người nơi Augustinô không có một vướng mắc nào với chủ trương bi quan về cuộc
sống theo lời phê phán có-không, lạc quan hay bi quan của nếp tư tưởng truyền
thống triết học. Khổ là sinh lực nền tảng của chân tính con người đưa con người
vượt thắng "ngã chấp" của Tài để mở ra các mối tương quan. Mệnh không dồi
dào vì trong thân phận tại thế, không ai thấy được Trời kia, nên cũng
không ai tự mình thay Trời làm chủ chân lý.
Kỳ cùng cuộc chiến tài-mệnh không phải một câu chuyện cá biệt,
nhất thời của riêng ai, nhưng gắn chặt với "con người có thân", là cuộc
chiến giữa tự mãn và tin tưởng-hy vọng. Tư tưởng, văn hoá bấy giờ là lời cảnh tỉnh
để nhắc con người và xã hội bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào về sự hiện hữu
của cuộc chiến nầy trong những bước đường lưu lạc của lịch sử.
Chú thích:
[1] Xem phần phụ đính về chữ Trời ở cuối sách
[2] Xem Xuất hành 32, 1-6.
Có Tài, mà cậy chi tài!
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Chữ mà ở giữa câu "có tài mà cậy chi tài!"
dấy lên hai nhận xét khác nhau:
"Có tài" hai chữ nầy xác định một hiện trạng. Chữ có hàm
ngụ một vật mình đang là sở hữu chủ và thuộc quyền sử dụng của mình. Nguyễn Du
xác nhận "tài" nầy như một yếu tố cấu tạo nên bản tính con người có
thân.
Yếu tố đó sách Trung Dung gọi là: Mừng, giận, thương,
vui chưa phát ra, ấy là Trung [1]. Tác giả không truy cứu những khả năng đặc loại của chữ Tài nầy
như khả năng tình cảm, ý chí, hay trí năng...để đưa ra những học thuyết duy lý,
duy chí, duy cảm,... như truyền thống triết học khai thác. Chữ Tài được
nêu lên hàm ngụ toàn bộ khả năng con người có thể có trong tay; và điều đáng
suy nghĩ và đưa vào lãnh vực của tư tưởng lại ở phần sau chữ mà: cậy
chi tài!
Tài tự nó không tư tưởng gì cả, như câu nói của
Heidegger, "Khoa học không tư tưởng gì ráo", vì tư tưởng không phải
xác định hay triển khai "tài" của mình có, nhưng là tra vấn về tương
quan làm nên chân tính. Khi "cậy tài", nghĩa là chỉ biết đến cái tài
của mình đang có, để tự sản xuất ra kẻ khác theo ý mình và tự
thiết định các mối tương quan giả tạo, bấy giờ đúng là tai họa. Chữ tài trong
câu "chữ tài liền với chữ tai một vần" không những là "cậy tài",
mà còn hàm ngụ "Khả tính con người cậy tài".
Chính khả tính có thể sai lầm nầy là câu chất vấn thống thiết
nhất của con người kêu lên Trời xanh về gánh nặng tự do bám lấy thân phận con
người [2], đồng thời cũng là thách đố buộc con người phải uy dũng hoàn
thành thân phận mình trong chân tính.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn Trời gần trời xa.
Chữ "Thân" nhắc lại nội dung "người có thân"
ở câu thứ 2 (tức câu 3242) trong phần tổng luận. Ở đây nó cũng có nghĩa là chữ
"mình". Nhưng ngoài chủ đích dùng chữ "thân" cho liên vận
trong câu thơ lục bát, chữ "thân" còn nói đến hình hài con người, có
sinh có tử trong thời gian - không gian hữu hạn. "Thân" là thân phận
tại thế của con người. Và vì thế chữ nghiệpở đây gắn liền với các câu thơ
đi trước: Nghiệp phải thực hành chân tính của mình trong cuộc chiến
tài-mệnh, nghiệp có thể lầm lạc.
Câu "Cũng đừng trách lẫn Trời gần trời xa" không phải
là lối an ủi hay khuyên nhẫn nhục rán chịu đựng hết kiếp con người cho xong
chuyện. Tâm tình đó trái ngược lại với cuộc đời lưu lạc đến cùng và duyên gặp gỡ
trên sông Tiền Đường trong truyện Kiều.
Nội dung thực của nó là sự chối từ khung trời phán đoán của
Tài về "Trời gần Trời xa" theo dự kiến riêng của mình. Trời chân thực
mà con người cần thiết lập mối tương quan để thể hiện chân tính của mình không
phải bất cứ một loại Trời nào do Tài sản xuất ra, nên việc trách cứ Trời gần Trời
xa như thế không có căn cứ ở đâu cả.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài
Chúng ta có thể lấy toàn bộ phần tổng luận nơi các câu thơ đi
trước hai câu thơ nầy để đối chiếu với một câu duy nhất mà Đạo cô Tam Hợp đã trả
lời cho Giác Duyên:
Sư rằng:
"Phúc họa đạo trời" (câu 2655)
Và câu chúng ta đang nêu lên đây: "Thiện căn ở tại lòng
ta" tương ứng với câu "Cỗi nguồn cũng bởi lòng người mà ra" (câu
2656).
Nhưng câu kế tiếp "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"
không nằm trong khuôn khổ tranh chấp giữa Tâm và Tài như đã
trình bày về cuộc chiến Tài và Mệnh. Đây là sự so sánh giữa
hai cảnh vực hoàn toàn cách biệt.
Vì có sự đứt đoạn trong lối hành văn ở câu thứ hai nầy đối
chiếu với các câu thơ đi trước, có tác giả giải thích rằng chữ Tài ở
đây cũng mang một ý nghĩa hoàn toàn khác với chữ Tài được sử dụng
trong toàn bộ Truyện Kiều. Chữ Tài được hiểu như là một yếu tố kết dệt
nên nhân tính trong tam tài Thiên-Địa-Nhân. Và chữ "mới bằng" trong
câu thơ lại được hiểu là tương hợp hay tương đương.
Theo thiển ý chúng tôi, một mặt Nguyễn Du không hề nêu lên một
chữ tài nào như một yếu tố trong tam tài Trời-Đất-Ngườicả. Chữ có tài trong
câu thơ "có tài, mà cậy chi tài!" là nói đến toàn bộ tài năng con người,
mà con người có sẵn. Chữ tài ấy cũng không thể xếp vào nội dung Tam tài như
những chiều kích mở ra làm nên nhân tính. Mặt khác lối nói "mới bằng ba"
hay bằng mười lần, trăm ngàn lần, đều có nghĩa như nhau; như thế chữ ba vô định
nầy khó lòng ghép vào chữ Tam trong Tam Tài. Và rốt ráo hơn cả
là sự nhất quán tư tưởng của toàn tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh: Tài luôn
là mối nguy cơ, mà Nguyễn Du muốn cảnh tỉnh con người và xã hội... Câu thơ nầy
có thể nói cách khác: Cảnh vực giác ngộ Chân tính của Tâm thì khác xa và đáng
giá muôn muôn lần so với cảnh vực giả tạo của Tài
Thiện và Tâm
Hai chữ nầy dùng lại hoàn toàn tiếng Trung hoa. Tuy chữ Thiện
có thể dịch là tốt lành, nhưng trong phần chú thích của Bùi Kỷ và Trần Trọng
Kim, hai vị nầy chỉ giải thích "Thiện căn là cái gốc Thiện" [3]. Qua lối giải thích đó, ta thấy chữ Thiện như đã quen thuộc
không những với các bậc Nho gia, mà ngay cả trong ngôn ngữ dân gian
Tâm thức chung để đánh giá con người ưu tiên dựa vào tiêu chuẩn
"Thiện".
Nếu ba giá trị tối thượng thường được nhắc đến trong các nền
văn hoá nói chung là Chân, Thiện, Mỹ, thì chúng ta cũng ngạc nhiên là Mỹ và
Chân thường ít được lưu ý trong mối bận tâm của văn hoá Việt Nam chúng ta.
Trong ngôn ngữ Việt Nam thường dùng, ta thấy khó lòng áp dụng chữ Thiện cho một
vật nào ngoài con người và thần thánh. Người ta có thể nói gỗ nầy là gỗ thật,
cái bàn nầy đẹp, nhưng khó lòng nói rằng con gà nầy tốt lành. Nếu có dùng chữ nầy
thì ít nhất nó hàm ngụ việc nhân cách hoá hay chỉ một tương quan nào đó với con
người. Hơn thế nữa khi dùng chữ Thiện được Việt Nam hóa thì chữ "tốt từ chữ
Thiện" chỉ nhằm nói đến cảnh vực riêng của con người mà thôi.
Bấy giờ ta có thể đối chiếu hai câu:
Thiện căn ở tại lòng ta
(câu 3251)
(câu 3251)
Và Cội nguồn, cũng bởi lòng người mà ra
Thiện căn và Cội nguồn được dùng trong hai
nơi, trước hết không phải là nền tảng để từ đó có nhận thức hay đánh giá một
cái gì bất kỳ, nhưng nằm trong khuôn khổ chân tính của "Cõi người ta".
Thứ đến theo nội dung nhất quán của bản văn, cõi người ta được
nêu lên để tra vấn về chân tính của nó, không đặt nền trên câu hỏi cái gì,
thuộc phạm trù bản chất, nhưng kết dệt bằng những mối tương quan, đặc biệt là
tương quan Trời và Người.
Đây là điểm quan trọng để thấy sự khác biệt về lối đặt vấn đề
tư tưởng của Nguyễn Du và triết học Tây phương dựa trên nền tảng hữu thể học
truyền thống.
"Thiện", "Tốt lành" trong truyền thống
triết học là một thuộc tính của Hữu thể. Hữu thể tối thượng cũng có tính Thiện
tối thượng được hiểu là một cái gì hiện hữu tự tại, bền vững, không nương tựa
vào bất kỳ cái gì khác, hay tương quan với cái gì bất kỳ. Nói cách khác tự thân,
hữu thể tối thượng hoàn hảo. Con người dựa trên hữu thể tự tại đó để định nghĩa
hữu thể của mình; và hữu thể còn được hiểu là có lý tính, nên trong khuôn khổ
triết học truyền thống Tây phương thuộc tính Thiện phải đáp ứng những
đòi hỏi thiết yếu sau đây:
Thiện phải qui chiếu vào chân lý thuộc hữu thể lý tính.
Thiện là tự hoàn thành bản tính thường trụ của mình nơi mình
và cho mình.
Như thế, ta thấy cái biết đi trước và đặt nền hay
hướng dẫn hành động để có thể đánh giá rằng hành động có ăn khớp với hiểu biết
hay không; khi có sự trùng hợp giữa tri và hành thì đó là thiện. Từ đó sẽ triển
khai có được một bộ môn học truy cứu về thuộc tính Thiện nầy gọi là đạo đức học,
đi sau hữu thể học và luận lý - tri thức học.
Và khi quay trở lại với chữ "Thiện", hay Đạo-Đức
(Lão Tử) trong truyền thống suy tư khác với truyền thống triết học dựa trên hữu
thể học nầy, thì người ta đánh giá rằng đây chỉ là một loại suy tư thực tiễn,
chưa phải là triết học đúng nghĩa. Nhận xét của Dương Quảng Hàm về sự thiếu vắng
một nền "quốc học" trong truyền thống văn hoá Việt Nam có lẽ cũng nằm
trong lối đánh giá đó.
Trong Đoạn Trường Tân Thanh, ưu tư nền tảng của tư tưởng
không phải câu hỏi về bản chất sự vật nhưng là nỗi khắc khoải về tâm trạng bất
cập của mình trước yêu sách về mối tương quan mà tự mình không thiết định được.
Nên Thiện đây không phải là một thuộc tính bởi bản chất của cái gì,
dù là trời được hiểu như một vật bất động, cộng thêm trăm nghìn thiện tính khác
mà con người có thể nghĩ ra để gán cho Bản tính tự tại nầy; cũng không phải là
đặc tính của một hành vi ăn khớp với lý tính làm nên bản tính con người (như
Kant chủ trương). Nhưng Thiện là Chân tính con người tại thế được hoàn
thành trong mối tương quan Trời-Người. Từ Thiện căn nầy mọi cái
tốt mới múc lấy sinh lực của nó. Cũng trong dòng tư tưởng nầy thánh Augustinô
nói rằng:
Hãy yêu, rồi làm gì thì làm
"Yêu" ở đây là tương quan được thiết lâp, từ đó mọi
sinh hoạt con người sẽ mặc lấy sinh lực của "yêu". Như thế "Thiện"
là sự sống, là động từ chứ không phải một vật bất động làm đối tượng cho nhận
thức.
Ở đây không còn nói đến Mệnh để đối nghịch với "Tài",
vì hai câu ta đang phân tích (câu 3251-3251) diễn tả một phán quyết chung mãn.
"Tài" là con người tự mình mở ra một tương quan giả tạo, tiếng vọng của Chân
tính trong Mệnh là phủ định, một mặt khước từ toàn bộ con người
cô độc và tự mãn đó (con người lầm lạc hay thế giới giả tạo), mặt khác cảnh
giác con người về sự có mặt nhưng ẩn kín của chân tính là tương quan. Ở đây
"Tài" đã đến thời chấm dứt, như con người đã chết con người lưu lạc của
mình trên sông Tiền Đường, và một cuộc sống mới, khác, mở ra và bấy giờ Đạo cô
Tam hợp lên tiếng về cội nguồn là chân tính.
Chân tính, Thiện căn hay tương quan nền tảng đó không phải
người gần Trời hay người xa Trời, khi trời cũng như người được hiểu trong thế
giới của "Tài". Nhưng Trời - Người gặp gỡ tại lòng ta, hoặc
nói cách khác Tâm, lòng ta là nơi Trời - Người gặp gỡ.
Ở đây tác giả Nguyễn Du (trong câu tiếp) dùng chữ Tâm để lặp
lại nội dung chữ "tại lòng ta". Tác giả như nêu lên câu nói bất hủ của
kinh Thượng Thư:
"Tâm con người dễ sai trái, Tâm của Đạo lại tinh tế. Đạt
được điều thiết yếu và nguyên sơ cần giữ lấy gốc bên trong" [4].
Thực vậy, câu "Thiện căn ở tại lòng ta" dễ đưa đến
ngộ nhận, khi hiểu "lòng ta" đây là ý muốn riêng tư của mỗi người, hoặc
tâm thức đổi thay tùy hoàn cảnh. Nói cách khác cái gì ta thích thì ta làm, đó
là điều tốt nhất! Nhưng một mặt toàn bộ tác phẩm, tác giả đã gián tiếp trình
bày sự khác biệt của "nhân tâm" và "đạo tâm" đúng như trong
Kinh Thư: "Tài" đúng là "nhân tâm" theo nghĩa tiêu cực mà
Kinh Thư nêu lên. Mặt khác vì trong câu "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"
đã hàm ngụ sự khác biệt đó.
Tuy ta có thể hiểu được Tâm ở đây là "Tâm đạo",
Đạo tinh tế vượt lên trăm ngàn lần con đường đi của "Tài" hay nói
theo Đạo Đức Kinh là "nhân vi", nhưng điều ta vẫn thắc mắc là hầu như
vào câu kết tác giả mới vụt nói đến chữ Tâm, và để lửng [5].
Vũ Quỳnh trong truyện Họ Hồng Bàng đã nói đến Đạo Tâm và giải
thích chu đáo hơn, qua chữ Tương Dạ [6], đồng thời nêu rõ đấy là nơi hẹn hò của Long Quân với Âu
Cơ và các con nàng.
Trong Đoạn Trường Tân-thanh, chỉ có một dấu vết nhỏ
khác trong câu nói của Đạo cô Tam hợp (câu 2656): "Cỗi nguồn, cũng ở lòng
người mà ra" tương quan với câu tiếp: "Có trời mà cũng tại ta"
(câu 2657).
Như thế qua chữ Tâm trong tác phẩm nầy ta chỉ có thể thấy nội
dung cô đọng được khai lộ:
Trước hết là chính ý nghĩa tượng trưng của chữ Tâm: Tâm
là điểm chuẩn mà mọi yếu tố hay sinh hoạt phải qui về. Nhưng Tâm còn gợi lên rằng
định chuẩn đó ẩn dấu và luôn ẩn dấu.
Nếu đối chiếu hai câu của Đạo cô Tam Hợp và hai câu đặc biệt
nầy trong phần tổng kết, ta có thể hiểu Tâm qua câu "Có trời mà cũng tại
ta".Tâm được hiểu là tương quan Trời-Người mà trách nhiệm tu dưỡng
nó là phần vụ đặc biệt của con người.
Đạo Tâm không nhân bản hay thần bản, nhưng là sự cảnh giác để
Nhân-Thần gặp gỡ trong "cõi người ta".
Và cuối cùng nếu đối chiếu với câu truyện Kiều, thì Tâm
là Giác duyên, ơn cứu độ của Trời đến với con người để chấm dứt con đường
của "Tài" và mở ra Trời mới Đất mới của Thiện Căn; chốn cư ngụ của Thần
Thánh. Tâm theo nghĩa nầy đúng là trăm ngàn lần hơn (= bằng ba) những
gì tài trí con người có thể tạo ra.
Câu kết nghịch thường
Lời quê, chắp nhặt, dông dài,
Mua vui cũng được một vài trống canh (câu 3253-3254).
Đây là hai câu ngắn gọn Nguyễn Du sử dụng để kết luận toàn bộ
tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh; kết luận đó cũng là lời tự đánh giá về tài
năng văn chương cũng như nỗ lực xây dựng tư tưởng của mình.
Hai câu thơ phản ảnh những gì tiêu cực, tệ hại nhất mà bất cứ
nhà phê bình nào cũng có thể dùng một trong các cụm chữ đó để loại bỏ giá trị của
một bản văn:
Lời quê: hình thức văn chương cục mịch, thô thiển.
Chắp nhặt: ý tưởng rời rạc, thiếu mạch lạc.
Dông dài: lối diễn tả vụng về, nhàm chán.
Mua vui: sử dụng để làm trò hề cho thiên hạ.
Cũng được một vài trống canh: chữ cũng được nói
lên giá trị không cần thiết, ngay cả trong việc mua vui. Trống canh vừa có
nghĩa là khoảnh khắc ngắn, trong đêm hàm ngụ rằng không có giá trị sinh hoạt
cho cuộc sống (= ban ngày), vừa gợi lên những trò giải trí phù du của lớp người
được đánh giá là xướng ca vô loại.
Nói tóm lại, Đoạn Trường Tân Thanh được tác giả tự
đánh giá là không có giá trị gì tích cực cả!
Phải chăng lối tự phủ nhận nầy là một lớp bùn giả tạo tác giả
tự trét vào mặt mình để đánh lạc hướng con mắt xoi mói của vua quan nhà Nguyễn,
hầu tránh tai họa cho sinh mạng và sự nghiệp của tác giả?
Từ chính những gì đã viết ra trong bản văn nầy, chúng ta có một
số yếu tố để thấy thắc mắc trên có thể được nêu lên.
Trước hết, nhìn dưới khía cạnh xã hội, chính trị thì vai trò
Từ Hải, một nhân vật tự xưng hùng, xưng bá nghịch lại với triều đình, đã được
mô tả một cách tích cực như một nhân vật hào hiệp, mà Kiều thuận tình yêu
thương và cảm mến. Bên cạnh đó là những người đại diện cho quyền lực chính thức
đương thời là Hồ Tôn Hiến, Thổ quan, những nhân vật trí trá, vô tâm hèn nhát và
ngu si.
Nhưng các yếu tố nầy đã có trong bản gốc từ tiếng Trung
Hoa, hơn thế nữa việc thẩm định thái độ khe khắt của vua quan Nhà Nguyễn đến mức
nào từ phía tác giả cũng như về phía các nhà sử học còn là những xác xuất. Nên
nếu đó là một lý do buộc Nguyễn Du phải gượng gạo thêm hai câu cuối nầy vào tác
phẩm của mình, thì không phải là không có căn cứ nhưng chúng ta sẽ thấy còn nhiều
yếu tố khác nữa.
Nhìn từ những câu thơ viết ra trong tác phẩm nầy liên quan đến
hai câu thơ cuối, ta lại có một chứng lý khác. Trong cuộc gặp gỡ trong đêm với
Kim Trọng, sau khi được Kim Trọng ca tụng về bốn câu thơ Kiều phẩm đề
trên bức họa treo ở nhà chàng, Kiềutâm sự:
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay?
Nhớ từ năm hãy thơ ngây.
Có người tưởng sẽ đoán ngay một lời.
Anh hoa phát tiết ra ngoài,
Nghìn thu bạc mệnh, một đời tài hoa
(câu
411-416).
Nếu mượn lấy nhân vật Kiều trong hoàn cảnh nầy để
diễn tả tâm sự của mình, thì Nguyễn Du chắc hẳn cho rằng Đoạn Trường Tân
Thanh đúng là nét tinh hoa do tài năng xuất chúng của ông đã được ông thực
hiện. Nhưng trong tương quan nhân quả má đào - mệnh bạc, "anh hoa" đã
phát tiết ra ngoài thì hẳn phải gặp nghiệp chướng hoặc cho sinh mệnh ông, hoặc
cho số phận bèo bọt của tác phẩm, ông mạnh dạn đi bước trước tự hủy công trình
của mình, hoặc giả phá được nghiệp chướng chăng? Nhưng bên ngoài những viện dẫn
lý do có tính cách tâm lý và xã hội, chúng ta thử đi vào chính sự nhất quán tư
tưởng của toàn tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh mà chúng ta đã phân
tích, để mở ra những lời giải thích khác.
Trước hết là khung cảnh của nền văn hoá Á Đông mà Nguyễn Du
chịu ảnh hưởng và phản ảnh ra trong hai câu thơ nầy.
Khung cảnh văn hoá đó yêu sách một thái độ khiêm nhu nơi kẻ
sĩ, cũng như đánh giá như lời văn, chữ viết chỉ là một phương tiện bất đắc dĩ
so với sự sinh hoạt phong phú của Đạo trong cuộc sống con người.
Thái độ khiêm nhu có khi trở thành một qui ước xã hội, và được
sử dụng như một lối đề cao mình một cách giả tạo. Nhưng dù nó có bị méo mó đến
đâu, thì cá nhân liên hệ hay xã hội cũng đã cảm nhận thái độ đó như một yêu
sách. Khiêm nhu được xem là một thái độ đạo đức của kẻ sĩ, vì đằng sau thái độ
nầy là sự chân nhận thân phận hữu hạn của con người trước chân lý mà không ai
là sở hữu. Con người có thể tìm hay gặp Chân lý, chứ chưa ai là Chân lý
hay tạo ra Chân lý cả. Khổng Tử đã truyền đạt lại Chân lý vốn từ Đại-ký-ức, Phật
đã gặp Chân lý mà không gọi tên được; Lão dứt khoát phân biệt Đạo do bất cứ ai
bày ra như con đường nhân vi giả ảo và Đạo thường vốn vi diệu, nên đã từng nói:
Nên, thánh nhân làm
Mà không ỷ vào mình,
Xong việc thì không ở lại,
Không muốn ai thấy hiền đức của mình [7].
Trong trường hợp nầy của Nguyễn Du, sau phần Tổng luận nghiêm
túc, trang trọng tưởng chừng như khuôn vàng thước ngọc mà tài năng ông có thể tạo
nên được, thì tác giả cảnh tỉnh người đọc và cho chính cả tác giả.
Đây là Con Đường mà tác giả đã gặp; nhưng lối diễn tả do tài
của tác giả về Con Đường nầy, đúng như thằng hề nhảy múa trước ngai vua, có một
sự cách xa diệu vợi giữa Tâm và Tài, giữa sự linh hoạt cao cả của
Thiện căn và toàn bộ nổ lực văn chương mà tác giả dày công sáng tác. Hơn thế nữa,
duyên của tác giả ngộ được Thiện Căn đến mức đó, nhưng so với chân tính của Đạo
thì Con Đường còn tinh tế hơn trăm ngàn lần; và ngoài ra còn phải chân nhận những
duyên khác đến với vô số con người trong cõi người ta.
Nên nếu đối chiếu với câu "Có tài mà cậy chi tài!"
trong phần đi trước, cũng như toàn câu truyện của Kiều phải chết cả
thế giới tài của mình để đến bên lề đạo Tâm, thì ta thấy lời tự phê của Nguyễn
Du đối với tác phẩm của mình, không phải phần thêm vào một cách gượng gạo,
nhưng đúng là lối dẫn nhập cho người đọc trước khi đi vào chủ tâm chính của tác
giả: là tra vấn về chân tính con người tại thế, luôn vi diệu và luôn mãi làm mọi
người thắc mắc.
Và điểm đặc biệt hơn cả, hai câu nầy giúp chúng ta thấy được
cái khác biệt sâu xa nhất giữa giấc mơ đồng nhất hoá con người với Chân tính của
Parménide đã khai mở nền hữu thể học của Truyền thống Triết học, và cảm thức
chân thành về hữu hạn tính của con người tại thế thuộc cõi người ta.
Chú thích:
[1] Trung Dung, chương I : Hỷ, nộ, ai, lạc chi vị phát, vị
chi Trung.
[2] Xem quan điểm tự do của Dostoievski trong Nicolas
BERDIAEFF, l’esprit de Dostoievski, ed. Stock, 1974.
[3] Xem Nguyễn Du, Truyện Thúy Kiều, Bùi Kỷ và Trần Trọng
Kim hiệu đính và chú giải, bản in lần thứ tám, Tân Việt, Sàigòn x.b tr. 206,
chú thích 7.
[4] I, Ngu Thư III, Đại Vũ Mô, 15 [Nhân tâm duy
nguy; Đạo Tâm duy vi. Duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung].
[5] Chữ Tâm theo nghĩa được dùng trong phần Tổng luận
nầy chỉ được sử dụng một lần duy nhất ở đây. Trong toàn tác phẩm chữ Tâm được
dùng đôi lần nhưng với những ý nghĩa khác:
Đã nguyền hai chữ đồng Tâm (câu 555)
Từ rằng: "Tâm phúc trương cờ (câu 2179)
Hai bên ý hợp Tâm đầu (câu 2205)
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri (câu 2219)
Tâm thành đã thấu đến Trời (câu 2717)
Mấy lời Tâm phúc ruột rà (câu 3183)
[6] Xem Nguyễn Đăng Trúc, Văn Hiến, Nền tảng của Minh
triết, Định hướng x.b, 1996 [Tương Dạ = Đêm hay Lòng gặp gỡ])
[7] Đạo Đức Kinh, Thị dĩ thánh nhân; vi nhi bất thị,
công thành nhi bất xử, kỳ bất dục kiến hiền, chương 77.
Chương IV
Yếu tính của tư tưởng qua tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh
Hình thức diễn tả của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh vay
mượn lối văn chương tiểu thuyết. Phương thức dùng một câu truyện có tính cách
tượng trưng xuyên qua các hình ảnh cụ thể trong cuộc sống của một cá nhân nhằm
gợi lên những nội dung tư tưởng về thân phận con người nói chung, không phải là
một sáng kiến độc đáo của Nguyễn Du; trong kho tàng văn hoá nhân loại, nhiều
tác phẩm có giá trị tư tưởng hướng dẫn nếp sống con người cũng sử dụng hình thức
diễn đạt nầy: Chẳng hạn các bản kịch của Sophocle, Eschyle; các bản văn Cựu ước
như sách Sáng thế, sách Job; kịch bản Faust của Goethe; Tây Du ký của văn
chương Trung Hoa; các tác phẩm tiểu thuyết cũa Dostoievski; quyển I của Lĩnh
Nam Chích Quái...Nhưng trong hình thức diễn tả nầy, Nguyễn Du có được đặc sắc
riêng là dùng phần dẫn nhập của Đoạn-Trường Tân-Thanh để minh nhiên
nêu lên rõ chủ đề suy tư, và sắp đặt lại thành một hệ thống, dù rất cô động,
trong phần tổng luận. Điểm đặc sắc nầy xích gần tác phẩm Đoạn Trường Tân
Thanh với lối trình bày tư tưởng của các tác phẩm văn hoá ứng dụng lối văn
chương hệ thống hoá có tính cách trừu tượng hơn, như Trung Dung, Đạo Đức kinh
hoặc các luận văn triết học Tây phương.
Nhưng điểm quan trọng không phải ở trong lối hình thức văn
chương, dù rằng nỗ lực nầy của Nguyễn Du là một công trình xuất sắc trong tiến
trình văn học Việt Nam.
Điểm quan trọng mà chúng ta đã phân tích rõ trong phần dẫn nhập,
là điểm khởi phát thiết định đâu là khung trời của tư tưởng. Nói cách khác điều
gì đáng gọi là tư tưởng hay yếu tính của tư tưởng là gì?
Tư tưởng bao giờ cũng là câu tra vấn cho đến cùng để có được
câu trả lời về nền tảng tối hậu. Nhưng tra vấn về việc gì? Nếu lấy hình ảnh của
một vụ án, chúng ta có thể đặt câu hỏi: có gì oan ức cần phải xử cho ra lẽ, nội
dung nào cần được nêu lên để tra vấn?
Truyền thống triết học cho rằng nội dung thiết yếu của vụ án
là thắc mắc về nền tảng thiết định bản chất của mọi sự hiện hữu. Mệnh đề nầy
thoạt tiên xem ra như đã đạt được đến mức rốt ráo. Kỳ thực, đằng sau khởi điểm
"thắc mắc" nầy còn có những vấn nạn nguyên sơ hơn nữa chưa từng được
xác minh, mà truyền thống triết học nầy xem như đương nhiên, thường được gọi
theo ngôn ngữ chuyên môn là tiên thiên (a priori), nghĩa là vốn đã
như thế. Trong những vấn nạn đó, theo sách Job phải lưu ý đến lời chất vấn nầy
của công lý, đó là vấn đề thân trạng của chủ thể đặt câu hỏi. Sách Job viết:
Ta sẽ chất vấn ngươi và ngươi cho ta hay.
Ngươi đã ở đâu khi ta đã dựng nên trái đất?
Hãy nói đi, nếu sự hiểu biết của ngươi minh bạch"[1].
Nỗi khắc khoải về thân trạng nầy là thắc mắc nguyên sơ của bi
kịch Hy lạp, đặc biệt trong các kịch bản của Sopocle (xem Oedipe vua), cũng như
các tác giả truyện Bánh dày, Bánh chưng trong Lĩnh Nam Chích Quái. Lang Liệu
hoang mang về thân trạng của mình trước ý định của cha. Lang Liệu đã nghe nhưng
không hiểu. Trong sách Sáng Thế ký của Cựu ước, Adam và Evà đã hái trái hiểu biết
để phân định tốt xấu, tráo đổi thân trạng của mình làm thân trạng của Giavê
Thiên Chúa, nên đã sai lạc.
Ta sẽ thấy Triết học Tây phương khi nêu lên thắc mắc về nền tảng
đã tiền kiến rằng câu hỏi nầy phát xuất do tự khả năng mình, theo ý mình. Trên
bình diện hữu thể học, mọi sự như đã ở trong quyền lực của con người, từ nguồn
gốc câu hỏi, sự kiện nêu lên câu hỏi (mọi sự hữu) và nền tảng của nó, đều đã được
thiết định. Bước nhảy vọt ra khỏi thân trạng của mình như thế cũng là bước khởi
đầu hay bình minh của tư tưởng triết học truyền thống.
Thực vậy, trước khi xác định nền tảng cho lối suy tư triết học
nầy, trong Bài Ca Hữu Thể Parménide đã diễn tả bước nhảy vọt kỳ lạ
trên đây một cách khá chi tiết. Trong giấc mơ, Thần thánh đã đưa con người lên
trời xanh vượt qua ngưỡng cửa phân chia Đêm-Ngày để sống trong cõi hiểu
biết đầy ánh sáng của Hữu thể. Trong cõi đó mọi sự đều ở trong chân lý, vì
"Bất luận ta bắt đầu từ đâu, vì ta sẽ trở lại nơi đây" [2]. Từ nay tư tưởng sẽ dựa trên nền tảng duy nhất có tính cách
căn cơ về thân trạng nầy: "Hữu thể không phân chia, vì toàn thể hữu thể đồng
nhất với chính mình" [3]. Do đó có thể nói Hữu thể là Hữu thể, và Vô thể là Vô thể; và
tư tưởng thuộc về hữu thể nầy nên "tư tưởng và đối vật của tư tưởng trùng
hợp nhau" [4].
Rồi tác giả còn nói thêm, đó là Định mệnh đã trói
buộc như thế.
Có gì khác giữa bài ca hữu thể nầy và bi kịch Hy lạp đặc biệt
trong bản kịch "Oedipe vua" của Sophocle? Sophocle gợi
ý rằng sự hiểu biết ngày là ngày, đêm là đêm của Oedipe hàm ngụ sự quên lãng một
tương quan thiết yếu, nên đã tạo ra tình trạng cô độc của Oedipe. Oedipe đã giết
cha mình là Laios, dành thân trạng của cha để ăn nằm với chính mẹ mình mà không
hay. Bi kịch chính là nỗi oan của lạc lầm gắn với kiếp con người tại thế. Nên
tư tưởng gắn liền với thảm kịch không khởi đầu từ sự hiểu biết ngày là ngày đêm
là đêm; nhưng là nỗi khắc khoải khi nghe được tiếng gọi từ Đại-ký-ức thức tỉnh
con người về thân phận lầm lạc mình đang sống, đồng thời cảm nhận tình trạng bất
cập về mối tương giao với người cha Laios, mà mình đã giết mất rồi.
Ngược lại, điểm khởi phát của Triết học Truyền thống đã tiên
liệu sự đồng nhất tính giữa Laios và Oedipe. Đây là hình ảnh để nói lên nguyên
tắc đồng nhất hay tác động đồng nhất hoá. Nguyên tắc đồng nhất ấy hàm ngụ một sự
vững chắc cô đơn của Hữu thể bất động tự đủ cho mình, đồng thời cũng hàm ngụ sự
đồng nhất giữa tư tưởng và vật thể mình muốn biết. Ứng dụng nguyên tắc nầy vào
sự trôi chảy của thời gian, người ta sẽ có tính hữu lý hay tất định của nguyên
tắc nhân quả. Như thế Nguyên tắc đồng nhất được xem là nền tảng bất khả kháng
và hiển nhiên đi trước cả câu hỏi về nền tảng của mọi sự hữu. Thắc mắc về
nền tảng ở đây xuất lộ như là một thắc mắc giả tạo, qua lối đặt câu hỏi: Cái
gì? Tuy đấy là một câu hỏi, nhưng đã hàm ngụ một câu trả lời, hay nói cách khác
buộc câu trả lời phải nằm trong chính cái nền mình đã có sẵn trước trong tay. Tại
sao như thế? Vì cái gì trong câu hỏi nầy phải được hiểu vừa là cái nền
chung, lại vừa đồng hoá với khả năng con người nêu câu hỏi.
Nói cách khác "Cái gì" xuất lộ ra trong sinh hoạt
con người vừa như một câu hỏi và đồng thời cũng tiên liệu được câu trả lời. Nói
theo Parménide, tự nó, hữu thể dù ở đâu đâu đi nữa, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, cũng không thể phân chia, nhưng đồng nhất với mình, tự đủ cho mình. Nên từ
nền tảng nầy mọi câu hỏi có thể đều được phát biểu như nhau: Thiên Chúa là
gì? Con người là gì? Cha tôi là gì? Củ khoai là gì? Kỳ cùng tôi là
gì?
Hữu thể học nầy chi phối vận mệnh của lối đặt vấn đề tư tưởng
của truyền thống triết học Tây phương, từ Aristote cho đến nay.
Người ta thường nhắc đến Nietzsche như kẻ thù của tư tưởng
truyền thống triết học, vì đặt ngược lại vấn đề, không phải Hữumà là Vô là
nền tảng của Thiên nhiên và cuộc sống con người. Nhưng Vô của Nietzsche
trong hư vô chủ nghĩa của ông lại đã nằm trong khung Hữu-Vô nầy.
Ông đã táo bạo nêu lên khả năng nói ngược lại: Hữu là
Vô là Vô là Hữu, nhưng Vô hay Hữu của Nietzsche
cũng tiền kiến tiêu chuẩn đặt vấn đề của Parménide. Nietzsche mặc dù đã quay lại
truy cứu thời bi kịch Hy lạp, nhưng không vượt qua được tiền kiến hữu thể học của
triết học truyền thống. Ông đã tìm ra nơi bi kịch, căn cơ Vô làm nền cho tư tưởng.
Nhưng "Vô" của Nietzsche, cũng như Hữu của Parménide đều là
tính đồng nhất giữa khả năng con người và chân tính hay vô chân tính. Nietzsche
chưa nhận ra cái khác về cách đặt vấn đề tư tưởng nơi bi kịch, ông chỉ
nêu lên cái ngược lại trong khung trời Đêm-Ngày, Hữu-Vô của
Oedipe lúc chưa tỉnh ngộ hoặc trong sự đối nghịch Hữu-Vô của
Parménide. Heidegger nhấn mạnh rằng hư vô chủ nghĩa tự căn không phải nằm trong
lối nói ngược lại với Hữu của hữu thể học truyền thống, nhưng hư vô
chủ nghĩa là vận mệnh chung của toàn bộ hữu thể học, bao gồm việc nhấn mạnh Hữu
hoặc Vô của nó:
Hư vô chủ nghĩa đúng hơn, nếu được suy nghĩ trong yếu tính của
nó, là vận hành nền tảng của Lịch sử Tây phương" [5].
Nói cách khác chữ "ai" gắn liền với cõi người ta
chưa hề bao giờ được nêu lên thành câu hỏi.
Hư-vô phát xuất từ bước trật chân căn bản về thân trạng
của câu thắc mắc về tư tưởng, do hành vi đồng-nhất-hoá đi trước nó như nghiệp
chướng của thân phận con người tại thế. Đồng-nhất-hoá là một lối nói của nhà Phật
về chữ Karma tạo ngã-chấp. Sách Sáng thế dùng hiện tượng bàn tay hái
trái cây hiểu biết để đồng nhất hoá mình với Thiên Chúa. Từ lúc ấy mọi sự hiện
hữu đều là cái gì, kể cả con người và Thượng đế.
Hư vô không phải là không thực hiện được cái gì trong
viễn tượng của hữu thể học truyền thống. Lịch sử chứng minh con người đã dùng
kiến thức của mình để hiểu biết nhiều chuyện, làm được những điều mình ước muốn
một cách hữu hiệu. Con người đã từng nối dài cuộc sống, rút ngắn lại thời gian
xa cách bằng các phát minh kỹ thuật giao thông, xoá bỏ ngăn cách không gian bằng
kỷ thuật truyền thông điện tử...nhưng tất cả không giải thích được tại sao giữa
ngày hội Đạp Thanh, muôn người chen chúc, Kiều lại không thấy bóng
dáng một ai để tương giao; và tại sao gần đến như vợ chồng, cùng giường mà xa
cách vì khác mộng!
Gioan, một trong những nhà chép Kinh Thánh Tân ước đã nói về hư
vô như sau:
"Họ đã ra đi, lên thuyền; đêm đó, họ đã không bắt được
gì" [6].
Họ không bắt được gì, vì toàn bộ nỗ lực của họ nằm ở trong
khung của đêm đó. Toàn bộ có-không được Parménide cho là đã sáng tỏ
trong cảnh ngày hoàn toàn khai mở: Người-Trời- Đất đã được đồng nhất hoá. Nhưng
ngày đó là đêm cho chân tính, vì chân tính không là cái gì tự đứng một
mình, dù là Trời, người hay Đất - Mà chân tính là tương quan, là sự sống đặc
loại của con người.
Trở lại với lối đặt vấn đề tư tưởng của Đoạn Trường Tân
Thanh.
Thắc mắc nguyên ủy nêu lên trong phần dẫn nhập phát xuất
không phải là ưu tư về sự hiểu biết bản chất của một cái gì; nhưng từ đầu,
khung của tư tưởng là "cõi người ta" của ai và những ai. Chữ ai gói
gọn chân tính con người tại thế ngỡ ngàng về thân trạng mình, được đặt
thành vấn nạn trong mối xung khắc tài-mệnh dấy lên trong mình, làm
con người đau khổ, nhưng không biết do từ đâu đến. Con người đã nghe lời chất vấn
gián tiếp qua Mệnh để thấy được rằng quê thật hay chân tính của mình
là một tương quan; nhưng thực trạng của thân phận tại thế của mình lại chìm vào
"ngày của Tài", mà toàn bộ không có đường mở ra. Con đường duy
nhất mở ra không phải do tự nơi Tài, vốn là ngã chấp luôn cố thủ
đóng kín mình lại trong giấc mơ đầy an bình của riêng mình. Nhưng Mệnh là
lời quấy rầy đến từ Chân tính, phủ định toàn bộ hư vô nơi Tài. Sựxung
khắc khởi đầu cho thắc mắc về Chân tính, hay còn gọi là khởi đầu của tư tưởng,
không liên quan gì đến xung khắc có-không, tinh thần-vật chất theo biện chứng
pháp của Hegel - là xung khắc giữa hai đối cực trong khuôn khổ của Tài.
Xung khắc Tài-Mệnh là cuộc vật lộn giữa nghiệp chướng đồng-nhất-hoá
do ý chí quyền lực của ngã cô đơn, và chân tính thúc bách một sự mở ra để
có tương quan; giữa trật tự của các cái gì và cõi người ta.
Nếu nền móng cho tư tưởng triết học truyền thống là nguyên tắc
đồng nhất, hay đúng hơn là hành vi đồng nhất hoá (indentification), thì
trong thân phận con người tại thế tư tưởng chỉ xuất hiện khi có lời chất vấn của
chân tính, ta có thể nói là âm vọng của Đại-ký-ức, đến với con người, làm con
người thấy hụt chân, hay thiếu vắng tương quan làm nền cho thân trạng của mình.
Cảm thức thiếu vắng nầy, về phía con người, là điều kiện tiên quyết của tư tưởng. Cảm
thức thiếu nền lại là nền cho tư tưởng. Ngôn ngữ tôn giáo gọi là lòng
khiêm hạ, hay tinh thần nghèo (tâm hư = lòng trống rỗng).
"Phúc cho những kẻ nghèo trong thần trí" [7]. Tư tưởng phát xuất từ cảm thức thiếu vắng, hàm ngụ niềm tin
hay hy vọng Thời Chung Mãn trong đó Trời-Người sẽ nối kết. Bao lâu thân phận
con người còn tại thế, chân tính của nó gắn liền với hữu hạn tính của "Thời
tại thế nầy", được cảm nhận như cơn khát hay khổ căn nguyên làm sức mạnh đẩy
con người vươn tới Thời Chung Mãn, vươn mãi lên đến tương giao Thái Hoà. Tương
quan Trời-Người trong chánh nghiệp của con người có thân là khổ cứu độ, vọng
lên từ "lòng ta", lòng của bất cứ ai là người.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài.
Thiện căn là Chân tính, và nay là Phúc thật cho
những ai lìa quê an bình giả tạo của Tài, để làm người lữ hành trên bước đường
đầy thách đố của Đạo Tâm.
Nhưng, Duyên nào đây sẽ đưa người lữ hành trên bước đường lưu
lạc, xa quê đến bến bờ thời chung mãn?
Chú thích:
Chú thích:
[1] Jb 38, 3-4.
[2] PARMÉNIDE, Fgt. 3.
[3] sđd , Fgt. 8.
[4] sđd, Fgt. 8.
[5] Xem M. Heidegger, Chemins qui ne mènent nulle part-Gallimard,
Paris, 1980, tr. 263.
[6] Ga 21, 3).
[7] Mt. 5,3.
Nguyễn Đăng Trúc
Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét