Comment cho thơ Huỳnh Thúy Kiều
Sau
Nguyễn Ngọc Tư, nhà thơ Huỳnh Thúy Kiều làm tôi ngạc nhiên về Cà Mau,vùng đất
cuối cùng của tổ quốc. Trong một thời ngắn ở Cà Mau đã xuất hiện nhiều tài năng
văn chương, bởi ở đây còn có nhà văn NguyễnThị Việt Hà… Bỗng nhiên tôi thấy gần
gũi và yêu thương Cà Mau hơn, dù rằng tôi chưa có dịp tới đó. Riêng Huỳnh Thúy
Kiều đã đạt giải thưởng của Ủy Ban Toàn Quốc Liên Hiệp Các Hội VHNT Việt Nam năm
2009 với tập thơ Kiều Mây. Năm sau, 2010, HTK lại in tập thơ mới gây được tiếng
vang nhất định, khẳng định một tài thơ, mà bút lực đang dào dạt sức sáng tạo.
Tôi chưa
có điều kiện để viết một bài đầy đặn về thơ HTK, thay vào đó, tôi ghi lại cảm
nghĩ của mình, dạng comment, về hai tập thơ của HTK mà tôi được đọc. Thú thực,
thơ HTK phải đọc nhiều lần, đọc chậm và ngẫm nghĩ, và phải sống ở vùng đất mênh mông sông nước, đỏ ngọt
phù sa, vùng đất đã trở thành chất liệu và hồn thơ của HTK, người đọc mới cảm
nhận được những gì mới mẻ mà HTK đã khám phá và đem đến cho thơ ca.
KIỀU MÂY
(Nxb Văn
Học 2008)
1. Huỳnh
Thúy Kiều (HTK) đặt tên tập thơ là Kiều Mây, đó là
một “mật ngữ”, người đọc cần truy tìm lời giải.
“Theo
em về vùng cổ tích, mây trôi…”
(Theo Em về Vùng Cổ Tích)
“Quyển
nhật ký mở ra em khát về phương mặt trời thức
Cánh hạc lệch chiều thiêu bạc khói vòm mây”
(Viết Trong Đêm Sài Gòn)
“Phiêu
bồng hạt nắng con lớn lên từ mặn mòi ruộng rẫy
Khúc
trăng non tiếng đàn đậu bờ rào tuôn chảy
Chiêm bao
khỏa mộng ngày
Long lốc
gió…
Cuống
cuồng mây…
(Phiêu Bồng Hạt Nắng)
Kiều Mây!
Kiều là tên tác giả, còn Mây là gì? Trong suốt tập thơ “Mây” không được khai
thác như một hình tượng, rất tiếc. Mây chỉ
là một chi tiết, tự nhiên vậy thôi, đôi khi có chút hàm nghĩa. Dù sao, Kiều
Mây, Kiều Mây, Hoang Mây... có gây được sự chú ý của bạn đọc về một điều gì đó
là lạ, khi cầm trên tay tập thơ.
2. Trong
bài giới thiệu tập thơ, TS Vương Cường đã nói khá kỹ về tình yêu
quê hương, yêu con người trong những vần thơ lóng lánh xúc động và đặc quánh cá
tính của Huỳnh Thúy Kiều. Tuy vậy Kiều
Mây còn mảng thơ về thành
phố, thơ tình yêu và thơ thân phận chưa được nói đến. TS Vương Cường cũng không
nói gì đến đặc sắc nghệ thuật thơ HTK. Có lẽ người viết chỉ muốn đóng dấu ấn
mảng thơ viết về quê hương trong Kiều Mây, hay tác giả chỉ khẳng định đó là giá
trị riêng của thơ HTK? Vâng, mảng thơ ấy giúp người đọc nhận ra gương tinh khôi
của thơ HTK (Xin đọc :Mắc Nợ Đồng Bằng, Quê Hương, Khúc Đồng Dao Quê Mẹ, Bến
Quê…)
3. Thơ
viết về thành phố của HTK có nhiều
xúc động trăn trở về cuộc sống của người nghèo,
“Thành
phố
Đêm
Đời người
phận bạc về đâu?
Cộng thêm
tiếng rao hàng khuya lơ khuya lắc
Trăng
đuối sức ngưng phơi màu vằng vặc
Khép vội
mi hờ chờ chết giữa áng mây đen”
Những bài
thơ phố cũng thể hiện ước mơ về một thành phố xanh, thành phố yêu thương (Những
Giấc Mơ Về Thành Phố). Tuy vậy thơ HTK chưa nói được gì nhiều về cuộc sống
thành phố đang cuồn chảy những dòng người, những số phận và bao nhiêu rác rưởi.
Bởi ngòi bút HTK chưa sống sâu nặng với phố như đã sinh ra và lớn lên ở quê.
Thơ HTK vì thế còn thiếu những cảnh
đời thực, những nghiệt ngã thương tâm và những vấn đề nóng nung sôi con người
trong lửa bỏng. Thay vào đó, nhiều bài thơ chỉ là chữ và chữ, hiện thực có
chăng, chỉ thấp thoáng mờ nhạt, may ra đủ gợi một chút ưu tư.
“Có
những chiều
Mơ thành
phố đầy sương
Để mộng
mị qua từng viên sỏi nhỏ
Để nghe
lời run run của gió
Như bạc
mù duyên phận đời nhau…
(Những Giấc Mơ Về Thành Phố)
4. Thơ
tình yêu của HTK là tiếng
lòng đắm say, khao khát yêu cháy bỏng, nhớ thương dâng tràn và buồn thương mênh
mang. Ngôn ngữ của những bài thơ tình là ngôn ngữ ẩn dụ, để diễn tả cái trần
tục của tình yêu, để tình yêu rất thật nhưng cũng rất mơ hồ lãng đãng
“Bờ dự
cảm rơi tự do xuống miền không bằng phẳng
Khát khao
gánh gồng tất khúc thầm thì chỉ riêng mình anh biết
Đống hộp
nhiệm mầu?
Bảo quản
ẩn dụ?
Huyễn
hoặc chính em…
…Vực oái
oăm tưới xanh non biệt dị
Khãm long
lánh bầu trời
Em bắt
nắng ngửa mặt lên…”
(Cháy Hết nỗi Mình)
Cả đoạn
thơ trên chỉ có chữ”khát khao” là diễn đạt một nghĩa thực, còn lại là chữ và
chữ. Nếu người đọc không liên tưởng đúng với những gì tác giả đã mã hóa thì
không thể hiểu tác giả định nói gì.Thành ra, tình yêu chỉ hiện hữu mơ hồ trong
những nỗi khát khao và trong một tâm trạng đầy mâu thuẫn
“Bóng
đẩy em ngã nhào
Rúng động
bờ bừng say…
Mầm thác
lũ ào ào chợt tắt
Tiếng
chim non cong môi ưỡn ngực hót chờ
Đời hóa
thạch nghẹn ngào triệu năm vực thẳm
Em bắt
đầu
Nửa miền
thượng uyển thức lay…
…Em hoan hỷ hồi sinh.
(Dự Cảm )
Đọc đoạn
thơ trên, tôi ngờ rằng thơ HTK có bóng dáng thơ của những nhà thơ trẻ đi trước,
về cảm xúc, về nghĩ suy, về cách sử dụng chữ và chữ. Sự khác biệt là, HTK cũng
có được nét riêng của cá tính sáng tạo, chủ thể kềm chế được ngòi bút, để không vượt qua những ranh giới
cần phải giữ cho thơ là thơ.
“Hạt
giống anh gieo đang cựa quậy rất khẽ theo từng tế bào cảm xúc
Biển hồi
sinh hay em hồi sinh?
Ngực thu
hờn tuột cúc
Bờ đức
hạnh ì ạch dát tỏ mờ
Nỗi ai?
(Hạt Giống )
5. Thơ
thân phận của HTK có được
sự kết nối với dòng thơ giàu giá trị nhân đạo của thơ ca Việt nam viết về người
phụ nữ. Bài thơ Bói Một Quẻ
Buồn Vui là một bài hay.
Lạ về cấu tứ, có tư tưởng, nặng lòng với kiếp nhân sinh
Giở hú
hoạ một trang Kiều
Thử bói
đời may rủi
Giọt nước
mắt rơi suốt mười lăm năm không lau khô nổi
Chợt nghe
tiếng kêu cứu thất thanh
Trong góc
tim mình chiếc lá vẫn mẩy hạt bao dung
Đặt một
chân xuống lòng đường
Lần khan
chọn chân nào bước trước
Cái buồn
vui ở phía ngõ dông dài
Tách cà
phê trầm ngâm đắng từng nốt nhạc
Và nhớ và
quên…
Và lẩn
trong những bài thơ yêu, là những nghĩ suy mênh mang thế sự
Ngày nối
ngày cõi cằn lưu lạc
Bưng
khuôn mặt dâu bể
Soi vào
gương trinh nữ
Mới hay
nếp đời còn ảo giác đam mê…”
(Hoang Mây)
6. Về
nghệ thuật, những bài
thơ tình quê diễn đạt bằng kiểu
ngôn ngữ chân chất là những bài thành công đặc biệt của Kiều Mây (Mắc Nợ
Đồng Bằng, Hơi Thở Tôi Mang Mùi Bùn Đất, Khúc Đồng Dao Quê Mẹ, bến Quê, Thương
Hồ…). Nói cách khác, chỉ khi HTK nói bằng ngôn ngữ chân thực, để thể hiện
cái tình chân thực, trước những gì mình đã trải nghiệm và khám phá, thì thơ HTK
ánh lên màu sắc thẩm mỹ riêng, giàu sức ám ảnh.
Ngược
lại, những bài làm dáng câu, màu mè chữ, chịu ảnh hưởng kiểu câu, kiểu dùng từ
của các nhà thơ trẻ đi trước, ít trải nghiệm, ít khám phá hiện thực thì thơ
HTK không đọng lại được.
Nhiều bài
thơ, nhạc vần khô khốc, đơn điệu, bởi tác giả chỉ dùng một kiểu diễn đạt với phép lặp, phép liệt kê, phép đảo và
phép đối cùng với những chữ
không có nghĩa, làm dáng, làm rối rắm nghĩa câu thơ. Về kiểu bút pháp, thơ HTK
là kiểu thơ trữ tình truyền thống, không có cách tân.
Đọan sau
đây dùng phép đối như trong văn cổ:
Tiếng sáo
thả/ Bậu về bên ấy
Cuốc kêu
chiều/ Khắc khoải giọng cố hương
Từng
chang đước/ dậy mình /ôm biển mặn
Rừng tràm
thơm /gọi ong mật/ quay về “
(Hơi Thở Tôi Mang Mùi Bùn Đất)
Đọan
sau đây là một loạt hình ảnh
liệt kê (tôi xin phép tô
đậm), một kiểu tư duy, một kiểu thẩm mỹ, một kiểu cấu trúc câu (chủ ngữ/vị
ngữ), chỉ để bày biện sự vật ra, trộn với những chữ và chữ, lấp lóa . Kiểu viết
này dễ gây ngộ nhận về sự nghèo nàn trong khả năng diễn đạt thơ, dễ làm người
đọc nản lòng.
Có những giấc mơ đêm đêm tạc vào phía con người vết hằn
ký ức
Thời gian rơi tự do theo
phương thẳng đứng
Chiếc đèn dầu như bước ra
sáng lòa từ cổ tích
Chuyện cây dầm, cây sào,
cây chèo đã khóc sũng một thời nước mắt
Vớt nỗi nhớ từ tiếng kêu chim
vịt khắc khoải mông mênh
Con đường làng ấp ủ mùi
thơm bùn đất thân quen
Gió nông nổi không kiềm
chế được mình cúi hôn vòm lá
non xanh vừa nhú lộc
Nhánh suy tư luân hoàn mơn trớn lả lơi khóm
hoa uống mật
La đà cánh mỏng chuồn chuồn bay thấp trời mưa.
Hương bưởi, hương chanh luồn
tóc ai dậy hương bậu cửa?
Chiếc cúc áo hững hờ phơi ngực lụa tuổi tròn trăng…
(Những
giấc mơ màu đất)
Tác giả
khai triển ý thơ theo cách liệt kê sự vật:
giấc mơ, thời gian,chiếc đèn dầu, tiếng hát đồng dao, cây dầm cây sào, tiếng
kêu chim vịt, con đường làng, gió, vòm lá non, khóm hoa, chuồn chuồn, hương
bưởi hương chanh, cúc áo.
Đoạn thơ
sau đây đầy màu sắc chữ, nhưng rất ít nghĩa
Vầng
dương ơi! Rọi hồng ánh mặt trời
Rạng đông
vươn mầm xanh tươi trẻ
Ta ào mở
toang cánh cửa
Dựng giấc
mơ…
(Khúc đồng dao quê mẹ)
Chữ “vầng
dương“ có nghĩa là mặt trời. Câu thơ trở
thành “Mặt trời ơi!
Rọi hồng ánh mặt trời”. “Mặt trời hồng” cũng có nghĩa là
“rạng đông”. Cũng vậy, câu thơ :”Ta ào mở toang cánh cửa”, chỉ cần viết “Ta mở toang cánh
cửa”, bởi câu thơ có thể hiểu
là: Ta mở toang cánh cửa và ào ra, hoặc ta mở ào cánh cửa. Dẫu thế nào cũng có
một chữ thừa thông tin
Một câu
khác:
Đêm thành
phố rất dài
Dài như không thể có tiếng gà báo buổi
bình minh
(Đêm Thành Phố)
Câu thơ
này thiếu nhạc, và nhiều chữ thừa. Thơ cần sự cô đọng, hàm nghĩa, ý ở ngoài
lời, thì câu thơ có thể viết thành:
Đêm thành
phố rất dài
Không
có tiếng gà báo sớm mai.
Tôi không
có ý sửa thơ HTK, bởi đó là dụng ý của tác giả. Nhưng ở góc độ người đọc đồng
sáng tạo với tác giả, tôi cảm nhận tình thơ của HTK như vậy.
7. Tôi
thích tứ thơ này của HTK, nó gần với thơ tư tưởng.
“Ngày
nối ngày cõi cằn lưu lạc
Bưng
khuôn mặt dâu bể
Soi vào
gương trinh nữ
Mới hay
nếp đời còn ảo giác đam mê…”
GIẤU ANH
VÀO CỎ XANH
(Nxb Văn
Học 2010)
1. Có thể
nói bài thơ Giấu Anh Vào Cỏ
Xanh (GAVCX)
là bài thơ tình hay nhất của HTK trong tập thơ này.
Giấu anh
trong mùa xanh của cỏ
Chờ đến chín mọng một mai sau
Giấu với mưa bay bờ vai ướt
Lặng thầm trôi tuột tháng năm…
Giấu anh
trong lần tay áo
Khi buồn có bận ngóng trông
Ngước mắt nhìn đâu cũng giông bão
Bừng lên vệt sáng chân trời
Về đây em
giấu anh vào tóc
Có sợi chẻ hai ngã đường anh lưu lạc
Trói lang thang trong từng khoảnh khắc
Nhớ mùi thơm mà biết lối tìm về
Về đây em
giấu anh vào đất
Ngấn phù sa và một gót hài
Về đây em giấu anh bằng nước mắt
Tôi nói
hay nhất trong các bài thơ tình của HTK vì bài thơ giàu chất thơ, có những tứ
thơ mới lạ và đậm chất HTK. Thơ tình của HTK là thơ của một người khao khát
yêu, khao khát hạnh phúc, nhưng cách trở, cô đơn. Hồn thơ hòa trong không gian
thời gian, nhòa trong nước mắt. Nhiều tứ thơ mới lạ đến ngạc nhiên
Anh
phương ấy đâu xa mà không gian cách trở
Với tay
chạm chiều. Em có chạm được anh?
(Hỏi)
Ngày
không anh
Em giặt
giũ nỗi buồn
Trắng
tinh phiền muộn
Phơi vào
đêm phần phật bão giông
(Ngày Không Anh)
Anh tít
tắp xa để sông hoài trôi hoa dập dờn xuôi đêm khóc
Giấc ngủ
con thơm hương bưởi em gội tóc cuối ngày
Sao anh
không về hôn mặt ruộng tím lục bình trôi
Để em
giấu anh vào chiều, vào ngực em oi khói bếp?
(Không Đề Cho Anh)
2. Giấu Anh Vào Cỏ
Xanh có nhiều nước mắt
đằng sau những câu thơ lấp lánh vui. (1)
Cầm số
phận dắt suốt triền Cửu
Long trải vàng đượm mật
Cuộn trôi
ưu phiền
Khóc cho
thỏa đi cha!...
(Khóc Với Cố Hương)
Nhập
nhằng tiềm thức gọi chiêm bao
Vũ trụ
tắt ngấm còn ta thực tại
Mưa điên
xóa nhòa khối tường vuông chật chội
Hỗn loạn
con người
Ta quay
về
Bình thản
khóc với ngoại ô
(Ta về khóc với ngoại ô)
Khóc nửa
đời cánh cò mẹ đội nắng dãi dầm
Vai áo
mòn hằn nét cong đòn gánh
Liêu xiêu
dáng gầy
Nhăn nếp
rũ tàn… hoa và đất
(Đông Đang Về Gõ Cửa)
Ta hiểu
nỗi đau sâu thẳm trong lòng nhà thơ trước thực tại đói nghèo, lam lũ của một
miền quê biết bao thương yêu. Người thơ khóc cho những khát vọng xa xăm, khóc
cho vơi đi những nỗi niềm không thành lời.
Phía sau
nụ cười là nước mắt đong đêm
Phía sau
thơ là cuộc đời nhọc nhằn tựa dòng sông trơ gan lật đáy
(Phía sau thơ)
Cố chờ
phà sông Hậu nữa mà chi?
Câu vọng
cổ treo nơi nào cho bớt khát?
Chín
nhánh hẹn hò
Đêm
phương Nam
Đời
thương hồ soi vào đâu khỏa nước?...
Phà Cần
Thơ ngày mai còn đâu mà anh gọi?
Con nước
cúi đầu
Vĩnh biệt
sóng bảy ba…
(Sông Hậu)
Nương
theo mái dầm với khăn rằn thả chéo cao chéo thấp
Thôn nữ ơi! Em có còn gội tóc
nước tro không?...
… Châu thổ cồn bãi lở bồi kể làm sao
cho hết?
Gió tràn mắt lữ thứ… nghe phiêu bồng mấy khúc nhớ đục trong
(Châu Thổ)
buồng
phổi ô nhiễm khói bụi đất rừng và khí thải kẹt xe
hít thở
sự trong lành. Biết tìm đâu ra
dấu cỏ?
(Đi Tìm Dấu Cỏ)
Ai bắt
thu đặt nắng vàng tươm ngực lúa?
Giọng tri
âm gọi khản con nước buồn
Chim
tránh rét di cư miền lửa ẩn
Chen
trong dòng thác người…
Ta tìm
nhau nơi đâu?
(Thu Gọi)
đừng như
lá. Rũ mà chi?
mùa chưa
khép !
dắt con
vào chiều
em tìm
anh nơi đâu?
(Không Đề Cho Anh)
Những câu
hỏi không có câu trả lời về thực tại, là những tiếng kêu thương bơ vơ của một
con chim lìa đàn, là niềm nuối tiếc xót xa những gì đã mất không còn tìm lại
được nữa, là sự tuyệt vọng không gì bấu víu để giữ lấy niềm tin yêu và là lời
xẻ chia những điều gan ruột với người quê, người thân yêu và tình.
Ai chân
trần chạy dọc triền đê với ngày tháng cũ?
Anh qua
cầu xin đừng ngoái gọi tên em
(Phía Sau thơ)
4. Có thể
gọi là một hành trình nghệ thuật được không? Từ Kiều Mây đến Giấu
Anh Vào Cỏ Xanh là một
hành trình thơ. Nhưng dường như GAVCX chỉ là sự tiếp nối và hoàn thiện những gì
đã có trong Kiều Mây. Đó là những chủ đề về tình yêu quê hương, những suy tư
thân phận, những tâm trạng yêu. HTK có nghiêng một chút về tư tưởng phương
Đông, sự an nhiên của Đạo (tr.33), sự luân hồi hư ảo của Phật (tr.77).
Điều đáng
chú ý là sự thay đổi về bút pháp. Trong tập GAVCX, thơ HTK đi dần về phía bút
pháp trữ tình lãng mạn, sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng (Có Một Khoảng
Trời, Có Phải Mùa Thu, Đi Tìm Dấu Cỏ, Đông Đang Về Gõ Cửa, Những Bờ Yêu, Đừng
Chọn Ngày Giông Bão…)
Hồn nhiên
nhé thu nơi đừng vàng nữa
Sương
khói mềm vương ngọn cỏ d9e6j mơ
Em dìu
mây rong qua bình minh châu thổ
Câu vọng
cổ ngọt mùi bùn kéo anh gần em hơn
Ai bắt
thu đặt nắng vàng tươm ngực lúa?
Giọng tri
âm gọi khản con nước buồn
Chim
tránh rét di cư miền lửa ẩn
Chen
trong dòng thác người…
Ta tìm
nhau nơi đâu?
(Thu Gọi)
Điều này
làm cho thơ của Kiều Mây trở nên “thơ” hơn trong hòa điệu tình,
ý, lời, nhạc và cấu tứ. Tuy vậy, đây là con đường đi ngược chiều với thơ trẻ
đương đại. Các nhà thơ trẻ đương đại đi về phía Hiện Đại và Hậu Hiện Đại cùng
với khuynh hướng thơ tư tưởng (Nguyễn Quang Thiều, Văn Cầm Hải, Trần Ngọc Tuấn,
Ly Hoàng Ly…). Có một điều rất lạ là trong hai tập thơ, HTK không có bài lục
bát nào? Tôi tiếc rằng nếu hồn thơ “chân quê” của HTK được phô diễn bằng lục
bát, biết đâu sẽ có những bài quyến rũ hơn (?)
Ở tập
GAVCX, thơ HTK vẫn giữ nguyên kiểu thi pháp ở Kiều
Mây, đó là các trình bày liệt kê hình ảnh, ý tưởng, sử dụng phép đối
như trong thơ cổ điển, ”(đơn cử bài: Từ Cánh Đồng Tôi Đã Cất Tiếng Khóc Đầu
Tiên); lặp lại khá nhiều chất liệu đã sử dụng ở tập thơ trước như: gió, phù sa, giông bão, rêu phong,
nắng mưa, chuồn chuồn, đom đóm, điệu lý, câu vọng cổ, bình minh, chiều, đêm…
lặp lại nhiều lần chữ “ký ức…(3)
Cũng phải
thấy điều này, HTK có nhiều tứ thơ rất sáng tạo, rất mới, nhờ thế HTK mới ghi được chân dung mình
trong làng thơ, thơ HTK mới có khả năng đứng được và được bạn đọc yêu mến. (chẳng hạn bài Bài Giấu Anh Vào
Cỏ Xanh)
Buông
luống cày bưng trời uống hết mật nắng tháng tư
Tựa chín cửa sông mới hay mình nhỏ nhoi trước chiều châu thổ
Cây mù u khoác những chùm hoa trắng nõn
Bịt khăn tang khóc phận bạc dưới chân cầu
Tựa chín cửa sông mới hay mình nhỏ nhoi trước chiều châu thổ
Cây mù u khoác những chùm hoa trắng nõn
Bịt khăn tang khóc phận bạc dưới chân cầu
(Châu Thổ)
Cắn vào
đêm mông lung cò mẹ chở che
Ứa giọt hôm qua mặn chát ngày bạc bẽo
Trái me dốt rụng tơi bời vào trống không vô vọng
Lạc lối một thời
Nguồn cội khuất lãng quên…
Ứa giọt hôm qua mặn chát ngày bạc bẽo
Trái me dốt rụng tơi bời vào trống không vô vọng
Lạc lối một thời
Nguồn cội khuất lãng quên…
(Ta về Khóc Với Ngoại Ô)
Đọc hai
tập thơ của HTK, tôi trộm nghĩ, tập thơ còn thiếu chân dung cụ thể của con
người Nam Bộ trong sinh hoạt đời thường, thiếu cái vui cái buồn của hiện thực
mà Cánh Đồng Bất Tận và Trăng
Nghẹn đã chạm tới. Thành ra
người đọc chỉ thấy nỗi buồn của tác giả thấp thoáng trên điệu lý, câu hò, câu
vọng cổ buồn hay dầm trong canh
chua cá linh bông điên điển mùa
lũ, hay giãy giụa với con cá lóc chết cạn, “cá lóc nhảy hầm đội lửa giẫy
cười”. Xưa nay chỉ những tác phẩm hướng về con người với tấm lòng yêu
thương sâu nặng mới còn mãi với nhân gian. Truyện
Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh), Độc Tiểu Thanh Ký, Sở Kiến Hành, Văn Tế Thập Loại
Chúng Sinh của Nguyễn Du; Lão Hạc, Đời Thừa, Chí Phèo của Nam Cao …là những tấm lòng như
vậy. Nhân chuyện này, tôi nhớ đến những bài thơ về sông nước Nam Bộ của nhà thơ
Bùi Văn Bồng (Cần Thơ), đặc biệt chùm thơ mùa lũ (4)
ĐÊM VÙNG
LŨ
Người mẹ
ngồi nhìn theo dòng lũ
Mắt quầng sâu đói ngủ kiếm tìm
Giọng khản đặc : “ Con ơi ! Về với mẹ
Con đâu rồi ...”
dòng lũ vẫn cuộn dâng .
Mắt quầng sâu đói ngủ kiếm tìm
Giọng khản đặc : “ Con ơi ! Về với mẹ
Con đâu rồi ...”
dòng lũ vẫn cuộn dâng .
Mẹ kham
khổ mớ rau mùa lũ
Chiếc xuồng như chiếc lá tre già
Bông điên điển lưa thưa cuối vụ
Đêm đồng bằng mưa lạnh buốt da .
Chiếc xuồng như chiếc lá tre già
Bông điên điển lưa thưa cuối vụ
Đêm đồng bằng mưa lạnh buốt da .
Đứa trẻ
sinh ra trên đất phù sa
Dòng Cửu Long sớm chiều sóng vỗ
Hoa lục bình tím trôi nỗi nhớ
Lũ lớn, mưa tuôn cuộn về
Dòng Cửu Long sớm chiều sóng vỗ
Hoa lục bình tím trôi nỗi nhớ
Lũ lớn, mưa tuôn cuộn về
Có ngờ
đâu
Nỗi đau tái tê
Tay người mẹ quơ thừa trên sóng đục
Tay người mẹ giờ không bằng lá trúc
Lá trúc vẫn còn ngọn gió đung đưa.
Nỗi đau tái tê
Tay người mẹ quơ thừa trên sóng đục
Tay người mẹ giờ không bằng lá trúc
Lá trúc vẫn còn ngọn gió đung đưa.
Và chiếc
nôi
Ôi một chiếc nôi thừa
Gió lạnh lùa qua nôi trống rỗng
Lại tiếng kêu thảm thương xúc động
Dòng lũ mặn thêm nước mắt con người
Ôi một chiếc nôi thừa
Gió lạnh lùa qua nôi trống rỗng
Lại tiếng kêu thảm thương xúc động
Dòng lũ mặn thêm nước mắt con người
Đêm đồng
bằng chơi vơi
mưa rơi
Bao giấc ngủ chập chờn trên lũ
Những mất mát giữa chừng mùa vụ
Hạt phù sa
lắng lại nỗi đau này.
mưa rơi
Bao giấc ngủ chập chờn trên lũ
Những mất mát giữa chừng mùa vụ
Hạt phù sa
lắng lại nỗi đau này.
(Bùi Văn Bồng)
Tôi không
có ý so sánh thơ của hai tác giả, mà cảm thấy thú vị khi được thưởng thức những
góc nhìn, những khám phá, những cảm thức và nghệ thuật thể hiện rất khác nhau
của hai nhà thơ. Tôi thầm cám ơn các nhà thơ đã chia sẻ được những nghĩ suy,
những trăn trở của người quê vùng sông nước. Trên hết, tôi ngộ ra điều này,
chúng ta cần có nhà thơ bởi họ phát hiện và chạm khắc được cái đẹp, bằng ngôn ngữ mới lạ, về
một vùng quê trù phú văn hóa, làm nồng nàn thêm tình yêu đối với xứ sở
này.Thương lắm “Mỗi tấc đất quê hương là mỗi giọt máu cội nguồn” (Châu
Thổ).
(1) Ở các trang: 21, 22, 23, 26, 33, 34,
55, 61, 63, 67, 71, 75, 77,…
(2) Ở các trang: 10, 11, 15, 22, 30, 37,
50, 51, 56, 59, 60, 61, 63, 68.
(3) Ở các trang :20, 21, 25, 26, 32, 37,
(4) http://www.trannhuong.com/.
Tháng 10/2012
Bùi Công Thuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét