Đọc bài “Dịch và
Tư tưởng Tây phương hiện đại…” của ông Nguyễn Lê Hiếu, tôi thấy mình như bị
một “cái tát” vào mặt nổ đom đóm mà sao vẫn cứ thấy êm ái nhẹ nhàng. Quả đúng
như người ta nói, trí mà không có bi thì “nguy hiểm” vô
cùng. Cái “tài” của ông vô cùng độc đáo. Đó chính là ở chỗ, ông dùng chính ngôn
ngữ của đối thủ để công kích đối thủ, khiến cho đối thủ không còn nhận ra đâu
là lời của mình, đâu là lời công kích mình. Về điểm này, tôi quả thực rất khâm
phục ông.
Dù bị hoa mắt, tôi cũng xin được đưa ra vài ý kiến.
1. Nhờ cái thế giới ảo này mà tôi và ông có cái duyên tri ngộ, kể cũng là quý lắm rồi. Trái lại, nhờ cái thế giới ảo mà ông phải toát mồ hôi, vội vàng đứng dậy, sửa mũ, kéo vạt áo, buộc giây lưng mà muôn vàn cảm tạ thì kể ra cũng tội nghiệp ông quá. Không những thế, ông còn vì một bài viết tràng giang rất vang vang, lời nghênh ngang mà bỏ công viết một bài rõ ràng, mạch lạc, ra ngô ra khoai khiến cho ai ai cũng phải tâm đắc thì tôi càng thấy cảm thương cho cái tấm lòng muốn khai tâm điểm nhãn của ông dành cho tôi. Thú thực, nếu diện đối diện thì tôi không được thụ nhận cái ơn mưa móc của ông đâu. Vì tôi chẳng qua chỉ là kẻ đầu xanh chưa ráo máu, mặt còn búng ra sữa, tuổi đời chưa đến 28 cái xuân xanh, chẳng học hành chẳng bằng cấp gì hết mà bày đặt triết lý, lý sự, với bậc trưởng thượng. Tôi cũng chẳng được may mắn học những cái mà 3/4 chục năm trước ông được học để mà cho nó theo Dịch mà chuyển đi. Thậm chí tôi cũng chẳng may mắn thấy cái ngón tay chỉ trăng thì làm sao mà tôi quên cái ngón tay đó được. Lúc đó, tôi còn chưa sinh ra trên cõi đời này nữa mà. Cho nên những lời khai tâm điểm nhãn của ông dành cho tôi hóa ra chẳng ăn nhập vào đâu. Nhưng dù sao thì tôi cũng phải cảm ơn ông vì nhờ cái bài tràng giang của tôi mà bà con thiên hạ được học/đọc những áng văn bất hủ của ông. Còn tôi thì vì cái ông không theo kịp mà cũng đặt lời lên tiếng. Hình như ông cũng đâu có khác gì tôi. Chỉ có khác là ở chỗ rõ ràng mạch lạc của ông, còn tràng giang rất vang vang là của tôi.
2. Tôi chẳng đã nói rõ trong bài viết rằng: nói tư tưởng Tây phương hiện đại phá sản không có nghĩa là tôi đề cao Đông phương mà hạ bệ Tây phương. Vì như thế chẳng đem lại lợi ích gì cho những ai có tinh thần xây dựng như ông đã trích dẫn từ người học cao hiểu rộng là ông Nguyễn Duy Cần (nên nhớ rằng học cao hiểu rộng chưa phải là đã giác ngộ được chân lý). Chẳng hiểu sao ông lại cứ gán cho tôi là người phân biệt Đông Tây hơn thua, cao thấp này kia. Tuy nhiên, tất cả những cái mà ông dẫn chứng như sự tương đối giữa tinh thần và vật chất, đối nội đối ngoại, khái niệm tây đông mơ hồ tương đối của tác giả này, học giả kia thì cũng không thể chối bỏ được hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là hệ quả của Phương Tây hiện đại với tinh thần khoa học cơ khí được đề cao.
Theo tôi, cái lối lý luận đó cũng chỉ mang ý nghĩa chung chung, chứ cũng chẳng nói lên được điều gì cụ thể y như ông đã phê bình tôi về việc trích dẫn ông nông dân và bà cụ già. Cái gì là sự thật lịch sử, chúng ta vẫn cứ phải nói, phải bàn, phải xem nó xuất phát từ đâu, nguồn gốc nó thế nào, nó thuộc Đông hay Tây như số 0 là phát minh của Ấn Độ, giấy là phát minh của Trung hoa, bom nguyên tử, máy vi tính, điện thoại… là phát minh của Tây phương hiện đại, rồi sau đó mới tính đến chuyện hoà giải, xây dựng, xem xét định lượng hệ quả của những phát minh đó. Và cuối cùng mới có thể nói cái chống đối đó có mà cũng không có. Nếu cứ lý luận nhập nhằng, khơi khơi, lưng lửng như thế thì những thế hệ hậu học như chúng tôi và những thế hệ kế tiếp làm sao biện phân được trong đục để mà còn rút tỉa kinh nghiệm cho cuộc sống mai sau.
3. Ông nói: “Nhưng khi đã hết đối diện với vách mà bắt đầu nói với người, thì khi phát biểu, cần một sự chính xác tối thiểu.” Nếu ông cứ khăng khăng đòi câu văn, lời nói phải khúc triết, rõ ràng, minh bạch, chính xác tối thiểu trong các cuộc tranh luận thì nên đặt hai cái máy tranh luận thì tốt hơn. Bởi lẽ máy móc làm chính xác hơn con người chúng ta nhiều. Và như vậy thì chẳng còn cái gì gọi là hồn nhiên, ngây thơ chợt đến chợt đi tạo thành một vài thời khắc lịch sử nghĩa tình của hai người tranh luận. Thiết nghĩ, cái nghĩa tình, cái thông giao, cái tri ngộ hình như nó không đến từ những câu nói minh bạch chính xác rõ ràng về mặt logic, mà hình như nó đến từ những câu nói lưng chừng, vu vơ, vớ vẩn, hay ánh mắt có đuôi, hay cử chỉ biểu lộ trên cơ thể con người nhiều hơn. Trái lại, tranh luận để hơn thua, được mất, vạch lá tìm sâu thì tôi xin rút lại tất cả những gì tôi đã nói. Từng trải như ông, chắc ông kinh nghiệm điều này nhiều hơn tôi tưởng.
Đó mới chỉ là tâm lý đời thường, còn đi sâu vào đạo, tôi chưa thấy ai hết đối diện với vách mà nói lời chính xác để khai ngộ học trò. Trái lại họ toàn dùng những lời không thể hiểu được. Thậm chí họ còn đấm đá thét gào phỉ nhổ vào mặt học trò, khiến cho họ không biết lối nào mà lần, đường nào mà ra. Ở đây, không biết tôi có cần phải dẫn chứng cho ông hiểu thêm hay không? Nhưng có lẽ thôi vậy, tự ông tìm hiểu thì hay hơn, dẫn chứng ra đây, ông lại cho tôi là huênh hoang khoác lác thì buồn lắm…
4. Ông nói: “tôi có ý kiến rằng đó là hai nhận định cùng có chỗ đứng và cùng được hai người biết nhiều hiểu rộng đề ra và bảo vệ, đó là một cặp mâu thuẫn.” Thế hệ của chúng tôi không được may mắn mài đũng quần dưới bóng những người biết nhiều hiểu rộng của ông, nên viết mà không biết rằng tư tưởng đó đã được đề ra và bảo vệ rồi. Xin ông thứ lỗi. Thế hệ ông được may mắn học với các học giả biết nhiều hiểu rộng. Còn tôi xui xẻo lại học được điều đó ở nhà Phật qua câu nói: Vạn pháp do tâm tạo, tôi học được ở Nguyễn Du khi ông nói: thác là thể phách còn là tinh anh hay chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Như thế, là bậc trưởng thượng, ông lấy cái ngọn để dẫn chứng, là hậu sinh, hình như tôi chẳng biết đâu mà lần, nên vội vàng quơ quàng lấy vội, ai ngờ lại lấy ngay cái gốc để khẳng định cho tư tưởng của mình. Xin thứ lỗi.
5. Ông cho rằng Phật giáo là tư tưởng ngoại bang, tôi đưa ra ba luận cứ để chứng minh Phật giáo không phải là ngoại bang. Vậy mà ông chỉ dựa vào một luận cứ về thời gian để phản bác. Như thế tôi tạm kết luận rằng, ông là người bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, như sâu thì chẳng thấy lại thấy toàn là “sâu”, rồi vội vàng kết luận là quá nguy. Một lần nữa tôi xin mượn Nhị đế trong Trung quán luận của Long Thọ để chứng minh lại hầu ông.
Nhị đế bao gồm Chân đế và Tục đế có thể được tóm gọn như sau:
Dù bị hoa mắt, tôi cũng xin được đưa ra vài ý kiến.
1. Nhờ cái thế giới ảo này mà tôi và ông có cái duyên tri ngộ, kể cũng là quý lắm rồi. Trái lại, nhờ cái thế giới ảo mà ông phải toát mồ hôi, vội vàng đứng dậy, sửa mũ, kéo vạt áo, buộc giây lưng mà muôn vàn cảm tạ thì kể ra cũng tội nghiệp ông quá. Không những thế, ông còn vì một bài viết tràng giang rất vang vang, lời nghênh ngang mà bỏ công viết một bài rõ ràng, mạch lạc, ra ngô ra khoai khiến cho ai ai cũng phải tâm đắc thì tôi càng thấy cảm thương cho cái tấm lòng muốn khai tâm điểm nhãn của ông dành cho tôi. Thú thực, nếu diện đối diện thì tôi không được thụ nhận cái ơn mưa móc của ông đâu. Vì tôi chẳng qua chỉ là kẻ đầu xanh chưa ráo máu, mặt còn búng ra sữa, tuổi đời chưa đến 28 cái xuân xanh, chẳng học hành chẳng bằng cấp gì hết mà bày đặt triết lý, lý sự, với bậc trưởng thượng. Tôi cũng chẳng được may mắn học những cái mà 3/4 chục năm trước ông được học để mà cho nó theo Dịch mà chuyển đi. Thậm chí tôi cũng chẳng may mắn thấy cái ngón tay chỉ trăng thì làm sao mà tôi quên cái ngón tay đó được. Lúc đó, tôi còn chưa sinh ra trên cõi đời này nữa mà. Cho nên những lời khai tâm điểm nhãn của ông dành cho tôi hóa ra chẳng ăn nhập vào đâu. Nhưng dù sao thì tôi cũng phải cảm ơn ông vì nhờ cái bài tràng giang của tôi mà bà con thiên hạ được học/đọc những áng văn bất hủ của ông. Còn tôi thì vì cái ông không theo kịp mà cũng đặt lời lên tiếng. Hình như ông cũng đâu có khác gì tôi. Chỉ có khác là ở chỗ rõ ràng mạch lạc của ông, còn tràng giang rất vang vang là của tôi.
2. Tôi chẳng đã nói rõ trong bài viết rằng: nói tư tưởng Tây phương hiện đại phá sản không có nghĩa là tôi đề cao Đông phương mà hạ bệ Tây phương. Vì như thế chẳng đem lại lợi ích gì cho những ai có tinh thần xây dựng như ông đã trích dẫn từ người học cao hiểu rộng là ông Nguyễn Duy Cần (nên nhớ rằng học cao hiểu rộng chưa phải là đã giác ngộ được chân lý). Chẳng hiểu sao ông lại cứ gán cho tôi là người phân biệt Đông Tây hơn thua, cao thấp này kia. Tuy nhiên, tất cả những cái mà ông dẫn chứng như sự tương đối giữa tinh thần và vật chất, đối nội đối ngoại, khái niệm tây đông mơ hồ tương đối của tác giả này, học giả kia thì cũng không thể chối bỏ được hai quả bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki là hệ quả của Phương Tây hiện đại với tinh thần khoa học cơ khí được đề cao.
Theo tôi, cái lối lý luận đó cũng chỉ mang ý nghĩa chung chung, chứ cũng chẳng nói lên được điều gì cụ thể y như ông đã phê bình tôi về việc trích dẫn ông nông dân và bà cụ già. Cái gì là sự thật lịch sử, chúng ta vẫn cứ phải nói, phải bàn, phải xem nó xuất phát từ đâu, nguồn gốc nó thế nào, nó thuộc Đông hay Tây như số 0 là phát minh của Ấn Độ, giấy là phát minh của Trung hoa, bom nguyên tử, máy vi tính, điện thoại… là phát minh của Tây phương hiện đại, rồi sau đó mới tính đến chuyện hoà giải, xây dựng, xem xét định lượng hệ quả của những phát minh đó. Và cuối cùng mới có thể nói cái chống đối đó có mà cũng không có. Nếu cứ lý luận nhập nhằng, khơi khơi, lưng lửng như thế thì những thế hệ hậu học như chúng tôi và những thế hệ kế tiếp làm sao biện phân được trong đục để mà còn rút tỉa kinh nghiệm cho cuộc sống mai sau.
3. Ông nói: “Nhưng khi đã hết đối diện với vách mà bắt đầu nói với người, thì khi phát biểu, cần một sự chính xác tối thiểu.” Nếu ông cứ khăng khăng đòi câu văn, lời nói phải khúc triết, rõ ràng, minh bạch, chính xác tối thiểu trong các cuộc tranh luận thì nên đặt hai cái máy tranh luận thì tốt hơn. Bởi lẽ máy móc làm chính xác hơn con người chúng ta nhiều. Và như vậy thì chẳng còn cái gì gọi là hồn nhiên, ngây thơ chợt đến chợt đi tạo thành một vài thời khắc lịch sử nghĩa tình của hai người tranh luận. Thiết nghĩ, cái nghĩa tình, cái thông giao, cái tri ngộ hình như nó không đến từ những câu nói minh bạch chính xác rõ ràng về mặt logic, mà hình như nó đến từ những câu nói lưng chừng, vu vơ, vớ vẩn, hay ánh mắt có đuôi, hay cử chỉ biểu lộ trên cơ thể con người nhiều hơn. Trái lại, tranh luận để hơn thua, được mất, vạch lá tìm sâu thì tôi xin rút lại tất cả những gì tôi đã nói. Từng trải như ông, chắc ông kinh nghiệm điều này nhiều hơn tôi tưởng.
Đó mới chỉ là tâm lý đời thường, còn đi sâu vào đạo, tôi chưa thấy ai hết đối diện với vách mà nói lời chính xác để khai ngộ học trò. Trái lại họ toàn dùng những lời không thể hiểu được. Thậm chí họ còn đấm đá thét gào phỉ nhổ vào mặt học trò, khiến cho họ không biết lối nào mà lần, đường nào mà ra. Ở đây, không biết tôi có cần phải dẫn chứng cho ông hiểu thêm hay không? Nhưng có lẽ thôi vậy, tự ông tìm hiểu thì hay hơn, dẫn chứng ra đây, ông lại cho tôi là huênh hoang khoác lác thì buồn lắm…
4. Ông nói: “tôi có ý kiến rằng đó là hai nhận định cùng có chỗ đứng và cùng được hai người biết nhiều hiểu rộng đề ra và bảo vệ, đó là một cặp mâu thuẫn.” Thế hệ của chúng tôi không được may mắn mài đũng quần dưới bóng những người biết nhiều hiểu rộng của ông, nên viết mà không biết rằng tư tưởng đó đã được đề ra và bảo vệ rồi. Xin ông thứ lỗi. Thế hệ ông được may mắn học với các học giả biết nhiều hiểu rộng. Còn tôi xui xẻo lại học được điều đó ở nhà Phật qua câu nói: Vạn pháp do tâm tạo, tôi học được ở Nguyễn Du khi ông nói: thác là thể phách còn là tinh anh hay chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Như thế, là bậc trưởng thượng, ông lấy cái ngọn để dẫn chứng, là hậu sinh, hình như tôi chẳng biết đâu mà lần, nên vội vàng quơ quàng lấy vội, ai ngờ lại lấy ngay cái gốc để khẳng định cho tư tưởng của mình. Xin thứ lỗi.
5. Ông cho rằng Phật giáo là tư tưởng ngoại bang, tôi đưa ra ba luận cứ để chứng minh Phật giáo không phải là ngoại bang. Vậy mà ông chỉ dựa vào một luận cứ về thời gian để phản bác. Như thế tôi tạm kết luận rằng, ông là người bới lông tìm vết, vạch lá tìm sâu, như sâu thì chẳng thấy lại thấy toàn là “sâu”, rồi vội vàng kết luận là quá nguy. Một lần nữa tôi xin mượn Nhị đế trong Trung quán luận của Long Thọ để chứng minh lại hầu ông.
Nhị đế bao gồm Chân đế và Tục đế có thể được tóm gọn như sau:
“Tục đế có nghĩa là chân lý thường nghiệm của cuộc sống hằng ngày có thể suy diễn
và phát biểu bằng ngôn ngữ và lý luận do tập quán và công ước quy định. Ngược lại,
chân đế là chân lý tối thượng bất khả tư nghị, bất khả thuyết, và vô vi” [1].
Như thế, với luận cứ mưa lâu thấm đất hay với thời gian dài thì
tư tưởng sẽ thấm nhập là một chân lý thường nghiệm, mà đã là thường nghiệm
thì không thể tuyệt đối đúng được, nhưng nó vẫn có giá trị của nó. Nên tôi xếp
luận cứ này vào Tục đế.
Tiếp đến, bởi vì Tục đế không biến chuyển thành Chân đế được, nên tôi đã đưa ra luận cứ Đức Phật là chỉ đơn thuần là một y sĩ chữa bệnh linh hồn, ngài không chủ trương tôn giáo, ý thức hệ, triết thuyết hay quốc gia gì hết… Đây là một chân lý không thể chối cãi được. Và tôi xếp luận cứ này vào hàng Chân đế. Với thời gian, chân đế về Đức Phật chỉ đơn thuần là y sĩ chữa bệnh tâm linh bị lạm dụng, xuyên tạc, nên nó trở thành tục đế, và khi trở thành tục đế thì không thể siêu vượt được.
Thứ đến, tôi xin thêm câu chuyện Lục Tổ Huệ Năng đi tìm đạo trong Pháp Bảo Đàn kinh để chứng minh Phật tính không phương không hướng, không thuộc quốc gia này, chẳng thuộc quốc gia kia. Khi Huệ Năng lần đầu bái kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Tổ nói: “Chú là người phương nào mà đến núi này bái lạy ta? Nay chú đến đây với mục đích cầu cái gì vậy?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là người Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu. Nay lặn lội từ phương xa đến bái lạy Hoà thượng, không để cầu vật gì khác, mà chỉ cầu Phật pháp thôi.” Đại sư bèn quở Huệ Năng rằng: “Chú là dân Lĩnh Nam, vốn là đồ mọi rợ, làm thế nào mà thành Phật cho được?” Huệ Năng nói: “Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hoà thượng, Phật tánh trong chúng ta có gì là sai biệt?” [2]. Với luận cứ này, tôi tiếp tục đặt làm chân đế để siêu vượt tục đế vừa rồi. Nhưng theo dòng thời gian, luận cứ này cũng đã bị hiểu lầm, xuyên tạc nên không còn mang tính chân thực nữa và ngay lập tức trở thành tục đế.
Thêm bước nữa là trong bài viết tôi có đề cập đến vấn đề Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam. Trong Pháp Bảo đàn kinh đều xác nhận hai điều quan trọng:
Thứ nhất: Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu;
Thứ hai: Huệ Năng sinh trưởng tại Lĩnh Nam và hoằng pháp chung quanh vùng Nam Hải, tức là Phiên Ngung (thuộc lãnh thổ Việt Nam thời đó). Yampolsky cũng đã chú thích rất rõ: “Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Đông Dương Việt Nam” (“Ling-nan indicates the areas of Kwangtung, Kwangsi, and Northern Indochina”, op. cit., trang 126). Thêm vào đó, tác giả còn đưa ra một dẫn chứng đáng chú ý đó là trong khi Huệ Năng xưng mình là người Lĩnh Nam thì các sử gia Việt nam đều một nhận một tác phẩm lịch sử cũng mang hai từ Lĩnh Nam, đó là Lĩnh Nam trích quái [3]. Dù sao, đó vẫn là giả thuyết, còn thực tế vẫn đang được các nhà sử học, khảo cổ học tranh luận. Chân đế này lại bị đẩy xuống hàng tục đế.
Sau hết tôi đã đưa ra Tứ cú của Long Thọ (đã trình bày trong bài viết) để cho thấy rằng toàn bộ tư tưởng Phật giáo là một chữ Không, tức Không tính của Long Thọ. Ngài giải thích: “Do có ý nghĩa Không (vô tự tính) nên tất cả các pháp mới được thành lập. Nếu không có ý nghĩa Không thời tất cả các pháp đều bất thành” (Trung luận XXIV.14) thì còn gì là ý thức hệ nội ngoại tôi anh để nhà Lý, Trần không kỳ thị, phân biệt ngoại bang. Tôi xếp luận cứ này là Chân đế. Và cứ như thế cho đến khi nào ta đạt được Đệ nhất nghĩa đế hay đạt được sự im lặng toàn triệt của tâm thức, lúc ấy ta mới có thể từ hư không đặt để lên lời.
Tóm lại, ông nói Phật giáo là tôn giáo, còn tôi thì cho rằng đó chỉ là tục đế; ông nói ý thức hệ Phật giáo, còn tôi cũng chỉ cho là tục đế; ông dẫn triết gia Trần Đức Thảo được tôn làm á thần hay thánh thần tư tưởng gì đó, thì cũng chỉ là tục đế; ông dẫn Nguyễn Duy Cần thì cũng chẳng hơn gì tục đế. Nói khác, dù ông có dẫn chứng Einsteins, tôi cũng chỉ cho là tục đế mà thôi. Mà dừng lại ở Tục đế mà kết luận thì không thoả đáng, không thuyết phục, nếu không muốn nói là hời hợt. Bởi chính Đức Phật, Người ngự ở cảnh giới bất khả tư nghị, là bậc ngộ được cái toàn tri toàn giác mà còn nói trong kinh Văn Thù rằng: “Ta ở cõi trần 49 năm, chưa từng nói với người một chữ nào” thì những loại người còn mê muội, còn bị Bát phong (tám gió) xô đẩy lật nhào, dù bề ngoài họ tỏ vẻ không khen cũng chẳng chê, thì cũng khó có thể xếp vào hàng chân đế được. Nói vậy, xin ông cũng đừng cho rằng tục đế và chân đế tách biệt nhau. Bài tụng Trung luận XXIV số 10 nói rõ sự cần thiết phải phân biệt chân đế và tục đế: “Nếu không nhờ Tục đế, thì không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế. Và nếu không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế thì không chứng được quả vị Niết bàn.” Trong Triết học về tánh Không, Tuệ Sĩ nói rằng: “Triết lý vô ngôn của Trung quán không thể hiểu một cách hời hợt là muốn đi về Tuyệt đối, phải loại bỏ triệt để mọi hình thức của ngôn ngữ.” Vì vậy, kết luận Phật giáo là tôn giáo ngoại bang chưa phải là một kết luận chắc chắn.
6. Tương tự như vậy, trong bài “Tư tưởng Tây phương hiện đại đi về đâu” tôi đưa ra hai luận cứ.
Trước hết, tôi dẫn Heidegger với hai tác phẩm Nhập môn siêu hình học và Hữu thể và thời gian để làm luận cứ chứng minh cho sự sụp đổ của tư tưởng Tây phương. Tôi xếp luận cứ này vào tục đế vì chưa chắc Heidegger đã nói đúng, dù ông có tư tưởng uyên thâm, có là triết gia đại tài mà chưa giác ngộ, chưa đạt Đạo, chưa vượt thoát được sinh tử luân hồi thì chưa thể đạt được chân đế.
Thứ đến, tôi đưa ra luận cứ hai là cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Dù có giải thích, biện hộ cách nào đi nữa thì nguyên nhân chủ yếu vẫn thuộc về lối suy tưởng của Tây phương đại. Tôi xếp luận cứ này vào chân đế. Tuy nhiêu, nếu xét toàn bộ tất cả các nguyên nhân tác thành hai cuộc chiến thì phải kể Nhật Bản, thuộc Á châu, cũng là một nhân tố quan trọng trong guồng máy chiến tranh. Có người còn cho rằng nguyên nhân là ở tận những vì sao xa xăm trong cõi thiên hà mênh mông vô định tác động, khiến con người phải giết nhau bằng hai trái bom nguyên tử… Nên chân đế bị biến thành làm tục đế.
Tiếp theo, tôi xin đưa thêm một luận cứ nữa đó là những hiện tượng tự nhiên đã thay đổi nhanh chóng trong một vài thập niên gầy đây đã gây lo ngại cho con người rất nhiều đặc biệt là trong lãnh vực môi trường như: hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng dần, băng Bắc cực tan nhanh, nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bò điên, cúm gà… Nguyên do của tất cả những sự khủng hoảng này là do đâu? Có lẽ tôi không cần trả lời, bởi một người uyên bác như ông thì làm sao không hiểu được. Tôi xếp luận cứ này vào hàng chân đế để bảo vệ câu nói “Sự phá sản của tư tưởng Tây phương”. Đến khi luận cứ về thiên nhiên bị lạm dụng, nên chân đế này lại biến thành tục đế.
Cuối cùng, chính bản thân tôi hằng ngày phải hít thở khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy, phải uống nước sông ô nhiễm, phải ăn quả dưa bằng ngón tay mà chỉ sau một đêm, nó to bằng cổ tay, do người ta bơm thuốc tăng trưởng. Với tai nghe, mắt thấy, miệng nếm thử, tay đụng chạm, bao tử quặn đau, tôi đưa luận cứ này vào chân đế, v.v… Nói tóm, để có thể kết luận là tư tưởng Tây phương có phá sản hay không thì còn phải lý luận nhiều và nhiều hơn nữa mới đủ chứng cứ thuyết phục. Bao nhiêu đó theo Long Thọ thì vẫn chưa đủ thuyết phục, cần phải dẫn chứng cho đến khi không còn gì để nói nữa, tức im lặng toàn triệt thì sự vật hiện tượng mới tự nó hiển hiện, giống như bông hoa nở, như con gà mổ vỏ chui ra. Tuy nhiên, với những gì tác động trực tiếp nên cuộc sống, tôi có thể tạm kết luận: Nếu cứ suy tư theo lối luận lý khoa học của Tây phương hiện đại, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm cho chính cuộc sống của chúng ta. Như vậy, tôi đã nói có sách, đã mách có chứng, chứ không phải nói khơi khơi, lưng lửng như ông nghĩ.
7. Cuối cùng, ông viết tiếp:
Tiếp đến, bởi vì Tục đế không biến chuyển thành Chân đế được, nên tôi đã đưa ra luận cứ Đức Phật là chỉ đơn thuần là một y sĩ chữa bệnh linh hồn, ngài không chủ trương tôn giáo, ý thức hệ, triết thuyết hay quốc gia gì hết… Đây là một chân lý không thể chối cãi được. Và tôi xếp luận cứ này vào hàng Chân đế. Với thời gian, chân đế về Đức Phật chỉ đơn thuần là y sĩ chữa bệnh tâm linh bị lạm dụng, xuyên tạc, nên nó trở thành tục đế, và khi trở thành tục đế thì không thể siêu vượt được.
Thứ đến, tôi xin thêm câu chuyện Lục Tổ Huệ Năng đi tìm đạo trong Pháp Bảo Đàn kinh để chứng minh Phật tính không phương không hướng, không thuộc quốc gia này, chẳng thuộc quốc gia kia. Khi Huệ Năng lần đầu bái kiến Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Tổ nói: “Chú là người phương nào mà đến núi này bái lạy ta? Nay chú đến đây với mục đích cầu cái gì vậy?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là người Lĩnh Nam, vốn chỉ là một tên thường dân ở Tân Châu. Nay lặn lội từ phương xa đến bái lạy Hoà thượng, không để cầu vật gì khác, mà chỉ cầu Phật pháp thôi.” Đại sư bèn quở Huệ Năng rằng: “Chú là dân Lĩnh Nam, vốn là đồ mọi rợ, làm thế nào mà thành Phật cho được?” Huệ Năng nói: “Con người tuy có Nam Bắc, Phật tánh lại chẳng có Bắc Nam. Tuy thân mọi rợ này không giống với thân Hoà thượng, Phật tánh trong chúng ta có gì là sai biệt?” [2]. Với luận cứ này, tôi tiếp tục đặt làm chân đế để siêu vượt tục đế vừa rồi. Nhưng theo dòng thời gian, luận cứ này cũng đã bị hiểu lầm, xuyên tạc nên không còn mang tính chân thực nữa và ngay lập tức trở thành tục đế.
Thêm bước nữa là trong bài viết tôi có đề cập đến vấn đề Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam. Trong Pháp Bảo đàn kinh đều xác nhận hai điều quan trọng:
Thứ nhất: Huệ Năng không biết đọc và không biết viết chữ Tàu;
Thứ hai: Huệ Năng sinh trưởng tại Lĩnh Nam và hoằng pháp chung quanh vùng Nam Hải, tức là Phiên Ngung (thuộc lãnh thổ Việt Nam thời đó). Yampolsky cũng đã chú thích rất rõ: “Lĩnh Nam là những vùng ở Quảng Đông, Quảng Tây, và miền Bắc Đông Dương Việt Nam” (“Ling-nan indicates the areas of Kwangtung, Kwangsi, and Northern Indochina”, op. cit., trang 126). Thêm vào đó, tác giả còn đưa ra một dẫn chứng đáng chú ý đó là trong khi Huệ Năng xưng mình là người Lĩnh Nam thì các sử gia Việt nam đều một nhận một tác phẩm lịch sử cũng mang hai từ Lĩnh Nam, đó là Lĩnh Nam trích quái [3]. Dù sao, đó vẫn là giả thuyết, còn thực tế vẫn đang được các nhà sử học, khảo cổ học tranh luận. Chân đế này lại bị đẩy xuống hàng tục đế.
Sau hết tôi đã đưa ra Tứ cú của Long Thọ (đã trình bày trong bài viết) để cho thấy rằng toàn bộ tư tưởng Phật giáo là một chữ Không, tức Không tính của Long Thọ. Ngài giải thích: “Do có ý nghĩa Không (vô tự tính) nên tất cả các pháp mới được thành lập. Nếu không có ý nghĩa Không thời tất cả các pháp đều bất thành” (Trung luận XXIV.14) thì còn gì là ý thức hệ nội ngoại tôi anh để nhà Lý, Trần không kỳ thị, phân biệt ngoại bang. Tôi xếp luận cứ này là Chân đế. Và cứ như thế cho đến khi nào ta đạt được Đệ nhất nghĩa đế hay đạt được sự im lặng toàn triệt của tâm thức, lúc ấy ta mới có thể từ hư không đặt để lên lời.
Tóm lại, ông nói Phật giáo là tôn giáo, còn tôi thì cho rằng đó chỉ là tục đế; ông nói ý thức hệ Phật giáo, còn tôi cũng chỉ cho là tục đế; ông dẫn triết gia Trần Đức Thảo được tôn làm á thần hay thánh thần tư tưởng gì đó, thì cũng chỉ là tục đế; ông dẫn Nguyễn Duy Cần thì cũng chẳng hơn gì tục đế. Nói khác, dù ông có dẫn chứng Einsteins, tôi cũng chỉ cho là tục đế mà thôi. Mà dừng lại ở Tục đế mà kết luận thì không thoả đáng, không thuyết phục, nếu không muốn nói là hời hợt. Bởi chính Đức Phật, Người ngự ở cảnh giới bất khả tư nghị, là bậc ngộ được cái toàn tri toàn giác mà còn nói trong kinh Văn Thù rằng: “Ta ở cõi trần 49 năm, chưa từng nói với người một chữ nào” thì những loại người còn mê muội, còn bị Bát phong (tám gió) xô đẩy lật nhào, dù bề ngoài họ tỏ vẻ không khen cũng chẳng chê, thì cũng khó có thể xếp vào hàng chân đế được. Nói vậy, xin ông cũng đừng cho rằng tục đế và chân đế tách biệt nhau. Bài tụng Trung luận XXIV số 10 nói rõ sự cần thiết phải phân biệt chân đế và tục đế: “Nếu không nhờ Tục đế, thì không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế. Và nếu không đạt được Ðệ nhất nghĩa đế thì không chứng được quả vị Niết bàn.” Trong Triết học về tánh Không, Tuệ Sĩ nói rằng: “Triết lý vô ngôn của Trung quán không thể hiểu một cách hời hợt là muốn đi về Tuyệt đối, phải loại bỏ triệt để mọi hình thức của ngôn ngữ.” Vì vậy, kết luận Phật giáo là tôn giáo ngoại bang chưa phải là một kết luận chắc chắn.
6. Tương tự như vậy, trong bài “Tư tưởng Tây phương hiện đại đi về đâu” tôi đưa ra hai luận cứ.
Trước hết, tôi dẫn Heidegger với hai tác phẩm Nhập môn siêu hình học và Hữu thể và thời gian để làm luận cứ chứng minh cho sự sụp đổ của tư tưởng Tây phương. Tôi xếp luận cứ này vào tục đế vì chưa chắc Heidegger đã nói đúng, dù ông có tư tưởng uyên thâm, có là triết gia đại tài mà chưa giác ngộ, chưa đạt Đạo, chưa vượt thoát được sinh tử luân hồi thì chưa thể đạt được chân đế.
Thứ đến, tôi đưa ra luận cứ hai là cuộc chiến tranh thế giới khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người. Dù có giải thích, biện hộ cách nào đi nữa thì nguyên nhân chủ yếu vẫn thuộc về lối suy tưởng của Tây phương đại. Tôi xếp luận cứ này vào chân đế. Tuy nhiêu, nếu xét toàn bộ tất cả các nguyên nhân tác thành hai cuộc chiến thì phải kể Nhật Bản, thuộc Á châu, cũng là một nhân tố quan trọng trong guồng máy chiến tranh. Có người còn cho rằng nguyên nhân là ở tận những vì sao xa xăm trong cõi thiên hà mênh mông vô định tác động, khiến con người phải giết nhau bằng hai trái bom nguyên tử… Nên chân đế bị biến thành làm tục đế.
Tiếp theo, tôi xin đưa thêm một luận cứ nữa đó là những hiện tượng tự nhiên đã thay đổi nhanh chóng trong một vài thập niên gầy đây đã gây lo ngại cho con người rất nhiều đặc biệt là trong lãnh vực môi trường như: hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng dần, băng Bắc cực tan nhanh, nạn phá rừng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bò điên, cúm gà… Nguyên do của tất cả những sự khủng hoảng này là do đâu? Có lẽ tôi không cần trả lời, bởi một người uyên bác như ông thì làm sao không hiểu được. Tôi xếp luận cứ này vào hàng chân đế để bảo vệ câu nói “Sự phá sản của tư tưởng Tây phương”. Đến khi luận cứ về thiên nhiên bị lạm dụng, nên chân đế này lại biến thành tục đế.
Cuối cùng, chính bản thân tôi hằng ngày phải hít thở khí thải của các phương tiện giao thông và các nhà máy, phải uống nước sông ô nhiễm, phải ăn quả dưa bằng ngón tay mà chỉ sau một đêm, nó to bằng cổ tay, do người ta bơm thuốc tăng trưởng. Với tai nghe, mắt thấy, miệng nếm thử, tay đụng chạm, bao tử quặn đau, tôi đưa luận cứ này vào chân đế, v.v… Nói tóm, để có thể kết luận là tư tưởng Tây phương có phá sản hay không thì còn phải lý luận nhiều và nhiều hơn nữa mới đủ chứng cứ thuyết phục. Bao nhiêu đó theo Long Thọ thì vẫn chưa đủ thuyết phục, cần phải dẫn chứng cho đến khi không còn gì để nói nữa, tức im lặng toàn triệt thì sự vật hiện tượng mới tự nó hiển hiện, giống như bông hoa nở, như con gà mổ vỏ chui ra. Tuy nhiên, với những gì tác động trực tiếp nên cuộc sống, tôi có thể tạm kết luận: Nếu cứ suy tư theo lối luận lý khoa học của Tây phương hiện đại, chúng ta sẽ gặp nguy hiểm cho chính cuộc sống của chúng ta. Như vậy, tôi đã nói có sách, đã mách có chứng, chứ không phải nói khơi khơi, lưng lửng như ông nghĩ.
7. Cuối cùng, ông viết tiếp:
“Điều tôi muốn trình bày là hệ thống suy nghĩ của ông có chút mâu thuẫn nội bộ:
một mặt chê người khác là nô lệ ý thức ngoại bang, một mặt khen Thiền tông,
cũng là một tư tưởng ngoại bang, được triều đình tin cẩn nên để cho cầm ngọn
cờ chủ đạo. Tôi muốn gợi ý để ông Nguyễn Minh Kiều có thể điều chỉnh lý luận
hay cách nhìn sao cho hệ thống suy nghĩ của mình được thông xuất trôi chảy nhịp
nhàng hơn, dòng suy tư vững chắc hơn, lỏng lẻo ít hơn. Cái ngộ là tuy không hiểu
sự gợi ý xây dựng của tôi, ông cũng đã điều chỉnh cách nhìn và giải thích cái
điểm ý thức ngoại bang.”
Ở điểm này, là hậu bối, tôi xin chân thành cảm ơn ông rất nhiều, vì dù sao ông
đã giúp cho tôi thấy hệ thống suy tư của tôi có chút mâu thuẫn nội bộ. Quả thực
theo luận lý của Aristolte thì đúng là tôi mâu thuẫn với chính mình.
Tôi xin phân tích lý luận của ông: Tôi chê Phong Uyên (A) là vong bản và nô lệ ý thức ngoại bang (B). Song lại khen đời Lý Trần (-A) khi Phật giáo Thiền tông… cũng là ý thức hệ ngoại bang (phản biện của ông) (B). Với tính chất bắc cầu, ông suy ra A = -A. Sau đó, ông dùng quy tắc đồng nhất (A phải là A, chứ không thể là –A được) để kết luận tôi mâu thuẫn.
Giờ xin được góp ý trong hệ thống tư tưởng của ông.
Tôi xin phân tích lý luận của ông: Tôi chê Phong Uyên (A) là vong bản và nô lệ ý thức ngoại bang (B). Song lại khen đời Lý Trần (-A) khi Phật giáo Thiền tông… cũng là ý thức hệ ngoại bang (phản biện của ông) (B). Với tính chất bắc cầu, ông suy ra A = -A. Sau đó, ông dùng quy tắc đồng nhất (A phải là A, chứ không thể là –A được) để kết luận tôi mâu thuẫn.
Giờ xin được góp ý trong hệ thống tư tưởng của ông.
Để phê bình tôi, ông nói: “bên Tây cũng có tinh thần bên Đông
cũng có vật chất… Tiến xa một bước, thì khái niệm Tây và Đông cũng mơ hồ và
tương đối.” Theo tôi hiểu, mơ hồ và tương đối ở đây có nghĩa A vừa bằng
A, vừa có thể bằng -A. Chưa hết ông còn dẫn chứng người học cao hiểu rộng để củng
cố cho lập trường của ông. Nói về mình, sao ông rộng lượng thế? Còn nói về người
khác, sao ông hẹp hòi vậy? Còn thực chất trong bài viết, tôi đã nói toàn bộ thế
giới ngày nay đã biến thành Tây phương hết rồi, họ đã chinh phục toàn bộ thế giới
này bởi lối suy tư rõ ràng, minh bạch, chính xác mà ông chủ trương rồi. Hơn nữa,
tôi còn khẳng định, ở tận đầu nguồn, làm gì có phân biệt Đông Tây. Có Đông có
Tây chính là do những người học cao hiểu rộng cùng thế hệ với ông đẻ ra, rồi
huênh hoang khoác lác, chứ hậu sinh như chúng tôi đâu có đủ kiến văn quảng
bác như các học giả của ông để mà phân biệt đông tây.
Đối với tôi, nguyên lý đồng nhất, hay toàn bộ luận lý nhị trị
của Aristotle chỉ có giá trị ở bình diện thường nghiệm mà thôi. Nói khác, nó chỉ
được xếp vào hàng tục đế trong Trung quán luận của Long Thọ. Nếu ông lý luận
như vậy thì, dù không đành lòng, nhưng tôi cũng phải nói rằng: chỉ có trẻ con mới
tin vào cách lý luận đó. Lý do tại sao thì tôi đã dùng Nhị Đế của Long Thọ để kết
luận Phật giáo Thiền tông không phải là ý thức hệ tôn giáo ngoại bang rồi. Nói
cho cùng thì cách lý luận của ông cũng chỉ loanh quanh luẩn quẩn trong tính chất
bắc cầu A = B, B = C A = C và nguyên lý đồng nhất A = A mà bất cứ đứa trẻ học
phổ thông nào cũng biết.
Ngày nay, ngay trong lòng Tây phương hiện đại, đã có những người thấy được mối nguy hiểm trong hệ thống lý luận nhị trị đó, nên đã thay thế bằng khuynh hướng đa phân (the multi-valued orientation) hay khuynh hướng vô hạn trị phân của khoa học hiện đại (the infinite valued orientaion of modern science) [4].
Ngày nay, ngay trong lòng Tây phương hiện đại, đã có những người thấy được mối nguy hiểm trong hệ thống lý luận nhị trị đó, nên đã thay thế bằng khuynh hướng đa phân (the multi-valued orientation) hay khuynh hướng vô hạn trị phân của khoa học hiện đại (the infinite valued orientaion of modern science) [4].
Hơn nữa, quy tắc đồng nhất (A = A) mà ông dùng để kết luận
tôi là lỏng lẻo thì đã bị Số học vô số của nhà toán học
George Cantor phá huỷ đến tận gốc rễ. Cụ thể Cantor so sánh như sau:
2, 4, 6 đều là số chẵn, nên chỉ là một nửa của toàn bộ số lẻ và chẵn theo suy luận bình thường. Nhưng nếu ta cứ đo theo điệu song chuyển đó thì chẳng có số nào nhiều hơn số nào hết. Vô số của số chẵn cũng bằng vô số của tất cả các số chẵn và lẻ. Nói khác, một phần lớn bằng toàn thể hay toàn thể nhỏ bằng một phần. Do đó, A = A thì đúng rồi, nhưng A vẫn có thể bằng –A mà, sao ông lại vội vàng kết luận là tôi lỏng lẻo, mâu thuẫn, thậm chí còn nguy hiểm nữa. Như thế, tôi đã dùng chính người Tây phương để phá huỷ tư tưởng Tây phương. Phá huỷ tư tưởng Tây phương cũng chính là phá huỷ hệ thống suy luận của ông. Chứ tôi cũng chẳng có đủ sức, đủ trình độ, mà cũng chẳng cần phải phá huỷ cái hệ thống mà tôi đã vượt qua. Qua sông rồi còn mang vác chiếc bè đó làm chi nữa. Nói khác, cách hệ thống suy luận đó cũng chưa thể so với ngón tay chỉ trăng được, nên cũng chẳng có ngón tay nào để mà quên nữa.
2, 4, 6 đều là số chẵn, nên chỉ là một nửa của toàn bộ số lẻ và chẵn theo suy luận bình thường. Nhưng nếu ta cứ đo theo điệu song chuyển đó thì chẳng có số nào nhiều hơn số nào hết. Vô số của số chẵn cũng bằng vô số của tất cả các số chẵn và lẻ. Nói khác, một phần lớn bằng toàn thể hay toàn thể nhỏ bằng một phần. Do đó, A = A thì đúng rồi, nhưng A vẫn có thể bằng –A mà, sao ông lại vội vàng kết luận là tôi lỏng lẻo, mâu thuẫn, thậm chí còn nguy hiểm nữa. Như thế, tôi đã dùng chính người Tây phương để phá huỷ tư tưởng Tây phương. Phá huỷ tư tưởng Tây phương cũng chính là phá huỷ hệ thống suy luận của ông. Chứ tôi cũng chẳng có đủ sức, đủ trình độ, mà cũng chẳng cần phải phá huỷ cái hệ thống mà tôi đã vượt qua. Qua sông rồi còn mang vác chiếc bè đó làm chi nữa. Nói khác, cách hệ thống suy luận đó cũng chưa thể so với ngón tay chỉ trăng được, nên cũng chẳng có ngón tay nào để mà quên nữa.
Thêm một chút là đối với ông Phong Uyên, tôi đã hiểu phần nào
khi ông phải cố gắng học tiếng Việt rất nhiều mới có thể viết được như vậy. Tôi đã
xin lỗi và rút lại lời nói. Sở dĩ tôi nói vong bản, hay nô lệ ý thức là nói
trên bình diện chữ nghĩa, tức là về phương pháp luận, Phong Uyên đã dùng hệ thống ý niệm của Tây phương hiện đại để
nói về tinh thần tự lực tự cường của nước nhà. Vì thế, trong bài viết, tôi mới
nói, dùng hệ thống ý niệm của người khác mà nói rằng mình độc lập, tự chủ,
không bị đồng hóa là không nên, tốt nhất là nên dùng phương pháp luận của mình
để suy tư về nền tự chủ của mình. Nếu dùng phương pháp của người ta thì người
ta sẽ cười và bảo rằng: “Ông dùng hệ thống ý niệm và ngôn ngữ của tôi mà bàn về
tự do, độc lập của ông thì ông đã bị nô lệ ngay trong bài viết của ông rồi.”
Còn tôi không bao giờ có ý con người thật của ông Phong Uyên là vong bản hay nô
lệ ý thức, vì chúng ta chỉ tranh luận trên văn từ chữ nghĩa qua thế giới ảo.
Nên ông
Uyên cũng đã thông cảm và bỏ qua cho tôi rồi.
Tóm lại, theo thiển ý, nếu muốn tranh luận bất cứ vấn đề gì,
cần phải có hai điều kiện, đó là trí và bi. Trí thì ta có
thể vận dụng mọi kiến thức, mọi phương pháp tuỳ theo tính chất quan trọng của vấn
đề, nhưng đối với tôi, Trung quán luận của Long Thọ là cái trí siêu việt nhất
và toàn triệt nhất, còn tất cả những phương pháp suy luận nhị trị kiểu như
Aristotle thì chỉ có giá trị trên bình diện thường nghiệm không hơn không kém.
Bi tức là tấm lòng dung nhiếp tất cả những đối cực, tất cả những mâu thuẫn vào
trong cái Nhất thể, cái rỗng không trong suốt, để trong tận cùng mâu thuẫn, ta
vẫn chan chứa miền cảm thông. Đến đây, chắc chắn ông lại kết luận, tôi sử dụng
tư tưởng của người khác, mà lại chê bai người ta vong bản chứ gì. Đối với tôi,
vong bản không chỉ giới hạn ở nghĩa quên mất nguồn gốc, quên mất tổ tiên. Vong
bản còn có nghĩa là ly tâm, là bỏ quên cái bản lai diện mục của mình để tìm cầu,
nương gá vào những đối tượng bên ngoài. Cho nên, tư tưởng nào, phương pháp nào
khả dĩ giúp tôi hồi quang phản tỉnh, phản bổn hoàn nguyên, hồi đầu thị ngạn, kiến
tánh thành Phật thì dù người sáng tạo ra nó có là Miên hay Mọi, Tây hay Đông
cũng chẳng thành vấn đề. Vấn đề của tôi là làm sao giải thoát chính mình, một
khi giải thoát chính mình, thì tức khắc quốc gia, đất nước sẽ được giải thoát.
Một khi thay đổi chính mình, ngay lập tức xã hội quốc gia sẽ thay đổi. Chỉ lo cứu
độ, giải thoát người khác mà bỏ quên chính mình thì không có gì nguy hiểm, giả
dối bằng. Chân thành cám ơn ông.
Chú thích:
Chú thích:
[1] http://zencomp.com/greatwisdom/
[2] http://www.zencomp.com/greatwisdom/
[3] Xem thêm, Pháp Bảo Đàn Kinh, dg Thích Mãn Giác, nguồn http://www.zencomp.com/
[4] Xem thêm, Thích Minh Châu, Trước sự nô lệ của con người, NXB Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1970, tr. 218.
[2] http://www.zencomp.com/greatwisdom/
[3] Xem thêm, Pháp Bảo Đàn Kinh, dg Thích Mãn Giác, nguồn http://www.zencomp.com/
[4] Xem thêm, Thích Minh Châu, Trước sự nô lệ của con người, NXB Ban Tu thư Đại học Vạn Hạnh, 1970, tr. 218.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét