Cảm nhận về quê hương
"Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành Người"
Quê hương luôn là nỗi niềm day dứt luôn thường
trú trong ký ức mỗi người xa quê. Cũng như Chế Lan Viên đã từng viết:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi đất bổng hoá tâm hồn”
Trong bài thơ "QUÊ HƯƠNG" của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói về quê hương:
"Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...
...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người".
Cũng với bài thơ" QUÊ HƯƠNG" thi Giang Nam lại mở đầu bằng những kí ức tuổi thơ của một thời, cắp sách tới trường.
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách mở..."
Nhà thơ Tế Hanh lại có những tâm sự về con sông quê hương trong bài "NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG" như sau:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ thang
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi..."
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở.
Khi ta đi đất bổng hoá tâm hồn”
Trong bài thơ "QUÊ HƯƠNG" của nhà thơ Đỗ Trung Quân đã nói về quê hương:
"Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?
Ai đi xa cũng nhớ nhiều...
...Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người".
Cũng với bài thơ" QUÊ HƯƠNG" thi Giang Nam lại mở đầu bằng những kí ức tuổi thơ của một thời, cắp sách tới trường.
"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường.
Yêu quê hương qua từng trang sách mở..."
Nhà thơ Tế Hanh lại có những tâm sự về con sông quê hương trong bài "NHỚ CON SÔNG QUÊ HƯƠNG" như sau:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ thang
Giữ bao nhiêu kỉ niệm của dòng trôi..."
Quê hương là vậy, mọi thứ tưởng như đời thường
trong cuộc sống thường nhật của mỗi người đã tự nó lưu lại trong ký ức và thỉnh
thoảng bổng dâng trào lên trong tâm trí, trong khóe mắt của người xa quê. Cũng
trong nỗi niềm da diết đó, cũng trong cái vời vợi xa xăm của hương đồng cỏ nội
quê hương, cũng như các nhà thơ: Đỗ trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh..., thì Ngô
Hữu Đoàn đã bộc bạch nỗi nhớ quê hương của mình bằng những ngôn từ hết sức mộc
mạc chân tình nhưng cũng không kém phần thiêng liêng và sâu thẳm !
Chúng ta ai cũng có quê hương nói chung. Riêng ở
quê nội Tùng Ảnh quê tôi lại lại rất đặc biệt, không biết tự bao giờ quê tôi
lại được ở bên cạnh dòng sông La, hiền hòa sâu lắng, đã làm xao động lòng
người, nhất là những người con của Tùng Ảnh khi ở xa quê.
Tôi rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến hai chữ “Quê hương” của mình, nơi có dòng sông La (thuộc địa phận xã Tùng Ảnh, Đức Thọ) vùng "địa linh" với biết bao "nhân kiệt" như Phan Đình Phùng, Trần Phú...( mảnh đát đã sinh ra Cố tổng bí thư đầu tiên "TRẦN PHÚ", nhà chí sĩ yêu nước "PHAN ĐÌNH PHÙNG", "NGUYỄN ĐÔ LƯƠNG" và bao anh hùng của quê hương Tùng Ảnh quê tôi...) nơi có bến "TAM SOA", là điểm hội tụ của 2 nhánh sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, đổ vào sông La. Con "SÔNG LA" cũng hiền hòa như con người ở nơi đây, là cảm hứng cho các nhạc sĩ đã sáng tác nên những ca khúc, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời làm rung động lòng người. Bài hát "Ai về Hà Tĩnh" đã có những làn điệu mang âm hưởng dân ca sau:
"Có ai về quê tôi Hà Tĩnh, ơ ơ mà nghe/ Bến Tam Soa đưa ví ân tinh.../Trên dòng La Giang chiếc thuyền ai xuôi chèo, trên bến Tam Soa mái chèo đưa tiếng hò ngân vang/ Thẳng cánh chim trời bay mỏi/Quê ta đã lớn lên rồi.../Hồng Lam dải đát anh hùng ta ơi...".
Tôi rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến hai chữ “Quê hương” của mình, nơi có dòng sông La (thuộc địa phận xã Tùng Ảnh, Đức Thọ) vùng "địa linh" với biết bao "nhân kiệt" như Phan Đình Phùng, Trần Phú...( mảnh đát đã sinh ra Cố tổng bí thư đầu tiên "TRẦN PHÚ", nhà chí sĩ yêu nước "PHAN ĐÌNH PHÙNG", "NGUYỄN ĐÔ LƯƠNG" và bao anh hùng của quê hương Tùng Ảnh quê tôi...) nơi có bến "TAM SOA", là điểm hội tụ của 2 nhánh sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, đổ vào sông La. Con "SÔNG LA" cũng hiền hòa như con người ở nơi đây, là cảm hứng cho các nhạc sĩ đã sáng tác nên những ca khúc, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời làm rung động lòng người. Bài hát "Ai về Hà Tĩnh" đã có những làn điệu mang âm hưởng dân ca sau:
"Có ai về quê tôi Hà Tĩnh, ơ ơ mà nghe/ Bến Tam Soa đưa ví ân tinh.../Trên dòng La Giang chiếc thuyền ai xuôi chèo, trên bến Tam Soa mái chèo đưa tiếng hò ngân vang/ Thẳng cánh chim trời bay mỏi/Quê ta đã lớn lên rồi.../Hồng Lam dải đát anh hùng ta ơi...".
Trong bài thơ "Gửi sông La" nữ nhà thơ
(Hoàng Thị Minh Khanh) là cô gái sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chỉ được nghe
những tâm sự (của cố nữ nhà thơ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý, vợ nhà thơ Bùi Minh
Quốc) về dòng sông La, về cảnh đẹp và con người ở bên dòng La. Hoàng Thị Minh
Khanh đã viết lên những câu thơ, nghe sao bồi hồi, da diết làm rung động lòng
người đến vậy:
"Ơi dòng sông La
Ơi niềm thương nỗi nhớ
Em biết từ lâu quê anh nơi đó
Em ước mơ hoài mà chưa được đi qua
Ơi dòng sông La
Sông biếc ban mai
Sông vàng trưa nắng
Thuyền ai lên buồm căng gió lộng
Tre nghiêng bờ nghe câu dặm về xuôi
...Có phải nơi đây Phan Đình Phùng tế cờ dưới đuốc
Có phải nơi đây Trần Phú xuất dương
Có phải sông đã từng tắm mát Nguyễn Đô Lương
Các anh nữa những người trai kháng chiến
Trống xô viết còn in trên sóng chiều lưu luyến
Sông dịu hiền đã tắm mát quê anh...
Cho nước sông La mát những dòng kênh
Bãi mía Tùng Chây mượt mà xanh tốt
Cô gái Châu Phong rủ lụa vàng bến nước
Câu hát đò đưa xao động đêm trăng...
...Ơi sông La em chưa về thăm được
Chỉ nghe tin mà lòng cũng bồi hồi..."
Bài thơ đã được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc, ai đã từng nghe ca sĩ Thanh Xuân hát ca khúc này dù chưa bao giờ biết đến dòng sông La, đều cũng muốn một lần được tới thăm, để chiêm ngưỡng cái đẹp và thơ mộng con người sông La, của quê hương Tùng Ảnh thân thương của tôi.
Quê hương với những niềm thương nhớ về mái trường thân yêu mà tuổi thơ ai cũng đã gắn bó một thời... Nhà ông bà nội tôi ở cạnh dòng sông La. Thuở còn thơ những buổi trưa hè mấy anh chị em thường ra nô đùa và vẫy vũng tắm mát trên dòng sông La.
Đứng trên núi Thiên Nhẫn nhìn xuống, (từ ngã ba bến Tam Soa, hai nhánh con sông Ngàn Sâu (Hương Khê) và Ngàn Phố (Hương Sơn) nơi gặp nhau hội tụ đó gọi là Bến Tam Soa), Từ trên cao nhìn xuống dòng La, những lúc bình lên và hoàng hoàng hôn buông xuống ta trông dòng sông La như một bức tranh mặc thủy thật lãng mạn đầy quyễn rũ lòng người...
Khi đọc bài thơ "Nhớ quê hương" của Ngô Hữu Đoàn, bài thơ thật hay và mộc mạc châm tình, sâu lắng lòng người, đã làm cho mỗi người con xa quê, đều thấy ta thấy nhớ đến quê hương mình da diết.... Tôi viết lên những cảm nhân này về quê hương, và bài thơ: “NHỚ QUÊ HƯƠNG” của Ngô Hữu Đoàn, để các bạn đọc và sẽ cảm nhận được cái hay của bài thơ và những bức ảnh đẹp về quê hương Tùng Ảnh và dòng sông La nơi quê nội của tôi...
"Ơi dòng sông La
Ơi niềm thương nỗi nhớ
Em biết từ lâu quê anh nơi đó
Em ước mơ hoài mà chưa được đi qua
Ơi dòng sông La
Sông biếc ban mai
Sông vàng trưa nắng
Thuyền ai lên buồm căng gió lộng
Tre nghiêng bờ nghe câu dặm về xuôi
...Có phải nơi đây Phan Đình Phùng tế cờ dưới đuốc
Có phải nơi đây Trần Phú xuất dương
Có phải sông đã từng tắm mát Nguyễn Đô Lương
Các anh nữa những người trai kháng chiến
Trống xô viết còn in trên sóng chiều lưu luyến
Sông dịu hiền đã tắm mát quê anh...
Cho nước sông La mát những dòng kênh
Bãi mía Tùng Chây mượt mà xanh tốt
Cô gái Châu Phong rủ lụa vàng bến nước
Câu hát đò đưa xao động đêm trăng...
...Ơi sông La em chưa về thăm được
Chỉ nghe tin mà lòng cũng bồi hồi..."
Bài thơ đã được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc, ai đã từng nghe ca sĩ Thanh Xuân hát ca khúc này dù chưa bao giờ biết đến dòng sông La, đều cũng muốn một lần được tới thăm, để chiêm ngưỡng cái đẹp và thơ mộng con người sông La, của quê hương Tùng Ảnh thân thương của tôi.
Quê hương với những niềm thương nhớ về mái trường thân yêu mà tuổi thơ ai cũng đã gắn bó một thời... Nhà ông bà nội tôi ở cạnh dòng sông La. Thuở còn thơ những buổi trưa hè mấy anh chị em thường ra nô đùa và vẫy vũng tắm mát trên dòng sông La.
Đứng trên núi Thiên Nhẫn nhìn xuống, (từ ngã ba bến Tam Soa, hai nhánh con sông Ngàn Sâu (Hương Khê) và Ngàn Phố (Hương Sơn) nơi gặp nhau hội tụ đó gọi là Bến Tam Soa), Từ trên cao nhìn xuống dòng La, những lúc bình lên và hoàng hoàng hôn buông xuống ta trông dòng sông La như một bức tranh mặc thủy thật lãng mạn đầy quyễn rũ lòng người...
Khi đọc bài thơ "Nhớ quê hương" của Ngô Hữu Đoàn, bài thơ thật hay và mộc mạc châm tình, sâu lắng lòng người, đã làm cho mỗi người con xa quê, đều thấy ta thấy nhớ đến quê hương mình da diết.... Tôi viết lên những cảm nhân này về quê hương, và bài thơ: “NHỚ QUÊ HƯƠNG” của Ngô Hữu Đoàn, để các bạn đọc và sẽ cảm nhận được cái hay của bài thơ và những bức ảnh đẹp về quê hương Tùng Ảnh và dòng sông La nơi quê nội của tôi...
NHỚ QUÊ HƯƠNG
Ngô Hữu Đoàn
Quê hương ơi! Riêng gì “chùm khế ngọt” (1)Đâu riêng gì những “nón lá nghiêng che” (1)
Quê hương là có cả những đông, hè
Có hôm quà ngọt, có ngày đòn roi
Quê hương ơi! Riêng gì những bãi soi
Những ruộng đồng, thảm cỏ xuân xanh biếc
Quê hương có cả ngày hè oan nghiệt
Cháy trọc đồi, tóc mẹ ngả màu cam
Quê hương là mái tranh chiều khói lam
Chập choạng tối thơm nồng hương mẹ thắp
Đứa em nhỏ cột dây thay cho cặp
Trường làng xa không đuổi kịp mặt trời
Quê hương ơi! Ai cũng có một thời
Rồi “cơ hội” níu ta về lối khác
Bỏ người thân, người thầy vương tóc bạc
Chẳng biết gì nhau, chẳng hay qua đời
Quê hương ơi! Riêng gì “thuở còn thơ” (2)
Riêng gì “hàng tre, con sông xanh biếc” (3)
Quê hương là quãng đời mang luyến tiếc
Nén cả vào một góc của con tim
Quê hương là bức thư tình mực tím
Ngày lại ngày chưa biết cách trao nhau
Chiều tan trường một rừng tuyết phau phau
Chiếc xe đạp, tà áo em hoàng hạc!
Quê hương ơi! Những chiều mây trắng bạc
Thằng em thơ đủng đỉnh lưng trâu về
Cha cuốc ruộng lưng khòm giữa đồng quê
Tối mịt về đèn pin là điếu thuốc
Quê hương ơi! Nhớ từng nét mặt người
Cười rất giòn dù cái vui đơn giản
Luống mạ non hoặc đồi trơ đá sạn
Cũng câu chào, cũng tiếng hỏi thăm nhau
Quê hương ơi! Nhớ cả những thân cau
Mùa bão đó gãy ngang còn khúc gốc
Cây cầu cũ nửa kim liền nửa mộc
Chân Ngoại gầy gồng gánh ngại phải qua
Quê hương ơi! Nhớ cả lần cải la
Chuyện hàng xóm chó gà chui qua lại
Rồi đi xa, rồi nhớ về ái ngại
Chuyện cỏn con sao thuở ấy ồn ào?!
Quê hương ơi! Xa rồi nhớ thành thơ
Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết
Ai cũng vậy xa lâu rồi mới biết
Những ngôn từ không đủ viết…quê hương!
Riêng gì “hàng tre, con sông xanh biếc” (3)
Quê hương là quãng đời mang luyến tiếc
Nén cả vào một góc của con tim
Quê hương là bức thư tình mực tím
Ngày lại ngày chưa biết cách trao nhau
Chiều tan trường một rừng tuyết phau phau
Chiếc xe đạp, tà áo em hoàng hạc!
Quê hương ơi! Những chiều mây trắng bạc
Thằng em thơ đủng đỉnh lưng trâu về
Cha cuốc ruộng lưng khòm giữa đồng quê
Tối mịt về đèn pin là điếu thuốc
Quê hương ơi! Nhớ từng nét mặt người
Cười rất giòn dù cái vui đơn giản
Luống mạ non hoặc đồi trơ đá sạn
Cũng câu chào, cũng tiếng hỏi thăm nhau
Quê hương ơi! Nhớ cả những thân cau
Mùa bão đó gãy ngang còn khúc gốc
Cây cầu cũ nửa kim liền nửa mộc
Chân Ngoại gầy gồng gánh ngại phải qua
Quê hương ơi! Nhớ cả lần cải la
Chuyện hàng xóm chó gà chui qua lại
Rồi đi xa, rồi nhớ về ái ngại
Chuyện cỏn con sao thuở ấy ồn ào?!
Quê hương ơi! Xa rồi nhớ thành thơ
Tiếng mẹ đẻ, gặp nhau mừng khôn xiết
Ai cũng vậy xa lâu rồi mới biết
Những ngôn từ không đủ viết…quê hương!
1) Ý thơ Đỗ Trung Quân
(2) Ý thơ Giang Nam
(3) Ý thơ Tế Hanh
(2) Ý thơ Giang Nam
(3) Ý thơ Tế Hanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét