Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng


Vẻ đẹp hùng vĩ của non nước Cao Bằng
Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng có diện tích hơn 3.000 km2, trải dài trên 6 huyện Hà Quảng, Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa và một phần diện tích các huyện Hòa An, Nguyên Bình và Thạch An của tỉnh Cao Bằng.
Nơi này có 130 điểm di sản địa chất độc đáo có giá trị quốc tế, trong đó có 1 khu bảo tồn quốc gia, 5 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 5 khu bảo vệ cảnh quan và 2 hành lang đa dạng sinh học, nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể…
Đây cũng là nơi sinh sống của 9 dân tộc như Tày, Nùng, H’Mông, Kinh, Dao, Sán Chay…
Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Phia Oắc, Phia Đén, Quần thể Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao… và đặc biệt Thác Bản Giốc, từng được bình chọn là một trong bốn thác vùng biên giới lớn và đẹp nhất trên thế giới.
Đây cũng là vùng đất có bề dày văn hóa, lịch sử với hơn 215 di tích văn hóa, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt (khu di tích lịch sử Pác Bó, Khu rừng Trần Hưng Đạo) được coi là một trong những khu vực ở Việt Nam được người tiền sử chiếm cư từ rất sớm, cố đô của một số triều đại phong kiến và đặc biệt là cái nôi của cách mạng Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Du khách tham quan 
thác Bản Giốc, Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng là miền đất mà du khách có thể tìm hiểu lịch sử trên 500 triệu năm của Trái đất qua các dấu tích còn lại ở đây.
Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay
Phia Oắc có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi cao có độ dốc lớn và thung lũng nhỏ hẹp, nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m đến gần 2.000 m so với mực nước biển.
Nếu đến Phia Oắc, du khách sẽ tận hưởng thời tiết của bốn mùa không khác gì Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)…
Nơi đây ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên, được tạo thành bởi các dãy núi cao trùng điệp và các dải rừng xanh bao phủ, thảm thực vật rừng mang đậm nét hoang sơ của vùng rừng núi quanh năm mây phủ, tạo nên bức tranh phong cảnh hài hòa, thơ mộng và vô cùng hấp dẫn…
Vào mùa đông lạnh giá, du khách còn có thể được chiêm ngưỡng băng tuyết phủ trắng Phia Oắc.
Khám phá Phia Oắc, du khách không thể không ghé thăm hợp tác xã thêu hoa văn và in sáp ong của người Dao Tiền; trải nghiệm những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Dao; mỏ thiếc Tĩnh Túc; trang trại cá hồi Phia Đén, hít thở không gian bao la khoáng đạt của những đồn điền chè;...
 © CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Rừng nguyên sinh 
với thảm thực vật phong phú Phia Oắc - Ảnh: NAM TRẦN
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN  Cảnh vật hoang sơ thu hút 
du khách tới khám phá, tham quan - Ảnh: NAM TRẦN
"Khám phá Phia Oắc - vùng núi của những đổi thay" còn là cơ hội để du khách tìm hiểu lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng lừng danh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, ngày 22-12-1944 đã cùng 34 chiến sĩ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trở về nguồn cội
Từ thành phố Cao Bằng ngược lên phía Bắc thuộc địa phận huyện Hòa An, Hà Quảng, du khách sẽ tham quan hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng... Trên hành trình trở về "cội nguồn cách mạng" du khách có thể đến thăm cột mốc 108 (nay là mốc 675) - nơi Bác đặt bước chân đầu tiên sau 30 năm bôn ba nước ngoài như Nhà ông Lý Quốc súng, Hang Cốc Bó - nơi Bác chọn làm chỗ ở và làm việc; bàn đá "chông chênh dịch sử Đảng"; suối Lênin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm... Tất cả gắn kết hài hòa giữa cảnh quan non nước hữu tình, đẹp như chốn "bồng lai tiên cảnh".
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Suối Lênin với nhiều di thích lịch sử, nơi Bác Hồ từng sống và lãnh đạo quân dân chiến đấu - Ảnh: NAM TRẦN
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN 
 Hang Pác Pó, Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Tại nhà trưng bày ở Khu di tích, du khách sẽ thấy chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đôi dép cao su... mà Bác đã dùng. Tất cả những kỷ vật tưởng chừng bình dị này, song rất đỗi thiêng liêng bởi nó gắn liền với cuộc đời hoạt động của Bác và cách mạng Việt Nam trước năm 1945.
Ngoài ra trên cung này, du khách có thể tham quan thành Bản Phủ, thành Na Lữ - đền vua Lê; đền thờ Nùng Chí Cao, ngôi đền rất thiêng thờ Phật và Mẫu Dẻ Đoóng, hoặc vãn cảnh chùa Đà Quận, chiêm ngưỡng bảo vật Quốc gia Chuông đồng lớn, Khu mộ liệt sĩ anh Kim Đồng.
Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xử sở thần tiên
Du khách đi về hướng Đông của tỉnh Cao Bằng đến với khu vực mang đậm sắc thái dân tộc Tày, Nùng tại huyện Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Phục Hòa, Trùng Khánh.
Tại hai điểm du lịch dừng chân đầu tiên, du khách có thể lựa chọn là Đèo Mã Phục và "Mắt Thần núi ở xã Quốc Toản (H. Trà Lĩnh). Đèo có chiều dài hơn 3,5 km, độ cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc. Đây là một trong những con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng.
 © CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Vị trí đèo Mã Phục 
trên bản đồ - Ảnh chụp màn hình
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Cảnh hùng vĩ nhưng cũng thơ mộng 
của hồ Thang Hen, hồ nước ngọt tại xã Quốc Toản, 
huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - Ảnh: NAM TRẦN
Nếu đến tham quan "Mắt Thần núi" nằm ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh vào mùa mưa (tháng 6 - 8), trải nghiệm đi bộ trên con đường mòn khúc khuỷu, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi một hồ Nặm Trá rộng khoảng 15 ha hiện ra, cùng thác nước Nặm Trá đẹp duyên dáng. Với vẻ đẹp lạ kỳ nên du khách ví von gọi là "Tuyệt tình Cốc Cao Bằng".
Tuyến du lịch tiếp tục trải nghiệm văn hóa bản địa tại làng nghề truyền thống của người Nùng An với làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân; làng rèn nông cụ xã Phúc Sen hoặc trải nghiệm tham gia làm mía đường tại Phục Hòa, ngoài ra còn các làng làm ngói máng, làng đan lát…
Đến với những ngôi làng này, du khách sẽ say đắm với làn điệu Hèo Phưn sâu lắng, tiếng sli, tiếng lượn ngọt ngào, da diết của các đôi trai gái bản trong sắc áo chàm đang trẩy vào mùa lễ hội Pháo Hoa, hội Thanh Minh, hội chùa Sùng Phúc…
© CHÍ TUỆ - NAM TRẦN Động Ngườm Ngao thuộc bản Gun, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh được xếp vào những hang động đẹp nhất nước, bởi hệ thống nhũ đá và măng đá đã tạo nên những khung cảnh thật sinh động, kỳ thú khiến con người phải thán phục, kinh ngạc - Ảnh: NAM TRẦN
Điểm đến cuối của hành trình này là Khu du lịch sinh thái thác Bản Giốc - một trong 4 thác đẹp nhất thế giới với cảnh quan hùng vĩ, oai hùng của thiên nhiên, nhất là khi mùa mưa, mùa nước đổ.
Nếu tới đây vào tháng 12, khi nước thác trong xanh, hoa tam giác mạch, hoa dã quỳ nở khắp núi rừng... ngắm và thả hồn vào dòng sông Quây Sơn thơ mộng, khám phá động Ngườm Ngao lung linh huyền ảo như thiên đường, hít thở bầu không khí trong lành của vùng biên đẹp nên thơ như "xứ sở thần tiên".
Cùng Tuổi Trẻ Online chiêm ngưỡng hình ảnh hùng vĩ của những địa điểm thuộc Công viên Địa chất - Non nước Cao Bằng.
Đồi chè xanh ngát xanh Phia Đén là điểm đến lý tưởng để vãn cảnh đẹp đến mê mẩn và thưởng thức những ấm chè Ô Long tuyệt hảo - Ảnh: NAM TRẦN
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước năm 1941 lãnh đạo phong trào cách mạng sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài - Ảnh: NAM TRẦN
Dòng suối Lênin xanh biếc - Ảnh: NAM TRẦN
Cảnh tượng nên thơ tại điểm hồ Thang Hen mùa nước cạn - Ảnh: NAM TRẦN
Động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm - Ảnh: NAM TRẦN
Thác bản Giốc với vẻ đẹp kỳ vĩ đã thu hút không chỉ du khách trong nước mà còn nước ngoài lui tới - Ảnh: NAM TRẦN
 CHÍ TUỆ - NAM TRẦN
Theo https://www.msn.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Miền cổ tích hoang hư 2

Miền cổ tích hoang hư 2 7 - Ngọ... Chiếc tàu thu mua hải sản ném Phương lên bờ tại cảng cá tanh hôi và ồn ào của Hải Phòng. Lôi thôi lếch ...