Đà Nẵng quê em
1. Ðà Nẵng quê em, anh ở xa, sâu trong rừng An Lão, bên kia trùng trùng điệp điệp
rừng dừa. Anh ở trên ngọn đồi, nhìn về phương Bắc. Anh nằm trên võng trận nhìn
về phía đèo. Anh ngồi trong hầm nhìn lên bầu trời đầy sao. Phương Bắc là Ðà Nẵng.
Bên kia đèo là Ðà Nẵng. Và vì sao trên cao cũng là từ một đôi mắt của Ðà Nẵng.
Ðà Nẵng bỗng dưng trở thành một nơi thân thiết, không hẹn mà về. Như không hẹn
mà anh được gặp em.
Cảm tạ em để anh còn biết yêu về một thành phố lạ. Con đường bờ sông Hàn, nhà
ga và đàn sáo đen gọi bầy vào hoàng hôn, con đường áo trắng qua trường Phan
Châu Trinh và quán cà phê nào buổi sáng mờ sương nghe tiếng lửa reo vui lách
tách. Ðà Nẵng anh xa lạ buổi ban đầu, nhưng thân thuộc từng vỉa hè góc phố về
sau. Ðể nhớ một ngày mưa, anh bên nầy đường nhìn áo em ướt nhòa tội nghiệp. Ðể
nhớ những lần hò hẹn, em sợ cuống cuồng như kẻ phạm tội, cứ cuối đầu, cứ vân vê
chéo áo. Nói làm sao về những cơn nắng hè chói chang trên lối về Ðộng Ngũ Hành,
và đôi má em au hồng và giọt mồ hôi rịn trên vầng trán. Nói làm sao để chiều mẹ
để cơm, em dấu mẹ dấu ba con không đói. Ðó là Ðà Nẵng lúc chiến tranh còn ở tận
xó rừng xó núi, khi những chiếc xe Tiến Lực Phi Long còn chạy băng băng qua Phù
Cũ, qua Sa Huỳnh, Ðức Phổ, Ðức Dục, Tam Kỳ, Hội An, không phảimôm tim ôm ngực.
Ðó là Ðà Nẵng một buổi sáng trở lại và một buổi chiều ra đi.
Nhưng cuối cùng, chiến tranh lại không ở xó rừng xó núi nữa. Ðèo Phù Cũ trở
thành một bãi chiến.
Những cầu bị giựt. Những khúc đường bị đào. Mìn chông được nguỵ trang. Những
chuyến xe đò bị chận.
Nhưng em yêu dấu, anh phải về cùng Ðà Nẵng bằng bất cứ giá nào. Lần nầy anh liều
lĩnh qua đèo cùng hai trái lựu đạn. Và khi thấy anh em lại khóc. Chiến tranh đã
làm ngày quá dài. Quá dài và quá mong manh, để chúng ta phải bấu víu vào nhau
cuồng bạo.. Ðôi vai em run rẩy: Em sợ anh ơi. Nhưng anh vẫn giả vờ như một kẻ bất
cần. Dù cũng muốn kể về một nơi mà chỉ bọn đàn ông con trai đang tham dự. Dù
cũng muốn nhắc về thằng bạn mới hôm nào còn ngồi trong quán cà phê nhìn cô hàng
có bờ ngực thập thò sau làn vải lụa, hôm qua đã tử trận ở đồi Mười. Dù càng lúc
ma quỷ cành nhiều, âm binh càng lộng, những thằng lính bộ binh càng phờ râu mờ
mắt, mỏi mê hai chân, nặng thêm cấp số đạn.
Hơn thế nữa, đặc biệt lần nầy, anh muốn nói cùng em về những tín hiệu đen tối.
Anh đưa em về Nam Ổ. Anh đưa em ra nhìn Hải Vân, trong sương mù và biển xanh
mênh mông dưới thấp. Tiếng đạn trong sương mùvà biển xanh mênh mông dưới thấp.
Tiếng đạn trọng pháo vanã tiếp tục câu đi dưới bầu trời nắng lửa. Chiếc cầu Nam
Ổ quằn quại dưới bánh xích chiến xa. Những chiếc quân đội tiếp tục chuyển quân
về hướng Bắc. Không gian mịt mùng khói và bụi. Mặt trận vẫn miệt mài. Không dám
nhớ nhưng vẫn nhớ. Không dám nghĩ nhưng vẫn nghĩ. Nghĩ gì, nhớ gì. Trực thăng
không còn ưu tiên, phản lực mỏi mòn chờ đợi, pháo binh bắn yểm trợ cầm chừng...
Thế giới đã quay lưng. Mù mưa và mặt trận. Vòng kiểm soát thu hẹp. Làng xóm
cũng thu hẹp. Thành phố vẫn ăn chơi. Ðài Hà Nội vẫn gào vẫn thét. Quân đội ta
trung với đảng hiếu với dân... Hay là thời điểm cuối cùng của một trận chiến.
Hay là người khôn còn sống. người dại ra đi. Hay là bắt đầu cho một cơn đại hồng
thuỷ để Thượng Ðế động lòng bảo ông Noah đóng tàu cứu độ.. Bởi vậy, anh phải về
chờ chiếc tàu của ông Noah. Rồi anh sẽ dẫn em đi, bến bờ sẽ bỏ lại, sống thêm
trăm năm như người tiền sử.
Anh đã cố dấu lòng, nhưng em đã hiểu thấu. Em van:
-Hay anh đừng về đơn vị nữa. Ba em cho biết là tình hình đã nguy ngập lắm rồi
Anh hôn lên đôi mắt. Ðôi mắt đã từng chan hòa những giọt lệ của một người con
gái có người yêu đi trận.. Ðôi mắt nhiều buồn hơn vui. Ðôi mắt sớm biết nỗi nhớ
nhung ly cách. Anh không biết trả lời làm sao. Nguy ngập. Không trước thì sau,
cuối cùng cũng sẽ đến hồi kết cuộc..
Trịnh Nguyễn phân tranh cuối cùng cũng chấm dứt. Huống hồ gì những phi vụ đã trở
thành khan hiếm, những quả đạn trọng pháo đã bắn cầm hơi. Huống gì khi đằng sau
Bắc quân, hùng hậu thành luỹ Ðông âu, Nga Sô, Trung Cộng, Bắc Hàn hà hơi tiếp sức.
Huống gì miền Nam mẹ ngồi ru con tiếng khóc lênh đênh, đại bác đêm đêm vọng về
thành phố, kẻ thù ta đâu có phải là người giết người đi thì ta ở với ai. Huống
gì sông núi đắng cay, cay đắng...
-Anh nói đi.
Em lại tiếp tục thúc giục. Nước mắt đàn bà làm anh xao xuyến. Lại cảm ơn em
thêm một lần nữa. Thuỳ ơi, nếu một đời Trương Chi Mỵ Nương cùng mang xuống tuyền
đài một mối tình bất diệt, thì với em, anh sẽ kính cẩn mang cả con tim em để
vào một chỗ cao nhất, quý nhất. Anh nhớ cả trăm trang nhật ký em đã dành riêng
cho anh từ lúc bắt đầu tình yêu dậy thì. Anh nhớ đến những dòng mực tím còn nhòa
nhạt nước mắt của em. Anh nhớ đêm em không ngủ, ngày không ai đưa em dìu dẫn hò
hẹn. Chúng ta đã bị trả một giá quá đắt. Tuổi trẻ tươi đẹp của chúng ta đã bị
tước đoạt bởi những mỹ từ. Thuỳ ơi, anh về để tạ tình em đây..
Anh lại bắt gặp một đoàn xe nữa lên đèo Hải Vân. Mặt trận vẫn chưa yên tĩnh. Trọng
pháo vẫn bắn cầm hơi. Ðây là Nam Ổ. Bên là núi, bên là đèo, trên là sương mù,
dưới thấp là biển xanh bạtï trùng. Khung cảnh vẫn như lần đầu tiên, anh mang em
lên đồi. Ngày ấy vào mùa thu, lá vàng rụng ngập đồi, và em hát cho anh nghe bài
hát của Ðoàn Chuẩn và Từ Linh: Thu đi cho lá vàng bay. Lá rơi cho đám cưới về...
Ngày năm cũ và ngày hôm nay cũng vẫn là những giọt nước mắt.
Ờ thì thôi, đành vậy. Anh đang về. Mái tóc em đen xõa bờ vai. Thân thể em nhỏ
bé. Ngón tay búp măng. Môi em ướt. Anh đang về. Cái sống cái chet xưa quá đỗi
thường tình sao bây giờ cứ làm phân vân. Ngày xưa anh bất cần, sao bây giờ anh
nâng niu hơi thở. Nhưng có tiếng nói khác dấy lên. Tân, mày hèn nhát, khốn nạn.
Mày phản bội anh em. Mày để đám con không địa bàn, không bản đồ phương giác.
Không có mày ai nhìn cây kim la bàn..
Một đoàn xe đã dừng lại dưới đèo. Những người lính nhảy xuống xe. Vẫn là ba lô
súng đạn. Vẫn là cấp số hành quân. Họ vẫn bình thản. Ði. Ði đâu cũng được. Áo vẫn
màu xanh giặt vội. Giày vẫn dính bùn khô. Vẫn di chuyển. Vẫn đóng quân. Vẫn
truy kích. Vẫn bị pháo dập. Và chết. Và sống.Họ, người lính già sắp có cháu như
ông trung sĩ nhất Kho hay người lính hiền khô, ăn chay trường, Nguyễn Văn Be.
Sao mà anh bỏ họ cho được. Nhưng một tiếng gọi khác lại thúc bách. Ðừng anh
hùng rơm, Tân. Năm năm làm anh hùng nhiều rồi. Anh dũng bội tinh vàng bạc đồng,
chiến thương bội tinh nhiều rồi. Hãy tự lo lấy thân chờ tàu Noah qua bờ hồng thủy.
Chiến tranh nầy không phải do mày, không thuộc về mày. Cho dù người ta có kết
án mày hèn nhát, không làm tròn bổn phận một người trai trong thời loạn.
Và anh đã yếu mềm. Anh đồng ý ở lại Ðà Nẵng.
Ðêm đó, anh không sao chợp mắt được. Tiếng còi báo động từ sân bay cứ thất
thanh xé thủng màn đêm. Những chiếc máy bay cứ tiếp tục rời khỏi phi đạo, có lẽ
chuyển quân ra phía Bắc. Và ở trên bầu trời đêm, một chiếc C47 cứ tiếp tục bay
vòng. Anh trằn trọc trong khi em thì rúc trong ngực anh, thỉnh thoảng ôm chặt
anh như bấu víu cái gì sắp vụt mất.
Cám ơn em, người vợ hiền, cho một tên miền Nam yêu Ðà Nẵng. Em mang về anh một
nỗi bình an, một nơi mà anh gọi là mái nhà. Nhưng em không hiểu có những điều
mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Như lúc này. Anh cứ nghĩ đến một trung
đội thiếu vắng con chim đầu đàn. Anh cứ nghĩ đến những người từng một thời sống
chết. Thằng Nay Lat cõng anh chạy dưới lằn đạn. Thằng Luôn, ô đô ăn cơm tắng với
miếng đường thẻ và đứa con trai kháu khỉnh của hắn khi vợ hắn bồng con lên đồn
thăm chồng. Hay là cái nghiệp phải trả.
Cái nghiệp phải trả. Thùy yêu dấu, anh phải trả cho xong cái nghiệp. Anh viết vội
vài giòng, rồi mặc quần áo, mang giày, nhẹ nhàng rời khỏi phòng. Trời đã sắp
sáng. Anh tìm một quán cà phê. Ðèn đường làm long lanh màu cà phê đặc quánh.
Ðêm còn dư hương qua những sợi tóc biếng chải và chiếc áo màu hồng còn nhăn nếp
của cô hàng..
Ðêm còn đọng cái lạnh giao mùa và hơi ấm của tách sành như hơi ấm của người Ðà
Nẵng. Ðây là chợ Cồn. Dây là đường rầy xe lửa. Ngã tư có quán sách, tiệm thuốc
tây, những tiệm chạp phô. Nơi mà ngày đầu tiên quen em, anh vẫn ngồi trong quán
nhìn về ngôi nhà lầu bên kia con đường xe lửa. Nơi em đi học, nón che nghiêng
nên chẳng thấy anh buồn. Nơi em trở về bên cha bên mẹ bên đàn em nên chẳng hề
thấy anh đốt hoài điếu thuốc. Rồi chúng ta yêu nhau. Rồi chúng ta hò hẹn. Rồi
anh được mấy ngày phéo mang giày trận về là đám cưới. Không cha mẹ, không họ
hàng. Chỉ có dăm thằng bạn giang hồ tứ chiếng. Nhưng mà vui. Ba em chịu chơi. Bởi
ông cũng là lính. Oång hiểu cái thua thiệt của một người lính. Ông chấp nhận
đám cưới nhà binh để anh có thêm bạn bè đỡ tủi. Còn em, cũng vậy. Như bài thơ
Màu Tím Hoa Sim, em cũng không hề đòi may áo cưới. Xe jeep, xe dodge, chở đầy bạn
bè đồng đội, bóp còi inh ỏi khắp các đường phố... Em cười xinh bên anh. Rồi đêm
tân hôn chúng ta về phòng ngủ, sau khi anh bị lũ bạn chuốc rượu say mèm... Mái
nhà của chúng ta là đấy. Ðộng phòng hoa chúc dạ là đấy.
... Xe sắp khởi hành. Và những lúc đó thì em hiện ra. Em chạy ùa đến, ôm anh:
Sao anh đi không nói với em một tiếng. Anh ác lắm. Rồi em khóc ngất.
Phải anh ác lắm. Em làm sao hiểu được những điều thầm kín trong con tim anh bây
giờ. Ðôi khi anh cũng không cắt nghĩa nổi.
2. Ngày đầu tiên, em ra ngoài Bắc, anh thấy em gầy guộc, mắt trũng và những đường
nhăn trên trán. Chiếc áo bà ba ngày nào bó thân em, nay như rộng thùng thình.
Ðôi dép ngày nào thấy bàn chân yếu mềm nay thấy những gout chân dày dạn, khô nẽ.
Em nói về quyết định của gia đình về một chuyến đi xa. Anh vui mừng khôn tả,
khuyến khích:
Em phải đi, để cứu em, và cứu cả anh.
Nhưng còn anh, không ai săn sóc anh?
Anh là tù nhân rồi, cần gì săn sóc. Có cảnh vệ quản giáo và cả trung đoàn bảo vệ
cho anh rồi.
Nhưng em không thể xa anh. Dù sao ở đây em vẫn còn có cơ hội. Ở xứ người thì
không bao giờ...
Em nghe anh nói. Thứ nhất phải nghĩ đến em. Anh không muốn em vì anh mà phải khổ.
Qua bên đó em còn có thể làm nhiều việc. Anh nghe người ở Mỹ có thể bảo lãnh
thân nhân... Em phải can đảm. Biết đâu một ngày anh và em còn gặp lại...
Anh biết anh giả vờ. Ðường về quê xa lắc lê thê trót nghe theo lời u mê. Xa lắc
để chẳng còn ai nghĩ đến một ngày. Bởi bọn anh đã bị lừa đảo quá nhiều. Bởi
tương lai chỉ là hình phạt trả thù của phường chó sói. Không ai hiểu mình còn tồn
tại được bao lâu nữa.
Không ngờ ngày hôm ấy, cái ngày Yên Bái đổ xuống những trận mưa mù mịt trên những
ngọn đồi nâu xạm, sườn đồi in mờ nhạt giữa một nền trời trắng xám, và đôi mắt của
người đàn bà cũng đọng cả trời mưa, là cái ngày gặp gỡ cuối cùng...
Và em đã nghe lời anh. Em nghe lời anh nên em biệt tăm, biệt tích, để không còn
nhang đen hương lửa, để tội tình làm con ma giữa biển mịt mùng. Chị Hà ơi, chị
cố nhớ dùm em, nơi nào, chốn nào, đêm ấy có nhiều sao không, trăng có tròn
không, ngày êm hay ngày động. Thùy có nói gì không. Sao chị lại lắc đầu, không,
anh Minh ơi, tôi cũng là một cái xác thoi thót...
... Khi nghe vừa ra hải phận quốc tế thì bốn chiếc tàu đánh cá Thái Lan xáp lại.
Bọn cướp dùng búa, dao, cầm cả lựu đạn nhảy qua ghe ầm ầm. Chúng la gào tru
tréo như ma quỷ. Chúng phang búa vào đầu những người thanh niên và làm tội tình
những người phụ nữ. Sau đó chúng phá máy. Từ đó chiếc ghe cứ trôi lênh đênh
trên biển. Bắt đầu ngày thứ 20, mỗi ngày, chỉ một chiếc nắp coca nước cho toàn
ghe và mỗi người chỉ có quyền nhấp một giọt. Chỉ một giọt. Người ta uống cả nước
tiểu. Có ngày biển động, ghe bị hất tung lên cao rồi rơi xuống thấp như thể rơi
xuống vực... Mỗi ngày mỗi xác chết bị quăng xuống biển.
Chúng tôi không ai biết giờ phút nào đến phiên mình. Tôi không thể đứng dậy, vì
quá đói, quá lạnh. Tội nghiệp mấy đứa bé. Chúng quá vô tội, tại sao lại bắt
chúng vào con đường chết... Bao nhiêu con tàu đi qua, có tàu pha đèn pha sáng rực,
nhưng sau đó lại bỏ đi. Có tàu Ðài Loan dừng lại cho ít thực phẩm,
nước ngọt, rồi lại lên đường. Ngày thứ 45 tổng số người chết lên quá con số 30
trong tổng số 60 người. Cũng vào ngày ấy, thằng con trai thứ hai cùa tôi chết.
Người chủ tàu nói chị hãy đưa em cho tôi may ra còn làm hô hấp nhân tạo cho em.
Dù tôi không tin, bởi vì tôi sợ xác con tôi sẽ bị xẻ thịt. Tôi sợ họ... Nhưng
tôi phải trao. Không còn hy vọng gì để cứu thằng bé, ngày thứ ba mươi bảy, tôi
đã mất đứa đầu. Bây giờ lại đến thằng thứ hai. Người chủ tàu không làm hô hấp
như ông đã nói. Oâng dùng xác con tôi để kêu gọi tình thương của những chiếc
tàu. Oâng đứng trên mui, xác con tôi nằm trên hai cánh tay run rẩy của ông. Một
chiếc tàu buôn động lòng trace ẩn. Họ cho dầu, thực phẩm, và chỉ đường dẫn đến
giàn khoan. Nhưng phải mất đến 4 ngày máy mới nổ trở lại. Nước biển đã biến
thành muối dày đặc trong xi lanh...
- Còn Thùy thì sao?
-Tôi không thể nhớ chị ấy chết ngày nào nữa. Tôi chỉ nhớ hồi bọn hải tặc nhảy
lên ghe chị quỳ chị lạy tên hải tặc. Sau đó chúng tôi không còn đủ sức nghĩ đến
người khác. Anh hẳn biết, không thể tưởng tượng là chiếc ghe đã tồn tại sau 55
ngày vô định trên biển cả.
Bài tho Manh Áo Cũ của nhà thơ Thường Quán đã làm anh nhớ
thương em quay quắt. Chiếc áo của em bây giờ ở đâu. Chiếc áo màu tím hoa cà
trong những ngày con gái dậy thì, hay chiếc áo dài màu hoa thiên lý cho ngày
đám cưới, hay chiếc áo bà ba cũ năm nào em ra Bắc thăm anh? Tại sao là manh áo,
tại sao là đường xé toạt hung bạo cùng tiếng rú thất thanh. Aùo đã ôm lấy người.
Manh áo cuối cùng có đủ che da thịt vợ anh lõa lồ, có giữ lấy sự hy sinh chịu đựng
vô bờ của một người vợ người mẹ Việt Nam. Hay thịt đã làm mồi cho bọn quỷ, máu
đã hồng hộc nốc, hay mảnh hình hài đã bị lũ cá thi nhau rỉa đến tận cùng? Nhà
thơ Thường Quán, tôi xin phép anh được chép ra đây Manh Áo Cũ như một nén hương
về người thiếu phụ Ðà Nẵng.
Con thuyền nằm vùi trong cát.
Biển im. Sóng lật ngửa... Ðỏ làm sao.
Người trở về thuyền tìm manh áo cũ
Bỗng thấy giữa lòng ghe cả biển
Máu trào
Những tay quơ tìm mắt trợn tròng rách bật
Gió kinh thiên há hốc rách bung
Em mười mấy lưỡi liềm xẻ mặt
Chị hai mươi đổ gục đời sông
Ai như mẹ mà sao nhàu nát sóng
Ai như cha mà đổ ruột phơi lòng
Ai đưa tim em lên miệng cười sằng sặc
Ai móc gan anh máu núi khơi dòng
Ai chạy lùi về kêu thôn xóm
Khi thôn xóm chìm vào biển mất tăm
Ai vẫn đứng ở đầu mút sóng
Xõa tóc cười mà hát ca dao
Ðôi mắt khóc nghìn đêm thăm thẳm
Hay là nàng sao tóc rưới máu đào?
Người nhảy bổ vào giữa thuyền
Chỉ còn manh áo nát
Bèn lấy gói đầu mình
Chạy về hướng biển Ðông...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét