Không hiểu sao, những ngày này, tôi lại nhớ đến Hoàng Hữu. Và tôi tìm lại được cuốn Hai nửa vầng trăng - Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1991 - do bạn bè tập hợp biên soạn lại (với sự tài trợ của Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam). Sau sự ra đi của Nguyễn Thái Vận, Đào Ngọc Vĩnh, Hoàng Hữu,… tôi ngẫm nhiều đến cái mong manh của cuộc đời vốn hư phù này: “Ơi những người cực tốt - Trái tim thường hay đau”.
Thơ và tranh Hoàng Hữu kết hợp cái mong manh trong nhòe lẫn sương khói, biên độ hình và nét không rõ rệt, chữ và nghĩa thì đậm sương. Nhưng ẩn sau những dòng chữ, những đường nét và sắc màu đó thì hồn anh rõ lắm: tinh tế, đằm thắm… khiến ai đã đọc thơ và xem tranh anh thì thật khó quên. Dẫu mệnh yểu, Hoàng Hữu không qua khỏi ở tuổi 36, nhưng anh đã để lại những câu thơ thật tâm huyết về cuộc kiếm tìm cái Đẹp như: Một vầng trăng cho cá suốt đời tìm, cho bạn bè và người yêu thơ, yêu tranh của anh một khát vọng sáng tạo không hề ngừng nghỉ để có được những giá trị nghệ thuật đích thực dâng hiến cho đời.
Năm 1976, tôi về Hà Nội thăm chú em, lúc đó học Trường Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Hoàng Hữu cũng đang học hàm thụ đại học (vì thế tôi có sự quen biết anh). Hoàng Hữu vừa học, vừa vẽ bìa sách cho các nhà xuất bản, để thêm tiền ăn học và trợ giúp gia đình. Bệnh tim luôn hành hạ anh. Bác sĩ thường dặn dò anh nên kiêng cữ, điều độ trong sinh hoạt và giao tiếp. Khổ một nỗi - đã là nghệ sĩ - giữ được là rất khó. Khi đã nhận lời, Hoàng Hữu hay nể bạn và tôn trọng chữ tín với các báo, các nhà xuất bản nên làm cho xong anh mới yên tâm, nhất là những nơi anh có quan hệ. Ra trường, Hoàng Hữu hẹn tôi lên thăm Hội Văn nghệ Vĩnh Phú - nơi anh công tác. Lúc đó, Hội Văn nghệ Vĩnh Phú đóng ở Gia Cẩm thành phố Việt Trì. Vui lắm. Hội đủ các anh: Nguyễn Hữu Nhàn, Vũ Đình Minh, Nguyễn Đình Ảnh, Trịnh Hoài Đức… Nhà lá đơn sơ nhưng cái tình văn nghệ với nhau thật đậm. Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phú ra nhiều số, nhiều kỳ.
Chất lượng bài vở đồng đều. Nhất là khâu trình bày do Hoàng Hữu đảm nhận thì đáng nể.
Anh kỹ trong vẽ bìa, mi trang, lên makét từng số. Hồi tôi đến Hội, Nguyễn Đình Ảnh có nhã ý mời tôi và anh em ở Hội lên thăm nhà anh ở ga Tiên Kiên rẽ vào - nơi vợ anh đang dạy học ở đấy - cũng là kỷ niệm một năm anh ra quân về công tác ở Hội. Hoàng Hữu đưa chúng tôi đi. Nào giá vẽ, bảng màu, sổ tay… lỉnh kỉnh lắm thứ. Cứ như đi thực tế sáng tác vậy! Dọc đường, tôi chuyện trò hoài với anh: “Bạn đưa tôi đi thăm mưa ướt đầu trần – Cơn gió mùa sớm này trời trở rét”. Nhất là Hoàng Hữu say sưa nói với tôi dự định về tranh, về quan niệm hội hoạ và đọc thơ: Lắc thắc mưa rơi với bí bầu/ Cái màu hoa ấy nhớ về nhau (Mưa đôi bờ tháng Chạp). Cánh buồm vừa đến hẹn/ Vẫn nâu sồng sắc quê (Tháng giêng).
Anh kỹ trong vẽ bìa, mi trang, lên makét từng số. Hồi tôi đến Hội, Nguyễn Đình Ảnh có nhã ý mời tôi và anh em ở Hội lên thăm nhà anh ở ga Tiên Kiên rẽ vào - nơi vợ anh đang dạy học ở đấy - cũng là kỷ niệm một năm anh ra quân về công tác ở Hội. Hoàng Hữu đưa chúng tôi đi. Nào giá vẽ, bảng màu, sổ tay… lỉnh kỉnh lắm thứ. Cứ như đi thực tế sáng tác vậy! Dọc đường, tôi chuyện trò hoài với anh: “Bạn đưa tôi đi thăm mưa ướt đầu trần – Cơn gió mùa sớm này trời trở rét”. Nhất là Hoàng Hữu say sưa nói với tôi dự định về tranh, về quan niệm hội hoạ và đọc thơ: Lắc thắc mưa rơi với bí bầu/ Cái màu hoa ấy nhớ về nhau (Mưa đôi bờ tháng Chạp). Cánh buồm vừa đến hẹn/ Vẫn nâu sồng sắc quê (Tháng giêng).
Tôi có nhắc Hoàng Hữu gửi bài cho tập thơ, văn viết về làng tranh Đông Hồ. Anh hồ hởi nhận lời. Cứ tưởng vui đà chuyện, Hoàng Hữu hứa cho xong, nhưng ấn tượng về làng tranh khá mạnh, nên sau chuyến nhảy tàu Việt Trì về Hà Nội, anh đã hoàn thành bài thơ Tranh gà gửi cho tôi ngay với nét chữ mảnh, khá gợi. Hoàng Hữu lưu luyến với cuộc đời này: Tim ta đập ngày nào giữa vô bờ ngọn gió/ Còn đẫm màu khói ấm nắng đang trưa (Khói ấm). Anh cảm nhận trong những nét ký họa khoảnh khắc thoáng gặp: Hồn pha mây pha sương/ Bút màu không kịp vẽ/ Chú bò lưng đốm lửa/ Khép chiều trong ngõ quê (Quê đồi trong ký họa); Nắng ướt cành đan màu mật sánh/ Rù rì ong lượn cánh bay hương/ Ngõ hồn tan lẫn vào mai sớm/ Vút tới non xa xoải khắp vườn (Một mình cuối vườn thu).
Cảm giác thật buồn khi tôi trở lại thăm anh điều trị ở bệnh viện thành phố Việt Trì. Anh Nguyễn Hữu Nhàn đưa tôi sang bệnh viện cách Hội Văn nghệ không xa.
Sau cơn đau tim nặng, Hoàng Hữu gượng dậy, khuôn mặt xanh xao, dáng mệt mỏi nhưng trong ánh mắt ánh lên nét xởi lởi vốn có và bừng tia hy vọng sẽ qua khỏi bệnh trọng. Anh nhắc lại những dự định của mình về tranh, về thơ mà anh sẽ thực hiện sau đó. Hoàng Hữu đưa tôi xem Mỉm cười trên giấy điệp - bài thơ anh tâm đắc. Là họa sĩ vốn yêu mến dòng tranh Đông Hồ, lại quen biết bạn bè làm thơ quê Bắc chúng tôi nên Hoàng Hữu gửi gắm những tình cảm riêng biệt của anh về vùng đất giàu nét tài hoa mà anh yêu mến và ngưỡng vọng: Được buông thả hết mình cùng cỏ cây ngợi sáng/ Được thật với chính mình nào dễ đâu em.
Sau cơn đau tim nặng, Hoàng Hữu gượng dậy, khuôn mặt xanh xao, dáng mệt mỏi nhưng trong ánh mắt ánh lên nét xởi lởi vốn có và bừng tia hy vọng sẽ qua khỏi bệnh trọng. Anh nhắc lại những dự định của mình về tranh, về thơ mà anh sẽ thực hiện sau đó. Hoàng Hữu đưa tôi xem Mỉm cười trên giấy điệp - bài thơ anh tâm đắc. Là họa sĩ vốn yêu mến dòng tranh Đông Hồ, lại quen biết bạn bè làm thơ quê Bắc chúng tôi nên Hoàng Hữu gửi gắm những tình cảm riêng biệt của anh về vùng đất giàu nét tài hoa mà anh yêu mến và ngưỡng vọng: Được buông thả hết mình cùng cỏ cây ngợi sáng/ Được thật với chính mình nào dễ đâu em.
Ấy là sự sáng tạo kỳ diệu của người nghệ sĩ trong tái tạo đời sống, của ý thức nâng đỡ con người trong hóa thân và nhập cuộc, truyền gửi thông điệp về cái Đẹp với mai hậu: Họa sĩ dường nhập cuộc với thiên nhiên/ Màu thuần phác đồng quê tươi mới mãi/ Hồn dân dã tổ tiên trao gửi/ Qua nét khắc mộc thô trên vân gỗ lượn bày (Mỉm cười trên giấy điệp).
Bạn yêu thơ nhớ đến Hoàng Hữu ở bài Hai nửa vầng trăng (giải cao cuộc thi tuần báo Văn nghệ năm 1981) như là sự hao khuyết định mệnh cuộc đời anh trong kiếm tìm cái Đẹp: Trăng viên mãn cuối trời đêm đêm em có nhớ/ Mặt trăng từng khuất nửa ở trong nhau.
Nhưng có lẽ bây giờ ít người nhớ khi Ban giám khảo công bố giải nhì thì Hoàng Hữu không còn nữa. Căn bệnh trọng đã cướp anh đi… Thế mới biết cái Đẹp hư ảo mong manh, dễ tan biến… nhưng cái Đẹp lại mang đến sự cứu rỗi. Nhớ đến Hoàng Hữu với nguyên vẹn kỷ niệm về anh trong lòng bạn bè chúng tôi. Và tôi tâm đắc câu này: “Người mất thật sự không còn nữa khi không còn sống trong lòng người sống…”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét