Reng reng... Ai gọi vào lúc này nhỉ? Kệ họ - Hải ôm ghì lấy Hạnh.
Hơi nóng tỏa ra từ mái tóc mới gội còn ẩm khiến Hạnh có cảm giác ngạt ngạt. Cô
lùa tay vào mái tóc Hải, cảm được từ chân mỗi sợi tóc sức nóng của thân thể
tăng dần. Rồi ngợp đi bởi đôi môi chín nuỗng, bị hơi nóng làm cho mỏng tang.
Reng, reng...
Reng, reng...
Hải gạt ống nghe ra khỏi máy điện thoại. Hạnh nhoài người: "Để xem
ai". "Alô" - Hạnh cố nén hơi thở dồn dập trong ngực. "Giời
ơi, sao không nghe máy?". "Đào hả. Có chuyện gì vậy?". "Chuyện
con khỉ. Tao về Việt Nam giải quyết công chuyện. Đang ở sân bay đây. Hai tiếng
nữa sẽ bay. Đón tao nhé".
- Chuyện gì thế? Hải nằm sấp trên nệm, nghếch đầu vẻ sốt ruột.
- Cái Đào về. Nó muốn em đón. Không biết bây giờ nó thế nào? Mười năm rồi bọn
em không gặp nhau.
Hải vòng tay qua người Hạnh, kéo cô vào lòng. Người Hạnh ngây đuỗn, lạnh dần.
"Em sao vậy?". "Tự nhiên em chẳng thấy hứng thú gì nữa. Cho em nợ
được không?". Hạnh dụi dụi đầu vào ngực Hải, nũng nịu. Cô vẫn làm như thế
với Hải mỗi khi trong người không được khỏe và lần nào Hải cũng nhường cô. Lần
này cũng vậy. Anh "ừ" khẽ trong cổ họng, vỗ nhẹ tay vào lưng Hạnh như
ru trẻ con ngủ: "Em ngủ đi".
Hạnh nằm nép vào người chồng. Hải thở đều đều. Giấc ngủ đến với anh nhanh
chóng. Căn phòng như rộng ra, tĩnh lặng. Có mùi hoa dạ hương lãng đãng đến từ rất
xa. Trời đang chuyển mùa. Sâu thẳm trong tiềm thức chợt trỗi dậy trong Hạnh những
cảm giác rón rén của thời khắc giao mùa từ thu sang đông. Một cảm giác mong
manh, yên bình và vời vợi nỗi nhớ.
Những đêm như thế, thời còn sinh viên chẳng bao giờ Hạnh ngủ yên giấc. Nhớ nhà
kinh khủng. Ký túc xá sáng đèn suốt đêm. Nhộn nhạo mất ngủ. Bụng réo ùng ục.
Quán xá đóng cửa. Những giọng hát bớt đi vẻ sôi nổi, bay từ khuôn cửa sổ của
khu nhà dành cho nam sinh viên sang khu nữ, rơi rớt, mắc trên những ngọn nhãn
um tùm, đen thẫm. Đào kéo Hạnh và đám bạn cùng phòng xuống sân ký túc. Giữa sân
có một cây bằng lăng cụt ngọn, lùn tịt, chỉ ngang cửa sổ tầng hai khu nhà, cành
ưỡn ra các phía trông như một chiếc ghế bành. Những đêm ký túc mất ngủ, cây bằng
lăng trở nên đắt khách. Ai cũng muốn giành được một chỗ ngồi trên chiếc ghế
bành khổng lồ ấy. Nhưng kết cục cây chỉ có thể cõng được bốn, năm người. Hạnh
và đám bạn ra muộn. Trên cây đã có một tốp khác. Một giọng nam đang độ cao hứng,
dằn vặt ném xuống mặt đất những vần thơ yêu đương. Đào chỉ lên cây, rỉ tai Hạnh:
"Kiểu đọc thơ như làm tội thơ thế này chỉ bọn khoa văn mới có. Bọn nó dám
giành chỗ của mình. Mai tao cho ít mắm tôm lên đấy xem còn đứa nào thích mang
thơ lên đó "dằn vặt" nữa không?". Hạnh bịt mồm Đào: "Bé
thôi, kẻo có đứa mang mắm tôm trát vào cửa phòng mình trước đấy".
- Mày sợ hả? Sợ thì về nhà mà ngủ. Đứa nào không sợ ra vườn hoa trồng chuối.
Đào chạy phăm phăm về phía vườn hoa trước cửa thư viện ký túc. Thoắt một cái nó
đã trèo lên đỉnh cột cờ bằng sắt. Đám sinh viên gọi đó là cột mỡ vì nó đen
trũi, trơn nhẫy, không có điểm bám để leo lên. Huỵch. Đào nhảy xuống đất từ độ
cao 2 mét, rồi chỉ một phút sau nó đã chổng ngược chân lên trời, trồng chuối,
đi bằng hai tay: Đám bạn lắc đầu quầy quậy. Hạnh nài nỉ: "Thôi. Bọn con
trai đang nhìn kia kìa".
- Nhìn cái gì. Một lũ thộn. Giá có rượu uống lúc này thì tốt.
Đào đưa chân đá qua đá lại đám cỏ, rồi ngồi phệt xuống. Hạnh thở dài: "Giá
mà có bát phở thì hơn". Cái Thu cùng phòng Hạnh chép miệng: "Bây giờ
có cốm mà ăn nhỉ?". Cái Phương ngáp đến rách cả miệng, ngái ngủ: "Mùa
này chuối ngon lắm. Sáng nào đi chợ, bà tao cũng mua cả thúng chuối về bán. Quả
nào quả nấy nần nẫn, vàng rượi, lốm đốm những chấm tiêu đen. Chuối đấy mới
thơm, mới ngon. Ở thành phố người ta toàn dấm chuối bằng đất đèn, đẹp mã, không
có chấm tiêu nhưng ăn chua, không thơm". Đào dẩu môi: "Lý sự vớ vẩn.
Chuối nào chẳng là chuối. Giá có cút rượu thì vui. Tao sẽ cho chúng mày biết thế
nào là phê". Cả đám lặng đi. Đào ngồi lặng phắc như bức tượng. Rồi nó òa
khóc. Cả đám dấm dứt khóc theo. Bụng rỗng tuếch. Réo ùng cục. Nhớ nhà quá.
Không biết giờ này mẹ đã ngủ chưa. Hạnh đặt tay vào vai Đào. Vai nó rung từng
chặp. Bặm trợn như nó cũng chẳng cưỡng được cơn nhớ nhà.
Hạnh đặt bó hoa xuống ghế, kéo Hải ngồi xuống chiếc ghế đối diện:
- Máy bay xuống chậm một tiếng. Anh ra ngoài cho thoáng hay vào căng tin uống
cà phê cho tỉnh?
- Đêm qua em mất ngủ phải không? Mắt quầng đen cả. Anh đọc ở đâu đó, thấy nói lấy
bã chè nóng chườm mắt sẽ bớt thâm. Em thử xem.
- Em già lắm phải không?
- Anh không có ý đấy.
Hạnh cù vào sườn chồng. Khúc khích cười. Những người xung quanh nhìn Hạnh, xét
nét. Hải nắm tay vợ, bóp nhẹ:
- Nhìn qua ảnh, Đào cũng thuộc loại xinh. Nhưng anh không thích phụ nữ táo tợn.
Cũng không thích em chơi với những người có cá tính như vậy.
- Tính nó bỗ bã nhưng trung thực. Chúng em thân nhau từ bé. Nhà em ở trên phố
chính của thị trấn còn nhà nó ở trong ngõ chợ. Bố mẹ nó làm nghề bán lòng lợn.
Từ bé nó đã tiếp xúc với những người buôn bán trong chợ, chứng kiến nhiều cuộc
cãi vã, đánh lộn giành giật chỗ bán hàng của những người kinh doanh có gốc gác
trong thị trấn với những người ở các xã lân cận đến chợ bán hàng. Bố mẹ nó cũng
tham gia những cuộc cãi vã, giành giật ấy. Những lúc như vậy, nó thường đến nhà
em, lặng lẽ khóc, rồi móc từ trong túi quần miếng tiết luộc gói trong mảnh
nilon. Em và nó chia nhau miếng tiết lợn. Lặng lẽ nhấm nháp vị bùi bùi, ươn ướt,
lành lạnh của thứ tiết lợn luộc từ sáng sớm. Cũng có lần nó chẳng mang tiết đến.
Em và nó ra vườn sau nhà cậy nắp hầm dấm chuối, vần sang một bên. Cái nắp hầm
làm bằng đất trộn rơm, to bằng cái mâm, ì ạch mãi mới vần được sang bên cạnh. Từ
dưới hầm, hơi nóng bốc lên nồng nồng mùi đất, mùi hương và mùi chuối bắt đầu
chín. Em nhấc nải chuối phía trên mặt, bẻ những quả chín, nhét đầy vòng tay ôm
trước ngực của nó, rồi vứt những quả xanh còn lại xuống hầm. Một lần, đang vần
nắp hầm thì bà em bắt gặp. Bà đánh em bằng sống quạt. Cái Đào nhào vào đỡ sống
quạt thay em. Nó bị bà vụt hai cái. Mắt nó ráo hoảnh, luôn miệng nói: "Bà
đừng đánh Hạnh, cháu xui nó đấy!". Bà xoa vào mông nó, dân dấn nước mắt:
"Bà không tiếc mấy quả chuối. Bà chỉ muốn các cháu thật thà. Không phải ai
sinh ra đã thành người xấu nhưng nếu liên tục làm điều xấu thì sẽ không trở
thành người tốt được. Quả chuối là chuyện nhỏ nhưng giấu người lớn lấy trộm chuối
lại là chuyện lớn..."
Lúc đó, em chẳng hiểu hết những điều bà nói. Chỉ thấy buồn và xấu hổ. Đào rủ em
ra suối nhặt đá kỳ. Con suối chảy qua thị trấn, cách nhà em độ trăm mét. Ngày ấy,
nhìn suối cứ ngỡ đó là sông vì nó rất rộng, hai bên bờ đầy cỏ may. Em và Đào lội
xuống suối, cứ lội ngược dòng ra khỏi thị trấn. Đào cầm tay em. Nó bảo:
"Tao muốn thoát khỏi cái thị trấn nghèo nàn này. Mẹ tao bảo, muốn giàu chỉ
có đi buôn. Tao cũng nghĩ như vậy nhưng buôn cũng có trăm kiểu buôn. Buôn kiểu
của bố mẹ tao, chỉ đủ tiết lợn để ăn thôi". Em nhìn nó. Mặt nó sọm lại,
cái cằm nhô ra nhọn hoắt. Trông nó giống một bà già hơn là một đứa trẻ 14 tuổi.
Đêm đó, em kể chuyện với mẹ. Mẹ bảo: "Muốn khỏi khổ, chỉ có cách học. Càng
học lên cao tầm mắt càng mở rộng và con sẽ biết cách làm thế nào để được hạnh
phúc". Em tin mẹ nói đúng. Trong thị trấn, nhà em thuộc dạng nghèo. Ngoài
giờ lên lớp, mẹ vẫn phải xay bột, nặn bánh rán giúp bà. Bố dạy học ở tỉnh khác,
tháng đảo qua nhà một lần. Nhà chỉ có bà, mẹ, anh Thắng và em. Bữa cơm, mâm chỏng
chơ chỉ có đĩa rau luộc và đĩa mắm tôm. Cơm xới lên, hai phần ba là sắn lát.
Nhưng vẫn vui. Vẫn đầy ắp tiếng cười. Mẹ bảo: "Đó là hạnh phúc". Em
cũng tin là vậy.
Cái Đào không đồng ý với em điều đó. Nó vẫn nghĩ muốn giàu phải đi buôn nhưng
cũng từ đấy nó chịu khó học. Nó nói: "Có học buôn dễ hơn". Thế rồi cả
em và Đào đều đỗ đại học. Ngày nhập trường, chỉ có mình nó làm thủ tục vào ký
túc xá. Mẹ muốn em ở nhà anh Thắng. Lúc đó anh Thắng đã tốt nghiệp Đại học Bách
Khoa, làm việc ở Bộ Công nghiệp, lấy vợ và có một căn hộ tập thể ở khu Giáp
Bát. Anh Thắng thương em nhưng sợ vợ. Nhà chỉ có hai phòng, một phòng khách và
một phòng của vợ chồng anh Thắng. Khi mẹ đưa em đến, chị dâu em không vui. Mẹ
dân dấn nước mắt khi anh Thắng bảo em sẽ ở trong chiếc lồng sắt ngoài ban công.
Chiếc lồng sắt rộng hơn một mét, mái lợp tôn, quây ba mặt bằng cót ép quét sơn
chống rỉ, trông như một chiếc chạn khổng lồ bám hờ hững vào thân toà nhà năm tầng.
Ngồi trên đó, nhìn xuống phía dưới là hai chiếc chuồng gà. Có tới năm con gà
công nghiệp, con nào con nấy to vật vã. Chúng nhìn em qua khẽ hở của chiếc giát
giường, gà ỉa xoèn xoẹt. Mùi phân bốc lên. Em thấy cổ họng lờm lợm. Cả đêm ấy
em không ngủ được. Gần sáng trời mưa. Sấm chớp ầm ầm ngay bên tai. Em thấy mình
lơ lửng giữa trời. Gió thông thốc thối qua những kẽ hở của cót, nước bắn tung
tóe vào chỗ em nằm. Em mở túi lấy tấm vải mưa khoác lên người, ngồi chờ sáng.
Muốn vào nhà phải gọi cửa đi qua phòng ngủ của vợ chồng anh Thắng. Em không
dám. Em sợ sự khó chịu trong đôi mắt của chị dâu. Em đã sống ở trong cái chạn ấy
được ba tháng thì cái Đào đến thăm. Nó hét vào mặt em, giọng lạc đi: "Vào
ký túc ở. Sống thế này mà cũng gọi là sống. Người sống với vật. Kinh khủng".
Chị dâu hậm hực: "Cô bé cái mồm thôi. Đây là đâu chứ. Nhà tôi chứ không phải
ký túc xá của cô nhé". Rồi chị hạ giọng: "Thành phố nhà ai chẳng thế.
Chị cũng đang đợi vài năm nữa anh Thắng lên chức, cơ quan phân cho chỗ rộng hơn
sẽ chuyển đổi chỗ ở cho cô Hạnh. Anh Thắng rít thuốc lá, phả khói mù mịt. Anh
không nói, mắt nhìn xuống nền nhà, cứ như thể mọi tội lỗi đều từ cái nền nhà mà
ra. Cái Đào nguýt chị dâu một cái rõ dài rồi rút quần áo của em trên dây ấn vào
túi, lôi tuột em ra khỏi nhà. Ra đến cửa. Nó quay lại: "Em đưa Hạnh vào ký
túc xá. Chắc chắn sẽ sướng gấp 100 lần ở đây. Anh khỏi lo. Em sẽ viết thư cho
bác".
Ngày em gặp anh, em đã nói với anh về chuyện của chị dâu. Về những ngày em sống
trên cái chạn đầy mùi phân gà. Anh bảo: "Tha thứ cho chị ấy. Đừng thù hận
làm gì. Khi người ta nghèo thì tính nết cũng trở nên nhỏ nhặt vì tính
toán". Em đã nghe lời anh. Nhưng còn Đào thì nó chẳng bao giờ tha thứ cho
chị ấy.
Hạnh nói như mê ngủ. Mặt đỏ bừng như lên cơn sốt. Cô đang xúc động mạnh, Hải vỗ
nhẹ vào lưng Hạnh. Anh vẫn có động tác này khi cần an ủi, vỗ về cô. Có lẽ vậy
mà Hạnh luôn thấy mình bé nhỏ, mặc dù cô đã bước qua tuổi 35.
Tiếng động cơ ầm ì ngày càng rõ. Xung quanh Hạnh mọi người đi lại náo nhiệt. Hạnh
vén lại mớ tóc để hờ kiểu tóc thề thời sinh viên, cầm bó hoa đứng lên:
"Anh tự tìm Đào trong đám đông nhé". "Ừ" - Hải trả lời hiền
lành. Chẳng bao giờ anh làm mếch lòng Hạnh. Ngay cả lúc cần phải tranh cãi và
trái nhau về quan điểm, Hải vẫn tìm được cách thuyết phục Hạnh, khiến cô phải
ngoan ngoãn nghe theo sau khi đã dốc kiệt sự hiểu biết của mình để giành chiến
thắng với chồng. Chẳng biết từ khi nào trong Hạnh nảy sinh sự hiếu thắng. Có lẽ,
bắt đầu từ khi ra trường, đi làm, hàng ngày phải đối mặt với vị trưởng phòng có
cái đầu hói. Người ta bảo, chỉ những người học rộng, hiểu nhiều, cỡ như giáo sư
mới hói đầu nhưng trưởng phòng của Hạnh thì ngược lại. Mọi ý nghĩ của ông luôn
trì trệ, ù lì như một vật cản trước sức vươn lên của xã hội. Trong những lần hội
họp, ông là người phát biểu tích cực ủng hộ quan điểm bê tông hóa di tích, đá
hóa những cây cầu gỗ có niên đại hàng ngàn năm. Theo ông, chỉ cần giữ lại vóc
dáng của di tích, còn chất liệu có thể đập đi làm mới, càng kiên cố càng tết,
giống như kiểu "mái bằng hóa nông thôn" vậy. Đám nhân viên trong
phòng không phục ông. Sểnh ra một chút là họ quây vào chỉ trích ông. Hạnh cũng
tham gia những cuộc chỉ trích ấy. Nhưng Hạnh khác họ. Hạnh không chỉ trích lãnh
đạo sau lưng, mà đấu tranh trực diện. Nhiều lần to tiếng. Nhiều lần Hạnh đỏ mặt
tía tái để bảo vệ quan điểm của mình. Làm bảo tàng mà không hiểu về cổ vật thì
giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc chỉ còn là những mảnh bát vỡ. Năm năm học ở
trường đại học, Hạnh đã học đến vẹt những cuốn sách về khảo cổ. Đã nắm vững những
nguyên lý về bảo tàng. Thế mà trưởng phòng của Hạnh chẳng quan tâm đến những điều
Hạnh nói. Ông ta gọi đó là mớ lý thuyết phi thực tế. Hạnh buồn nhưng không nản.
Mười lần đấu tranh, Hạnh cũng thắng được hai, ba lần. Những lần thất bại, Hạnh
trút tức giận vào đầu Hải, buộc anh phải nghe cô tường thuật lại cuộc cãi vã.
Cũng có lần Hải không đồng ý với Hạnh, anh cho rằng ở trường hợp đó trưởng
phòng của Hạnh đúng. Nhưng đa số lần, anh ủng hộ Hạnh.
- Đào kia phải không? - Hải giật mạnh tay vợ.
- Đâu?
- Mặc váy đầm màu đen, đẩy chiếc valy màu tím.
Hạnh nhìn xăm xoi vào đám đông.
Người phụ nữ mà Hải chỉ có vóc dáng khá đẹp, mái tóc tỉa ngắn hiện đại, làm nổi
gương mặt trắng hồng, có chiếc mũi khá cao. Hạnh chớp chớp. "Không phải
Đào. Đào không hiền như thế".
- Ối giời! Con nỡm. Có phải mày không hở Hạnh?" - Một bàn tay nắm lấy vai
Hạnh xoay mạnh, lắc lắc. Hạnh và Hải cùng quay lại. Ngay lập tức Hải lùi lại
phía sau. Hạnh trân trối nhìn người đàn bà đứng trước mặt, miệng mấp máy:
"Đào". Đúng là Đào thật. Đôi dép cao ngất ngưởng khiến Đào cao hơn Hạnh
một nửa cái đầu. Cả người Đào toát ra một thứ ánh sáng nhễ nhại. Hạnh không dám
nhìn vào một nửa bầu vú để lộ của Đào. Chiếc áo của Đào mặc giống như một mảnh
vải hình ống quấn lấy một phần thân thể của Đào để lộ nửa ngực trên, vai, lưng
và tay. Đào cười bả lả, đôi môi đỏ chót, mái tóc nửa vàng nửa hung. Tay, tai, cổ,
chân... tất thảy đều đeo vàng. Lại là thứ vàng ta, rực lên như chuối chín. Càng
nhìn càng chói gắt, khiến Đào chăng khác gì một manơcanh trong các tiệm vàng.
Hạnh kéo Đào về phía chiếc taxi chờ sẵn. Hải lúi húi nhấc chiếc valy của Đào đặt
vào cốp xe. Đào nháy mắt: "Hải đấy hả. Điển trai ra phết".
Ngồi trong xe, vượt qua cầu Thăng Long, Hạnh không nhìn Đào, mặt chếch ra
ngoài, lơ đãng nhìn cảnh vật trôi lướt theo tốc độ của xe. Hải ngồi ở ghế phía
trên, cạnh lái xe, lặng thinh. Đào có vẻ ngượng. Không khí trong xe chùng xuống.
Xe vào thành phố, Đào khịt mũi. Nhiệt độ trong xe có vẻ hơi lạnh. Hải đưa tay
giảm nấc nhiệt độ, cho gió hất ngược lên trần xe. Đào lay vai Hạnh: "Sao
không nói gì?". "Đang tính để cậu ở đâu cho tiện". "Hà Nội
bây giờ khách sạn nào xịn nhất?". "Có lẽ về nhà mình...".
"Xin. Cứ cho tao ra khách sạn. Đáng bao nhiêu mà phải tiết kiệm. Ở đó có
người phục vụ. Ở nhà mày, hai vợ chồng đi làm hết, tao chơi với bốn bức tường
à? Với lại còn hẹn vài mối làm ăn. Xong việc là tao về quê. Đận này làm thủ tục
cho hai cụ sang đó chơi vài tháng giối già".. Đào nghển cổ qua thành ghế:
"Chiều nay em mời cơm. Anh Hải xem ở Hà Nội có quán nào xịn nhất thì dẫn
đường nhé". Hải quay lại: "Anh bận rồi. Em và Hạnh đi ăn với
nhau". "Cho Hạnh ở với em một đêm được không?". "Ừ'. Xe dừng
lại trước cửa khách sạn Deawoo. Hai thanh niên mặc đồng phục lễ tân khách sạn
ào ra, mở cốp nhấc valy xuống. Đào nắc nỏm: "Cũng giống Tây ra phết".
Hải mở cửa cho Đào, rồi bước về phía Hạnh dặn nhỏ: "Em ở lại với Đào. Đừng
nói chuyện khuya quá, mất ngủ, sẽ đau đầu đấy". "Anh đâu có bận gì
chiều nay?". "Bọn em cần có thời gian để hàn huyên. Chuyện ăn uống,
không ăn lúc này thì lúc khác". "Anh không thích Đào phải
không?". "Em đừng để Đào nghĩ ngợi về vợ chồng mình".
Đào xốc lại chiếc áo ngực: "Hai vợ chồng nói xấu tôi đấy phỏng? Đọc thư Hạnh,
em hình dung anh Hải khác cơ, cỡ như "Anh là cây đại thụ, bên cạnh một ngọn
cỏ mềm ấy". "Thất vọng hả?". "Mê thì có". Hạnh ẩy Đào
"Con nỡm. Để anh ấy đi kẻo muộn...". Xe rồ máy, vọt đi. Đào kéo tay Hạnh
bước vào quầy lễ tân: "Mày thật sướng". ° ° ° Kim đồng hồ chỉ con số 12. Đêm sâu dần. Hạnh nằm sấp trên nệm
nhìn sang giường đối diện. Đào nằm thẳng. Cả người Đào gần như phô ra hết qua
làn váy mỏng và ngắn. Chẳng còn bóng dáng của cái Đào xanh bủng, gáy quắt của
hơn chục năm trước. Đào bây giờ phốp pháp, gợi cảm, khiêu khích mắt thiên hạ bằng
sự mây mẩy, tròn đầy của thân thể và cả những chiếc lắc, chiếc vòng vàng đến nhức
mắt. "Cậu thật sướng". "Sướng cái gì?" - Đào nhỏm dậy.
"Xinh đẹp. Giàu có". "Nhưng tâm hồn rỗng tuếch". "Mình
không nói thể'. "Nhưng đúng là thế. Suốt ngày chỉ có đếm và... đếm. Nhiều
lúc thấy đời vô vị hết sức. Hồi còn bé, tao nói với mày muốn giàu phải đi buôn.
Bây giờ tao đã là một cơn buôn nổi tiếng ở cái xứ bên đó. Đến Thủ đô, hỏi dân
mình, đứa nào cũng biết tao. Khi mới sang, ngoài giờ làm việc trong nhà máy,
tao lăn lộn kiếm liền bằng mọi cách. Lúc rửa bát thuê trong một quán phở của một
chủ người Việt. Khi làm bốc vác cho một cửa hàng đại lý bán quần áo. Kể cả những
lúc làm con sen, con ở cho người ta, tao vẫn không quên được giấc mơ làm bà chủ.
Thế rồi tao gặp Nam. Trước Nam ở Matxcơva đã hết hạn từ nửa năm trước nên Nam
chẳng bao giờ dám bén mảng ra ngoài: Thế rồi chẳng biết bọn nào ghen ăn tức ở tố
cáo với cảnh sát. Căn hộ mà Nam đang sống cùng vợ chồng người bạn bị cảnh sát ập
đến kiểm tra. Nam tống số vàng vừa phân tích và một số hóa chất dùng cho việc
phân tích vào toa lét. Không tìm được chứng cứ, nhưng Nam vẫn bị trục xuất về
nước vì hộ chiếu hết thời hạn. Một năm sau Nam chạy được sang Slovakia làm cùng
nhà máy với tao. Bọn tao kết thành một đôi và bắt đầu những phi vụ làm ăn. Mày
còn nhớ thằng Đài không? Cái thằng học khoa văn, chuyên trèo lên cây bằng lăng
cụt đọc thơ như dằn vặt mình ấy? Bây giờ nó là ông chủ lớn rồi. Anh nó làm bên
ngoại giao móc cho nó đường dây chuyển hàng may mặc từ trong nước sang. Lúc đầu
bọn tao làm đại lý cho nó. Sau thấy mặt hàng này ăn quá, tao và Nam trộm mánh lới
của nó, điện về nước lập một đường dây khác. Lô hàng đầu tiên vận chuyển trót lọt.
Cầm mười ngàn đô trong tay tao khóc nức nở. Lúc đó trong đầu tao chợt hiện lên
mẹt lòng lợn của bố mẹ tao ở nhà. Tao nhớ vị tiết lợn. Nhớ những cơn đói cồn
cào đến rách ruột thời sinh viên và nhớ những ngón tay sưng đỏ vì cước những
ngày rửa bát thuê đận mới sang. Sau này, quen dần, chai đi, tao chẳng còn cảm
giác khi đếm tiền nữa. Năm ngoái tao bị mất hai lô hàng, thiệt hại vài trăm triệu,
chỉ thấy tiếng tiếc chút đỉnh. Hình như bây giờ tao mất cảm giác rồi Hạnh ạ. Mà
chẳng phải tao, nhiều đứa làm ăn xa đất nước đều có cảm giác ấy. Tiền giống như
viên gạch lát đường, khiến người ta cứ mê mải bước hết viên nọ đến viên kia.
Ngoảnh đầu lại thấy đồng hào lẻ, nhìn về phía trước thấy đồng bạc lớn. Lùi lại
thì tiếc, đi lên thì thấy mọi cái đều vô định, hút hắt. Nhiều lúc mệt mỏi quá,
lại nghĩ: Kiếm tiền làm chó gì. Tiền có giúp mình lấy lại được tuổi thơ ngày
xưa, có giúp mình tìm lại những khoảng thời gian đẹp đẽ thời sinh viên đâu. Lúc
nghèo thì mơ có tiền. Có tiền rồi muốn được gần bạn bè, gần bố mẹ cũng khó,
cũng phải tính toán đến nát óc mới có thể về được. Ngay đến quan hệ vợ chồng
cũng có những hố ngăn bằng tiền. Nhiều lúc nhớ nhà, nhớ bè bạn cũ, rủ nhau vào
nhà hàng ném vài trăm đô vào bàn tiệc chỉ để mua một trận cười để rồi vài ngày
sau đó vẫn ngậm ngùi, tiếc nuối những kỷ niệm trong quá khứ. Tao không thể tìm
lại mình ở cái chốn ấy mày ạ. Tất cả quay cuồng trong cơn kiếm tiền. Tao muốn dừng
lại cũng khó. Dừng lại là lạc lõng. Là chấp nhận văng ra khỏi guồng quay. Là
đói. Mà có phải ai cũng làm ăn được như bọn tao đâu. ở bên ấy bây giờ ối đứa
còn đi làm thuê, làm bốc vác, rải hàng thuê cho các đại lý. Những đứa khá hơn
có một quầy bán quần áo trong chợ. Nghĩ mà kinh, chẳng khác cái thời bố mẹ tao
bán lòng lợn là mấy. Nhiều lúc tao cũng muốn về nước sống nhưng Nam sợ. Hắn bảo,
ở bên đó quen rồi, kiếm tiền cũng dễ. Về nước bây giờ thua chị, kém em. Mấy đứa
bạn thời đại học của Nam giờ đã thành ông nọ, bà kia. ở bên đó đi buôn chẳng ai
biết, nhục nhã một chút, luồn cúi một chút cũng chẳng ai hay, chứ về nước mà đi
buôn thì xấu hổ với bạn bè. Tao không ngại điều ấy nhưng thấy Nam nói cũng có
lý. Cỡ như tao bây giờ về nước cơ quan nào nhận. Kiến thức quên mẹ nó hết rồi.
Có cơ quan nào nhận cũng chẳng "bơi" được, coi như học lại từ đầu. Đi
đây đi đó bao nhiêu năm, cứ tưởng mình vượt xa bạn bè cỡ nào, té ra vẫn ở vạch
xuất phát.
Đào nhỏm dậy, ra khỏi giường đi vào toalet, súc miệng sùng sục, nhổ toèn toẹt,
xối nước, ầm ào như muốn thoát khỏi giấc mơ phù phiếm của chính mình. Hạnh đã
ngồi dậy từ lúc nào. Cô ngụp lặn trong câu chuyện của Đào với cảm giác lạ lẫm,
mới mẻ. Lâu lắm rồi Hạnh mới thấy mình đi trong một thế giới khác, một thế giới
không tù túng, chật hẹp như căn phòng nơi cô làm việc ở bảo tàng; cũng không dịu
êm, lãng mạn như căn phòng có chiếc giường ngủ của gia đình cô. Đây là một thế
giới khác, thế giới của sự đan xen giữa thực và ảo, giữa sự phù phiếm của bề mặt
cuộc sống và những quẫy đạp mãnh liệt của một thực tại đa vẻ. Rất lãng mạn,
viên mãn. Nhưng cũng vô cùng dữ dội, chát chúa. Thế giới ấy đồng tiền lên ngôi
nhưng cũng thế giới ấy đang chứng kiến sự suy sụp về tinh thần của một bộ phận
người trước một thực tại dư thừa. Đào là một mảnh hiện thân của thế giới ấy.
- Tao thuê hai con Tây giúp việc nhà. Một đứa trông hai đứa trẻ. Đứa kia cơm nước,
chợ búa. Có bao giờ mày nghĩ người giúp việc của mày là Tây không? Lương trả
cho chúng nó mỗi tháng gần một ngàn đô. Hai đứa con tao bây giờ nó thạo tiếng
Slovakia hơn tiếng Việt. Tao không muốn như vậy nhưng chẳng có thời gian mà dậy
dỗ chúng. Đào mở valy, ném chiếc váy mềm sượt sang giường Hạnh: "Thay đồ này
mà ngủ cho dễ chịu. Tẩm bỏ mẹ lên được, mặc quần áo của mày mà ngủ thế chó nào
được". Hạnh thẹn thùng: "Lúc đi đón cậu, nếu biết ngủ lại đêm tại
khách sạn mình sẽ mang quần áo theo". "Vẽ. Thay đi". Hạnh trút bỏ
lớp quần áo dài, khoác chiếc váy màu hồng nhạt vào người. Chiếc váy hơi rộng,
làm người Hạnh như dài ra, thon cao.
- Ôi giời ơi, đẹp kinh khủng. Tao cho mày luôn cái váy này đấy. Lão Hải lấy được
mày chẳng khác gì mèo mù vớ cá rán. Chuyện con cái của bọn mày thế nào rồi? Tại
mày hay tại lão Hải? Vào mẹ nó "Từ Dũ" làm cái thụ thai trong ống
nghiệm. Thiếu tiền tao cho.
- Cũng chẳng biết là tại ai. Một lần mình và Hải đi khám bác sĩ. Bà bác sĩ là bạn
của chị dâu mình. Chẳng hiểu sao không ai nói cho mình biết kết quả. Sau đó
mình rủ Hải đi khám vài lần nhưng anh ấy không chịu. Hải bảo, sống thế này cũng
vui. Con cái là lộc trời cho. Trời cho được thì được. Trời bắt không đành
không. Những lúc ấy, thái độ của Hải lạ lắm, hình như Hải giấu mình điều gì thì
phải.
- Sao mày không làm cho ra nhẽ.
- Mình cũng định làm như cậu nói, nhưng mấy đứa cùng cơ quan khuyên: "Khi
người ta mời mày ăn món thịt lợn rừng thì mày cứ tin rằng mày đang ăn món thịt
lợn rừng. Đừng tìm hiểu làm gì. Nếu xuống bếp, xem đầu bếp nấu nướng, biết món
thịt lợn rừng mày đang ăn chỉ là món lợn xề được sơ chế, mày sẽ đau khổ".
Hải rất yêu trẻ con, mình biết điều đó khi nhiều lần bắt gặp Hải nhìn theo những
đứa trẻ trong khu tập thể. Nhưng rất ít khi Hải nói với mình về những đứa trẻ.
Hải sợ chạm phải nỗi đau nào đó đang hiện hữu giữa chúng mình. Mình linh cảm
chính mình là người không thể sinh đẻ. Chỉ có vậy Hải mới cương quyết không cho
mình đi khám bác sĩ.
- Hải khác với Nam của tao. Nam thích sự sòng phẳng và sòng phẳng ngay cả với vợ.
Chúng tao chia nhau các khoản chi trong tháng. Tiền nhà, tiền trả lương người
giúp việc là của Nam, còn tao chi ăn uống hàng tháng. Khách của ai, người ấy bỏ
tiền ra mà đãi. Hàng và tiền gửi về nước cũng được chia sòng phẳng như thế: Một
contecnơ bên ngoài, một contecnơ bên nội. Nam bảo: "Lỡ có chuyện gì. Sau
ly dị chẳng ai có thể trách ai được. Tao ghét kiểu sòng phẳng của Nam nhưng đã
trót buộc vào nhau thì cứ phải đâm lao cho đến khi nào lao gãy mới thôi. Mày
hơn tao mọi điểm: Xinh đẹp, tài năng, công việc... Ngay đến cái chuyện cỏn con
là "lấy chồng" mày cũng hơn tao.
- Cậu nói quá. Nói cho đúng, Hải là cái phao trong cuộc chạy trốn của mình. Chạy
trốn những lo lắng của mẹ. Chạy trốn tháng cái ngấm nguýt của chị dâu. Và chạy
trốn những tiếng thở dài của anh Thắng. Mẹ muốn anh Thắng xin việc cho mình
nhưng chị dâu khó chịu ra mặt. Căn hộ vẫn chỉ có hai phòng, giờ đã có thêm hai
cháu bé. Mình mà về đấy, chỗ nằm trên chuồng gà cũng chẳng còn. Thế là mình quyết
định chạy trốn vào Hải. Nhưng Hải không phải chỗ để mình dìm chết cuộc đời cho
hả giận. Hải đã giúp mình ngoi lên, vào bờ và sống đúng với những gì mình có.
- Nghề tòa án của Hải chắc kiếm được?
- Lương cơ bản vài trăm, tiền ăn trưa năm chục, thêm vài chục bồi dưỡng nếu có
phiên tòa...
- Mày học nói phét từ bao giờ thế? ở bên ấy, đọc báo, thấy liên tục có những vụ
án lớn. Bị cáo toàn là vua ma tuý nọ, trùm ma tuý kia. Họ hàng nhà chúng nó
không biết cách chạy à. Cứ hạ cho chúng nó một nấc án, là mình sống cả đời đấy.
- Hải không thuộc loại người như vậy. Anh ấy có thể chết nếu biết mình đã tiêu
một đồng tiền của ai đó liên quan đến vụ án, bị cáo cũng vậy, bị hại cũng vậy...
- Hâm.
- Hạnh đỏ mặt, hai thái dương nóng bừng. Cô thấy mình bị tổn thương. Không nhải
vì thái độ bổ bã của Đào mà bởi sự trong sạch của Hải đã trở thành lạc lõng đến
khó tin trong mắt người khác. Nhiều người không tin. Họ không tin cũng chẳng
sao. Cuộc đời là một bàn cờ với những thế trận ma quỷ, làm sao có thể thanh
minh cho mình khi mà cái tốt và cái xấu cách nhau chỉ gang tấc, thậm chí ẩn
bóng trong nhau. Nhưng Đào là bạn của cô, Đào hiểu hơn ai hết những gì cô yêu
quý và căm ghét. Hai chiếc sống quạt bà cô quất vào mông Đào năm nào giờ vẫn
còn táy đỏ trong ký ức của cô. Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng cứ nghĩ đến cảnh
Đào nhào vào đỡ đòn thay cô, cô lại thương Đào quay quắt. Thương rồi phục. Đào
bướng bỉnh, nghịch ngợm nhưng suy nghĩ già dặn, rành rẽ đâu ra đấy. Lẽ nào bây
giờ Đào không phân biệt được đâu là lời nói thật? Phải chăng giữa cô và Đào đã
có một hố ngăn cách bằng chữ Tiền viết hoa như Đào nói về quan hệ vợ chồng giữa
Đào và Nam.
Đào trườn khỏi giường, sang giường Hạnh. Cô áp bờ vai trần vào người Hạnh, khẽ
thọt: "Giận đấy à. Tính tao nghĩ gì nói nấy. Nhiều lúc chẳng đúng. Mày biết
rồi còn gì. Người như Hải hiếm thật. Người như mày cũng hiếm. Nếu mày không
chê, tao biếu vợ chồng mày năm ngàn đô làm vốn. Không kinh doanh thì gởi tiết
kiệm phòng khi cần đến".
Hạnh lắc đầu: "Đừng. Hải chẳng bao giờ đồng ý. Mình cũng vậy. Ngày trước,
mình và cậu tranh cãi với nhau mãi về lời khuyên của mẹ, rằng phải học lên cao,
càng cao thì tầm mắt càng mở rộng và con người ta sẽ biết làm thế nào để có hạnh
phúc. Cậu bảo, muốn giàu, muốn hạnh phúc phải có tiền, phải đi buôn. Lúc đó
mình không nghĩ được rõ ràng như cậu, mọi ý nghĩ trong mình mơ hồ lắm. Bây giờ
thì mình hiểu. Hạnh phúc đối với mình cũng giản dị như chính mình vậy. Mình được
sống đúng với mình. Hải cũng vậy. Cuộc sống không đơn giản. Bài toán cơm áo gạo
tiền luôn gây áp lực với tất cả mọi người nhưng không phải ai cũng dễ dàng bị
nó khuất phục".
Đào đứng dậy đi về phía cửa sổ. Vòm trời sáng dần, nhìn rõ những đám mây trắng
nhòa nhòa sau cửa kính. Phía dưới đường, vài chiếc xe thồ kĩu kịt chở rau từ
ngoại ô ngược vào thành phố. "Đói kinh khủng. Hệt như những cơn đói rách
ruột thời sinh viên" - Đào vươn vai, ngáp trèo trẹo: "Lâu lắm rồi mới
có một đêm thức trắng. Xuống đường dạo lấy tí không khí, đi ăn, uống cà phê, rồi
tao phôn cho mấy đứa bạn làm ăn đến bàn chút công chuyện". "ừ".
"Trưa chờ tao ở cơ quan. Xong việc với mấy đứa bạn, tao đón taxi đến chỗ
mày. Chúng mình đi ăn cơm". "Sao khẩu khí như bánh mì gặp nước thế.
Ăn cơm xong, tao với mày đi vào hiệu sắm ít quần áo. Mày thích cái gì tao tân
trang đến tận răng". "Đừng. Mình chỉ cần tình bạn của cậu. Cần những
kỷ niệm trong quá khứ. Cần cậu nhớ đến những điều đó khi xa quê".
"Chuyện tiền chưa nói, chuyến này đừng có chối. Mày cho tao được làm một
cái gì đó cho mày, Hạnh nhé". Giọng Đào nhỏ hẳn, ướt nhoẻn: "Khi đặt
chân lên máy bay về nước tao tự hào lắm. Cứ nghĩ, tiền bạc sẽ làm tao cao hơn
người khác, oai vệ hơn, phi thường hơn. Nhưng bây giờ mới biết không phải như vậy.
Trong hai đứa mình, mày thực sự tìm thấy hạnh phúc, tìm thấy giấc mơ ngày bé của
mình. Tao đã tưởng tìm thấy, đã tưởng nắm giữ được nó, làm chủ được nó hóa ra
nó vẫn ở tận đẩu đâu".
Reng. Reng...
- Alô. Anh Hải hả. Bọn em xuống ngay đây. - Đào đưa tay quệt nước mắt. Đó là kiểu
quệt tay của cái Đào con nhà bán lòng lợn ở thị trấn trung đu ngày xưa chứ
không phải kiểu làm duyên của một người đàn bà giàu có. "Hải đang đợi ở lễ
tân. Mặc quần áo nhanh lên. Sáng nay Hải khao. Hải nói thế - Đào liến láu, dốc
ngược chiếc túi da đựng đồ trang điểm ra giường. Rồi ôm cả sấp váy trong valy
ra chọn, ướm, mặc vào cởi ra. Hạnh vừa thay quần áo vừa lo lắng, "Không biết
hôm nay Đào mặc đồ hở như thế nào?"... ° ° ° Vừa bước ra khỏi thang máy, Hạnh khựng lại khi thấy Hải đứng
sát lối vào thang máy. Bộ đồ màu sáng- làm Hải nổi bật trong buổi sáng nơi
khách sạn vừa được đánh thức. Nhưng da mặt sạm lại, mắt đo đỏ. "Anh không
ngủ được phải không?". "Nhìn em kìa. Chắc cả hai thức trắng
đêm...". "Bọn em vui chuyện. Còn anh" - Đào ngúng nguẩy, bật
"quả bóng" sang Hải. - "Thì nhớ các cô chứ sao" - Hải cười,
nụ cười gần gặn, độ lượng: "Hôm nay anh quyết định nghỉ việc đưa các cô đi
Suối Tiên chơi. Đào chưa biết Suối Tiên phải không?". "Thật đấy
nhé" - Đào cười tưng bừng. Hạnh quay sang Đào: "Sao bảo hẹn mấy người
bạn làm ăn". "Kệ họ. Không gặp hôm nay thì gặp ngày mai...". - Hạnh
cầm tay Hải, dò xét: "Anh không bận sao?". "Anh muốn em vui. Đào
là bạn em, cũng là bạn anh. Anh cần phải làm quen và thừa nhận một tình bạn giữa
em và Đào".
Hạnh khoác tay Hải, nắm tay Đào bước ra cửa. Trời lạnh lạnh, mờ mờ hơi nước. Đường
phố tấp nập, người vào thành phố, kẻ ngược ra ngoại ô. Những cặp môi đỏ. Những
đôi mắt có quầng thâm. Những nụ cười tươi. Những gương mặt căng thẳng như đang
thực thi một cuộc chạy trốn... lướt qua, lướt lại bên ngoài cửa kính xe. Hải ngồi
phía sau Hạnh và Đào. Câu chuyện của anh bắt đầu từ cái hầm chuối bị Hạnh và
Đào khui nắp gần hai chục năm về trước. Hạnh nghiêng đầu vào vai Đào. Chiếc áo
Đào mặc hôm nay thật đẹp. Cổ cao, tay lỡ. Màu áo vàng dịu. Những chiếc vòng
vàng cũng được cất đi. Đào giản dị như một chùm nắng, có chói gắt nhưng dễ
nhìn. Dường như có một sự thay đổi đang diễn ra ở Đào. Có vẻ Đào đang cố lội ngược
dòng để tìm lại mình trong quá khứ.
Kim đồng hồ chỉ con số 12. Đêm sâu dần. Hạnh nằm sấp trên nệm nhìn sang giường
đối diện. Đào nằm thẳng. Cả người Đào gần như phô ra hết qua làn váy mỏng và ngắn.
Chẳng còn bóng dáng của cái Đào xanh bủng, gày quắt của hơn chục năm trước. Đào
bây giờ phốp pháp, gợi cảm, khiêu khích mắt thiên hạ bằng sự mây mẩy, tròn đầy
của thân thể và cả những chiếc lắc, chiếc vòng vàng đến nhức mắt.
"Cậu thật sướng". "Sướng cái gì?" - Đào nhỏm dậy.
"Xinh đẹp. Giàu có". "Nhưng tâm hồn rỗng tuếch". "Mình
không nói thế'. "Nhưng đúng là thế. Suốt ngày chỉ có đếm và... đếm. Nhiều
lúc thấy đời vô vị hết sức. Hồi còn bé, tao nói với mày muốn giàu phải đi buôn.
Bây giờ tao đã là một cơn buôn nổi tiếng ở cái xứ bên đó. Đến Thủ đô, hỏi dân
mình, đứa nào cũng biết tao. Khi mới sang, ngoài giờ làm việc trong nhà máy,
tao lăn lộn kiếm liền bằng mọi cách. Lúc rửa bát thuê trong một quán phở của một
chủ người Việt. Khi làm bốc vác cho một cửa hàng đại lý bán quần áo. Kể cả những
lúc làm con sen, con ở cho người ta, tao vẫn không quên được giấc mơ làm bà chủ.
Thế rồi tao gặp Nam. Trước Nam ở Matxcơva đã hết hạn từ nửa năm trước nên Nam
chẳng bao giờ dám bén mảng ra ngoài: Thế rồi chẳng biết bọn nào ghen ăn tức ở tố
cáo với cảnh sát. Căn hộ mà Nam đang sống cùng vợ chồng người bạn bị cảnh sát ập
đến kiểm tra. Nam tống số vàng vừa phân tích và một số hóa chất dùng cho việc
phân tích vào toa lét. Không tìm được chứng cứ, nhưng Nam vẫn bị trục xuất về
nước vì hộ chiếu hết thời hạn. Một năm sau Nam chạy được sang Slovakia làm cùng
nhà máy với tao. Bọn tao kết thành một đôi và bắt đầu những phi vụ làm ăn. Mày
còn nhớ thằng Đài không? Cái thằng học khoa văn, chuyên trèo lên cây bằng lăng
cụt đọc thơ như dằn vặt mình ấy? Bây giờ nó là ông chủ lớn rồi. Anh nó làm bên
ngoại giao móc cho nó đường dây chuyển hàng may mặc từ trong nước sang. Lúc đầu
bọn tao làm đại lý cho nó. Sau thấy mặt hàng này ăn quá, tao và Nam trộm mánh lới
của nó, điện về nước lập một đường dây khác. Lô hàng đầu tiên vận chuyển trót lọt.
Cầm mười ngàn đô trong tay tao khóc nức nở. Lúc đó trong đầu tao chợt hiện lên
mẹt lòng lợn của bố mẹ tao ở nhà. Tao nhớ vị tiết lợn. Nhớ những cơn đói cồn
cào đến rách ruột thời sinh viên và nhớ những ngón tay sưng đỏ vì cước những
ngày rửa bát thuê đận mới sang. Sau này, quen dần, chai đi, tao chẳng còn cảm
giác khi đếm tiền nữa. Năm ngoái tao bị mất hai lô hàng, thiệt hại vài trăm triệu,
chỉ thấy tiếng tiếc chút đỉnh. Hình như bây giờ tao mất cảm giác rồi Hạnh ạ. Mà
chẳng phải tao, nhiều đứa làm ăn xa đất nước đều có cảm giác ấy. Tiền giống như
viên gạch lát đường, khiến người ta cứ mê mải bước hết viên nọ đến viên kia.
Ngoảnh đầu lại thấy đồng hào lẻ, nhìn về phía trước thấy đồng bạc lớn. Lùi lại
thì tiếc, đi lên thì thấy mọi cái đều vô định, hút hắt. Nhiều lúc mệt mỏi quá,
lại nghĩ: Kiếm tiền làm chó gì. Tiền có giúp mình lấy lại được tuổi thơ ngày
xưa, có giúp mình tìm lại những khoảng thời gian đẹp đẽ thời sinh viên đâu. Lúc
nghèo thì mơ có tiền. Có tiền rồi muốn được gần bạn bè, gần bố mẹ cũng khó,
cũng phải tính toán đến nát óc mới có thể về được. Ngay đến quan hệ vợ chồng
cũng có những hố ngăn bằng tiền. Nhiều lúc nhớ nhà, nhớ bè bạn cũ, rủ nhau vào
nhà hàng ném vài trăm đô vào bàn tiệc chỉ để mua một trận cười để rồi vài ngày
sau đó vẫn ngậm ngùi, tiếc nuối những kỷ niệm trong quá khứ. Tao không thể tìm
lại mình ở cái chốn ấy mày ạ. Tất cả quay cuồng trong cơn kiếm tiền. Tao muốn dừng
lại cũng khó. Dừng lại là lạc lõng. Là chấp nhận văng ra khỏi guồng quay. Là
đói. Mà có phải ai cũng làm ăn được như bọn tao đâu. Ở bên ấy bây giờ ối đứa
còn đi làm thuê, làm bốc vác, rải hàng thuê cho các đại lý. Những đứa khá hơn
có một quầy bán quần áo trong chợ. Nghĩ mà kinh, chẳng khác cái thời bố mẹ tao
bán lòng lợn là mấy. Nhiều lúc tao cũng muốn về nước sống nhưng Nam sợ. Hắn bảo,
ở bên đó quen rồi, kiếm tiền cũng dễ. Về nước bây giờ thua chị, kém em. Mấy đứa
bạn thời đại học của Nam giờ đã thành ông nọ, bà kia. Ở bên đó đi buôn chẳng ai
biết, nhục nhã một chút, luồn cúi một chút cũng chẳng ai hay, chứ về nước mà đi
buôn thì xấu hổ với bạn bè. Tao không ngại điều ấy nhưng thấy Nam nói cũng có
lý. Cỡ như tao bây giờ về nước cơ quan nào nhận. Kiến thức quên mẹ nó hết rồi.
Có cơ quan nào nhận cũng chẳng "bơi" được, coi như học lại từ đầu. Đi
đây đi đó bao nhiêu năm, cứ tưởng mình vượt xa bạn bè cỡ nào, té ra vẫn ở vạch
xuất phát.
Đào nhỏm dậy, ra khỏi giường đi vào toilet, súc miệng sùng sục, nhổ toèn toẹt,
xối nước, ầm ào như muốn thoát khỏi giấc mơ phù phiếm của chính mình. Hạnh đã
ngồi dậy từ lúc nào. Cô ngụp lặn trong câu chuyện của Đào với cảm giác lạ lẫm,
mới mẻ. Lâu lắm rồi Hạnh mới thấy mình đi trong một thế giới khác, một thế giới
không tù túng, chật hẹp như căn phòng nơi cô làm việc ở bảo tàng; cũng không dịu
êm, lãng mạn như căn phòng có chiếc giường ngủ của gia đình cô. Đây là một thế
giới khác, thế giới của sự đan xen giữa thực và ảo, giữa sự phù phiếm của bề mặt
cuộc sống và những quẫy đạp mãnh liệt của một thực tại đa vẻ. Rất lãng mạn,
viên mãn. Nhưng cũng vô cùng dữ dội, chát chúa. Thế giới ấy đồng tiền lên ngôi
nhưng cũng thế giới ấy đang chứng kiến sự suy sụp về tinh thần của một bộ phận
người trước một thực tại dư thừa. Đào là một mảnh hiện thân của thế giới ấy.
- Tao thuê hai con Tây giúp việc nhà. Một đứa trông hai đứa trẻ. Đứa kia cơm nước,
chợ búa. Có bao giờ mày nghĩ người giúp việc của mày là Tây không? Lương trả
cho chúng nó mỗi tháng gần một ngàn đô. Hai đứa con tao bây giờ nó thạo tiếng
Slovakia hơn tiếng Việt. Tao không muốn như vậy nhưng chẳng có thời gian mà dạy
dỗ chúng. Đào mở valy, ném chiếc váy mềm sượt sang giường Hạnh: "Thay đồ
này mà ngủ cho dễ chịu. Tẩm bỏ mẹ lên được, mặc quần áo của mày mà ngủ thế chó
nào được". Hạnh thẹn thùng: "Lúc đi đón cậu, nếu biết ngủ lại đêm tại
khách sạn mình sẽ mang quần áo theo". "Vẽ. Thay đi". Hạnh trút bỏ
lớp quần áo dài, khoác chiếc váy màu hồng nhạt vào người. Chiếc váy hơi rộng,
làm người Hạnh như dài ra, thon cao.
- Ôi giời ơi, đẹp kinh khủng. Tao cho mày luôn cái váy này đấy. Lão Hải lấy được
mày chẳng khác gì mèo mù vớ cá rán. Chuyện con cái của bọn mày thế nào rồi? Tại
mày hay tại lão Hải? Vào mẹ nó "Từ Dũ" làm cái thụ thai trong ống
nghiệm. Thiếu tiền tao cho.
- Cũng chẳng biết là tại ai. Một lần mình và Hải đi khám bác sĩ. Bà bác sĩ là bạn
của chị dâu mình. Chẳng hiểu sao không ai nói cho mình biết kết quả. Sau đó
mình rủ Hải đi khám vài lần nhưng anh ấy không chịu. Hải bảo, sống thế này cũng
vui. Con cái là lộc trời cho. Trời cho được thì được. Trời bắt không đành
không. Những lúc ấy, thái độ của Hải lạ lắm, hình như Hải giấu mình điều gì thì
phải.
- Sao mày không làm cho ra nhẽ.
- Mình cũng định làm như cậu nói, nhưng mấy đứa cùng cơ quan khuyên: "Khi
người ta mời mày ăn món thịt lợn rừng thì mày cứ tin rằng mày đang ăn món thịt
lợn rừng. Đừng tìm hiểu làm gì. Nếu xuống bếp, xem đầu bếp nấu nướng, biết món
thịt lợn rừng mày đang ăn chỉ là món lợn xề được sơ chế, mày sẽ đau khổ".
Hải rất yêu trẻ con, mình biết điều đó khi nhiều lần bắt gặp Hải nhìn theo những
đứa trẻ trong khu tập thể. Nhưng rất ít khi Hải nói với mình về những đứa trẻ.
Hải sợ chạm phải nỗi đau nào đó đang hiện hữu giữa chúng mình. Mình linh cảm
chính mình là người không thể sinh đẻ. Chỉ có vậy Hải mới cương quyết không cho
mình đi khám bác sĩ.
- Hải khác với Nam của tao. Nam thích sự sòng phẳng và sòng phẳng ngay cả với vợ.
Chúng tao chia nhau các khoản chi trong tháng. Tiền nhà, tiền trả lương người
giúp việc là của Nam, còn tao chi ăn uống hàng tháng. Khách của ai, người ấy bỏ
tiền ra mà đãi. Hàng và tiền gửi về nước cũng được chia sòng phẳng như thế: Một
contecnơ bên ngoại, một contecnơ bên nội. Nam bảo: "Lỡ có chuyện gì. Sau
ly dị chẳng ai có thể trách ai được. Tao ghét kiểu sòng phẳng của Nam nhưng đã
trót buộc vào nhau thì cứ phải đâm lao cho đến khi nào lao gãy mới thôi. Mày
hơn tao mọi điểm: Xinh đẹp, tài năng, công việc... Ngay đến cái chuyện cỏn con
là "lấy chồng" mày cũng hơn tao.
- Cậu nói quá. Nói cho đúng, Hải là cái phao trong cuộc chạy trốn của mình. Chạy
trốn những lo lắng của mẹ. Chạy trốn tháng cái ngấm nguýt của chị dâu. Và chạy
trốn những tiếng thở dài của anh Thắng. Mẹ muốn anh Thắng xin việc cho mình
nhưng chị dâu khó chịu ra mặt. Căn hộ vẫn chỉ có hai phòng, giờ đã có thêm hai
cháu bé. Mình mà về đấy, chỗ nằm trên chuồng gà cũng chẳng còn. Thế là mình quyết
định chạy trốn vào Hải. Nhưng Hải không phải chỗ để mình dìm chết cuộc đời cho
hả giận. Hải đã giúp mình ngoi lên, vào bờ và sống đúng với những gì mình có.
- Nghề tòa án của Hải chắc kiếm được?
- Lương cơ bản vài trăm, tiền ăn trưa năm chục, thêm vài chục bồi dưỡng nếu có
phiên tòa...
- Mày học nói phét từ bao giờ thế? Ở bên ấy, đọc báo, thấy liên tục có những vụ
án lớn. Bị cáo toàn là vua ma tuý nọ, trùm ma tuý kia. Họ hàng nhà chúng nó
không biết cách chạy à. Cứ hạ cho chúng nó một nấc án, là mình sống cả đời đấy.
- Hải không thuộc loại người như vậy. Anh ấy có thể chết nếu biết mình đã tiêu
một đồng tiền của ai đó liên quan đến vụ án, bị cáo cũng vậy, bị hại cũng vậy...
- Hâm.
- Hạnh đỏ mặt, hai thái dương nóng bừng. Cô thấy mình bị tổn thương. Không phải
vì thái độ bỗ bã của Đào mà bởi sự trong sạch của Hải đã trở thành lạc lõng đến
khó tin trong mắt người khác. Nhiều người không tin. Họ không tin cũng chẳng
sao. Cuộc đời là một bàn cờ với những thế trận ma quỷ, làm sao có thể thanh
minh cho mình khi mà cái tốt và cái xấu cách nhau chỉ gang tấc, thậm chí ẩn
bóng trong nhau. Nhưng Đào là bạn của cô, Đào hiểu hơn ai hết những gì cô yêu
quý và căm ghét. Hai chiếc sống quạt bà cô quất vào mông Đào năm nào giờ vẫn
còn tấy đỏ trong ký ức của cô. Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng cứ nghĩ đến cảnh
Đào nhào vào đỡ đòn thay cô, cô lại thương Đào quay quắt. Thương rồi phục. Đào
bướng bỉnh, nghịch ngợm nhưng suy nghĩ già dặn, rành rẽ đâu ra đấy. Lẽ nào bây
giờ Đào không phân biệt được đâu là lời nói thật? Phải chăng giữa cô và Đào đã
có một hố ngăn cách bằng chữ Tiền viết hoa như Đào nói về quan hệ vợ chồng giữa
Đào và Nam.
Đào trườn khỏi giường, sang giường Hạnh. Cô áp bờ vai trần vào người Hạnh, khẽ
thọt: "Giận đấy à. Tính tao nghĩ gì nói nấy. Nhiều lúc chẳng đúng. Mày biết
rồi còn gì. Người như Hải hiếm thật. Người như mày cũng hiếm. Nếu mày không
chê, tao biếu vợ chồng mày năm ngàn đô làm vốn. Không kinh doanh thì gởi tiết
kiệm phòng khi cần đến".
Hạnh lắc đầu: "Đừng. Hải chẳng bao giờ đồng ý. Mình cũng vậy. Ngày trước,
mình và cậu tranh cãi với nhau mãi về lời khuyên của mẹ, rằng phải học lên cao,
càng cao thì tầm mắt càng mở rộng và con người ta sẽ biết làm thế nào để có hạnh
phúc. Cậu bảo, muốn giàu, muốn hạnh phúc phải có tiền, phải đi buôn. Lúc đó
mình không nghĩ được rõ ràng như cậu, mọi ý nghĩ trong mình mơ hồ lắm. Bây giờ
thì mình hiểu. Hạnh phúc đối với mình cũng giản dị như chính mình vậy. Mình được
sống đúng với mình. Hải cũng vậy. Cuộc sống không đơn giản. Bài toán cơm áo gạo
tiền luôn gây áp lực với tất cả mọi người nhưng không phải ai cũng dễ dàng bị
nó khuất phục".
Đào đứng dậy đi về phía cửa sổ. Vòm trời sáng dần, nhìn rõ những đám mây trắng
nhòa nhòa sau cửa kính. Phía dưới đường, vài chiếc xe thồ kĩu kịt chở rau từ
ngoại ô ngược vào thành phố. "Đói kinh khủng. Hệt như những cơn đói rách
ruột thời sinh viên" - Đào vươn vai, ngáp trèo trẹo: "Lâu lắm rồi mới
có một đêm thức trắng. Xuống đường dạo lấy tí không khí, đi ăn, uống cà phê, rồi
tao phôn cho mấy đứa bạn làm ăn đến bàn chút công chuyện". "Ừ".
"Trưa chờ tao ở cơ quan. Xong việc với mấy đứa bạn, tao đón taxi đến chỗ
mày. Chúng mình đi ăn cơm". "Sao khẩu khí như bánh mì gặp nước thế.
Ăn cơm xong, tao với mày đi vào hiệu sắm ít quần áo. Mày thích cái gì tao tân
trang đến tận răng". "Đừng. Mình chỉ cần tình bạn của cậu. Cần những
kỷ niệm trong quá khứ. Cần cậu nhớ đến những điều đó khi xa quê".
"Chuyện tiền chưa nói, chuyến này đừng có chối. Mày cho tao được làm một
cái gì đó cho mày, Hạnh nhé". Giọng Đào nhỏ hẳn, ướt nhoẻn: "Khi đặt
chân lên máy bay về nước tao tự hào lắm. Cứ nghĩ, tiền bạc sẽ làm tao cao hơn
người khác, oai vệ hơn, phi thường hơn. Nhưng bây giờ mới biết không phải như vậy.
Trong hai đứa mình, mày thực sự tìm thấy hạnh phúc, tìm thấy giấc mơ ngày bé của
mình. Tao đã tưởng tìm thấy, đã tưởng nắm giữ được nó, làm chủ được nó hóa ra
nó vẫn ở tận đẩu đâu".
Reng. Reng...
- Alô. Anh Hải hả. Bọn em xuống ngay đây. - Đào đưa tay quệt nước mắt. Đó là kiểu
quệt tay của cái Đào con nhà bán lòng lợn ở thị trấn trung du ngày xưa chứ
không phải kiểu làm duyên của một người đàn bà giàu có. "Hải đang đợi ở lễ
tân. Mặc quần áo nhanh lên. Sáng nay Hải khao. Hải nói thế - Đào liến láu, dốc
ngược chiếc túi da đựng đồ trang điểm ra giường. Rồi ôm cả sấp váy trong valy
ra chọn, ướm, mặc vào cởi ra. Hạnh vừa thay quần áo vừa lo lắng, "Không biết
hôm nay Đào mặc đồ hở như thế nào?"...
Vừa bước ra khỏi thang máy, Hạnh khựng lại khi thấy Hải đứng sát lối vào thang
máy. Bộ đồ màu sáng- làm Hải nổi bật trong buổi sáng nơi khách sạn vừa được
đánh thức. Nhưng da mặt sạm lại, mắt đo đỏ. "Anh không ngủ được phải
không?". "Nhìn em kìa. Chắc cả hai thức trắng đêm...". "Bọn
em vui chuyện. Còn anh" - Đào ngúng nguẩy, bật "quả bóng" sang Hải.
- "Thì nhớ các cô chứ sao" - Hải cười, nụ cười gằn gặn, độ lượng:
"Hôm nay anh quyết định nghỉ việc đưa các cô đi Suối Tiên chơi. Đào chưa
biết Suối Tiên phải không?". "Thật đấy nhé" - Đào cười tưng bừng.
Hạnh quay sang Đào: "Sao bảo hẹn mấy người bạn làm ăn". "Kệ họ.
Không gặp hôm nay thì gặp ngày mai...". - Hạnh cầm tay Hải, dò xét:
"Anh không bận sao?". "Anh muốn em vui. Đào là bạn em, cũng là bạn
anh. Anh cần phải làm quen và thừa nhận một tình bạn giữa em và Đào".
Hạnh khoác tay Hải, nắm tay Đào bước ra cửa. Trời lạnh lạnh, mờ mờ hơi nước. Đường
phố tấp nập, người vào thành phố, kẻ ngược ra ngoại ô. Những cặp môi đỏ. Những
đôi mắt có quầng thâm. Những nụ cười tươi. Những gương mặt căng thẳng như đang
thực thi một cuộc chạy trốn... lướt qua, lướt lại bên ngoài cửa kính xe. Hải ngồi
phía sau Hạnh và Đào. Câu chuyện của anh bắt đầu từ cái hầm chuối bị Hạnh và
Đào khui nắp gần hai chục năm về trước. Hạnh nghiêng đầu vào vai Đào. Chiếc áo
Đào mặc hôm nay thật đẹp. Cổ cao, tay lỡ. Màu áo vàng dịu. Những chiếc vòng
vàng cũng được cất đi. Đào giản dị như một chùm nắng, có chói gắt nhưng dễ
nhìn. Dường như có một sự thay đổi đang diễn ra ở Đào. Có vẻ Đào đang cố lội
ngược dòng để tìm lại mình trong quá khứ. Chu Thu Hằng Theo https://vietmessenger.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét