Tập thơ “Thắp Tình” của Thành Tôn do “Ngưỡng Cửa” xuất bản
vào tháng 7 năm 1969, trong đó có hai bài thơ tình cờ ở cạnh nhau (trang 67/ 68
và 69/ 70), nhưng tính chất thì lại gần như khác hẳn nhau, một nghiêng về biện
luận và một nghiêng về biểu cảm. Chúng gợi hứng cho người viết bài này đề cập đến,
vì đây là vấn đề người viết cũng đã từng bàn qua nơi bài “Sự giải thích trong
thơ” (Trong Dòng Cảm Thức Văn Học Miền Nam, sách xb năm 2006, từ trang
15). Nhưng trước hết, xin đề cập đến những câu thơ rất đạt của nhà thơ Thành
Tôn trong thi phẩm. Bốn câu thơ lục bát dưới đây của Thành Tôn thật hay, chắc hẳn
ai đọc tới cũng thấy cách dùng chữ tài tình. Những chữ khá mới trong thơ, nhưng
cách dùng chữ không phải chưa ai có. Nổi bật trong những người khởi xướng cách
dùng chữ và dùng thi ảnh tân kỳ là Cung Trầm Tưởng. Thành Tôn sáng tác thơ
trong thời kỳ manh nha thơ tân kỳ của Tạp chí Sáng Tạo (tân kỳ về đảo ngữ, tạo
từ ngữ lạ, và tân kỳ trong thi ảnh), cho nên mặc dù từ ngữ khá mới riêng của
Thành Tôn, nhưng cách dùng thì có lẽ đã chịu ảnh hưởng từ người khác. Riêng mà
chưa khác biệt, cũng như điệu tango riêng, điệu valse riêng, nhưng cách thức một
nam một nữ gắn bó biểu diễn trên sân khấu thì vẫn giống nhau; thật khác biệt lối
khiêu vũ đi hàng một của người Tây Nguyên Việt Nam hay lối khiêu vũ tập thể đi
theo hàng chữ chi và tự do sáng tạọ bước đi của từng loài thú, trong điệu múa
người da đỏ Mỹ Châu…. Nói có dẫn chứng, những câu thơ hay của nhà thơ Thành Tôn
dưới đây có chút phảng phất từ các câu thơ “Cổ cao áo kín đi về buồn tôi” và
“Buông đôi tay, rỗng sọ đầu/ Mi xuôi mắt ngủ giấc sầu cô miên” của Cung Trầm
Tưởng. Một chút ảnh hưởng từ khí hậu sáng tạo chung của giới trẻ Miền Nam lúc
đó, do vậy thơ Thành Tôn tuy xuất sắc với “gió võng mưa dù” mà từ lâu
không được nêu ra làm điển hình cho các trích dẫn thơ lục bát tân kỳ:
Tay không vòng giáp thân gù
Cõi này gió võng mưa dù mộ ôi
Kiếp nào thẩm thấu khuya tôi
Má nheo mật lệ xẻ bồi tượng khô.
(Trong bài Tội Đồ)
Về đây nấm đất hoang đường
Nằm nghe hơi thở côn trùng phân thây.
Cung Trầm Tưởng sáng tạo từ ngữ “buồn tôi” đã được giới yêu
chuộng thơ thời Văn Học Miền Nam tán thưởng và sau này được nhiều nhắc
nhở. Thành Tôn với “khuya tôi” và “một ta” cũng là những điển hình cho lục bát
tân kỳ, cho dù sáng tạo của anh không phải là sáng tạo chủ xướng. Ở trong vòng ảnh
hưởng không hẳn là điều làm hạ giá. Có ảnh hưởng của một phong trào làm thành
dòng lớn (như phong trào làm thơ mới thời Tiền chiến 1932-1945), có phong trào
chỉ rải rác vài người (như phong trào làm thơ toàn từ ngữ huyền ảo khó hiểu kiểu
Xuân Thu Nhã Tập). Phong trào làm thơ lục bát tân kỳ là dòng thơ đáng kể (không
rầm rộ, cũng không lẻ tẻ). Nếu xét kỹ, ta thấy phong trào lớn của lục bát là lục bát tập trung
(nghĩa là trong các bài thơ lục bát ngắn, sau các câu thơ khởi đầu bình
thường hay một chút khác thường, thi sĩ tập trung vào hai câu cuối làm sao cho
thật ấn tượng). Ấn tượng ấy có khi hết sức lạ lẫm; có khi biền ngẫu đối xứng;
có khi bàng bạc; có khi vang vọng; có khi thật trái khuấy với tiên liệu của ta…
Thật ra lục bát tập trung cho thật hay ở hai câu cuối không đích thực là phong
trào, mà chính là cách thức gần như quy ước chung khi sáng tác. Nhưng cũng có
nhà thơ tránh không muốn chỉ tập trung vào hai câu cuối mà đặt các câu thơ ấn
tượng ở vị trí giữa bài thơ. Thành Tôn là một người trong số đó. Các câu thơ
hay trích dẫn dưới đây đều nằm ở giữa bài:
Máu hồng mạch sẻ lần qua
Bàn chân vĩa phố một ta kẻ chờ.…
Đi, về bóng lạ bàn chân
Dòng sông nghiệp dĩ tiếp dần biển khơi
Quanh co nghĩ rộng đất trời
Cái tôi hiện hữu một thời vong nô.
(Trong bài Ranh Giới).
“Thắp Tình”, nội dung tiềm tàng qua nhan đề thi phẩm có nghĩa
là làm sáng lại tình người, làm ấm lại đời, mà trong bài thơ đầu tiên “Nói Với
Con Gái” được trình bày như một thông điệp gửi cho thời buổi khổ đau kéo dài
quá lâu trên đất nước: “Con thức dậy với đôi mắt dịu dàng của tuổi thơ cha
không có. Đôi má mủn mỉm của ấu thời mẹ đánh rơi…”. Thắp lại tình người thì biết
bao nhiêu thứ tình, nên có vẻ trừu tượng bao quát, nhưng đau khổ do chiến tranh
thì cụ thể rõ ràng trong bài thơ “Thư Cho Mẹ”: Trên xứ sở xanh xao từng tiếng
súng/ Trong hồn người dấu đạn đã chia phe. Lúc sáng tác tập thơ này, tác
giả mới 25 hay 26 tuổi, tuy ở vào lứa tuổi đã trưởng thành nhưng làm sao “thắp
tình” nỗi cả một thời đại nhiễu nhương nằm vào “một phần tư thế kỷ 20” thuộc lịch
sử Việt Nam, nên một mặt thì muốn thắp tình, một mặt thì cũng ý thức mình chỉ
là một phần tử quay trong vòng xoáy:
Tôi chóng mặt đi theo chiều trôn ốc…
Thử đứng lại nhưng dòng sông vẫn chảy…
Tôi xa lạ như tháng ngày cuốn hút…
Tôi lấy trớn để thăng bằng lại.
(Trong bài Cuộc Đuổi Bắt)
Những ý tưởng và từ ngữ nhà thơ Thành Tôn đã sáng tác trong
thi ca thể hiện như trên, đã xác nhận nhà thơ có khuynh hưóng làm thơ tân kỳ,
và nội dung hơi cao vọng muốn thắp tình thời thế. Nhưng đọc bài thơ dưới đây,
có thể nói đó là một trong vài bài thơ hiếm hoi nghiêng về “chân quê” hay “chơn
chất”. Có lẽ tác giả muốn sáng tác thơ khác màu sắc một chút, nên đôi bài có vẻ
như không đứng chung dòng thơ trong cả thi phẩm, nhưng nhờ vậy ta lại khám phá
thấy tính chất nhân văn xuyên suốt cả chiều dài đất nước qua từ ngữ (cách đặt
tên người và nơi chốn):
Đợt khói lam chiều tương tư mái rạ
Anh có thấy gì trong đó hay không?…
Sáng ra đồng những bác Tư cày cuốc
Trong trường làng những thằng Út ê a
Vọng từ ruộng dâu tiếng hò quen thuộc
Giọng những cô Lài trầm bổng gần xa…
Trống sớm làng Trung, chuông chiều xóm Thượng
Tiếng quê hương vang vọng tháng năm dài…
(Trong bài Hương Đồng Phấn Nội)
Đến đây, xin bắt đầu đề cập đến thơ biểu cảm và thơ biện luận
mà ta thấy hiện diện trong hai bài thơ tình cờ đứng cạnh nhau trong thi phẩm Thắp
Tình của Thành Tôn, bài “Giả Dụ Cho Một Người” và bài “Tinh Thể”. Nói một cách
cường điệu thì thơ biểu cảm là “Thơ Đoạt Hồn” và thơ thiên về biện luận là “Thơ
Đoạt Trí”. Nghiêng về biện luận mà thôi, ta không khẳng định tác giả hoàn toàn
biện luận, vì đã là thơ thì phải dùng hình ảnh, phải có nhạc tính, không phải
toàn từ ngữ trừu tượng. Nhưng khi đọc bài thơ thiên về biện luận, dù là đầy ấp
hình ảnh, dù là điều hòa âm điệu, ta vẫn bận trí, cần đọc đi đọc lại vài lần để
nắm bắt điều tác giả muốn diễn tả. Bận trí như vậy, ta cường điệu là thơ đoạt
trí. Còn khi đọc được bài thơ biểu cảm, ta thấy lâng lâng cảm khoái hoặc chìm
vào mơ hồ huyền ảo, ta không cần trí tìm hiểu điều gì cả, mà chỉ thích thú hoặc
tự nhiên buồn buồn qua lời thơ, có khi chưa rõ tác giả nói cái gì. Chưa rõ điều
gì tác giả muốn diễn tả mà lại rung cảm, ta cường điệu nói đó là “thơ đoạt hồn”.
Ví dụ cụ thể như khi ta đọc thơ của Nguyễn Xuân Sanh trong nhóm Xuân Thu Nhã Tập
thời tiền chiến 1932-1945, ta rơi vào ảo diệu của từ ngữ đầy tính thi ca, không
rõ tác giả nói điều gì: “Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi/Hồn xanh ngát chở dấu
xiêm y… Lên mùa xuân khách vút xe hương/Vai nghiêng suối trái lạnh hồn đường”. Có
dư luận nói tác giả làm thơ như vậy chỉ là lựa chọn một số từ ngữ huyền ảo cùng
vần bằng, cùng vần trắc, cho vào từng hộp riêng; cứ lấy ra đủ 7 từ cho một câu
và cũng theo thứ tự niêm luật hoặc đôi khi ít tuân theo niêm luật cho có vẻ
phóng khoáng, rồi ráp lại một cách luân phiên tình cờ.
Nhờ vậy ta có bài thơ huyền ảo, có nhạc tính do niêm luật, nhưng khó hiểu. Nếu như vậy thì đây là “thơ ảo thuật”, và ảo thuật đã làm ta quên sự đòi hỏi sáng sủa của trí hiểu. Nói như thế thì những câu thơ sau đây không thể liệt vào ảo thuật mà phải liệt vào nghệ thuật vì tính chất tuyệt vời, cũng của Nguyễn Xuân Sanh: “Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa/Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà… Nghe mạch hương, mùa khua trái giữ/Tay nao sương đất hạt lầu đời”. Có bài thơ không làm ta quên hẳn trí, mà chỉ như yêu cầu tạm gác qua sự tìm hiểu, ngay lúc “chạm trán” với bài thơ. Thoạt tiên ta “chìm vào” tịch lặng trước đã, sau đó “hồi tỉnh” mà tìm hiểu sau. Nói tóm, thơ “đoạt trí” thì phần “logic” chặn ta trước cửa khi bước vào căn nhà thơ, “thơ đoạt hồn” (không phải là thơ ảo thuật) thì mở toang cửa cho ta vào ngay, sau đó phơi bày cho ta biết đã qua cửa nhờ vào đâu, nghĩa là nó vẫn tiềm tàng “logic” nếu ta muốn biết. Ta thử đọc bài thơ “Ao cũ” của Thiền sư Basho để minh thị phần “logic” đi sau phần hồn cảm: “Ao cũ/Con ếch nhảy vào/Vang tiếng nước xao.” (Nhật Chiêu dịch, kèm theo lời bàn như sau: Một con ếch đã đánh thức vũ trụ bằng bước nhảy của mình, giống như một tiếng gõ cửa có thể mở cả vũ trũ… Ta là chiếc ao cũ, và là tiếng vang của chính ta, là tiếng vang của vũ trũ. Sau phần hồn cảm mà tác giả Nhật Chiêu đã đại diện cho ta mà phát biểu như trên, dĩ nhiên ta cũng “hồn cảm” như vậy (nên mới nói Nhật Chiêu là đại diện). Và sau đó là phần “logic” ta xét thấy như sau: Những sự kiện trong bài thơ tiềm ẩn lời giải thích về liên hệ nhân quả; có con ếch nhảy vào thì mới có nước xao; có hoàn toàn vắng ngắt chung quanh thì mới có vang dội vào tâm hồn; có trong vườn cũ 500/ 600 năm thì mới nhận ra thời gian và không gian đã thuộc về vũ trụ thăm thẳm. Bây giờ ta đọc đoạn thơ dưới đây của Thành Tôn, ta chạm trán với những “giả dụ hình tượng”, chúng bắt trí ta phải tìm hiểu tác giả muốn liên hệ điều gì mà hình tượng đó có thể là đại diện, có khi đại diện cho hai điều chứ không phải một. Hai điều làm con người không biết điều nào là đúng, hoặc cả hai đều đúng. Tương tự như trong lời hát nói về một nhạc sĩ tấu nhạc quá hay làm cho người đẹp rơi vào tình trường, và nhạc sĩ phân vân: “Nàng yêu tôi hay yêu đàn?” Thành Tôn cũng bắt trí ta phân vân như vậy, cái nào cũng đúng, và có khi cả hai đều đúng:
Nhờ vậy ta có bài thơ huyền ảo, có nhạc tính do niêm luật, nhưng khó hiểu. Nếu như vậy thì đây là “thơ ảo thuật”, và ảo thuật đã làm ta quên sự đòi hỏi sáng sủa của trí hiểu. Nói như thế thì những câu thơ sau đây không thể liệt vào ảo thuật mà phải liệt vào nghệ thuật vì tính chất tuyệt vời, cũng của Nguyễn Xuân Sanh: “Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa/Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà… Nghe mạch hương, mùa khua trái giữ/Tay nao sương đất hạt lầu đời”. Có bài thơ không làm ta quên hẳn trí, mà chỉ như yêu cầu tạm gác qua sự tìm hiểu, ngay lúc “chạm trán” với bài thơ. Thoạt tiên ta “chìm vào” tịch lặng trước đã, sau đó “hồi tỉnh” mà tìm hiểu sau. Nói tóm, thơ “đoạt trí” thì phần “logic” chặn ta trước cửa khi bước vào căn nhà thơ, “thơ đoạt hồn” (không phải là thơ ảo thuật) thì mở toang cửa cho ta vào ngay, sau đó phơi bày cho ta biết đã qua cửa nhờ vào đâu, nghĩa là nó vẫn tiềm tàng “logic” nếu ta muốn biết. Ta thử đọc bài thơ “Ao cũ” của Thiền sư Basho để minh thị phần “logic” đi sau phần hồn cảm: “Ao cũ/Con ếch nhảy vào/Vang tiếng nước xao.” (Nhật Chiêu dịch, kèm theo lời bàn như sau: Một con ếch đã đánh thức vũ trụ bằng bước nhảy của mình, giống như một tiếng gõ cửa có thể mở cả vũ trũ… Ta là chiếc ao cũ, và là tiếng vang của chính ta, là tiếng vang của vũ trũ. Sau phần hồn cảm mà tác giả Nhật Chiêu đã đại diện cho ta mà phát biểu như trên, dĩ nhiên ta cũng “hồn cảm” như vậy (nên mới nói Nhật Chiêu là đại diện). Và sau đó là phần “logic” ta xét thấy như sau: Những sự kiện trong bài thơ tiềm ẩn lời giải thích về liên hệ nhân quả; có con ếch nhảy vào thì mới có nước xao; có hoàn toàn vắng ngắt chung quanh thì mới có vang dội vào tâm hồn; có trong vườn cũ 500/ 600 năm thì mới nhận ra thời gian và không gian đã thuộc về vũ trụ thăm thẳm. Bây giờ ta đọc đoạn thơ dưới đây của Thành Tôn, ta chạm trán với những “giả dụ hình tượng”, chúng bắt trí ta phải tìm hiểu tác giả muốn liên hệ điều gì mà hình tượng đó có thể là đại diện, có khi đại diện cho hai điều chứ không phải một. Hai điều làm con người không biết điều nào là đúng, hoặc cả hai đều đúng. Tương tự như trong lời hát nói về một nhạc sĩ tấu nhạc quá hay làm cho người đẹp rơi vào tình trường, và nhạc sĩ phân vân: “Nàng yêu tôi hay yêu đàn?” Thành Tôn cũng bắt trí ta phân vân như vậy, cái nào cũng đúng, và có khi cả hai đều đúng:
Giả dụ tôi, hình nhân canh ruộng lúa
Áo quần mang, mũ đội, đứng dang tay
Chim chóc sợ tôi hay thằng người giả…
Giả dụ tôi, tượng trưng bày triển lãm
Để bị nhìn, thay vì được hỏi han
Người ca tụng tôi, hay thiên tài nghệ thuật…
Giả dụ tôi, ngai thờ ngôi linh tượng
Ý tưởng người, hay tôi hiển linh.
Còn vài giả dụ hình tượng nữa trong bài thơ, xin nêu ra luôn
cho dễ nhận ra sự “nghiêng về trí” của bài thơ, như tác giả hỏi khi khấn
vái phù thủy là do sự thành ý của người sùng bái hay chỉ nói ra lời giả dối của
thầy cúng. Thơ nghiêng về trí, nên nó có thể mang tính đa dạng do trí ta săm
soi, lắm khi làm ta diễn sai ý tác giả, vì ta không trực cảm gần kề với đồng điệu
cùng tác giả như khi đọc thơ biểu cảm. Trường hợp “giả dụ tôi là phù thủy”
trình bày như trên, nhưng không chắc ý tác giả muốn nói như vậy. Và “giả dụ tôi
là tượng trưng bày triển lãm”, ta có thể đoán tác giả muốn phát biểu về
tính phức tạp trong tình cảm người khi yêu thích pho tượng. Họ ca tụng điêu khắc
gia hay đúng ra là ngợi khen kiệt tác nghệ thuật mà không kể gì đến người tạo
ra? Hay là họ chỉ trầm trồ thiên tài nghệ thuật (một giới siêu đẳng nói chung
chứ không phải cụ thể con người tôi). Đến giả dụ thứ năm, giả dụ sau hết của
bài thơ: “Giả dụ tôi là anh chẳng hạn” thì thật khó hiểu ý tác giả muốn nói gì
với những câu tiếp theo “Thử rờ xem mặt mũi tay chân/ Có phải chúng ta là
dụng cụ”. Ta nghĩ tác giả nói về thời thế phân tranh tận dụng con người
vào cuộc chiến; hoặc nghĩ tác giả nói về triết lý siêu hình ta nhìn tha nhân
như một đồ vật chứ không phải như một hiện sinh. Cả hai đều có thể đúng vì lúc
tác giả xuất bản tập thơ ở vào thời chiến tại Miền Nam Việt Nam; và ở vào
thời triết lý hiện sinh của Sartre (phổ biến trong giới văn nghệ Miền Nam)
nói về cái nhìn làm người khác bị nhốt trong thức giác của kẻ nhìn. Nghĩ xa
nghĩ gần, có khi theo thời thượng triết lý, ta cứ loanh quanh tra tìm ý, vì thơ
bắt độc giả bận trí.
Bây giờ đến lượt ta đọc thơ nghiêng về biểu cảm của nhà thơ
Thành Tôn trong bài “Tinh Thể”. Cũng vậy, chỉ thiên về mà thôi, không hẳn hoàn
toàn biểu cảm, vì cũng có một chút biện giải ở trong thơ. Nhưng chạm trán đến
bài thơ này, ta hứng thú trong dòng hình tượng, trong dòng nhạc tính, trong
dòng tình cảm nỗi niềm trôi giạt của thân phận con người (về Địa Ngục hay Thiên
Đường đều ngoài tầm biết rõ của ta, thiếu Đức Tin làm ta phân vân). Hình, nhạc,
tình, ba thứ hòa quyện vào nhau làm ta thấy hay. Nhạc tính quen thuộc của lục
bát, nhạc tính do từng đôi biền ngẫu nhưng từ ngữ khá mới nên làm mất đi tính
khuôn khổ cổ điển. Khi đọc bài thơ, ta trôi theo lời thơ nên chưa kịp bận trí,
sau đó mới bận trí hỏi tác giả tại sao “lên cao” thì tan tành, và tại sao “xuống
sâu” thì không nỡ. Phải chăng lúc ấy (thập niên 1960) nhà thơ muốn nói đến kiến
thức khoa học du hành không gian (bay bằng tốc độ quá cao, nếu không
có trang phục phi hành thì không thể chịu nổi áp lực khi tàu vũ trụ vượt sức
hút trọng lực của Trái Đất). Và phải chăng “xuống sâu không nỡ” là do từ những
kiến thức triết lý phổ biến thời ấy (như Hữu Tại Thế của Heidegger, Hiện Sinh Phi Lý
của Sartre). Ta trôi trong những hình tượng thi ca nhuốm màu Phật Giáo
“cát bụi trùng trùng diệt sinh”, và sau khi qua phút rung cảm ta mới bận
trí hỏi nhà thơ Thành Tôn có phải ý tứ trong bài cũng nhuốm màu sắc Thiên Chúa
Giáo (quỹ dữ, thần linh, bay bổng, trì lôi):
Quẩn quanh tháng tận năm cùng
Hai vai cát bụi trùng trùng diệt sinh
Về đâu quỹ dữ thần linh
Nửa thân bay bổng nửa mình trì lôi
Dấn thân lại muốn thu hồi
Đã nghe cát lở sông bồi loanh quanh
Lên cao nghĩ sẽ tan tành
Xuống sâu không nỡ thôi đành ở đây…
(Trong bài Tinh Thể)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét