Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Quê nội quê ngoại 2

Quê nội quê ngoại 2

Những mắt me chua và ông nhạc kèn

Thằng Tư Cồ vừa khô nước mắt là chạy đi qua nhà Trí. Thấy Trí đang nằm sấp trên bộ ván gõ đọc truyện, nó muốn kêu mà không có cách gì. Nó bèn ra gốc gáo nghĩ ra trò chơi. Nhưng trò gì cũng phải có vài ba đứa chớ có trò gì chơi một mình đâu. Chẳng có lẽ ăn thua một mình. Nó đứng ở gốc gáo ngó lơ láo thì chỉ có cây cần giọt trơ trọi cũng như nó. Muốn giọt thì phải có ít nhất là hai đứa, đứa đeo đầu này đứa đeo đầu kia xô qua xô lại như đu tiên giả. Đằng này chỉ có một mình nó, nên buồn tình nó trở về nhà leo lên giàn rớ trả thù con heo quay bằng cách thả rớ xuống sông hứng cá tép. Được vài mẻ thì ba nó về. Trông nét mặt ông già không đen tối lắm, nó đoán chắc ông thầy Tư đã nhận lễ vật. Tuy vậy nó không dám hỏi. Bác Bảy đi ra giàn rớ, quát:

- Tự nãy giờ có được con gì không?

- Được chừmg một quảo cá linh ba à!

- Ừ, mùa này cá linh đẻ trên Biển Hồ đi dọc theo sông Mê-Kông xuống đây đó.

Hồi còn đi học, thằng Cồ có học địa dư và biết Biển Hồ Tông Lê Sáp, nhưng ở nhà lâu nay nó trả lại cho thầy hết rồi. Nó không cần biết ba cái thứ đó nữa. Nó cong lưng kéo rớ mệt ù lỗ tai. Và nó đang giận, mà không biết giận ai. Có lẽ nó giận sao ông cố nội nó không đi chăn trâu, rồi ba nó cũng không đi để bây giờ nó triệt cái bè tống quái mà bị Bà Chúa Xứ bẻ cổ. Mới nhai có một miếng chưa kịp nuốt đã phun ra hết rồi.

Bác Bảy đứng bên giàn rớ, phụ với thằng nhỏ một tay kéo lên đẩy rớ xuống và nói chuyện cầm chừng với nó:

- Thầy Tư nói thủ vĩ thiếu một nửa cái đuôi, sợ Bà không nhận. Thầy biểu tao tối nay coi chừng, hễ thấy trên ngọn bần trước nhà mình có vật gì như chiếc chiếu cỗ đỏ lòm bay qua bay lại thì đó là bả đòi cái đuôi heo.

Thằng Cồ hỏi:

- Còn nếu không có chiếc chiếu cỗ thì sao ba?

- Nếu không có thì coi như bả không đòi.

Tối hôm đó thằng Cồ đem nóp ra lật trên giàn rớ nằm ngửa ngó lên ngọn bần trông chừng chiếc chiếu cỗ nhưng chi được một lát thì nó nhắm tít mắt lại ngáy khò khò. Sáng hôm sau, khi nó thức dậy thì chỉ thấy mặt trời cao mú, còn ba má nó thì đã đi làm hết. Nó đói bụng, vô bếp lục lạo thì thấy một ơ thịt kho, bì heo vàng lườm. Nhà nó chưa bao giờ ăn thịt heo kho nhiều đến thế, mà là thịt quay kho chớ không phải thịt heo trắng. Làm một bụng no cành, nó thả vài mẻ rớ rồi đi chơi. Cặp giò nó không để nó ngồi yên được. Nó lại đến lấp ló tìm Trí.

Nhà ông Cụ bữa nay có đám gì mà người ta đông nghẹt. Ở trước cửa ngôi nhà lớn có dựng thêm một cái nhà lá lợp còn xanh, cột cau già bào trắng tinh. Không có vách. Chỉ kết tàn đủng đỉnh làm trang trí. Ông Cụ làm đám tuần mãn (3 năm) cho ông Sơ. Có rước nhạc lễ, thầy chùa và cúng kiến rất lớn. Cả xóm đều tới giúp làm heo làm gà. Hương chức hội tề tới bằng xe ngựa, xe máy, có một chiếc xe hơi rùa nắp đen đậu ngoài đường. Bà con lối xóm tới phụ làm vịt làm gà nấu nướng ở sau bếp, còn đàn ông người nào mặt mày sáng sủa thì ở phía trước hoặc chạy bận, hoặc châm trà tiếp khách.

Ba khuôn cửa lớn đều mở rộng để thông thương với ngôi nhà khách mới cất. Gian nhà trước có ba bàn thờ chính và hai bàn thờ nhỏ ở hai chái. Trong đó có môt cái dành cho người đày tớ gái chết thay cho chủ nhà.

Số là bữa đó người ở đi cắt cỏ bằng xuồng tận bên cù lao Dài trên sông Cổ Chiên. Cháu nội ông Cụ (Trí kêu bằng cô) đòi đi theo xuồng, nhung người đày tớ gái lại giành đi, chẳng may xuồng cắt cỏ xong, khẳm mẹp đến gần Vàm Mương Choai thì bị sóng đánh chìm chết cả ba người. Bà cụ là người nhơn đức bảo rằng: nếu nó không giành đi thì cháu mình chết, chẳng khác nào nó chết thế cho cháu mình. Vì thế mà thờ người tớ gái.

Trước khi dọn lễ vật trên bàn thờ, bà Sơ, má ruột của ông Cụ 90 tuổi, mặc áo rộng xanh cho con cháu chúc tụng. Đứng hầu hai bên là ông Cụ và Bà Cụ. Phía sau là con cháu đứng dọc, ngang đông kín cả gian nhà. Ngoài ra còn các tá điền lâu đời đã chịu ơn ông Cụ bà Cụ cũng mang lễ vật tới cúng tế.

Ông cụ chắp tay, vái:

-Cầu trời cho mẹ sống lâu 100 tuổi. (Bà Sơ qua đời vào tuổi 98).

Tía Trí là cháu nội đích tôn, cho nên Trí cũng là chắt chính tông. Vì thế Trí được đứng ngay bên cạnh ông Cụ, trong lúc cháu chắt khác đứng tít đàng sau.

Xong rồi đến các ông thầy chùa đọc kinh. Ông hòa thượng đội mão cánh sen đứng trước bàn thờ giữa vừa đọc kinh vừa gõ cái chuông đeo trên ngón tay cái. Trí lấy làm thích thú vì ông cầm cái chuông to bằng chiếc dĩa con toòng teng trên ngón tay cái bên trái và gõ bằng chiếc dùi sơn đỏ như chiếc đũa với mấy ngón tay kia, trong lúc tay phải thì chắp trước ngực và làm các cử chỉ khác trong khi làm lễ.

Phần lễ nghi chúc tụng xong đến phần dọn lễ vật lên bàn thờ cúng tế. Mọi người ai làm việc nấy. Phần dọn cỗ ở dưới nhà bếp đã làm xong. Chỉ còn đưa lên bàn thờ ở trên chánh điện. Con cháu trong nhà, những đứa ăn mặc đàng hoàng đảm trách phần bưng mâm và dọn lên bàn thờ. Mỗi bàn có một người đứng sẵn chờ mâm tới để dọn lên cho đúng cách.

Trong đám bưng mâm này có Trí được ưu tiên giao phó vì Trí là cháu năm đời của bà Sơ. Nhung Trí không phải bưng mâm nặng nề, Trí chỉ bưng một dĩa thức ăn khô, chớ không bưng tô canh, tô cháo. Nghĩa là tùy ý Trí muốn bưng món nào thì bưng, không theo thứ tự bắt buộc của mỗi mâm như những người khác.

Trí thích bưng những dĩa chả và những tô dưa hấu. Từ bếp lên đên chánh điện phải qua những đoạn đường dài đầy các loại khách, một gian nhà đãi có một bộ ván dài bằng ba bộ ván thường, chốc nữa đây sẽ dọn thức ăn trên những chiếc chiếu cỗ ken lại (thay vì mâm gỗ) để đãi khách con nít trong gia tộc. Kế đó là một phòng nhỏ nơi ông Cụ bà Cụ ngồi ăn trầu. Qua một lần cửa, đến phòng ăn liền với phòng nghe truyện của ông Cụ. Lại qua một lần cửa nữa mới ra đến chái nhà nơi đặt một bộ ván và một bàn thờ nhỏ. Bộ ván thì dành cho các ông thầy lễ nhạc, còn bên chái đối diện cũng có một bộ ván để dành cho các ông thầy chùa.

Trí có cái “tài” bốc đồ cúng mà không mất dấu, cũng không ai bắt được. Một đĩa chả các bà thường đơm 6 miếng rất cân đối. Trí đã để ý từ khi bắt cỗ. Khi bưng đi thì đã định “hô thâu” miếng nào rồi. Ở khúc nhà đãi thì rất nhiều tai mắt, qua phòng ăn trầu thì trống trải, chỉ có “khúc vắng” là phòng cụ nghe truyện. Phòng này nàm ở giữa hai lần cửa, vừa rộng lại vừa kín. Cho nên mỗi lần qua đây là mỗi đĩa chả “bay” đi một miếng. Khi miếng chả nằm gọn trong miệng thì cũng là lúc ngón tay của Trí xếp lại ngôi sao 6 cánh thành ngôi sao 5 cánh. Có thánh cũng không biết được là một cánh sao đã rụng nhanh ở khoảng trời nào.

Cậu bé sợ có ai hỏi điều gì phải đối đáp nên nuốt trộng ngay như Bát Giái ăn vụng nhơn sâm ở chùa Hoàng Hoa, cho nên nào có biết mùi vị ra sao! Cũng may chả không có xương. Nếu là thịt gà chắc mắc cổ trợn tráng. Dưa hấu cũng thế, nuốt luôn cả hột rồi chùi mép. Ai có đếm trong tộ còn mấy miếng làm chi!

Cái lối “hô thâu” này Trí học lóm của chú Sáu (em Tía). Chú lên nhà Bà Nội (Bà cụ của Trí) ngủ đêm, lúc sáng về thì bà Cụ thấy mất vài xu năm (trắng). Bà Cụ bèn xuống tận nhà hỏi:

- Duyên (tên bà nội Trí) con có thấy thằng Sáu cầm cái gì trong tay không?

- Dạ, con không thấy nó cầm gì hết má à!

- Ủa, sao cắc bạc tao mới bán trầu để dưới mí nệm lại đâu mất đi!

Thấy chú Sáu đứng núp ló ở bẹ cửa, bà nội bèn hỏi:

- Sáu, con có lấy xu của bà nội không con.

Bà Cụ bảo:

- Bà sợ mất uổng chớ nếu con có lấy thì cất đi bà cho, đi học mua bánh ăn. (Con nít nào có được cắc bạc trong túi?)

Chú Sáu bèn òa lên khóc. Hai đồng xu trắng trong miệng văng xuống gạch lăn vô chân bà Cụ. Vậy mà chú Sáu khóc ré lên làm mình làm mẩy, bà Cụ phải móc ruột tượng đền chú hết 1 xu nữa, chú mới nín cho.

Bà Cụ phải dỗ dành:

- Bà không có nói con lấy. Tai xu nó leo vô miệng con. Coi chừng con ngậm xu bữa nào nó chạy tuốt vô bụng ỉa không ra phải mổ. Bà sợ là sợ vậy đó.

Một lân khác, ông Mười (con bà Cụ, em ruột ông nội) nuôi một hàng cá lia thia để đá độ. Keo nào cũng đậy nắp rất kỹ. Không hiểu sao bữa đó chú Sáu lên chơi rồi về thì một con “cá nghề” lại biến mất. Không có lẽ nắp keo đậy kín vậy mà thằn lằn câu được?

Ông Mười biêt con cá biến đi ngả nào nhưng không dám đụng tới cục cung của bà nội, nên chí nói:

- Kệ nói, rủi nó nuốt vô bụng thì nó… ra chớ gì!

Bây giờ tới phiên Trí. Trí không ngậm xu, ngậm cá lia thia, nhưng nuốt chả. Thì có nguy hiểm gì đâu!

Trở lại buổi cúng tế ở chánh điện.

Xin ngưng ở đây một chút để nói vài nét về buổi cúng tế. Kẻo những thế hệ trẻ sau này không thế tưởng tượng được.

Thời đó khi làm tuần, con cháu nội ruột (nghĩa là dòng chính - còn có dòng thứ hoặc nhiều dòng thứ nữa) phải có mặt. Con cháu ruột phải đội mũ rơm mặc quần áo vải sô không may lai. (Dâu rể cũng mặc quần áo loại này nhưng không đội mũ rơm) và phải quì khom trước bàn thờ trong lúc thầy chùa tụng kinh và học trò lễ dâng các lễ vật trong lúc nhạc lễ tấu lên từng chập.

Bộ ván phía bên chái trái dành cho các cụ kéo đờn cò, đờn gáo, thổi kèn và đánh trống cơm lon ton táng, lon ton tàng…

Cuộc tế lễ kéo dài 3 ngày liền. Sau đó mới đem chiếc nhà bằng giấy rất đẹp (hàng mã) mà đốt đi cùng với nhiều giấy tiền vàng bạc - ngụ ý cho người quá cố có nhà ở và tiền xài ở “dưới kia”.

Sau khi đốt nhà và tiền thì tới ném bánh trái cho trẻ con ăn. Có lẽ trong ngôn ngữ ta có tiếng “thí cô hồn" là do việc này chăng? Nghĩa là cho không, không hề đòi lại mảy may. Cho càng nhiều càng được phước lớn.

Bà Cụ bảo người nhà “ném” 800 cái bánh ít cho trẻ con. Nói là ném chứ thực ra là đựng bánh trong sịa để trước nhà ai muốn ăn cứ lấy. Chừng nào vơi thì lại rội thêm cho đến đủ số theo lời nguyền thì thôi. Bởi vậy trong làng, có nhà giàu làm đám tuần hoặc đám giỗ thì cả xóm được no là thế. Chớ ma quỉ thánh thần có ăn uống miếng nào mà phải mang tiếng.

Trở lại lễ chánh thức ở nhà trên. Chú Năm (anh chú Sáu) là tay rắn mắt dàng trời mây chứ không vừa. Là cháu ruột trong nhà nhưng chú không lên nhà trên tiếp khách châm trà cho phải thế con nhà quan. Chú cứ ở sau bếp nấu nướng và nói chuyện tiếu lâm cười chơi. Và món nào chú cũng nếm thử… với rượu. Cho nên lúc mâm cỗ dọn xong mấy ông lớn ngồi vào bàn là chú đã xong tiệc. Các cô các bà bảo chú Năm khôn tổ bà: “ăn trước mấy ông làng” và “ăn trên đầu cha ông táo”.

Trong lúc mấy ông nhạc lễ vừa ăn bánh khéo (bánh men, bánh bông lan) uống nước trà từng chập, tùy từng lúc học trò lễ dâng lễ vật và các thời kinh. Chú Năm gọi thằng Tư Cồ, Trí và đám con nít xúm lại, bảo:

- Tao giao cho tụi bây công việc này, làm xong tao sẽ thưởng.

- Thưởng gì chú Năm?

- Muốn gì thưởng nấy!

Bọn con nít nhảy tưng lên mùng rỡ. Đứa đòi bánh, đứa đòi thịt gà thịt vịt. Chú Năm đưa cho mỗi đứa một trái me chua, bảo:

- Đây là me dốt ngọt lịm. Tụi bây dám ăn không?

- Dám chớ chú!

. Nhưng tụi bây không được nhai nuốt liền, mà phải nhấm nháp như nhậu rượu vậy và chép thiệt to như lươn gặp mồi nó “chép” trong hang, bây hiểu chưa? Đâu bây làm thử tao coi.

Bọn con nít đưa me vô miệng nhâm nhi và chép to lên như lươn. Chú Năm khen giỏi và bảo:

- Tụi bây vô đứng bên bộ ván nhạc lễ kia kìa làm như vậy coi!

Ở ngoài sân đám con nít quơ bánh tưng bừng. Chúng nó đánh đu trên cây cần giọt và bày các thứ trò chơi. Nhưng đám thằng Tư Cồ lỡ “ký giao kèo’’ với chú Năm rồi, đành phải chôn chân ở đây chớ không bỏ việc được.

… Một chốc nghe mấy ông khách ở nhà đãi kêu:

- Sao rượu bữa nay cay dữ kìa!

Ông này trỏ ông kia, bảo:

- Anh sưng môi, sao vậy?

Ông kia trỏ ông nọ:

- Còn môi anh bị kiến lửa cắn hồi nào mà sưng vù vậy?

Một ông nói:

- Tôi nghe hình như miệng ly có thoa ớt.

- Đích thị rồi chớ hình như gì nữa.

Thế là một người đi tìm ông Mười để mét. Nhưng ông Mười đang đội mũ rơm quì trước bàn thờ, các ông khách ngồi vừa húp canh cầm chừng vừa hít hà chớ không uống rượu nữa. Chờ cho dứt tiếng đọc kinh ông Mười vào nhà trong, một người bèn than phiền “rượu cay không uống được!”

- Đê tôi thay ly mới rượu mới!

Quả thật, rượu ngọt ngay chớ không còn cay nữa! Ông Mười biết ngay “thủ phạm” bèn gọi chú Năm đến, bảo nhỏ:

- Mày báo hại khách khứa bỏ về hết vì ba cái ly của mày!

Chú Năm gãi đầu gãi tai:

- Dạ cháu đâu có làm gì, chú Mười rầy oan cho cháu!

- Mày trét ớt vô miệng ly, khách uống sưng môi hết, họ mới mét tao kìa!

Vừa lúc đó thì có ông già cao lêu đêu tìm tới. Ông Mười nhìn ra là ông nhạc trưởng giàn đờn cò, đờn gáo và trống cơm. Ông nhạc nói:

- Ông Thôn (ông Mười đang làm thôn trưởng) ra coi đây. Như vầy tôi làm sao thối kèn được?

Ông Mười không biết chuyện gì, bèn cởi áo tang, lột mũ rơm đi ra nhà trước. Mấy ông thầy đờn đang ngoẹo cổ đờn ò e mải miết. Ông Mười hỏi ông nhạc trưởng:

- Có chuyện gì đâu ông Nhạc?

Ông Nhạc cầm cây kèn (không rõ tên gì) cái đầu kèn thì to như chân đèn thau, còn đuôi kèn (chỗ ngậm thổi thì nhỏ bằng cọng nhang, thân kèn có lỗ như ống sáo để bỏ ngón) đưa cho ông Mười xem và cau có:

- Như vầy làm sao thổi được?

Ông Nhạc cái miệng móm sọm, nước miếng chảy quanh mép. Ông Mười nhìn cây kèn bóng láng, không hiểu có chuyện gì. Ông Nhạc bèn trỏ vào cái đuôi kèn ướt nhem và nhìn sang đám trẻ con đang ăn me chép lia.

Ông Mười vẫn chưa hiểu tại sao ông nhạc trưởng mắng vốn mình. Ông hỏi đám con nít:

- Ai biểu tụi bây ra đứng đây?

- Dạ, chú Năm biểu tụi cháu ăn me chép cho thật to!

Ông Mười hiểu ngay, bèn xua tay:

- Các cháu đi chỗ khác chơi! - rồi quay lại ông nhạc trưởng: - Thôi được rồi, để tôi rầy nó. Chú ra thổi tiếp đi. Giàn nhạc không có tiếng kèn, nqhe thưa thớt quá.

Ông Nhạc mọp xuống cám ơn ông Mười rồi lột chiếc khăn khấc đầu rìu xuống chùi cái chuôi kèn và từ tốn ngồi lên ván.

Ông Mười vào buồng. Chú Năm vẫn còn đứng đó. Tay đang cầm mấy cái ly, thấy ông Mười vào, chú nói:

- Ớt cay đâu có bằng rượu, chú Mười! Tại mấy ổng nhõng nhẽo vậy chớ!

- Tao đánh đòn mày, tao đòn mày! Mày phá tới mấy ông nhạc lễ nữa, họ bỏ về thì tao làm sao cầm chưn họ lại được? Mày chơi ác quá! Mày bảo mấy đứa nhỏ đem me ăn, chép trước mặt họ. Ông nhạc trưởng chảy nước miếng tùm lum hết làm cái đuôi kèn tịt luôn. Ông vừa mới mét với tao đó.

Chú Năm cười:

- Thì tại mấy ổng thèm đồ chua nên chảy nước chớ cháu đâu có làm gì.

Vừa đến đó thì từ dưới bếp có bà chạy lên hớt hải:

- Thằng Năm đâu? Thằng Năm đâu rồi?

- Cái gì vậy? - Ông Mười quát hỏi.

- Mâm mấy ông làng đòi thêm món… luộc. Mấy ổng khen ngon, kêu rội thêm!

- Thịt sẵn đó, cứ xắt ra mà trụng rồi đem lên chớ việc gì phải tìm thằng Năm?

- Nhưng dưới bếp nói chỉ có thằng Năm mới biết nấu món đó.

Ông Mười quay sang Năm:

- Bộ mày nấu món gì đặc biệt lắm sao Năm?

Chú Năm cười hì hì:

- Cũng không đặc biệt gì cho lắm chú Mười à. Nhưng… khó tìm. Mỗi con heo thì chỉ được có một tí tẹo đó đủ đơm một dĩa thôi! Muốn thêm, phải làm con nữa.

Ông Mười ngẫm nghĩ rồi kêu lên:

- Mày hại tao rồi! Rủi ông Cai Tổng ổng gắp trúng một đũa rồi làm sao?

- Dạ thì cháu dặn người dọn để dĩa đặc biệt đó ngay ông Cai, làm sao ổng không gắp?

- Trời ơi! - Ông Mười dậm chân rồi đứng lặng ngắt, hồi lâu mới nói: - Đây rồi ổng bắt lỗi chớ khỏi đâu!

Chú Năm cười khẹc khẹc:

- Ổng không có lỗi phải gì đâu chú Mười! Cháu chỉ sợ ổng không mò tới thôi, chứ đằng này ống làm sạch dĩa thì nay mai ổng sẽ tìm ra cháu để đem về làm đầu bếp chánh cho ổng. Trời ơi nó dai dai mà lại dòn dòn, vừa dòn mà lại vừa dai. Cặp chung với một miếng phèo non, đưa một tách đi ngọt!

Ông Mười lắc đầu:

- Mầy thiệt quá trời rồi nghen! Mày phá tới ông Cai Tổng thì còn chừa ai. Rồi nay mai rủi tao lên thay ổng chắc mày…

- Cháu biết chú đi “đường gà nòi” chớ đâu có theo dấu hoạn lộ mà lo!

Ông Mười bảo:

- Mày ra coi đám con nít xem nó đã đi chỗ khác chưa? Báo hại ông già nhạc trưởng chảy nước miếng ướt hết cây kèn thổi không ra tiếng cũng vì ba cái mắc ne dốt ác độc của mày. Hôm trước tao nghe nói mấy ông Hương Quản với ông Hương Bộ bị mày đãi nhị long hoàn, bữa nay mày cho ông Cai nhậu "gân rồng”! Mày còn món gì nữa không?

Bỗng nghe từ phía nhà ông Mười có tiếng reo cười (Ông Mười vừa cất một ngôi nhà tiếp giáp với ngôi nhà lớn của ông Cụ quay mặt hướng Đông còn nhà ông Cụ quay ra hướng Bắc. Bên ngoài trông như hai nhưng bên trong là một, cho nên nhà rất rộng, có thể chứa 300 người). Người ta ùa ùa đổ sang nhà ông Mười . Ở đây cũng có cỗ bàn nhưng chỉ dành cho khách bình dân, ăn uống nói năng tự do hơn là ở nhà ông Cụ dành cho khách áo dài khăn đóng.

Bà Mười bảo trẻ con đem chiếu bông trải lên ngựa ở nhà ngang rồi nói:

- Bà con mời chú Tư nói thơ Vân Tiên nghe.

Mọi người rộ lên. Chú tư đây là ông Tư Nhâm, nhà ở sát ranh đất ông Cụ. Ông có rất nhiều tài, coi ngày cưới hỏi, tống táng, cất nhà, giỡ gỗ, đi xa, cúng tế, ngoài ra còn làm thợ mộc và nói thơ Vân Tiên. Nhà nào có đám giỗ đều mời ông tới. Không cần lễ mễ, chỉ nói một câu là ông đến.

Ông Tư đang ngồi nhậu với khách xóm. Tiệc đã hầu tàn. Khách phá mồi đã no bụng lảng đi hết, chỉ còn ba ông gộc ngồi lại với một dĩa gồm toàn thứ đồ gặm, (như giò, cổ, cánh gà vịt, móng heo) còn đồ ngon thì hết sạch rồi. Hại thay các ông gộc thì răng cỏ lại xêu mếu như hàng rào mục bị bão. Nhưng các ông không cần, miễn có rượu là được. Một trái ổi non, một trái bần chua, một trái me, mỗi người mấp một miếng là đưa bọn Tào Cáo (lính bát rượu lậu) xuống đìa như chơi.

Ba cụ đều có thành tích lung linh ngang nhau. Ông Tám đi cày bắt được con cá cào cững, thế là ghé nhà ông Ba cưa tới chiều. Bà Ba không rày la, nặng mặt năng mày với chồng lại còn phục vụ sốt sắng. Bà có tật ghiền đánh me. Rời sòng me, bất kể ăn hay thua bà cũng ghé quán mua một miếng khô cá đuối, vài con khô cá hố, hoặc lòng trâu lòng bò đem về cho ông Ba. Thế là hai ông bạn vàng cưa nhậm nhầy không đứt mach. Rồi đem chữ nho trong sách ra mà hành hình. Hai ông đồng ý với nhau bảo rằng thánh hiền cũng nhậu say như mình nên viết lầm. Cần phải sửa lại. Ví dụ như: cổ nhơn hình tợ thú là thiếu một chữ. cổ nhơn hình tợ thú vật thì mới đủ nghĩa; hoặc như câu: Mạng lý hữu thời là mạc cưỡng cầu! Câu này không biết hai ông rút từ sách nào, nhung đều thích thú gật gù tán thưởng bằng cách đổ rượu lên đầu nhau. Con nít trong xóm nghe tiếng hai cụ nói nho thì bu tới coi. Miếng lòng trâu dai như da trâu nhai không đứt, cụ Tám lôi ra trắng bệch, tái nhách, ném vô những bộ giò nhái của sắp trẻ. Chúng hoảng hồn chạy tứ tán một lúc rồi quay lại xem tiếp như trẻ con trong chợ xem hát Tiều khỏi mua vé, ngủ trên bãi cỏ một giấc dài, thức dậy xem tiếp vẫn chưa dứt tuồng.

Ấy là nói về cái sự hào hoa trong lúc tại gia của hai vị đệ tử lưu linh, còn ông Tư Nhâm thì vừa uống rượu vừa coi ngày tháng đôi khi vạch bàn tay người khác ra mà xem chỉ tay, đoán vận mệnh giùm: Đừng có leo cây ớt, té xuống cày hành đâm đổ ruột.

Nhung các cụ đến đám làm tuần hôm nay ở nhà ông Thôn có vẻ nghiêm chỉnh hơn ở tại gia. Nghiêm chỉnh nghĩa là không đổ rượu lên đầu nhau nhưng mũi vẫn thở ra Nho. Nghe bà Mười đề xướng nói thơ Vân Tiên, ông Tư Nhâm kêu:

- Chị Mười ơi! Cặp môi tôi nó sưng chù vù như kiến lửa cắn làm sao mà nói được.

Chú Năm đứng gần đó bảo trẻ chạy đi bứt mấy lá rau má ngoài thềm nhà đem vô, chú đưa cho ông Tư và bảo:

- Chú nhai nuốt nước cốt, còn cái bã thì đắp lên môi hết sưng liền!

Còn cụ Tám và cụ Ba thì bất cần.

- Sưng môi hả? Uống thêm vài chén hết sưng! (rau) má, (rau) tía gì!

Quả thật lá rau má chữa lành bịnh chớp nhoáng. Ông Tư lên nằm trên chiếu bông, hai chân vắt tréo, đầu gác trên chiếc gối rơm, tằng hắng, sẵn sàng cất

giọng.

- Gỡ bã rau má ra cho nhẹ môi chú Tư! - một người nói.

Bà Mười biết ý bèn bảo trẻ vô bếp lấy cặp đũa cả bằng cau già đem ra đưa cho ông Tư. Ông cầm lấy, hai tay gõ “cắc, cắc” như nhịp sanh.

Trên nhà lớn, buổi cúng tế đã xong, mọi người đổ xô xuống đây, bất kỳ già trẻ sang hèn đều có mặt. Các vi hương chức tự nhắc ghế ngồi chớ không chấp nê đia vị. Ông Tư ngồi bật dậy rồi bước xuống đất chắp tay xá xá:

- Bẩm các vị hương chức, hạ nhân là tên dốt nát, không dám làm nhọc lòng các vị.

Một cụ mặc áo thụng xanh xua tay bảo:

- Chú em cứ nằm nói thơ nghe. Bọn tôi là người nghe như coi hát đình vậy.

Ông nhạc trưởng bây giờ trông “xinh trai” hơn với cái miệng móm nhưng đã lau sạch nước miếng.. Ông hỏi:

- Có cần đờn cò phụ họa thì tôi đem tới.

- Dạ, tôi nói thơ suông một mình! - Ông Tư Nhâm đáp.

Một người thúc giục:

- Thôi nói mau đi để mồi nguội hết!

Ông Tư lại nhịp “cắc cắc” hai chiếc đũa bếp và cất giọng:

Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le
Ai ơi lẳng lặng mà nghe
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau
Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Ông Tám và ông Ba vẫn ngồi ở bàn nhậu, guc gặc đầu vừa hưởng ứng, vừa nghe coi có sai chữ nào để bắt lỗi. Đến đây thì một anh thanh niên nói:

-Trai thời trung hiếu làm đầu kìa bác Tám, bác Ba

- Người ta nói trúng, để cho người ta nói luôn!

- Còn gái thì tiết hạnh, phao câu, gan mề! Hai bác làm đi!

Ông Tám trợn mắt bảo:

- Còn giò cánh chớ phao câu còn đâu mà làm. Còn gan mề đi mất từ sớm.

Cả bàn tiệc tàn cười rần rần bất chấp giọng ông Tư đang tiếp:

Có người ở Huyện Đông Thành
Tu nhơn tích đức sớm sanh con hiền
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành
Theo thầy nấu sử xôi kinh…

Ông Ba ngắt ngang:

- Tuổi vừa hai tám nghề chuyên cày bừa
Theo cha hôm sớm tát đìa!

Có tiếng một bà phản đối:

- Hổng biết để người ta nói cho mà nghe. Cứ thọc gây bánh xe không hà.

- Bánh xe ở đâu mà thọc?

- Tháng ngày bao quản sân Trình nắng mưa. (cắc, cắc)

Ông Tám lại giơ tay:

- Sân đình chớ không phải sân Trình, ông nó ơi!

- Sân nào cũng vậy thôi! Nói tiếp đi anh Tư!

…Văn đà khởi phụng đằng giao
Võ thêm tam lược lục thao ai bì!
Xảy nghe chiếu mở khoa thi
Vân Tiên vào lạy tôn sư ra về

Một người yêu cầu:

- Ông Tư nói cái lớp Vân Tiên gặp Nguyệt Nga nghe mới hay.

Một người khác bảo. Nhìn lại là bác Bảy, tía thằng Tư Cồ.

- Cái lớp đó không bằng lớp đi chài lưới. Coi tại sao tôi có cái rớ mà không đặng thảnh thơi như ông chài.

Giọng ông Tư vẫn đều đều với cặp “nhịp sanh” gõ cắc cắc:

Kinh luân đã sẵn trong tay
Ngày kia đón gió đêm này chơi trăng.
Một mình thong thả làm ăn
Khoẻ buông chài lưới, mệt quăng câu dầm
Nghêu ngao nay chích mai đâm
Một bầu trời đất vui thầm ai hay!

Kẻ đòi lớp này người yêu cầu hiệp khác. Thấy vậ bà Mười bảo:

- Bà con đừng lo. Tôi châm dầu u thắp tới sáng cho chú Tư nói hết cuốn truyện mới thôi. Còn việc "đón gió" thì tôi còn dự trữ cả tỉn đôi kia.

Còn ông Tám và ông Ba, nghe hai tiếng "đón gió" thì thi nhau "úp gàu". Ông Tám nói:

- Truyện Vân Tiên chép thiếu 2 câu hồi cái lớp Vân Tiên bị mù.

- Câu gì?

- Vân Tiên cõng mẹ đi ra
Đụng phải con gà cõng mẹ đi vô
Vân Tiên cõng mẹ đi vô
Đụng phải cái bồ cõng mẹ trở ra

Một người nói:

- Còn thiếu một câu nữa! Vân Tiên ngồi dựa bụi môn!

Một người phản đối:

- Ở dây có kẻ lớn người nhỏ, liệu cái mồm!

- Câu đó như vầy:

Vân Tiên ngồi dựa bụi môn
Chờ cho trăng lặn hốt hồn Nguyệt Nga! chớ gì mà liệu mồm liệu miệng.

Mấy ông hương chức cũng cười ngất khen thằng nào đó lẻo mép.

Ông Tư vẫn nói đều đều:

Quán rằng thịt cá ê hề
Khô lân chả phụng bộn bề thiếu chi
Kìa là đậu, cải ướp ngâu
Đây trà Tam Bảo, nọ bầu rượu ngon!

Càng về khuya, khán giả càng đông. Cứ xong một lớp ông Tư lại ngưng để thấu giọng với "bầu rượu ngon". Tiếng gà trong xóm gáy rộ, nhưng ngọn đèn dầu u mát mẻ vẫn soi rõ gương mặt ông Tư. Ông có nhìn sách đâu! Ông ngó lên nóc nhà mà đọc… tuồng bụng cả ngàn câu thơ.

Những con thiềm thừ

Thằng Tư Cồ bị ba nó xiềng vô giàn rớ như Tôn Hành Giả bị Phật Tổ đè dưới núi Ngũ Hành Sơn. Thật ra ba nó không có trói buộc gì nó hết mà vì nó đi hà rong hà rỗi hết vườn người này qua nhà người khác chọc cho chó sủa mèo kêu rồi bị người ta mắng vốn. Nên mỗi bữa sáng trước khi đi làm mướn, ông bảo nó:

- Mầy phải rớ cho được nửa giạ cá linh rồi hãy đi chơi, nếu không, đòn 10 roi!

Nửa giạ cá linh là một thúng, đâu phải ít. Rớ môt ngày một đêm mới được chớ một ngày thì dầu có phép cũng chịu.

Cái giàn rớ dành cho người lớn còn nó ốm nhom đánh cù đeo cũng không cất nó lên nổi. Tuy vây sau vụ triệt cái bè tống quái, cu cậu bị phạt. Cu cậu biết tội nên cố đái công chuộc tội cho qua.

Miệng rớ chỉ choán một phần ba bề rộng con rạch. nên ghe xuồng qua lại thì bơi chèo tránh qua mé bên kia. Nhờ vậy nên việc làm ăn của nó không trở ngại gì. Mắt nó ngó lom lom hai đầu rạch hễ trông xuồng ghe tới thì gân cổ lên la: “quác” hoặc “cạy” để họ biết dường mà bẻ lái, không đi chui vào rớ, dầm chèo thọc lủng lưới hoặc đụng gãy cánh rớ.

Kìa một chiếc xuồng từ phía ngoài Tân Hương đi vào. Nó vừa cầm chiếc áo quơ quơ miệng vừa la “quác, quác!” nhưng chiếc xuồng cứ đâm sầm vào rớ. Cực chẳng đã nó phải cất rớ lên, miệng lầm bầm: “Bộ đui hay sao?” Rớ mới được nửa chừng bỗng sợi dây duội đứt ngang, cả cái rớ chụp lên chiếc xuồng. Mấy người ngồi trên xuồng la om tỏi và quẫy lia như cá mắc lưới (mà mắc lưới thiệt) suýt chút nữa xuồng chìm chết người phải mắc đền nhơn mạng!

Bỗng người đàn ông dùng cây dầm chọc thủng lưới rồi xé toạc ra để bơi xuồng lướt qua, nhưng không thoát được.

May sao lúc đó anh em thàng Hành thằng He cũng vừa tới. Vắng lâu thằng Tư Cồ, chúng chịu không nổi nên đi tìm. Hai đứa chạy tới rị cất chiếc rớ lên. Chiếc xuồng mới bơi qua được. Chủ xuồng chửi om trời. Thằng Cồ nín thinh không dám ho he một tiếng.

Đến chiều ba nó về, thấy lưới rách một lỗ bằng cái thúng, hỏi ra căn nguyên bèn phết cho cu cậu một trận còn nặng hơn trận kêu bè tống quái.

Thằng Cồ vừa khóc vừa chạy băng qua vườn lạ, không biết vườn của ai, miễn thoát những ngọn roi củi dừa thì thôi. Một chút thằng Hành thằng Hẹ cũng tới. Đủ bộ “bài cào” ba lá, chúng bèn kéo nhau đi. Một chút, chúng dừng lại trong một khu vườn rậm rạp không có ánh nắng mặt trời.

Thường thường người cắm câu cá trê, đi đến đây để đào trùn hổ là loại trùn ở dưới đất, con nào con nấy to bằng ngón tay mình dài cả gang, láng ngời ngũ sắc trông như những con rắn con, ai yếu bóng vía không dám bắt, nhưng nó rất đắc dụng vì thịt nó dai, cá trê rỉa không đứt.

Ngoài loài trùn hổ ra, còn những bụi rậm, cây cao rất tiện cho các loại chim làm ổ mà không sợ ai xâm phạm, nhất là loại chim ục chim mèo, ban ngày tới đây để ngủ chờ đêm đến bay đi bắt mồi.

Thằng Tư Cồ là đứa bạo gan nhất đám, như nó đã từng ngang nhiên vô miễu cây sộp mà không sợ ma. Nhưng lọt vô cái không khí lạnh ngắt này nó nhợn không dám tung hoành.

Nó định tháo trở lại thì bỗng thàng Hành kêu:

- Cồ ơi! tao nghe có tiếng gà mái túc con. Thằng Cồ lắng nghe một chút rồi tự hỏi: “Ai ở trong vườn này?”

Rồi nó vẫy thằng Hành thằng Hẹ cùng đi về phía có tiếng gà. Chẳng bao lâu, ba trự tìm ra một ngôi nhà. Nhà ai? Cũng có sân trước sân sau sâu hẳn hoi và có gà kêu chó sủa như mọi nhà khác. Nhưng thằng Cồ nổi ốc khắp người. Nó dừng lại ở trước sân, không dám bước tới. Những hũ, những tĩn chồng lên nhau ở tứ phía như trận đồ. Rồi những lá bùa vàng bùa đỏ loằng ngoằng chữ gì không ra chữ gì. Những thẻ gỗ sơn vôi trắng toát đóng rải rác ở mép sân.

Một cái mặt quỉ có nanh đặt trên đầu cửa, như ngó thẳng vào ba đứa mà bảo: Tụi bây đến đây là phải chết.

Thằng Cồ hồn bất phụ thể, quay trở lại vừa chạy vừa kêu:

- Chạy tụi bây!

Ba đứa băng rừng lướt bụi bán sống bán chết gần tới nhà thì gặp cu Trí.

- Đi đâu vậy? - Cồ vừa thở hốn hển vừa hỏi.

- Đi mua cá linh của mày.

Thằng Cồ biết thằng công tử bột này đời nào lại đi mua cá bổi của nó, bèn bảo ngay:

- Hôm trước con chuồn chuồn cắn rún nên mày chưa biết lội. Bữa nay tao cho chuồn chuồn trâu cán, mày sẽ lội sông, như rái vậy.

- Thiệt đó! thằng Hành đốc xúi thêm.

- Chuồn chuồn trâu là chuồn chuồn gì?

- Nó cũng là chuồn chuồn nhưng to nên gọi là chuồn chuồn trâu. Cũng như đỉa nhỏ bằng chưn nhang gọi là đỉa mén, đỉa bằng ngón tay gọi là đỉa trâu, mày hiểu chưa?

Trí lớ ngớ không biết có nên cho chuồn chuồn trâu cắn rún hay không thì thằng Tư Cồ lôi di và bảo:

- Tao thấy con chuồn chuồn trâu đậu đàng này.

Rồi cả ba dắt Trí trớ lại trận đồ lúc nãy. Tư Cồ cố tình đủn Trí di trước và đưa tay ra hiệu cho thằng Hành thằng Hẹ đi tít ra xa.

Thằng Cồ tưởng Trí sợ ma, ù té chạy như hôm ở miễu cây sộp, nhưng khi nhìn thấy “trận đồ bát quái”, Trí không tỏ vẻ sợ sệt chút nào, buột miệng nói ngay:

- Đây là nhà của ông thầy Tư.

Tư Cồ lấy làm ngạc nhiên, hỏi:

- Sao mày biết là nhà của thầy Tư?

- Hồi tối này ổng cúng “dưng căn đổ đốt” đàng nhà ông nội tao, tao cũng thấy ổng treo cờ treo phướn như vầy nè.

- Mày đã tới đây lần nào chưa?

- Chưa. Nhưng tao chắc là nhà của ổng. Vì tao nghe chú Năm tao nói ông tao cho ổng ở khống trong khu vườn hoang này của ông tao. Ở dưới lô nhìn lên không thấy nhà cửa gì hết. Có lần tía tao săn được con chồn cáo cộc, nói là ở vườn này.

Nghe Trí kể, cả bọn cũng bớt sợ. Rồi Tư Cồ dắt cả lũ đi chung quanh nhà tìm đường khác trở ra. Bỗng thấy bên hiên nhà có một cái bồ con ví bằng lá chàm. Nghe tiếng rột rẹt, cả bọn dừng lại nghiêng đầu nhìn vào bồ. Chao ôi! những cóc là cóc. Những chú thiềm thừ to tướng, nhỏ xíu đủ lứa, đủ màu, xám, mốc, đỏ sậm đang nhảy lom xom trong bồ chật hẹp. Có những chú ngồi xổm trên lưng bạn và dùng chân bạn mà di chuyển. Nếu có hạn hán, các chú hè nhau nghiến răng một lượt thì ắt trời phải mưa lụt cả trần gian.

- Ông thầy Tư “nuôi” cóc để làm gì vậy?

- Tao không biết! - Trí lắc đầu.

Thằng Hành lém lỉnh đáp:

- Để bữa nào ăn cực, thì ổng bắt cóc ca-ri thay ếch chớ làm gì!

- Da cóc có mủ, ai dám ăn? - Thằng Cồ cãi lại.

- Người ta lột da ăn thịt chớ ai ăn da cha nội!

Bỗng nghe có tiếng ù ù như trốt tới. Bụi cây gì rậm ri gần hiên nhà lắc lư trong khi có tiếng gà kêu quang quác gần đó.

- Ma tụi bây ơi!

Thằng Tư Cồ vừa la vừa chạy. Thằng Hành và thằng Hẹ cũng chạy theo, bỏ Trí đứng lại rnột mình. Nhưng Trí không tỏ vẻ sợ hãi, còn ngoắc bọn Tư Cồ trở lại. Nhưng Tư Cồ lắc đầu. Trí bèn đi tới bảo:

- Đó là cây ngải mọi.

- Sao mày biết ? - Tư Cồ gặng hỏi.

- Tao nghe thầy Tư nói với chú Năm tao. Thẩy hứa bữa nào dẫn chú Năm tao tới, thẩy cho cây ngải ăn thịt gà cho chú tao coi!

- Lá…áo. Cây gì ăn thịt gà!

- Thiệt! Ngải mọi ăn gà sống. Thẩy quăng con gà vô bụi cây, nó quay ù ù một lát con gà chi còn bộ lông còn thịt xương thì mất hết. Bởi vậy cây ngải mới linh.

- Linh thì ổng làm cái gì?

- Tao không biết. Tao chỉ nghe ổng nói với chú tao như vậy!

Nghe Trí nói về cây ngải mọi, ba thằng đứng ngẩn người ra và nghĩ tới việc triệt cái bè tống quái hôm nọ cuỗm con heo quay mà bụng càng sợ hãi. Riêng thằng Tư Cồ thì nghĩ thầm: Bà chúa Xứ đã bỏ qua, không đòi cái đuôi… heo.

° ° °

Beng Beng Beng…

Thầy Tư, đầu bịt khăn đỏ, tay gõ cồn, tay bắt ấn trỏ vào mặt con quỉ đang ngồi trên ván gõ, cái đầu cà gục cà gặc.

- Ngươi là ai?

- Hố hố hố. Con quỉ bỗng cười ré lên rợn người mà không đáp - Sư cho ta hồ.

- Xưng tên xưng họ tử tế rồi ta mới cho hồ.

(Hồ là uống rượu, tiếng của ma quỉ lên đồng và pháp sư)

Nhưng con quỉ nhất định đòi hồ rồi mới xưng tên. Thầy Tư lột khăn ấn nẹt nghe rắc rắc trước mật con quỉ. Nó càng phản ứng dữ dội chớ không chịu vâng lời pháp sư. Nó quay ngoắc cái đầu. Hai bắp vế của nó nhấc lên đập xuống nghe bành bạch trên mặt ván, đụng nhằm chiếc khay làm ly nhạo đổ lăn toé rượu ra ngoài.

Nó càng giận dữ, tuyên bố:

- Sư không cho ta hồ, thì ta thăng. Ta thăng đây! (là bay về trời như thăng thiên)

- Khoan khoan ớ này hồn ma bóng quế, hãy hượm ở lại trần gian, đi đâu mà vội?

- Sư cho ta hồ mau lên! - Cái miệng con quỉ móm mém thèm thuồng đòi rượu qua làn khăn đỏ trùm phủ cả đầu nó.

Thầy Tư buộc phải chiều lòng nó. Nếu nó thăng thì thầy còn điều khiển ai?

Thầy Tư bịt lại khăn và cầm nhạo rót rượu ra ly đưa lên miệng con qui.

- Phải dâng hai tay sư! Không ta không nhận.

- Mi là ai mà dám lớn lối với ta?

- Cho ta hồ rồi sẽ biết. - Con quỉ nói xong há mồm ra chờ.

Thầy Tư đổ ly rượu vào mồm con quỉ qua làn vải đỏ. Con quỉ ực xong chép miệng rồi đứng bật dậy cười hằng tràng làm trẻ con sợ ngồi sát vào nhau. Vài đứa bé khóc thét lên.

- Ta là tam Thái-tử Na Tra, con của Lý Thiên Vương, đệ tử của Quan Âm Bồ-Tát bạn của Thái thượng Lão quân đây.

Tam Thái-tử vung tay đi lại trên ván, cái đầu gần đụng nóc nhà, tay dài như tay vượn. Cặp chân gầy nhom dài gấp đôi chân người thường, người ta tưởng đó là con cò có cái đầu người trùm khăn đỏ.

Thầy Tư cúi đầu kính cẩn:

- Ta hữu nhãn vô châu, không nhận ra sứ giả của thiên đình, xin tạ lỗi cùng Tam Thái-tử! Xin mời Thái-tử an tọa rồi ta sẽ hầu chuyện.

Vừa nói thầy Tư vừa rót rượu và đổ liền hai ly vào mồm “Tam Thái-tử” và tiếp:

- Thái-tử đi đường xa mỏi mệt, xin nghỉ ngơi giây phút.

Bà chủ nhà đem ra một cái chén úp trên dĩa để trên ván. Thầy Tư đẩy cái dĩa đến trước mặt Thái-tử rồi nói:

. Thái-tử đi đường, chèo mấy sông chống mấy suối mới đến nơi hạ giới này. Vậy gia chủ có chút lễ đền ơn đáp ngãi Thái-tử.

Thái-tử nghiêng đầu xuống nhìn cái chén úp, rồi cười ré lên:

- Đền ơn đáp ngãi ta một trái chuối sống à?

Thầy Tư tỏ vẻ hoảng hốt, cúi đầu. Gia chủ cũng thất kinh hồn vía, thấy Thái-tử nói đúng cái vật đặt bên trong.

Thầy Tư bèn chậm rãi lật cái chén ra. Quá tình, một trái chuối sống xanh lè nằm trên dĩa. Thầy Tư đã bảo Thái-tử “chống suối” cực khổ mà lại! Những người điếc mới không nghe hai tiếng "chống suối”.

Gia chủ thấy Thái-tử linh thiêng như vậy nên xin thầy Tư vào việc ngay không đặt vật nữa.

Lúc bấy giờ thầy Tư mới mở chiếc tráp mây cũ ra đặt lên bàn và thỉnh các ông tướng ra để xếp hàng trên ghế, tựa lưng vào chiếc tráp. Rồi xin phép Tam Thái-tử cho các tướng được dưới quyền điều khiển của Tam Thái-tử.

Thái-tử nhận lời ngay và bảo:

- Cho các tướng hồ rồi ta sẽ ra lệnh.

Thầy Tư rót rượu ra ly, tay cầm tướng, tay nâng ly cho các ngài hồ từng tí một. Càng uống, các tướng càng run tay run chân làm những chiếc lục lạc nhỏ xíu đeo ở chân khua lên rủng rẻng vang trong phòng. Thái-tử thấy thế bèn cười ha hả gât đầu khen:

- Tướng của pháp sư giỏi lắm! Giỏi lắm!

Ba ông tướng gỗ, một ông mặt xanh, một ông mặt đỏ, một ông mặt đen, tay chân run rẩy, thân mình nảy bần bật trên ván ngay trước mặt Thái-tử.

Thái-tử đưa tay nhặt ông tướng mặt đỏ lên. Hai tay ông tướng chòi lia. Lục lạc càng rung to như lạc ngựa. Thái-tử lại nhặt ông mặt đen. Ông này cũng run như ông mặt đỏ. Thầy Tư cầm ông mặt xanh cho hồ tiếp. Bỗng Thái-tử buông hai ông tướng xuống ván xếp tréo hai chân vào nhau rồi nhảy bật lên khỏi ván như con lật đật. Đít Thái-tử xương xẩu nên nảy lên như bóng trên sân cỏ. Đít Thái-tử bật khỏi mặt ván gần nửa gang tay.

Bỗng ông đứng bật lên như lò so, hai tay phủi đít lia, mặt dớn dác ngó quanh:

- Đứa nào chơi chó đẻ vậy bây?

Ông Thái-tử đang linh thiêng bỗng trở nên thô bỉ trong xác tên đồng cò hương. Thầy Tư lẹ mắt trông thấy hai khúc gai vông trên ván. Thì ra trong lúc ông Thái-tử nẩy đít lên, một bàn tay rắn mắt nào đã ném gai vào dó.

Thầy Tư lanh tay nhặt lấy quăng xuống sàn ván phi tang và tiếp tục công việc.

- Mời Thái-tử an tọa.

Thái-tử thôi vò đít và ngồi lại, trong lúc thầy Tư điều khiển các ông tướng. Thầy tiếp tục cho các ngài uống rượu tiếp. Ba ông tướng nhảy lom xom trên ván. Mỗi lần một ông sắp lọt xuống đất thì thầy nhặt lên đưa lên tai nói chuyện. Xong lại buông xuống ván, mặc tình cho ba ông nhào lộn như làm xiếc tự do.

Có lẽ Thái-tử thấy mình vô tích sự, nên nói:

- Sư ạ, cho ta thăng! Cho ta thăng!

Thầy Tư bảo:

- Ta xin đa tạ Tam Thái-tử và xin kính lời về đội ơn Lý Thiên Vương - Nói xong quay ra đám khán giả thanh niên - Mấy chú vô đây giúp tôi một tay.

Hai người đàn ông bước vào. Thầy Tư bảo họ nắm tay nhau căng ra sau lưng Thái-tử thành một cái võng sẵn sàng đỡ lấy ngài.

Thầy Tư nói:

- Các chú nắm tay cho chắc nghe. Khi thăng, Thai tử bật ngửa mạnh lắm đó!

Ròi quay lại nhặt lên một ông tướng run run trước mặt Thái-tử, và lột khăn ấn quất vào mặt Thái-tử, hét to:

- Hô… thăng!

Thái-tử tức thì xuất hồn. Cái xác bật ra sau, đánh bum xuống mặt ván gõ như một cái sọ dừa rụng trên gạch.

Thái-tử đứng bật dậy lột chiếc khăn ném xuống đất và vò đầu lia, than thở:

- Bể cái sọ khỉ của tôi rồi thầy thấy không thầy Tư? I

Thầy Tư nhìn thấy rõ ràng một người đàn ông cõng một đứa con nít chạy ra sân còn một người đàn ông khác thì lẩn ra ngã sau bếp.

Thầy Tư thấy tổ trác mình hai lần trong đêm thì vội vã hoàn tất buổi cúng rồi thu xếp các ông tướng vào tráp mà kiếu từ gia chủ.

Trên đường về, thầy Tư không cần đuốc. Hai người đi trong đêm tối mịt.

- Thái-tử biết ai phá mình không? - Thầy Tư hỏi.

- Thái-tử cái con khỉ! Đồng An thì cứ kêu là Đồng An chớ Thái-tử gì!

Thầy Tư cười không rõ tiếng:

- Ông Đồng ơi! Bữa nay mình xui quá! Để mai tôi mét ông Thôn rầy nó! Cái thằng mắc dịch. Tôi sợ nó phá mà cũng không khỏi. Nó dám phá mấy ông nhạc lễ, ông hương chức thì coi mình có ra gì! 1

Đồng An vừa xoa đầu vừa sờ mông:

- Cái đít còn ê, cái đầu muốn nứt. Biết vầy tôi ở nhà ngủ cho khoẻ mai đi nhổ mạ. Uống được mấy hớp rượu phép của thầy, về già đố khỏi mang bịnh hậu.

- Thôi mà ông đồng! Cả đời mới bị một lần chớ phải bị hoài sao?

- Nó làm được nó làm hoài chớ sao không!

- Kỳ tới, ông đồng có lên, đừng nảy lên cao. Nó không quăng gai vông được! Nhớ không?

Hôm sau thằng Tư Cồ đến nhà rủ Trí đi chơi. Vừa qua khỏi cây cần giọt, nó nói ngay:

- Tao sẽ cho mày coi những con cóc phép của thầy Tư.

Trí sực chớ trong truyện Tam Hạ Nam Đường, trong tuồng "Lưu Đính giải giá Thọ Châu Thành" có hai tên đạo sĩ là Dư Hồng Dư Triệu dùng bùa chú để ếm làm cho Lưu Kim Đính phát điên. Hai tên này cỡi hai con cóc phun ra lửa gọi là Thiềm Thừ rất lợi hại. Bây giờ thầy Tư lại nuôi cả trăm con cóc… phép.

Thằng Tư Cồ dắt Trí và thằng Hành thằng Hẹ dến ngay nhà thầy Tư. Lần này không giống lần trước, đi qua sân thấy không có ai ở nhà, nó xô cửa bước vô. Thấy không có cái ghế nhổ mạ bên trong, nó đoán là thầy Tư đi ruộng.

Nó vô luôn cả trong buồng. Thấy chúng bạn đi chậm, nó ló đầu ra ngoắc lia. Cả bọn vào buồng. Nó chỉ hết mọi phép tắc của thầy Tư. Nó biểu thằng Hành:

- Mày ra ngoài trước giở tấm màn che cái trang lên rồi làm bộ van vái như khách của thầy Tư đi rồi mày sẽ thấy mấy ông tướng nhúc nhích tay chân.

Thằng Hành ra phía trước làm như lời thằng Tu Cồ bảo. Quả thật mấy ông tướng ngồi trên trang giơ tay đá chân lia lịa.

Tư Cồ kêu thằng Hành vô buồng và đưa cho mấy sợi chỉ… xanh, đỏ và đen và bảo:

- Mày giật sợi chỉ nào thì ông tướng mặt màu nấy cử động.

Thằng Hẹ hỏi:

- Nhưng tối hôm qua ổng cầm ông tướng trên tay kia mà!

Thằng Cồ vói tay lên trang lấy xuống một ông, chổng đít lên và rút nút đít, thọc tay vào bụng ông ta và bảo:

- Mày ra bồ bắt vô đây một con cóc.

Thằng Hẹ chạy đi rồi trở vào. Thằng Cồ bảo:

- Mày đút cái đầu nó vô, còn hai tay hai chân thọc ra lỗ!

Xong rồi thằng Cồ nhét nút lại và ném ông tướng xuống đất. Ông tướng nhảy cà tưng, lăn lộn đủ kiểu. Cả bọn cùng cười. Thằng Cồ nói:

- Vì thế thầy Tư cho ông tướng hồ, thì ổng nhảy tưng chớ lạ gì. Càng uống càng nhảy tợn. Đây là khúc cây vông ổng khoét rỗng ruột rồi lấy vải quấn thành quần áo. Cóc ta ngồi giang tay chân bên trong và uống rượu… Tụi bây bắt hai con thiềm thừ nữa vô đây, tao làm cho coi đủ bộ ba xanh đỏ và đen.

Trí bảo:

- Biết vậy đủ rồi. Mình phải dông mau, kẻo ổng về gặp mét mình bị đòn chết.

Cả bọn nghe thế bèn kéo nhau chạy thụt mạng. Ra tới mé sông, thằng Hành và Trí hỏi, Tư Cồ đáp:

- Chú Năm nói cho tao nghe hết trước khi thầy Tư vào đám. Nếu chú sợ phép của thẩy, chú đâu có dám rút tay cho cái “sọ dừa” của ông Đồng nện xuống ván?

Thàng Tư Cồ càng hả hê, nói tía lia:

- Phen này gặp bè tống quái, tụi mình cứ việc triệt vô xơi hết ráo. Chậc! Ba tao đem cho ổng nửa con heo quay, uổng quá. Tao đoán chắc với tụi bây ổng còn một ơ thịt kho trong bếp kia cà.

Đi xem Thiên-linh-cái

Lần này không phải Tân Thinh cũng không phải Bàu Bòn đến chợ Cầu Mống mà là một gánh hát nhỏ không có bảng hiệu, không có những cuộc dọn rạp rình rang trong nhà lồng chợ. Nó chỉ là một chiếc ghe mui nhỏ buộc ở gốc gáo trước cửa tiệm Vạn Thương. Đã 60 năm qua rồi đấy, nhưng buổi chiều hôm ấy còn in lồng lộng trong đầu Trí.

Buổi trưa hôm đó, Trí mua một khúc mía giá nửa xu đi đến mé sông, chỗ chiếc ghe đậu để coi con khỉ ngồi trên mui ghe. Vì có con khỉ mà đám hoc trò đi ngang, thấy ngộ ngộ nên đứa nào cũng ghé lại- Đứa thì ăn chuối xong ném cho nó cái vỏ, đứa lượm trái gáo chín tặng cho nó làm quà. Không để cho nó ăn mà cốt để cho nó chụp coi chơi. Chúng ném chéo nhưng chú khí vẫn vươn lên hoặc nhoài mình chụp được cả.

Trí cũng góp phần biểu diễn cho khỉ ta bằng những cái xác mía. Con khỉ tài thật. Nó không để lọt xuống sông cái thứ nhất, cái thứ hai. Nhưng đến cái thứ ba thì nó ngó lơ không chụp nữa mà ngồi tỉnh bơ và nhóp nhép miệng một cách giận dữ.

- Nó chưởi mày đó! Một tiếng nói bên tai Trí.

Trí nhìn lại. Thì ra chú Vĩnh. Chú cũng đến chọc con khỉ như Trí. Chú bảo:

- Thằng Tôn Hành Giả này coi bộ đói, như mới vừa chui ở chân Ngũ Hành Sơn ra.

Chú lúc nào cũng đem truyện ra áp dụng một cách tự nhiên vào cuộc sống. Chú tiếp:

- Mày không nhớ à? Nó ở dưới đó có được ăn uống như khỉ thường đâu. Vì mắc tội, cho nên Phật tổ sai Sơn Thần Thổ Địa cho nó ăn đá cục và uống nước suối mỗi ngày.

Trí nói:

- Nhớ chớ sao không nhớ, chú! Nhưng tôi không hiểu tại sao nó lại còn sống nhăn không chết chờ Tam Tạng đi qua gỡ lá bùa trên chót núi rồi nó tung lật núi mà chui ra.

Chú Vĩnh cười:

- Tao cũng không biết! Chỉ thấy con khỉ này rồi nhớ Tôn Hành Giả. Mà hổng biết chừng ổng đó.

Trí xước hết lóng mía nhưng không ném cho nó cái xác nào nữa cả. Nếu quả thật nó là Tôn Hành Giả thì mình không nên chọc ghẹo nó như vậy nữa.

Chiều hôm đó tan học, bụng còn tiếc nên dầu không phải dường về, nhưng Trí vẫn tạt qua để xem con khỉ lần nữa. Lần này thì Tôn Hành Giả không ngồi trên mui mà nó chạy lom xom theo chủ lên sân chợ. Lạ hơn nữa, đi được một khúc thì nó nhảy thót lên ngồi trên vai chủ. Nhờ vậy Trí thấy con khỉ mặc áo xanh đỏ và đội nón. Trời ơi, coi lạ lùng hết sức, còn vui hơn cái lúc Tôn Hành Giả loạn thiên cung.

Chợt thấy chú Vĩnh từ đầu chợ đi tới ngoắc, Trí dừng lại. Chú hất hàm:

- Coi hôn?

- Coi gì?

- Gánh hát khỉ kìa, không thấy sao?

Chú là người “văn minh” nhất bọn Trí về mặt coi hát. Gánh nào tới chợ chú cũng coi. Chiêu về, chú đi thật nhanh, cơm nưức xong là quay lại chợ coi tới khuya mới về nhưng sáng vào trường Trí vẫn thấy chú ngồi ở thềm ba trước nhất chớ không trễ học. Mê hát thì mê nhưng học vẫn học đàng hoàng.

Nghe chú hỏi, Trí lắc đầu. Trí không bao giờ được tự do như chú Vĩnh. Tía Trí rất nghiêm, bảo: “xem hát rồi vô lớp ngủ gục không nghe thầy giảng bài được!”. Chú Vĩnh đến, bảo:

- Không phải chỉ có khỉ thôi, còn có Thiên-linh-cái nữa.

- Thiên-linh-cái là gì? Trí nghe lạ tai bèn dừng lại hỏi.

Chí Vĩnh vừa móc trong túi ra một tờ giấy xanh lợt vừa nói:

- Tao cũng không biết, nhưng coi quảng cáo ngộ quá!

Trí cầm tờ giấy nâng lên mắt, đọc: “Gái đồng trinh chết bất đắc kỳ tử được chặt đầu đem về luyện Thiên-linh-cái, biết nói biết cười, biết ca vọng cổ…” Vậy thì mê quá rồi, còn chần chờ gì nữa! Trí nghĩ bụng.

Chú Vĩnh lại tiếp:

- Mỗi màn có 15 phút hà. Xem rồi đi mau về nhà cũng còn sớm.

Cái kiểu chú nói giống y trong bài tập đọc mới vừa học hôm nào:

Xuân đi học trông người hớn hở
Gặp cậu Thu đang ở giữa đàng
Hỏi rằng sao đã vội vàng
Trống chưa nghe đánh đến tràng làm chi
Thôi hãy hượm đừng đi anh ạ.
Này con khăng tôi đã sẵn rồi
Cùng nhau ta hãy đánh chơi
Chốc rồi ta sẽ tới nơi cũng vừa.

Xem trong bài, thì có khác gì trường hợp của Trí và chú Vĩnh hôm nay:

- Tôi chưa có xin phép tía tôi. Ông mà hay được là bị đòn nứt đít.

Nghe Trí từ chối, chú Vĩnh xì một tiếng:

- Chép bài cọp-dê (copier - chép bài người khác) mày có xin phép không? Đây coi như mình cọp-dê một phát, ai biết mà bị đòn. Coi rồi chạy dông một hơi là tới nhà.

Nghe chú Vĩnh nói có lý, Trí bèn ưng chịu. Chú Vĩnh còn hứa cho mượn tiền. Hai xu một cái vé con nít ngồi dưới đất. Tiền đâu phải dễ xin. Nhưng chú Vĩnh lại rộng lượng:

- Chừng nào trả cũng được. Tao không đòi gấp như tiền mày mượn mua đạn bắn cu-li.

- Ừ, coi thì coi.

Thế là hai chú cháu tiến tới sân trò.

Khán giả đã đứng ngồi thành vòng tròn như coi hát Sơn-Đông, trước một cái tăng vải hình bánh ú che kín bốn bề chỉ chừa một cửa nhỏ cho người vô. Chú Vĩnh ri tai và trỏ cái tăng:

- Thiên-linh-cái ở trong đó.

Trí thích quá. Muốn vô ngay để nghe Thiên-linh-cái ca vọng cổ. Tiếng trống và tiếng phèng la nổi lên rộn ràng nghe nôn quá. Trí không còn nhớ gì nữa hết. Trí đưa tay xoè ra trước mặt chú Vĩnh. Chú lấy cái vỏ hộp quẹt cây ra lắc lắc:

- Chắc còn đủ.

Chú lọi ra đưa cho Trí đồng 1 xu và 2 đồng nửa xu ấm hổi, dính phấn lem luốc. Trí chùi lẹ vô quần và chìa ra cho người bán vé đứng ở cửa. Trời ơi hai xu, một ngày quà, hai cái bánh mặn nhưn tôm, hai gói xôi, một cái bánh xèo thơm ngát, hoặc nếu không ăn những món đó thì mua 4 viên đạn đá bắn cu-li, có thể ăn thêm vài ba viên nữa… Nhưng tất cá những thứ hấp dẫn đó đều nhường chỗ cho Thiên-linh-cái ca vọng cổ.

Bên trong đầy nghẹt những người. Học trò cũng đông. Con nít chợ ở trần cũng bộn. Trí cầm cái giấy nhỏ xíu bằng hai ngón tay bước vô. Lần đầu tiên đi coi hát “cọp-dê” chớp nhoáng 15 phút. Ai biết mà bị đòn.

Chú Vĩnh cũng bước vò, tay đẩy lưng Trí, thầm thì:

- Vô ngồi ở gần cửa rạp kia kìa.

Con khỉ mặc áo xanh đỏ đang cỡi chiếc xe đạp con ngã lên ngã xuống. Nó đứng dậy dắt xe phóng tuốt vô buồng. Một cặp hề mặt mày be bét bước ra tiếp màn hát khí. Họ đờn cò, đờn kìm bằng miệng với điệu bộ. Người đờn cò kéo cái chót mũi dài ra kêu ò e í e làm khán giả cười rần rần còn người đờn kìm thì nhắm tít mắt tay khảy lia trên cái bụng phệ mà miệng thì kêu từng tưng hoạ theo.

Hai nuười cứ đờn hồi lâu mới dứt bản. Khán giả càng cười họ càng đờn to lên. Chú Vĩnh thúc cùi chỏ vào hông Trí. Trí không hiểu chú cũng sốt ruột như Trí. Chú bảo: Thiên-linh-cái sắp ca….

Mà thật, đã gần 10 phút qua rồi, ai không sốt ruột. Mất tiền vô đây đâu phải để coi hát khỉ và hề. Bỗng từ trong tăng bước ra một ông đạo sĩ mà Trí thường mường tượng trong những tờ truyện Tàu. Áo quần trắng, râu tóc bạc, tay cầm phất chủ cũng trắng luôn. Đạo sĩ nói:

- Bữa nay bần đạo xuống núi để báo tin cho chư vị tin Hội Long-Hoa sắp tới rồi. Người làm lành được hưởng phước đời đời, kẻ hung dữ phải chịu phạt. Vậy bần đạo đế cho Thiên-linh-cái ra chào chư vị và xin chúc chư vị an khang.

“Chư vị con nít” xì xò chỉ chỏ chớ có biết Hội Long-Hoa là gì. Chúng chỉ chờ nghe Thiên-linh-cái ca vọng cổ mà thôi.

Một trong hai anh hề ra mời khách vô trong lều. Chiếc máy đèn nhỏ chạy xinh xịch. Cái bóng đèn rọi ánh sáng lờ mờ trong lều. Không có sân lchấu. Chỉ có một cái bàn con trên đó đặt một chiếc hộp vuông nhó. Tất cả đều sơn đen.

Vị đạo sĩ lúc nãy lại bước ra, tay cầm phất chúủquơ quơ. Dưới ánh sáng lờ mờ Trí tưởng như ông tiên thật giáng trần. Vị đạo sĩ rung chuông. Reng reng rồi ngưng.

- Thiên-linh-cái cá…ái! - Bất ngờ ông ta kêu to lên:

- Dạ…ạ! - Tiếng đáp lại lảnh lót, lồng lộng làm Trí rởn da gà.

Chiếc hộp đen trên bàn bỗng mở ra. Chư vị khán giả nghểnh cổ nhìn. Trong hộp một chiếc thủ cấp treo lộn ngược, cần cổ bị một lưỡi gươm xuyên qua và miệng nhóp nhép, lộ hàm răng hô.

- Xin chào bà con cô bác. Tiếng nói trong veo thảnh thót. Rõ ràng là tiếng con gái… đồng trinh.

Vị đạo sĩ cắt nghĩa:

- Đó là Thiên-linh-cái chào, bà con có nghe rõ không?

- Có nghe!

Vị đạo sĩ ra lệnh:

- Thiên-linh-cái nói chuyện và kể nguồn gốc của mi cho bà con nghe đi!

- Dạ!…

- Xin mời bà con muốn hỏi gì cứ hỏi. Thiên-linh-cái sẽ trả lời.

- Cô tên gì?

- Dạ em tên Lem.

- Tại sao cô chết?

- Dạ, em bơi xuồng trên Rạch Vọp bị chìm

- Rồi sao cô đến đây được?

- Dạ thầy em đem về nuôi và chở em đi khắp chốn đó đây.

Vị đạo sĩ bảo:

- Bà con hỏi câu khó khó đi.

- Sáu lần ba là mấy?

- Dạ là mười tám.

- Cô biết ca vọng cổ mà bài gì?

- Dạ, bài Thức trót canh gà hay bài Đêm khuya trông chồng cũng được.

Rồi Thiên-linh-cái cất giọng:

- “Đêm khuya mờ mịt bóng vạc về...

Câu ca vừa dứt thì nắp hộc cũng đóng lại, đèn bật lên sáng choang. Mọi người đứng dậy bước trở lui nhường chỗ cho khách mới bước vào.

Chú Vĩnh đã ra đứng ở cửa chờ Trí. Chú thì thào:

- Thấy ghê quá, tao không dám nhìn.

Thế là hết tiền. Nhưng Trí lấy làm thích thú xem được chuyện lạ đời. Nhưng vì xem “cọp-dê” nên chỉ để bụng không dám khoe với ai.

Về đến gần nhà chú Vĩnh mới than:

- Coi chưa tới đâu, đã hết… chắc tao phải coi lại lần nữa. Lần này tao sẽ hỏi nó.

- Chú hỏi gì.

- Tao hỏi nó sao thầy cắt đầu mà còn sống, còn ca được? Bộ ma sao?

Trí mới vỡ lẽ ra. Ờ, người chết sao còn ca? Mà tiếng ca nghe quen quen như đã nghe ở đâu rồi. Về nhà cơm nước xong, Trí muốn đi tìm thằng Tư Cồ đê hỏi. Nó không sợ ma thì chắc nó không tin những chuyện lạ như vậy. Nhưng thời may, chú Năm đến. Chú Năm là người biết những bí ẩn của ông thầy Tư, đâu để hỏi thử xem chú biết chuyện Thiên-linh-cái không?

Tía Trí đi đá gà ở xa chưa về tới, còn má thì đang ở sân sau, Trí bèn kể cho chú Năm nghe rồi hỏi:

- Có thiệt không chú?

- Thiệt gì! Tụi nó mà con mắt để móc túi thiên hạ đó! Mày không tin sáng mai mày đi học cho sớm. Vô chợ mày thấy con nhỏ nào ốm nhom, cổ cao nhòng, tay đầy thẹo ghẻ ngứa thâm đen ngồi húp cháo lòng heo bên góc nhà lồng thì đó là Thiên-linh-cái đó! Còn thằng đạo sĩ đó là chồng nó.

- Ủa, cháu thấy ông đạo sĩ giống Tiên quá mà!

- Tiên gì! Nó vừa kéo đờn cò rồi vô buồng đeo râu vô là thành đạo sĩ chớ gì.

Chú Năm tiếp:

- “Đạo sĩ” vô tiệm hút rồi lẹo tẹo với mấy tiên cô ở trong đó. Con Thiên-linh-cái bắt được làm rùm cả chợ. Lại còn thiếu tiền hút, ông chủ đòi níu áo nữa chớ Thiên linh gì!

Trí còn cãi rướn lên:

- Cháu nghe Thiên-linh-cái ca nữa chú ơi!

Chú Năm cười ngất:

- Mày lại nhà ông Cụ tao biểu Thiên-linh-cái ca cho mày nghe tối ngày sáng đêm.

Thấy Trí ngơ ngác, chú Năm tiếp:

- Nó quay máy cho cô Ba Bến Tre, cô Năm Cần Thơ ca đó chớ Thiên-linh-cái nào!

- Thiệt vậy sao chú?

- Nói láo làm lếu thì phải y như thiệt chớ để người ta biết láo lếu thì ai mà bỏ tiền ra cho?

Sáng hôm sau Trí đi học thật sớm. Vô chợ, Trí đến ngay góc nhà lồng. Quả thật có người đàn bà vừa húp xong tô cháo đứng dậy trả tiền khoe hai cánh tay đầy thẹo ghẻ. Chỉ có hai bàn chân là rất đẹp. Một cổ chân đeo sợi dây chuyền bạc. Ờ, cái cổ chân Thiên-linh-cái đẹp thật, nhưng nó không có phô ra. Nó chỉ phơi cái hàm răng hô cho người ta xem và tiếng ca của kẻ khác cho người ta nghe. Trí đang tự hỏi bà này có phải là cô bé chết ở Rạch Vọp không, thì có tiếng la lớn.

- Thiên linh cááái!.. - Một đứa con nít chợ gọi xong quay đầu chạy trốn trong đám đông. Người đàn bà kia quay ngoắc lại, lầm bầm câu gì rồi đi thẳng- Đến gần mé sông thì lại la:

. Thiên-linh-cái! - Một đứa khác lại kêu to. Lần này Thiên-linh-cái không quay lại nữa. cỏ ta chỉ lầm bầm rồi đi thẳng xuống mé sông bước lên cây đòn dài rồi chun vô ghe.

Tôn Hành Giả đã cởi áo đỏ áo xanh đang ngồi trên mui không tỏ vẻ vui buồn gì hết, chỉ nhóp nhép cái miệng, đố ai biết ông ấy nói gì.

Chuồng trâu thân mến

Cái chuồng trâu của ông nội Trí đối với Trí là một nơi nghỉ mát thú vị, một cái thiên-thơ-lầu, một nơi vui đùa suốt tuổi thơ.

Đó là một cái nhà không nhỏ không có vách phên gì hết, bốn bên trống lổng trống lơ nhưng nó có hai tầng. “Tầng lầu” để dành cho các thứ thập vật kể không xiết. Bung, nò cũ, bồ cào, mõ xãi, trang, những khúc cây dẹp, tròn ngắn dài lớn nhỏ, lờ, lọp, nôm cũ, lưới rách, cần câu. Nghĩa là những thứ hết dùng, được cho lên đó hưu trí vĩnh viễn hoặc những thứ cho nghỉ mùa khô, vào mùa nước lấy xuống xài, hoặc mùa nước gác lên mùa khô lấy xuống xài. Cái nóc chuồng trâu là cả một trời phức tạp. Chen giữa sự phức tạp đó là cái “ván kéo mạ”- Bạn ớ Hậu Giang hay Tiền Giang hẳn chưa quên cái nông cụ đơn sơ này. Đó là mấy tấm ván kết lại với nhau, đầu ván hơi huớt lên như mũi hia.

Mùa nước, cái ván kéo mạ được bỏ ngâm ngoài ruộng, không mấy khi nó được nghỉ ngơi trong nhà. Hễ chủ ruộng cần đem mạ phân phối ra khắp dồng thì có nó tới. Người ta chất lên ván hằng trãm bó mạ, cho trâu kéo đi. Một người đứng trên ván, cứ ném từng bó xuống ruộng, chốc nữa đàn bà cấy sẽ đến mở ra tét từng tép cặm xuống đất. Nhưng xong mùa cấy thì nó lại thất nghiệp hoàn toàn. Đem nó vào nhà chỗ đâu mà để nên gác nó lên nóc chuồng trâu làm gác ngủ rất khoái. Chỉ cần hai sợi niệc trâu treo nó lên nóc nhà là thành lầu hai của chú chăn trâu. Trí là chú chăn trâu ngủ trên căn nhà lầu ấy.

Ông nội có 4 con trâu và thuê một người chăn. Ông không thuê thằng cháu nội, nhưng nó chăn trâu tự nguyện một cách thích thú. Nói đúng ra nó cũng là một đứa chăn trâu.

Ai bảo chăn trâu là khổ? Không! Chăn trâu sướng lắm chứ. Tay cầm cành tre như roi ngựa.

Gió mát như quạt hầu. Ngày nghỉ học, hoặc bãi trường, lễ Pâques, lễ Toussaint, lễ Bắt chuột, Trí ngủ chuồng trâu thường hơn ở nhà! Những đứa bạn không có trâu nhà chắc phải tiếc uổng lắm khi Trí kể chuyện chăn trâu cho chúng nghe.

Cả dòng họ nội Trí đều làm ruộng, không có người nào làm thợ mộc, thợ hồ hoặc đi buôn. Chỉ có người cô thứ Tư, có chồng không phải là nông dân, nhưng dượng Tư ngoài nghề chính là “ở không, không làm gì hết”, dượng có nuôi một bầy vịt hãng. Vào mùa khô lúa đã gặt xong, dượng “chạy” vịt xuống “cầm” ở đồng ông nội Trí - Nghĩa là cuộc đời cũng vẫn cứ lấy ruộng làm nền.

Chăn trâu không phải chỉ có chăn trâu cầm cành tre và hưởng quạt hầu, mà trời còn cho lắm thứ nữa. Mùa khô: bắt dế, làm hầm bắt cá, tát đìa, câu cá, bắn chim, rập chim, gài cò, nắn trâu bằng đất sét, nằm trên lưng trâu đọc truyện, v.v.

Trò chơi đẻ ra trò chơi. Không khi nào ngày mới chơi trò cũ. Những món này Trí thường kết bạn với đám thằng Tư Cồ thằng Hành thằng Hẹ thì mới vui. Con nít là phải đi rong. Học trò có “bộ giò ăn cướp” không đi rong thì để làm gì? Sau cái đêm coi thầy Tư trị bịnh, Trí mới sáng mắt thêm rằng những ông tướng rất dễ tạo. Vậy mà lâu nay Trí cứ tưởng thiệt. Cóc mà trở nên thần thánh, ai có thể ngờ mà không tin? Đời không có bao nhiêu chuyện bất ngờ. Vỏ tướng mà lại ruột cóc. Ruột cóc mà vỏ tướng. Cóc mặc áo tướng, thế gian này chỉ có thầy Tư mới nghĩ ra và làm được chuyện đó thôi. Thầy Tư đã phỏng theo truyện Tây Du, cái trứng đá nở ra ông Tề chăng? Tội nghiệp cóc không biết uống rượu mà phải nốc rượu. Tội nghiệp cho ông tướng bị moi ruột gan để dồn cóc vào mà không nói được. Thế mới đau cho ai mà sướng cho ai! Tội nghiệp không biết cái đầu của Đồng An có cần một cái niền tray không. Nếu mà ông ta “thăng” kiểu đó một phát nữa chắc cái sọ dừa bể hai trên ván gõ. Bum! Cái tiếng đó còn vang trong đầu Trí. Đồng An giơ tay vò lia. Trí bật cười ngang.

- Cười gì vậy ta?

Trí ngó lên thì thấy thằng Tư Cồ:

- Mày đi đâu đó thằng quỉ?

- Đi tìm mày đây chớ đi đâu.

Không đợi Trí hỏi, Tư Cồ nói ngay:

- Đi câu không?

- Câu gì?

- Con gì ăn thì câu chớ biết câu gì bây giờ! Lóc, trê, rô, thác lác, cá chạch, lươn lịch, ếch nhái, chằng hiu, chàng bè, vịt nước, cúm núm, cò dĩa, cò ngà….! Đi không?

- Cái thằng! Miệng mày như cái ống nhổ!

Nói vậy nhưng Trí vẫn chạy về lấy cần câu đi theo thằng Cồ.

- Lưỡi gì đó?

- Câu rô!

Trí đưa cho nó coi. Nó như nhà bác học thứ gì nó cũng biết. Nó xem qua lưỡi câu rồi nói:

- Để tao chữa cho.

Nó dựng cây cần của nó vô bụi rồi ngồi xuống đất, tháo lưỡi câu của Trí ra, đưa vô miệng cắn nhẹ, xong tóm lại đầu nhợ và bảo:

- Lưỡi câu mày uốn giọng hơi rộng, cá rô miệng nhỏ, giật trớt hết không có dính được!

Trí chẳng biết đấy là đâu, nhưng vẫn tin là đúng nên cứ để nó làm sao thì làm. Bỗng nó hỏi:

- Ở trường lúc này vui không mậy?

- Thì cũng vậy thôi.

- Mấy con nhỏ “phòn” đó còn ghét tao hết?

- Ghét gì mà ghét?

- Tao làm xe lửa đụ…ụng tụi nó, nó ghét, nó mét thầy tao bị đòn mày không nhớ sao.

- Tao không biết!

Rồi Trí kể cho nó nghe vụ Thiên-linh-cái, và thuật luôn lời chú Năm cho nó nghe.

Thằng Tư Cồ cười ầm lên:

- Thì có khác gì ba cái ông tướng của thầy Tư. Trời ơi! Cái bồ cóc của ổng bắt đem xào ăn một bữa chắc đã lắm!

Vừa đi vừa nói lải nhải, hai đứa đã tới một miệng đìa. Trí đòi dừng lại câu, nhưng Tư Cồ xua tay:

- Cá đìa này còn hôi miệng, câu không ăn đâu.

- Sao hôi miệng.

- Thằng cha Tám Thuộc sứt môi, mày biết không? Nó vừa bỏ thuốc cá bị ông Nhì chủ đìa bắt được, ổng đánh cho một trận la làng chõi trời đất. Cá nó hoảng hồn đi hết rồi.

- Hoảng hồn thì sao lại hôi miệng?

- Hôi miệng là tại ba cái lá thuốc cá đó. Ba năm nữa đìa này cũng chưa có cá ở. Nhưng mình ghé lại đây chọc mấy ổ kiến vàng bát nhộng; làm mồi câu. Tao có tép đây, nhưng còn tươi, đế mai cho nó ươn, thúi thúi câu mới nhạy. Bây giờ mình xài nhộng kiến vàng điệu hơn.

Nói rồi nó cuộn nhợ xe tròn quanh cần câu rồi dùng nó làm sào thọc ổ kiến ngay trên đầu. Nhộng trắng tinh rơi lả tả xuống đất.

- Lượm mau đi mậy! Tư Cồ hối. - Mày chậm tay kiến nó tha đi hết! Con của nó mà.

Trí lượm nhộng bò vô gáo dừa, trong lúc Tư Cồ cứ đi quanh bờ đìa chọc ổ kiến. Nhặt mồi xong hai đứa lại đi. Tư Cồ gióng hướng một chút rồi bảo:

- Mặt trời mọc mình phải câu cái đìa kia cà.

- Tại sao không câu đìa này?

- Đìa này để trưa mình trở lại có bóng mát, mình vừa bắn chim vừa câu luôn. Bây giờ mặt trời chưa rọi tới đây, cá còn ngủ chớ chưa thức dậy đâu! Còn ngủ mà ăn cái gì được. Kỳ này tao đem cá rô về nấu kiểu mới ăn chơi.

- Kiểu gì?

- Dượng Chín tao mới đi Cà Mau về bảo là ở dưới đó, người ta bắt hôi cũng có nhiều cá hơn chủ đìa trên mình. Dưỡng đi xuống đó bắt hôi mãn mùa làm được hai mái rưỡi mắm, chẳng hơn chủ đìa trên mình hay sao? Mùa tới dưỡng bảo tao đi với dưỡng. Tía tao chịu miệng với dưỡng cho tao đi rồi. Ở dưới đó người ta đâu có ăn cá như mình vầy. Như cá rô họ không có đánh vảy. Cứ để nguyên bỏ vô chảo mỡ chiên cho vàng rồi vớt ra ăn. Còn canh chua người ta không ăn cá, chỉ húp nước với ăn rau không hè. Lại còn ruột cá nữa. Ăn ba bộ đồ lòng là chảy re. Tao nghe tao nôn muốn đi liền. Mày có đi không?

- Thôi mày ơi! Cá đìa của ông Nội tao thiếu gì mà phải đi vô tới trỏng.

- Ờ phải, mày có đìa, chớ tao có giống gì?

Đến nơi câu thằng Tư Cồ càng tỏ ra rành hơn.

Nó vén rau mát thành một vùng trống rồi đeo nhánh cây, thọc chân xuống quậy đùng đùng, nước bùn nổi lên đen kịt. Trí hỏi:

- Mày làm gì vậy?

- Làm vùng câu cá trê.

- Câu cá trê sao phải làm vậy?

- Ai biết đâu, tao thấy mấy chả làm kiểu này, bỏ câu xuống một chút là lôi lên một trự vàng nghinh. Mày không biết cá trê vàng là loại khó câu hết thảy.

Nói xong nó ngắt một khúc rau mát buộc vào nhợ câu làm phao rồi bắt con trùn móc vào lưỡi câu ném xuống, nó cắt nghĩa:

- Cá trê thì phải mồi trùn. Mồi nhộng không dính.

- Sao vậy!

- Thấy vậy thì hay vậy, chớ ai biết đâu nà! Đi câu mày phải có đủ thứ mồi, gập thứ nào dùng thứ nấy. Đây nè, mày coi trong giỏ tao, chàng hiu dùng câu nhấp, bông bụp để nhử ếch… Trời, gặp một con ếch bà thì kể như đủ vốn!

Nói xong nó lội quanh bờ đìa lom khom vạch bụi tìm hang ếch và dặn Trí:

- Coi chừng, hể phao nhúc nhích thì chờ cho nó thụt mất một hồi đó là cá nuốt lưỡi câu rồi, mày cứ việc lôi lên là dính chớ nó mới vừa nhúc nhích mà mày giật thì trớt lớt hoặc chỉ dính mép thôi, mày lôi lên nửa chừng nó dãy sút mất! Hễ sẩy một con thì cả đìa không ăn nữa.

- Sao vậyl

- Cá nó cũng khôn chớ. Nó chết hụt nó đi nói um lên cho mấy con kia nghe.

- Nó biết nói sao mậy?

- Biết chớ!

- Nó nói ra sao?

- Nó nói như mày nói vậy đó!… Bỗng thằng Tư la lên - Gặp rồi!

- Gặp gì?

- Hang lươn. Mẹ bà! Tao không có đem đồ nghề câu lươn theo.

Trí men tới hỏi:

- Hang lươn ra sao, cho tao coi chút.

- Thì nó cũng như…. hang lươn vậy chớ sao!

- Lấy lưỡi câu rô xài không được sao?

- Trời ơi! Con lươn nó cụp mồi rồi, mày tưởng dễ lôi nó ra sao? Nó gồng mình lên, đuôi nó ngoéo vô đất, ba người rị không ra nghe mậy. Có khi phải đào đất mới bắt được nó.

- Bây giờ mày làm cách nào?

- Cứ làm dấu để đó!

Thằng Tư Cồ lại tiếp tục đi xom quanh bờ đìa. Bỗng Trí kêu Tư Cồ chạy lại. Trí chỉ dưới gốc gừa, trên một bực đất. Thằng Tư Cồ la lên:

- Con ếch. Đừng động đậy. Để tao bắt cho mày coi.

Nói xong Tư Cồ lấy cần câu của Trí tháo nhợ ra và buộc lưỡi câu ếch vào. Trí hỏi:

- Mày không nhử bằng mồi bông bụp à?

- Không! Tao có cách khác!

Thằng Tư Cồ thò cần câu vào chỗ hõm.

- Mày định làm gì?

- Tao “giựt” nó. Bắt ếch có cái lối “giựt” không cần mồi.

Nhưng nó nằm trong kẹt không đưa cần câu vô được. Tư Cồ lại tháo ra, chỉ cầm sợi nhợ rồi đi ngay lại chỗ con ếch ngồi, quì xuống thả lưỡi câu xuống. Nhưng con ếch thấy động nhảy tõm xuống nước. Trí kêu lên:

- Hụt ăn rồi!

Tư Cồ xua tay:

- Không sao đâu! Nó sẽ trồi lên. Mày coi nó sôi tim về hướng nào cho tao biết.

Quả tình con ếch lặn một hơi qua mé đìa bên kia rồi trèo lên một đầu gỗ mục ngồi ở đó.

- Nó đây nè Cồ.

- Tao thấy rồi! Nhưng phải chờ cho nó ngồi yên một lát cho nó dạn dạn đã. Bây giờ nó còn nhát. Nếu bữa nay không giựt được nó, mai mình trở lại. Hang nó đó, đi đâu cũng trở về, cũng như mình vậy.

Tư Cồ vừa làm vừa nói, tay bằng miệng, miệng bằng tay không lúc nào nghỉ.

- Cái đường nước này làm hầm được lắm!

Tư Cồ nói rồi leo lên cây xem địa hình. Xong nó leo xuống, bảo Trí:

- Mày coi chừng con ếch nghe! Tao đi khai đường nước đắp hầm. Mày dám đi giữ hầm với tao không?

- Đi thì đi chớ sợ gì!

- Đi ngủ cả đêm ngoài đồng nghe!

Nói rồi nó chạy trên bờ ranh, dọc theo đường xuồng có nước. Chỗ nào nước đọng thì nó lôi xuống móc đất khai thông. Cuối cùng nó có một đoạn dài đường nước thông thương gối đầu lên con lươn (vùng nước sâu giữa ruộng cạn). Nó nhìn địa thế và ngẫm nghĩ. Dưới con lươn này ắt có nhiều cá lọt xuống đây. Nó trở lại chỗ cũ moi đất be bờ đắp một cái hầm tròn to bằng cái nia. Bị giam giữa con lươn mỗi ngày bị nắng thiêu và nước cạn dần, lũ cá tìm đường thoát thân. Đêm tới, sương xuống mát mình, cá chạy theo mép con lươn tìm lối, gặp đường nước của mình vừa khai, thế nào chúng cũng lóc lên và cứ thế mà lóc, trườn riết tới thì đi đâu cho khỏi lọt hầm? Mình đem giỏ tới bắt, không nướng trui thì kho khô nấu chua.

Tư Cồ trở lại huênh tay với Trí:

- Tao hứa với mày tối nay đầy giỏ.

- Phao hụp rồi kia Cồ!

- Đừng la cá nó nghe! Nó chạy hết.

Tư Cồ chạy tới trong lúc cái phao hụp mất, rồi cần câu tuột luôn xuống nước. Tư Cồ lấy chân chận lại rồi từ từ khom xuống lôi cần câu lên.

- Mày thấy chưa?

Con cá trê trắng như bạc dãy tưng tưng làm cần câu oặt xuống bật lên. Tư Cồ lôi nó lên bờ, con cá kêu éc éc và lăn lộn, đất muối đầy mình, như rắc tiêu.

Trí đưa tay muốn bắt, nhưng Tư Cồ cản lại:

- Mày biết cách, chớ không bi nó chém đau lắm! Trê trắng mà chém thì mày khóc ba ngày chưa dứt! Rồi nó dãy làm lưỡi câu xốc vô tay mày nữa đó. Mày biết bị nó chém, phải làm sao không?

- Làm sao?

- Ngắt cái đuôi nó dán vô vết chém. Nhớt nó hút hết nọc độc ra! Hiểu chưa?

Trưa dần. Tư Cồ hỏi:

- Mày đói chưa?

- Mày?

- Tao đói nhưng không lo! Kìa, cơm tao ở trên ngọn cây đó.

Trí ngước lên. Chim trao trảo, sáo cưỡng đến hồi nào đen cả ngọn gừa. Chúng tranh nhau ăn trái chín, kêu ré giận dữ hoặc khoái trá khi tranh giành hay tìm được mâm cỗ. Tư Cồ rút giàn thun trong lưng quần ra, khoe:

- Tao đổi cái nạng sừng này bằng 300 đạn đất lận đó mày. Ngoài ra còn 10 con trao trảo.

- Dữ vậy à?

- Thứ đó tao móc đất vò mỗi ngày 100 viên, 3 ngày thì xong chớ gì. Còn cái nạng này mày bắn mấy trăm chim cho gãy. Trời ơi! nạng sừng bóng láng như vầy coi mê tơi không? Để tao bắn môt phát thử thời vận cho mày coi.

- Rẹc! … rớt rồi.

Một con chim ức trắng rơi xuống nước gần mé đìa. Thằng Tư Cồ thò vớt lên. Vặt lông đầu:

- Mày phải nhổ ngay kẻo nó bán thịt hết về tới nhà chỉ còn xương với lông. Mày muốn ăn chim nướng hay cá nướng.

- Giữa đồng chớ bộ ớ tiệm nước sao mà đòi mấy món ngặt nghèo đó.

- Ậy, mà tao chạy có cho mày ăn thôi.

Thằng Tư Cồ lom khom nhìn lên gọn gừa có mấy cái nhánh khô nhô lên như gạc nai có cặp cu ở đâu vừa mới đáp tới:

- Để tao bắn.

Pạch. Một con rơi xuống nửa chừng còn gượng bay ra ruộng mới té xuống rạ.

- Bắt nó mậy.

Trí chạy ra. Một vệt máu tươi lê qua mấy đầu ngọn rạ. Con chim gãy cánh cố lóc trốn. Trí tội nghiệp nhặt nó lên tay. Nếu nó còn nguyên mình đem về nuôi, không ăn thịt. Tư Cồ nắn nắn ức con chim:

- Cu tháng này ăn lúa mập lút. Thằng Hẹ ức cu giống con này!

Tư Cồ đeo giàn thun vào cổ và quơ nhổ rạ gom đống lại.

- Chết bà rồi, không có lửa. Kìa kìa mày xem ai đi trên bờ ranh chạy tới coi. Thế nào ổng cũng có bỏ hộp quẹt theo bao thuốc. Xin ổng một diêm đem lại đây.

Trí chạy một nhoáng rồi trở lại với cái diêm trên tay. Tư Cô la:

- Xin cây diêm thì phải lấy cái vỏ chớ, chớ chỉ cây diêm thì quẹt vô ống quyển nó khè lửa à?

- Tao biết đâu đó.

- Ai đi đẳng vậy?

- Chú Năm tao! Ổng đi đào chuột ở dưới đầu đất gần chòi ông Hai Ngà.

- Ông Hai Ngà bắt rắn hổ, tía thằng Nãm thằng Sáu, tao biết rồi.

- Để tao xuống chòi đó xin lửa được không?

- Đi xuống đó xin lửa thì tốt hơn về nhà ăn cơm phức cái cho xong chớ xin lửa làm gì.

Bỗng thấy người kia xăm xăm đi lại. Tư Cồ ngoắc lia:

- Chú Năm! Chú Năm lại đây phụ tụi cháu với!

Chú Năm tới, cười hề hề bảo thằng Tư Cồ.

- Mày sai thằng Trí đi xin lửa như sai cọp đi bổ mật trời vậy đó. Tao hỏi nó xin làm gì có một diêm hộp quẹt. Nó nói mày xin để xỉa răng.

- Cái thằng!

Chú Năm tiếp:

- Tao biết liền nên tạt qua đây! Nào được mấy con gì mà xin lửa?

- Một con cu, một con cá, một con chim

Chú Nãm ném xuống đất một con cò:

- Tao đi ngang đám sậy thấy con cò rán đang lủi vô đám lác, sẵn khúc cây cầm trong tay tao phang bậy một cái, ai dè nó dãy tê tê, tao lượm giắt lưng định xuống chòi Hai Ngà làm lông.

- Chú xuống chòi đào chuột hả chú Năm?

- Ông rủ tao xuống nhậu rắn hổ.

- Trời, nhậu ba thứ đó về, chú “khè” ai chịu cho nổi?

- Giỡn hoài mậy! Tao nhậu rắn hổ, chớ bộ tao là rắn hổ sao mà “khè” mậy? Thôi, để tao châm lửa cho. Thằng Cồ đi xom bắt thêm con gì nữa cho đông đông coi.

- Ờ, tôi sẩy con ếch hồi nãy!

Thằng Cồ nom tìm được con ếch ngồi trong hang, ló cái mỏ ra thì mừng lắm. Hồi nãy nó nằm ở vị trí khó khăn, còn bây giờ thì dễ như Tiết Nhơn Quí lấy Ma Thiên Lãnh.
- Mày còn bông bụp đó không, đế tao chạy về vườn hái cho.
- Không cần. Mày ra đốt rạ thêm đi. Tao sẽ xách con ếch ra sau.
Trí nghe tin lời thằng Tư Cồ đi ra đồng quơ rạ nhổ lên gom đống đưa cho chú Năm ném từng bụi vô lửa. Chú bảo Trí:
- Mày chạy về vườn, tới nhà thầy Tư lấy cho tao 1 lít.
- Ủa rượu ở đâu đó chú Năm?
- Biểu mấy ông tướng cóc đưa cho. Mày không biết, ổng làm thầy còn bả kháp rượu à? Tào cáo đến nhà nhưng bả quăng đồ ra gốc chuối nên không bị bắt. Đã vậy, bả còn đấm mõm cho ông trùm mấy chai nên bây giờ ngày nào bả cũng lên một kháp. Bả còn cho bà trùm nhỏ hèm để nuôi heo nên rượu của bả bán khắp các quán trong ấp mà không cần đóng pa-tăng, mày hiểu chưa. Thôi đi đi cho được việc. Nhớ nói lấy 1 lít cho tao thì có liền.
Trí chưa kịp đi thì thằng Tư Cô xách con ếch đến. Con ếch huênh hai tay hai chân ra chòi lia, miệng kêu “ẹo, ẹo” khoe cái bụng trắng hơn cái lưng bông rằn ri láng nhớt.
Chú Năm cười,
- Ai biểu ham ăn bông bụp làm chi cho dính mép!
- Cháu đâu có câu bằng mồi bông hụp, chú Năm! Cháu thả lưỡi câu xuống ngay hàm nó nhứ nhứ, nó ngứa ngứa nên thò mỏ ra khỏi hang cháu giựt một phát lưỡi câu móc từ hàm dưới lủng luôn tới con mắt. Chú coi nè! Lưỡi câu này dùng để nhấp cá lóc ở mương lộ, mà giựt ếch cũng dính quá!
Tư Cồ gỡ ếch ra. Chú Năm bảo:
- Mày bẻ giò nó đi rồi hãy gỡ. Cái mình nó trơn nhớt, mày nắm chỗ nào cho chắc. Nó vọt môt phát xuống đìa mày ngó theo “hút gió không kêu” đó nghe!
Thằng Tư Cồ nghe lời, đưa cho chú Năm bẻ giò giùm. Xong, để con ếch xuống đất. Nó nằm êm rơ không nhảy được. Bây giờ thằng Tư Cồ mới gỡ lưỡi câu ra ném nó vào lửa.
- Uổng quá chú Năm!
- Uổng cái gì mậy!
- Phải có con dao cháu chặt dầu, lột bộ da, làm trống gõ lung tung chơi.
- Lớn cái đầu gần cưới vợ còn chơi trống ếch!
Trí đã về tới, trong tay kè nè mấy cái chai, miệng thở hổn hển:
- Bà thầy nói không có chai lít, bả đưa bốn chai nhỏ, được không chú?
- Bốn “xị” thì cũng vô một lít chớ đâu. Rượu của bả nhiều bọt nhưng không có bỏ vôi, uống không nhức đầu, hiềm một nỗi là có “hậu cóc”.
- “Hậu cóc” là sao chú Năm?
- Hậu cóc là… uống vô rồi nhâm nhâm nghe mùi cóc…. chết.
- Đó là tại cái bồ cóc của ông thầy chắc. Con nào chết ổng cũng bỏ vô kháp rượu. Hé hé.
Mâm tiệc dọn ra trên mấy nhánh lá trâm bầu và lá ngải ken lại. Chim quay, cá nướng, ếch hầm thơm phức. Chú Năm nói:
- Chắc thầy Tư ổng ghét tao lắm. Mà Đông An cũng ghét mày luôn. Ổng biết mày quăng mấy khúc gai vông vô đít ổng chớ ai. Rồi cũng mầy giựt tay ra cho “cái gáo dừa” của ổng bật xuống ván gõ. Trời! may phước ổng còn ngồi dậy được, tay vò đít, tay vò đầu, nếu ổng nằm luôn đó chắc mày mắc đền nhơn mạng!
Tư Cồ lắc đầu:
- Thôi từ rày chú có biểu cháu cũng không dám làm.
Trí nói:
- Còn vụ ba cái mắt me làm ông nhạc lễ nhểu nước miếng bít hết lỗ kèn thổi không kêu. Ông Mười hăm đánh đòn tụi cháu nữa chớ!
Tư Cồ tiếp:
- Đàn bà chửa mới thèm đồ chua, chớ ai dè ông già móm thấy me non mà cũng chảy nước miếng.
Ba người ngồi dưới bóng cây ăn tiệc. Trời nắng tháng ba. Gốc rạ tưởng chừng bốc khói. Thằng Tư Cồ ăn xong nhảy xuống đìa bắt một mớ cá rô trong rễ gừa đem về nhà để má có hỏi thì trương ra nói: cá con câu được ngày nay nè má! Như vậy bả mới không rầy. Ngày mai mới sổng ra đồng được, chớ không thì bị ông già xiềng vô trụ rớ để vớt cho đủ nửa giạ cá linh ổng mới tha cái vụ bắt con heo quay tống quái của thầy Tư.
- Thằng chả bắt người ta cúng cho thằng chả ăn chớ bà cậu nào rờ tới cái đuôi cái mỏ con heo quay. 
Xuân Vũ
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mang mùa xuân về

Mang mùa xuân về Máy bay từ từ hạ cánh. Dòng chữ “Cảng Hàng không Phù Cát” in lồng lộng nổi bật trên bầu trời đêm khiến lòng tôi nôn nao k...