Tưởng rất được vừa ý khi dọn đến ở căn phòng đó. Căn
phòng nhỏ trên tầng lầu, trong một khu cư xá bình dân nghèo khó ở vùng ngoại ô,
kế cận một con sông đào nước cuồn cuộn chảy. Bên kia sông, qua một chiếc cầu,
là những ngọn đồi phủ đầy sương trắng. Từ vuông cửa kính ở căn phòng nhìn ra,
Tưởng thấy rõ bao quát được cả một vùng thiên nhiên xanh mát: Những rặng thông,
những bãi cỏ, những đàn chim cánh trắng bay lên đậu xuống chấp chới rộn ràng,
những bụi hoa màu vàng và màu tím leo dài trên một bờ rào cao vút bằng lưới đan
suốt dọc một bờ sông, nhìn thoáng như một bức tường hoa mênh mông bất tận.
Ngay ngày hôm sau, trước khi lái xe
đến sở làm, Tưởng đã mặc thêm áo ấm, rồi đi bộ qua chiếc cầu sắt, để sang tận
cái vùng đồi núi ở bên kia sông. Càng đi xa về phía đó, anh càng khám phá ra một
cảnh tượng vừa hùng tráng thơ mộng. Của những sườn đồi thông mọc ngút ngàn. Của
những mái nhà chập chùng ẩn trong sương nắng. Của những dẻo đất màu đỏ cô quạnh
hoang vu.
Tưởng thơ thẩn bước đi. Vẫn là một
thói quen hàng ngày để được thở hít khí trời trong mát. Để được nhìn ngắm đất
trời lúc nắng vừa lên. Để được gần gũi thiên nhiên lúc bắt đầu một ngày vừa đến.
Và đặc biệt, để làm hòa với trái tim mình trong sự chuyển vận thư thái giữa buổi
mai thanh thản... Anh khoan hòa leo lên một con dốc. Anh chậm rãi bước tới một
đỉnh đồi. Đôi giầy vải đã dính đầy sương và vương đầy cỏ. Nhưng nhịp chân của
anh vẫn là nhịp chân của một thiền khách trên nẻo đường linh hiển thênh thang.
Đôi khi, tiếng chim hót rộn ràng từ
một bụi lá, khiến anh ngừng bước lại. Đôi khi, một đóa hoa vừa nở còn lấp loáng
sương mai, khiến anh ngơ ngẩn muốn dừng chân. Cũng đôi khi một tia nắng len
lách qua những tàng thông rậm tối làm anh bàng hoàng như vừa nhìn ngó thấy một
tia hào quang mơ hồ chiếu dọi. Và cũng đôi khi, vài tiếng xô động rì rào trên
những đám cỏ, làm anh ngỡ ngàng như vừa nghe được những âm thanh chuyển nhập kỳ
bí của đất trời...
Tưởng nhớ lời người bạn khi giới thiệu
anh mướn phòng ở vùng này: “Một người yêu thiên nhiên như ông về khu đó ở, ông
sẽ thích lắm. In hệt như Đà Lạt”. Tưởng nhìn quanh quất mỉm cười. Đà Lạt. Làm
sao so sánh với Đà Lạt được.
Nhưng được thế này đã là khá lắm.
Cũng những đồi thông, cũng những con đường dốc, cũng những thung lũng đầy
sương, và cũng cái buốt se lạnh giá. Bất giác, Tưởng hơi rùng mình, anh xốc lại
cổ áo. Trong trí nhớ anh, vừa hiện ra một Đà Lạt vừa huyền ảo vừa thơ mộng.
Chợt Tưởng đứng sững lại. Từ mé đồi
bên kia, một thiếu nữ đang đi tới. Nàng cũng bước rất khoan thai. Dáng đi của
nàng thong dong, từ tốn. Bộ quần áo thể thao màu hồng Chiếc mũ len nhỏ màu hồng.
Cái bóng hồng của nàng nổi bật giữa màu xám xanh của cây lá. Thốt nhiên, Tưởng
cảm thấy có một cái gì thật xúc động. Sự xuất hiện của một thiếu nữ giữa những
dốc đồi hoang vắng. Những đường nét tươi mát. Cái bóng dáng xinh xắn nhỏ nhoi.
Cả không gian cũng như có mùi hương vừa bay thoảng. Cả những lớp lá thông cũng
như nhộn nhịp reo cười. Thiếu nữ đi tới. Cái thân hình uyển chuyển của nàng biểu
lộ như một đài hoa rạng rỡ giữa chiếc nôi xanh êm ái.
Một tiếng “hi” nhanh thoáng như tiếng
bay của loài chim núi. Thiếu nữ đã chào Tưởng. Anh chỉ kịp chào lại, khi thấy
nàng là một thiếu nữ Á châu rất trẻ và rất đẹp “hi”. Tưởng buột miệng rồi sau
vài bước mới dám thẫn thờ ngó theo. Thiếu nữ vẫn lẳng lặng bước đi. Những bước
chân nhẹ nhàng chỉ để lại một mùi thơm thanh thoát như không hề có tiếng động
nào. “Đẹp thật”. Tưởng thầm nói ở trong lòng. Anh bứt một cánh lá khuynh diệp.
Mường tượng những gót chân của người con gái diễm kiều xa lạ, đang đặt nhẹ trên
những xác lá thông khô. Mường tượng đôi mắt nàng đang cúi nhìn những nụ hoa
vàng vừa rộ nở. Mường tượng khóe miệng nàng đang nhoẻn cười khi thấy một con bướm
nhỏ chao bay... “Mới nhìn thoáng mà ta đã thấy nét mặt nàng quen quá. Hao hao
giống một người nào. Rất gần gũi mà cũng rất xa xăm...” Tưởng bật cười thành tiếng.
Anh bước tiếp những bước nôn nao. Con đường dốc. Những lá cỏ nghiêng đi giữa những
đốm nắng.
Khi vòng trở lại, Tưởng thấy người
thiếu nữ đang đứng trên một đỉnh đồi kế cận. Dường như nàng đang hướng mặt xuống
nhánh sông và thành phố phía xa. Anh ngước lên. Cái bóng hồng của nàng lung
linh ẩn hiện giữa ánh mặt trời chói lòa. Tưởng nghe lòng dềnh lên một niềm vui
thanh thoát. Con đường trở về nhà như đan đầy những lá cỏ nô đùa. Buổi sáng thứ
hai, thứ ba... rồi những buổi sáng kế tiếp ¬ ngày nào cũng khoảng giờ đó. Tưởng
lại được gặp nàng. Có khi từ một ngọn đồi thấp đi lên. Có khi từ một nẻo đường
quanh co đi tới. Những bộ quần áo thể thao màu hồng, màu đỏ hoặc màu tím. Có
hôm là chiếc mũ len, có hôm là một dải khăn voan buộc cao mái tóc. Nhưng vẫn chỉ
là một ánh nhìn nhanh thoáng, một nụ cười nhanh thoáng và một tiếng “hi” nhanh
thoáng... In hệt ánh nhìn nụ cười và tiếng chào hỏi khô khan ngắn gọn của những
người dân bản xứ mỗi lần gặp anh. Ngày mới đến xứ sở này, Tưởng hơi khó chịu về
cung cách chào hỏi ấy. Nhưng bây giờ anh đã quen. Anh chấp nhận cái lối chào hỏi
không hồn này như đã phải chấp nhận một cuộc sống phẳng phiu máy móc.
Riêng về người thiếu nữ được gặp mỗi
buổi sáng, Tưởng thấy có nhiều bịn rịn vơ vẩn và cũng có nhiều nao nức bâng
khuâng. Anh muốn tìm hiểu về tông tích của nàng, nhưng không có cách nào mà hiểu
được. Ở vùng này, rất nhiều sắc dân Á châu đủ mọi gốc gác sinh sống: Trung Hoa,
Nhật Bản, Đại Hàn, Căm Bốt, Thái Lan, Việt Nam... “Cô nàng có thể là người Việt
Nam không?” Tưởng thắc mắc, nhưng từ cách ăn mặc cho đến điệu bộ và cả giọng
chào của nàng, không cho Tưởng một dấu tích nào rằng nàng là người Việt cả.
Một lần Tưởng nói “Chào cô” bằng tiếng
Việt nhưng cô nàng nhìn ngơ ngác. Tưởng vừa khớp vừa bẽ bàng như người bước hẫng
hụt ngay trên chỗ đứng của mình. Rồi ngày tháng qua đi, đã gần một năm, hàng
ngày Tưởng vẫn được gặp người thiếu nữ xinh đẹp ấy, trên khoảng đường đi bộ mỗi
buổi sáng. Cũng vẫn chỉ là một tiếng “hi” ngắn gọn cùng với một nụ cười. Thản
hoặc, đôi khi, Tưởng lên tiếng trước, để có thì giờ hỏi nàng một câu dài hơn:
“Cô mạnh khỏe không.” thì nàng mau mắn đáp: “Sức khỏe của tôi rất tốt. Cảm
ơn...” Giọng nói tiếng Anh của nàng, là giọng nói của một người sinh trưởng ở đất
nước này. Và cả cái nhìn. Và cả nụ cười. Không phải của người Á châu. Không phải
của người Việt Nam. Thế là một người lại tiếp tục lên đồi, một người lại tiếp tục
xuống dốc. Để rồi lượt vòng trở về, có khi gặp lại nhau, có Tưởng leo lên ngả dốc
này, để nàng rẽ tới sườn đồi khác. Nhưng có điều, ngày nào không được gặp nàng,
Tưởng cảm thấy thiếu thốn một cái gì. Quãng đường anh đi cũng như buồn bã trống
trải hơn. Cho nên, thích thú nhất là những lần từ trên một đỉnh đồi cao, thấy
bóng nàng thấp thoáng ở dưới lũng xa - Tưởng đã đặt nhẹ tay lên chỗ trái tim -
ngó nhìn quanh quất như cảm nhận được ở chung quanh mình có một điều gì tinh
khôi mới lạ... Cái dáng đi của nàng. Tầm vóc nàng. Những sợi tóc của nàng vờn
bay trong gió nắng xôn xao. Cái mùi thơm êm ái của nàng thoảng lan vào khứu
giác. Rồi đôi mắt... Đôi mắt của nàng đối với Tưởng có một cái gì gắn bó lạ
lùng. Tuy vẫn chỉ là những cái nhìn dửng dưng xa cách, nhưng mỗi lần bắt gặp
đôi mắt ấy, Tưởng thấy lòng ấm lại. Những bước chân anh đi như mạnh mẽ hơn. Và
suốt trọn một ngày, anh yêu đời, phấn khởi.
Bẵng đi đến cả một tuần lễ, Tưởng
không thấy nàng đi bộ mỗi buổi sáng nữa. Anh bồn chồn, lo âu, nhớ nhung, trông
đợi. Đi lang thang từ ngọn đồi này sang ngọn đồi khác. Đi qua cả vùng thung
lũng xuống tới tận khu biệt thự vườn tược khang trang... Tất cả chỉ là những dải
đường hoang vắng. Tất cả chỉ là những dãy phố không người. Nhớ nàng, Tưởng nghe
lòng khắc khoải như lúc tuổi đời vừa lớn. Tình yêu nhạt nhòa không rõ nét đã đọng
lại hồn anh những vương vấn bâng khuâng. Anh cầm chiếc bút chì than vẽ lên tờ
giấy lớn bức chân dung nàng qua hình tượng ồ ạt của trí nhớ và lòng thương nhớ
lao lung... Vẽ xong, Tưởng bàng hoàng ngó lại. Từ đôi mắt, vầng trán, những sợi
tóc, sống mũi và khóe miệng, là nàng hay là một hình bóng nào của một quá khứ mịt
mù? “Hương Bình.” Tưởng thốt kêu thành tiếng, và sững sờ đóng bức chân dung lên
tường ngắm nghía. Đúng rồi. Tại sao lại có thể giống nhau như vậy? Thì ra từ
bao lâu nay, Tưởng đã nôn nao mong đợi nàng qua một hình ảnh khác...
Tưởng đốt điếu thuốc, đứng bên khung
cửa nhìn xuống dòng sông đầy những lá khô và rác rến đang cuồn cuộn trôi đi.
Bên kia sông, những lũng đồi phủ sương mù mịt. Tưởng nhớ đến bầu trời Đà Lạt,
những buổi sáng sương giăng mờ trắng những đồi thông. Trong một chuyến đi từ
Saigon ra Nha Trang, tìm đường vượt thoát, nơi điểm hẹn bị bể, phải vòng tuốt
lên Đà Lạt. Căn nhà người bạn gửi Tưởng đến tá túc ở đường Tiền Quan Thành, mà
những bụi mimosa đã khô úa vì thiếu người chăm sóc. Giữa cảnh hoang phế tiêu
sơ, Tưởng ngắm nhìn “cái nôi xanh của vùng cao nguyên” với bao nhiêu ngậm ngùi
chua chát. Đà Lạt, sau những ngày mất nước, đã là tan hoang như một cánh rừng
tàn tạ cuối đông... Mãi đến tối mịt, người nữ chủ nhân căn nhà mới tới từ Lâm Đồng
ghé về. Vừa nhìn thấy Hương Bình, Tưởng đã thấy con tim mình choáng váng xây xẩm.
Người bạn chưa giới thiệu, nhưng cả hai đã đứng trân lặng nhìn nhau. “Bình đã
nghe tiếng anh Tưởng nhưng bây giờ mới được gặp. Anh Cảnh và anh Tưởng cứ ở đây
đi, tự nhiên... Khi nào đường dây suôn sẻ rồi hãy xuống Nha Trang...” Tối
đó, Hương Bình kiếm đâu được chai rượu dâu, ba người vừa uống rượu vừa hút thuốc.
Tưởng được biết Hương Bình trước kia là sinh viên trường Chính Trị Kinh Doanh,
gia đình nàng ở Saigon đã đi thoát trước ngày 30/4 còn nàng bị kẹt lại... Bây
giờ, Hương Bình làm việc tại một xưởng trà ở Lâm Đồng. Thỉnh thoảng đi nhờ
xe của cơ quan, mới ghé về Đà Lạt...
Trong câu chuyện, Hương Bình có nhắc
đến một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết của Tưởng mà nàng yêu thích. Một nhân vật
nữ, bị lao phổi, sống với đứa em trai ở Đà Lạt... Hương Bình hỏi Tưởng:
“Nhân vật có thật không anh? Câu chuyện anh viết thật nên thơ mà cũng thật thê
thảm...” - “Tôi không biết rõ nữa, cô Bình. Tất cả tôi đã quên tiệt rồi.” -
“Sau khi đi học tập cải tạo về, anh có viết được gì không?” - “Không. Tôi đã
hoàn toàn bỏ viết. Bây giờ tôi chỉ có một nhân vật duy nhất trong đầu óc: Một
nhân vật muốn lìa bỏ đất nước.” Hương Bình dụi tắt điếu thuốc. Nàng uống cạn
chút rượu dâu trong chiếc ly nàng đang cầm ở tay: “Đó là một nhân vật lý tưởng.
Bình chắc sớm muộn các anh đều thực hiện được.” Đêm đó, Cảnh đã hứa với gia
đình một người bạn quen phải trở về nhà họ trước giờ giới nghiêm cho họ khỏi
mong. Một mình Tưởng nằm trong căn phòng trống trải. Gió từ những triền đồi thổi
xuống. Những lớp thông reo vi vút bất tận như những lời than.
Tưởng bước ra một hành lang tối thẳm. Anh đứng bên lan can, nhìn ra một mảnh vườn sương xám la đà. Có tiếng ho khúc khắc của Hương Bình từ trong một căn phòng còn ánh đèn sáng. Tưởng bụm tay châm lại điếu thuốc. Trong thăm thẳm đêm, anh nghe lòng dấy lên bao nỗi xót xa. “Anh Tưởng không ngủ ư? Cho Bình hút thuốc với...” Hương bình quàng chiếc mền màu xám lợt đã đứng bên cạnh Tưởng. Nàng vừa hút từng hơi thuốc Vàm Cỏ khô đét, vừa nói chuyện thầm thì: “Nếu anh Tưởng không đi được chuyến này, chuyến sau Hương Bình sẽ giúp cho anh Tưởng đi... Những người như anh nên đi khỏi đây càng sớm càng tốt. Đừng nấn ná lại nữa... Anh nhớ cho Hương Bình địa chỉ để liên lạc.” Tưởng cảm ơn Hương Bình về lòng tốt của nàng. Hương Bình cười khúc khích: “Anh Tưởng khách sáo dữ. Có chi đâu mà anh phải cảm ơn... Anh Tưởng biết không, đôi khi nhìn lại cái thành phố này, Hương Bình giận cuộc đời biết là chừng nào... Đà Lạt thơ mộng của chúng ta ngày xưa không còn nữa. Ở đâu cũng nuôi heo, nuôi gà, trồng khoai, trồng bắp... Mà có ra cái gì đâu. Chỉ làm bẩn mắt và dơ dáy thêm. Ngày trước, thành phố này đẹp đẽ thanh lịch là thế, bây giờ như cái đống rác...” Tưởng phải để ngón tay trỏ lên môi để ra hiệu cho Hương Bình đừng nói lớn tiếng. Nàng búng mẩu thuốc lá đi, rồi khe khẽ nhún vai: “Lắm lúc Hương Bình thấy cũng chẳng cần gì nữa. Làm việc ở xưởng trà giữa một bọn cán bộ vừa ngu dốt vừa tham lam. Nhiều đứa tán tỉnh Bình một cách thật hạ cấp. Bình chửi chúng nó chẳng kiêng dè gì cả.” - “Hương Bình nên nhẫn nhục. Bọn mình là những kẻ thất thế cả rồi...” Tự nhiên Hương Bình nắm nhẹ lấy bàn tay của Tưởng. Nàng nói một câu mà Tưởng không hiểu hết được ý: “Chỉ tội những người như anh... Bao nhiêu năm chiến đấu vào sinh ra tử rồi cũng chỉ là công cốc.” Ngày hôm sau, Hương Bình không xuống xưởng trà làm việc. Nàng nói nàng được nghỉ, đi chợ mua đậu hũ về chiên và nấu món canh cá trê với dưa chua cho Tưởng ăn. Có cả nửa chai rượu đế và một con mực Nha Trang nướng. Trong phút giây cảm khái, Tưởng đọc cho Hương Bình nghe mấy vần thơ mà anh đã làm. Đôi mắt của Hương Bình lúc đó thật là nồng nàn mê đắm. Nàng nói: “Khi nào anh Tưởng đi được rồi, anh đừng quên Đà Lạt và quên Hương Bình nghe...” - “Chẳng bao giờ...” Tưởng đưa ly rượu lên môi, rồi khà lên một tiếng. Giọng anh mê man hứng khởi, rồi nhìn Hương Bình như nhìn một đóa hoa trên ngọn núi cuối trời... “Còn được gặp một người có tâm hồn như Hương Bình, tôi thấy những ngày phải trốn chui trốn nhủi của mình vẫn là những ngày hạnh phúc...”
Tưởng bước ra một hành lang tối thẳm. Anh đứng bên lan can, nhìn ra một mảnh vườn sương xám la đà. Có tiếng ho khúc khắc của Hương Bình từ trong một căn phòng còn ánh đèn sáng. Tưởng bụm tay châm lại điếu thuốc. Trong thăm thẳm đêm, anh nghe lòng dấy lên bao nỗi xót xa. “Anh Tưởng không ngủ ư? Cho Bình hút thuốc với...” Hương bình quàng chiếc mền màu xám lợt đã đứng bên cạnh Tưởng. Nàng vừa hút từng hơi thuốc Vàm Cỏ khô đét, vừa nói chuyện thầm thì: “Nếu anh Tưởng không đi được chuyến này, chuyến sau Hương Bình sẽ giúp cho anh Tưởng đi... Những người như anh nên đi khỏi đây càng sớm càng tốt. Đừng nấn ná lại nữa... Anh nhớ cho Hương Bình địa chỉ để liên lạc.” Tưởng cảm ơn Hương Bình về lòng tốt của nàng. Hương Bình cười khúc khích: “Anh Tưởng khách sáo dữ. Có chi đâu mà anh phải cảm ơn... Anh Tưởng biết không, đôi khi nhìn lại cái thành phố này, Hương Bình giận cuộc đời biết là chừng nào... Đà Lạt thơ mộng của chúng ta ngày xưa không còn nữa. Ở đâu cũng nuôi heo, nuôi gà, trồng khoai, trồng bắp... Mà có ra cái gì đâu. Chỉ làm bẩn mắt và dơ dáy thêm. Ngày trước, thành phố này đẹp đẽ thanh lịch là thế, bây giờ như cái đống rác...” Tưởng phải để ngón tay trỏ lên môi để ra hiệu cho Hương Bình đừng nói lớn tiếng. Nàng búng mẩu thuốc lá đi, rồi khe khẽ nhún vai: “Lắm lúc Hương Bình thấy cũng chẳng cần gì nữa. Làm việc ở xưởng trà giữa một bọn cán bộ vừa ngu dốt vừa tham lam. Nhiều đứa tán tỉnh Bình một cách thật hạ cấp. Bình chửi chúng nó chẳng kiêng dè gì cả.” - “Hương Bình nên nhẫn nhục. Bọn mình là những kẻ thất thế cả rồi...” Tự nhiên Hương Bình nắm nhẹ lấy bàn tay của Tưởng. Nàng nói một câu mà Tưởng không hiểu hết được ý: “Chỉ tội những người như anh... Bao nhiêu năm chiến đấu vào sinh ra tử rồi cũng chỉ là công cốc.” Ngày hôm sau, Hương Bình không xuống xưởng trà làm việc. Nàng nói nàng được nghỉ, đi chợ mua đậu hũ về chiên và nấu món canh cá trê với dưa chua cho Tưởng ăn. Có cả nửa chai rượu đế và một con mực Nha Trang nướng. Trong phút giây cảm khái, Tưởng đọc cho Hương Bình nghe mấy vần thơ mà anh đã làm. Đôi mắt của Hương Bình lúc đó thật là nồng nàn mê đắm. Nàng nói: “Khi nào anh Tưởng đi được rồi, anh đừng quên Đà Lạt và quên Hương Bình nghe...” - “Chẳng bao giờ...” Tưởng đưa ly rượu lên môi, rồi khà lên một tiếng. Giọng anh mê man hứng khởi, rồi nhìn Hương Bình như nhìn một đóa hoa trên ngọn núi cuối trời... “Còn được gặp một người có tâm hồn như Hương Bình, tôi thấy những ngày phải trốn chui trốn nhủi của mình vẫn là những ngày hạnh phúc...”
Sau đó, những chuyện gì đã xảy ra,
Tưởng không còn dám nhớ tới nữa. Như một vết thương mà anh đã mang theo cho đến
cuối đời. Như một hạnh phúc nồng nàn in dấu chói chang nhiều ân sủng... Tưởng
đã đi thoát, và khi sang đến Mỹ, anh nhận được thư Cảnh cho biết, Hương Bình đã
tự tử vì bị cấp trên làm nhục. Trước khi mất một tháng, Hương Bình có về Saigon
tìm tôi. Hương Bình gầy rộc hẳn đi và buồn lắm. Nàng hỏi thăm rất nhiều về Tưởng.
Nàng nhắc lại những ngày bọn mình phải từ Nha Trang dọn đến “ở trọ” nhà nàng...
Mới tuần lễ trước, tôi có dịp lên thăm mộ nàng. Nấm mộ nằm lẻ loi giữa một đồi
thông. Không có hương, nhưng tôi đã ngắt mấy bông hoa dại đặt lên phần mộ ấy.
Tôi nghĩ rằng trong mấy bông hoa đó có một bông hoa của Tưởng từ phương trời
nào đó gửi về...
Bây giờ, Tưởng rờ tay lên bức chân
dung anh vừa phác vẽ. Những nét than chì như đã nhòe ướt trước đôi mắt đầy lệ của
anh. Nhặt một chiếc áo ấm và một chiếc khăn quàng, Tưởng trèo xuống những bậc
thang, lầm lũi đi qua chiếc cầu sắt. Con đường lên đồi mở ra ủ dột buồn phiền
như nỗi lòng tan nát của anh, khi nhớ lại những kỷ niệm xưa. Gần qua một mùa
xuân, những rặng hoa poppy và hoa cúc dại đã nở đầy khắp chốn. Những tàng thông
như xanh rậm hơn, và những lá cỏ như mượt nõn hơn. Có tiếng chim lạ hót vang lảnh
lót ở một cành cây đầy lộc non hé nhú. Cả một vùng thiên nhiên còn chan hòa
phơi phới dáng xuân tươi. Nhưng cõi lòng Tưởng và trái tim Tưởng đã mưng vấy những
vết xây xước cũ.
Chợt những bước chân của Tưởng bồn
chồn hơn, và những điệu bộ của anh như cũng cuống quít hơn. Anh vừa thấy cái
bóng hồng của người con gái xuất hiện giữa một sườn đồi cỏ xanh trống trải...
“Đúng 8 ngày ta mới lại thấy nàng.” Tưởng nghe những lớp thông trên đầu vi vút
reo vui. Anh xăm xăm bước tới, cùng với một nỗi mừng khấp khởi... Còn khoảng 10
thước. Rồi 5 thước. Tưởng dừng hẳn lại để chào hỏi người thiếu nữ: “Chào cô...
đã lâu quá tôi không thấy cô đi bộ ở vùng này. Cô vẫn được khỏe chớ?” Người con
gái nhìn Tưởng. Đôi mắt đẹp như cũng ánh lên một chút vui. Nàng đáp: “Cảm ơn
ông. Tôi mới bị cúm mất một tuần lễ. Còn ông thế nào?” - “Tôi vẫn khỏe...” Vừa
nói anh vừa ngó nhìn thiếu nữ ngập ngừng. Anh định thêm: “Không được gặp cô,
tôi rất nhớ.” Nhưng anh tự kiềm chế được. Thiếu nữ mỉm cười. Vẫn là nụ cười phẳng
lặng nhẹ nhõm, rồi thoăn thoắt xuống đồi. Tưởng trèo lên con đường đất dốc. Mặt
trời lóa sáng khiến cả nửa ngọn đồi chan hòa nắng ấm...
“Ouch!”
Có tiếng kêu thảng thốt của người
thiếu nữ ở phía sau lưng. Tưởng quay người lại, rồi chạy vội xuống, khi thấy
nàng vừa bị té... “Sao thế? Cô có bị đau không?” Tưởng ngập ngừng định giơ tay
đỡ lấy người nàng. “Vâng. Đau... Không hiểu sao đang đi, tôi bị té.” “Cô
bị đau ở đâu? Có đứng dậy được không?” Thiếu nữ nhăn nhó: “Có lẽ tôi bị trật mắt
cá chân. Trời ơi. Sao kỳ cục vậy...” Tưởng cố làm mọi cách để giúp thiếu nữ,
nhưng mắt cá chân nàng như đã bị sai khớp.
Anh lóng ngóng đỡ lấy chiếc giầy để
kéo bàn chân nàng lại, nhưng nàng vẫn xuýt xoa đau. Gần cả nửa tiếng đồng hồ,
nhưng mỗi lần nàng định bước đi vẫn không thể đi được, cuối cùng, Tưởng đề nghị
nàng ngồi đợi để anh về lấy xe đưa nàng đến một bệnh viện gần đó.“Thật quá xui
xẻo. Tôi đã phải làm phiền lòng ông...” “Không sao. Cô đừng nghĩ ngợi...” Tưởng
vừa xốc nhẹ tay nàng, để nàng khập khễnh bước từ xe hơi vào khu cấp cứu. Khoảng
3 giờ sau, Tưởng mới chở thiếu nữ về nhà nàng. Đó là một ngôi nhà rộng lớn
ở khu biệt thự sang trọng. “Phải mất cả một tuần lễ nữa mới đi lại bình thường...
Thiệt quá bực... Ông có bị trật mắt cá chân bao giờ không?” - “Ngày trước, lúc
chơi quần vợt, tôi có bị trật mắt cá chân một lần. Tưởng là không có gì quan trọng,
nhưng cả bàn chân đau nhức lắm... Bác sĩ có cho cô thuốc không?
Cô phải uống vài viên Tylenol thì mới bớt đau.” Thiếu nữ nhờ Tưởng rót cho nàng ly nước. Đồ đạc và cách bày biện ở nhà nàng đúng là của một người bản xứ chính gốc. Tưởng thoáng thấy những bức hình chụp nàng treo ở những bờ tường. Có một bức hình nàng chụp bên cạnh một người đàn ông Mỹ đứng tuổi. Một bức chụp nàng tốt nghiệp trung học. Một bức hình chụp nàng đứng ngay dưới tháp chuông cổ cũ ở trường đại học Berkeley. Tưởng đưa cho nàng ly nước: “Nathalie. Cô hãy uống thuốc đi cho mau khỏi.” Thiếu nữ nhoẻn cười. “Cám ơn ông... Từ sáng đến giờ tôi vẫn chưa được biết tên ông... Ông là...” - “Tưởng. Nhưng chữ đó có lẽ hơi khó đọc. Xin Nathalie cứ gọi tôi là Tony.” - “Tony, ông là người Trung Hoa hay người Nhật?” - “Tôi là người Việt Nam...” - “Việt Nam? Thiệt vậy sao? Mẹ tôi cũng là một người Việt Nam... Nhưng tôi không nói được một tiếng Việt nào...” - “Hèn gì, gặp Nathalie, tôi cứ ngờ ngợ... Nhưng tại sao...” Nathalie cho Tưởng biết, khi mới được sinh ra ít tháng, cha ruột nàng bị tử trận, và vì gia đình đã quá đông các anh các chị, nên nàng được gửi cho một người Mỹ để làm con nuôi... “Tôi sang Mỹ đúng năm vừa một tuổi. Đã 21 năm... Cha mẹ tôi đã lần lượt qua đời. Ngôi nhà này...” Tưởng nhìn Nathalie. Nếu không nói rõ, thì chẳng bao giờ anh biết được gốc gác nàng. “21 năm rời khỏi Việt Nam, tôi chẳng còn có một liên hệ gì... Tôi cũng không biết bà mẹ ruột của tôi còn sống hay đã chết. Dường như lúc sinh thời, cha mẹ nuôi tôi có nhờ tìm kiếm, nhưng không thấy. Tôi chỉ còn giữ được một tấm hình, của cái thành phố mà gia đình tôi đã sống. Tấm hình này. Người cha nuôi tôi chụp ở một nơi gọi là Đà Lạt...” - “Đà Lạt” Tưởng thốt lên như một tiếng reo vui. Anh đứng bật dậy nhìn theo ngón tay Nathalie chỉ. Cảnh một lũng đồi đầy hoa mimosa vàng rực. Và phía xa là ngọn núi có hình tượng khuôn mặt một người đàn bà ngắm mây trôi... “Đúng là Đà Lạt. Đây là một thành phố cao nguyên đẹp nhất và dễ thương nhất của nước Việt chúng ta...” Tưởng như hơi bị khớp. Anh nhìn Nathalie dò xét. Nhưng nàng chỉ dịu nhẹ gật đầu: “Cha mẹ nuôi của Nathalie cũng nói vậy.Nếu sau này có dịp thuận tiện, Nathalie sẽ về thăm Đà Lạt. Tony cũng sống ở Đà Lạt sao?” - “Không. Tôi ở Sai gon. Nhưng một phần trái tim tôi đã để ở đó...”
Cô phải uống vài viên Tylenol thì mới bớt đau.” Thiếu nữ nhờ Tưởng rót cho nàng ly nước. Đồ đạc và cách bày biện ở nhà nàng đúng là của một người bản xứ chính gốc. Tưởng thoáng thấy những bức hình chụp nàng treo ở những bờ tường. Có một bức hình nàng chụp bên cạnh một người đàn ông Mỹ đứng tuổi. Một bức chụp nàng tốt nghiệp trung học. Một bức hình chụp nàng đứng ngay dưới tháp chuông cổ cũ ở trường đại học Berkeley. Tưởng đưa cho nàng ly nước: “Nathalie. Cô hãy uống thuốc đi cho mau khỏi.” Thiếu nữ nhoẻn cười. “Cám ơn ông... Từ sáng đến giờ tôi vẫn chưa được biết tên ông... Ông là...” - “Tưởng. Nhưng chữ đó có lẽ hơi khó đọc. Xin Nathalie cứ gọi tôi là Tony.” - “Tony, ông là người Trung Hoa hay người Nhật?” - “Tôi là người Việt Nam...” - “Việt Nam? Thiệt vậy sao? Mẹ tôi cũng là một người Việt Nam... Nhưng tôi không nói được một tiếng Việt nào...” - “Hèn gì, gặp Nathalie, tôi cứ ngờ ngợ... Nhưng tại sao...” Nathalie cho Tưởng biết, khi mới được sinh ra ít tháng, cha ruột nàng bị tử trận, và vì gia đình đã quá đông các anh các chị, nên nàng được gửi cho một người Mỹ để làm con nuôi... “Tôi sang Mỹ đúng năm vừa một tuổi. Đã 21 năm... Cha mẹ tôi đã lần lượt qua đời. Ngôi nhà này...” Tưởng nhìn Nathalie. Nếu không nói rõ, thì chẳng bao giờ anh biết được gốc gác nàng. “21 năm rời khỏi Việt Nam, tôi chẳng còn có một liên hệ gì... Tôi cũng không biết bà mẹ ruột của tôi còn sống hay đã chết. Dường như lúc sinh thời, cha mẹ nuôi tôi có nhờ tìm kiếm, nhưng không thấy. Tôi chỉ còn giữ được một tấm hình, của cái thành phố mà gia đình tôi đã sống. Tấm hình này. Người cha nuôi tôi chụp ở một nơi gọi là Đà Lạt...” - “Đà Lạt” Tưởng thốt lên như một tiếng reo vui. Anh đứng bật dậy nhìn theo ngón tay Nathalie chỉ. Cảnh một lũng đồi đầy hoa mimosa vàng rực. Và phía xa là ngọn núi có hình tượng khuôn mặt một người đàn bà ngắm mây trôi... “Đúng là Đà Lạt. Đây là một thành phố cao nguyên đẹp nhất và dễ thương nhất của nước Việt chúng ta...” Tưởng như hơi bị khớp. Anh nhìn Nathalie dò xét. Nhưng nàng chỉ dịu nhẹ gật đầu: “Cha mẹ nuôi của Nathalie cũng nói vậy.Nếu sau này có dịp thuận tiện, Nathalie sẽ về thăm Đà Lạt. Tony cũng sống ở Đà Lạt sao?” - “Không. Tôi ở Sai gon. Nhưng một phần trái tim tôi đã để ở đó...”
Từ đấy, Nathalie và Tưởng trở thành
đôi bạn thân. Suốt những ngày Nathalie bị đau chân, Tưởng đã bỏ nhiều thì
giờ đến thăm nom chăm sóc. Khi Nathalie hoàn toàn bình phục, mỗi buổi sáng hai
người lại gặp nhau ở một đỉnh đồi.Cùng đi bộ bên nhau qua những nẻo đường ngược
xuôi bao con dốc. Hoặc cùng ngồi bên nhau chuyện trò tâm sự. Thỉnh thoảng, họ
cùng đi ăn bữa tối, hoặc rủ nhau cùng đi xem một cuốn phim. Nathalie rất quí mến
Tưởng. Nàng đã học hỏi qua Tưởng rất nhiều để tìm hiểu về Đà Lạt, về Việt Nam,
về một quê hương mà nàng đã được sinh ra ở đó, nhưng nàng chưa hề biết đến...Một
ngày lễ Valentine, Tưởng mang tặng Nathalie bức chân dung của nàng mà anh đã vẽ.
Nathalie sửng sốt hỏi:“Tưởng vẽ Nathalie bao giờ vậy.
Mà sao đôi mắt Nathalie buồn đến thế kia ư?” Tưởng ngượng ngùng tìm cách nói để khỏa lấp cái tình cảm sâu kín ngày anh đặt bút vẽ bức chân dung: “Đây không hẳn là Nathalie đâu. Đây là người con gái mang trái tim Đà Lạt.” Nathalie chớp mắt. Có lẽ nàng không hiểu hết ý nghĩa câu Tưởng nói. Nhưng nàng tỏ vẻ xúc động, nàng nắm chặt những ngón tay gầy nhỏ của Tưởng, hỏi: “Người con gái mang trái tim Đà Lạt có nét mặt buồn bã như vậy sao?” Tưởng ngậm ngùi kể lại cho Nathalie về câu chuyện của Hương Bình. Anh nói tiếp: Nathalie và Hương Bình giống nhau như hai giọt nước. Bữa ngồi vẽ bức chân dung này xong, tôi không biết mình đã vẽ Hương Bình hay vẽ Nathalie nữa. Nhưng dù Nathalie hay dù Hương Bình...” Tưởng nghẹn lời. Nathalie ngẩn người ra. Nàng choàng ôm lấy Tưởng và im lặng...
Mà sao đôi mắt Nathalie buồn đến thế kia ư?” Tưởng ngượng ngùng tìm cách nói để khỏa lấp cái tình cảm sâu kín ngày anh đặt bút vẽ bức chân dung: “Đây không hẳn là Nathalie đâu. Đây là người con gái mang trái tim Đà Lạt.” Nathalie chớp mắt. Có lẽ nàng không hiểu hết ý nghĩa câu Tưởng nói. Nhưng nàng tỏ vẻ xúc động, nàng nắm chặt những ngón tay gầy nhỏ của Tưởng, hỏi: “Người con gái mang trái tim Đà Lạt có nét mặt buồn bã như vậy sao?” Tưởng ngậm ngùi kể lại cho Nathalie về câu chuyện của Hương Bình. Anh nói tiếp: Nathalie và Hương Bình giống nhau như hai giọt nước. Bữa ngồi vẽ bức chân dung này xong, tôi không biết mình đã vẽ Hương Bình hay vẽ Nathalie nữa. Nhưng dù Nathalie hay dù Hương Bình...” Tưởng nghẹn lời. Nathalie ngẩn người ra. Nàng choàng ôm lấy Tưởng và im lặng...
Khoảng nửa năm sau, Tưởng phải đổi
đi một tiểu bang khác. Ở cái thành phố mà anh vừa đến không có nơi nào có vùng
thiên nhiên xanh mát đẹp đẽ như cái thành phố anh đã bỏ đi. Mỗi ngày, anh đi bộ
qua những đường phố đông người và xe cộ. Mỗi ngày, anh thèm nhớ những ngọn đồi
đầy sương, và những thung lũng đầy hoa. Anh có kể lể chuyện đó với Nathalie,
nhưng không thấy thư nàng trả lời.Tưởng nghĩ chắc nàng bận bịu nhiều công việc.
Anh định bụng năm tới sẽ lấy ít ngày nghỉ thường niên, để trở lại cái miền thơ
mộng đó thăm nàng. Nhưng gần đến mùa Giáng Sinh, Tưởng nhận được một bao thư dầy
cộm gửi đi từ một văn phòng luật sư Mỹ. Trong chiếc phong bì lớn ấy, ngoài những
giấy tờ đánh máy chi chít chữ, là lá thư viết tay của Nathalie. Lá thư viết bằng
tiếng Anh, và lối viết, là lối viết của một người Mỹ chính cống. “Tưởng thân mến.
Nathalie đang hấp hối ở trên giường bệnh.
Chứng ung thư máu bị đã lâu nhưng gắng
gượng chống đỡ, cho đến những giờ phút chót. Chắc là thua, vì cảm thấy đã quá mệt
nhoài. Không cho Tưởng biết, chẳng phải mắc cỡ ngượng ngùng gì, mà vì thấy Tưởng
là một người bạn rất tốt và đáng kính trọng. Tưởng đã có nhiều chuyện buồn rồi.
Nhất là chuyện về người con gái mang trái tim Đà Lạt của Tưởng ngày xưa... Tưởng
còn nhớ chiều hôm đi bộ bên Tưởng, Nathalie cứ phải thở dốc hổn hà hổn hển? Tưởng
còn nhớ một lần xem cuốn phim tả người con gái bị bệnh ung thư, Nathalie đã
không thể cầm được nước mắt... Mấy tháng sau này, tóc Nathalie đã bị rụng hết.
Cũng như Tưởng, Nathalie nằm đây, mà thèm nhớ những ngọn đồi xanh cỏ phủ đầy
sương... Một đôi khi, trong lúc bị cơn bệnh hành đau dữ dội, Nathalie khát khao
được nhìn lại Tưởng, được gặp lại Tưởng - dù chỉ là một phút giây ngắn ngủi.
Tưởng ơi, cái bóng dáng người đàn ông mỗi buổi sáng đi bộ thui thủi giữa một ngọn
đồi đã ám ảnh đầu óc Nathalie ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ. Nhưng bao giờ thì
Tưởng cũng nghiêm trang và xa cách. Như những đám mây ở đỉnh núi và như những vạt
sương ở lũng thấp - xa xăm... Sau này, được quen biết Tưởng, Nathalie đôi
lúc có ý nghĩa điên rồ: Muốn được trở thành một cô Hương Bình nào đó ngày xưa của
Tưởng...
Nhưng mọi chuyện đã qua đi, và bây
giờ đã là quá muộn... Nathalie đành phải vĩnh biệt Tưởng ngàn năm...
Hãy ở lại và vui vẻ sống. Hãy bằng
lòng trở về ngôi nhà của Nathalie, để buổi sáng Tưởng lại đi bộ lên đồi -
và trọn đời sống gần gũi bên bức chân dung của người con gái mang trái tim Đà Lạt...”
Tuấn Huy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét