Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Tỉnh thành xưa ở Việt Nam

Tỉnh thành xưa ở Việt Nam

Lời giới thiệu
Cuốn sách này chủ yêu gồm các bài tuyển chọn từ tuần báo INDOCHINE.
Indochine là một tờ báo bằng tiếng Pháp của Hội Alexandre de Rhodes. Báo ra từ đầu năm 1940 tới cuối năm 1944 thì đình bản.
Cộng tác viên của báo chủ yếu là người Pháp. Có người là hội viên của Học viện Pháp quốc Viễn Đông như G.Coedes, Louis Malleret, có người đúng đầu một cơ quan chuyên môn như Paul Boudet, Giám đốc Sở lưu trữ và các Thư viện, J.Y. Claeys, Giám đốc Sở Khảo cổ...
Cộng tác viên người Việt có: Trần Đăng, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Tôn, Nguyễn Tiên Lãng, Nguyễn Việt Nam, Trịnh Thục Oanh, Hoàng Thiếu Sơn, Dương Minh Thới, Đặng Phúc Thông, Lê Tài Trường, Nguyễn Mạnh Tường.
Các họa sĩ minh họa người Việt có: Ngô Thúc Dụng, Nguyễn Huyên, Nguyễn Tiên Lợi, Nam Sơn, Vũ văn Thu, Tô Ngọc Vân.
Về nội dung Indochine có nội dung rất đa dạng: địa chí, nhân vật phong tục, dân tộc học, ngôn ngữ, giáo dục, giao thông, xây dưng, thủy lợi... với rất nhiều tranh ảnh minh họa đúng như tiêu đề hebdomadaire illustré của báo. Thật hiếm có một tờ báo lúc đó có nội dung rộng và phong phú như Indochine.
Các bài của Indochine có chất lượng cao do được viết bởi các thành phần trí thức ưu tú Pháp và Việt lúc đó, nhất là bởi những người làm nghiệp vụ chuyên môn. Do đó đối tượng của báo chủ yếu là trí thức. Chúng tôi chọn dịch các bài của Indochine vì các bài đó mô tả khá đầy đủ diện mạo mọi mặt của nước Việt xưa.
Ngoài các bài tuyển chọn từ Indochine, chúng tôi chọn thêm, rất ít, một số bài khác ngoài nguồn Indochine, trong đó có một bài duy nhất viết bằng Việt ngữ là bài Người đầm của Thạch Lam. Các bài chọn thêm này đều được ghi rõ xuất xứ để phân biệt với các bài của Indochine.
Các bài không ghi tên tác giả xin hiểu là bài riêng của Indochine.
Để bảo đảm tính thời đại của từ ngữ và, xin thú thực, đôi khi không tra cứu được, chúng tôi để một số danh từ riêng ở dạng nguyên văn, chẳng hạn Laokay thay vì Lào Cai. Chúng tôi nghĩ rằng bạn đọc sẽ dễ dàng nhận biết những từ đó.
Về dung lượng cuốn sách, chúng tôi tạm bằng lòng với số lượng bài như bạn đọc sẽ thấy trong cuốn sách và hy vọng sẽ ra tiếp được một tập nữa.
Các tranh ảnh trong cuốn sách này là chính tranh ảnh các tác giả bài viết đã sử dụng.
Để hoàn thành cuốn sách này chúng tôi xin cám ơn ông bà Bùi Thế Kỷ, ông Vương An Lợi và cô Nguyễn Thị Phương.
Người tuyển và dịch
Nhà xuất bản Hải Phòng, 5 Nguyễn Khuyến - TP Hải Phòng.
Trung tâm VHNN Đông Tây, 8/91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
In 700 cuốn khổ 13x19 tại Công ty in Khuyến học
Giấy phép xuất bản số: 53-531/XBQLXB cấp ngày 20/5/2003
In xong và nộp lưu chiểu Quý 2, năm 2004
Tổng đại lý phát hành: Nhà sách Đông Tây Số 466 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Tỉnh thành xưa ở Việt Nam
Louis Malleret
Trong một bài mới đây chúng tôi đã mô tả cảnh quan tỉnh thành Sài gòn vào khoảng năm 1860. Nói đúng ra Sài Gòn lúc đó là một điểm dân cư gồm các làng nửa An - Nam, nửa Tầu. Sau đó có những biến đổi rất nhanh. Nhưng trước hết chúng tôi thấy cần phải dẫn độc giả tới một số tỉnh thành của Đông Dương như những gì chúng hiện ra trước mắt các du khách thăm xứ này từ 1870 tới 1880.
Khoảng tháng 7-1872, bác sĩ Morica từ Pháp tới Đông Dương sau một chuyến đi dài 45 ngày. Ông đi thăm các nơi với sự tò mò của một nhà tự nhiên học.
Thoạt tiên, ông thăm Sài gòn, sau đó là Chợ Lớn. Trong số các điểm hấp dẫn ông đi thăm có các khu vườn nuôi cá sấu, mỗi vườn có từ 200 tới 300 con để cung cấp thịt cho khách ăn. Hồi đó người ta rất thích thịt cá sấu.
Ba tháng sau, ông đi thăm Gò Công, một trong những trung tâm trồng lúa quan trọng. Lúc đó Gò Công được xem là một tỉnh đông dân với 33.000 dân tập trung trong 45 làng. Tỉnh lỵ chẳng có gì khác mấy so với các khu phố toàn nhà lá ở Sài gòn. Một số nhà lá vẫn còn ôm lấy một phần bến tầu và người ta có thể thấy vắt qua sông là một cây cầu theo kiểu Trung Hoa (hình 2). Đầu tiên, ông đi thăm Sở Thanh tra. Sở này nằm sau một con lạch và thông vào làng qua một chiếc cầu. Đó là một ngôi nhà cổ và sang trọng kiểu Tàu có một hàng hiên rất đẹp. Pháo đài liền ngay với Sở và chỉ cách nhau một hàng rào. Chỗ lượn của con lạch và nhiều đầm lầy bao lấy Sở ở các mặt còn lại.
Lúc đó tỉnh Gò Công đã là một miền dễ chịu và yên bình nhờ lãnh binh Tân. Ông này mời bác sĩ Morice ăn cơm. Tại nhà viên lãnh binh, bác sĩ được chiêm ngưỡng các loại đồ nội thất khảm xà cừ và dự một bữa tiệc thịnh soạn trong khi một người mã-tà ở phía sau nhịp nhàng kéo chiếc quạt làm bằng lông chim. Gió quạt mạnh đến nỗi làm nghiêng ngả những nến. Bác sĩ còn đi thăm một ngôi chùa trong tỉnh. Giống như nhiều chùa khác ở Nam Kỳ, ngôi chùa có rất nhiều dơi. Bác sĩ lưu lại Gò Công ba tháng; sau đó, trở lại Sài gòn để đi Hà Tiên trên chiếc tàu hơi nước Valco.
Tới Châu Đốc, bác sĩ Morice dùng thuyền tới. Giang - thanh theo kênh Vĩnh Tế. Con kênh này do viên quan Nguyễn Ngọc Thoại đào dưới triều vua Minh Mạng. Mộ của ông hiện còn ở vùng núi gần tỉnh lỵ Hà Tiên, lúc bác sĩ Monce tới, chỉ gồm một nhóm nhà lá rải rác trong các vườn cây (hình 3). Thành tỉnh ba mươi thắng cảnh được Mạc Thiên Tích Ca ngợi làm bác sĩ rất thích. Ông viết: “Tôi muốn là nhà thơ để mô tả phong cảnh tráng lệ hiện ra trước mắt. Các đồi cây xanh tươi ôm lấy bờ biển phía Tây. Dưới chân đồi, một hồ đổ nước vào vịnh Xiêm La. Trước mặt chúng tôi, về phía xa xa là Hà Tiên lờ mờ. Tỉnh thành này nửa nằm trên hồ, nửa nằm trên biển”. Từ Sở Thanh tra trên đồi, có thể phóng tầm nhìn xuống vịnh và các đồi xung quanh. Một hàng phi lao dài chạy xuyên qua chỗ xưa kia là thành men theo các bức tường của lâu đài họ Mạc ngày xưa dẫn tới thành tỉnh nằm trên đầm nước mặn có những ngôi nhà lá trát đất bùn. Tại Hà Tiên, bác sĩ Morice ở trong một cái túp xung quanh là đầm lầy. Ông viết “một trong những nét đặc trưng của Hà Tiên là nó giống nhu Vơ-ni-dơ.
Một phố thẳng và dài nối hồ với biển, hai bên phố là nhũng ngôi nhà làm bằng bùn lấy ở cửa sông. Để có thể đi bộ giữa hai hàng nhà kỳ lạ đó, người ta làm một con đường lát ván dài khoảng hai trăm mét. Đổ vào con đường lát ván này là nhiều con đường lát ván khác nhỏ hơn từ các túp đơn độc dẫn tới”. Trong cái thành phố nửa đất nửa nước này, bác sĩ Morice đã được thưởng thức tết với tiếng pháo và những trò chơi như ném lao qua một chiếc vòng đặt trên ba chân cách xa từ sáu tới tám mét, trò ném cầu và đá cầu.
Sau một tháng lưu lại Phú Quốc và một chuyến đi thăm ngắn ngủi Kampot, nơi đường điện tín nối với Hà Tiên rất khó bảo vệ khỏi sự giận dữ của voi rừng, nhà tự nhiên học của chúng ta quay về Châu Đốc và tiến hành nghiên cứu loài bò sát núi Sam. Sau đó ông tới Vĩnh Long (hình 4). Lúc đó Vĩnh Long là một quân trấn trong đó thành, giống như thành Châu Đốc và nhiều thánh khác ở Nam Kỳ, sao rập kiểu thành Van ban mà Olivier de Puymanuel và Théodore Brun truyền cách xây dựng cho người xứ này. Tuy nhiên, sự sao rập được đơn giản hoá và có những biến tấu mang tính cách châu Á. Bác sĩ Morice viết: “Phía sau các hồ bùn và tường đất cắm chông dày đặc là nhà sĩ quan và dãy nhà dành cho binh lính và bệnh viện. Tre và các bụi cỏ rậm rạp che kín một phần tường lũy. Thỉnh thoảng người ta lại giết được những con trăn rất to trong đám cỏ đó trong khi rắn đeo kính ngủ trong các bụi cây ẩm ướt mọc lộn xộn trong các hố. Ngoài pháo đài là khu dân cư với vài dãy phố đẹp được những cây dừa cao to phủ mát. Vĩnh Long là một trung tâm nhộn nhịp, tới nay vẫn còn tiếng. Nó là lỵ sở của một tỉnh giầu có gồm 222 làng với 162.000 nhân khẩu.
Bác sĩ Morice quay lại Sài gòn qua Mỹ Tho và Tân An. Mỹ Tho lúc đó bắt đầu có bộ mặt của một thành phố lớn, còn Tân An là “một trong những nơi chán nhất của thuộc địa”.
Từ Sài gòn, bác sĩ Morice đi Tây Ninh. Được xây dựng ở chân pháo đài trên nền đất khô, Tây Ninh là một trung tâm khá vui, nhưng đêm đêm vẫn có hổ đi quanh nhà. Trong những năm đầu ở Nam Kỳ, “nhiều binh lính của chúng ta bị hổ bắt ở các vùng phụ cận Sài gòn. Con vật kinh khủng này thường vào các làng tha người đi. Ngày nay vào ban đêm, người ta vẫn nghe thấy tiếng hổ gầm ở sát các pháo đài ở miền Đông như Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh. Ơ Tây Ninh, tôi thường nghe thấy rất rõ tiếng hổ quanh nhà và nhiều lần thấy dấu chân hổ cách đồn không xa”.
Theo một tài liệu lưu trữ của Nam Kỳ, chỉ riêng ở một làng gần Gò Công từ ngày 3-5 tới ngày 11-11-1868 người ta đã bắt và giết được 64 con hổ. Sự có mặt của động vật hoang dã gần các điểm dân cư rất phong phú và vị du khách của chúng ta đã bắn hạ ngay gần Tây Ninh một con tê giác, một loài ngày nay đã biến mất. Sau một chuyến quan sát bội thu, bác sĩ Morice quay lại Sài gòn. Chỉ sau mấy tháng xa cách, Sài gòn đã có nhiều biến đổi sâu sắc. Mặc dù Sài gòn duy trì sự phát triển lâu dài theo nhiều hướng, nó vẫn cung cấp những kinh nghiệm sống cho các trung tâm nhỏ ở Nam Kỳ, các ly sở của các tỉnh rộng, nơi dân cư không dày đặc lắm.
Các tỉnh thành khác ở Đông Dương cũng không khác mấy so với Sài gòn hoặc các thị tứ ở miền Tây Nam Kỳ xưa kia. Năm 1875, Brossard de Corbigny, trong chuyến đi công cán ở Huế, đã để lại cho chúng ta những hình ảnh đẹp đầy sắc màu của hoàng cung ở Huế. Tuy nhiên, khu phố buôn bán gần hoàng thành vẫn còn nghèo nàn và xấu xí. Ông viết “phố chính khá buồn. Nhà cửa nói chung bằng đá, đen thui và tối tăm, nối tiếp nhau, không có hàng lối. Mặt đường đầy rác và các vũng nước mỗi khi mưa không biết đặt chân xuống đâu nữa”. (hình) Tình trạng như trên cũng là tình trạng của Phnompenh, một thành phố hiện nay rất đáng yêu với những mài nhà dát vàng. Trung uý hải quân Da-vin mô tả thành phố này năm 1888 “có vẻ nghèo khổ, chỗ nào cũng đen đúa và tối tăm. Các cung điện hư hại, đền đài đô nát, nhà bằng sàn ghép cẩu thả hoặc đơn giản chỉ là nhà lợp rạ”. (hình). Còn các tỉnh thành ở Bắc kỳ, để biết bộ dạng xưa kia của chúng như thế nào chỉ cần giở lại tập báo illustration hoặc Tour du Monde sẽ thấy, ngoài toà thành và mấy ngôi chùa cổ rất quyến rũ, các tỉnh thành đó chẳng có gì đẹp ngoài những ngôi nhà lá buồn tẻ nằm dọc theo con đường đất (hình).
Tôi đã mô tả một số nơi những người châu Âu đầu tiên tới Đông Dương nhìn vào thấy lúng túng đối với phần châu Á ở tận cùng này, nơi từ lâu được Gérard de Nerval tô vẽ là một phương Đông lý tưởng. Là nạn nhân của trí tưởng tượng và của những mô tả sáng lạn theo con mắt lãng mạn, họ không biết rằng các thành phố châu Á chỉ là những phố xá lầy lội hoặc những túp nhà khốn khổ, tối tăm đâu phải các cung điện lộng lẫy và những đám rước long trọng họ vẫn mơ tưởng.
Tuy nhiên có cần phải bực mình không khi gợi nhắc lại các thành trấn không mấy cảm tình này, những thành trấn vẻ cổ kính của chúng trong các bức hình như dấu đi sự xấu kinh người trong thực tế các dấu tích câm lặng này mãi mãi còn xa mới thơ mộng. Người ta hiểu rằng sự buồn chán lặp đi lặp lại có thể làm thất vọng người mới tới. Thực tế, Đông Dương xưa chẳng có gì ngoài cảnh sắc quyến rũ. Cuộc sống ở đây khó khăn đối với mọi người và chính việc biến đổi cuộc sống đó từ một ý chí thống nhất đã gắn bó người Đông Dương với người Pháp.
Cảnh đẹp Bắc Kỳ
Arnaud Barthouet
Trong một lần nói đùa, có người nào đó kêu lên: “Cảnh đẹp Bắc Kỳ à? Làm gì có! Cứ đều đều, nói đúng ra là đơn điệu. Chỉ có bốn cảnh: đồng bằng, miền biển, trung du, thượng du; những cảnh như vậy đầy trong các ảnh...”.
Chúng tôi không chê bai các ảnh đó và chúng tôi không hề xem chúng là những thứ bỏ đi. Trong cỗ máy của cuộc đời thường nhật này, cảnh đẹp có khắp nơi và có lẽ chỉ những người nói liều hay tinh quái là những người khăng khăng cho rằng bản thân cảnh không chứa cái đẹp.
Cảnh đẹp có ở khắp nơi, khắp lúc. Trong những cảnh đẹp của Bắc Kỳ, trước tiên phải kể tới Hà Nội, thủ đô của toàn xứ Đông Dương. Hà Nội, đô thị kiến trúc tinh tế, cư dân chọn lọc, sức sống thanh xuân mạnh mẽ ngập tinh thần thể thao trong các trường. Nhà thờ, đền chùa, nhà bảo tàng, câu lạc bộ, các phố buôn bán, thợ thuyền và thợ thủ công, hàng trăm nghìn người hiếu kỳ lang thang qua các phố trong những ngày lễ lớn. Nét yêu kiều của những chiếc hồ, các ốc đảo xanh tươi - các công viên, những bồn cây, vườn cây ăn quả, các vùng ven đô, những mùa thu dịu hồn, những mùa đông xiết bao dịu dàng... Chúng tôi sẽ không nói thêm gì nữa về Hà Nội, người ta không thể tàn nhẫn đến nỗi vặt hết cỏ ở các thảm cỏ hay hoa ở các vườn cây.
Tiếp đến, cảnh đẹp Bắc Kỳ nằm trong thiên nhiên, trong các cánh đồng, cánh rừng mà chúng tôi hân hạnh được nêu ra ở đây một số hình ảnh và một số nét. Những cảnh đẹp đó rất đáng xem trước khi đánh giá dứt khoát hay phát biểu nhận xét. Này đây:
Biển lúa ở vùng châu thổ thật đẹp khi các hạt lúa nặng trĩu hứa hẹn một vụ thu hoạch tốt cho những người nông dân cần cù đang vội vã trong những ốc đảo xanh của vựa lúa Bắc Kỳ. Vịnh Hạ Long, quần đảo tuyệt vời và vui tươi của bờ biển Đông Dương.
Những đồi núi của miền trung du, các tầng cây vui tươi, những con suối trong cuộn nước đôi khi làm tung bọt.
Mùa xuân thần tiên ở vùng núi biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ với bạt ngàn hoa của những cánh rừng đào và mận, của phong lan, huệ; sự tương phản tinh tế giữa mầu xanh đậm của các loài cây nhiệt đới với mầu xanh của cây xuân thay lá. Mùa thu ở thượng du với bầu trời trong xanh, với những thời khắc bình minh và hoàng hôn, như một phép mầu, làm tôn giá trị những đường viền đa dạng của các chỏm núi.
Các phiên chợ thượng du ở mạn Tuyên Quang, Bắc kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn với mầu sắc đa dạng của các bộ lạc miền núi: Thái, Mán, Mèo, Lô Lô.
Những cánh rừng ở khu vực Kép-Lang-Met-Thanh-Moi, dưới chân dẫy Cai Kinh, nguyên sơ tuyệt vời. Chúng tôi có thể kể những khu rừng khác nữa, nhưng thôi.
Những rừng hạt dẻ của xứ Cao Bằng còn phong phú hơn rừng thông bá hương ở Liban. Và vẫn tại Cao Bằng, cạnh thác Bản Giốc, một Niagara của chúng ta, trong một con sông chảy từ dẫy núi Quay-son-chau (núi quý) ở Trung Quốc sang có một giống cá có hương thơm. Dĩ nhiên là sẽ có những người nói rằng họ không nhận ra hương thơm này ta nên trả lời họ rằng phải có một sự cảm nhận nào đó và không phải ai cũng có được cảm nhận đó ngay một lúc.
Những cây hồ đào ở Đồng Văn, điểm cực Bắc của Bắc Kỳ. Ở đây phải đi ngựa và khi ta từ phía Đông tiến vào hay khi gặp cánh đồng thuốc phiện của người Mèo, ta sẽ gặp một gam mầu phong phú bất tận và mê hoặc với những mầu sắc dịu dàng mờ mờ uốn lượn theo sự mơn trớn cua gió xuân. Trên con đường đó, ta phải leo qua một cái đèo gọi là đèo Ma-pi-leang (đèo yên con ngựa có mũi đẹp, nghĩa của từ đủ nói giá trị của đèo). Phía trên đèo khoảng vài trăm mét, trong một khu bằng phẳng như thềm nhà có một loại cải soong chỉ có ở vùng ôn đới. Bạn ơi, nếu tới được đây, bạn hãy xuống ngay ngựa, bỏ hết những thứ trong túi bên hông ngựa ra, hái cho đầy túi vì đi xa hơn sẽ không có nữa và chuyện được ăn món sa lát cải soong đó do tự tay mình hái bên đường ở vùng nhiệt đới cũng là một chuyện đáng nói.
Tại biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, các lô cốt và các chòi canh nổi trên nền trời như những tổ chim ưng là những đồn người xưa dựng lên để theo dõi những vùng đất xung quanh và đánh thuế các băng từ Trung Quốc sang. Việc bình định xong hàn Bắc Kỳ, xứ quan trọng nhất của Liên bang Đông Dương, xuất phát từ vùng này. Chúng ta đang ở một thời kỳ khác và các lô cốt, mãi mãi là một phần của sự trang trí, giờ đây là những chứng vật; những viên đá của chúng có tiếng nói mạnh mẽ hơn những diễn văn, thậm chí hơn cả những bài viết.
Sẽ là vô ích nếu nói nhiều hơn nữa; chúng tôi chỉ lướt qua vì đề tài không bao giờ cạn; đó là tặng vật của mùa xuân bất tận. Cầm một đầu của sợi dây ba sợi sự nhạy cảm, sự yêu thích mầu sắc, sự nồng thắm - buộc chúng ta với cảnh đẹp của Bắc Kỳ, ta có thể kéo dài nó ra mãi mãi vì đó là một sợi dây mềm mại hơn lụa và dẻo hơn vàng. Không thể tìm thấy sợi dây này trong các cửa hàng hay tại nhà các thương nhản vì chính chúng ta là những người làm ra nó và kéo nó.
Thực tế, chúng ta không biết hết sự giầu có của chúng ta, một sự giầu có rõ ràng minh bạch mà không phải chịu một khoản thuế nào. Các bạn đọc các bạn hãy tin tôi. Có đầy rẫy cảnh đẹp ở Bắc Kỳ. Ta có thể thưởng thức nó với niềm hân hoan chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần mở mắt nhìn.
Hà Nội 1911
Claude Bourrin
Claude Bourrin tới Đông Dương năm 1898 làm công chức ngành quan thuế nhưng rất ham mê các hoạt động văn học và kịch nghệ. Ông ở Đông Dương khá lâu, nhất là ở Bắc Kỳ, và đi lại nhiều nên đã viết các cuốn Xứ Bắc Kỳ Xưa (Le Vieux Tonkin), Người và việc ở Đông Dương (Choses & Gens en Indochine), Pháp Á (France d' Asie), Môlie và người An Nam (Molière ét Les Annammites).
Cuốn Người và việc ở Đông Dương gồm 3 tập: tập I (1898 - 1908), tập II (1908 - 1916), tập III (1917- 1927).
Đoạn dưới đây trích dịch từ cuốn Choses & Gens en Indochine (1908-1916) do nhà xuất bản IDEO ở Hà Nội in năm 1941.
... Nhân dịp Van Der Born, phi công người Hà Lan, vừa thực hiện thành công một số cuộc bay biểu diễn ở Sài Gòn và Băng Cốc, tháng hai năm 1911, Besse, Chủ tịch hiệp hội Thuyền Buồm mở cuộc lạc quyên để tổ chức một tuần lễ hàng không ở Hà Nội. Bắc Kỳ phải mời cho được Van ghé qua biểu diễn trước khi anh đi Hồng Công. Trước đây đã có một số phi công đàm phán với Bắc Kỳ nhưng họ đòi ít nhất từ 30.000 tới 40.000 quan trong khi Van bằng lòng với cái giá từ 15.000 tới 20.000. Ý đồ của Besse không thành nhưng lại được thực hiện dưới hình thức khác. Số là khi đó một Uỷ ban do Trú sứ Trung Bắc Kỳ là Henn de Monpezat làm chủ tịch quyết định mua một chiếc máy bay cho Liên đoàn Hàng không. Uỷ ban gồm toàn người Pháp trong đó có dược sĩ, trưởng phòng vô tuyến điện báo, quản trị khách sạn Métropole, một kỹ sư, một ông cò phụ mãi tận cuối năm 1912 chuyến bay đầu tiên mới được thực hiện trên bầu trời sân đua ngựa ở Hải Phòng mà lại do một người Nga tên là Cuminski lái. Người Pháp tự an ủi cho rằng người Nga là bạn và đồng minh của mình; hơn nữa động cơ máy bay là động cơ Blériot của Pháp. Mỗi lần bay kéo dài khoảng 10 phút. Vài ngày sau đó, buổi biểu diễn bay được thực hiện ở Hà Nội trước một cử tọa đông đảo và nồng nhiệt. Chỉ có người Trung Quốc không có mặt vì nhận được lệnh tẩy chay. Nguyên nhân tẩy chay là quốc tịch của phi công.
Mãi năm sau, chuyến bay trên bầu trời Bắc Kỳ mới do phi công Pháp thực hiện. Phi công này tên là Marc Pourpe. Ngày 13 tháng 6 năm 1913, Marc Pourpe tụ hội bạn bè ở Hải Phòng. Ngày hôm sau, anh bay đi Hà Nội và hạ cánh thành công. Ngày 16 anh bay đi Lạng Sơn nhưng bị chói nắng khi hạ cánh nên phải quay lại Kép và hạ cánh trên một thửa ruộng ở Seno (? ND) không có hư hại gì. Vài ngày sau đó, anh lại bay đi Lạng Sơn và hạ cánh an toàn vì đã tính toán để quay lưng lại phía mặt trời khi hạ cánh.
Cũng trên bầu trời Đông Dương, bạn của Marc là Verminck đã không được may mắn: anh bị chết trong lần bay biểu diễn ở Nam Kỳ. Có lẽ đây là phi công đầu tiên chết trên bầu trời Đông Dương. Song song với hoạt động hàng không là hoạt động sân khấu. Tháng hai năm 1911, Besse mở lạc quyên thì ngày 1 tháng tư, nhóm kịch nghiệp dư của người Pháp, trong đó có Claude Bourrin, tổ chức vở Ami Fritz của Erckmann-chatrian để lấy tiền giúp Liên trách hộ tịch một thời là phi công, một nhà thầu khoán và một số nhà buôn, tất nhiên có Besse. Sau khi có máy bay, người ta triệu một phi công Pháp sang để chuyến bay đầu tiên được thực hiện bởi phi công Pháp, chứng tỏ nước Pháp đã có một bước đáng kể trên thế giới về mặt hàng không. Cuối cùng thì đoàn Hàng không Hà Nội. Buổi diễn được thực hiện ở rạp Philharnonique vì lúc đó Nhà hát lớn Hà Nội đang được hoàn thành.
Từ nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc xây dựng một nhà hát thành phố xứng đáng với thủ đô hành chính của Đông Dương hơn cái phòng diễn cổ lỗ ở phố Takou (Hàng Cót - ND). Mặc dù chưa hoàn thành đầy đủ do thiếu kinh phí, cuối cùng thì tòa nhà cũng dùng được. Tuy việc sơn quét các phòng, hành lang và nhiều thứ khác không bao giờ được thực hiện nhưng như thế là mừng rồi. Tòa nhà có vóc dáng to lớn với những nét thô xấu của lâu đài Garnier (có lẽ là nguyên mẫu của là Hát lớn Hà Nội - ND) và khách dạo chơi trên đường Paul Bert (tức Tràng Tiền) tự hỏi khi nào khai trương nhà hát mới. Nhóm kịch Philharmonique có tham vọng gắn tên tuổi của họ vào ngày lễ khánh thành. Nhóm quyết định diễn vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon (Le voyage de M.Perrichon) trong ngày khánh thành Nhà hát lớn với mục đích lấy tiền ủng hộ trẻ em lai lang thang. Thành phố trao cho nhóm kịch một sân khấu trống trơn, không màn kéo, không thiết bị trang trí. Một diễn viên là thú y sĩ sửa chữa những khiếm khuyết đó bằng một sự năng động ghê gớm: ông đã làm màn kéo và vẽ trên đó cảnh Hồ Gươm có Tháp Rùa. Chiếc màn kéo này được cách tân vào năm 1927 và mãi tới tận năm 1932 mới được thay thế bằng chiếc màn nhung kiểu Ý.
Ngày 9-12-1911, Nhà Hát thành phố Hà Nội được khánh thành với vở hài kịch Chuyến đi của ông Perrichon.
Hải phòng 1884
Bonnal [i]
Trú sứ Hải Phòng
Trích Au Tonkin 1872-1881-1886
Sau sáu tháng sống leo lắt ở Sơn Tây, tôi được bổ làm Trú sứ Hải Phòng, một vị trí quan trọng và thú vị hơn. Sau này tôi mới biết Thống tướng (Général en chef) nâng đỡ tôi vì ông hài lòng về việc tôi đã tuyển mộ thành công, nhưng không phải không khó khăn, 1500 phu ở Sơn Tây phục vụ quân đội hành quân đi Lạng Sơn.
... Khi bước chân lên Hải Phòng, tôi ngạc nhiên thấy tòa lãnh sự bị viên chỉ huy quân sự tỉnh thành chiếm mặc dù chỗ đó đã chính thức dành riêng cho Trú sứ để làm nhiệm vụ lãnh sự. Tố cáo chỉ vô ích vì lúc đó ở Bắc Kỳ đang thịnh hành nguyên tắc “tôi đã ở đây rồi thì anh hãy tránh ra”. Rất may, lúc đó tòa nhà của viên quan đứng đầu địa phương bỏ trống nên tôi cùng với văn phòng đóng ở đó sau khi tưởng sẽ phải thuê một cái nhà lá trong cánh đồng. Hải Phòng không thay đổi gì so với lúc tôi tới đây vào tháng 7-1883. Cũng như 18 tháng trước đây, hiện nay cái thiếu nhất của cái người ta gọi là tỉnh thành Hải Phòng là nhà ở và mặt bằng khô ráo để xây nhà. Lúc này, Hải Phòng không còn đội quân của Francis Garnier nữa và, theo hiệp ước 1874, Hải Phòng phải tạo ra một vùng đất nằm giữa con sông và sông Tam Bạc, tức là tạo ra một vùng bằng phẳng được các đê sông bảo vệ khỏi thủy triều nhưng lại hoàn toàn không bị ngập úng trong mùa mưa.
Để xây dựng tòa lãnh sự và các công trình phụ trợ, các văn phòng, trại lính và bệnh viện, các sĩ quan công binh chẳng có cách nào hơn là đào một hố rộng để lấy đất đắp nền. Để bảo đảm vệ sinh, họ cho hố thông với sông nhờ các van chuyển động. Do việc mở thương cảng ở Hải Phòng nên nhiều người châu Âu kéo tới đây. Họ xây nhà trên cánh đồng ngập nước bằng cách áp dụng quy trình như trên, tức là đào hố lấy đất để tôn nền. Các hố đào sâu và nhiều tới mức các hố xen kẽ lộn xộn với các nền nhà và ngay trong mùa khô cũng đầy nước. Những chỗ ở khiêm tốn như vậy chỉ được nối liền với khu nhượng địa hoặc đê bằng những con đường đất hay bằng các bờ ruộng lúa rải rác đây đó trong cánh đồng ngập nước.
Từ 1875, sự xuất hiện của các công trình lớn do Chính phủ Nam Kỳ (chỉ chính quyền của Thống Đốc Nam Kỳ - ND) thầu sau hiệp ước 1874 và sự có mặt của Lãnh sự Pháp, của đơn vị pháo binh hải quân bảo vệ tòa lãnh sự... đã thu hút tới đây một số lượng lớn phu khuân vác và thợ An Nam. Cho tới lúc này, các đơn vị bản xứ có mặt tại đây chỉ là một số lính ít ỏi ăn lương của các quan ở Hải Dương để trấn giữ một pháo đài nhỏ bằng đất tại cửa sông Tam Bạc đổ vào sông Cửa Cấm. Một số thương nhân Tầu nhanh chóng tới ở trong cảng mới mở. Họ xây dựng những ngôi nhà bằng gạch ở hai bên bờ sông Tam Bạc, trong đó bờ trái nhiều hơn tạo ra khu Hạ Lý.
Theo các điều khoản của hiệp ước, lãnh sự Pháp không có quyền hành bên ngoài khu nhượng địa. Các quan tỉnh Hải Dương thì làm như không biết có một trung tâm dân cư mới vì trung tâm này được tạo ra bằng đủ thứ tạp nham, đầy những kẻ lang thang và những tên bất hảo, không có sự phê chuẩn của triều đình, không có quy chế của một cộng đồng thông thường.
Không cảnh sát, phố xá và các bờ sông bẩn thỉu, các hố đào ở chân đê hôi thối và thiếu đường đi vào mùa mưa là những yếu tố làm cho Hải Phòng kém hấp dẫn người Pháp. Tuy nhiên, nếu những bất tiện này là một vấn đề lớn vào lúc cộng đồng người Pháp còn rất nhỏ bé thì nó không còn là vấn đề nữa khi đội quân chiếm đóng hàng ngày thu hút tới đây một số lượng đông đảo thương nhân châu Âu. Những người mới tới tràn đầy tin tưởng vào tương lai của tỉnh thành và cảng.
Vấn đề cảng của Bắc Kỳ đã gây ra những cuộc tranh cãi sôi nổi, đặc biệt là trong giới hàng hải. Các kỹ sư thủy văn và các sĩ quan hải quân không nhất trí được với nhau trong việc chọn một cảng mới trước khi thay thế cho cảng Hải Phòng. Một số người ca ngợi Quảng Yên, số khác ca ngợi Hòn gay trong vịnh Hạ Long, nhưng tất cả đều nhất trí yêu cầu Chính phủ Pháp bỏ Hải Phòng vì không có lối vào cho các tàu trọng tải lớn, được “xây dựng trên bùn” không bao giờ có thể nối với Hà Nội bằng đường sắt, bị các dòng chảy rộng và xiết cắt ngang cắt dọc tạo ra ngập lụt lớn và tính kém ổn định của nền đất trong vùng châu thổ làm cho công tác xây dựng “tôn kém tới mức tất cả các nguồn tài nguyên của Bộ Thuộc Địa sẽ bị hút vào đây”. Mặc dù có những lời công kích mạnh mẽ chống lại cảng đặc biệt và có thể xây dựng được cầu cống. Nếu đất bùn nhão, có thể có sạt lở và thẩm lậu, và do đó các máy bơm sẽ không có tác dụng khi xây dựng dưới mực nước của các con sông bên cạnh. Cũng cần phải nâng cao các tường chống ít ra là ở một số điểm. Những thăm dò cho tôi biết khắp nơi là đất sét pha cát nén chặt và người ta có thể đào sâu tới 8 mét mà vẫn không có nước.
Yên tâm với vấn đề cốt tử này, tôi chuyển sang nghiên cứu kỹ chế độ sở hữu ruộng đất ở vùng lân cận khu nhượng địa. Một cuộc điều tra tiến hành kín đáo cho tôi biết rằng sẽ không có vấn đề trưng dụng ruộng đất với giá cao (à prix d'argent). Vị trí của con kênh tương lai hoàn toàn nằm ở khu vực người châu Âu không có mảnh đất nào. Thêm vào đó, ở xứ An Nam, việc trưng dụng ruộng đất vì lợi ích công cộng không được đền bù. Như vậy, tôi có thể trưng dụng những mảnh đất của người bản xứ nằm trong khu vực kênh, nhất là các quan tỉnh tôi dò ý hứa sẽ đền cho những người bị trưng dụng những mảnh đất tương đương nhưng mầu mỡ hơn thuộc nhà nước nằm bên Núi Voi cách Hải Phòng không xa. Thế là vùng đất giới hạn bởi con kênh và hai con sông hầu như hoàn toàn thuộc về người Pháp bằng cách hoặc mua lại của nhà cầm quyền địa phương, hoặc điều đình với những người bản xứ tự xưng là sở hữu chủ. Những người này thường lạm dụng sự cả tin của người mua nhưng nói chung giá cả luôn luôn rất thấp.
Tôi tham dự vào quá trình chuyển nhượng đó bằng cách coi mọi giao dịch là có giá trị và để cho tòa án lãnh sự xét xử cẩn thận các tranh chấp có thể có. Để lập dự án vạch ra các đường phố và đại lộ của thành phố tương lai, tôi giữ nguyên các con đường hiện có và tôn trọng đất của người Pháp bằng cách không chia nhỏ đất của họ ra. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chỉ tới lúc này tôi mới cho những người bị cai trị biết dự án của mình. Đồng thời, tôi ngăn cấm mọi sự giao dịch về đất đai nhằm tránh những vụ đầu cơ đất có thể có hại cho lợi ích chung. Sau khi được thông báo dự án của tôi, mọi người Pháp ở Hải Phòng tỏ ra thỏa mãn và chúc mừng sáng kiến của tôi.
Giờ đây phải tìm nhân công cần thiết cho công trình tôi sắp đảm nhiệm mà không có một khoản tín dụng nào. May thay, ở An Nam có một thiết chế mà tên của nó người châu Âu nghe khó lọt tai, mặc dù thiết chế này vẫn còn tồn tại ở châu Âu dưới cái tên cỏ vê (corvée) kém tàn nhẫn hơn cái tên đi sâu.
Ở Bắc Kỳ, trừ một số người có đặc quyền, mọi người dân đều phải đi sâu. Họ phải làm không công trong việc xây dựng và sửa sang đê điều, đường xá, kênh mương, nói chung là các công trình mang lại lợi ích chung.
Từ hai năm nay, do chiến tranh và biến động, dân trong vùng Hải Phòng thoát khỏi sự đóng góp khá nặng này, nhất là khi thời gian đi sâu quá dài hay trùng vào mùa cấy hái. Chúng tôi đang ở vào mùa khô. dân bản xứ đang nhàn rỗi. Thật là thời điểm thuận lợi cho việc tập trung về Hải Phòng những người phải đi sâu trong các tổng lân cận.
Các quan tỉnh rất sẵn sàng cho việc đó và thậm chí còn hứa cung cấp cho nhân công khẩu phần gạo và tiền trích từ ngân khố tỉnh. Họ cho tôi một viên võ quan hàm Lãnh Binh để làm nhiệm vụ cảnh sát trong các công trường do ông Bédat, phụ trách công chính, làm chỉ huy trưởng.
Công trình được khởi công ngay. Những nông dân Bắc Kỳ là những người thợ đất tuyệt vời. Việc xây dựng các con đê ở vùng châu thổ Bắc Kỳ là tác phẩm của dân tộc cần cù và kiên nhẫn này. Không có một dụng cụ gì khác ngoài chiếc mai và cái thúng đan bằng tre, họ đã dựng lên trên bờ của tất cả các dòng sông một mạng đê điều rộng lớn, kết quả của một khối lượng lao động vĩ đại, để bảo vệ vùng châu thổ khỏi những trận ngập lụt theo chu kỳ của Sông Hồng.
Ngay từ đầu, chất đất làm cho công việc tiến hành rất dễ dàng. Mai cắm sâu vào đất sét pha cát ướt sắn ra những miếng đất đều đặn để thợ bốc lên. Những người khác kém khỏe mạnh hơn hoặc có tuổi, đôi khi có cả trẻ em và phụ nữ bị lôi cuốn bởi khẩu phần gạo, làm thành dây chuyền chuyển đất tới tận chỗ san lấp. Công việc tiến hành như vậy trong khoảng hai tháng bằng các đội phu thay phiên nhau cứ tám ngày một lần mà không hề có sự phản đối nào của dân chúng bản xứ. Khi lòng kênh đã hình thành giữa các con đê được dựng lên để ngăn nước tràn vào thì một sự cố đáng buồn xảy ra làm ngưng trệ công việc và ảnh hưởng tới việc hoàn thành nó.
Trong khi áp dụng các sáng kiến để tạo ra mặt bằng cho người Pháp xây dựng nhà ở và các công trình công thương nghiệp, tôi không hề nghĩ tới sự phản đối của các quan chức ở Hà Nội. Tại Bộ tham mưu của Thống tướng, người ta lo ngại về công việc của viên Trú sứ, không tiền và, chỉ bằng một thiết chế của dân bản xứ, dám xấc xược tạo ra một thành phố. Giới quan liêu dân sự ở Hà Nội phản đối kịch liệt công trình và nóng lòng chờ đợi cơ hội để làm nó sụp đổ.
Chẳng lâu la gì, các biến cố trên chiến trường Lạng Sơn đã cung cấp cơ hội cho những chống đối đó. Để chuẩn bị cho cuộc viễn chinh tới một vùng quan trọng như Lạng Sơn, cần phải tuyển mộ phu khuân vác trong thời hạn một năm để vận chuyển lương thực và đạn dược. Giới cầm quyền quân sự đã kêu gọi các trú sứ hợp tác. Trước đây khi ở Sơn Tây, tôi đã tuyển mộ, không phải là không vất vả, được 1.500 người bản xứ tình nguyện để đưa về Hà Nội. Các tỉnh khác ở vùng châu thổ không thể tuyển được nhiều như thế. Hiện nay công việc vận chuyển rất khó khăn. Bị thuyết phục bởi những báo cáo có dụng ý của công binh Hải Phòng rằng hàng ngàn người lao động đang bị thu hút vào các công trình của thành phố, giới quân sự liền ra lệnh cho tôi bằng điện tín phải dùng dân binh bao vây công trường, sau đó dùng vũ lực tập trung số người lao động đó lại và cho người áp giải lên Lạng Sơn. Tôi đang sẵn sàng từ chức công sứ để không a tòng theo một hành động mà tôi cho là lạm quyền không thể tha thứ được thì có người báo cho tôi biết là những người khỏe mạnh đã trốn khỏi công trường từ nhiều giờ rồi, chỉ còn lại phụ nữ và trẻ em. Không còn nghi ngờ gì nữa: đã có sự bất cẩn và chắc chắn một nhân viên nào đó người bản xứ đã thông báo cho nhà cầm quyền An Nam kế hoạch mai phục và họ đã làm trống trơn các công trường.
Tôi cho Hà Nội biết và sự việc lúc này tạm gác lại. Thế là công trình bị đình lại trong sự luyến tiếc của những người Pháp ở Hải Phòng. Năm sau, công trình do tôi phụ trách lại tiếp tục và tiến hành cho tới kết quả mỹ mãn, khi chế độ dân sự bắt đầu ở Bắc Kỳ dưới chính quyền của Paul Bert.
Một vọng gác tiền tiêu của Vịnh Hạ Long: Đảo Bạch Long Vỹ
Trích nghiên cứu chưa công bố của P.A. Lapicque
Các chỉ dẫn hàng hải về đảo Bạch Long Vĩ khá khiêm tốn. Các chỉ dẫn đó xếp đảo này vào khu vực nguy hiểm trên đường vào Hải Phòng và cho biết:
“Đảo này nằm giữa vịnh Bắc Kỳ ở tọa độ 20o08 Bắc và 107o43 Đông, một điểm thám sát tốt. Đảo có dạng tam giác, chu vi 7 km. Giữa đảo là một bình nguyên cao 58m, sườn có chỗ dốc đứng, có chỗ cây bao phủ. Cách đảo từ 0,5 tới 0,75 hải lý là những bãi đá ngầm, vì thế muốn cẩn thận nên đi cách đảo khoảng 2 hải lý. Thường thường, có những đàn cá mà từ xa người ta tưởng là sóng bạc đầu”.
Hiện nay, với sự phát triển của máy bay thương mại và sự tinh vi của trang thiết bị hàng hải, mọi hòn đảo nhỏ nhất,bãi đá ngầm, bãi san hô v.v... đều có vai trò quan trọng vì chúng được các phi cơ hay thủy phi cơ sử dụng làm các trạm khí tượng hoặc trạm vô tuyến điện nếu vị trí hoặc địa hình của chúng thuận lợi cho những việc đó.
Vì thế, việc thu thập các thông tin về đảo Bạch Long Vỹ và xác định các thông số về hòn đảo tiền tiêu trong vịnh Hạ Long là một việc rất có ích. Thực vậy đảo Bạch Long Vỹ chỉ cách đảo Lai Tao ở cực Nam Vịnh 38 hải lý, cách đèn biển Norway 42 hải lý, cách cửa sông Hồng 65 hải lý, cách mũi Pillar, điểm cực Tây của đảo Hải Nam, 83 hải lý.
Đảo Bạch Long Vỹ, chữ Tầu có nghĩa là “đuôi rồng trắng”, còn được người An Nam gọi là Vô thuỷ đảo, hay đảo không có nước, và người Tầu gọi là Ma Sheuo Tchap, Mao Xui Chao hay Mao Xứng Chao tùy theo phương ngữ.
Bạch Long Vĩ nằm trong chuỗi khép kín các đảo phải đi tuần tra định kỳ do nhà cầm quyền cao cấp ở Đông Dương quy định: bắt đầu là băng ngang vịnh Hạ Long, tới các đảo Gow Tow (Cô Tô), Bạch Long Vỹ vòng quanh quần đảo Hoàng Sa (Paracels), sau đó vòng lại qua các đảo ven biển Trung Kỳ và kết thúc tại trạm Quan thuế Appowan trên đảo Các Bà.
Viên chủ sự Quan thuế là phái viên hành chính tại trạm Bạch Long Vỹ. Tất cả các thuyền đánh cá của người Tầu trong vịnh Bắc Kỳ phải tới đây đăng ký; các thuyền này cũng buộc phải mua muối trong các cửa hàng của Quan thuế Các Bà mới được phép đánh cá trong vùng biển của Pháp và được bảo đảm an toàn trong các vịnh và đảo của chúng ta.
Phái viên hành chính này, qua trung gian của Công sứ Quảng Yên, giữ hên hệ thường xuyên với trưởng hạt Cô Tô hay Kao Tao, vì Bạch Long Vỹ trực thuộc hạt này về mặt hành chính. Như vậy, Bạch Long Vỹ trực tiếp thuộc quyền quản lý của trưởng hạt Cô Tô. Theo quy định, hàng năm, trưởng hạt Cô Tô phải thực hiện thanh tra Bạch Long Vỹ, viết một biên bản kèm theo báo cáo chi tiết tình hình đảo.
Trên đảo Bạch Long Vỹ, ly-trong (lý trưởng), chức danh do chính quyền Pháp lập ra với nhiệm vụ đứng đầu làng, được phát một lá cờ Pháp và có nhiệm vụ kéo lên khi có tàu bỏ neo ở đảo. Lý trưởng có con dấu đúng với các quyền hạn của ông ta. Mặt khác, các thẻ thuế thân, trong các kỳ tuần tra, được phát cho dân đảo để dễ dàng kiểm soát người và điều tra dân số.
Các văn bản tham khảo để viết lịch sử đảo có rất ít. Tuy nhiên, người ta đã ghi nhận được 25, 30, thậm chí 50 chiếc thuyền buồm đăng ký ở đảo Các Bà hàng năm vẫn ra đánh bắt cá ở vùng biển Bạch Long Vỹ từ tháng chín. Trong mùa gió Đông Bắc, các thuyền tìm được chỗ thả neo tốt ở phía Nam đảo. Tại đây, các thuyền này gặp các thuyền từ đảo Hải Nam tới. Đó là thời kỳ hoạt động trao đổi, mua bán duy nhất trong năm. Do thiếu nước ngọt nên những hoạt động này diễn ra rất khó khăn.
Tình hình cứ diễn ra như vậy cho tới năm 1920, giai đoạn như mô tả ở trên, khi người ta tìm ra nguồn nước và xây dựng giếng tại một điểm ở phía Nam bình nguyên.
Sự kiện này được trưởng hạt Cô Tô báo cáo vào tháng 8- 1921 cho chỉ huy trưởng đội lính cơ (Garde Indigène) ở Quảng yên, kèm theo một lá đơn bằng chữ nho của một người Tầu tên là Hung Lin Xao. Ông này vừa là nông dân vừa là ngư dân ở làng Giáp Nam trên đảo Cô Tô. Trong đơn, ông Xao xin phép được trồng cấy trên mảnh đất thấp của đảo.
Báo cáo cho biết “người Tầu này, nhận là đã tìm ra nguồn nước, muôn khai khẩn chỗ đất quanh nguồn nước. Khu đất ông ta khai phá trồng ngô và khoai lang rất tốt. Ông ta mang theo gia đình và một số người gốc ở đảo Hải Nam. Nhũng người này trước đây hàng năm vẫn tới đảo bắt tôm cua, sò và cá có rất nhiều quanh đảo. Ngoài đánh bắt, họ còn thu mua tất cả cá đánh được trên đảo. Số cá này nếu không bán hết ở Bắc Kỳ sẽ được xuất sang Bắc Hải (Pak Hoi) sau khi có giấy phép xuất khẩu của các văn phòng Quan thuế ven bờ”
Sau báo cáo trên, chính quyền thiết lập những cơ sở lâu dài để tăng cường kiểm soát phần lãnh thố phụ thuộc vào chính quyền bảo hộ. Vì thế, phụ cho các tàu tuần tra của Quan thuế và các thuyền gỗ chạy động cơ ở các đảo Cô Tô, chính quyền trung ương còn quy định các đơn vị của hạm đội phải đăng ký chương trình thăm Bạch Long Vỹ mỗi năm ít nhất một lần.
Dưới đây là một số dữ liệu về hình thể, diện tích v.v... của đảo.
Đảo hình tam giác lệch, trong đó cạnh dài nhất nằm gần theo hướng Bắc Đông Bắc - Tây Nam, dài khoảng 3 km. Chiều cao hạ xuống cạnh dài nhất này khoảng 1,5 km cho ta diện tích toàn đảo khoảng 225 hecta.
Đảo hình như được cấu tạo từ các trầm tích. Cát kết, có ở khắp ven biển, ở dạng tầng có độ nghiêng thường là Đông sang Tây. Theo thời gian, chúng bị cắt theo tầng thăng đứng. Có rất nhiều mảnh san hô được sóng đánh lên bờ và đôi khi tạo thành những cồn dài hàng trăm mét. Trên đảo có những bãi cát rất rộng, trong đó có một bãi chạy từ Đông sang Tây chiếm hết phần phía Nam của đảo, trên có làng.
Các làng.
- Vì lý do thuận tiện và an ninh, ba điểm dân cư nói trên tập trung trong một làng lớn hơn, tức là làng hiện nay, gồm có 75, 80 nóc nhà. Các nhà này lợp rơm, tường trát bùn hoặc những chỗ trú thân đơn giản. Số dân làng giao động quanh con số 200, trong đó có 30 phụ nữ và 60 trẻ em. Các nhà được xây dựng trên những cồn cát ở vách phía tây và tập trung gần một ngôi chùa nhỏ.
Những điểm có nước.
- Đảo được cung cấp nước ngọt bằng ba nguồn là:
Giếng nằm gần làng, cách chỏm đao khoảng 300 m. Lưu lượng giếng này rất nhỏ và cho nước lẫn bùn. Giếng này đã bị bỏ.
Giếng nằm trong vùng đồng lầy, cách làng về phía bắc theo đường chim bay khoảng một cây số. Giếng cho một lưu lượng khá. Nằm sâu trong một thung lung cây cối rậm rạp, giếng nhận nước của tất cả thung lũng và tạo ra một nguồn ngang mặt đất ở phía thượng lưu. Điều này giải thích vì sao các khu đất xung quanh nó lại đẫm nước.
Giếng thử ba nằm cách các đầm lầy khoảng 500 m về phía Bắc. Giếng nằm trong một khu đất bằng phẳng cao hơn các khu đất khác khoảng 5 m. Giếng này cũng cho một lượng nước đáng kể và chất lượng có vẻ tốt.
Như vậy, khu dân cư của đảo có vẻ được cung cấp nước tốt nhưng một vài điểm ở sườn tây thiếu nước. Ngoài ra, sự có mặt của lớp cát kết dưới sâu là dấu hiệu gần như chắc chắn cho thấy sự tồn tại của nước ngọt.
Có một ngôi chùa nhỏ nằm bên bờ biển và cách làng khoảng 500 m thờ Thần Giếng. Thực vậy, ở trong chùa, có một chiếc bia trên ghi dòng chữ Thủy Thang Phúc Thần Vi bằng chữ nho, có nghĩa là bia thờ phúc thần nước giếng. Chùa quay ra biển, mặt trước được che bằng một bức bình phong xây bằng đá. Người ta bố trí một hốc khoét vào tường mặt trước để thờ thần núi. Hốc được trang trí bằng một lá cờ bằng lụa đỏ có hàng chữ Sơn Đầu Đại vương bằng chữ nho.
Trồng trọt và chăn nuôi.
Người ta trồng trọt trên khắp các cồn ở phía đông bình nguyên. Trồng trọt cũng được thực hiện ở chỏm đảo nhưng bao giờ cũng ở phía Đông. Những cuộc khai hoang lớn mới đây nhắm trồng trọt trong tương lai đã gây ra hậu quả là các thực vật tự nhiên của đảo bị tàn phá. Cây trồng chủ yếu trên đảo là khoai lang, loại cây trồng rất tốt trên đất cát giầu các chất hữu cơ. Người ta cũng thấy một số mảnh ruộng nước, các mảnh trồng lạc, rau... và cả cao lương. Diện tích trồng trọt được đánh giá khoảng hai mươi hecta. Những cuộc khai hoang mới cho phép suy ra cư dân trên đảo có ý định mở rộng trồng trọt.
Súc vật trên đảo đặc biệt có bò. Nếu căn cứ theo vết chân bò để lại, có thể suy ra số lượng của chúng khá lớn. Người ta cũng thấy lợn và các loại gia cầm khá phong phú.
Hiện nay còn thiếu những thống kê chính xác về nghề đánh bắt cá. Đây là nghề duy nhất kiếm tốt hiện nay trên đảo, nhưng các thương vụ vẫn không đáng kể do gần như không có dấu hiệu của tiền trên đảo Vì thế các thương vụ phải thực hiện bằng trao đổi tại chỗ. Cá đánh được tiêu thụ tại chỗ hoặc phơi khô dự trừ, nhưng phần lớn được gửi đi Các Bà hoặc đảo Hải Nam. Các loại tôm, cua và sò là mặt hàng buôn bán với vùng ven biển tỉnh Quảng Đông qua sự vận chuyển của các thuyền tới từ tỉnh này.
Về mặt chính trị và hành chính, chính quyền Pháp tại Đông Dương còn lâu mới buông lỏng hòn đảo tí xíu này, mặc dù nó rất nhỏ và khá nghèo.
Trước những sự kiện hiện nay, chính quyền Bắc Kỳ có ý định xây dựng một ngọn đèn biển trên đảo. Thực vậy, rất nhiều báo cáo của các nhà hàng hải chỉ rõ những lợi ích ngọn đèn biển trên đảo sẽ mang lại cho các tàu từ phía Nam ra lẫn các tàu từ Hải Nam tới để vào các cảng của Bắc Kỳ.
Về mặt kinh tế, các doanh nhân Pháp cho biết đã có đơn xin một khu vực mỏ phủ gần hết đảo. Tuy nhiên các kết quả thăm dò vẫn còn thiếu chính xác. Những người chơi thuyền buồm của Câu lạc bộ Hàng hải ở Vịnh Hạ Long, trong một lần tạm dừng ở đảo Bạch Long Vĩ khi đi tuần, đã mang về những ảnh xương thú khá cổ khá nhiều trên đỉnh cao nguyên. Đối với đường hàng không, đặc biệt là đường hàng không từ Đà Nẵng đi Hongkong, Bạch Long Vĩ có thể có vai trò đáng quan tâm vì tất cả cho phép người ta tin rằng có thể xây dựng một bãi đỗ khẩn cấp ở Đông Nam đảo. Chỗ này có kích thước và độ cứng đạt yêu cầu mà thi công lại không tốn kém lắm.
Những điểm nghỉ mát bên biển của Bắc Kỳ:
Đồ Sơn
Đồ Sơn là một bán đảo hẹp dài 7 km gồm những đồi núi nhấp nhô chạy dài ra biển giữa Cua Câm (Cửa Cấm) và Cua Van Uc (Cửa Văn Úc). Các cánh rừng thông non trên các đồi phô các biệt thự duyên dáng hiên ngang trên các sườn núi hoặc lười biếng nép mình dọc theo bãi biển. Bán đảo nằm gần trùng theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam và bị các mỏm đá chia cắt thành nhiều vụng nhỏ. Dãy núi tạo thành bán đảo được cấu tạo từ cát kết thạch anh chống được sói mòn và có nguồn gốc địa chất giống như các núi ở vịnh Hạ Long. Chắc chắn trước đây bán đảo là một chuỗi các đảo nhỏ và các vách dựng đứng thường xuyên bị sóng biển xô đập đinh tai nhức óc trước khi được phù sa các sông ở Bắc Kỳ bồi đắp cùng với vùng hạ châu thổ. Một truyền thuyết cho biết những cư dân đầu tiên của Đồ Sơn là các ngư dân gốc Thanh Hóa bị bão đánh giạt lên đảo trong mùa gió Đông Nam.
Một thuyết khác lại cho rằng cư dân ở đây có nguồn gốc từ các gia đình ở Hưng Yên đi tìm đất hoặc trốn tránh pháp luật hà khắc.
Số ngày 17-9-1942 của tạp chí này đã kể lại một truyền thuyết đẹp về nguồn gốc hội chọi trâu ở Đồ Sơn vào ngày 10-8 âm lịch hàng năm diễn ra trước Dinh - Chung (Đình Chung - ND) thuộc thôn Đồ Hải.
Văn học dân gian vùng Đồ Sơn cũng rất phong phú với sự tích Bà Đế. Rất nhiều văn nhân, thi sĩ lấy tứ thơ từ cái chết bi thảm của bà. Hồn bà vẫn lang thang trong những đêm giông bão vì thế dân chúng dựng một miếu thờ bà trên một hòn đá lớn ở phía Bắc biệt thự Joséphine. Sau đây là câu chuyện một ngư dân có tuổi kể cho tôi nghe về sự tích bà sau khi tước bỏ những chi tiết rườm rà:
Bà Đế là một thiếu nữ xinh đẹp của gia đình họ Dao (Đào? - ND) ở làng Ngọc Xuyên. Sắc đẹp và giọng nói trong trẻo của cô thiếu nữ đã làm nhiều bạn gái phải ghen tức. Một con trai chúa Trịnh chạy loạn trốn trong một hang núi ở Đồ Sơn một hôm nghe thấy tiếng hát trong thung lũng:
Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Bao nhiêu thảo mộc lai hàng tay ta
Anh hùng ví biết tay ta,
Rồng mây gập gỡ ắt là thành danh.
Đó chính là Bà Đế vừa hát vừa cắt cỏ. Vị vương tử họ Trịnh rất thích, bền gọi thiếu nữ lại và hứa sẽ đưa nàng về triều đình khi mình trở lại kinh thành. Nhưng vị vương tử trẻ đã quên lời hứa trong khi Bà Đế bị làng phạt vạ rất nặng. Không ai tin chuyện nàng kể và làng quyết định sẽ ném người con gái phạm luật làng xuống biển. Mặc dù cổ bị buộc đá rất nặng vì có thai. Bà Đế vẫn ngoi lên mặt biển được hai lần như chứng thực cho sự trung thực và ngây thơ của mình. Những kẻ giết người phải dùng sào dìm nàng cho tới khi chết. Ngày kỷ niệm tấn thảm kịch diễn ra hàng năm vào ngày 16 tháng giêng âm lịch đã lôi cuốn nhiều người tới đền dâng hương.
Trên các sườn đồi và các bãi biển bị sông Do-hông (Đô Họng, tên đúng của sông là Sông Họng hay Họng giang - ND) cách ly với châu thổ và bị gió bão quất tơi tả là những chiếc lều nhỏ bé của các ngư dân bị đất liền quên lãng. Khách duy nhất tới thăm họ là những tên cướp biển người Tầu ở đảo Các Bà.
Chiến thắng to lớn của Trần Hưng Đạo trước quân Mông Cổ năm 1288, cuộc nổi dậy của Lê Lợi năm 1420 chống lại ách cai trị của người Tầu có lẽ chẳng có tiếng vang nào trên bán đảo, thậm chí người ta còn ngờ rằng Đồ Sơn tham gia vào đời sống của tiếm vương Mạc Đăng Dung khi ông này thiết lập kinh đô của mình ở phủ Kiến Thụy, một nơi chỉ cách khu nghỉ mát hiện nay khoảng mười cây số.
Năm 1880, Jean Dupuis đổ bộ lên bán đảo nhưng chỉ khảo sát qua loa các địa điểm. Năm 1886, các ông Vlaveanos, Costa và Gouma (độc giả chú ý gốc Bồ Đào Nha của các tên này - ND) “phát hiện” ra Đồ Sơn.
Bị chinh phục bởi sự trong lành của khí hậu, ba người giới thiệu các bãi biển cho các gia đình muốn trốn cái nóng oi bức của Bắc Kỳ. Làm theo những người táo gan đi ngựa qua các bãi và đầm lầy hoặc trên những chiếc thuyền tam bản thô sơ, các gia đình này mạo hiểm ra Đồ Sơn và dựng tại đó những ngôi nhà lá.
Các năm sau đó, một công ty thương mại, rồi thuế quan, thiết lập liên lạc mỗi tuần một lần với Đồ Sơn bằng một chiếc xà lúp mà những người Hải Phòng có tuổi gọi là xà lúp của những ông chồng. Chiếc xà lúp này không thể cập sát vào các bãi biển, do đó những người đi nghỉ hè phải thuê ngư dân dùng thuyền chở vào bờ hoặc cõng.
Năm 1891, một con đường bộ nối Hải Phòng với Đồ Sơn được khởi công và năm 1892 thì hoàn thành. Vào thời kỳ này, trú sứ Kiến An cho xây dựng ở Đồ Sơn một ngôi biệt thự. Việc làm của ông ngay lập tức được hàng chục gia đình làm theo và các nhà bằng gạch ở Đồ Sơn mỗi năm một nhiều. Những chiếc xe hơi đầu tiên ra đời càng tạo điều kiện cho Đồ Sơn phát triển. Các con đường lớn thay dần cho những con đường mòn và ngày nay người ta có thể đi lại khắp thị trấn trên những con đường đẹp phần lớn đã được trải nhựa. Càng ngày trung tâm nghỉ mát Đồ Sơn càng được nhiều người biết và lui tới. Đường vào thuận lợi, cảnh trí như tranh, sự đón chào niềm nở, khí hậu trong lành là những yếu tố khiến Đồ Sơn được mọi người tán thưởng. Hàng năm từ tháng 5 tới tháng 10, Bãi Lớn, vịnh Clateau, vịnh Hoa tiêu (Bai des Pilotes), vịnh Pagodon rất nhộn nhịp. Một trăm năm mươi biệt thự, ba khách sạn, nhiều hàng ăn không đủ phục vụ khách đi nghỉ hè.
Bán đảo Đồ Sơn hoàn toàn xứng đáng với sự ưu ái của Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ. Là vọng gác của đất liền vươn ra biển, dãy núi liên tục được gió biển mang lại sự trong mát và lành mạnh. Đồ Sơn không chỉ thu được những thành quả to lớn vào mùa nóng nực mà sự duyên dáng lôi cuốn của nó còn sinh động hơn vào mùa xuân và mùa thu. Vào hai mùa này, sự biến mất của cái nóng cho phép người ta đi dạo trên những đoạn đường dài hay đua thuyền ra Hon - dau (Hòn Dáu) và những ngày chủ nhật thị trấn nhỏ nhộn nhịp trong vài giờ.
Dân cư Đồ Sơn đa phần là dân các làng chài nằm bên bờ biển lô nhô đá. Cho tới thời gian gần đây, người châu Âu không nhiều nhưng hiện nay số người châu Âu tăng đáng kể do nhiều gia đình ở Hải Phòng chạy ra để tránh bom.
Nghị định ngày 18-5-1909 của Toàn quyền Klobukowski nâng Đồ Sơn lên thành đô thị.
Năm 1911, lãnh thổ của đô thị này được chia thành ba khu và được xác định rõ vào năm 1929. Sự phê chuẩn được thực hiện vào năm 1933 và việc đăng ký nhà đất được thực hiện bằng nghị định 27-5-1940. Ngày 31-12-1921, thị trấn được coi như ngoại ô và đặt dưới quyền thị trưởng Hải Phòng. Nghị định 29-2-1924 của toàn quyền Đông Dương lại đặt Đồ Sơn thuộc vào tỉnh Kiến An.
Thời gian gần đây, các công trình đô thị được đẩy mạnh: hai con đường, một nối biệt thự của Trú sứ với Nhà Thanh Niên, một chạy men theo bờ biển có biệt thự Saint Mathurin tới tận khu quân sự, một sân thể thao cạnh đồn binh, một chợ và một bò sát sinh phù hợp với quy mô của thị trấn, sẽ xem xét lại quy hoạch của các làng cá, trong đó mỗi nhà từ nay trở đi sẽ có vườn rau.
Câu lạc bộ Hàng hải Đồ Sơn có một cơ sở khá duyên dáng. Thuyền đơn, ván lướt, thuyền máy phao hơi là những thứ gây hứng thú cho các nhà thể thao trong mùa nghỉ hè. Hàng năm, các cuộc đua thuyền thu được những thành công và lôi cuốn tới bãi những người nhiệt tình với thuyền buồm.
Cuối cùng chúng tôi xin nhấn mạnh là các cầu nổi của câu lạc bộ bị cơn bão ngày 11-11-1942 phá hủy đang được gia cố và nối dài từ ngày 19-6-1943. Công trình được thực hiện. dưới sự hướng dẫn của Cục Hàng hải Cảng Hải Phòng và cho ra đời hai chiếc cầu tàu vững vàng ngay cả khi thời tiết xấu.
Sự quan tâm của Đô đốc Jean Decoux trong việc làm đẹp khu nghỉ mát là một đảm bảo vững chắc cho sự thành công của các công trình đã thực hiện. Nhưng các quan chức cao cấp của Đông Dương không chỉ chú ý tới những người đi nghỉ hè. Các nỗ lực to lớn đang được thực hiện để giúp ngư dân làng Ngọc Xuyên. Một hợp tác xã vừa được thành lập nhằm mục đích khuyến khích, bảo đảm và tạo thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của các xã viên cũng như chế biến, bảo quản và bán các sản phẩm thô hoặc đã chế biến tới người tiêu dùng.
Trong tình hình khó khăn ngày càng lớn hiện nay, do tình hình chính trị cũng như do thiếu sợi đay để sản xuất và sửa chữa lưới, những tiềm năng vốn có của nghề cá ở Đồ Sơn khó thực hiện được một sản lượng ổn định như các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện nay ngư dân Đồ Sơn có thể cung cấp mỗi năm từ 80 tới 100 tấn cá, trong đó phần lớn cung cấp cho các tỉnh vùng châu thổ.
Cũng cần phải ghi nhận là mỗi năm Đồ Sơn sản xuất được khoảng 30 tấn mắm tôm đáp ứng được yêu cầu thực phẩm cho dân chúng Hải Phòng và các vùng xung quanh.
Vừa là khu nghỉ mát nổi tiếng vừa là trung tâm đánh cá quan trọng, bán đảo Đồ Sơn giữ một vai trò quan trọng ở Bắc Kỳ. Những kết quả thu được hiện nay về mặt nghỉ mát cũng như về mặt kinh tế cho phép chúng ta tiên báo một tương lai rất thuận lợi của Đồ Sơn.
Trích đoạn 1

Chú thích:

[1] Trú sứ Hà Nội, Sơn Tây, Hải Phòng
Một trạm nghỉ mát trên cao của Đông Dương:
Ba Vì
G. Tucat
Trú sứ Pháp tại Sơn tây
Sự xa xôi hoặc chật hẹp của các khu nghỉ mát trên cao có từ trước ở Bắc Kỳ như Sa pa (Chapa), Tam Đảo (Tam dao) và Mẫu Sơn (Mau son) đã buộc chính quyền, từ đầu năm 1942, phải xây dựng một khu nghỉ mát mới ở núi Ba Vì (Bavi) trong tỉnh Sơn Tây (Son tây).
Điều ngạc nhiên là cách đây hai năm nhiều người Pháp và An Nam vẫn còn chưa biết có một địa điểm như vậy chỉ cách Hà Nội có 55 km và đã có đường theo sườn Bắc lên tới độ cao 400, 500 mét ngay từ năm 1924.
Tại sao trước đây người ta dừng lại ở độ cao 400 mét? Tại sao không lên cao hơn nữa? Đường phân thủy không dùng được chăng? Địa hình của nó ra sao? Bí mật của ngọn núi thần đáng gờm đối với những người không bao giờ thỏa mãn như Jules Boissière [i] là gì? là các hang động hay các khu rừng của nó? ảo ảnh nào trong các hang tối do những người am tường báo trước đang chờ đợi khách mạo hiểm? Ngược với mọi suy nghĩ thông thường, vì sao trước đây không một điểm nghỉ mát quan trọng nào được thiết lập trong dãy núi này?
Đó là những câu hỏi được báo chí, kể cả tạp chí của chúng tôi, tranh luận mới đây. Lý do gì đi nữa, tình trạng đó là kết quả của các văn bản cho thấy chính quyền bảo hộ luôn luôn từ chối ném tiền vào Ba Vì trước khi trang bị xong cho các khu Sa pa và Tam đảo.
Ba Vì là nơi ở của các thần của người An Nam.
Trong số những lý lẽ rất chặt chẽ và thuyết phục, ai dám không tin là các thần không chịu bỏ núi Tản Viên, nơi từ lâu quyến rũ con người? Các thần gợi ý con người xây dựng nơi nghỉ hè xa chỗ các thần, về phía Thập lục châu (Seize Châu), một nơi rất khan hiếm thực phẩm và vào đó chỉ nhờ một chiếc xe cổ lỗ để vào được rồi, oái oăm thay, lèn nhau như trong một rạp xiếc chật chội, trong đó chân phải dò từng bước và sương mù khắp nơi.
Các thần tươi cười vui vẻ với những ai vào khu vực của các thần với tấm lòng nhiệt tình, khoan dung và từ thiện? Không phải là những thần như Boissière mô tả: núi của các thần không ẩn sau những hang động hay rừng cây đầy mãng xà ác thú. Núi của các thần chỉ có các giống thú thần tiên: sóc đủ cỡ và đủ màu da, đen, xám, đỏ hung hung, gà lôi trắng, hoẵng và từng đàn chim dẽ nhiều đến ngạc nhiên khi chúng ra đi vào tháng mười một.
Ba Vì, tên thường gọi của núi Tản Viên, có sự tích rất dân dã. Theo sự tích này, núi là nơi ở của Sơn Tinh. Trong cuộc sống trần thế, vị thần này là một tiều phu tên là Nguyễn Trung ở làng Giáp Thượng dưới chân núi. Do có đức độ, Sơn Tinh được phú cho những phép thuật ghê gớm. Sơn Tinh tranh với Thủy Tinh chinh phục con gái vua Hùng Vương, một vị vua sống vào khoảng năm 350 trước công nguyên và có kinh đô ở quãng Việt Trì hiện nay. Để phục thù sự thất bại, Thủy Tinh vây hãm núi Tản Viên bằng nhiều con sông: Sông Đáy ở phía Đông, Sông Đà ở phía Tây và ở phía Bắc là Sông Hồng rất lớn với những dòng nước khôn lường. Từ đó, năm nào vào tháng sáu, tháng bảy, Sơn Tinh cũng phải chống chọi với sự hận thù không sao nguôi của Thủy Tinh. Từ cuộc chiến đó, xuất hiện hai câu thơ nổi tiếng:
Chừng nào còn núi còn sông
(Tanh qưon verra le mong Tan Viên et les neuves du Tonkin)
Còn chuyện báo oán còn ghen chuyện tình
La guerre allumée par le vengeanee et la ìalousie se répétera cha que année sanh pouvoir jamais s,éteindre)
Nguyễn Trung làm nhiều việc tốt cho nhân dân với lòng thanh thản. Ông mang lại sự thanh bình cho những nơi bị tàn phá. Nhằm bố trí các trạm trong khu vực của mình, ông ra lệnh xây dựng ba ngôi đền ở núi Tản Viên: Đền Thượng ở trên đỉnh núi, đền này nay đã biến mất, Đền Trung trên sườn phía tây và Đền Hạ dưới chân núi thuộc địa phận làng Thu Pháp. Ông còn cho xây bốn đền khác quanh núi nằm theo bốn hướng: Đền Và ở phía Đông trong làng Yên Vệ, đền Yên Cư ở phía Tây, đền Yên Lạc ở phía Bắc trong địa phận tỉnh Vĩnh Yên, đền Vật Lai ở phía Nam trong địa phận phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn tây.
Năm 31 tuổi, nhằm tháng 5 năm Đinh Hợi, Nguyễn Trung biến mất trong vùng rừng núi thanh lãng. Ngọc hoàng thượng đế xếp Nguyễn Trung vào hàng bất tử và cho làm thần núi Tản Viên. Từ đó, thỉnh thoảng thần lại xuống trần để làm vơi bớt nỗi khổ ải của đồng bào. Khi thần tới núi Ba Vì, hổ báo và các thần khác ngoan ngoãn đi theo hầu. Năm 618, quan đô hộ của nhà Đường là Cao Biền, một người giỏi thuật phong thủy, lên núi Tản Viên tìm cách đuổi thần đi nhưng mọi cố gắng của ông ta bị thất bại thảm hại.
Theo dân chúng, ngày xưa trên núi Ba Vì có một cây tên là vô phong độc giao thảo có thể tự di chuyển không cần tác động của gió. Lá của cây này có hai phiến có thể mở ra khép lại theo ý.
Năm 1072, vua Lý Nhân Tôn cho xây trên đỉnh núi một cái tháp hai mươi tầng.
Năm 1836, tức năm Minh Mệnh thứ 17, nhà vua ra lệnh khắc hình núi Tản Viên vào cửa đỉnh thờ vua Thuận Tôn. Thần Tản Viên là một trong Tứ Bất Tử (bốn thần không chết) của An Nam, ba vị kia là Phù Đổng Thiên Vương thờ ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Trử Đồng Tử thờ ở Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Từ Đạo Hạnh thờ ở chùa Sài Sơn, phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Thần Tản Viên là thần của các tỉnh Sơn Tây, Vĩnh Yên, Phú Thọ. Theo địa bạ thời Gia Long, làng Giáp Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây đã cúng 278 mẫu ruộng làm ruộng thờ thần Tản Viên.
Trong thời kỳ hiện đại, cuộc thâm nhập đầu tiên vào núi do Trú sứ Pháp tại Sơn Tây là Muselier thực hiện vào năm 1902. Bia khắc tại chùa Vi Thuy (Tông) cho thấy, ông này đã cho trùng tu lại Đền Thượng ở trên đỉnh núi tại một khu đất bằng phẳng rộng khoảng 2000 m2 và cho làm một con đường lên đó. Con đường này được ghi trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000. Xuất phát từ một con đường của trại binh, con Lagarrigue xây dựng từ tháng 5-1937 tới tháng 3- 1938 thì hoàn thành. Trung tâm của quân đội tiếp nhận các đơn vị người gốc châu Âu. Hiện nay, khu có mười lăm ngôi nhà kiên cố và hai nhà ăn. Bất chấp những khó khăn hiện nay, công tác xây dựng vẫn tiếp tục một cách tích cực.
Năm 1937, ông Regimbaud, chủ khách sạn Tông, xây dựng ở giữa rừng tại độ cao 600 mét trên sườn Bắc một ngôi nhà sàn nhỏ làm nơi nghỉ hè và trồng thử các loại rau và cây ăn quả.
Hè 1940, khoảng sáu mươi trẻ em Pháp và An Nam, dưới sự hướng dẫn của ông R.P. Seitz, tới cắm trại trong rừng ở độ cao 800 mét trên sườn Bắc, trên “cao nguyên Regimbaud”. Đó chính là xuất xứ của Trại Thanh Niên (Cam de Jeunesse) hiện nay. Năm 1941, ông Seitz thành công trong việc xây dựng, bằng phương tiện riêng, tại đây hai ngôi nhà xây, trong đó một ngôi dài tới 30 mét.
Năm 1942, với sự giúp đỡ của chính quyền, thêm ba ngôi nhà mới nữa được xây dựng. Được hoạch định để đón nhận 400 thanh niên, trại này nằm ở sườn Bắc, trải dài từ Đông sang Tây trên một diện tích khoảng mười hecta. Trại có hai nhà lớn, dành làm nhà ăn và nhà ngủ, một nhà lớn dành cho quản trị hành chính, các nhà phụ trợ (xưởng giặt, xưởng cơ khí, các của hàng...), một nhà bếp rộng rãi, một nhà thờ nhỏ với những hàng ghế lễ đơn giản đến cảm động. Có một sân rộng rãi giữa nhà thờ và ngôi nhà chính nằm bên đỉnh Bắc. Trong đêm tối khối núi đồ sộ này tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ trong ánh lửa trại.
Núi rừng chỉ nhường vừa đủ chỗ cho Trại xây dựng các công trình cần thiết. Chỉ và chỉ do cần thiết nên chỉ có nhà bếp được dành cho những “tiện nghi”. Các nơi khác đều đòi hỏi sự nỗ lực của các trại viên.
Dưới sự lãnh đạo của ông Seitz, một nhà giáo dục sâu sắc và nhiệt tình được trợ giúp của các sĩ quan và tu sĩ tận tụy, khoảng 250 tới 350 thanh niên Pháp - Nam bó mình hai tháng liền trong những bài rèn luyện thân thể và kỷ luật tinh thần, nhúng bài chỉ tạo ra những con người rắn chắc và lành mạnh. Khi lê bước ở cuối hàng trong một buổi tập, viên cai lính thủy đánh bộ này (chỉ Seitz) đã càu nhàu một cách hoàn toàn không sáo rỗng “người ta đi bằng đầu hơn là đi bằng chân”. Ông đã nhận được nhiều lời xin lỗi.
Con đường lên độ cao 1000 mét bắt đầu ngày 26-2-1942. Hai kilômét đầu lên tới độ cao 600 mét được hoàn thành ngày 1-5-1942 sau trong hai tháng thi công, cho phép lên tới Trại Thanh niên. Các công trình đã được tiếp tục sau khi hoàn thành việc nghiên cứu đường vạch ngày 18-9-1942: lô số 1 ở độ cao 1000 mét hoàn thành ngày 23-4-1943. Hiện nay, con đường lên tới độ cao 500 mét của lô thứ hai. Con đường, dài 6 km từ đường quân sự tới đỉnh đèo, đã được các tù nhân thi công dưới sự giám sát của hai ông thanh tra lính cơ (Garde Indochinoise) là Méehard và Grimaud. Ông Grimaud, vốn là thành phần ưu tú, chết vì lao lực vào tháng 1-1944. Cần phải san phẳng những khối đá lớn, xây một bức tường chống sạt lở dài khoảng 200 mét. Có ba khuỷu gấp độ nghiêng không quá 10%.
Đúng như tên gọi, núi Ba Vì có ba đỉnh. Núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam dạng vòng cung có bề lồi hướng về phía Tây Nam. Đỉnh Đông Nam cao nhất: 1284 mét. Đỉnh giữa: 1160 mét và đỉnh Tây Bắc: 1140 mét.
Tương lai của trại hiện nay như thế nào? Nó có những lợi ích gì so với các trại có trước như Chapa, Tam Đảo?
Từ hai mươi năm nay đã có ý kiến dai dẳng Ba Vì không thể là một trại nghỉ mát vì không có nước. Người ta thấy khẳng định này trong các thư từ chính thức cách đây mười lăm năm. Đúng là ở Ba Vì không có những thác nước lớn như ở Tam Đảo. Tuy nhiên, thác nước đầu tiên đã được phát hiện ở đỉnh và đã được nhìn thấy từ máy bay. Nhưng thác này lại đổ xuống sườn phía sông Đà và đường dẫn tới nó rất độc hại nếu để nguyên rừng. Điều chứng minh cho khẳng định này là tại cao nguyên tọa lạc ở lô số 1, lô dễ vào và dễ khai thác nhất, quả thực không có một con suối nào. Nhưng những cuộc thăm dò năm 1942 từ đỉnh Giữa tới đỉnh Nam, trong khu vực lô thứ 2, đã phát hiện được những nguồn nước thường xuyên đủ cung ứng cho yêu cầu hàng ngày của 4000 người. Các nguồn nước này cách lô số 1 khoảng 1,5 km. Do đó có thể dẫn nước về lô này. Việc dẫn nước, trên bản vẽ mới chỉ là phác thảo, hiện đang được thực hiện.
Trại Ba Vì, ngay cả khi phát triển hết cỡ, không thể so được với trạm Sapa. Nó sẽ phát triển theo chiều dài và khi phát triển hết cỡ cũng chỉ được 4 cây số Nhưng trại sẽ quan trọng hơn trại Tam Đảo và có thể chứa được số biệt thự nhiều gấp đôi Tam Đảo. Ở đây có 50 lô với lô nhỏ nhất có diện tích 1200 m2, trong đó chỉ riêng lô số 1 đã có số biệt thự bằng một nửa con số 105 biệt thự của Tam Đảo.
Tại độ cao 600 mét cũng có thể xây dựng được nhiều lô nữa để có thể nói tới một trại nghỉ mát Ba Vì.
Các thông số khí hậu thu thập trong hai năm qua cho phép khẳng định Ba Vì không ẩm như Tam Đảo. Đường phân thủy luôn luôn thông thoáng gió, về mùa hè không có sương mù. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất quan sát được là 17o8 và 29o6. Về mưa, vũ lượng ở đây bằng vũ lượng ở Sơn Tây. Trại nghỉ mát Ba Vì sẽ được nhiều người quan tâm hơn do gần Hà Nội và dễ tới hơn so với những trại khác. Chẳng cần vượt cầu Doumer hay cầu Đuống. Quãng đường chỉ có 65 km: 40km từ Hà Nội tới Sơn Tây, 19km từ Sơn Tây tới độ cao 400 và 6km từ độ cao 400 tới độ cao 1000. Trong 65km trên, có 11km đường đèo.
Khu đồng bằng dưới chân núi là nguồn cung cấp thực phẩm. Sơn Tây - Tông là một khu dân cư quan trọng, điểm dân cư có số lượng người châu Âu xếp thứ hai hiện nay ở Bắc Kỳ. Ở Tông có một khách sạn kiểu châu Âu. Việc cung ứng sữa và bơ, thứ rất cần cho trẻ em, do các trang trại của ông Michaud bảo đảm. Hơn mọi nơi khác, Ba Vì là xứ sở của trẻ em. Chúng tôi đã nói qua về Trại Thanh niên, nơi chỉ nhận những trẻ em trên mười tuổi. Hiện nay, các em nhỏ tuổi hơn ở trong biệt thự Borel tại độ cao 400 dưới sự điều khiển của các nữ tu Dòng Đức Mẹ.
Ba Vì lôi cuốn các em bởi sự huyền bí. Đây là nơi lý tưởng của những cuộc “thám hiểm”: rừng hoang sơ và hầu như không có một con đường mòn nào. Ai là người đầu tiên phát hiện ra Hồ Gấu, ra những hốc đá có dầu tuôn chảy? Ai cũng có thể là những khách viễn du liều lĩnh, kể cả những khách chưa tới mười tuổi. Núi rừng là nơi thần tiên của khách. Như vậy Ba Vì đang được quy hoạch cho nhiều năm.
Những khó khăn về giao thông, chỉ vừa mới xuất hiện gần đây, đã cản trở việc xây dựng của tư nhân và chính quyền. Khi điều kiện cho phép, việc phát triển các trại ở đây sẽ được thực hiện theo quy củ và có phương pháp của một kế hoạch vạch trước. Tất nhiên sẽ có một số tư nhân ngoan cố và có thái độ ác cảm, những người không hòa hợp được với lợi ích chung.
Những trạm nghỉ mát trên cao của Đông Dương:
Sapa
103o52 Đông
22o22 Bắc
Đỉnh Fansipan, ông hoàng của các ngọn núi ở Đông Dương, “núi có sườn gập ghềnh” người Mán gọi là Hoàng Liên Sơn, khối núi vươn lên trời, bức tường mầu xanh sẫm, những đỉnh núi kỳ vĩ ở độ cao ba nghìn mét. Những đám mây nặng nề, những màn sương nhẹ che phủ dãy núi thay đổi không ngừng. Những chiếc thác rạch vách núi thành những đường thẳng đứng dài óng áng như bạc.
Dưới chân núi, Sapa mỉm cười trong ánh mặt trời tháng sáu.
Những cây đào trĩu quả đổ bóng lên những bức tường đá xám. Rồi những dàn nho. Cao hơn, nơi gợi nhớ tới những đồng cỏ trên cao ở châu Âu, là bãi chăn thả với những con bò hung hung đỏ, trắng và những hàng rào bằng cây đầy mấu. Trong buổi lễ ở thị trấn, chiếc gác chuông mới nâng cây thập tự bằng đá trắng lên bầu trời.
Những ngôi biệt thự rêu phong hoặc mới vững chắc, những lán gỗ, bãi tập đua ngựa quây bằng đá trắng như đá hoa cương, một đường phố lúc vụt lên, lúc lao xuống giữa những cửa hàng sặc sỡ; một ngôi chợ sạch sẽ với mái ngói, gỗ pơmu và, than ôi, cả mái tôn kinh khiếp!

Lướt nhanh qua mọi thứ đang vui tươi dưới ánh mặt trời là những giải sương mảnh mai. Một sự thanh lãng tràn ngập, một sự trong mát cao nhã ngoài đồng bằng Sông Hồng ngột ngạt pha đôi chút lộn xộn.
Thật ngạc nhiên khi thấy những cặp má hồng hào của những đứa trẻ ở Sapa, thế nhưng má của những người bạn Pháp của chúng cũng bắt đầu hồng theo.
Sapa đã phát triển.
Từ năm 1910 tới năm 1920, có sáu biệt thự được xây dựng trong đó có biệt thự Mangin.
Từ năm 1920 tới năm 1930: Tòa Công sứ, các khách sạn và hai mươi tám ngôi nhà.
Từ năm 1930 tới năm 1940: hai mươi sáu biệt thự và nhà thờ.
1941: một biệt thự.
1942: bẩy biệt thự.
1943: mười ngôi nhà.
Người đứng đầu Liên bang [ii] quyết định vạch ra một quy hoạch trước khi xảy ra những sai lầm không thể sửa chữa được. Một nhà quy hoạch đô thị, nói đúng ra là một nghệ sĩ toàn diện, chuẩn bị công việc.
Thoạt đầu, bản quy hoạch làm ta bối rối. Giống như một bức tranh siêu thực khó hiểu, bản quy hoạch như một chiếc bảng mầu của một họa sĩ thuốc nước: đỏ son, hồng, nâu hạt dẻ, nâu đen, xanh lục, xanh dương, cam, tím quỳ. Tất cả thể hiện trên một mặt phẳng trong khi thực địa là các thung lũng, khe, đồi, dốc. Bản quy hoạch nghiêm ngặt có đôi chút gai góc làm người ta sáng ý ra. Bằng các thuật ngữ nghề nghiệp chính xác, ý đồ của nhà đô thị học rõ ra và trở nên sinh động. Trước mắt chúng ta, ẩn sau Sapa hiện tại là Sapa tương lai. Quy hoạch tôn trọng những gì quá khứ và hiện tại đã xây dựng. Tuy nhiên, ở mức độ không đừng được, quy hoạch đã sửa chữa những sai lầm quá lộ liễu. Quy hoạch chuẩn bị cho sự phát triển hài hòa của một đô thị to lớn. Đường thuộc địa số 4 mở rộng sẽ là một con đường rộng và đẹp đi qua trung tâm thành phố. Trên đường vào thành phố, phía bên bên trái là những biệt thự của Ngân hàng Đông Dương; tiếp đến, con đường sẽ chạy qua một khu vực lưu không, men theo sườn Bắc của dãy Sang-ta-van. Ở phía Bắc và phía Nam thành phố sẽ có những khu dành riêng để bảo vệ thành phố. Tại đó sẽ có các công viên và khách sạn xanh tươi cây lá.
Xa hơn nữa về phía Bắc là khu công nghiệp và thương mại.
Về phía Tây của khu trên, các vườn cây sẽ tạo thành một khu đệm giữa khu công thương nghiệp và một chiếc hồ. Tiếp đến là khu thể thao với sân bóng và các bãi chơi trong vùng đầm lầy hiện nay của cao nguyên Lo-sui-Tong. Những nhát cuốc đầu tiên đã bắt đầu cho các công trình này.
Trên các sườn phía Nam của cao nguyên Lo-sui-Tong là các biệt thự hạng hai. Người ta đã vạch ra chỉ giới của các con đường. Một số đường đã bắt đầu khởi công. Tuy nhiên, tại khu vực cao, các khu rừng cấm một khi trở thành không thể thiếu được sẽ ngăn cản việc mở rộng thành phố.
Trung tâm thành phố sẽ thay đổi ít. Tại đây, một gara ôtô buýt hiện đại, một trạm hiến binh, một trạm y tế và một trường học sẽ thay thế cho các cơ sở khiêm tốn hiện nay. Khu hành chính của chính quyền An Nam ở trung tâm sẽ nằm ở vị trí tốt hơn.
Người ta sẽ xây một chiếc cổng đôi để trang trí cho phố Muong-bo đồng thời làm chỗ trú mưa cho khách bộ hành.
Một khu vực rộng được dành cho khu hành chính.
Nhà của Toàn quyền sẽ được xây dựng ở phía Tây dãy Song-ta-van, tại một chỗ cao có những khối đá đen lẫn trong rừng pơmu trông xuống thành phố.
Ở phía Bắc sân vận động, sẽ xây dựng về phía Tây thành phố những bãi rộng dành cho thanh niên, khu làng đại học, các khu rừng phục vụ công tác y tế.
Về phía Nam thành phố, trên những đồi trông xuống thung lũng Sông Muong-bo là các biệt thự đẹp hạng nhất ngăn cách với các biệt thự hạng hai ở phía Bắc bằng một khu trồng rau hàng lối ngay ngắn. Các biệt thự hạng hai này sẽ phủ kín hết các sườn núi phía Nam của khu dân cư hiện nay.
Về phía Đông Bắc của thành phố, khu quân đội vẫn giữ nguyên nhưng có thể hy vọng khu doanh trại này sẽ có sự cải thiện về mặt mỹ học. Hiện nay đang tiến hành mở rộng biệt thự dành cho hạ sĩ quan.
Khắp nơi là những khoảng lưu không thoáng đãng, những vùng cây xanh, ánh sáng, những cảnh mang lại niềm vui cho sự thưởng ngoạn, cho trẻ em. Những người thợ sẽ cố gắng thực hiện điều đô đốc muốn và nhũng thai nghén của các nghệ sĩ. Như một thiếu niên tươi cười, Sapa, nữ hoàng của độ cao, đang chuẩn bị bộ áo cho ngày mai.
Sầm sơn
Ưng Quả
Sự chú ý của khách du lịch hoặc khách nghỉ hè khi đi trên tỉnh lộ 8 nối Thanh Hoá với Sầm Sơn trước hết hướng vào sự thẳng băng đến kỳ lạ của con đường trải nhựa đẹp đẽ này. Hai hàng phi lao đều đặn bên đường thỉnh thoảng lại rắc ánh nắng trong trẻo lên đường khiến người ta muốn đích tới cứ mãi mãi ở vô tận để khỏi mất cảm giác vui tươi của chuyến đi.
Tuy vậy, tới cây số 9, sau khi tiếng ồn ào của thị tứ nhỏ bé Chợ - môi biến mất, đường không một bóng cây và trở nên ngoằn nghèo nhưng vẫn không lệch khỏi hướng chung Tây Bắc - Đông Nam. Tới cây số 14, ta gặp ở bên phải những đồi như bát úp của dãy Sầm Sơn. Chúng ta đi song song với dãy núi hoa cương này hai cây số. Tên nguyên thuỷ của dãy núi được dùng đặt cho cả khu nghỉ mát. Cuối cùng hiện ra những ngôi biệt thự hồng và trắng ngà của thị trấn vui tươi. Các biệt thự, ngôi ở chót vót trên đỉnh núi, ngôi ở lưng chừng núi, nhiều hơn cả là những ngôi thu mình trong rừng phi lao. Khu rừng này chạy từ mũi đá phía Nam đổ về phía Bắc bao lấy biển. Thế là chúng ta đã tới chỗ tiếp giáp của hai khu đô thị. Sầm Sơn Thượng (Sam-son le Haut) ở bên phải và Sầm Sơn Hạ (Sam-son le Bas) ở bên trái.
Mặc dù trông có vẻ phức tạp nhưng thực ra toàn bộ khu vực hoàn toàn được xác định về mặt tạo sơn học. Từ xa xưa, toàn khu vực Sầm Sơn được hình thành từ dãy đá hoa cương hiện nay. Dãy này chạy theo hướng chung Đông - Tây gồm 12 ngọn đồi liên tiếp có chiều cao không quá 100m. Đỉnh cao nhất của dãy (79,3m) nằm xa nhất về phía Đông tại Núi Voi. Cực Bắc của Núi Voi nhô ra một bán đảo nhỏ gọi là Núi Cô - Giai. Khắp nơi là đá hoa cương bị đứt gãy thành các khối mà phong hoá đã làm tròn trịa và thời gian phủ lên màu xám. Bị kích thích vì sự giống nhau đến khó hiểu, óc tưởng tượng dân dã đã đặt cho chúng những cái tên đẹp: chỗ này là Tổ Rùa (Cou de la Tortue) chỗ kia là Đầu Voi (Tête de Eléphant) lại có chỗ là Núi Mũ (Bonnet), núi Mào Gà (Crête du Merle). Chen giữa các khối, các núi là những bãi đất, bãi cát hay những thùng nước sâu suối đổ vào. Dựa vào bức tường đá, qua nhiều thế kỷ đã hình thành dải duyên hải mà phần rìa chính là bãi biển Sầm Sơn. Bãi chạy dài 10 km từ mũi Núi Voi tới Cửa Lạch - Triều, cửa chính của Sông Mã. Bãi biển hầu như bằng phẳng. Chính sự bằng phẳng này phần nào giải thích sự di chuyển của cửa Lạch Triều về phía Nam. Theo sách Địa chí đời Tự Đức, cửa này trước thời Tây Sơn (1778-1802) nằm xa hơn về phía Bắc 4 km trên đất hiện nay của làng Xuân - vi và Bang - Tri. Các rừng phi lao khắp nơi đã ngăn chặn được sự di chuyển của cát và nhóm rừng dày đặc xa nhất về phía Bắc mang một cái tên khá nên thơ: Rừng Huyền bí (Forêt Mystérieuse).
Điểm nghỉ mát xinh đẹp này được phát hiện ra vào khoảng năm 1900, lúc đường Xuyên Đông Dương làm tới Thanh Hoá. Không kể những người sau này, chỉ riêng ba viên quan liên tiếp cai trị Thanh Hoá sớm nhất là Moulié, Soler, Pasquier đã đua với các quan Nam triều phát triển Sầm Sơn, nơi họ biết sẽ phát triển rất nhanh. Lúc đó các điểm nghỉ mát trên cao còn chưa được biết tới nên hầu như các viên chức Bắc Kỳ tới thuê ở các làng Sầm Sơn hoặc cho gia đình tới.
Sau chiến tranh 1914-1918, các điểm Tam Đảo và Sapa được sửa sang lại, phần lớn dân nghỉ hè Bắc Kỳ rời bỏ Sầm Sơn để lên các điểm nghỉ trên cao xem thế nào. Nhưng sự chững lại một thời gian của Sầm Sơn như chuẩn bị một bước nhảy xa hơn. Bãi biển lại lôi cuốn một lượng lớn người châu Âu. Thêm vào đó là nhiều người An Nam từ Thanh Hoá, Hà Nội, Nam Định và các đô thị ở châu thổ sông Hồng cũng đổ tới. Ngày nay, Sầm Sơn là một trong những điểm nghỉ mát bên biển quan trọng nhất của Đông Dương.
Lẽ tự nhiên, quy hoạch đô thị của Sầm Sơn đã thúc đẩy sự phát triển bộ mặt của nó. Sầm Sơn hiện nay gồm hai trung tâm đô thị với tổng diện tích 244 hecta.
1. Sầm Sơn thượng. Khu đô thị này nằm trên những sườn núi đá tạo nên vùng cao chúng tôi mô tả ở trên. Khu này chiếm phía Nam khu nghỉ mát, trông ra biển, phía tây là những cánh đồng lúa ngút mắt. Đất quanh khu cao này đã được phân chia và 40 biệt thự, (32 biệt thự một tầng và 8 biệt thự có tầng lầu) trong đó có biệt thự của Trú sứ và Tổng đốc, đã được xây dựng. Nhiều đường rộng và tốt ngang dọc khu cho phép đi dạo bộ hoặc bằng ô tô. Trung tâm được phủ xanh bằng thông, phi lao và các loại cây có hương thơm của địa phương.
2. Sầm Sơn Hạ. Đây là khu dân cư cổ nhất nằm từ mũi Sầm Sơn Thượng tới Cửa Lạch - Triều. Trong khu, 214 nhà gạch, trong đó có 22 nhà tầng, không kể nhà trong chợ, xếp thành 4 dãy phố dọc theo 2km bờ biển. Ngăn cách bãi biển với các phố là một hàng rào phi lao để bảo vệ khu dân cư khỏi cát lấn Đó là những ngôi nhà duyên dáng kiểu cách khác nhau được dậu cây hay thảm cỏ bao quanh đóng bằng cổng gỗ hoặc cổng xi măng. Chính trong khu này, người ta vạch các đường phố chính và xây dựng khách sạn, công sở, trong đó có nhà Bưu điện, trạm Điện báo và Điện thoại, chưa kể một nhà máy phát điện.
Nếu Sầm Sơn bị phân chia thành hai khu đô thị khác nhau thì nó lại hoàn toàn thống nhất về khí hậu, biển cả và sự quyến rũ.
Khí hậu Sầm Sơn gần giống khí hậu Thanh Hóa cách đó 16km nhưng với đặc điểm dễ nhận ra là được gió biển và gió từ đất liền thổi ra làm thông thoáng.
Tháng lạnh nhất là tháng Một và tháng Hai. Nhiệt độ trung bình vào tháng Một là 15,7o, nhiệt độ thấp nhất trong tháng này là 13,1o. Tháng 6 và tháng 7 là những tháng nóng nhất. Tháng 6 nhiệt độ trung bình là 28,9o, nhiệt độ cao nhất là 33oc. Khí hậu ấm áp đó tương đối khô. Vũ lượng hàng tháng của các tháng 12, 1 và 2 không bao giờ vượt quá 7,5 mm và lượng mưa hàng tháng ít khi vượt quá 1800mm. Biển Sầm Sơn yên tĩnh suất mùa nóng. Nước biển mát và khá trong. Khu vực này có nhiều loại cá khác nhau: nục, thu, các loại; rồi tới các loại giáp xác: tôm, cua, tôm hùm. Cuối cùng là ốc, sò, nghêu. Đó là chỉ những loại nhuyễn thể đáng chú ý nhất đánh bắt đòi hỏi những ngư dân cần cù có te, lưới và thuyền tam bản.
Bãi Sầm Sơn Hạ dài gần 10km. Khi nước triều rút xuống, lộ ra bải phẳng lì chạy dài hàng trăm mét xuống biển. Sầm Sơn Thượng có những bãi nhỏ trong các vụng đá. Các vụng này chia cắt rìa ngoài của doi đá nhô ra biển. Trong các vũng thụt vào như vậy sinh sôi nẩy nở các loài động vật tĩnh lặng. Cầu gai, ngọ nguậy dưới các hốc đá, san hô mọc trong các vụng nhỏ trong suốt. Chính ở khu vực này, về phía đông của Núi Voi, có Bãi Kho báu (Plage du Trésor). Bãi được đặt tên như vậy sau khi người ta tìm thấy ở đây vào năm 1934 một kho báu gồm nhiều thỏi vàng và bạc và nhiều tiền đúc năm Cảnh Hưng cũng như tiền Trung Quốc có niên đại từ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Với tiện nghi như ý, Sầm Sơn hiến cho khách nghỉ hè những thú vui thông thường của một điểm nghỉ bên bãi bể như tắm, câu cá, quần vợt. Mặc khác, sự tráng lệ của Sầm Sơn mời chào những chuyến đi dạo và dã ngoại. Sầm Sơn Hạ chìm trong bóng mát êm dịu của vô số loại cây có hương thơ, ấn trong màn phi lao chạy dài về khu Rừng Huyền bí ở phía Bắc. Trở thành rừng bảo tồn số 494 từ năm 1928 với diện tích 175 hecta và bị phân chia thành mười lô rừng cây sống một năm, khu rừng này sẽ luôn luôn giữ được đủ huyền bí để lôi cuốn những người mơ mộng và cô đơn. Một con đường bộ nằm hoàn toàn dưới bóng cây chạy xuyên suốt chiều dài khu rừng. Đi quá xa nữa tới tận những làng mạc cần cù của Phủ Quảng Xương người ta có thể vui thích quan sát một số công nghệ địa phương như làm nước mắm, làm quạt, dệt chiếu.
Các bãi biển Sầm Sơn Thượng lôi cuốn những người tìm kiếm vẻ lạ của thiên nhiên và đôi khi thuần tuý khoa học. Nhưng một trong những niềm vui hiếm hoi nhất Sầm Sơn cung hiến cho khách nghỉ hè là leo lên chỗ cao nhất của Núi Voi vào lúc sáng sớm hay chiều tà. Tại đây có một chòi ngắm cảnh cho phép du khách bao quát hết toàn cảnh vui tươi ở phía dưới. Về phía Đông và phía Nam, biển xanh ngắt gợn sóng phản chiếu nghiêng nghiêng. các tia nắng, đây đó là mầu nâu của những thuyền tam bản hoặc mầu trắng của những cánh chim hải âu Về phái Bắc là cảnh tượng mà người ta đoán là Rừng Huyền bí; về phía Tây là những cánh đồng mầu mỡ bao la của Thanh Hoá với những đảo nhỏ xanh tươi. Đó là những ngôi làng bị chia cắt bởi Sông Mã, Sông Chu và chi lưu của chúng cũng như mạng thuỷ nông.
Tới Sầm Sơn cần phải tới thăm đền Độc Cước. Theo truyền thuyết, đền thờ thần hộ mệnh cho Sầm Sơn. Vị thần này nguyên là một người chỉ có một chân thích làm việc thiên. Sùng tín đạo Phật, người này lên đỉnh ngọn đồi cao nhất của Sầm Sơn để tu niệm. Trong một hôm giông bão, theo truyền thuyết là ngày 7 tháng 1 âm lịch, sau khi nước biển rút xuống và sóng rút khỏi các sườn núi, các tín đồ kinh hoàng và thương tiếc khi thấy vị thánh của họ biến mất. Khi thấy một vết chân to lớn trên tảng đá núi Cô-giai, mọi người tin rằng đó là vết chân vị chân tu để lại trước khi thoát khỏi kiếp luân hồi lên niết bàn. Tháng ba ngay năm đó, dân trong vùng thấy bồng bềnh ở biển dưới chân núi một bè gồm một trăm cây gỗ lim. Họ cho đó là ý thần nên quyết định dùng số gỗ đó dựng ba ngôi chùa để thờ thần, trong đó ngôi chính nằm trên tảng đá có dấu chân của thần.
Điều chúng ta quan tâm trên hết không phải là thần tích về Sầm Sơn, sự méo mó của dân chúng về một số sự kiện tích cực, mà là sự lôi cuốn không cưỡng được đặt dấu ấn vào hồn du khách và âm hưởng trữ tình và tôn giáo lan tỏa trong những người của thi giới đã tới đây. Bài thơ xúc cảm nhất là những bài làm vào đầu thế kỷ, khi Sầm Sơn bắt đầu rũ bỏ tấm màn che huyền thoại và huyền bí để. trở thành một điểm nghỉ mát hiện đại. Trong số nhiều bài thơ làm vào năm Thành Thái thứ 14 (1902) chúng tôi xin kể bài của ông Phạm Liêu, tri huyện Nga Sơn và ông Vương Duy Trinh, tổng đốc Thanh Hoá lúc đó. Hai vị là những nhà nho nổi tiếng thời đó. Chúng tôi xin chép lại dưới đây bài bát cú của ông Vương Duy Trinh xem như một thí dụ cổ điển về sự tôn vinh Sầm Sơn và các vị thần bản địa:
Giám [iii] hỏi duyên gì với nước non,
Đã lâu hay mới dấu chân còn?
Bể sâu dài rộng bao nhiêu thước,
Núi đó kìa đây mấy chục hòn?
Đà dựng cây xanh lồng gió mặn,
Sóng dồi cát bạc lẫn trắng tròn.
Có Thầy có cảnh thêm vui vẻ
Non nước thề cùng mảnh sắt son.
(Tháng 11 năm Thành Thái thứ 14)
Người ta có thể thấy trước tương lai của Sầm Sơn với sự tin cậy và lạc quan. Sự phát triển nhanh chóng vừa qua của nó sẽ tiếp tục hàng năm với những tiến bộ mới. Sầm Sơn Thượng, mới xây dựng gần đây, sẽ nhanh chóng mở rộng ra theo hướng trở thành một trung tâm theo kiểu châu Âu trong khi Sầm Sơn Hạ càng ngày càng chiếm được sự chiếu cố của khách nghỉ hè An Nam. Khí hậu dễ chịu và trong lành, vị trí không đâu sánh được khiến Sầm Sơn trở thành một trong những điểm nghỉ mát bên biển hàng đầu của Đông Dương.
[i] Viên chức thuộc địa, nhà văn, nghiện thuốc phiện
[ii] Chỉ Đô đốc Decoux, Toàn quyền Liên bang Đông Dương
[iii] Giám trong nguyên văn.
Bạch Mã
X.O
Năm 1932, ông Girard, kỹ sư trưởng ngành cầu đường, trong khi tìm địa điểm thuận lợi cho một khu nghỉ mát trên núi quanh Huế, đã thăm dò rừng núi quanh Truồi và Núi Bạch Mã nằm gần đường thuộc địa số 1 (nay là quốc lộ 1 - ND). Hai địa điểm này trông ra biển và nằm giữa Huế và Đèo Hải Vân (Coi des Nuages).
Vì cách xa Đà Lạt nên chí phí cho các gia đình ở Huế và các tỉnh lận cận muốn đi nghỉ hè ở trại nghỉ mát tại Nam Đông Dương này rất cao. Có một trạm nữa là Bà Nà (Banh), một điểm nghỉ mát nhỏ nằm trên vịnh Đà Nẵng (Tourane), nhưng đường tới đó khá khó khăn, nhất là phải vượt qua Đèo Hải Vân, nên thiếu thực tế đối với người Huế.
Trong lần khảo sát ngày 28 và 29-7-1932, ông Girard đã quyết định chọn Núi Bạch Mã, một núi cao 1450m trông xuống phá Cầu Hai và cách Huế 40km về phía Nam.
Từ năm 1933, Hạt Công chánh Trung Kỳ đã cho xây dựng tại Bạch Mã ngôi nhà gỗ khiêm tốn đầu tiên của khu nghỉ mát. Ngay lập tức, khu này xác chứng những gì người ta mong muốn: khí hậu dễ chịu nhất Đông Dương.
Do gần biển nên nhiệt độ không bao giờ xuống dưới +40 về mùa đông và vượt quá +26o về mùa hè. Từ tháng hai tới tháng năm, vũ lượng ở đây nhỏ nhất. Tiết trời mát mẻ nhưng không lạnh. Nhiệt độ thay đổi từ 100 tới 220. Không thời kỳ nào rừng, đầy hoa, lại đẹp như thời kỳ này và không thời kỳ nào khí hậu lại thần tiên như thời kỳ này. Từ tháng 6 tới tháng 9, các buổi sáng huy hoàng trong nắng. Đôi khi vào buổi chiều có những cơn giông ngắn. Nhiệt độ trở nên dịu hơn, người ta ghi nhận được nhiệt độ 180 vào buổi sáng và ban đêm. Những trận mưa lớn chỉ bắt đầu vào cuối tháng 9 và kéo dài ba tháng theo chế độ mưa của miền trung Trung Kỳ.
Năm 1934, người ta làm một con đường dùng cho cáng lên Bạch Mã. Trong một thời gian dài, con đường này là con đường duy nhất. Nhưng những khó khăn đó không làm nản dân Huế, những người bị viễn cảnh của Bạch Mã quyến rũ. Nhờ sự dẻo dai, sự cố gắng liên tục cũng như những đầu tư, họ đã buộc chính quyền không chỉ quan tâm tới các hành động của họ mà còn lập quy hoạch cho Bạch Mã. Niềm tin của những người đi tiên phong đó xứng đáng được kể ra đây.
Năm 1936, đã có 17 ngôi nhà gỗ dựng trên đường phân thủy. Năm 1937, người ta bắt đầu mở một đường xe hơi tới độ cao 500. Được hoàn thành năm 1938, con đường này đã đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng khu nghỉ mát, thêm 40 ngôi nhà nữa được xây dựng. Năm 1942, nhịp độ xây dựng tăng dần đã cho ra đời thêm 45 ngôi nhà mới nữa. Năm 1943, mặc dù có những khó khăn về cung ứng thực phẩm và vật tư, vẫn có thêm 30 ngôi nhà được xây dựng, nâng tổng số nhà của khu nghỉ mát lên con số 130.
Khu nghỉ mát Bạch Mã có diện tích 900 hecta chia thành 300 lô nhưng mới chỉ có 1/10 diện tích mênh mông này có chủ. Ở Bạch Mã có hai khách sạn, mỗi khách sạn có từ 6 tới 15 phòng, hoạt động từ đầu tháng 5 tới 15-9. Về phần mình, quân đội có 12 hecta để xây dựng một trung tâm nghỉ hè cho phép nhận một số lượng lớn quân nhân, trong đó có 300 người âu. Các cửa hàng ở Huế và một ngôi chợ đông đúc của dân bản xứ bảo đảm cung cấp thực phẩm cho khu nghỉ mát. Ngoài ra, trong tương lai gần, các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt của một trang trại trong thung lũng Con Rùa sẽ góp phần vào sự thoải mái của khu nghỉ mát. Một trạm bưu điện và một trung tâm điện thoại cho phép những người đi nghỉ hè liên lạc bình thường với thế giới bên ngoài.
Một con đường đi lại dễ dàng sẽ cống hiến cho các loại xe hơi 19km đường núi cảnh trí đẹp như tranh, làm cho Huế chỉ còn cách khu nghỉ giờ 15 phút xe hơi. Ga Cầu Hai nằm dưới chân núi. Dịch vụ xe hơi thường kỳ bảo đảm cho du khách, thư tín và hàng hóa từ Huế lên.
Một bể bơi đặc biệt dành cho trẻ em liền kề với sân quần vợt. Cuối cùng, tại trung tâm Bạch Mã, trẻ em có thể nô đùa một cách an toàn trên thảm cỏ của Công viên Pierre hát được thiết kế cho các em. Tại khu nghỉ mát còn có nhiều đường đi dạo, trong đó đẹp nhất là thung lũng Morang với các thác nước hoang dã, các bồn nước tráng lệ, một con suối chậm rãi ẩn hiện thất thường. Trước khi đổ nước vào một thác nước khổng lồ cao 600m, con suối này uốn lượn hàng cây số trong một công viên thiên nhiên gồm dương xỉ, thông, phong lan. Nhờ vào khí hậu, các lối đi dạo và sự đáng yêu, Bạch Mã, với các nguồn suối vô tận, tự khẳng định là một trong những điểm nghỉ mát của Đông Dương.
Ô Cấp [i]
Có quá ít tài liệu nói về quá khứ Ô Cấp (còn được gọi ngắn gọn là Cấp - ND). Tên Cap Saint Jacques do người Bồ Đào Nha đặt ra để nhớ tới thánh đỡ đầu nước họ là Jacques de Compstelle.
Các ngư dân An Nam đã tới đây sau khi chinh phục được người Khơmer vào cuối thế kỷ 16. Trước họ đã có những người đi biển thường tới trú ở đây. Không hiểu có ai nhớ tới tên vịnh này trong hai bài tứ tuyệt trong tập thơ Lusiade của nhà thơ Bồ Đào Nha Camõens? Hiện nay, không còn một dấu vết rõ ràng nào của các thủy thủ Bordeaux, những người đi tiên phong trong việc buôn bán với Đông Dương từ thế kỷ 18 và đã mang tới đây nhiều hàng hóa. Trong số những bạn của giám mục Bá Đa Lộc, có một người là Manuel la Mang đã chiến đấu ở Ô Cấp, trong các hào của tòa pháo đài An Nam ở đây. Sau này, người ta đã khẩn quật được trong các hào đó nhiều khẩu pháo, trong đó một khẩu mang biểu tượng hoa huệ [ii] của nước Pháp. Khẩu này thực sự là một tuyệt tác nghệ thuật nhưng bị nấu chảy ở Amsterdam vào năm 1636.
Năm 1860, Hải quân cho xây dựng ở đây các kho chứa quân cụ. Năm 1871, Hải quân nhường một trong những kho này cho người Anh để làm trạm cáp ngầm dưới biển Âu - Á qua Suez. Các hoa tiêu dẫn tàu trên sông Sài gòn cũng tới Ô Cấp trong khoảng thời gian trên. Thực hiện phương châm “mỗi người vì mình”, họ cạnh tranh nhau một cách rất nguy hiểm. Đi trên những chiếc thuyền buồm mỏng manh, họ ngang dọc trên biển và tranh nhau dẫn tàu vào Sài gòn. Một số còn táo tợn đi tới giáp hải phận Singapor. Không biết bao nhiêu người đã mất tích trên biển.
Khoảng năm 1900, Bộ Chỉ huy quyết định biến bán đảo thành một cứ điểm mạnh ngăn chặn sự xâm nhập vào Sài gòn, đồng thời làm chỗ trú cho hạm đội.
Dưới sự hướng dẫn của Công binh, các công trình nhanh chóng được hoàn thành. Tuy nhiên, huyền thoại cho biết, trong thời gian xảy ra chiến tranh Nga - Nhật (1905), chiếc tuần dương hạm năm ống khói Askold đã xuất hiện ở cảng Sài gòn, không dừng lại ở Ô Cấp mà chẳng lính canh nào ở đó trông thấy.
Năm 1914, tại hai dãy núi mọc lên các khẩu đại bác đủ các cỡ. Để bù đắp sự thiếu hụt pháo hạng nặng của quân đội, các khẩu pháo ở Ô Cấp được gửi sang mặt trận ở Pháp. Chỉ có một ít khẩu tới được Pháp, còn phần lớn chìm theo chiếc tàu Athos bị đánh đắm ở Địa Trung Hải năm 1915.
Vào đầu thế kỷ, bán đảo không có đường giao thông nào nối với các vùng sâu trong đất liền ngoài đường thuỷ. Có một chiếc xà lúp chạy tuyến Sài Gòn - Cap - Baria. Cho tới năm 1900, chiếc xà lúp này luôn luôn cập vào bãi Dừa (Cocotiers, nay là bãi Dứa, không hiểu có sự ngẫu nhiên hay nhầm lẫn nào giữa dừa và dứa không? - ND), chỗ phía trước nhà Bưu điện. Nhà bưu điện này mấp mé nước khi nước triều dâng cao.
Các điều kiện khí hậu tuyệt vời của Ô Cấp, được nhiều người biết, đã lôi cuốn người Sài gòn tới nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe. Một dưỡng đường được xây dựng, hiện nay dưỡng đường này được ghép vào Đại Khách sạn (Grand Hôtel). Để nghỉ ngơi sau những chuyến đi ở Đông Dương, Paul Doumer đã cho xây dựng một ngôi biệt thự đẹp tại pháo đài cũ của người An Nam. Biệt thự được đặt tên là Biệt thự Trắng (Villa Blanche), lấy tên con gái ông ta, người tổ chức đám cưới tại đây. Phòng làm việc của ông trong biệt thự hiện nay được giữ nguyên như cũ. Đây là nơi Paul Doumer đã thai nghén ra Liên bang Đông Dương cùng những kế hoạch to lớn để xây dựng nó.
Quy hoạch đô thị hoá đầu tiên cho Ô Cấp do ông Outrey, quan chức hành chính, vạch ra. Được thực hiện từ 1895 tới 1902, quy hoạch đã vạch ra các đường phố, xây dựng các tòa hành chính và bán các lô đất Trong quy hoạch biến Ô Cấp thành tiền cảng của Sài Gòn, ông Outrey, cho xây dựng trên biển một đê chắn sóng dài 400 mét. Con đê này, về nguyên tắc, buộc nước triều sông Sài Gòn khi xuống phải rửa trôi phần vịnh trước bãi Cây Dừa. Kết quả thu được ngược với ý muốn. Trước sự bồi cát cực nhanh, người ta phải mở một lối thoát qua thân đê. Cơn bão năm 1904 đã cuốn hết những gì lộ ra khi nước triều thấp cũng như những khối đá sóng biến vỗ vào khi có gió Tây - Nam.
Chỉ tới năm 1917, đường thuộc địa số 15 (route Colonial No. 15), đắp qua các đầm lầy với các cây cầu lớn qua các sông, mới nối Ô Cấp với đất liền bằng đường bộ. Từ đó, Ô Cấp phát triển nhanh chóng, đặc biệt sau năm 1929, năm khôi phục lại hội động hỗn hợp vốn đã bị giải thể vào năm 1905. Hiện nay, ngoài các trại lính và cơ sở quân sự hoặc hành chính, thành phố có hơn 800 công trình xây dựng, biệt thự, nhà.
Quần đảo Côn Nôn
J.C.Demariaux
Hội viên Hội Nghiên cứu Đông Dương

Trong mười năm qua, sự may mắn đã ba lần đưa tôi tới quần đảo Poulo Condore. Mỗi lần như vậy, tôi không sao cưỡng được ham muốn tìm hiểu cái quần đảo bí hiểm này. Nhưng than ôi, không còn một mảnh tài liệu nào trong kho lưu trữ của Nhà tù, không còn một hồ sơ nào để thỏa mãn sự tò mò cắn sẽ trong tôi. Cuối cùng, tôi thổ lộ sự buồn phiền của mình cho ông Pagès, Thống đốc Nam Kỳ. Ông này liền cho phép tôi tra cứu các hồ sơ lưu trữ của chính phủ.

Trong hai tháng liền, tôi lục lọi hàng trăm hồ sơ gồm các báo cáo hàng ngày về sinh hoạt của đảo tù từ sau nền Đệ nhị Đế chế. Rải rác trong các báo cáo, có những ghi chép ngắn mang tính lịch sử. Ẩn sau những báo cáo cách đây hàng tám mươi năm, hiện ra bóng dáng của các sĩ quan hải quân thời kỳ chinh phục (chỉ thời kỳ xâm lược nước ta - ND) với hàng ria xoắn, chiếc áo khoác xanh thiên thanh, chiếc mũ cát trắng chỏm bằng giống như chiếc chậu của người thợ cạo.
Nằm cách Ô Cấp (tên nhân dân ta gọi lược để chỉ Cap Sam Jacques, nay là Vũng Tàu - ND) 97 hải lý về phía Đông Nam, cách cửa sông Mêkông 45 hải lý, quần đảo Poulo-Condore gồm mười hai đảo. Quẩn đảo mang tên của đảo lớn nhất và có diện tích 200.000 m2.
Người An Nam gọi Poulo-Condore là Côn Nôn, có nghĩa là đảo của rắn. Sở dĩ có tên như vậy vì có rất nhiều động vật bò sát trong các thung lũng. Trong tiếng Mã Lai; từ Condore có nghĩa là quả bầu. Từ thời xa xưa, chắc chắn quần đảo phải là sào huyệt của bọn cướp biển. Bọn này có gốc gác trong đất liền và thường hay cướp phá vùng ven biển Đông Dương. Hình như người Tây Ban Nha là những người châu Âu đầu tiên tới thăm quần đảo vào thế kỷ 16 vì rằng thời gian người Pháp chiếm đóng quần đảo, người ta tìm thấy những đồng tiền có in hình Charìes - Quint và những đồng tiền ghi năm 1521.
Sau người Tây Ban Nha, người Anh đặt cơ sở ở quần đảo vào năm 1702 sau khi nghe một báo cáo lạc quan của Veret, nhân viên của Công ty Pháp Ấn (Compagnie Frantaise des Indes). Ông này khuyên nên chiếm Poulo-Condore, “một điểm trên đường hàng hải rất quan trọng đôi với các tàu của Trung Quốc, Bắc Kỳ, Ma cao, Manille, Java”.
Công ty Đông Ấn của người Anh đi trước người Pháp và quyết định xây dựng một pháo đài trên đảo lớn nhất của quần đảo. Chính chủ tịch công ty đồng thời là trưởng thương điếm Chusan ở Trung Quốc là Allen Catchpole tới quần đảo để điều khiển công việc xây dựng.
Theo cung cách và kỹ thuật thời bấy giờ, Catchpole đưa tới quần đảo những lính mộ gốc ở đảo Célèbes (thuộc Indonesia hiện nay - ND) gọi là lính Macassar. Để họ yên tâm, Catchpole cam kết sẽ cho họ về sau ba năm ở đảo.
Không may, ngày tháng cứ trôi đi nhưng vị chủ tịch không giữ được cam kết. Lính Macassar rất trung thành nếu các giao kèo với họ được tôn trọng nhưng trở nên rất yêu sách và dữ tợn trong trường hợp ngược lại. Họ nhớ nhà và ốm đau nên chỉ nghĩ tới việc được trở về; do đó bí mật quyết định nổi loạn.
Đêm 3-3-1705, những tiếng hò la man rợ đột nhiên nổi lên trong pháo đài đang say giấc. Đó là tiếng của những người lính dữ tợn đang tàn sát các ông chủ người Anh của họ. Chỉ có một số ít người Anh, trong đó có mục sư bác sĩ Pound và ông Salomon Llyod, ở ngoài pháo đài, nghe thấy tiếng kêu của đồng bào nên chạy trốn lên được một chiếc tàu. Với đủ khổ cực vượt quá sức người, họ tới được lãnh thổ của quốc vương Johore ở phía Nam bán đảo Malacca. Ngày nay, người ta có thể thấy dấu vết của tòa thương điếm ngắn ngủi này tại một cái gò: những đống đá, những mảnh vỡ của chiếc lò, vài mảnh pha lê vỡ trong các bụi cây. Các tài liệu liên quan tới biến cố này hiện lưu trữ tại Calcutta.
Trên đường phân thủy với biển có một cái vịnh nhỏ viền cát tạo thành một vành lấp lánh trên nền rừng xanh ngắt. Có lẽ đây là nơi người Anh, khi đổ bộ, đã nhìn thấy những con rùa khổng lồ mai xanh kéo theo hàng ngàn con rùa nhỏ vừa mới nở “bụng vẫn còn dính vỏ”.
Sau vụ nổi loạn trên, người Anh vẫn quan tâm tới quần đảo Poulo-Condore và tìm cách nối lại quan hệ với cư dân trên đảo.
Thuyền trưởng Gore, người kế nhiệm thuyền trưởng Cook bị giết ở đảo Sandwich năm 1779, ghé qua quần đảo từ ngày 20 tới ngày 28-1-1870 trong hành trình vòng quanh thế giới với hai chiến hạm Cương quyết (Résolution) và Khám phá (Découverte). Vào thời kỳ này, quần đảo Poulo - Condore thuộc triều đình An Nam, trên đảo chỉ có một thị trấn nhỏ với khoảng ba mươi nóc nhà. Gore cho biết số lượng lương thực thực phẩm cần mua. Viên quan theo đạo Cơ đốc tên là Lúc cho biết có thể bán trâu với giá bốn hay năm đồng một con. Lúc lên đường, Gore nhờ viên quan chuyển cho giám mục Bá Đa Lộc một bức thư và một chiếc kính.
Huân tước Macartney, sứ thần của Anh hoàng Georges III bên cạnh Hoàng đế Trung Quốc, dừng chân trên đảo hai ngày 17 và 18-5-1793 để biết người Pháp có đặt cơ sở ở đây không. Một số thủy thủ trên hai chiến hạm Sư tử (Lion) và Indoustan lên bờ mua thực phẩm trong một ngôi làng nhỏ. Dân làng hứa sẽ thực hiện các yêu cầu vào sáng hôm sau.
Hôm sau khi người Anh quay lại lấy thực phẩm, họ rất ngạc nhiên thấy ngôi làng vắng tanh. Cửa các ngôi nhà đều mở nhưng không một thứ gì bị mang đi trừ vũ khí người Anh thấy ngày hôm trước. Thậm chí các gia cầm cũng được để lại và đang tìm thức ăn quanh nhà. Trong ngôi nhà chính, người Anh tìm thấy một mảnh giấy viết bằng chữ nho bản dịch như sau:
“Chúng tôi rất ít người và rất nghèo nhưng lương thiện, không làm điều xấu. Chúng tôi rất kinh sợ thấy nhiều người và nhiều tàu quá mạnh và chúng tôi không đủ sức cung cấp cho các ông số gia súc và thực phẩm yêu cầu. Chúng tôi chỉ có thể cung cấp được một ít và không thể làm những điều các ông chờ đợi ở chúng tôi. Chúng tôi buộc phải chạy trôn để tránh ngược đãi và cứu lấy thân. Chúng tôi xin các ông thương chúng tôi. Chúng tôi để lại trong làng tất cả những gì chúng tôi có, chỉ xin các ông đừng đốt nhà chúng tôi. Chúng tôi cúi lạy trăm lạy dưới chân các ông”.
Có vẻ các tác giả bức thư trước đây đã bị những người nước ngoài ngược đãi. Người Anh không động tới một thứ gì và để lại một tặng phẩm nhẹ nhàng trong ngôi nhà chính kèm theo một bức thư bằng chữ nho:
“Các chiến hạm tới quần đảo và những người lên thăm quần đảo là người Anh. Chúng tôi tới đây để mua thực phẩm và không hề có ý định xấu. Nước chúng tôi là nước văn minh theo nguyên tắc nhân đạo không cho phép cướp phá”.
Hình như người Anh không bao giờ gặp may trong vùng quần đảo Poulo-Condore vì khi họ nhổ neo đi Trung Quốc thì tời đứng bị đứt. Chiếc neo kéo lên được nửa chừng thì rơi xuống với vận tốc càng ngày càng tăng làm cho tời quay nhanh tới mức các thanh quay trôi ra khỏi các chốt cắm dưới tác dụng của lực ly tâm. Các thanh quay tời bay tứ tung làm ngất xỉu nhiều thủy thủ và lính. Boong tàu đầy người bị thương và xác chết. Tai nạn gây ấn tượng đến nỗi viên chỉ huy hạm đội phải ra lệnh nhanh chóng rời quần đảo, bỏ lại neo của chiếc Indoustan, trực chỉ bờ biển Ciampa mặc dù đang có gió giật.
Người ta biết rất ít về lịch sử người Pháp chiếm đóng quần đảo lúc khởi đầu. Sau khi đội quân đồn trú của Anh bị tàn sát vào năm 1705, đảo chắc chắn là người Pháp đã nghĩ tới việc chiếm đoạt các hòn đảo vô chủ này.
Alexis Faure, trong Tạp chí Địa lý (Revue de Géographie) xuất bản từ 1889 tới 1890, đã báo cáo về chuyến điều tra dân cư, khí hậu, sản phẩm ở đảo do Renault, nhân viên của Công ty Pháp Ấn, tiến hành. Lúc đó, đảo Condore Lớn được đặt tên là đảo Orléans để kỷ niệm phó vương nhưng không một cơ sở nào được thiết lập trên đảo.
Năm 1752, được các nhà truyền giáo chỉ dẫn, Dupleix đang định thực hiện kế hoạch chiếm lại quần đảo Poulo-Condore thì bị gọi về Pháp và những người kế nhiệm ông bị thua người Anh trong cuộc
Chiến tranh bảy năm.
Charles May bon cho biết có một kế hoạch khác của Protais Leroux, thương nhân Pháp đã ở Ấn độ khoảng tám, chín năm. Ông này trình kế hoạch lên ông Machault, tổng thanh tra Bộ Tài chính. Kế hoạch trình bày những ưu điểm của các cơ sở thương mại trên quần đảo Poulo-Condore, “nằm ở lối vào eo biển Malacca”. Protais Leroux cũng nêu lên những lý do chiến lược: “quần đảo là chỗ trú cho các tàu thuyền châu Âu trên đường tới Trung Quốc. Các cảng ở phía Bắc đảo cho phép tàu tránh thời tiết xấu, cạo vỏ tàu, sửa chữa vững chắc tất cả các loại tàu thuyền bằng các loại gỗ cần thiết. Các cảng ở phía Nam cũng rất tiện dụng”. Protais Leroux khẩn thiết xin ông Machault thiết lập các cơ sở càng sớm càng tốt.
Nhưng tình hình của Công ty Pháp Ấn không cho phép các giám đốc nghĩ tới những thương vụ táo bạo như vậy. Như người ta biết, công ty này ngưng hoạt động vào năm 1769 và sau chiến thắng của Clive (huân tước, toàn quyền đầu tiên của Anh tại Bengal - ND) ở Plassey, Công ty Đông Ấn của Anh có ưu thế trên bán đảo và Hiệp hội Các Thương nhân Luân đôn biến thành một tổ chức quân sự hùng mạnh mang tính chinh phục. Trước tình hình đó, Công ty của Pháp mờ dần và, cuối cùng, biến mất.
Trong lịch sử của Đoàn Truyền giáo Nam Kỳ, Cha Launay, theo nhật ký của Cha Levasseur, nói rằng vấn đề thiết lập các cơ sở trên quần đảo Poulo-Condore được đặt ra vào năm 1768. Trong một bức thư của giám mục Piguel gửi các giám đốc Đoàn Truyền giáo nước ngoài (Missions étrangères) cũng có vấn đề thành lập thương điếm của Pháp trên quần đảo.
Như đã thấy ở trên, tất cả các ý đồ của người Pháp từ 1705 chỉ là những ý đồ không rõ ràng. Phải tới khi có cuộc nổi dậy của Tây Sơn năm 1773, một người Pháp là Đức Cha Bá Đa Lộc, giám mục giáo xứ Adran, mới đi theo vua An Nam Nguyễn Ánh. Vị vua chạy trốn này ẩn náu hết đảo này tới đảo khác ở ven biển Nam Kỳ. Tháng 9-1788, chiếc tàu Dryade bốc lên đảo Poulo-Condore 1000 khẩu súng; vài tháng sau, chiếc tàu Garonne để lại đảo một số khẩu đại bác. Hiện nay, phần lớn dân làng Anh Hai trên Đảo Lớn là con cháu trực tiếp của Gia Long. Họ giữ cẩn thận những quyển sách cổ viết bằng chữ nho. Người ta cũng nói tới những bộ áo giáp và súng cổ tìm thấy trong một hầm mộ dưới thời thống đốc đảo Lambert. Khắp nơi trên đảo đồn đại về chuyện những kho vàng được chôn dấu. Tôi đã được đọc câu chuyện kỳ lạ dưới đây trong một hồ sơ cũ: Ngày 25-11-1896 trong phòng giam khổ sai, tên tù Dang-Van-Tam trong khi đào hố đã tìm được hai hũ lớn, một hũ đầy tiền bằng bạc, một hũ toàn vòng vàng. Có lẽ đây là một trong những kho vị vua chạy trốn chôn dấu trước khi bỏ chạy sang Xiêm khi bị cáo thuyền Tây Sơn vây hãm. Để xử lý kho báu, Thống đốc Nam Kỳ, thiếu tá Ducos, đã ra một quyết định ngạc nhiên nhưng đúng luật. Ông ra lệnh cho nhân viên thu ngân Sở Công sản Sài Gòn bán kho báu và chia số tiền bán được thành hai phần bằng nhau; một phần nộp cho Bộ Thuộc địa, một phần trả cho tên tù khổ sai Dang - Van - Tam. Ông giải thích việc này trong báo cáo ngày 14-1-1897: “Khi một kho báu được tìm thấy một cách tình cờ, theo điều 716 của bộ luật dân sự người tìm ra nó có quyền được hưởng một nửa, nửa kia thuộc sở hữu chủ mảnh đất”.
Ta biết rằng hiệp ước Versailles ngày 28-11-1787 do Giám mục Bá Đa Lộc soạn thảo theo tinh thần liên minh phòng thủ và tấn công giữa Vua Louis 15 và Hoàng đế Gia Long. Hiệp ước này nhường cho chúng ta quyền sở hữu hoàn toàn quần đảo Poulo-Condore. Mặc dù đã có hiệp ước nhưng không một binh đội Pháp nào được gửi tới quần đảo và chúng ta thấy rằng khi Huân tước Macartney ghé vào đảo ngày 17 và 18-5-1793 ông không thấy một đồng bào nào của chúng ta. Người Pháp chỉ thực sự chiếm hữu đảo khi thống đốc đầu tiên của Nam Kỳ Bonard phái thông báo hạm Norzagaray tới đảo vào ngày 28-11- 1861. Trước đó, thống đốc tuyên bố “muốn thực hiện ngay những ý định của Hoàng đế Naloléon III”. Trong các hồ sơ lưu trữ của Nam Kỳ, tôi có may mắn tìm thấy biên bản chiếm hữu. Đó là một tờ giấy da đã ngả vàng, ở giữa đã bị mối đục thủng[iii]. Biên bản này đã được trưng bày ở gian Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương trong Triển lãm mới đây.
Khi người Pháp tới quần đảo, có 129 người bị triều đình An Nam cầm giữ đang sống trong một thứ như pháo đài dường như để bảo vệ họ chống lại sự cướp phá của bọn cướp biển Tầu. Ban ngày, họ được tự do và sống bằng cách làm cho nông dân trong vùng. Ban đem họ bị cùm. Phần lớn mang theo vợ con. Số vợ con này sống trong những túp lều nghèo nàn gần pháo đài, xung quanh có hàng rào chông. Binh đội triều đình có khoảng 80 người gồm quân-tù và linh-bàu. Tất cả do một quan văn gọi là Quan Chanh (Quan Chánh? - ND) chỉ huy. Đó là một quan chức An Nam của tỉnh Binh-Long (hiện nay là Hà Tiên). Lính ở trên đảo một năm trước khi rút về đất liền. Họ không có súng mà chỉ có giáo. Quân tù đòi về đất liền và họ đã ra đi. Đi theo họ còn có tù khổ sai Cao Mên và gia đình.
Trong thời gian này, các kỳ hào lần lượt từ chức. Ngày 15-12-1861, thuyền trưởng Durand, chỉ huy thông báo hạm chạy hơi nước Monge thay cho chiếc Norzagaray, tiếp Ong Chanh (ông Chánh? - ND). Thuyền trưởng nói với ông này: “Lá cờ Pháp tôi trao cho ông để kéo trên bãi biển phải luôn luôn tung bay trên đảo và, từ nay trở đi, các yêu cầu của ông phải đề đạt lên bộ chỉ huy Pháp”. Hàng thùng chanh, cam, mít, soài, bưởi, ngô, khoai lang, thuốc lá và cả trâu được tặng cho thuyền trưởng và người Pháp. Durand báo cáo cho đô đốc Bonard: “Viên quan không biết làm gì hơn để làm chúng tôi thoải mái”.
Than ôi, quan hệ tốt đẹp đó không kéo dài! Các lính An Nam quê trên đảo và linh-bàu liên kết với các tù nhân để chống lại người Pháp. Họ chọn một người tên là Nguyet, cựu tù khổ sai ở Cho-quan (Chợ Quán? - ND) làm thủ lĩnh. Người này bí mật cho đóng một chiếc thuyền. Kế hoạch của ông ta là giết các thủy binh của chúng ta, sau đó trốn về đất liền. Một người tù khổ sai nhát gan tố cáo âm mưu và tên Nguyet bị treo cổ.
Có một chi tiết làm các sĩ quan đồ bản phải cười bò ra: khi đại úy Manen của thông báo hạm Norzagaray, người đồng thời làm nhiệm vụ kỹ sư thủy văn, làm nhiệm vụ, ông nhận ra các bản đồ của người Anh, những bản đồ duy nhất lưu hành vào thời đó, có nhiều sai sót. Theo các bản đồ đó, quần đảo Poulo-Condore nằm quá về phía Đông bốn hải lý và quá về phía Bắc một hải lý so với vị trí thực của nó. Sự lầm lẫn này có nguyên nhãn là các tàu đi Trung Quốc không đủ gió nên đã tạt vào gần bờ hơn. Vì thế nhiều truyền trưởng không có kinh nghiệm đã bị lạc vì bản đồ của người Anh.
Theo kể lại, nước Anh định phản đối việc gửi thông báo hạm Norzagaray tới quần đảo. Họ cho rằng, về mặt lý thuyết, chúng ta không có quyền đối với quần đảo Poulo-Condore, rằng hiệp ước Versailles ký với Gia Long đã lỗi thời vì cuộc Cách mạng Pháp đã thay đổi hình thái của Chính phủ Pháp. Tuy nhiên, sự phản kháng ngay lập tức bị tắt ngấm vì, năm sau, hiệp ước Sài gòn ngày 3-6-1862 giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha và một bên là Hoàng đế Tự Đức của An Nam, nhường cho chúng ta toàn bộ chủ quyền quần đảo cùng với ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường (Mỹ Tho). Từ năm 1862, đô đốc Bonard cho xây dựng một nhà tù trên đảo để giam các tù nhân bị kết án trên một năm và dưới mười năm. Đó chính là nguồn gốc nhà tù biệt xứ hiện nay.
Trong thời kỳ các đô đốc cầm quyền, quần đảo và nhà tù do các sĩ quan hải quân cai trị. Người ta có thể viết một quyển sách lớn về nỗi thống khổ và cuộc chiến đấu hào hùng của họ chống lại bệnh tật và thiên nhiên khắc nghiệt.
Giám đốc đầu tiên của nhà tù là đại úy hải quân F. Roussel. Ông này yêu cầu đô đốc Bonard gửi nữ tù nhân ra Poulo-Condore. Roussel viết ngày 18-3-1862: “Sự ra đi của vợ các quân-tù và vợ của những người Mên làm thiếu phụ nữ trên một hòn đảo vốn đã khan hiếm phụ nữ. Tôi cho rằng việc đưa ra đây một số phụ nữ phạm tội sẽ tốt cho thuộc địa và làm cho dân chúng gắn bó hơn với mảnh đất này”.
Đô đốc Bonard không chấp nhận ý muốn của thuộc viên. Phải tới một trong những người kế nhiệm ông là đô đốc Lafont, những chuyến nữ tù đầu tiên mới được đưa ra đảo. Thông báo về những chuyến tù này làm viên sĩ quan hải quân cai trị đảo không vui. Ngày 29-10-1879, ông ta gửi đô đốc Lafont một bức thư hài hước có lẽ ngày nay không ai viết:
“Hai con gà trống đang sống trong hòa bình. Một con gà mái tới và thế là chiến tranh nổ ra. Điều đó nói lên rằng khi số gà trống nhiều hơn số gà mái thì không thể có hòa bình trong chuồng gà. Để tránh lộn xộn, tôi sẽ buộc phải cách ly hoàn toàn nam nữ tù nhân. Tôi giả sử rằng các nữ tù nhân không trẻ và đẹp, nhưng phụ nữ ở đảo rất hiếm. Chính các dân binh và lính gác gốc châu Âu cũng rất thiếu thốn vì thế không thể nào lường hết những hậu quả có thể hình dung ra.
Để tránh cái xấu hoặc ít ra là lạm dụng cái xấu, thứ luôn luôn không thiếu, cần có một số quan hoạn, loại tôi không hề có trong Cơ quan Quản lý Nhà ngục. Tuy nhiên, tôi đã để ý tới một nhân viên già người Tagan (một sắc tộc ở Philippin - ND) đã có vợ. Tôi thấy chỉ có người này mới có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh tại khu nữ tù nhân. Tôi nghĩ giám đốc nhà ngục có thể tìm được hai trợ lý trong số những dân binh đã vượt quá tuổi đam mê...”.
Các tù nhân ở Poulo-Condore là những tên trộm cắp làm tiền giả, tay chân hội kín Thiên Địa hội, nhưng trước hết là những tên bắt cóc trẻ em. Số vụ bắt cóc có lúc nhiều đến nỗi, ngày 31-3-1896, Bộ trưởng Thuộc địa Guieysse ra lệnh đày sang Guyanne các phụ nữ An Nam bị kết án lao động cưỡng bức.
Dịch tả là nguồn cung cấp phong phú cho nghĩa địa Pháp ở Poulo-Condore. Chính vụ dịch trong hai tháng 4 và 5 năm 1864 đã giáng một đòn chí mạng vào số binh lính Pháp ít ỏi đồn trú trên đảo. Một sự hoảng loạn thực sự bao trùm khắp nhà ngục khi lính thủy và pháo thủ chết như ruồi mặc dù có sự săn sóc của bác sĩ trưởng Viaud. Không thoát khỏi lượt, giám đốc nhà ngục, trung úy hải quân Bizot, bị dính bệnh. Trong một lần đi tuần ở vịnh Cohong, ông đã mặc bộ quần áo ướt cho tới tận tối. Sáng hôm sau, thấy người mệt, sốt và đi tiêu chảy, ông nằm liệt giường và biết mình sẽ chết. Từ giờ phút đó, bệnh tiến triển rất nhanh làm mọi người phải từ bỏ hy vọng. Trước đó ông đã quan tâm theo dõi sự tiến triển của bệnh ở những người nằm tại trạm quân y, do đó nhận ra mình có những dấu hiệu phức tạp của một căn bệnh kinh khủng hơn: chứng hoại thư ruột.
Hai ngày sau, những cơn đau bụng không sao chịu nổi đột nhiên biến mất và ông hiểu cái chết đã tới gần. Chính lúc đó ông lại bình tĩnh nhất để đón cái chết. Dùng hơi sức còn lại cố ngồi lên, ông viết thư vĩnh biệt mẹ; sau đó gặp mấy người lính ông vẫn quý mến vì sự nhiệt tình và hạnh kiểm tốt. Ông tìm thấy trong mỗi người lính một lời vĩnh biệt cảm động. Theo yêu cầu của ông, bác sĩ Viaud đọc cho ông nghe một số trang về lời mời của Jésus Christ, một số chương trong Kinh Thánh và những lời cẩu nguyện. Những lời cuối cùng dành cho đô đốc Lagrandière:
“Hãy xin ông ta báo cho giám mục Dijon, người quen biết người mẹ khốn khổ của tôi, chịu đựng nỗi bất hạnh sẽ giáng xuống Người...”
Một tình tiết bí mật của lịch sử quần đảo Poulo-Condore là chuyến ghé thăm của nhà soạn nhạc lớn Saint Saens. Ông tới quần đảo không ai hay biết dưới bí danh Sannois.
Không phải sự ngẫu nhiên đưa nhà soạn nhạc tới những hòn đảo nhỏ bé nằm gần bên xích đạo, nơi chỉ có giấy phép đặc biệt mới tới được. Nguyên Camille Saint Saens ở Đông Dương tháng 3 và tháng 4 năm 1895 để đáp cùng một lúc hai lời mời: một của Louis Jacquet, giám đốc nhà ngục Poulo-Condore, và một của Armand Rousseau, toàn quyền Đông Dương năm 1895. Nhạc sĩ quen với Louis Jacquet trên con tàu đưa ông tới Tích Lan (Ceylan, nay là Sri Lanca - ND) năm 1890. Hai người kết bạn với nhau; họ nói chuyện về thiên văn, thực vật và cả âm nhạc vì Louis Jacquet cũng là một người chơi dương cầm tài năng. Về phần Armand Rousseau, ông ta là người cùng thuê nhà với Saint Saens ở phố Monsieur le Prince ở Paris. Tình hàng xóm cũng chưa phải là sự ngẫu nhiên duy nhất đưa nhà soạn nhạc tới Đông Dương. Vị toàn quyền tương lai của Đông Dương là cháu ông Le Libon, giám đốc Bưu điện khu Seine, ông này là bạn thân của Saint Saens.
... Chính tại Poulo-Condore, Saint Saens đã sáng tác phần lớn bản giao hưởng Brunehilda. Thật là một sự kỳ lạ lịch sử dành cho vở nhạc kịch.
Về Pháp, Saint Saens tiếp tục giữ quan hệ thư từ với Armand Rousseau, nhà văn An Nam Pétrus Ký và Louis Jacquet. Năm 1896, Louis Jacquet viện ra quan hệ của mình với nhà soạn nhạc để được công nhận chức giám đốc nhà tù. Trong kho lưu trữ của chính quyền Nam Kỳ, tôi tìm thấy một bức thư kỳ lạ của Louis Jacquet gửi cho Armand Rousseau: “Theo một thư chúc mùng của Camille Saint Saens tôi vừa nhận được, việc bổ nhiệm tôi làm giám đốc nhà ngục đã được được công bố từ ba hay bôn tháng nay rồi...”.
Bên lề lá thư, Armand Rousseau viết: “Được Camille Saint Saens, viện sĩ nhạc viện, nhiệt tình giới thiệu”.
Đầu năm 1939, theo gợi ý của tôi, ông Louis Vidal, nghị viên Hội đồng Thành phố Sài Gòn, đệ lên hội đồng thành phố đề nghị đặt tên Phố Saint Saens cho phố của một tỉnh lỵ ở Nam Kỳ. Than ôi, những bận rộn do cuộc thế chiến gây ra đã làm dự án đó phải hoãn lại. Tuy nhiên, chúng ta hy vọng sẽ tới ngày thuận lợi và người ta sẽ tổ chức kỷ niệm chuyến thăm Nam Kỳ cho “ông hoàng của âm nhạc thuần khiết”, người sánh với Weber, người tiếp cận với những sự kỳ lạ của phương Đông. Chúng ta cũng không được quên rằng trong hai tháng lưu lại Đông Dương và Poulo-Condore, Saint Saens đã tích lũy được những ấn tượng âm nhạc tuyệt vời. Trong hai tháng đó, đầu óc ông tràn đầy những tứ nhạc mới, những cảm hứng sinh động và luôn luôn thay đổi. Không còn nghi ngờ gì về những điều trên: trong một số giai điệu sau năm 1895 của nhà soạn nhạc vĩ đại, người ta thấy có những tiết tấu của vũ đạo Viễn Đông và sự hoài tưởng trong các bước nhảy được cách điệu hóa.
Trước khi bị người Pháp chiếm, quần đảo Poulo-Condore thuộc tỉnh Hà-tiên (Binh-long). Hiện nay quần đảo trực thuộc Chính phủ Nam Kỳ và được đặt dưới quyền một quan chức hành chính hoặc một sĩ quan mang chức danh Giám đốc Ngục và Quần đảo. Số lượng tù nhân thay đổi từ 1500 tới 2000 người. Hàng trăm tù nhân sống trong làng và các trang trại. Họ chăn nuôi và trồng trọt. Một số đánh cá hoặc nung vôi từ nguyên liệu san hô. Năm 1863, trung úy Bizot hứa với đô đốc La Grandière “sẽ cho chạy sáu lò vôi và, nếu cả sáu lò chạy đồng thời, có thể cung cấp vôi cho Nam Kỳ nhờ nguồn san hô vô tận”.
Cũng cần phải kể tới việc đánh bắt rùa biển. Các loại rùa ở đây, trong đó một số con nặng tới hơn một trăm cân, đẻ trứng trong cát nóng, nhất là vào khoảng giữa tháng tư và tháng bẩy âm lịch. Các tù nhân lật ngửa rùa lên rồi sẻ thịt. Thịt rùa cải thiện xuất ăn bình thường của tù nhân. Quần đảo còn có loại rùa có mai. Loại này nhỏ hơn và hiếm hơn; người ta chỉ bắt được khoảng ba mươi con một năm. Các xưởng của nhà tù biến những tấm mai xanh, mai đen của chúng thành những chiếc quạt, hộp phấn, hộp thuốc lá, lược, vòng tay... xinh xắn.
Ngày xưa, có những hồ nước lợ trải rộng dưới các chân núi, nhất là cạnh hai con suối dân chúng gọi là Sông Cao Mên (Rivière du Cambodge) và Thamin. Sau này, phần lớn các khu đầm lầy đó biến thành ruộng với các kênh, mương. Khắp nơi mọc lên những cánh đồng bông, nhô, lạc, cây ăn trái, dứa, khoai lang, thầu dầu, sắn, cà phê.
Dần dần, tình trạng vệ sinh trên quần đảo được cải thiện đáng kể. Bệnh dịch tả hoàn toàn biến mất, chỉ có mấy vị kỳ lão râu tóc bạc phơ là còn nhớ được những trận dịch ngày xưa, khi người ta thả trôi trên suối của đảo những chiếc thuyền giấy chở bùa yêu trôi ra biển, còn thầy phù thủy thì đặt dưới gầm giường người bệnh những con cá da xanh không có vảy để hút nọc độc của người bệnh. Bệnh sốt rét gần như bị chôn vùi. Trong phòng bác sĩ trên đảo, đồ thị của tai họa khủng khiếp này gần như đi xuống thẳng đứng. Các khu rừng đẹp nằm ở trung tâm Đảo Lớn, còn các khu rừng rậm rạp ở chỗ cao nhất của đảo, nơi có độ cao 596 m. Một đường dây cáp giúp cho việc đưa gỗ xây dựng xuống. Các sĩ quan hải quân thời các đô đốc đếm chính xác được ba mươi sáu loại gỗ khác nhau: sao, dâu, gáo, gụ, mun... Than ôi, hiện nay nhiều loại gỗ đã biến mất? Trong các thập kỷ qua, một số giám đốc ngục đã không áp dụng câu châm ngôn của Colbert: “khi nhổ lên một cây, phải trồng lại hai cây”. Trên Đảo Lớn, người ta không tìm thấy cây sao nữa. Đối với các cây khác phải tìm trên đảo Bai Kinh, nơi có một ngọn đèn biển trên một đỉnh cao 212 m soi đường cho các tàu đi Singapour.
Động vật trên đảo khá nghèo nàn. Ngoài trăn, người ta thấy có bồ câu xanh, sóc, thằn lằn lớn, một loại chim rất lớn gọi là Cong-cương (công? - ND) và khỉ núi. Giống thằn lằn lớn phát ra tiếng kêu chói tai và vết cắn rất nguy hiểm. Nếu tin vào bức thư kỳ lạ của đại úy Morand, thuyền trưởng tàu Monge vào năm 1861, thì ngày xưa có nhiều khỉ hơn bây giờ. Trong thư, ông viết: “... Khỉ trên đảo Cohong nhiều đến nỗi chúng đuổi cả dân địa phương...”. Trong thời gian cơn bão lớn năm 1930 tàn phá đảo, nhiều lợn nuôi chạy vào rừng; chúng sinh sản và trở thành lợn rừng rất hung dữ.
Các bờ biển bị cá mập quấy nhiễu và rất nhiều tù nhân trốn trại đi trên các bè đã bị loài động vật hoang dã ở biển này cắn xé. Để câu cá mập, người ta dùng một lưỡi câu đánh bằng sắt, lưỡi câu móc một miếng thịt to buộc vào một đầu dây thả xuống từ một chiếc thuyền tam bản. Những con cá nhám bị lao xuyên qua nhảy lên khỏi mặt nước đôi khi suýt làm lật cả thuyền. Thịt cá mập dai, người An Nam rất thích. Vây cá mập là một mỹ vị của những người sành ăn trong khi da nó được dùng làm đồ da. Tất cả bìa sách trong thư viện nhà tù được làm bằng da cá mập. Gan cá mập được chế thành một loại dầu bôi trơn rất tốt.
Trong những chuyến ra Poulo-Condore, tôi được nghe kể nhiều chuyện về rắn biển, trong đó có chuyện một người tên là Trân-van-Côn bắt được một con rắn biển rất lớn vào năm 1883. Ông ta gọi nó là con rit (mille-pattes). Con rit dài mười chín mét. Thân nó có nhiều đốt, da vàng gõ vào kêu như gõ vào tấm tôn. Chắc chắn có một phần sự thực trong những câu chuyện huyền thoại trên.
Khi có bão, tất cả động vật trên các đảo nhỏ đều bị tiêu diệt trừ giống trăn. Gầy đi vì đói, giống to nhất của loài bò sát này cố bơi sang Đảo Lớn và các ngư dân trên thuyền đã gặp chúng trên đường đi.
Để kết thúc câu chuyện lịch sử ngắn gọn này, cần nêu ra đây việc có lúc người ta đã tính chuyện bãi bỏ nhà tù trên quần đảo. Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ đã thông qua quyết định này ngày 28-9-1899 tiếp theo sau trận dịch tê phù ở quần đảo. Lúc đó, người ta dự kiến phân bố các tù nhân trong 20 hay 30 trung tâm trong đất liền và tổ chức các công trường lao động tại các nơi đó. Nhưng vào phút cuối, một báo cáo viên tên là Monceaux đề xuất ý kiến phản đối. Ông này viết: “Tôi chia sẻ sự e ngại của chính quyền về vấn đề các tù nhân hình sự bị giam trong các trại tù ngoài đảo. Trong tất cả các xã hội có tổ chức, người ta luôn luôn có những biện pháp cần thiết để cách ly các tên tội phạm khỏi các trung tâm dân cư”.
Người ta cũng đã có ý định xây dựng ở quần đảo một casino (sòng bạc) lớn cạnh tranh với Macao và sẽ là nơi hẹn hò của những người giầu có rỗi rãi ở Viễn Đông. Dự án bãi bỏ nhà ngục trên đảo được hai ông bộ trưởng của Mặt trận Bình dân là Marius Moutet và Max Rucart nêu ra vào năm 1936 nhưng không thành công.
Và chẳng có gì mới dưới ánh mặt trời...
Hình ảnh xưa của Sài Gòn
Louis Malleret
Giống như trẻ em và các nghệ sĩ, các nhà sử học có cái thú riêng được vui sướng khi thấy các tranh khắc hoặc hình vẽ ngây ngô do các nhà biên niên hay các du khách thuở xưa minh hoạ cho các câu chuyện của họ. Qua các sách cổ, các nhà sử học thấy lại những hình ảnh tái hiện của quá khứ. Mỗi hình thực sự có một cuộc bí ẩn và sâu kín. Tuy nhiên, giống như những người tạo ra chúng, chúng có sự thêm thắt. Ngược lại, có những bức giữ nguyên được hình ảnh nguyên sơ của sự kiện. Tôi xếp các bức phác thảo lính và lính thủy của đạo quân viễn chinh Nam Kỳ vào loại này. Không gì giúp ta hiểu hơn về những năm đầu tiên của Đông Dương thuộc Pháp bằng những bài trong tờ Vòng quanh thế giới (Tour du Monde) hay loạt bài trong Báo ảnh (Illustration). Giống như La Fontaine hỏi mọi người: “Anh đã đọc Baruch chưa?”, tôi xin hỏi các nhà sử học chuyên nghiệp: “Các ông đã xem những nơi đẹp trên thế giới trong Tạp chí Phong cảnh (Magazin Pittoresque) và Thế giới qua hình ảnh (Monde Illustré) chưa?”.
Thành phố Sài Gòn như thế nào trong con mắt người châu Âu lần đầu tiên nhìn thấy nó vào năm 1860? Từ một ngôi thành lớn kiểu Vauban do Olivier de Puymanuel, cố vấn của Gia Long, xây dựng năm 1790 và bị vua Minh Mạng phá năm 1835, thành chỉ còn lại những hố đào và lớp lũy thứ hai ngắn hơn vừa mới bị san bằng. Ra khỏi phố Grandière là bắt đầu đồng ruộng. Theo báo Thư tín Sài gòn (Courrier de Sai gon), phần đất thấp của Sài gòn “chỉ là một cánh động lầy mênh mông nước mỗi khi triều lên” trên đó sinh sống những người dân cần cù “trong những ngôi nhà lá chông chênh ven các con sông”. Đường xá không có và ban đêm chỉ có một vài ngọn đèn dầu soi đường cho khách bộ hành. Một vài con đường nhỏ men theo bờ taluy rồi vượt qua những chiếc cầu gỗ trên vùng đầm lầy đưa chúng ta lên phần đất Cao của thành phố.
Trên sông Thị Nghè và các con rạch, các bến đò rất nhộn nhịp (h.1). Giống như mọi điểm dân cư An Nam khác, các khu phố buôn bán thường nằm ven sông. Trung úy hải quân Pallu de la Barière cho biết “hàng ngàn chiếc ghe chen chúc nhau trên bờ sông tạo thành một thành phố nổi”. Ngược lại, quang cảnh thành phố làm đám dân di cư thất vọng. Tác giả trên viết tiếp: “Những người mới tới Sài Gòn nhìn thấy trên hữu ngạn những dãy trông như phố xen kẽ với những khoảng trống trơn. Các nhà phần lớn bằng gỗ lợp lá cọ. Một số nhà khác ít hơn xây bằng đá. Những mái ngói đỏ của chúng trong cũng vui vui mắt. Rồi tới những ngôi chùa mái cong, những làn nước đứt đoạn của con kênh và hai con rạch nhỏ dùng làm lối ra vào cho tầu bè, một ngôi nhà kho không vững chắc lắm dùng làm chỗ bán hàng, mái lúc nào cũng như sắp tuột xuống”.
Các bức tranh của tờ Thế giới qua hình ảnh và tờ Báo ảnh (Illustration) cho chúng ta một số hình ảnh trung thành về thành phố Sài gòn. Đó là con đường, sau này chúng ta đặt tên là đường Catinat, trên đó có một ngôi chùa (h.2). Các ngôi nhà bằng gỗ trên đường này rất giống với ngôi nhà của hiệu Cà phê Lion (Café Lionnais) (h. 3) nằm trên cùng phố. Một số ngôi nhà bằng đá, đúng hơn là bằng gạch, lợp ngói nằm ở khu Cầu ông Lãnh (h.4) dọc theo kênh. Các kênh chảy qua các khu vườn xanh tươi. Người ta tìm thấy các con kênh này bên các đường phố trong ảnh của tờ Thế giới qua hình ảnh (h.5).
Đối với một người Pháp quen nhìn các đô thị và các công trình theo kiểu châu Âu thì thật là đáng nản khi nhìn thấy Sài Gòn lần đầu. Vì thế những họ thấy các hình lưu giữ kỷ niệm của mình như đua nhau nhấn mạnh “sự nghèo nàn và buồn tẻ của một thành phố chẳng có gì đáng yêu”. Tạp chí Hai Thế giới (Revue des des Deux Monde) số ngày 1-5-1861 cho biết “Sài Gòn không đáp ứng được danh xưng hoa mỹ là ly sở của tổng đốc Cao Mên (capital de la vice-royauté du Cambodge). Đó chỉ là một khu làng khôn khổ gồm những túp lều rách nát bằng lá cọ. Không một ngôi nhà nào, công cũng như tư, đáng làm du khách chú ý”. Pallu de Barrière mô tả thêm: “Phố xá lầy lội nhà cửa dày đặc. Tất cả khá nghèo nàn. Đó là thành Gia Định mà chúng ta gọi là Sài Gòn”.
Ở phần đất cao của thành phố, sau khi vượt qua Trường thi (Cam des Lettrés), nơi kỵ binh và lính thủy đánh bộ của chúng ta đang đóng, người ta gặp nhiều lăng mộ và các vườn cây ăn quả ẩn mình trong các ngôi làng toàn nhà lá. Cuộc kê khai số đinh trong khu vực đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn cho phép chúng ta xác định được một số những ngôi làng này. Đi theo con “đường chiến lược”, ngày nay đã trở thành phố Frère Louis (nay là Trần Hưng Đạo - ND), ta có thể tới được khu buôn bán lâu đời nhất (chỉ Chợ Lớn - ND), trong đó Sài Gòn, đúng hơn là Bến Nghé, chỉ là một khu ngoại ô xa xôi.
Là những ông chủ buôn bán lúa gạo, người Tàu thích nghi rất nhanh với sự có mặt của người Pháp.
Các tổ chức của họ rất vững chắc và có lịch sử lâu đời. Sách vở cho biết sự di cư của người Tàu tới Chợ Lớn bắt đầu từ năm 1778 và có lẽ sự kiện người Tàu rời bỏ các trung tâm ở sâu trong nội địa tới Chợ Lớn để chạy trốn cuộc chiến tranh của Tây Sơn là có thực. Nếu chú ý rằng Nam Kỳ xưa kia thuộc Cao Mên và trước khi có Chợ Lớn đã có một thành phố Khơme gọi là Prei Nokor thì ta có thể giả thiết rằng người Tàu đã ở Chợ Lớn từ rất sớm như đã ở khu vực Angkor và nhiều thành phố khác trong nước Cao Mên cổ. Nhìn từ trên máy bay, dấu vết của Prei Nokor là một đường bao với một trường đua ở bên trong. Với các đền chùa của các bang hội Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu của người Minh Hương..., chỉ riêng Chợ Lớn đã có đặc trưng của một thành phố.
Vùng hoang vu phân chia trung tâm, ngày nay đang dần dần biến mất, ngày xưa rộng mênh mông. Hồi đó hai trung tâm chỉ được nối với nhau bằng một con rạch, một con đường thấp và con đường chiến lược chạy qua các làng trồng cây ăn quả và cau và một làng làm nghề đúc ở chỗ hiện nay là khu vực Chợ Quán. Trên con đường đó, khách bộ hành gặp một vài ngôi chùa. Quá Chợ Lớn, trên một gò gọi là gò Cây Mai, nơi ngày xưa có một chiếc tháp Khơme, khách sẽ gặp một ngôi chùa có nhiều cây bao quanh rất được các thi nhân ưa thích. Gần nơi ngày nay là nhà thờ Hồi giáo ở Chợ Lớn là một ngôi chùa có nhiều tháp chuông bị biến thành lô cốt (h.6). Trên đường đi về Sài Gòn, phía sau bãi sau này xây trường Chasseloup Laubat, người ta thấy chùa Khai Tương. Vua Minh Mạng đã ra đời trong chùa này và pho tượng Phật bằng gỗ mạ vàng của chùa hiện nay nằm tại Bảo tàng Blanchard de la Brosse như một chứng nhân của thời đại.
Dân chúng trong hai thành phố như thế nào?
Các số liệu chúng tôi có được rất mâu thuẫn nhau. Năm 1862, đại uý Grammont viết: “Dân số vào năm 1859 cùng lắm người ta chỉ dám cho là 2000 người thì nay được đánh giá khoảng từ 7000 tới 8000 người chưa kể thành phố Tàu”. Phải nói thực là chiến tranh và tương lai mờ mịt trong những ngày đầu chiếm đóng đã làm một phần dân chúng bỏ thành phố ra đi. Niên bạ Nam Kỳ năm 1865 đưa ra con số 50.000 người phân bố trong khoảng 40 làng. Nhưng những làng này đã bị những người bảo vệ Sài Gòn phá hủy. Họ muốn để lại những đổ nát cho những người chiếm đóng mới, do đó vào năm 1865 chỉ còn khoảng 12 làng với khoảng 8000 người cộng thêm khoảng 6000 người Tầu sống quanh Sài Gòn. Tổng dân số người gốc châu Á trong hai thành phố khoảng 20.000 người. Mọi lượng định chính xác lúc đó hầu như không thể có được, vì thế các con số chỉ được chấp nhận một cách thận trọng. Nhưng nếu nghiên cứu diện tích xây dựng của hai thành phố suy từ bản đồ năm 1862, có thể xem các con số trên khá gần sự thực.
Tuy nhiên, trong hai thành phố, cuộc sống của người dân bản địa không hoàn toàn mất hết ý vị như mô tả của một số nhà biên niên lúc đó. Những người thông dịch đã Tây phương hoá một phần nhưng vẫn chưa mang ô, kính xanh và giày vécni. Trong các phố ở phần cao của thành phố, ta có thể gặp vài ông quan được những người phu quần áo sặc sỡ cầm lọng đi hầu (h.7). Ở một chỗ khác, các kỵ sĩ ngồi trên những con ngựa nhỏ yên đỏ cổ đeo lục lạc đi lại trên những con đường nhỏ bé (h.8). Lúc này thành phố đã có vẻ của một thành phố quốc tế với đủ loại người nguồn gốc và thể dáng khác nhau (h.9). Lúc đó có 200 người Ấn Độ sống lẫn với người An Nam và người Tàu. Bên cạnh ba chủng tộc này, trong các phố xá và chợ, ngoài người Tagan (một dân tộc ở Philipin - ND), còn có các binh lính Tây Ban Nha, kỵ binh Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi và thủy thủ Pháp trong đạo quân chiếm đóng.
Chú thích:

[i] Gần trùng với Vũng Tàu hiện nay - ND
[ii] Hoa huệ là biểu tượng của nước Pháp quân chủ.
[iii] Để tránh rườm rà, chúng tôi không dịch văn bản này. Tuy nhiên có thể hiểu tóm tắt đây là một biên bản đơn phương theo kiểu tàu thuyền của các cường quốc thực dân thám hiểm, phát hiện ra một hòn đảo nào đó ở Thái Bình Dương rồi tuyên bố sở hữu hòn đảo đó - ND. 
11/2/2005
Khuyết Danh
Theo https://www.vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Truyện ngắn của Đỗ Xuân Thu: Lão “Chõe Bò” Nhà văn Đỗ Xuân Thu vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Ông sinh năm 19...