Biết thi nhân qua một vài lời bình trên những bài thơ của anh, và anh đã gửi tặng tôi tập thơ Tiếng tơ lòng vừa xuất bản vào những ngày cuối cùng của năm 2017. Đọc những bài thơ của anh, tôi chợt nhận ra con người tha hương, lữ thứ luôn mang trong mình một nỗi nhớ không nguôi về Huế - quê hương của anh; một niềm tri ân với mảnh đất Bình Dương - miền đất hứa bởi đất và người hồn hậu; cùng với nó là nỗi nhớ của tâm hồn người lính trong những chặng đường hành quân.
Cùng với ba mảng đề tài về quê hương, về nơi đất lành chim đậu và nghiệp lính, bố cục của tập thơ được sắp xếp khá cân đối. Nhưng có lẽ nỗi nhớ về Huế thường trực trong tâm hồn nhà thơ, có đến hơn 10 bài thơ viết về Huế trong toàn bộ tập thơ, đó là chưa nói đến cái nhìn Huế, con người Huế với cái tôi trữ tình xuyên suốt toàn bộ tập thơ. Xa quê, nhớ quê là đương nhiên, nhưng với anh đau đáu một nỗi niềm: “Huế ơi! Mưa nắng dạt dào… Đong đưa nỗi nhớ, ngọt ngào lời ru, Cong chi cong lắm nhịp cầu, Nón nghiêng che nắng, dạ sầu bâng khuâng” (Nét Huế). Người Huế vẫn nói, ai đã từng ở Huế, xa Huế sẽ có cái cảm giác “Đi thì nhớ, ở thì buồn”. Với Nguyễn Khoa, lần đi này là có về, có gặp gỡ, có tiễn biệt ở sân ga, nhưng nỗi nhớ vẫn đau đáu trong lòng nhà thơ.
Nhớ nét mỹ miều, thanh tân của Huế “Cố đô trầm mặc đầy thơ mộng, Nhớ con đường nhỏ, nhịp cầu cong” (Nhớ Huế); nhớ Huế khi mùa mưa sa, gió bão: “Thương quá miền Trung của tôi ơi! Giông bão triền miên, lũ tơi bời, Mưa nắng thất thường đất hóa đá, Ngày tháng quay cuồng nỗi chơi vơi” (Thương quá miền Trung). Thương nhớ, bởi dẫu ở đất Bình Dương “Nơi rạch ròi hai mùa mưa nắng, Người hiền hòa, cây trái khoe hương” (Mảnh đất tình người) thì trong anh vẫn mang nỗi nhớ quê hương “Ở trong này, bỗng nghe em hát…
Khúc dân ca, gợi nhớ quê nhà, Kỷ niệm cũ, quay về bất chợt, Nghĩa tình xưa, ai đã quên ai” (Bình Dương nhớ Huế). Xưa, chàng trai trong bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”, lúc đầu cũng nhớ “canh rau muống, cà dầm tương”, rồi “nhớ ai dãi nắng dầm sương”, nhưng người đọc chợt nhận ra, chàng trai trong ca dao nhớ về em “tát nước bên đường hôm nao”. Nghĩa là em xuất hiện cuối bài thơ mới là tâm điểm của nỗi nhớ. Thi nhân Nguyễn Khoa cũng đã mang nỗi nhớ quê như thế. Đọc cả hơn 10 bài thơ viết về Huế, thì nỗi nhớ về thiên nhiên, về con người, về mỗi địa danh đã từng đi vào thi ca nhạc họa ngỡ như là vu vơ, nhưng thực ra nỗi nhớ đã được định danh rất cụ thể, bởi chắc chắn chàng đã có một mối tình, một tình yêu, một kỷ niệm với ai đó, mà bây chừ thì “ai đã quên ai”, đó cũng là lý do lý giải vì sao mỗi chuyến trở về cố hương dù là việc nhà, dù là việc nghĩa, thì tận trong tâm hồn nhà thơ vẫn là tìm về kỷ niệm, kỷ niệm càng da diết, thì tâm hồn càng thêm rưng rưng: “Trời Huế rưng rưng giờ giã biệt, Huế dần xa theo bánh tàu lăn… Đêm sân ga chén trà thay rượu, Đêm sân ga níu bước chân người…” (Huế - đêm sân ga). Cái tôi thi nhân không cô đơn như thi nhân Nguyễn Bính: “Có lần tôi thấy một người đi, Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì, Chân bước hững hờ theo bóng lẻ, Một mình làm cả cuộc phân ly” (Những bóng người trên sân ga), vì những chuyến đi về với Nguyễn Khoa cũng như cách người ta đi tìm kỷ niệm, để sống tốt hơn với hiện tại “Gặp mặt đồng hương dạ nôn nao, Rộn ràng vui vẻ tiếng cười chào, Xôn xao giọng nói “mô răng rứa”, ấm áp thân thương giữa xứ người” (Tình Huế nơi xa).
Khúc dân ca, gợi nhớ quê nhà, Kỷ niệm cũ, quay về bất chợt, Nghĩa tình xưa, ai đã quên ai” (Bình Dương nhớ Huế). Xưa, chàng trai trong bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà”, lúc đầu cũng nhớ “canh rau muống, cà dầm tương”, rồi “nhớ ai dãi nắng dầm sương”, nhưng người đọc chợt nhận ra, chàng trai trong ca dao nhớ về em “tát nước bên đường hôm nao”. Nghĩa là em xuất hiện cuối bài thơ mới là tâm điểm của nỗi nhớ. Thi nhân Nguyễn Khoa cũng đã mang nỗi nhớ quê như thế. Đọc cả hơn 10 bài thơ viết về Huế, thì nỗi nhớ về thiên nhiên, về con người, về mỗi địa danh đã từng đi vào thi ca nhạc họa ngỡ như là vu vơ, nhưng thực ra nỗi nhớ đã được định danh rất cụ thể, bởi chắc chắn chàng đã có một mối tình, một tình yêu, một kỷ niệm với ai đó, mà bây chừ thì “ai đã quên ai”, đó cũng là lý do lý giải vì sao mỗi chuyến trở về cố hương dù là việc nhà, dù là việc nghĩa, thì tận trong tâm hồn nhà thơ vẫn là tìm về kỷ niệm, kỷ niệm càng da diết, thì tâm hồn càng thêm rưng rưng: “Trời Huế rưng rưng giờ giã biệt, Huế dần xa theo bánh tàu lăn… Đêm sân ga chén trà thay rượu, Đêm sân ga níu bước chân người…” (Huế - đêm sân ga). Cái tôi thi nhân không cô đơn như thi nhân Nguyễn Bính: “Có lần tôi thấy một người đi, Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì, Chân bước hững hờ theo bóng lẻ, Một mình làm cả cuộc phân ly” (Những bóng người trên sân ga), vì những chuyến đi về với Nguyễn Khoa cũng như cách người ta đi tìm kỷ niệm, để sống tốt hơn với hiện tại “Gặp mặt đồng hương dạ nôn nao, Rộn ràng vui vẻ tiếng cười chào, Xôn xao giọng nói “mô răng rứa”, ấm áp thân thương giữa xứ người” (Tình Huế nơi xa).
Bình yên, hạnh phúc nơi xứ người, nơi mà “tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” (Thơ Chế Lan Viên), bởi cô gái miền Đông đã làm lay động cái nhìn của thi sĩ “Em bừng lên tia nắng rạng ngời, Để ai thương nhớ áo bà ba… Em vô tư đôn hậu thuần khiết, Chiếc khăn rằn gợi nhớ quê xa”. Là lính, rời xa quê hương, chọn nơi “đất lành chim đậu” trong anh đã an yên một sự lựa chọn: “nước non đâu cũng là nhà, Anh em đồng đội cũng là người thân” (Mùa xuân, người lính). Bước chân thi nhân in dấu nhiều vùng đất, và mỗi nơi đi qua nhà thơ đều ghi lại cảm xúc của mình bằng những tứ thơ đẹp. Từ Vũng Tàu, Đà Lạt, Hội An đến Nha Trang hay một điểm dừng chân khi đóng quân, nơi nào trái tim cũng dạt dào thương nhớ. Bởi càng trải nghiệm, anh càng thấu hiểu: “Cuộc sống thì đơn điệu, Tình đời mau phôi phai, Khi ngoái đầu nhìn lại,
Thời gian qua mất rồi” (Suy tư). Thấu hiểu quy luật, nhà thơ đã ghi lại cảm xúc của mình, để một mai còn lưu giữ nét vạch trong cuộc đời, nét vạch dẫu mờ hay đậm thì cũng là nét vạch mà mỗi người đều muốn để lại. Khi con người có nhiều suy tư, có nhiều trăn trở, thì thơ là cứu cánh - đương nhiên là với người làm thơ. Nguyễn Khoa cũng vậy: “Một chút tâm tình, một chút thôi, Cho người lang bạt, bớt đơn côi, để ai thắm lại, bờ môi mọng, Cho đời vẫn mãi, giấc mơ hồng” (Thơ… một chút tâm tình). Suy tư về cuộc sống, về nhân tình, nhà thơ có lúc “Lặng lẽ”, “Nhiều khi”: “Nhiều khi, mệt mỏi đến tận cùng, Vẫy vùng chi lắm, vẫn chơi vơi… Cuộc đời, chẳng biết cười hay khóc, Đoạn trường ai thấu, hiểu chăng ai!”. Âu đó cũng là quy luật, làm người ai chẳng trải qua những cung bậc thăng trầm của cảm xúc: “hỷ, nộ, ái, ố, bi, khủng, kinh”; thơ chỉ là một mảnh, một phiến đoạn của cảm xúc, nên một vài bài ghi lại những khoảnh khắc thật trong tâm trạng của nhà thơ cũng thật là đáng quý.
Thời gian qua mất rồi” (Suy tư). Thấu hiểu quy luật, nhà thơ đã ghi lại cảm xúc của mình, để một mai còn lưu giữ nét vạch trong cuộc đời, nét vạch dẫu mờ hay đậm thì cũng là nét vạch mà mỗi người đều muốn để lại. Khi con người có nhiều suy tư, có nhiều trăn trở, thì thơ là cứu cánh - đương nhiên là với người làm thơ. Nguyễn Khoa cũng vậy: “Một chút tâm tình, một chút thôi, Cho người lang bạt, bớt đơn côi, để ai thắm lại, bờ môi mọng, Cho đời vẫn mãi, giấc mơ hồng” (Thơ… một chút tâm tình). Suy tư về cuộc sống, về nhân tình, nhà thơ có lúc “Lặng lẽ”, “Nhiều khi”: “Nhiều khi, mệt mỏi đến tận cùng, Vẫy vùng chi lắm, vẫn chơi vơi… Cuộc đời, chẳng biết cười hay khóc, Đoạn trường ai thấu, hiểu chăng ai!”. Âu đó cũng là quy luật, làm người ai chẳng trải qua những cung bậc thăng trầm của cảm xúc: “hỷ, nộ, ái, ố, bi, khủng, kinh”; thơ chỉ là một mảnh, một phiến đoạn của cảm xúc, nên một vài bài ghi lại những khoảnh khắc thật trong tâm trạng của nhà thơ cũng thật là đáng quý.
Có lẽ, giọng thơ, hồn thơ của Nguyễn Khoa đều bắt đầu từ Tiếng tơ lòng: "Gieo chi, sợi nhớ sợi thương, Để cho, ai phải tơ vương trong lòng, Gieo chi, cả giấc mơ hồng, để câu lục bát, mặn nồng lời ru…”
Tơ trời ai thả mà vương, mà thương, mà nhớ, mà sầu, mà yêu... sợi tơ của đất trời, của lòng người, của thực và ảo, của vấn vương vương vấn và sự linh diệu, huyền diệu đó trở thành giai điệu cảm xúc trong thơ ca như tơ trời run rẩy rót nhạc xuống trần gian.
Thương nhớ thơ lục bát thể thơ truyền thống dân tộc, Nguyễn Khoa đã làm mới nó bằng những điểm gấp khúc của nhịp điệu, xuống dòng ở cả câu lục và câu bát. Việc làm mới này cũng là cái mới trong thơ Nguyễn Khoa, anh cũng sử dụng nhiều thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn trong nhiều bài, cách sử dụng này là mang tính truyền thống. Ta chưa thấy trong anh những câu thơ, bài thơ viết theo lối tự do, cách tân như một số nhà thơ khác, nên khi đọc xong toàn tập thơ, cái giọng thơ của anh không lẫn vào đâu được. Giọng hoài niệm, giọng nhớ thương, giọng suy tưởng, âu đó cũng là nét riêng trong thơ anh…
Văn là người, đọc thơ Nguyễn Khoa, hẳn bạn đọc sẽ nhận ra một con người thơ chân chất, giản dị, trầm lặng, kín đáo… mà lấp lánh một tình yêu cuộc sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét