Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Ý thức mới trong văn nghệ và triết học 3

Ý thức mới trong văn nghệ và triết học 3

7. Tôi chỉ định viết về Apollinaire trong vòng vài ba trang sơ lược thôi, nhưng không hiểu vì lẽ gì tôi miên man viết mãi mà vẫn thấy chưa xong và muốn viết dài thêm nữa. Nhưng thôi. Bấy nhiêu cũng tạm gọi là đủ. Trước khi đặt bút viết, tôi đã đề nhan đề bài này là “Apollinaire, người khai sinh nguồn thơ hiện đại”. Nhưng khi bắt đầu viết xong chừng vài chục trang tôi chỉ mới nói sơ sơ đến tâm tình của thi nhân thôi; tôi tham quá; tôi đã định viết về mọi khía cạnh của Apollinaire nhưng rồi tôi mới thấy rằng không thể tham lam được và chỉ nên giới hạn việc làm, vì thế tôi đổi nhan đề lại là “Tình yêu trong thơ Apollinaire”. 
Mấy tuần nay tôi đã hạnh phúc (tôi nghĩ rằng tôi đã hạnh phúc) vì mấy tuần nay tôi chỉ đọc và viết về Apollinaire; trước kia khi còn trẻ, tôi thường say mê Apollinaire, nhưng mấy năm gần đây, tôi đã bỏ quên Apollinaire. Cuộc đời đã ném liệng tôi bồng bềnh đây đó. Cuộc đời đã giết hết tất cả tình cảm trong lòng tôi, khiến tôi bơ phờ, lạnh lùng đi đứng lê thê như một thằng điên hoặc lang thang tê dại giữa phố phường xa lạ như một con chó ốm. Tôi không còn lắng nghe tiếng chim. Thỉnh thoảng lâu lâu tình cờ ngước nhìn lên bỗng gặp mây trắng trên trời lúc bấy giờ tôi mới sực ý thức rằng tôi đã chết giữa cuộc sống; ngày xưa khi còn trẻ, tôi thường ngắm nhìn mây trắng chơi vơi, say mê đọc thơ, ca hát vang cả nhà và thường hay mộng mơ ngớ ngẩn, nhưng ngày nay tất cả các thứ ấy đã hết rồi và khi những thứ ấy không còn nữa thì tâm hồn tôi đã chết lịm giữa đường đời ngày nay, tôi chỉ là một con người tồi tàn bệ rạc yếu đuối, hết tin tưởng, hết lý tưởng, hết hiên ngang kiêu hãnh; ngày nay tôi trở thành một kẻ dè dặt và lo sợ đủ mọi sự, lại hay hoài nghi và bạc nhược. Tuổi thơ hùng mạnh phách lối ngang ngược đã chết. Tôi mang thể xác tinh thần của người lớn tuổi và thường sống giả dối. (Giả dối là đặc điểm của tất cả những người lớn tuổi) Ngày xưa tôi thường khinh chê những kẻ bạc nhược, những kẻ sống lay lắt bệ rạc; nhưng ngày nay chính tôi lại là kẻ ấy. 
Thế rồi những ngày gần đây, bỗng nhiên tôi gặp lại Apollinaire, tôi gặp lại Apollinaire như gặp lại một người bạn cũ của đời tôi. Những dòng thơ Apollinaire đã trả tâm hồn xưa lại cho tôi. 
Tôi vui sướng. Tôi cảm thấy yêu đời. Apollinaire đã đem cả một mùa hoa xanh mộng về trả lại tôi. 
Tôi sống lại. Cả vũ trụ sống lại; Tôi bắt đầu ca hát lại. Tôi bắt đầu tìm thơ đọc lại. Bất cứ bài thơ của thi sĩ nào cũng rung cảm tôi và nhất là tôi bắt đầu mộng mơ ngớ ngẩn lại như thuở “ban đầu lưu luyến ấy”. Mơ mộng hình ảnh nào cũng được, ở bên Tây hay bên ta. Không cần nghĩ ngợi có thực hiện được hay không, chỉ mơ mộng thôi, chỉ có thế thôi là đủ hạnh phúc rồi. Vì đối với tôi, Mộng và Thực không còn khác nhau nữa. Mộng chính là Thực. Khi Mộng và Thực không còn khác nhau nữa thì đó chính là Siêu thực. Với trí tưởng tượng phong phú của tôi, tôi sẽ thu gọn cả vũ trụ vào gian phòng tôi, tôi sẽ hái tất cả hoa thơm trái ngọt của thiên đàng trong lòng bàn tay, tôi sẽ lang thang ca hát trên những nẻo đường thế giới, tôi sẽ tươi cười nồng nàn với những Lou, những Laura, những Marie… Tôi sẽ nhắm mắt lại và mở đôi môi ra uống tất cả những giọt nước cam tuyền của trần gian. 
Vâng, tôi sẽ tha hồ mơ mộng, tôi sẽ tha hồ tưởng tượng. Và khi tỉnh mộng, tôi sẽ cười vui sướng. Ôi vĩnh biệt hoa niên!… Giã biệt Thanh Xuân, hỡi hoa Thơm của thời gian, tôi đã thở hương nồng của em. 
Jeunesse adieu jasmin du temps 
J’ai respiré ton frais parfum 
Hôm nay, tôi đã sống trọn vẹn. 
Và xin cảm ơn linh hồn Apollinaire.
Phụ lục 
1. LA JOLIE ROUSSE 
Me voci devant tous un homme plein de sens 
Connaissant la vie et de la mort ce qu‘un vivant peut connaitre Ayant éprouvé les douleurs et les joies de l’amour 
Ayant su quelquefois imposer ses idées 
Connaissant plusieurs langages 
Ayant pas mal voygagé 
Ayant vu la guerre dans l’ Artillerrie et l’ Infanterie 
Blessé à la tête trépané sous le chloroforme 
Ayant perdu ses meilleurs amis dans l’effroyable lutte 
Je sais d’ ancien et de nouveau autant qu’un homme seul pourrait des deux savoir 
Et sans m’inquieter aujourd hui de cette guerre 
Entre nous et pour nous mes amis 
Je juge cette longue querelle de la tradition et de l’ invention 
De l’ Ordre de l’ Aventure 
Vous dont la bouche est faite à l’ image decelle de Dieu 
Bouche qui est l’ Ordre même 
Soyes indulgents quand vous nous comparez 
A ceux qui furent la perfection de l’ ordre 
Nous qui quêtons partout l’ aventure 
Nous ne sommes pas vos ennemis 
Nous voulons vous donner de vastes et d’ étranges domaines 
Ou le mystère en fleurs s’ offre à qui veut le cueillir 
Il y a là des feux nouveaux des couleurs jamais vues 
Mille phantasmes impondérables 
Auxquels il faut donner de la réalité 
Nous voulons explorer la bonté contrée énorme où tout se tait 
Il y a aussi le temps qu’on peut chasser ou faire revenir 
Pitié pour nous qui combattons toujours aux frontières 
De l’illimité de l’avenir 
Pitié pour nos erreurs pitié pour nos péchés 
Voici que vient l’été la saison violente 
Et ma jeunesse est morte ainsi que le printemps 
O Soleil c’est le temps de ta Raison ardente 
Et j’attends 
Pour la suivre toujours la forme noble et douce 
Qu’elle prend afin que je l’ aime seulement 
Elle vient et m’attire ainsi qu’un fer l’aimant 
Elle a l’ aspect charmant 
D’ une adorable rousse 
Ses cheveux sont d’ or on dirait 
Un bel éclair qui durerait 
Ou cer flammes qui se pavanent 
Dans les roses thé-qui se fanent 
Mais riez riez de moi 
Hommes de partout surtout gens d’ ici 
Car il y a tant de choses que je n’ ose vous dire 
Tant de choses que vous ne me laisseriez pas dire 
Ayez pitié de moi. 
(Calligrammes, 1918) 
Tạm dịch: 
Đứng trước tất cả các anh đây, tôi là một con người đủ đầy lương tri 
Hiểu biết cuộc đời và hiểu biết về sự chết như tầm kiến thức thông thường của thiên hạ 
Đã trải qua những nỗi đau khổ và những niềm vui của tình yêu Thỉnh thoảng cũng biết bắt buộc người ta phải theo những ý tưởng của mình 
Thông hiểu nhiều ngôn ngữ 
đã du lịch khá nhiều 
Đã chứng kiến chiến tranh trong Pháo binh và Bộ binh 
Bị thương nơi đầu, bị mổ xương bằng thuốc mê chroloforme 
Đã mất những bạn bè thân yêu nhất của mình trong trận chiến hãi hùng 
Tôi từng biết về chuyện cổ và kim cũng nhiều như bất cứ một người đơn độc nào đó có thể biết 
được cả hai 
Và hôm nay không bận tâm lo lắng trận chiến tranh này 
Giữa bọn mình và đối với chúng mình, hỡi những người bạn của tôi ơi 
Tôi xin xét xử cuộc tranh chấp lâu dài giữa Truyền thống và Sáng tạo, giữa Trật tự và Phiêu lưu. 
Các anh mà miệng đã được sáng tạo ra theo hình ảnh Thượng đế Miệng ấy chính là trật tự rồi 
Xin các anh hãy khoan dung khi các anh so sánh chúng tôi với những con người thiện mỹ của 
trật tự. 
Chúng tôi đều là những kẻ đi tìm phiêu lưu ở mọi chân trời 
Chúng tôi không phải là kẻ thù của các anh đâu 
Chúng tôi đều muốn dâng tặng các anh những lãnh thổ mênh mông xa lạ 
Mà nơi đó sự huyền bí đơm hoa sẽ dâng hiến cho kẻ nào muốn gặt hái nó 
Nơi đó có những ngọn lửa mới, những sắc màu chưa từng thấy, nghìn ảo tượng vô lượng 
Mà chúng tôi phải thể hiện 
Chúng tôi muốn thám hiểm cõi thiện, miền cực đại mà nơi đó mọi vật đều im lặng 
Nơi đó cũng có thời gian mà chúng ta có thể đuổi đi hoặc gọi về lại 
Hãy thương chúng tôi, những người đang luôn luôn chiến đấu tại những biên thùy của Vô hạn và
của Tương lai 
Hãy thương những lỡ lầm chúng tôi, hãy thương những tội lỗi chúng tôi 
Giờ đây Hè đang đến, mùa bạo hành 
Và tuổi trẻ của tôi chết như mùa Xuân chết 
Hỡi Thái dương, đó là thời gian của Lý trí nồng nhiệt 
Để mà theo đuổi nàng mãi mãi 
Tôi chờ đợi 
Hình dáng dịu dàng cao quý 
Mà nàng đã nhập thể để tôi chỉ có thể yêu nàng mà thôi. 
Nàng đến đây và lôi cuốn tôi như từ thạch hút sắt 
Nàng có vẻ đẹp duyên dáng của một cô gái yêu kiều tóc đỏ 
Tóc nàng vàng óng, người ta sẽ nói thế 
Trông như tia chớp trường cửu 
Hay như những ngọn lửa tha thướt 
Trong những đóa hồng trà tàn úa 
Hỡi mọi người khắp nơi, hãy cười tôi đi, cười tôi đi, nhất là những người ở đây 
Bởi vì có quá nhiều việc mà tôi không dám kể cho các anh 
Quá nhiều việc mà các anh sẽ không để tôi nói đâu 
Hãy thương tôi. 
2. LE PONT MIRABEAU 
Sous le pont Mirabeau coule la Seine 
Et nos amours 
Faut - il qu’il m ‘en souvienne 
La joie venait toujours après la peine 
Vienne la nuit sonne l’heure 
Les jours s‘en vont je demeure 
Les mains dans les mains restons face à face 
Tandis que sous 
Le pont de nos bras passe 
Des éternels regards l’onde si lasse 
Vienne la nuit sonne l’heure 
Les jours s’en vont je demeure 
L’amour s’en va comme cette courante 
L’amour s’en va 
Comme la vie est lente 
Et comme l’Espérance est violente 
Vienne la nuit sonne l’heure 
Les jours s’en vont je demeure 
Passent les jours et passent les semaines 
Ni temps passé 
Ni les amours reviennent 
Sous le pont Mirabeau coule la Seine 
Vienne la nuit sonne l’heure 
Les jours s’en vont je demeure 
(Acools, 1913) 
Tạm dịch 
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy 
Và những mối tình chúng mình? 
Anh có nên nhớ lại chăng? 
Niềm vui luôn luôn theo sau nỗi đau đớn 
Hãy để đêm đến, giờ đổ 
Những ngày trôi qua, và anh vẫn còn đây 
Tay trong tay, mặt hãy nhìn mặt 
Đang lúc ấy 
Dưới cầu tay chúng mình 
Dòng nước mệt mỏi của những thoáng nhìn thiên thu 
Trôi chảy qua Hãy để đêm đến, giờ đổ 
Những giờ trôi qua, và anh vẫn còn đây 
Tình yêu trôi đi như dòng nước chảy 
Tình yêu trôi đi 
Cuộc đời sao quá chậm 
Mà hy vọng quá nhiệt nồng 
Hãy để đêm đến, giờ đổ 
Những ngày trôi qua, những tuần trôi qua 
Mà thời dĩ vãng 
Cùng những mối tình xưa không bao giờ trở lại 
Dưới cầu Mirabeau sông Seine chảy 
Hãy để đêm đến, giờ đổ 
Những ngày trôi qua và anh vẫn còn đây. 
3. LIENS 
Cordes faites de cris 
Sons de cloches à travers l ‘Europe 
Siècles pendus 
Rails qui ligotez les nations 
Nous ne sommes que deux ou trois hommes 
Libres de tous liens 
Donnons - nous la main 
Violente pluie qui pêign les fumées 
Cordes 
Cordes tissées 
Câbles sous-marins 
Tours de Babel changées en ponts 
Araignées - Pontifes 
Tous les amoureux qu‘un seul lien a liés 
D‘autres liens plus ténus 
Blancs rayons de lumière 
Cordes et Concorde 
J ‘écris seulement pour vous exalter 
O sens o sens chéris 
Ennemis du souvenir 
Ennemis du désir 
Ennemis du regret 
Ennemis des larmes 
Ennemis de tout ce que j ‘aime encore 
(Calligrammes, 1918) 
Tạm dịch 
Những sợi dây thừng làm thành tiếng kêu 
Những tiếng chuông vang rền khắp Âu châu 
Những thế kỷ treo lửng lơ 
Những đường rầy trói buộc những quốc gia 
Chúng ta chỉ là hai hoặc ba người 
Thoát khỏi mọi ràng buộc 
Chúng ta hãy nắm tay 
Những trận mưa mãnh liệt chải tóc khói 
Những sợi dây thừng đan dệt 
Những hải để [tran1] điện tuyến 
Những tháp Babel biến đổi thành những cây cầu 
Những con nhện - Những vị giáo trưởng 
Tất cả những tình nhân mà chỉ mỗi một dây liên hệ trói buộc lại Những mối liên lạc tinh vi khác 
Những luồng ánh sáng trắng 
Những sợi dây thừng và Hoàn thiện 
Tôi chỉ viết để tán dương các người 
Hỡi những cảm giác thân yêu 
Những kẻ thù của ký ức 
Những kẻ thù của khát vọng 
Những kẻ thù của hối tiếc 
Những kẻ thù của nước mắt 
Những kẻ thù của tất cả những gì tôi đang hãy còn yêu. 
4. ZONE 
A la fin tu es las de ce monde ancien 
Bergère ô tour Eiffel le troupeau des ponts bêle ce matin. 
Tu en as assez de vivre dans l’antiquité grecque et romaine 
Ici même les autômbiles ont l’air d’être anciennes 
La religion seule est restée toute neuve la religion 
Est restée simple comme leshangars de Port - Aviation 
Seul en Europe tu n’es pas antique ô Chirstianisme 
L’Européen le plus moderne c'est vous Pape Pie X 
Et toi que les fenêtres observent la honte retient 
D’entrer dans une église et de t’y confesser ce matin 
Tu lis les prospectus les catalogues les affiches qui chantent tout haut 
Voilà la poésie ce matin et pour la prose il y a les journaux 
Il y a les livraisons à 25 centimes pleines d ‘aventures policières Portraits des grands hommes et mille titres divers 
J’ai vu ce matin une jolie rue don’t j’ai oublié le nom 
Neuve et propre du soleil elle était le clairon. 
Les directeurs les ouvriers et les belles sténo-dactylographes 
Du lundi matin au samedi soir quatre fois par jour y passent 
La matin par trois fois la sirène gémit 
Une cloche rageuse y aboie vers midi 
Les inscriptions des enseignes et des murailles 
Les plaques les avis à la façon des perroquets criaillent 
J’aime la grâce de cette rue industrielle 
Située à Paris entre la rue Aumont-Thiéville et l’avenue des Ternes 
Voilà la jeune rue et tu n’es encore qu’un petit enfant 
Ta mère ne t’habille que de bleu et de blanc 
Tu es très pieux et avec le plus ancien de tes camarades René Dalize 
Vous n’aimez rien tant que les pompes de l’Église 
Il est neuf heures le gaz est baissé tout bleu vous sortez du dortoir en cachette 
Vous priez toute la nuit dans la chapelle du collège 
Tandis qu’éternelle et adorable profondeur améthyste 
Tourne à jamais la flamboyante gloire du Christ 
C’est le beau lys que tous nous cultivons 
C’est la torche aux cheveux roux que n ‘éteint pas le vent 
C’est le fils pâle ei vermeil de la douloureuse mère 
C’est l ,arbre toujours touffu de toutes les prières 
C’est la double potence de l’honneur et de l’éternité 
C’est l’étoile à six branches 
C’est Dieu qui meurt le vendredi et ressuscite le dimanche 
C’est le Christ qui monte au ciel mieux que les aviateurs 
Il détient le record du monde pour la hauteur 
Pupille Christ de l’oeil. 
Vingtième pupille des siècles il sait y faire 
Et changé en oiseau ce siècle comme Jésus monte dans l’ air 
Les diables dans les abimes lèvent la tête pour le ragarder 
Ils disent qu’il imite Simon Mage en Judée 
Il crient s’it sait voler qu’on l’appelle voleur 
Les anges voltigent autour du joli voltigeur 
Icare Enoch Elie Apollonins de Thyane 
Flottent autour du premier aéroplane. 
Ils s’ écartent parfois pour laisser passer ceux que transporte la Sainte - Eucharistie 
Ces prêtres qui montent éternellement en élevant l’hostie 
L’avion se pose enfin sans refermer les ailes 
Le ciel s’emplit alors de millions d’hirondelles 
A tire d’aile viennent les corbeaux les faucons les hiboux 
D’Afrique arrivent les ibis les flamands les poètes 
Plane tenant dans les serres le crâne d’Adam la première-tête L’aigle fond de l’horizon en poussant un grand cri 
Et d’Amérique vient le petit colibri 
De Chine sont venus les pihis longs et souples 
Qui n’ont qu’une seule aile et qui volent par couples 
Puis voici la colombe esprit immaculé 
Qu’escortent l’oiseau-lyre et le paon ocellé 
Le phénix ce bûcher qui soi-même s’engendre 
Un instant voile tout de son ardente cendre 
Les sirènes laissant les périlleux détroits 
Arrivent en chantant bellement toutes trois 
Et tous aigle phénix et pihis de la Chine 
Fraternisent avec la volante machine 
Maintenant tu marches dans Paris tout seul parmi la foule 
Des troupeaux d’autobus mugissants près de toi roulent L’angoisse de l’amour te serre le gosier 
Comme si tu ne devais jamais plus être aimé 
Si tu vivais dans l’ancien temps tu entrerais dans un monastère Vous avez honte quand vous vous surprenez à dire une prière 
Tu te moques de toi et comme le feu de l’Enfer ton rire pétille 
Les étincelles de ton rire dorent le fonds de ta vie 
C’est un tableau pendu dans un sombre musée 
Et quelquefois tu vas le regarder de près 
Aujourd’ hui tu marches dans Paris les femmes sont ensanglantées 
C’était et je voudrais ne pas m’en souvenir c’était au déclin de la beauté 
Entourée de flammes ferventes Notre-Dame m’a régardé à Chartres 
Le sang de votre Sacré-Coeur m’a inondé à Montmartre 
Je suis malade d’ouĭr les paroles bienheureuses 
L’amour dont je souffre est une maladie honteuse 
Et l’image qui te possède te fait survivre dans l’angoisse 
C’est toujours près de toi cette image qui passe 
Maintenant tu es au bord de la Méditerrannée 
Sous les citronniers qui en fleurtoute l’année 
Avec tes mis tu te promènes en barque 
L’un est Nissard il y a un Mentonasque et deux Turbiasques 
Nous regardons avec effroi les poulpes des profondeurs 
Et parmi les algues nagent les poissons images du Sauveur 
Tu es dans le jardin d’une auberge aux environs de Prague 
Tu te sens tout heureux une rose est sur la table 
Et tu observes au lieu d’écrire ton conte en prose 
La cétoine qui dort dans le coeur de la rose 
Epouvanté tu te vois dessiné dans les agates de Saint-Vit T
u étais triste à mourir le jour où tu t’y vis 
Tu ressembles au Lazare affolé par le jour 
Les aiguilles de l’horloge du quartier juif vont à rebours 
Et tu recules aussi dans ta vie lentement 
En montant au Hradchin et le soir en écoutant 
Dans les tavernes chanter des chansons tchèques 
Te voici à Marsille au milieu des pastèques 
Te voici à Coblence à l’hôlel du Géant 
Te voici à Amsterdam avec une jeune fille que tu trouves belle et qui est laide 
Elle doit se marier avec un étudiant de Leyde 
On y loue des chambres en latin Cubicula locanda 
Je m’en souviens j’y ai passé trois jours et autant à Gouda 
Tu es à Paris chez le juge d’instruction 
Comme un criminel on te met en état d’arrestation 
Tu as fait de douloureux et de joyeux voyages 
Avant de t’apercevoir du mensonge et de l’âge 
Tu as souffert de l’amour à vingt et à trente ans 
J’ai vécu comme un fou et j’ai perdu mon temps. 
Tu n’oses plus regarder tes mains et à tous moments je voudrais sangloter 
Sur toi sur celle que j’aime sur tout ce qui t’a épouvanté 
Tu regardes les yeux pleins de larmes ces pauvres émigrants 
Ils croient en Dieu ils prient les femmes allaitent des enfants 
Ils emplissent de leur odeur le hall de la gare Saint-Lazare 
Ils ont foi dans leur étoile come les roi-mages 
Ils espèrent gagner de l’argent das l’Argentine 
Et revenir dans leur pays après avoir fait fortune 
Une famille transporte un édredon rouge comme vous transportez votre coeur 
Cet édredon et nos rêves sont aussi irréels 
Quelques - uns de ces émigrants restent ici et se logent 
Rue des Rosiers ou rue des Ecouffes dans des bouges 
Je les ai vus souvent le soir ils prennent l’air dans la rue 
Et se déplacent rarement comme les pièces aux échecs 
Il y a surtout des Juifs leurs femmes portent perruque 
Elles restent assises exsangues au fond des boutiques 
Tu es debout devant le zine d’un bar crapuleux 
Tu prends un café à deux sous parmi les malheureux 
Tu es la nuit dans grand le restaurant. 
Ces femmes ne son pas méchantes elles ont des soucis cependant 
Toutes même la plus laide a fait souffrir son amant 
Elle est la fille d’un sergent de ville de Jersey 
Ses mains que je n’avais pas vues sont dures et gercées 
J ‘ai une pitié immense pour les countures de son vetre 
J’humilie maintenant à une pauvre fille au rire horrible ma bouche Tu es seul le matin va venir, 
Les laitiers font tinter leurs bidons dans les rues 
La nuit s’éloigne ainsi qu’une belle Métive 
C’est Ferdine la fausse ou Léa l’attentive 
Et tu bois cet alcool brûlant comme ta vie 
Ta vie que tu bois comme une eau - de-vie 
Tu marches vers Auteuil tu veux aller chez toi à pied 
Dormir parmi les fétiches d’Océanie et de Guinée 
ls sont des Christs d’une autre forme et d‘une autre croyance 
Ce sont les Christs inférieurs des obscures espérances 
Adieu A dieu 
Soleil cou coupé. 
(Alcools, 1913) 

Tạm dịch: 

Sau cùng anh cũng chán nản cõi trần gian cũ kỹ này 
Hỡi tháp Eiffel, hỡi nàng chăn cừu ơi, bầy cừu kêu be be sáng nay 
Anh đã sống khá nhiều trong thời thượng cổ Hy lạp và La mã 
Ở đây ngay đến những chiếc ô tô cũng có vẻ như cổ kính 
Chỉ có tôn giáo là vẫn còn mới 
Và vẫn còn đơn giản như những kho trại ở Port - Aviation 
Ở Âu châu chỉ ngươi là không cổ lỗ, hỡi Ki Tô giáo ơi 
Hỡi Đức Giáo Hoàng Pie X, người Âu châu tân tiến nhất là ngài Và mi mà những cửa sổ quan sát, sự hổ thẹn đã giữ mi lại, 
không để mi bước vào nhà thờ và không để mi xưng tội ở đó sáng nay 
Mi đọc những tờ giấy cáo bạch, những sổ mục lục, những tờ yết thị ca hát inh ỏi 
Đó là thi ca sáng nay và về văn xuôi thì có những tờ nhật báo, những tập sách 25 xu đầy những 
truyện trinh thám, đầy hình vĩ nhân và một nghìn chức tước 
Sáng nay tôi đã thấy một con đường xinh đẹp mà tôi đã quên tên đó 
Mới mẻ và sạch sẽ, con đường đó là cái kèn của mặt trời 
Những ông chủ, những người thợ và những cô thư ký tốc ký đánh máy xinh đẹp 
Mỗi ngày bốn lần từ sáng thứ hai đến chiều thứ bảy đều đi qua con đường đó 
Ba lần mỗi ngày vào buổi sáng tiếng còi rên rỉ ở đó 
Một cái chuông gắt gỏng sủa ầm lên ở đó vào buổi trưa 
Những yết thị, chiêu bài của nhà buôn ở trên những tấm bảng và trên tường 
Những tấm bảng, những tấm cáo thị la réo như con vẹt 
Tôi thích nét yêu kiều duyên dáng của con đường kỹ nghệ này Nằm ở Ba lê giữa đường Aumont-Thiéville và đại lộ Des Ternes Đây là con đường trẻ trung và mi chỉ là một đứa trẻ con 
Mẹ mi chỉ cho mi mặc quần áo màu xanh và trắng 
Mi rất ngoan đạo và cùng người bạn xưa nhất của mi, tên là René Dalize, mi không yêu thích gì 
hơn là vẻ tráng lệ phù hoa của Giáo hội 
Lúc ấy là chín giờ, đèn khí đã hạ thấp và tất cả đều trở nên xanh, anh lẻn đi ra ngoài phòng ngủ 
một cách kín đáo 
Anh đọc kinh suốt đêm trong nhà nguyện của trường trung học Trong lúc ấy thì sự thâm sâu màu sắc tía, vĩnh cửu và yêu kiều, sự vinh quang và đỏ rực của 
đấng Ki Tô quay vòng mãi mãi 
Đó là hoa huệ xinh đẹp mà tất cả chúng tôi đều trồng 
Đó là cây đuốc tóc đỏ mà ngọn gió không thổi tắt 
Đó là đứa con trai xanh xao và đỏ hồng của người mẹ đau khổ 
Đó là cây luôn luôn rậm rạp với tất cả những lời kinh 
Đó là giàn trụ cột song đôi của vinh dự và vĩnh cửu 
Đó là ngôi sao với sáu nhánh 
Đó là Thượng Đế chết ngày thứ sáu và sống lại ngày chúa nhựt Đó là đấng Ki Tô bay lên trời tài hơn là phi công. 
Ngài đã đoạt kỷ lục về chiều cao 
Đấng Ki Tô, con ngươi của mắt, con ngươi thứ hai mươi của những thế kỷ, ngài biết cách vận dụng 
Và biến đổi thành một con chim, như đức Giêsu, thế kỷ này cũng bay lên trời 
Những con quỷ ở hố thẳm ngẩng đầu lên nhìn ngài 
Bọn quỷ nói rằng ngày bắt chiếc Simon, đạo sĩ Judée 
Bọn quỷ la lên rằng nếu ngài biết bay thì chúng gọi ngài là kẻ ăn trộm (hay kẻ bay) 
Những thiên thần bay lượn quanh kẻ bay lượn xinh đẹp Icare, Enoch, Elie, Apollonius de Thyane 
Bay lênh đênh xung quanh chiếc máy bay đầu tiên 
Họ thỉnh thoảng tránh đường để rộng chỗ cho những kẻ nào mà thánh thể mang đi qua 
Những ông thầy cả này bay lên mãi mãi, đang khi nâng bánh thánh lên cao 
Rồi thì máy bay hạ xuống mà không cần xếp cánh 
Bấy giờ bầu trời lan tràn hàng triệu con chim én 
Ào ạt bay nhanh tới nơi nào là những con quạ, 
Những con ó, những chim cú 
Từ Phi châu bay đến nào là đủ loại hạc 
Chim Róc mà những văn gia thi sĩ đã làm trở nên bất hủ, cũng bay liệng đến bấu víu cái sọ ông 
A Dong trong những ngón chân, cái sọ dừa đầu tiên 
Con chim Ưng bay sà xuống từ phía chân trời, kêu la inh ỏi 
Và từ Mỹ châu bay đến con chim sâu bé nhỏ 
Từ Trung Hoa bay đến những con chim lạ dài thon yểu điệu 
Và chỉ có một cánh và bay từng cặp 
Rồi thì bồ câu bay đến, thánh thần tinh khiết, được hộ tống bằng những con chim thất huyền và 
con công có khoen tròn lốm đốm 
Con phượng hoàng, đống củi lửa mà nó tự thoát thai, trong một khoảnh khắc, vây phủ mọi vật 
bằng tro bụi hừng hực. 
Lìa bỏ những eo biển hiểm nghèo, những con nhân ngư cũng đến dự và cả ba ca hát véo von 
Và tất cả, chim ưng, phượng hoàng và kỳ điểu ở Trung Hoa đều kết bạn thân thiết với chiếc máy 
bay 
Bây giờ mi đang đi giữa đô thị Ba Lê, hoàn toàn cô đơn giữa đám đông thiên hạ
Những bầy ô tô buýt rền rĩ chạy lướt gần mi 
Nỗi đau quằn quại đau đớn của tình yêu bóp nghẹn cổ họng cơ hồ như là nó sẽ không nên bao 
giờ được yêu nữa 
Nếu mi sống vào thời xưa mi sẽ xin vào tu viện 
Anh cảm thấy hổ thẹn khi anh bỗng tự bắt gặp mình đang đọc kinh 
Mi tự chế nhạo mi và tiếng cười mi nổ lẹt đẹt như lửa 
Địa ngục Những tia lửa của tiếng cười mi loéóe vàng đáy sâu đời mi 
Đó là một bức tranh treo trong một bảo tàng luyện đen tối 
Và đôi khi mi đi đến nhìn nó thật gần. 
Hôm nay mi đang bước đi giữa Ba Lê, những người đàn bà loang máu 
Đó là (và tôi không muốn nhớ làm gì nữa) đó là thời tàn tạ của sắc đẹp 
Vây quanh bởi những ngọn lửa hừng hực, Đức Bà nhìn tôi ở tại Chartres 
Máu của Thánh Tâm người đã tràn ngập tôi tại Montmatre 
Tôi đã chán nghe những lời lành thánh 
Tình yêu mà tôi đau khổ chỉ là một cơn bệnh xấu hổ 
Và hình bóng ám ảnh kia đã làm mi sống sót lại trong cơn mất ngủ và trong cơn đau nhói quằn 
quại 
Hình ảnh ấy cứ luôn luôn lướt qua gần mi 
Bây giờ mi đứng bờ biển Địa Trung Hải 
Dưới những cây chanh trổ hoa quanh năm 
Với những người bạn mi đi dạo bằng thuyền 
Một người bạn thì ở Nice, một người ở Menton và hai người ở La Turbie 
Chúng tôi sợ hãi nhìn những con bạch tuộc ở đáy sâu và giữa rong rêu những con cá bơi lội, 
những hình ảnh của đấng Cứu Thế 
Mi đang ở trong một cái vườn của một lữ quán gần thành Prague Mi cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc, một đóa hoa hồng trên bàn và mi ngắm nhìn con bọ cam nằm 
ngủ trong lòng hoa hồng, thay vì viết câu chuyện bằng văn xuôi Bàng hoàng sợ hãi, mi thấy mi in bóng trong những đá mã não ở Saint Vit 
Mi buồn bã chán đời lúc mi nhìn mi ở đó 
Mi giống như Lazare hoảng hốt điên cuồng bởi ánh sáng ban ngày 
Những cây kim đồng hồ ở khu phố Do Thái chạy ngược lại 
Và mi cũng thụt lùi ngược lại chậm chạp trong cuộc đời mi lúc mi bước lên Hradchin, và 
Vào buổi chiều lúc mi lắng nghe những bài ca Tiệp khắc vọng lên từ trong tửu quán… 
Bây giờ mi đang ở Marseille, đứng giữa những trái dưa hấu… Bây giờ mi đang ở Coblence tại lữ quán Géant 
Bây giờ mi đang ở La Mã dưới cây sơn trà Nhật bản 
Bây giờ mi đang ở Amsterdam với một cô gái mà mi cảm thấy xinh đẹp và thực ra cô ấy thì 
trong xấu 
Nàng sẽ lấy một sinh viên ở Leyde 
Người ta mướn phòng bằng chữ La tinh cubicula locanta 
Tôi nhớ rằng tôi đã ở đó 3 ngày và nhiều như ở Gouda 
Mi đang ở Ba Lê nơi phòng dự thẩm 
Như một tên tội đồ, họ quản thúc mi 
Mi đã làm những chuyến hành trình đau khổ và vui sướng 
Trước khi để ý đến điều giả ngụy và tuổi tác già nua 
Mi đã đau khổ vì tình yêu hồi hai mươi và ba mươi tuổi 
Tôi đã sống như thằng điên và tôi đã đánh mất thời gian
Mi không còn dám nhìn những bàn tay của mi vào mỗi một phút giây trong đời, mi đều muốn 
gục đầu nức nở 
Nức nở khóc mình, khóc người mình yêu và khóc tất cả những gì làm mi kinh hãi 
Mi nhìn những người di trú nghèo nàn này với đôi mắt rưng rưng nước mắt 
Họ tin thờ Thượng Đế. Họ đọc kinh cầu nguyện 
Những người đàn bà cho con bú sữa 
Họ làm cho nhà ga Saint - Lazare man mác mùi hôi của họ 
Họ tin thờ ngôi sao họ như ba vua đạo sĩ 
Họ mong làm ăn được ở A Căn Đình 
Và trở về quê hương họ khi đã làm giàu 
Mỗi một gia đình mang theo một cái mền nhung mao đỏ như anh mang trái tim anh 
Cái mền nhung mao ấy và những giấc mộng của chúng ta cũng đều hư ảo 
Và người di trú ở lại đây và cư ngụ tại đường Hoa Hồng hay đường Des Ecouffes trong những 
túp lều bệ rạc 
Tôi thường gặp họ vào buổi chiều lúc họ hóng mát trên đường phố và như những quân cờ, họ ít khi di động 
Họ phần lớn đều là người Do Thái; những người đàn bà mang tóc giả, họ vẫn ngồi xanh xao tiều 
tụy ở cuối hiệu buôn 
Mi đứng trước quầy hàng rượu bẩn thỉu 
Mi uống một tách cà phê rẻ tiền, cùng với những người nghèo khổ bạc mệnh 
Lúc ấy là ban đêm mi ở trong một hiệu ăn 
Những người đàn bà này không bần tiện nham hiểm mặc dù họ sống với nhiều lo âu phiền muộn 
Họ đều làm tình nhân họ đau khổ, dù là kẻ xấu xí nhất 
Người đàn bà ấy là con gái của một bác cảnh sát Jersey 
Những bàn tay nàng (mà tôi chưa từng thấy trước kia) đều cứng và nứt nẻ 
Tôi rất thương hại những đường nhăn ở bụng nàng 
Bây giờ tôi hạ thấp miệng tôi với một cô gái nghèo nàn có tiếng cười kinh hãi 
Mi chỉ một mình cô đơn và buổi sáng sắp đến 
Người bán sữa làm khua động những thùng sữa trên đường phố Đêm tàn và lướt đi như nàng Métive tuyệt trần 
Đó là Ferdine hư ngụy hay Léa chuyên tâm ân cần 
Và mi uống ly rượu này đốt cháy như cuộc đời mi 
Cuộc đời mi mà mi uống cơ hồ như rượu mạnh 
Mi bước về xóm Auteuil. 
Mi muốn đi bộ về nhà 
Và nằm ngủ giữa những ngẫu tượng đem từ miền Océanie và Guinée 
Những ngẫu tượng ấy là những đấng Ki Tô theo hình thể khác và theo tín ngưỡng khác 
Đó là những đấng Ki Tô nhỏ bé của những hoài vọng đen tối 
Giã từ Giã từ 
Mặt trời bị cắt cổ.
Chương tám
Ý thức chấp nhận - Charles Chaplin và tâm hồn nghệ sĩ

Con thú vật đau khổ nhứt ở trần gian này là con thú đã tạo ra tiếng cười.
Nietzsche (Volonté de Puisance, c. II, tr. 368)
1.
Bản “Limelight” của Charles Chaplin là bản nhạc của Tuyệt Đối, tiếng ca vút trời thăm thẳm của một tâm hồn cô độc nhất trần gian. Nhân loại này còn đau khổ thì điệu nhạc “Limelight” tuyệt vời vẫn còn sống để tha thiết nuôi dưỡng xoa dịu nỗi đau đớn câm lặng khôn cùng của những con người vô danh ở dưới mọi phương trời.
Tôi chưa xem phim Limelight của Charles Chaplin, nhưng cần gì xem phim ấy nữa, khi mà mình đã nghe điệu “Limelight” bất tuyệt trong đời mình và qua điệu nhạc triền miên u ẩn ấy, mình đã cảm thấy hết tất cả những bi kịch xót xa nhất của con người, mình đã quì ôm sự đau khổ trong mười ngón tay nước mắt, mình đã run run khi nghe thời gian trôi đi miên man trong gió đời heo hút và nhất là trong một đêm khuya vô định nào đó, mình đã chợt bắt gặp một giòng sông xa xôi trong đôi mắt của một người ca sĩ giữa một đêm vui sắp tàn rồi cuộc đời sẽ đi vào lãng quên, khi mà ánh đèn đã tắt, khi mà người nghệ sĩ đã trở về già?
Mỗi khi nhắc đến tên Charles Chaplin là tôi run run nói không ra lời, cũng như mỗi khi nghe nhắc đến Henry Miller hay Nijinsky hay Blaise Cendrars hay Van Gogh.
Charles Chaplin. Charles Chaplin… Tên người gợi lên một mùa Thu, tên người gợi lên một mùa Đông, tên người gợi lên một mùa Xuân…
Tôi nghe người ta kể lại rằng vở Limelight nói lên tâm hồn bất diệt của một anh hề già, mặc dù đã bị đời lãng quên và sống bần cùng trong đói khổ và tuyệt vọng, nhưng vẫn tha thiết thương yêu cuộc đời.
Anh hề già này cứu một vũ nữ khỏi tự tử và mặc dù chính anh cũng là một kẻ tuyệt vọng chán đời, anh vẫn cố gắng hết sức an ủi, khuyến khích, gây tin tưởng cho cô vũ nữ trẻ đẹp này. Chính những cử chỉ của anh đã khiến nàng trở nên yêu đời, tin tưởng mình. Rồi nàng trở lại cuộc sống, nhảy múa như xưa, chẳng bao lâu nàng bước lên tuyệt đỉnh của thành công và danh vọng; đang khi đó thì anh hề già tóc trắng chìm vào trong đêm tối, bị người đời quên lãng: thế rồi một hôm, đang lúc nàng vũ nữ trẻ đẹp vui tươi nhảy múa thì anh hề già gục chết âm thầm dưới ánh đèn sân khấu, không một ai hay biết.
Điệu đàn “Limelight” vây phủ trọn vở kịch: những kẻ nào chưa may mắn được xem phim, chỉ cần lắng nghe điệu nhạc “Limelight” là cũng cảm được những gì mà ngôn ngữ không thể nói lên được.
Đó là tiếng chấp nhận cuộc đời, chấp nhận một cách trọn vẹn: cuộc đời càng tuyệt vọng, càng đen tối thì lại càng trở nên có ý nghĩa và lại càng đáng sống.
Tôi chỉ có thể sống nổi, khi tôi đau khổ. Càng đau khổ thì càng thấy rằng cuộc đời đẹp hơn.
Charles Chaplin đã nói về ý nghĩa của vở kịch: “Trọn ý nghĩa của vở kịch chỉ là: đừng sợ sống” (That‘s what it is, that is the whole story, not to be afraid to be alive). [1]
Không sợ sống
Not to be afraid to be alive (Charles Chaplin)
Charles Chaplin đã nói lên một chân lý tuyệt vời nhất của cuộc đời:
KHÔNG SỢ SỐNG
NOT TO BE AFRAID TO BE ALIVE
Tôi phải lặp lại câu nói trên đến lần thứ hai và nếu cần thì cũng có thể lặp lại một triệu lần; mỗi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng trước khi thức dậy, chúng ta cần phải nói thầm câu trên, nói đi nói lại nhiều lần như một tín đồ Tịnh Độ tông niệm Phật hay một tín đồ Hésychaste niệm Chúa…
Chúng ta đã sợ sống, đó là lý do tại sao chúng ta đã đau khổ. Chỉ khi nào chúng ta không còn sợ sống nữa thì lúc ấy chúng ta mới được giải thoát, Charles Chaplin đã thể hiện câu “không sợ sống” bằng chính cuộc đời mình.
Cả tuổi trẻ của Charles Chaplin là những chuỗi ngày đau đớn tủi nhục nhất của một đời người; Charles Chaplin đã từng sống trong đói rét, đã đi làm lụng cực nhọc ngay từ lúc chưa đầy mười tuổi, đã chứng kiến những nỗi đau khổ lớn lao nhất đời ngay từ lúc Charles Chaplin chỉ là một đứa trẻ nhỏ ngây thơ. Mới 5 tuổi, Charles Chaplin đã bị mẹ đem bỏ ở viện mồ côi, vì bà không có tiền mua thức ăn cho con. Ở viện mồ côi, mặc dù mới 5 tuổi, Charles Chaplin đã trải qua những kinh nghiêm bẽ bàng nhất, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, thỉnh thoảng vẫn bị đánh đập mắng chửi tàn nhẫn; và trong hai năm trời ở viện mồ côi, Charles Chaplin cũng ít được mẹ đến thăm. Đến năm bảy tuổi, cậu bé mới được mẹ đem về nhà để sống những ngày lang thang tủi cực nghèo đói, thường đi rong ăn mày ở những đường phố vỉa hè. Sau này, Charles Chaplin đã nhắc lại cho con trai nghe về quãng thời gian ấy: “Con phải tin tưởng nơi con, con ạ. Đó là sự huyền bí kỳ diệu. Ngay đến lúc mà cha bị bỏ ở viện mồ côi hay lúc mà cha đi rong hoang đàng ở những đường phố để kiếm chút ít đủ ăn để sống qua ngày thì ngay những lúc đó, cha vẫn tự nghĩ rằng cha là một kịch sĩ vĩ đại nhất ở thế giới. Cha phải cảm thấy sự phong phú triền miên ấy thoát ra từ lòng tự tin mãnh liệt, sự tin tưởng hoàn toàn nơi chính bản thân mình. Không có lòng tự tin ấy, con sẽ kiệt quệ đầu hàng ngay” (You have to believe in yourself, that’s the secret. Even when I was in the orphanage, when I was roaming the streets trying to find enough to eat to keep alive, even then I thought of myself as the greatest actor in the world. I had to feel that exuberance that comes from utter confidence in yourself. Without it you go down to defeat) (Charles Chaplin, Jr., My father Charles Chaplin, tr. 11).
Charles Chaplin không sợ sống, chẳng những thế, ông đã sống trọn vẹn nhất, bi tráng nhất. Mặc dù cuộc đời mình chỉ gồm toàn những nỗi đau khổ bất tận, thế mà Charles Chaplin cũng đã làm hề (làm Charlot) để tạo Niềm Vui, gây ra tiếng cười ở khắp mọi phương trời.
Hình ảnh Charlot đã đi vào lịch sử, đi vào Nghệ thuật. Élie Faure (cũng một thiên tài lạ thường) đã so sánh thiên tài Charles Chaplin với thiên tài Shakespeare (cf. J. Mitry, Charlot et la “Fabulation” chaplinesque, tr. 22, éditions universitaires. 1957).
Có người đã cho rằng Charles Chaplin là một bậc thánh, một loại thánh đứng ngoài vòng giáo đường, ngoài lề luật. Jean Duviyau nói về Charles Chaplin như sau: “Dưới hình ảnh của anh hề người ta thấy ẩn hình ảnh Jésus; dưới nét mặt của một anh hề làm trò cười, người ta thấy một người chịu đóng đinh để cứu vớt nhân loại” (Jean Duvigaud, “Le Mythe Chaplin” trong Critique, Juillet 55).
Elie Faure là một thiên tài vô danh của văn học Pháp, là một nhà thẩm mỹ học đại tài nhất thế giới, đã ca tụng Charles Chaplin là “một thi hào vĩ đại, nhà thơ duy nhất của thời đại này đã nhìn đời dưới khía cạnh hùng tráng, một cách thường xuyên và đầy ý thức”.
Charles Chaplin đã chiến thắng được sự đau khổ vô hạn của đời mình, đã làm cuộc đời mình trở thành một bản đàn bất tuyệt, đã sáng tạo ra Niềm Vui vô hạn cho Nhân loại. Suốt đời, Charles Chaplin vẫn say sưa hăng hái:
Ca ngợi Tình Thương giữa loài người;
Chống đối chiến tranh;
Chống đối chính trị;
Chống đối đời sống kỹ nghệ máy móc.
Charles Chaplin đã bao lần kêu gọi chúng ta: “Các anh không phải là những cái máy! Các anh không phải là thú vật! Các anh là người! Các anh mang tình thương nhân loại trong tim các anh!” (cf. Pierre Leprohon, Charles Chaplin, trang 183, Nouvelles Editions Debresse).
Một điều đáng để ý là Charles Chaplin rất ca ngợi Nijinsky (Nijinsky là một nghệ sĩ vũ sư người Nga, một thiên tài kỳ lạ, sau này trở nên điên; Nijinsky cũng là bạn thân của Charles Chaplin). Đáng để ý nhất là Charles Chaplin rất say mê Spengler và bộ Sự suy tàn của Tây phương; Charles Chaplin cũng say mê Nietzsche, Emerson, và Schopenhauer. Einstein là bạn thân của Charles Chaplin, lúc sinh thời, Einstein thường đến nhà Chaplin và hai thiên tài cùng đàn vĩ cầm chung nhau.

2.
Nói đến Charles Chaplin thì biết nói gì bây giờ, ngoài ra chỉ nói rời rạc như trên?
Charles Chaplin, tôi gọi tên người như gọi tên một rừng chim lạ, như gọi tên giòng sông Danube xanh màu đại dương.
Và sau cùng, tôi muốn trích lại đây lời của thi sĩ Blaise Cendrars nói về Charles Chaplin, một thiên tài nói về một thiên tài:
“Đặc tính của con người là mất, là chết. Chúng ta hãy gấp lên mà cười hết mọi sự. Cảm ơn Charlot!” [2].
Hãy cười tất cả mọi sự!
Cười trước sự đau khổ, cười trước sự chết, cười trước tất cả những tủi nhục phũ phàng của đời sống.
Đó là con đường giải thoát duy nhất cho sự đổ vỡ hiện nay của nhân loại. Đó là đạo lý cuối cùng của con người không sợ sống; chúng ta có nên đưa Charlot lên ngôi Thượng đế?
Chương chín
Ý thức siêu thể - Linh hồn Faulkner và siêu hình học thời gian của Jean-Paul Satre và Aldous Huxley

1.
Tôi vừa được được tin Faulkner từ trần.
Năm vừa qua, Hemingway, Céline đã lìa đời; năm nay lại đến Faulkner… Những thiên tài vĩ đại lần lượt dắt nhau từ bỏ trần gian hiu quạnh này mà trở về lòng đất.
Tôi nghe tin Faulkner chết mà tâm hồn tôi vẫn không xao động; bởi vì Faulkner vẫn mãi mãi sống mãnh liệt trong lòng chúng tôi, trong lòng người trẻ tuổi hôm nay. Linh hồn Faulkner vẫn đứng bên cạnh chúng tôi (cũng như linh hồn bất diệt của những thiên tài khác như Nietzsche, Dostoievsky, Eugene O’Neill, Melville, Rimbaud, vân vân.)
Tuổi trẻ chúng tôi đã được che chở dưới những hình ảnh hiên ngang của những con người dị thường ấy; tâm hồn chúng tôi đã được nuôi dưỡng trong tâm tình máu lệ của họ.
Trong những lúc thất vọng đau đớn chán nản khắc khoải xao xuyến, chúng tôi đã tìm đến Faulkner (cũng như đã tìm đến Henry Miller, Saroyan, Hermann Hess, vân vân) chúng tôi tìm đến chỗ nương náu, nơi trú ẩn để tránh những cơn bão loạn phũ phàng của tâm hồn, để thấy rằng còn có những kẻ khổ như chúng tôi hoặc khổ hơn chúng tôi, để ý thức rõ thêm rằng cuộc đời quá tàn nhẫn bi đát, rằng con người vĩ đại, bất diệt bởi vì con người đã chịu đựng được sự đau khổ phi lý vô nghĩa của cuộc đời mình, rằng tình thương vẫn đơm hoa nở trái trên nấm mồ nhân loại, rằng không có gì có thể phá hủy được trái tim con người, rằng con người sẽ chiến thắng được tất cả mọi nỗi đau đớn trên đời này.
Đừng bao giờ sợ hãi. Cứ lên tiếng tranh đấu cho chính trực, cho sự thực và lòng thương xót trắc ẩn để chống lại bất công láo khoét và tham bạo. So, never be afraid. Never be afraid to raise your voice for honesty and truth and compassion, against injustice and lying and greed. Những lời thiết tha ấy của Faulkner vẫn văng vẳng bên tai chúng tôi và chúng tôi không bao giờ quên được lời Faulkner khi nhận giải Nobel, những lời đơn sơ chứa đựng những chân lý ngàn đời của con tim như tình yêu, danh dự, hãnh diện, hy sinh, can đảm, chịu đựng và lòng trắc ẩn, xót thương…
Những tiếng giản dị quá tầm thường ấy đã trở thành thâm trầm sâu sắc thấm thía bởi vì những tiếng ấy đã được thốt ra từ đôi môi cháy bỏng của một người đã sống qua “một mùa ở hỏa ngục”.
2.
Ở dưới đây chỉ là những ghi chú tôi đã viết trong những lúc tiếp xúc với tâm tình tư tưởng của Faulkner. Đối với một thiên tài quá phức tạp như Faulkner, tôi không thể nào dám có những nhận định, tôi chỉ có thể đưa ra những ghi chú, nghĩa là những cảm tưởng nhất thời mà thôi. Tôi không muốn sắp xếp những ghi chú trên theo thứ tự thời gian hoặc theo thứ tự đề tài, bởi vì nói đến “ghi chú” là nói đến tản mác, rời rạc, tạm bợ, chưa hết, chưa xong; nếu những ghi chú mà được sắp xếp thứ tự, được hệ thống hoá đàng hoàng thì ta không gọi đó là “ghi chú” nữa; ta gọi một tên khác.
3.
Tôi không bao giờ quên được giọng rên xiết thê thảm của Benjy, ”tiếng than trầm trọng tuyệt vọng của tất cả những nỗi đau đớn câm lặng dưới ánh mặt trời” (the grave hopeless sound of all voiceless misery under the sun), bàn tay của Dilsey vuốt ve trên mái tóc của Benjy và đoá hoa đã tan nát nhưng đôi mắt Benjy trống rỗng, xanh lơ và bình lặng; những lời giảng kinh từ giáo đường da đen vẫn đời đời vẳng đến tai tôi: Chúng giết Ta để các con có thể sống lại; Ta chết để những kẻ nào thấy và tin tưởng sẽ không bao giờ chết nữa” (Dey kilt Me da ye shall live again; I died dat dem whut sees en believes shall never die).
Tôi sẽ nhớ mãi hai dòng nước mắt của người đầy tớ da đen già yếu (Dilsey), hai giọt nước mắt đau thương của một kẻ đã xót xa chứng kiến buổi ban đầu và buổi tận cùng của thế hệ (I’ ve seed de first en de last… I seed de beginnin, end now I sees de endin).
Faulkner đã để lại hai hình ảnh bất diệt: Benjy và Dilsey, một người da trắng khùng ngốc và một người da đen nghèo khổ, hai hình ảnh lý tưởng của sự Hồi Sinh nhân loại.
4.
Không thể hiểu được Faulkner.
Trước khi đọc tác phẩm của Faulkner, cần phải đọc lại Thánh kinh, ta mới hiểu được hoả ngục của Faulkner. Faulkner là một tiên tri của thời đại đổ vỡ này (như Strindberg, Henry Miller, Dostoievsky…)
Ở trước, ở sau, ở chung quanh những giòng chữ của Faulkner, sương khói huyền bí thiêng liêng vây phủ: ta thoáng nghe tiếng khóc thê thảm của những oan hồn; ta thoáng nghe tiếng nói xa xôi mơ hồ: tiếng kêu ơi ới của những con người lạc đường mất hướng trong đêm mưa bão loạn: nhiều lúc ta lại bất chợt rùng mình ớn lạnh vì bỗng nhận ra tiếng kêu ơi ới bi thảm ấy là tiếng kêu của chính ta: những con người lạc lõng trong đêm khuya giá buốt ấy không phải là ai cả mà là chính ta…
Và trong đêm tối rùng rợn ấy, trong hố thẳm sương mù ấy, ta chợt run lên, vì linh giác cảm thấy sự Hiện Diện huyền bí của Siêu Thể giữa cơn tuyệt vọng vô hạn phủ đầy Hư Vô.
(10-X-1960)
5.
Những tác phẩm máu lệ của một đời người đã thai nghén trong nỗi xót xa ray rứt và mồ hôi nhầy nhụa của tâm thức tê dại - từ những chất liệu lạ lùng nhất của tâm hồn; những tác phẩm ấy có phải là những “hiện tượng thiên nhiên”, những hòn đá hay những cây trơ trơ xuất hiện ra ở đó để cho người ta đem thông minh mà phân chia định loại với giọng điệu thông thái của triết gia nhà nghề? Như là điệu xô bồ của Jean-Paul Sartre khi bàn luận về Faulkner, chẳng hạn.
Faulkner là một con người không có trí thông minh, ông không có đầu mà chỉ có một trái tim. Đi đến Faulkner, ta đừng nên lấy thông minh của ta mà tìm kiếm thông minh của Faulkner: ta sẽ không bao giờ tìm được gì cả. Ta hãy lấy trái tim của ta ra và cầm lấy trái tim ấy trong lòng hai bàn tay, rồi bước đi tìm kiếm Faulkner: giữa đêm tối hoang vu, một linh hồn sẽ gặp một linh hồn.
(12-X-1960)
6.
Ý nghĩa của tác phẩm Faulkner?
Không có ý nghĩa gì cả. Ý nghĩa ấy là chữ “không”. Đó chỉ là một câu chuyện của một anh khùng ngu dại, ồn ào và đầy thịnh nộ, chẳng có ý nghĩa gì cả. Full of sound and fury…
Faulkner chỉ là một người khùng ngu dại.
Những kẻ nào sáng suốt thông minh, khôn ngoan không nên tìm đến Faulkner. Tìm đến sẽ thất vọng, sẽ bực mình khó chịu ngột ngạt, bởi vì chung quanh chỉ toàn là tiếng rên ồn ào đầy thịnh nộ, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Chỉ những kẻ nào ngu dại điên khùng ngây thơ mới tìm đến Faulkner.
Những kẻ tội lỗi, những tù nhân, những trẻ nít, những gái giang hồ, những kẻ thất bại, những người ngu si dốt nát, những kẻ lập dị, những người khùng, những kẻ hồn nhiên khờ dại vụng về, những kẻ lạc hậu nhà quê, những người không có quê hương,những kẻ sắp tự tử, những người chưa có quan niệm gì về văn nghệ, những kẻ không biết tư tưởng, những kẻ vô trách nhiệm, những người lạc lõng cô đơn, những kẻ bị xã hội ruồng bỏ, bị đời khinh chê, nói tóm lại là những người có linh hồn, chỉ những người này là có thể hiểu cảm được Faulkner.
Đó là ý nghĩa của tác phẩm của ông.
(8-X-1961)
7.
Đừng đem thông minh lý trí đến tìm Faulkner. Hãy đem trái tim. Hãy đem tâm hồn. Một tâm hồn sẽ gặp một tâm hồn; tâm hồn này sẽ dẫn dắt tâm hồn kia cùng nhau bước đi trong đêm tối phũ phàng; con đường dài thăm thẳm, gió rít ghê rợn, buốt lạnh bám vào xương da, tay chân run lẩy bẩy, răng cọ nghiến vào nhau, tóc bay rối tung, miệng thở mệt mỏi, mấy bàn chân vẫn bước đi; tâm hồn này nương vào tâm hồn kia, dựa vào, ngả vào, kề vào, ghé vào, để bớt cô đơn, để được nâng đỡ đôi chút, để được thêm sức lên mà cùng nhau bước đi, tiếp tục bước đi, lòng chứa chan hy vọng và kiên nhẫn và can đảm và hãnh diện và vinh dự, trượt té bao lần mà vẫn cố gắng đứng dậy và tiếp tục bước đi, đi mãi đi hoài trên con đường gió lộng, mưa rơi sương khuya mù mịt, lê bước, lầm lũi bước, cố gắng bước, mạnh bước trên con đường nhầy nhụa, lầy lội, bẩn thỉu, dơ dáy, gai góc, đen tối, rướm máu, con đường vô tận mà người ta gọi là con đường đời.
(8-X-1961)
8.
Cả một đời người gần ba mươi tác phẩm, Faulkner muốn gửi gắm những gì cho thế hệ chúng ta? Từ tập thơ đầu tiên The Marble Faun đến những quyển tiểu thuyết cuối cùng đầy sương mù ám phủ, Faulkner muốn nói gì? Tại sao Faulkner cứ viết văn rắc rối, hỗn độn, dài dòng, lê thê, lung tung, đen tối, nặng nề? Tại sao tất cả những quyển tiểu thuyết của Faulkner đầy tràn những kẻ giết người, những tù nhân, những kẻ loạn luân, những con người rừng rú man rợ, những thằng khùng, những gái đĩ, những mụ già, những ông già, những nông dân, những người đầy tớ, những mọi da đỏ, những người Mỹ da đen? Tại sao người lính kia từ trận địa xa xôi trở về quê hương để mà vất vưởng xa lạ bơ phờ lạnh nhạt? (Soldiers’ Pay). Tại sao hành động lại quan trọng hơn những lời, những tiếng? (Mosquitoes). Tại sao Bayard Sartoris lại lầm lì yên lặng hàng giờ và sống lạnh lùng khô khan, không vui, không buồn, vô tình trơ trơ? Để Narcissa phải tìm đến Horace Benbow? (Sartoris). Tại sao Darl phải khùng, phải điên? (As I lay dying). Popeye tượng trưng cho cái gì? Tại sao Temphe Drake luân lạc lầu xanh ba chìm bảy nổi như nàng Kiều? (Sanctuary). Tại sao Joe Christmas muốn tự nhận mình là một kẻ da đen? Tại sao cuộc đời đã phũ phàng mà người ta vẫn gây phũ phàng thêm và không bao giờ dung thứ những sự yếu đuối của con người? (Light in August). Tại sao Henry lại giết Charles? Tại sao không thể nhận người da đen như là một con người, một kẻ ngang hàng với mình? (Absalom, Absalom!). Tại sao nàng chết và để chàng bơ vơ tù tội? (The Wild Palms). Tại sao người lại trở về lại nhà tù và tìm hạnh phúc trong triền phược? (The Old Man). Con gấu Old Ben tượng trưng cho cái gì? (The Bear). Tại sao phải tìm giải thoát trong đau khổ? (Requiem for a Nun). Tại sao Benjy cứ mãi rên siết, tru tréo khóc rống suốt cả một quyển sách? (The Sound and the Fury). Tại sao tôi cứ hỏi “tại sao” mãi mà vẫn không hết? Một ngàn câu hỏi, mấy ngàn câu hỏi vẫn lăn tăn trong đầu tôi, trong óc tôi, trong lòng tôi, trong ý thức và nhất là trong tiềm thức, lúc đi, lúc đứng, cũng như lúc ngủ.
The Sound and the Fury là tác phẩm mãnh liệt huyền bí nhất của Faulkner; chúng ta hãy ghé lại đây và đi vào để nhìn những đống gạch đổ nát hoang tàn của thời đại. Rồi tìm thử trên sự đổ vỡ điêu linh ấy có còn một đóa hoa nào mọc lên hay không?
Đọc hết quyển The Sound and the Fury, tôi sửng sốt ngạc nhiên nhận ngay rằng tôi đã đi vào một thế giới phũ phàng đen tối vô cùng; thế mà không hiểu sao trong một thế giới như vậy tôi lại thấy đầy chim, nhái, bướm, cây, hoa, bầu trời, hoa kim ngân… Faulkner viết những trang văn quá thác loạn tàn nhẫn như thế, mà vẫn không bao giờ quên một tiếng chim kêu hay một con bướm vàng hoặc mùi thơm ngây ngất của hoa kim ngân. Đó là một điều lạ. Tại sao những nhà phê bình không thấy điều ấy?
Điều lạ thứ hai: ngoài những tiếng rên siết khóc rống, đau thương của một anh khùng da trắng, tôi lại nghe những tiếng hát lanh lảnh của những người đầy tớ da đen (chương đầu và nhất là chương cuối) hay là trong lúc những người da trắng ruột thịt cùng máu mủ với nhau mà lại cấu xé hành hạ lẫn nhau, trong lúc ấy thì từ một ngôi nhà thờ của người da đen tôi nghe tiếng hát vẳng lên như muốn đưa tất cả những nỗi khổ ngàn năm của con người lên tới Siêu thể; ở chương cuối, tôi thấy bà cụ già đầy tớ da đen (Dilsey) vừa dọn cơm vừa hát đi hát lại những giòng thánh ca đầy nước mắt trong bầu không khí hoang vắng tịch mịch của một gia đình da trắng đổ nát tang thương.
Điều lạ thứ ba: tôi nghe biết bao nhiêu lần những câu như “chị Caddy có mùi thơm như cây lá” (She smelled like trees) “Chị Caddy có mùi thơm như lá cây” (Caddy smelled like leaves). “Chị Caddy có mùi thơm như cây lá dưới mưa” (Caddy smelled like trees in the rain). Tôi đã được nghe đi nghe lại những câu trên không biết bao nhiêu lần. Caddy là ai? Caddy là một cô gái xinh đẹp đa tình, khả ái, thông minh, lẳng lơ, số kiếp long đong trôi nổi, bị gia đình từ bỏ, sống giang hồ luân lạc; những điều ấy khiến tôi cảm thấy thương Caddy như thương một người con gái thực sự ở đời (chứ không phải như một nhân vật tiểu thuyết).
Ba điều trên là ba điều lạ lùng nhất. Đọc xong tác phẩm The Sound and the Fury mà không bị ám ảnh ba điều trên thì ta nên gấp sách lại, đừng đọc lại nữa, vì có đọc nữa ta cũng không hiểu gì hết và sẽ thất vọng chán chường (như Sartre, Sean O’Faolain đã thất vọng…)
Những nhân vật chính trong quyển The Sound and the Fury là gia đình Compsons và những người đầy tớ da đen.
Gia đình Compsons gồm có Quentin, Caddy, Jason, Benjy, Quentin (con gái của Caddy, trùng tên với cậu).
Những người đầy tớ da đen là Dilsey và Roskus (chồng của Dilsey), cùng những đứa con là Versh, T.P. và Frony, rồi đến Luster (con trai của Frony).
Quentin sinh vào khoảng 1890; Caddy (hay Candace) sinh vào khoảng 1892; Jason sinh khoảng 1894 và Benjy (hay Benjamin hay Maury) sinh khoảng 1895. Quentin, Jason, Benjy là trai, chỉ có Caddy là gái.
Quentin là sinh viên trường đại học Harvard tự tử ngày 2 tháng 6, 1910, vì đau buồn chán đời và nhìn thấy những cảnh đổ vỡ thối tha của gia đình.
Caddy chửa hoang, nên theo mẹ đi nơi khác, lấy chồng vào ngày 25-4-1910 (nàng lấy Sidney Herbert Head); một năm sau, bị chồng đuổi, nàng đem con gái đầu lòng về cho cha mẹ nuôi, rồi bỏ đi biệt (nàng bị bà mẹ từ bỏ); đứa con gái của Caddy tên là Quentin, trùng tên với cậu (Caddy muốn hồi tưởng kỷ niệm tên anh).
Jason là một con người bần tiện xấu xa và tàn nhẫn; Jason thù ghét anh, chị và em, rồi đến cả cháu là Quentin (con gái Caddy), Jason cũng thù ghét và tìm cách hành hạ đủ điều. (Thời đại này lố nhố đầy những Jason).
Benjy là đứa em út, thương yêu chị Caddy lắm. Benjy thì ngốc khùng, bị anh Jason đem đi hoạn vào 1913 và lúc bà mẹ chết rồi, Jason đem Benjy bỏ vào nhà thương điên năm 1933. Benjy ngây ngô như một đứa bé.
Quentin là con gái của Caddy, người ta không biết tên cha là ai (có lẽ cha là Dalton Ames); tính tình Quentin giống mẹ, cũng lẳng lơ lãng mạn phóng túng, bị cậu Jason thù ghét hành hạ đủ điều, sau bỏ nhà trốn đi mất (Truyện chấm dứt lúc Quentin trốn đi).
Trong những người đầy tớ da đen của gia đình Compsons, đáng để ý đặc biệt nhất là Dilsey, một bà cụ già ốm yếu, đã ở với gia đình Compsons đến ba đời.
Trước khi đọc quyển The Sound and the Fury, ta cũng nên lưu ý một điểm nhỏ: trong sách có rất nhiều nhân vật trùng tên với nhau, như có hai người tên là Jason (một ông cha và người kia là con trai, em của Caddy); hai người tên là Quentin (một ông cậu, tức là anh của Caddy và người kia là cô cháu, tức là con gái của Caddy); hai người tên là Maury (một là ông cậu và người kia là cháu, anh khùng, em út của Caddy).
Ngoài ra Caddy còn có tên là Candace; và Maury (anh khùng) sau này đổi tên lại là Benjy (hay Benjamin).
Quyển The Sound and the Fury gồm có 4 chương hay 4 phần:
Phần I: ngày 7-4-1928; độc thoại nội tâm của Benjy (anh khùng)
Phần II: ngày 2-6-1910; độc thoại nội tâm của Quentin (anh sinh viên đại học).
Phần III: ngày 6-4-1928; độc thoại nội tâm của Jason (tên bần tiện)
Phần IV: ngày 8-4-1928; tác giả tả về Dilsey và thuật lại việc Jason rượt bắt cô cháu Quentin.
Phần I: (độc thoại nội tâm của Benjy). Tôi đi vào trong ý thức của một anh khùng ba mươi tuổi. Chỉ nội trong một ngày (7-4-1928), tất cả những biến cố quá khứ cũng như hiện tại đã xảy ra hỗn độn trong ý thức Benjy; ý thức của Benjy mới ở hiện tại, rồi bỗng dưng nhảy vào quá khứ, rồi từ quá khứ này nhảy đến quá khứ khác, rồi từ quá khứ khác nhảy đến đến quá khứ khác nữa, rồi từ quá khứ khác nữa nhảy đến quá khứ khác khác nữa, thế rồi ý thức Benjy bỗng trở về hiện tại, rồi từ hiện tại lại nhảy xuống quá khứ v.v… Giòng thời gian của ý thức Benjy không trôi chảy theo một đường dài hay một đường thẳng mà lại trôi chảy theo một vòng tròn, trở đi rồi lại trở lại, trở lại rồi lại trở đi. Đường phân chia ranh giới giữa hiện tại và quá khứ đã mất trong ý thức Benjy. Hiện tại chỉ là những cái đinh để ý thức ấy móc những cái áo cũ. Có khi quá khứ cũng là những cái đinh để ý thức Benjy móc những cái áo hiện tại.
Phần II: (độc thoại nội tâm của Quentin). Tôi đi vào trong ý thức của một anh sinh viên trường đại học Harvard (tức là Quentin, anh của Caddy và Benjy), ở đây những hình ảnh xảy ra trong ý thức Quentin không thứ tự lớp lang mà lại còn lộn xộn hơn phần I. Tôi chỉ biết ý thức của Quentin là ý thức của một kẻ bị thác loạn. Tôi thấy Quentin bị hình ảnh của Caddy ám ảnh dữ dội và nhất là sự chết đã ám ảnh Quentin mãnh liệt vô cùng. Đây là tâm trí của một kẻ sắp tự tử.
Phần III: (độc thoại nội tâm của Jason). Tôi đi vào trong ý thức của một con người có trí óc lành mạnh (tức là Jason, em trai của Quentin và Caddy, nghĩa là anh của Benjy). Qua ý thức của Jason, tôi thấy rõ tính ty tiện tàn nhẫn của Jason và tôi được nhìn thấy lại những tấn bi kịch quá khứ và hiện tại của gia đình Compsons.
Phần IV: Tác giả không dùng lối độc thoại nội tâm nữa mà lại viết theo lối thuật sự thông thường, tác giả dựng lên hình ảnh của Dilsey trong một gia đình da trắng đổ vỡ, Jason đuổi bắt Quentin (vì cô Quentin bỏ nhà trốn đi đem theo tiền của Jason) trong lúc ấy, Dilsey (cùng đứa con gái, cháu trai và Benjy) đi nhà thờ dự lễ Phục sinh [3].
Quyển The Sound and the Fury chấm dứt nơi phần IV.
(12-X-1960)
Chú thích:
[1] Xem Al Hine, “Limelight on Life” trong College Prose của Boatright và Hughes, trang 397 (Houghton Mifflin Co, 1956).
[2] Blaise Cendrars: “Le propre de l’homme, c’est de disparaitre - Hâtons - nous de rire de tout - Merci Charlot!” Xem Parrot, Blaise Cendrars, P. Seghers, collection Poètes d’aujourd’hui).
[3] Ta nên để ý hình ảnh tượng trưng của Faulkner. Cả gia đình người da trắng đổ nát tiêu tan và những người đầy tớ da đen đi nhà thờ dự lễ Phục Sinh. Hình ảnh này tượng trưng sự Phục Sinh của con người?

9.
Về vấn đề thời gian của Faulkner, trong một quyển sách khảo luận về tiểu thuyết tâm lý, Leon Edel viết: “Ta chỉ có thể hiểu được cách cấu tạo và nội dung chủ đề của quyển The Sound and the Fury khi ta lãnh hội được mối bận tâm kỳ lạ của Faulkner về thời gian hay là phi thời gian” [1].
Tôi không nghĩ thế.
Vấn đề thời gian là một trong những vấn đề quan trọng (chưa phải là quan trọng nhất). Con người bị thời gian ám ảnh là một trong những đề tài quan trọng của quyển The Sound and the Fury.
Sartre đả kích Faulkner vì Sartre cho rằng Faulkner đã cắt bỏ tương lai, vì thế hiện tại cũng chẳng thành hiện tại mà chỉ còn có quá khứ thôi, le présent n’est pas, il devient: tout était [2], tôi hiện không tồn tại, tôi chỉ tồn tại ở quá khứ, je ne suis pas, j‘étais; Sartre cho như thế là sai lầm, bởi vì tính chất của ý thức bao hàm ý thức tự phóng tới đằng trước ở tương lai, ý thức ấy tự định bản chất hiện tại của nó bằng những khả năng của chính nó, la nature de la conscience implique au contraire qu’elle se jette en avant d’elle - même dans le futur; on ne peut comprendre ce qu‘elle est que par ce qu‘elle sera, elle se détermine dan sons être actuel par ses propres possibilités [3], người ta chỉ có thể hiểu được tính chất hiện tại của ý thức là nhờ tính chất tương lai của nó, vì thế con người không phải là toàn thể những gì mình có mà toàn thể những gì mình chưa có, toàn thể những gì mình sẽ có thể có, l’homme n’est point la somme de ce qu’il a, mais la totalité de ce qu’il n’a pas encore de ce qu’il pourrait avoir [4]. Quan niệm thời gian của Faulkner không phải như thế. Jean-Paul Sartre bênh vực tương lai và bỏ quên quá khứ. Đối với Faulkner, thời gian là một toàn thể, có quá khứ, có hiện tại và có tương lai. Faulkner không cắt bỏ phần nào.
Mối bận tâm của Faulkner về thời gian nằm ở chỗ khác: theo tôi, đối với Faulkner, vấn đề đặt ra không phải là quá khứ, hiện tại hay tương lai mà là phân biệt giữa thời gian thực sự và thời gian giả tạo.
Aldous Huxley cũng đặt ra vấn đề thời gian giống như Faulkner. Thời gian của quyển The Sound and the Fury (Faulkner) và của quyển Eyeless in Gaza (Aldous Huxley) đều đảo lộn hết, ngày tháng năm đều nằm lộn xộn chứ không theo thứ tự thường lệ. Quyển The Sound and the Fury mở đều chương đề ngày 7-4-1928, rồi chương kế đó là 2-6-1910, chương tiếp theo là 6-4-1928, rồi chương cuối là 8-4-1928; quyển Eyeless in Gaza mở đầu với chương nhất đề ngày 30-8-1933,
Chương kế tiếp 4-4-1934 chương tiếp là 30-8-1933, chương kế tiếp là 6-11-1902, vân vân.
Tại sao vậy? Pourquoi Faulkner a-t-il cassé le temps de son histoire et en a-t-il brouitlé les morceaux? (Sartre). Tại sao vậy?
Bởi vì Faulkner và Aldous Huxley muốn đạt đến thời gian thực sự, chứ không phải thời gian giả tạo.
Thời gian thực sự là như thế nào? Là thời gian không bị xác định phân chia bởi những phát sinh của con người. Là thời gian thiên nhiên, thời gian của vũ trụ.
Trước kia, vào ngày xưa, con người sống thư thái điều hòa trong lòng thời gian với tiết điệu nhịp nhàng vận chuyển luân lưu của bốn mùa; xuân, hạ, thu, đông trở đi, trở lại một cách khoan thai điều hoà. Con người sống trong lòng thiên nhiên; thời gian trôi chảy êm đềm theo những đoá hoa đào, hoa mai hoặc hoa phượng hoặc những lá vàng hay những cành cây khô; thời gian trôi chảy nhẹ nhàng theo ánh mặt trời, triêu dương rồi lại tịch dương và theo ánh trăng, trăng tròn rồi lại trăng khuyết. Thế rồi từ khi con người trở nên văn minh tiến bộ, con người phát minh ra máy móc; cùng với máy móc, người ta phát minh ra thời gian mới; thời gian mới đối nghịch lại thời gian cũ và xô đẩy thời gian cũ ra ngoài ý thức con người. Thời gian cũ là thời gian của mặt trời, mặt trăng, của xuân hạ thu đông. Thời gian mới là thời gian của tấm lịch, của đồng hồ, của cây kim dài, cây kim ngắn. Thời gian mới không có gì nguy hiểm. Chỉ nguy hiểm là tại người ta biến thời gian mới ấy trở thành một ông chủ tàn bạo và con người trở thành mất ăn mất ngủ vì suốt ngày đôi mắt bơ phờ cứ bị những con số hành hạ.
Thời giờ là một sự phát minh gần đây… nó là phó sản của chế độ kỹ nghệ… ngày nay thời giờ đã trở thành kẻ độc tài bạo ngược đối với chúng ta (Aldous Huxley). Đi đâu tôi cũng thấy đồng hồ! Tôi phải hấp tấp vội vã suốt ngày. Ngày xưa người thợ tha hồ làm việc thảnh thơi chậm chạp, nhưng ngày nay những công nhân thường hay bị hối thúc liên miên; họ phải sản xuất cho nhiều cho nhanh để kịp ngày, kịp giờ, kịp phút, kịp giây. Chờ đợi, đối với tôi, là cả một cực hình. Tôi mất cái khoan thai ung dung của cổ nhân; nếu phải chờ đợi hay chờ đợi một việc gì, tôi cảm thấy bực bội nóng lòng vô cùng, còn đâu dáng bình thản của Khương Tử Nha bên dòng sông Vị?
Đối với con người sống thời tiền kỹ nghệ, thời gian trôi chảy một cách chậm chạp nhẹ nhàng, người ta không bận tâm lo lắng về mỗi phút; bởi vì người ta cũng chưa bị ý thức về những thứ ấy (Aldous Huxley).
Ngày nay, tôi lo lắng để ý từng giờ, từng phút, từng giây, thời gian mới ấy rất có ích lợi đối với chúng ta, nhưng đồng thời chính thời gian mới ấy cũng chi phối ăn mòn giết hại hình hài và tâm hồn tôi. Ý thức máy móc đã đánh mất ý thức thiên nhiên và con người phải sống tù hãm trong vòng kiềm toả của những ý niệm trừu tượng máy móc. Thời gian của chúng ta hiện nay là thời gian giả tạo, làm bằng máy. Ngày nay phần nhiều chúng ta đã gần như hoàn toàn quên mất thời gian thiên nhiên, thời gian vũ trụ được đo bằng mặt trời và mặt trăng… Con người thời tiền kỹ nghệ không thể bao giờ quên sự vận chuyển oai nghi của thời gian vũ trụ. Kỹ nghệ và đời sống thành thị đã thay đổi hết mọi sự. Người ta có thể sống và làm việc trong một thành thị mà không cần ý thức đến sự vận hành thường nhật của mặt trời, không cần bao giờ ngắm nhìn mặt trăng và những ngôi sao. Ngay đến sự thay đổi thời tiết cũng rất ít ảnh hưởng đến người dân ở thành thị. Người ta sống trong một vũ trụ giả tạo bị ngăn chia ra ngoài thế giới thiên nhiên bằng một bức tường. Ở bên ngoài bức tường, thời gian thuộc về vũ trụ và di chuyển theo nhịp điệu của mặt trời và những ngôi sao. Bên trong bức tường, thời gian là công việc của những bánh xe xoay tròn và được đo bằng những giây và những phút [5] (Aldous Huxley).
Đối với Faulkner và Aldous Huxley, thời gian thực sự là thời gian thiên nhiên hay thời gian vũ trụ (natural, cosmis time) và thời gian giả tạo là thời gian của đồng hồ hay thời gian nhân tạo, do máy móc làm ra (artificial, man-made time).
Đi từ nhận định trên, tôi mới có thể hiểu ý nghĩa những câu độc thoại nội tâm của Quentin trong The Sound and the Fury như: “ Cha tôi nói rằng những đồng hồ đã giết thời gian. Cha nói rằng thời gian chết khi bị ăn mòn bởi những tiếng tích tắc của những bánh xe nhỏ; chỉ khi nào đồng hồ ngừng thì thời gian mới sống lại”. (Because Father said clocks slay time. He said time is dead as long as being clicked off by little wheels; only when the clock stops does time come to life) [6].
“Chúa Ki tô không phải bị đóng đinh trên thập giá; Ngài đã bị ăn mòn bởi tiếng tích tắc nhỏ bé của những bánh xe nhỏ” (That Christ was not crucified: He was worn away by a minute clicking of little wheels) [7] hay “Thời gian là tai hoạ của anh” (time is your misfortune) [8] .
Thời gian đã ám ảnh Quentin là thời gian nhân tạo (thời gian của đồng hồ).
Trong quyển The Sound and the Fury, chỉ có Quentin và cha của Quentin là bị thời gian ám ảnh; còn Jason thì không bị ám ảnh; bởi vì Jason đã trở thành kẻ nô lệ của thời gian: một kẻ nô lệ mù quáng mất hết cả cá tính bản ngã. Jason đã bị thời gian (của đồng hồ) chinh phục và không ý thức rằng mình đã bị chinh phục; còn Quentin và ông cha thì ý thức được rằng họ đa bị chinh phục bởi thế họ mới bị tiếng tích tắc của đồng hồ ám ảnh ray rứt.
Benjy thì sống trong thế giới không có đồng hồ; thời gian trong thế giới ấy là thời gian thực sự - thời gian của thiên nhiên. Spoade cũng thế [9].
Còn Dilsey thì lại không bao giờ bị đồng hồ ám ảnh và cũng không bị đồng hồ chinh phục, Dilsey biết dùng đồng hồ chứ không để đồng hồ dùng mình; Dilsey hiểu rõ hai thời gian: thời gian thực sự (thiên nhiên) và thời gian giả tạo (đồng hồ). Dilsey vừa ý thức thời gian nhân tạo vừa ý thức thời gian vũ trụ (vừa ý thức thời gian của đồng hồ vừa ý thức thời gian không có đồng hồ).
Dilsey chậm rãi ung dung thư thái không bao giờ hấp tấp vội vàng lo lắng (cf. The Sound and the Fury, a signet book, trang 187-211 và trang 219-224) (10).
Nhìn chung, ta thấy vấn đề thời gian đối với Faulkner (cũng như đối với Aldous Huxley) chỉ là vấn đề phân biệt và ý thức về thời gian thực sự và thời gian giả tạo: con người thời đại đừng để thời gian giả tạo chế ngự mình và đừng bao giờ quên thời gian thực sự của vũ trụ. Nếu có vấn đề thời gian trong tác phẩm của Faulkner thì chỉ có thế thôi, chứ không phải vấn đề quá khứ như Jean-Paul Sartre đã phê bình. Dù sao, ta cũng nên nhớ rằng vấn đề thời gian không phải là chủ đề thực sự của The Sound and the Fury. Tác phẩm của Faulkner không phải chỉ giản dị như thế.
(20-3-1962)
10.
- Người ta hỏi Faulkner:
- Ông làm nghề gì?
- Tôi là một nông dân, tôi chỉ là một người nhà quê [10].
(15-3-1962)
11.
Jean-Paul Sartre, con người lạ lùng đã tạo ra một nhân vật như Roquentin, ai ngờ con người ấy có thể viết những trang văn đầy ngộ nhận. Roquentin không phải là anh em của Quentin hay của Meursault sao? Chỉ có tên là khác, thực ra ba người chỉ là một tâm hồn thôi. Ở La Nausée của Sartre, chàng ấy mang tên là Roquentin; đến L’Étranger của A. Camus, Roquentin đổi tên là Meursault; rồi đến The Sound and the Fury, Roquentin đổi tên là Quentin (The Sound and the Fury viết vào năm 1929; La Nausée viết vào năm 1938; L’Étranger viết vào năm 1942).
Roquentin đã không nhận ra anh em của mình. Sartre đã không nhận ra Faulkner và Camus. Trong mấy trang “Explication de L’Étranger” ở tập Situations I, Sartre đã hiểu sai Camus. Rồi đến mấy trang “La Temporalité chez Faulkner”, Sartre đã lên giọng thông minh uyên bác để làm chìm mất thiên tài lạ lùng của Faulkner.
Sartre không thể hiểu được Faulkner. Sartre cũng chẳng cảm được Faulkner, Sartre đã đem lý trí minh bạch của một người Pháp đi đến Faulkner; Sartre đã thất vọng (hay là đã thất bại).
Tôi không ngờ 11 trang của Sartre viết về Faulkner đã có ảnh hưởng lớn lao biến chuyển cả một chặng đường phê bình văn nghệ về Faulkner. Với uy tín lớn lao của một triết gia có tài, Sartre đã có ý phá hoại linh hồn Faulkner.
Sartre phê bình Faulkner vào năm 1939 và từ năm ấy trở đi, những lời thông minh của Sartre đã được một lớp phê bình gia trích đi trích lại, nhắc đi nhắc lại cho mãi đến ngày nay vẫn còn.
Giảng dạy ở trường Cao học Nữu ước vào năm 1944-45, Pierre Brodin cũng phê bình Faulkner theo giọng điệu Sartre [11]. Trong quyển L’Age du roman Américain, một quyển khảo luận rất sâu sắc về văn học Mỹ hiện đại, Claude- Edmonde Magny, giảng sư đại học đường Cambridge, cũng trích lại những lời của Sartre [12]. Một nhà văn nổi danh như Sean O’Faolain cũng hiểu sai Faulkner và năm 1953, lúc diễn thuyết tại trường đại học Princeton, O’Faolain cũng nhắc lại câu của Sartre để đả kích Faulkner [13]. Trong quyển Panorama de la littérature contemporaine aux États-Unis, John Brown phê bình Faulkner với những lời lẽ của Sartre [14].
Thực là nguy hiểm. Sartre đã sai lầm chỗ nào? Trong bài “Temporalité chez Faulkner”, Sartre đả kích “siêu hình học về thời gian của Faulkner” của Faulkner. Điểm sai lầm lớn nhất và căn bản nhất của Sartre là đồng hoá nhân vật Quentin với Faulkner; Faulkner không phải là Quentin; có thể Quentin thể hiện một phần nào tâm tình ý hướng của Faulkner, nhưng còn Dilsey, Caddy, con gái của Caddy, và Benjy?
Từ điểm sai lầm thứ nhất dẫn đến điểm sai lầm thứ hai: Sartre phê bình Faulkner mà không đặt vào toàn văn (contexte); trọn quyển The Sound and the Fury gồm có 4 phần: phần I là độc thoại nội tâm của Benjy, phần II là độc thoại nội tâm của Quentin, phần III là độc thoại nội tâm của Jason, phần IV nói chung về Dilsey.
Một quyển tiểu thuyết gồm có 4 phần quan trọng, nhất là phần I và phần IV; Sartre cố ý cắt đứt bỏ ra 3 phần và chỉ chừa lại có một phần duy nhất là phần II, rồi đứng từ phần II ấy, Sartre thản nhiên sắp đặt cả một “siêu hình học về thời gian” và tự cho đó là “Siêu hình học của Faulkner”!.
Giở lại những trang “Temporalité chez Faulkner” của Sartre, người ta thấy tất cả những câu văn Faulkner mà Sartre trích dẫn để phê bình, tất cả những câu trích dẫn ấy đều thuộc về phần II của quyển The Sound and the Fury.
Phê bình theo điệu Sartre như vậy có thể gọi là võ đoán, hơn nữa là “catastrophique par essence”. Nếu phê bình riêng lẻ theo ý mình, không chịu đặt vào toàn văn, nghĩa là theo điệu của Sartre, tôi có thể đồng hoá tư tưởng quan điểm của Dilsey với tư tưởng quan điểm của Faulkner (cũng như Sartre đã đồng hóa Quentin với Faulkner). Tôi sẽ bỏ ra ngoài phần I, phần II và phần III của tập The Sound and the Fury, tôi chỉ lấy phần IV rồi từ phần IV ấy, tôi tự tiện xây dựng thành một “métaphysique du temps”. Ta sẽ thấy ngay “métaphysique du temps” của phần IV (của Dilsey) chống đối lại với “métaphysique du temps” của phần II (của Quentin). Như vậy trong một quyển tiểu thuyết, ta có thể xây dựng hai “siêu hình học về thời gian” chống đối ngược hẳn nhau và ta có thể tự tiện cho “siêu hình học” này là của Faulkner và ta bỏ quên “siêu hình học” kia không? Quentin là một nhân vật quan trọng trong quyển The Sound and the Fury; nhưng Dilsey cũng là một nhân vật quan trọng? (Có thể nói là quan trọng nhất, vì nếu không có Dilsey thì giá trị tinh thần nhân bản của The Sound and the Fury sẽ mất hết.)
Nếu tôi đồng hoá lập trường của nhân vật với lập trường của tác giả, tôi sẽ có lý để đồng hoá Dilsey với Faulkner hơn là Quentin với Faulkner; bởi chính Faulkner cũng muốn mọi người lưu ý đặc biệt đến Dilsey và những người da đen, chẳng hạn như trong phần “Appendix” trong quyển The Sound and the Fury (cf. Signet Book, 1959), lúc nói về Dilsey và những con cháu của Dilsey, Faulkner đã viết: “Họ đã chịu đựng, họ trường tồn” (They endured).
Nhưng tôi sẽ không thể đồng hóa bởi vì Faulkner không phải là Dilsey mà cũng không phải là Quentin; Faulkner là Dilsey + Benjy + Caddy + Quentin cậu + Quentin cháu. Faulkner là tất cả hợp lại.
Điều sai lầm lớn lao của Sartre là chỉ nhìn thấy một khía cạnh mà cho đó là tất cả, ông lầm một phần với toàn thể.
Tại sao Faulkner phá hủy thời gian của câu chuyện và xáo trộn lại hết? Pourquoi Faulkner a-t-il cassé le temps de son histoire et en a-t-il brouitlé les morceaux?
Sartre tự hỏi và tự trả lời: “Một kỹ thuật tiểu thuyết luôn luôn đưa ta về siêu hình học của tiểu thuyết gia” (une technique romanesque renvoie toujours à la métaphysique du romancier) và “bổn phận công việc của nhà phê bình là đem ra, tìm ra siêu hình học của tác giả trước khi phê phán kỹ thuật” (La tâche du critique est de dégager celle-ci avant d’apprécier celle là) [15].
Thế rồi Sartre cố gắng tìm ra siêu hình học của Faulkner: “Thực hiển nhiên, siêu hình học của Faulkner là một siêu hình học về thời gian”. Or, il saute aux yeux que la métaphysique de Faulkner est une métaphysique du temps [16].
Dựa trên căn bản nào, nền tảng nào mà Sartre cho rằng siêu hình học của Faulkner là “siêu hình học của thời gian” (“métaphysique du temps”)?. Đọc trọn bài Sartre, ta thấy Sartre chỉ căn cứ vào nhân vật duy nhất là Quentin (Sartre chỉ trích dẫn những trang 110, 84, 92, 87, 120, 158, 167, 83, 87, 178 của bản dịch Le Bruit et La Fureur do Maurice E. Coindreau dịch; tất cả những lời trích để dẫn chứng đều là những lời độc thoại nội tâm của Quentin).
Sartre chỉ căn cứ vào những lời nói của nhân vật Quentin để xây dựng “siêu hình học về thời gian của Faulkner”. Vậy Quentin là ai? Quentin là một trong sáu nhân vật chính của quyển The Sound and the Fury (những nhân vật khác là Benjy, Dilsey, Caddy, Jason và con gái của Caddy).
Quentin là người con trai lớn trong một gia đình suy tàn đổ vỡ; Quentin chán đời đau đớn đến cùng cực vì đã chứng kiến bao nhiêu phân tán tồi tệ của gia đình. Quentin rất yêu em gái và rất trọng danh dự gia đình. Đó là những nguyên cớ chính đã đưa chàng đến ý nghĩ tự tử sau khi chàng thấy đứa em gái đĩ thõa và thấy danh dự của gia đình bị bán rẻ đến cùng cực.
Trạng thái tinh thần của Quentin không được bình thường và mất quân bình. Quentin chưa phải là một người điên, nhưng có thể nói là sắp điên; Quentin là con người thác loạn, mang bệnh thần kinh thác loạn và Quentin đã chết vào năm 1910: chàng tự tử.
Sartre căn cứ vào phần II (của quyển The Sound and the Fury) để xây dựng “métaphysique du temps” của Faulkner. Và phần II là gì? Chọn phần II chỉ là phần độc thoại nội tâm (monologue intérieur) của Quentin. Đọc phần II ấy, tôi chỉ thấy những ý tưởng xáo trộn khó hiểu của một kẻ thác loạn. Tôi bàng hoàng tự hỏi: “tại sao Sartre lại căn cứ vào những ý tưởng rời rạc của một kẻ thác loạn sắp tự tử và tự cho rằng những ý tưởng xáo trộn ấy là ý tưởng của Faulkner?”
Đọc bài của Sartre, tôi không thấy Sartre đả kích Quentin mà tôi chỉ thấy Sartre đả kích Faulkner bởi vì Sartre đã tự ý cho rằng Quentin là Faulkner! Ngoài điều sai lầm căn bản trên, tôi còn thấy một sai lầm khác. Cái métaphysique mà Sartre cho rằng của Faulkner như chúng ta đã thấy, đó là của nhân vật Quentin, nhưng tôi còn có thể đặt thêm một nghi vấn nữa: “Có thực đó là métaphysique của Quentin hay là chính Sartre đã giàu tưởng tượng?”. Có phải là Quentin đã bị thời gian ám ảnh, đã bị thời gian khoét mòn? Đúng. Có phải Quentin chỉ sống ở quá khứ và chỉ có quá khứ đối với Quentin là một thứ siêu thực tại (une sorte de surréalité)? Đúng. Nhưng… ta phải phân biệt phụ và chính. Đối với Quentin, sự chết đã ám ảnh chàng mãnh liệt nhất, trên tất cả mọi sự, trên cả sự ám ảnh của thời gian hay của quá khứ (trong phần “Appendix” cho quyển The Sound and the Fury chính Faulkner đã nói về Quentin như sau: “Quentin yêu sự chết trên tất cả mọi sự…” (cf. signet book, 1959, trang 9). Chính những hình ảnh đau thương đồi trụy của gia đình (cha mẹ, những đứa em trai, nhất là em gái), chính những hình ảnh xót xa điêu đứng ấy đã làm sự chết trở nên quyến rũ đối với Quentin, đã làm Quentin trở nên khác lạ và khiến Quentin có ý nghĩ loạn luân với Caddy (ý nghĩ ấy chỉ là sản phẩm của một khối óc điên loạn muốn tìm một lối thoát kinh khủng để vượt ra ngoài Hư Vô khốc liệt).
Tại sao Quentin đã tự tử? Vì bị thời gian ám ảnh? Không phải thế. Chính cảnh đổ nát của gia đình chàng đã đưa chàng đến chỗ tự tử và chàng đã tự tử lúc tinh thần thác loạn nhất và bị khủng hoảng nhất. Tóm lại, tôi thấy “métaphysique du temps” của Faulkner (hay của Quentin) chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng phong phú của Sartre: Sartre đã có sẵn một số ý niệm về triết lý hiện sinh của riêng ông và bị những ý niệm liberté và projet ám ảnh quá mãnh liệt đến nỗi khi đọc Faulkner, Sartre đã bám vào một vài ý nghĩ nào đó rồi tự vẽ ra thành những bóng ma mơ hồ không đúng với sự thực hay là tinh thần của Sartre là một thứ chủ nghĩa Don Quichottisme? Và cái “métaphysique du temps” trong The Sound and the Fury chỉ là những máy xay gió, những moulins à vent!.
(12-X-1960)

12.

Con người là con người của những tai họa của mình nhưng rồi một hôm anh sẽ nghĩ rằng tai họa ấy sẽ trở nên mệt chán và lúc bấy giờ thời gian đã trở thành tai hoạ của anh. A man is the man of his misfortunes one day you’d think misfortune would get tired, but then time is your misfortune [17] .

Câu này là câu độc thoại nội tâm của Quentin: chàng nhớ lại lời nói của cha chàng. Sartre trích dẫn câu trên vào trong bài “Temporalité chez Faulkner” và Sartre cho đó là “chủ đề thực sự của quyển tiểu thuyết” (Tel est le véritable sujet du roman) [18]. Con người bị thời gian ám ảnh có phải là chủ đề thực sự của The Sound and the Fury? Không phải. Con người bị thời gian ám ảnh chỉ là một trong những đề tài quan trọng của quyển The Sound and the Fury, và không phải là chủ đề thực sự. Vậy chủ đề thực sự của The Sound and the Fury là gì? Là gia đình Compson tàn tạ sụp đổ thối nát. Là tuổi thơ hồn nhiên ngây dại đã mất. Là một kiếp người bi đát. Là một thằng Benjy khùng ngốc, đau đớn ngửi được những tấn bi kịch ngàn năm của con người và Benjy là con người thực sự, con người ở trạng thái nguyên thủy trọn vẹn, chưa mất mát gì: con người ở thuở khai thiên lập địa, con người ở vườn Eden trước khi bị lưu đày. Là Caddy đau thương chấp nhận thân phận chua xót của một người đàn bà. Là Quentin (cậu) và Quentin (cháu gái), hai con người bị hành hạ ở hỏa ngục của đời người. Là Jason mà hỏa ngục cũng không nhận và thiên đàng cũng không nhận; chỉ có thế kỷ XX này chấp nhận Jason mà thôi; Jason là con người kiểu mẫu của nền văn minh thời đại: l’homme-masse (xin mượn danh từ của triết gia Ortega Y Gasset). Là Dilsey, con người cuối cùng chứng kiến sự sụp đổ thê thảm, sự tàn vong của tất cả mọi thế hệ; Dilsey đứng chống đối lại l’homme-masse để bảo vệ, giữ lại linh hồn con người giữa bao nhiêu điêu đứng tơi bời của thời đại. Là… là… là…
Đó là chủ đề thực sự của quyển The Sound and the Fury, chứ không phải cái “métaphysique du temps” của Jean-Paul Sartre.
(12-X-1960)
13.
Trong phần mở đầu cảu quyển The Portable Faulkner, Malcolm Cowley kể lại rằng Faulkner không bao giờ chịu giải thích hay cung cấp tài liệu về ông và cũng không hề cải chính hay sửa lại những điều sai lầm người ta nói về cuộc đời ông [19].
Malcolm Cowley còn kể thêm rằng Faulkner không bao giờ bận tâm để ý phải viết tên mình là có u hay không có u!
(10-X-1960)
14.
Trong bài “Faulkner ou l’inversion théologique”, Claude-Edmonde Magny đã đưa ra vài khía cạnh thâm trầm sâu sắc hơn Jean-Paul Sartre nhưng tác giả lại cũng lập luận theo điệu Sartre ở đoạn nói về thời gian: cũng trở lại cái “passé figé” [20]! Những lý trí gặp nhau là phải!
(10-X-1960)
15.
Bàn về tác phẩm Faulkner, Michel Mohrt viết những lời thật thâm trầm: Những người da đen, những phạm nhân, những gái đĩ, những cụ già (trong tác phẩm Faulkner) là những kẻ sẽ ngăn cản sự tàn phá thành phố sa đoạ của Sodome và Gomorrhe”, Michel Mohrt cho rằng siêu hình học của Faulkner được đặt trên ý niệm về tội nguyên thủy [21]. Michel Mohrt có lẽ hiểu Faulkner hơn Sartre. Lời nói của Michel Mohrt khiến ta nhớ đến Kierkegaard. Những trang văn của Faulkner bàng bạc những xao xuyến siêu hình mà chỉ có tư tưởng của Kierkegaard là mới có thể giúp ta hiểu nổi ý nghĩa sâu thẳm của bối cảnh tâm linh trong tác phẩm của Faulkner, nhất là ý nghĩa của niềm tương quan huyền bí giữa Siêu thể trác việt và Hiện Thể trần gian.
(21-III-1962)
Chú thích:
[1] Leon Edel: The psychological novel, 1900-1950, J-B. Lippincott Co, NY, 1955, trang 149: The structure and content of Faulkner’s masterpiece, The Sound and the Fury, can be understood only if we grasp his singular absorption with time or timelessness.
[2] cf. Le présent chemine dans l’ombre, comme un fleuve souterrain et ne réapparait que lorsqu’il est lui-même passé (Sartre, Situations I, trang 74).
[3] Sartre, Situations I, trang 79.
[4] Sartre, Situations I, trang 80.
[5] Aldous Huxley: The Olive Tree, 1937 (cf L’Olivier et autres essais, trad. Jules Castier, Du Seuil, trang 123-125).
[6] Faulkner: The Sound and the Fury, a signet book, trang 71.
[7] Faulkner: The Sound and the Fury, trang 66.
[8] Faulkner: The Sound and the Fury, trang 83.
[9] Faulkner: The Sound and the Fury, trang 67 (Spoade cũng có phong thái bình thản không hấp tấp).
[10] John Brown: Panorama de la litérature contemporaine aux États - Unis, Gatlimard, 1954, trang 184-185.
[11] cf. Pierre Brodin, Les Écrivains américains de l’Entre deux guerres, Horizons de France, Paris 1946m trang 154, trang 168-169.
[12] Claude-Edmonde Mapny, L’Age du roman Américain, Éditions du Seuil 1948, trang 201-202-203-204-205.
[13] cf. Sean O‘Faolain, The Vanishing Here, Groset and Dunlad, NY, 1956, trang 90-93-96.
[14] John Brown: Panorama… , op. cit. trang 180-181-199.
[15] Sartre, Situations I, Gallimard 1947, trang 70.
[16] Sartre, op. cit, trang 71.
[17] Faulkner: The Sound and the Fury, a signet book 1959, trang 83.
[18] Sartre, Situations I, trang 71.
[19] Malcolm Cowley: The Portable Faulkner, Viking Press, NY, 1954. trang 4 (“Introduction”).
[20] Claude-Edmonde Mapny, L’Age du roman Américain, trang 200-207.
[21] Cf. Histoire des Littératures 2, encyclopédie de la Pléiade, NRF, 1956, trang 601-603.
Phần thứ hai
Xung khắc giữa ý thức và vô thức

1. Định nghĩa: Ý thức tự diệt
2. Khai triển những hình thái của ý thức xung khắc
Ý Thức bi tráng
Ý Thức tuyệt vọng
Ý Thức cô lập
Ý Thức khắc khoải
Ý Thức hư vô
Ý Thức khước từ
Ý Thức thoát ly
Mở đầu
Ý thức tự diệt - Thế nào là ý thức xung khắc

Nhưng mi sẽ luôn luôn là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mi
(Aber der schlimmste Feind, dem du begegnen kannst, wirst du immer dir selber sein.)
Nietzsche (Also sprach Zarathustra, Erster Teil, Vom Wege des Schaffenden)
1.
Con người luôn luôn là kẻ thù của con người. Chính tôi là kẻ thù của tôi. Mình chạy trốn kẻ thù có nghĩa là mình chạy trốn mình.
Sự xung khắc giữa ý thức và vô thức đã khiến cho tôi là kẻ thù của chính tôi.
Mình chính là kẻ thù của mình, nên con người chỉ là con người khi con người chạy trốn. Chính sự xung khắc mâu thuẫn ấy, chính sự chạy trốn ấy làm con người trở nên con người.
Con người luôn luôn muốn tiêu diệt kẻ thù; nhưng lúc mình chiến thắng cũng là lúc mình chiến bại, vì chính kẻ thù ấy là mình, chứ không phải kẻ nào khác; như vậy ý thức đã diệt ý thức, tức là ý thức tự diệt.
Ý thức tự diệt là ý thức xung khắc với chính ý thức. Chỉ khi nào có sự xung khắc mâu thuẫn như vậy thì mới nói đến chuyện giải thoát.
2.
Hình ảnh con người là con người chạy trốn. Trốn, lánh, tránh, thoát là hành động của ý thức; hành động (của) ý thức chính là ý thức; ý thức chạy trốn ý thức: tôi chạy trốn tôi.
Con người luôn luôn không biết mình là con người chạy trốn. Đó là tội lỗi, vì xúc phạm sự thực; nhưng tội lỗi nặng nhất là con người không biết mình chạy trốn mình. Biết mình chạy trốn vẫn chưa đủ; phải biết mình chạy trốn mình mới là giải thoát.
Biết rằng mình chạy trốn mình mà biết bằng ngôn ngữ, kí hiệu, biểu tượng, kiến thức và lý tính thì vẫn còn xúc phạm sự giải thoát; vì ý thức phải ra ngoài ý thức mới có thể ý thức. Mà ra ngoài là chạy trốn; muốn giải thoát khỏi đau đớn, ý thức phải ý thức tự chạy trốn. Con người muốn biết mình trốn mình thì phải trốn mình; đây là mâu thuẫn lớn nhất của cuộc đời.
Chạy trốn là tội lỗi; chạy trốn cả sự chạy trốn lại còn nguy hiểm hơn; vì mình tự buộc thêm một ảo tưởng khác.
Con thú không chạy trốn nó, chỉ con người là chạy trốn mình. Con người chỉ là con người khi con người chạy trốn mình.
Sự chạy trốn nằm trong hơi thở của con người. Ý thức càng phát triển thì con người càng chạy trốn mãnh liệt hơn. Càng chạy trốn lại càng đau đớn quằn quại hơn nữa; muốn hết đau đớn thì không chạy trốn; và không chạy trốn có nghĩa là không còn là người nữa, vì con người chỉ là con người khi con người chạy trốn.
Muốn giải thoát khỏi đau đớn, con người phải biết mình chạy trốn mình, và phải biết rằng mình không thể nào không chạy trốn mình; biết ở đây có nghĩa là biết trọn người mình, biết bằng trọn người mình, chứ không phải biết bằng một phần hay hai phần của trọn người mình. Phải biết bằng hơi thở chứ không bằng suy nghĩ hay bằng ngôn ngữ.
Ý thức ý thức ý thức: đây là giải thoát khỏi đau đớn. Đừng lầm lẫn “ý thức ý thức ý thức” với “ý thức ý thức về ý thức”.
Câu thứ nhất không có văn phạm; câu thứ hai là một mệnh đề độc lập đúng văn phạm: chủ từ “ý thức”, động từ “ý thức (về)” và túc từ là “ý thức” đứng sau cùng. Câu thứ hai có nghĩa là ý thức tự ý thức về mình.
Ý thức muốn tự ý thức về mình thì ý thức phải ra ngoài mình, ra ngoài có nghĩa là chạy trốn; và chạy trốn là chưa giải thoát.
Câu thứ nhất “ý thức ý thức ý thức” khác câu thứ hai hoàn toàn; câu thứ nhất không có chữ “về”; vì thế, nó có nghĩa là ý thức tự ý thức về mình mà không ra ngoài mình: đây là sự huyền nhiệm, sự bí mật và cũng là sự giải thoát; đây là biên giới ngăn chia tôn giáo và triết học (nếu cứu cánh của tôn giáo là giải thoát khỏi đau đớn và tội lỗi).
Từ hình ảnh con người chạy trốn và từ những đường nét phác hoạ trên, tôi có thể xây dựng một hiện tượng luận và một siêu hình học về sự chạy trốn; nhưng nơi đây tôi xin giới hạn sự thảo luận.
3.
Hình ảnh tượng trưng cho con người chạy trốn là Caïn trong Thánh Kinh (Cựu Ước Kinh) của Ky Tô giáo. Caïn giết em vì bất mãn với sự bất công của Thượng đế; Thượng đế trừng phạt và lưu đày Caïn trở thành “kẻ chạy trốn và kẻ lang thang ở trần gian này” (Genesis 4, 12: “a fugitive and a vagabond shalt thou be in the earth”).
Caïn là hình ảnh tượng trưng nhất cho mỗi người trong chúng ta. Mỗi người chúng ta đều có mầm sát nhân trong lòng; và con người đều là con người chạy trốn và con người lang thang; lang thang, vì chạy trốn; chạy trốn vì giết em; giết em mình chính là giết mình, giết máu thịt của mình. Cũng có thể nói ngược lại: giết em là vì chạy trốn mình; chạy trốn mình là vì ý thức xuất hiện. Ý thức là cô đơn và phân chia. Ý thức trở thành cô đơn và phân chia từ khi ông Adam và bào Eve bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng. Caïn thừa hưởng tội cha mẹ; con người chịu tội tổ tông.
Tất cả mọi người đều là những con người chạy trốn. Những kẻ chạy trốn nhiều nhất là những nghệ sĩ, những tình nhân, những kẻ mơ mộng, những kẻ phạm tội, những kẻ điên và những người tự tử.
Những người hiện thân bi đát nhất cho sự chạy trốn là Rimbaud, Melville, Nietzsche, Nijinsky, Nerval, Kafka, Van Gogh, Antonin Artaud, Strindberg, Sadegh Hedayat, Hemingway.
Những con người chạy trốn trên là những tâm hồn quằn quại giữa cơn đau ngất trời.
Chính họ là hiện thân của tính chất xung khắc thường xuyên giữa ý thức và vô thức. Sự xung khắc thường xuyên ấy đưa đến sự hủy diệt ý thức nhưng chính vừa lúc ý thức bị hủy diệt thì sự bất diệt vụt xuất hiện. Vừa lúc ý thức tự diệt thì ý thức mới được khai sinh, như chim phượng hoàng sống lại và vỗ cánh bay lên, sau khi được thoát thai từ ánh lửa huyền bí của thần thoại thái cổ.
Chương nhứt
Ý thức bi tráng - Con người và hố thẳm trong tư tưởng Nikos Kazantakis

Người nghệ sĩ bi tráng không phải là người bi quan; hắn chính là người chấp nhận tất cả sự việc khả nghi, chấp nhận ngay cả những sự việc khủng khiếp. Hắn là người theo Dionysos.
Nietzsche (Die Götzen-Dämmerung, 1889)
1.
Mùi thơm những cây chanh trổ hoa quay cuồng người dân hải đảo. Những con lừa bước chậm chạp trên lối mòn hay triền núi. Vài ba con dê cột bên sân nhà; bụi bay đầy đường. Những đống gạch vụn, những đền đài sụp đổ. Mặt trời. Đá. Mây trắng. Biển. Những trái cây. Gió biển mặn nồng, bụi đá thơm ngát, những người ăn mày rách rưới, những con gà tây lủi trốn qua kẹt nhà.
Nghèo nàn, nóng bức, khô cằn, nhiều trái cây, nhiều đứa con nít dơ bẩn chạy rong giữa chợ, những trái nho khô, những chùm nho tươi, đôi má đỏ hồng của cô gái nhà quê, nụ cười thần thoại của cụ già râu trắng, những đồi đá vôi chôn vùi nền văn minh thượng cổ của Địa trung hải, nằm giữa Âu châu, Phi châu và Á châu.
Đó là đảo Crète, thuộc đất Hy lạp, quê hương của Nikos Kazantzakis, văn sĩ, thi sĩ, triết gia, tư tưởng gia, kịch sĩ, phê bình gia, dịch giả, chính trị gia. Nikos Kazantzakis là nhà văn hoá nổi tiếng nhất của Hy lạp thế kỷ hai mươi.
Quê hương ông là nơi phát sinh ra nền văn minh Tây phương, là một hải đảo muôn đời đón gió từ mười phương thổi về; người con trai Hy lạp ấy đã lớn lên giữa những cơn gió thịnh nộ thổi từ những lục địa xa xôi, giữa những tiếng sóng cuồng loạn của đại dương, dưới một bầu trời xanh lơ đầy mây giang hồ và những cánh hải âu đen mướt.
Những buổi chiều trên bãi vắng, lúc hãy còn trẻ, không biết Nikos Kazantzakis đã nghĩ những gì, khi ngắm nhìn những cánh buồm trắng xuôi gió thấp thoáng bên kia chân trời?
Để rồi đi vào đời, Nikos Kazantzakis trở thành con người nghệ sĩ điêu đứng, sống hốt hoảng với ý thức phân tán trước sự sụp đổ của con người và nền văn minh hiện đại; suốt đời, Nikos Kazantzakis chỉ là một cánh buồm say gió, trôi nổi bập bềnh trên đại dương của Hư vô, khát khao hải đảo quê hương, nhưng hải đảo quê hương ấy cũng chỉ là thần thoại, bởi vì quê hương không phải là nơi mà mình đã chào đời và con người vẫn nhớ quê hương đang khi mình ở ngay nơi quê hương của mình; con người vẫn cảm thấy hoàn toàn xa lạ nơi mình chào đời; có lẽ phải chăng lúc mình thở hơi cuối cùng là lúc quê hương mới bắt đầu xuất hiện?
2.
Trong quyển Letter au Gréco, Nikos Kazantzakis viết một câu văn rất giản dị mà ít người đọc để ý, ý nghĩa thâm trầm phong phú vô cùng:
“Hãy cứng rắn, kiên nhẫn, chịu khó… Hãy khinh bỉ hạnh phúc…”
Những câu văn hay lời nói cũng như những hạt giống, phải gieo đúng nơi, đúng lúc thì mới có thể trổ hoa đơm trái.
Chỉ vào giờ đó, phút đó, với tâm trạng đó, tôi mới thực sự nhận ra tất cả ý nghĩa kỳ lạ trong những lời nói câu văn mà vào những lúc khác tôi chỉ thấy nó tầm thường nhạt nhẽo.
“Hãy khinh bỉ hạnh phúc…”
Chỉ có Nikos Kazantzakis là mới nói lời trên với nỗi lòng chua xót bi tráng.
“Hãy khinh bỉ hạnh phúc…”
Tất cả tư tưởng và tác phẩm của Nikos Kazantzakis chỉ nói lên một câu nầy thôi.
Câu văn này chẳng những có nghĩa là khinh bỉ sự hạnh phúc, mà còn có nghĩa là khinh bỉ cả sự khinh bỉ hạnh phúc, vì không có sự hạnh phúc! Hạnh phúc chỉ là một danh từ rỗng, dùng để nói đến một cái gì không có thực ở đời này.
Tại sao “hãy khinh bỉ”?
Tiếng “hãy” là tiếng kêu gọi, lời thúc giục hay ra lệnh…
Tiếng “hãy” là tiếng gọi đứng dậy, tiếng kêu bước chân, tiếng thúc giục lên đường, tiếng ra lệnh phóng chạy…
Chúng ta tự tạo ra một thế giới ảo tưởng, rồi chui vào đó mà ngủ. Con người hiện nay đang nằm ngủ; con người thế kỷ XX đang còn ngủ, chưa tỉnh thức; chúng ta đang chết, nguy hiểm nhất là chúng ta không biết rằng chúng ta đang chết; chúng ta sống bạc nhược; đi đứng mệt mỏi, hết hăng hái thiết tha; chỉ nhìn lại đằng sau, tiếc thương quá khứ; mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta bị lôi vào một cuộc sống mà chúng ta không biết đi về đâu; chúng ta chỉ còn những cử chỉ không hồn; tất cả chỉ là phản ứng như một cái máy tự động; chúng ta nhìn sự vật chung quanh với đôi mắt thản nhiên lạnh nhạt; không có gì có thể làm chúng ta ngạc nhiên nữa; tất cả chỉ là tổng số những thói quen.
Chúng ta sống trong hiện tại mà đầu óc cứ bị chìm ứ xuống vũng lầy của quá khứ; chúng ta vuốt ve dĩ vãng vàng son; chúng ta chạy trốn hiện tại; chúng ta vuốt ve bản ngã nhỏ bé bằng cách gia nhập những đoàn thể hay những công tác vĩ đại; chúng ta đồng hoá với một sự vật bên ngoài để tâng bốc lòng quan trọng; chúng ta không dám sống, mà chúng ta cũng không dám chết; chúng ta không dám đi, mà cũng không dám đứng; chúng ta không dám nói mà cũng không dám yên lặng…
Chúng ta thích phàn nàn, than thở, thích nói “chán quá, cô đơn quá, khổ quá," mà thực sự chúng ta không hoàn toàn cảm thấy thế; những lời nói ấy chỉ là một mớ thói quen cần thiết để chúng ta bám vào những làn khói thuốc; sự thực thì chúng ta đang chết trong đời sống.
Chúng ta ăn mà không biết mình đang ăn, uống mà không biết mình đang uống; chúng ta thấy mình nằm mộng trong giấc mộng. Mộng của mộng!
Mỗi lời nói của chúng ta là những lời lặp lại vô ý thức, mỗi lời phê phán của chúng ta là những lời nói bâng quơ khờ khệch của một kẻ bước đi trong khi ngủ.
Tiếng “hãy” là một gáo nước lạnh đổ vào mặt chúng ta, là một cái tát tai nẩy lửa, là cái đạp chân tống vào người để chúng ta thức dậy, để chúng ta đứng dậy, rồi chạy… Đứng dậy mà chạy. Thôi đủ rồi, ngủ đã nhiều rồi, chết đã nhiều rồi. Chúng ta hãy ào chạy, xô nhau chạy… chạy rồi nhảy múa. Nhảy múa điên cuồng như bầy mọi da đỏ. Nhảy múa trên hỏa diệm sơn.
Cười, hét, tru, tréo, la, kêu, rú, réo và cứ tiếp tục nhảy múa - Nhảy như điên, như loạn. Nhảy như Nijinsky.
Cứ tiếp tục nhảy múa đi.
Rồi chết.
Chứ đừng nằm dài than thở, đừng khóc lóc, đừng chán nản. Đã hết cô độc, hết rồi cô đơn, hết rồi phi lý, hết rồi hiện sinh khắc khoải, hết rồi hư vô, hết rồi đau khổ. Bản nhạc ấy cũ quá rồi, cứ hát đi hát lại hoài. Tất cả đều lường gạt. Tất cả đều giả dối. TẤT CẢ ĐỀU XÔNG LÊN MÙI CHẾT.
Hãy cười rú lên như điên và tiếp tục nhảy múa.
Nhảy múa như bầy mọi Phi châu, nhảy múa như bầy trẻ con, chứ đừng nhảy múa như những xác chết ở phòng khiêu vũ tại Sài gòn.
“Hãy khinh bỉ” là gì? Thế nào là “khinh bỉ”?
Sự khinh bỉ là một điều thiêng liêng.
Sự khinh bỉ lên ngôi thượng đế.
Chúng ta hãy tôn thờ sự khinh bỉ.
Khinh bỉ, khinh bạc, khinh dễ, khinh khi, khinh khỉnh, khinh mạn, khinh miệt, khinh suất, khinh thị, khinh thường, kiêu căng, kiêu ngạo, kiêu dũng, kiêu hãnh, phách lối, ngạo mạn, xấc xược. Tất cả những chữ này là những ĐỨC TÍNH thiêng liêng của những con người dám sống và dám chết.
Chúng ta hãy khinh bỉ tất cả mọi sự.
Chúng ta hãy khinh bỉ cả sự khinh bỉ.
Nghĩa là CHÚNG TA HÃY KHINH BỈ CẢ CHÚNG TA.
Khinh bỉ là đức tính đầu tiên và cuối cùng của nhân loại: khinh bỉ sẽ là sức sống làm lại cuộc HỒI SINH NHÂN LOẠI.
Trái đất này sẽ tan nát, thế giới này sẽ sụp đổ, nhân loại sẽ bị tiêu diệt, nếu không còn những kẻ khinh bỉ trên trần gian này.
Chúng ta hãy khinh bỉ tất cả mọi giá trị: chúng ta hãy khinh bỉ tất cả những gì cao siêu nhất đời này; chúng ta hãy khinh bỉ tất cả những vĩ nhân, tất cả những thiên tài; chúng ta hãy khinh bỉ những kẻ vị tha, bác ái, nhân đạo. Chúng ta hãy khinh bỉ những kẻ xây dựng; đồng thời, chúng ta hãy khinh bỉ những kẻ phá hoại. Chúng ta hãy khinh bỉ những nhà đạo đức và khinh bỉ những kẻ chống đạo đức.
Khinh bỉ hết tất cả.
Và quan trọng nhất là chúng ta phải khinh bỉ chính bản ngã, bản thân chúng ta; hãy khinh bỉ đời sống chúng ta, hãy khinh bỉ lời nói chúng ta, hãy khinh bỉ sự im lặng của chúng ta, hãy khinh bỉ lòng nhân đạo của chúng ta, lòng yêu người của chúng ta, lòng ái quốc, lòng xây dựng xã hội, tình thương, lòng tương thân tương ái, lòng khiêm tốn nhún nhường, sự cao thượng, đức danh dự.
Hãy khinh bỉ tình yêu, hãy khinh bỉ tất cả những người con gái, hãy khinh bỉ văn chương, triết học, hãy khinh bỉ những thi sĩ, hãy khinh bỉ những quyển tiểu thuyết, những bài khảo luận (như bài này).
Hãy khinh bỉ Nikos Kazantzakis, Henry Miller.
Hãy khinh bỉ Heidegger, Camus, Nguyễn Du. Tóm lại HÃY KHINH BỈ HẠNH PHÚC. Thế nào là “hãy khinh bỉ hạnh phúc”?
Sự khinh bỉ chính là sự hạnh phúc: vì thế, chúng ta cần phải khinh bỉ cả sự khinh bỉ ấy nữa! Sự khinh bỉ phải đi đến cùng tận, để rồi biến mất luôn mà đi vào cõi hư không của vạn vật. Lúc bấy giờ, tất cả đều huyền bí (huyền chi hựu huyền), không còn phân biệt đối đãi, sắc tức thị không, nói như Heidegger thì Sein tức là Nichts và sự KHINH BỈ CHÍNH LÀ SỰ KÍNH TRỌNG.
Hạnh phúc là gì?
Hạnh phúc là nhà điên. Hạnh phúc là chết trong khi còn có thể sống được. Hạnh phúc là đầu hàng trước xã hội. Hạnh phúc là sự chạy trốn. Hạnh phúc là đánh mất cá tính độc đáo của mình. Hạnh phúc là đứng lại, không dám nhảy tới, phóng tới. (Heidegger: Entwurf).
Hạnh phúc là ảo tưởng của ảo tưởng, mộng của mộng. Hạnh phúc là luân hồi, là hoả ngục nơi cuộc sống này.
Khi chúng ta còn bé nhỏ, chúng ta không đau khổ, không hạnh phúc; tâm hồn ngây thơ hồn nhiên như con chim hót trên cành, lòng trẻ thơ là mặt hồ trong suốt không gợn sóng, in hình mây trời trắng bạch; bầu trời xanh biếc rọi trọn vẹn vào hồn, nhưng thế rồi lúc chúng ta vừa lớn khôn, lúc mà ý thức bắt đầu trưởng thành thì lúc bấy giờ mặt hồ đã nổi sóng tơi bời, bão tố vụt bừng dậy hãi hùng.
Ý thức là hạnh phúc, mà ý thức lại chạy đi tìm hạnh phúc, thế là ý thức trở nên không hạnh phúc. Ý thức đi tìm hạnh phúc, mà càng đi tìm lại càng tìm không được, vì hạnh phúc không ở ngoài ý thức vì hạnh phúc là ý thức, ý thức chạy đi tìm ý thức, mình chạy đi tìm mình; mình chạy đi tìm mình thì không thể nào tìm được.
Khinh bỉ hạnh phúc có nghĩa là không chạy đi tìm nữa. Khinh bỉ hạnh phúc có nghĩa là MÌNH ĐỨNG LẠI NHÌN MÌNH. Khi mình nhìn lại mình thì mình sẽ gặp lại mình. Tìm gặp lại mình thì tìm gặp cái mình đang tìm. Như thế mình chỉ có thể tìm được là khi mình không còn chạy đi tìm nữa. Đó là chân lý, mặc dù mâu thuẫn, khó hiểu nhưng mầu nhiệm vô cùng.
“Hãy khinh bỉ hạnh phúc”. Đây là một trong những chân lý cao siêu của Nikos Kazantzakis.
Câu này có thể giúp ta nhìn ra chân lý mầu nhiệm của cuộc đời.
Bằng cách nào?
Bằng cách thực hiện câu “hãy khinh bỉ hạnh phúc” không phải bằng lời nói, mà bằng tất cả bản thân mình, bằng cả đời sống mình, bằng cả máu lệ tinh thành; đánh cả một ván đời để đổi lấy câu “hãy khinh bỉ hạnh phúc”, như trường hợp Nietzsche hay Van Gogh hay Rimbaud hay Nikos Kazantzakis, hay một cách tuyệt đối tận cùng như Phật Thích Ca, như chúa Jésus, như François d’Assise, như Henry Miller…
3.
Kazantzakis đã từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của Nietzsche. Nikos Kazantzakis và Nietzsche giống nhau như con giống cha. Kazantzakis tôn thờ Nietzsche như con người tiền sử tôn thờ mặt trời. Đời Nietzsche và đời Kazantzakis là cả một chuỗi dài chấp nhận và chối bỏ.
Kazantzakis chấp nhận Nietzsche, rồi chối bỏ Nietzsche. Kazantzakis chấp nhận Chúa Jésus, rồi chối bỏ Chúa Jésus. Kazantzakis chấp nhận đức Phật, rồi chối bỏ đức Phật. Kazantzakis chấp nhận Lénine, rồi chối bỏ Lénine.
Kazantzakis chấp nhận cuộc đời, rồi chối bỏ cuộc đời mà đi vào cõi chết… Tiến trình biện chứng vẫn ngự trị trần gian.
Chấp nhận tức là hạnh phúc; chối bỏ sự chấp nhận ấy có nghĩa là khinh bỉ hạnh phúc. Khinh bỉ sự hạnh phúc là nhìn thẳng vào sự chết, không chạy trốn cái chết mà lại phỉ nhổ vào mặt sự chết.
Đó là tất cả sự vĩ đại của Nikos Kazantzakis, tất cả nỗi bi tráng cực độ của người con trai đất Hy lạp, quê hương của Homère, Eschyle, Sophocle, Euripide.
“Vào những khoảnh khắc khủng khiếp và bất ngờ, một luồng ánh sáng vụt loé qua ý thức tôi: tất cả những cái ấy chỉ là một trò chơi tàn bạo và phù phiếm, vô thủy vô chung, hoàn toàn không có ý nghĩa gì cả” (Nikos Kazantzakis, Ascèse trang 47 - 48).
Cuộc đời chỉ là một trò chơi.
Thiên đàng hay địa ngục gì cũng nằm trong trò chơi ấy.
Tất cả đều là một trò đùa, một trò chơi tàn bạo và phù phiếm. Tôi bị lôi cuốn vào trò chơi ấy, dù muốn hay không.
Nhìn đời với đôi mắt của một kẻ nằm trong cuộc chơi, đó là ý thức đầu tiên của những tâm hồn bi tráng.
Cuộc đời chỉ là một trò chơi tàn bạo và vô ích, không có sự bắt đầu, không có sự chấm dứt, hoàn toàn vô nghĩa.
Với ý thức như thế, tôi sẽ không còn tạo cho mình những ảo tưởng xa xôi, những bến bờ hạnh phúc mà tôi không bao giờ đạt đến.
Thiên đàng chỉ nằm trong đầu, thiên đàng không phải ở trên bầu trời xanh lơ kia. Thiên đàng chỉ nằm trong cuộc chơi tàn bạo của giòng đời.
Con người nhào mình vào cuộc chơi mà hắn biết rằng phù phiếm và tàn bạo; nhưng vì hắn là người, hắn không thể thoát ra ngoài vòng cuộc chơi ấy.
Đó là tâm thức bi đát của con người; niềm bi đát ấy trở thành bi tráng, khi con người nhìn thẳng vào sự thực và không nuôi những ảo tưởng, khi con người yêu trò chơi ấy và dự vào cuộc chơi ấy với tất cả mê đắm say sưa của đời mình, mặc dù biết rằng cuộc chơi ấy là phù phiếm, tàn bạo và vô nghĩa.
Biết rằng cuộc đời là vô nghĩa, nhưng vẫn sống một cách say sưa. Biết rằng việc làm vô ích nhưng vẫn làm một cách hăng say. Biết rằng trò chơi ấy nguy hiểm, nhưng vẫn lăn vào trò chơi ấy với trọn vẹn hồn nhiên của đời mình. Đó mới là sức sống bi tráng của con người.
“Điều tôi quan tâm không là con người, không phải là mặt đất, không phải là bầu trời, mà là ngọn lửa thiêu đốt con người, mặt đất và bầu trời” (Nikos Kazantzakis, Toda - Raba, trang 113).
Ngọn lửa ấy là gì? Phải chăng là SỨC SỐNG BI TRÁNG của vũ trụ, của trần gian, của con người?
Sức sống bi tráng là ngọn lửa thiêu đốt cả vũ trụ và con người. Sức sống bi tráng là hơi thở của Thần linh, của Hư vô, của Đại Ngã và Thần Ngã.
Nietzsche đã thổi sức sống bi tráng vào tâm hồn Nikos Kazantzakis:
“Nietzsche đã làm phong phú tâm hồn tôi bằng cách cung cấp cho tôi những vũ khí để lăn vào những cuộc chiến đấu mới; chính Nietzsche đã dạy tôi biến đổi nỗi đau khổ, niềm cay đắng và lòng lưỡng lự thành ra sự kiêu hãnh” (Nikos Kazantzakis), và sức sống bi tráng ấy đã thiêu đốt cuộc đời Nikos Kazantzakis; ông chạy quanh quẩn suốt đời trong những nẻo đường hư vô mà vẫn giữ trong tim một niềm kiêu hãnh vĩ đại của con người bị diệt, nhưng vẫn không chịu thua, của một kẻ đau khổ quằn quại, nhưng vẫn từ chối thiên đàng.
4.
Trong quyển tiểu thuyết Alexis Zorba, Nikos Kazantzakis đưa ra hai nhân vật trái ngược hẳn nhau: một người là trí thức, người kia là công nhân. Anh công nhân tên là Alexis Zorba. Người trí thức ấy chỉ biết sống với sách vở; đầu óc đầy ứ những tư tưởng trừu tượng; trái lại Alexis Zorba thì không đọc sách báo gì cả, đầu óc Alexis Zorba chứa đầy những ý nghĩ thực tiễn hay là không chứa một ý nghĩ nào cả, hoàn toàn trống rỗng thanh tịnh. Kẻ tri thức kia quên sống, hắn đi bơ phờ trong thế giới tư tưởng, suốt ngày hắn cứ bận bịu với triết lý này, triết học kia. Còn Alexis Zorba sống mãnh liệt và trọn vẹn với đời mình, Alexis Zorba chỉ sống chứ không suy nghĩ; trái lại, kẻ trí thức chỉ nghĩ chứ không sống. Alexis Zorba hưởng thụ cuộc đời một cách say đắm triền miên; còn kẻ trí thức kia chỉ là một xác không hồn bước đi hững hờ trong cuộc đời. Alexis Zorba hoàn toàn là đứa con của lòng đất; Alexis Zorba cúi quỳ hôn lòng đất: còn kẻ trí thức kia chỉ biết chạy đuổi theo một ốc đảo ở sa mạc và suốt đời không bao giờ tìm được.
Alexis Zorba là con người hoàn toàn hồn nhiên giản dị, chỉ biết ăn, uống, ngủ, đi đứng, làm ái tình, ca hát, nhảy múa, say sưa làm việc. Còn kẻ trí thức kia quên ăn, quên uống, quên ngủ, quên đi đứng, không dám làm ái tình, không biết ca hát, không nhảy múa và chỉ làm việc một cách mệt nhọc chán chường.
Kẻ trí thức kia cẩn thận, dè dặt, giữ gìn, chín chắn, tâm hồn đầy mặc cảm. Alexis Zorba dám làm tất cả mọi sự, không dè dặt, không giữ gìn; Alexis Zorba lăn vào cuộc đời như một chiến sĩ kiêu dũng lăn vào trận địa; Alexis Zorba nhảy trên những xác chết của quá khứ, say sưa hò hét trong cuộc sống điên cuồng hiện tại.
Nikos Kazantzakis đã dựng hình ảnh Alexis Zorba giữa nền văn minh trí thức thời đại, một hình ảnh hiên ngang bất khuất sống động, tượng trưng cho sự phục hồi sinh lực của truyền thống Tây phương ở vào chặng cùng đổ vỡ.
Truyền thống tư tưởng tây phương đang bị lôi cuốn trong sự độc tôn của lý trí; lý trí đồng nghĩa với ảo tưởng, lý trí chặn đứng sức sống tràn lan của con người, lý trí phá hủy hồn thơ lai láng của vũ trụ, lý trí chỉ biết chia xén, phân hai, phân biệt, phân tích, lý trí tạo ra ảo tưởng của ảo tưởng, rồi sau cùng chính lý trí quay lại chống lý trí; đó là mối mâu thuẫn vĩ đại không thể nào vượt qua được, nếu con người vẫn nằm ngủ trong giấc mộng của giấc mộng.
Alexis Zorba của Nikos Kazantzakis là hiện thân của sự chống đối lý trí; chống đối lý trí không có nghĩa là ca ngợi sự ngu muội; mà là ngược lại thế, bởi chính lý trí là sự ngu muội, một thứ ngu muội trá hình, và vì trá hình, sự ngu muội ấy trở nguy hiểm vô cùng.
Alexis Zorba là một kẻ tỉnh ngộ: nói theo danh từ Phật giáo Thiền tông thì Alexis Zorba đã đi đến Satori (Ngộ). Alexis Zorba là con người lý tưởng mà Kazantzakis muốn đạt tới.
Nikos Kazantzakis từ bỏ thiên đàng để trở về quì hôn lòng đất mến yêu. Nikos Kazantzakis chối từ tất cả những ảo tưởng, kẻ cả ảo tưởng về sự chối từ! Nikos Kazantzakis đi tìm một giải đất mới nhưng giải đất ấy không nằm trong không gian, bởi vì: “giải đất mới chỉ có trong lòng người” (Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
Ta phải quay trở về tìm giải đất mới ấy trong lòng người, ta phải đi tìm Tịnh độ trong Tâm; vì Tâm chính là Tịnh độ.
“Bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, một cách rộng lượng và không hy vọng”.
(Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
“Bổn phận mi là…”
Bổn phận, nghĩa vụ, chức phận…
Bổn phận mi là…
Phận mình là…
Phận là điều mình không thể không làm; phận là một việc tất yếu, một sự bắt buộc, một việc quy định.
Bổn phận nằm trong thân phận làm người của mình. Bổn phận có thể nói là xác định tính chất của thân phận con người. Bổn phận là một điều bắt buộc, một điều kiện tất yếu làm con người trở thành con người. Chấp nhận bổn phận là chấp nhận sự thực không thể tránh. Từ chối bổn phận là chạy trốn. Chạy trốn cái gì?
Chạy trốn mình.
Chạy trốn chất tính của mình là con người.
Con người dính liền với thân phận con người, bổn phận là thái độ sống riêng đưa con người trở về con người. Bổn phận có tính cách độc đáo riêng biệt; phận là phận của riêng tôi, của mình tôi nên gọi là phận mình, tức là bổn phận; phận là một sự bắt buộc; phận có nghĩa là chức vị của người; nói rộng hơn, phận chính là người vì chức vị của người (phận) và người chỉ là một; người không có chức vị của người không thể gọi là người, không thành ra người. Nói đến người là mặc nhiên đã nói cái điều làm cho con người trở thành người, tức là phận, nói rõ hơn là bổn phận.
Phận là một điều tất nhiên, một sự đã qui định từ khi tôi mở mắt chào đời và qui định trọn vẹn từ khi ý thức tôi đã trưởng thành.
Mỗi người tự nhận phận mình (bổn phận).
Người khác không có quyền bắt buộc tôi làm bổn phận tôi, vì bổn phận đã là một sự bắt buộc của tôi đối với chính tôi. Sự bắt buộc của người khác xâm phạm đến chức vị của người tôi; chính sự bắt buộc ấy thay thế sự bắt buộc của riêng tôi, vì thế người khác đã đánh mất chức vị của người tôi, vì chức vị của người tôi là sự bắt buộc của riêng tôi đối với tôi.
Người khác bắt buộc tôi làm bổn phận tôi, nghĩa là người khác đã làm tôi đánh mất bổn phận tôi rồi!
Ái quốc hay không ái quốc, đó là bổn phận riêng tôi. Người khác không được quyền bắt buộc tôi ái quốc và nói rằng như thế mới là bổn phận tôi; khi có sự tham dự trực tiếp của người khác vào bổn phận tôi thì tôi đã xa lìa bổn phận rồi, vì bổn phận là phận của riêng mình tôi.
Ái quốc, hy sinh, phụng sự xã hội, vâng lời cha mẹ, hiếu thảo, trung thành, vân vân; người khác không được quyền nói những thứ này là bổn phận của tôi. Nói đến bổn phận là nói đến sự cô đơn tuyệt đối của tôi, của riêng tôi đối với tôi; vì thế, người khác đứng ngoài vòng và chẳng có liên hệ gì với tôi cả; người khác chỉ có liên hệ với tôi là sau khi tôi đã nhìn lại bổn phận (hay là không nhìn lại thì cũng thế).
Tôi nói với tôi như sau:
“bổn phận của mi là…”
Tôi không thể nói như vầy với người khác:
“bổn phận của anh là…”
Nói như thế là trực tiếp phá hủy bổn phận của người khác, là xâm phạm chức vị làm người của người khác.
Nikos Kazantzakis tự nói với mình rằng:
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm…”
(Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
Nikos Kazantzakis không nói:
“bổn phận của mi là ái quốc, thương người, phụng sự, làm việc, vâng lời, giúp đỡ, hay trung thành vân vân…”
Nikos Kazantzakis lại nói:
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm”
thế là Kazantzakis đã đập vào trung tâm điểm của ý thức con người; lên đường đi đến hố thẳm là bổn phận quan trọng nhất của tôi; tất cả những thứ khác chỉ là phụ thuộc.
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm”.
Đó là ý thức tiên khởi mà tôi phải nhìn nhận cho riêng tôi; bổn phận của tôi là thế, vì vậy, tôi phải làm bổn phận ấy cho riêng tôi; chính tôi phải làm tròn bổn phận ấy. Làm tròn cái gì?
Làm tròn bổn - phận - lên - đường - đi - đến- hố - thẳm.
Không làm tròn bổn phận này là chạy trốn; không làm tròn bổn phận này là không xứng đáng được gọi là người; không làm tròn bổn phận này là đánh mất chức vị làm người, là tự dối, tự lường gạt mình.
Người chỉ là người, khi người làm bổn phận; bổn phận chỉ là bổn phận khi bổn phận lên đường đi đến hố thẳm.
Sự kiện lên đường đi đến hố thẳm là một thực tại; từ chối thực tại là nuôi ảo tưởng, là tự đánh lừa.
Người dính liền với việc lên đường đi đến hố thẳm. Heidegger có từ ngữ “Sein zum Tode” (Tính hướng tử hay hướng tử tính; Pháp gọi là “L‘être-pour-la-mort”). Ta bắt chước Heidegger mà đặt từ ngữ mới cho ý nghĩa câu văn trên của Kazantzakis là “Sein-zum-Abgrund” (tính hướng huyệt hay hướng huyệt tính; dịch ra Pháp ngữ là: “l‘être-pour-l‘abïme”.
Người vừa mới chào đời là đã lên đường đi đến hố thẳm.
Người thực sự người là lên đường đi đến hố thẳm; người không thực sự người là kẻ chạy trốn vào cuộc sống thường nhật của thiên hạ (“le On de la banalité quotidienne”) và không chịu nhận mình để lên đường đi đến hố thẳm. Việc lên đường đi đến hố thẳm là một sự bắt buộc, một sự thực bắt buộc; nhưng sự bắt buộc ấy trở thành sự tự do khi tôi bắt buộc cho riêng tôi.
Nếu để người khác bắt buộc tôi hay nếu sự bắt buộc ấy xảy đến tôi ngoài ý muốn của tôi hay nếu tôi không tự bắt buộc cho riêng tôi, thì sự bắt buộc ấy trở thành sợi dây trói buộc tôi lại, quăng tôi xuống hố thẳm như quăng một con vật, làm tôi mất sự tự do và đánh mất chức vị làm người của tôi.
“Bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm”
Khi tôi chịu làm bổn phận lên đường đi đến hố thẳm thì tôi trở thành con người tự do, sự tự do này mới đúng nghĩa là tự do thực sự, vì dù có ở trong tù, tôi vẫn có thể tự do; và những con người sống bên ngoài kia, họ tưởng là họ tự do, nhưng thực ra, họ bị nhốt bưng bít trong cuộc sống thường nhật nhạt nhẽo của thiên hạ “le On de la banalité quotidienne”; (Heidegger gọi là “Das Man”).
Tự do của tôi là tự do thực sự; bởi vì tôi biết rằng tôi lên đường đi đến hố thẳm cho nên tôi tự do, tôi chỉ được tự do thực sự khi sự tự do của tôi là tự do trước hố thẳm, bắt chước từ ngữ của Heidegger mà gọi là: “Freiheit zum Abgrund” (Heidegger: Freiheit zum Tode”).
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm”.
Nikos Kazantzakis tự nói như thế.
Nhưng lên đường đi đến hố thẳm bằng cách nào?
Nikos Kazantzakis tự nói thêm:
“một cách im lặng...”
Như thế nghĩa là gì?
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng…”
Im lặng là không nói, không nói là không dùng lời, không diễn tả, không bào chữa, không bênh vực.
Im lặng chẳng những có nghĩa là không nói, mà còn có nghĩa là không không-nói.
Im lặng ở đây không chỉ có nghĩa là im lặng suông, vì im lặng ở đây có nghĩa là im lặng luôn cả sự im lặng!
Im lặng luôn cả sự im lặng là không còn tiếng nói, cũng không còn tư tưởng, không còn suy nghĩ, không còn trí nhớ, nói gọn lại là tiến trình ý thức ngừng lại.
Im lặng có nghĩa là sự im lặng ý thức hay là ý thức im lặng.
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng…”
Nikos Kazantzakis nói thêm:
“không hy vọng…”
Tôi lên đường đi đến hố thẳm một cách im lặng, và không hy vọng.
Đó là điều hiển nhiên.
Im lặng mà còn có hy vọng, thì chưa hẳn là im lặng.
Hy vọng nuôi ảo tưởng, ảo tưởng trong thời gian.
Còn hy vọng là còn lường gạt, là còn ý thức; ý thức lường gạt ý thức bằng cách phóng tới đằng trước nhờ hy vọng; còn hy vọng thì chưa giải thoát; hy vọng là triển hạn; triển hạn là hạnh phúc; khinh bỉ hạnh phúc là không hy vọng, là mở đường giải thoát; hy vọng triển hạn và chận đứng sự giải thoát: hy vọng giải thoát là chưa được giải thoát.
Đến bao giờ mới được giải thoát?
Chỉ đến lúc không còn hy vọng giải thoát, ta mới được giải thoát. Sơn cùng thủy tận nghi vô lộ…
Chỉ đến lúc tôi không còn mộng sự tỉnh thức, tôi mới thức tỉnh.
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng…”
Nikos Kazantzakis còn nói thêm:
“một cách rộng lượng”.
Tôi đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng và một cách rộng lượng.
Rộng lượng hay nhân từ cũng gần nghĩa với nhau.
Rộng lượng ở đây có nghĩa là rộng lượng mà không có đối tượng, vì tôi đang lên đường đi đến hố thẳm. Rộng lượng là mối tình bao la mênh mông; rộng lượng là xoá bỏ sự cố chấp, rộng lượng có đối tượng hãy còn là rộng lượng có sự cố chấp; tôi rộng lượng với người khác nghĩa là tôi còn chấp vào chính sự rộng lượng ấy, nghĩa là tôi còn phân biệt người khác với tôi và sự rộng lượng của tôi đối với người khác là một sự phân biệt ngụy trang. Rộng lượng còn phân biệt tôi với người khác thì vẫn chưa là rộng lượng.
Rộng lượng đồng nghĩa với sự không phân biệt; rộng lượng không phân biệt mới thực sự là rộng lượng; như thế, rộng lượng không có mục đích; rộng lượng mà có mục đích, dù mục đích ấy là sự rộng lượng thuần túy thì rộng lượng chưa thuần tuý là rộng lượng.
Rộng lượng chính là sự im lặng; rộng lượng chính là không hy vọng. Rộng lượng mà còn hy vọng thì chưa phải rộng lượng; ý thức rằng tôi rộng lượng thì chưa phải là rộng lượng; rộng lượng đồng nghĩa sự im lặng ý thức.
Con đường đi đến hố thẳm gồm có 3 lối.
trí và tình: im lặng
trí: không hy vọng
tình: rộng lượng
Đó là cố gắng phân chia cho dễ hiểu; nói một cách tuyệt đối thì con đường đi đến hố thẳm không có lối, vì còn có lối là còn hy vọng, mà còn hy vọng là không thể rộng lượng, vì rộng lượng còn hy vọng là rộng lượng chưa trọn vẹn và ý thức chưa im lặng.
“bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng”.
Hố thẳm ở đây không phải là địa điểm hay mục đích. Không phải hố thẳm ở một nơi chốn nào đó và bổn phận của tôi là đi đến hố thẳm ấy.
Hố thẳm ở đây không nằm trong không gian và sự-lên-đường-đi-đến không nằm trong thời gian; bởi vì chính việc-lên-đường-đi là hố thẳm, và hố thẳm chính là sự im lặng, là sự rộng lượng, và không hy vọng. Phương tiện (một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng) chính là cứu cánh (hố thẳm), hành động (sự lên đường đi đến) chính là mục đích (hố thẳm). Phương tiện là cứu cánh; hành động là mục đích.
Chúng ta hãy lập lại trọn câu văn của Nikos Kazantzakis: “giải đất mới chỉ có trong lòng người… bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng” (Ascèse, trang 56).
Như thế, tôi thấy rõ nghĩa như vầy:
giải đất mới là lòng người;
lòng người là hố thẳm
đi tìm giải đất mới là đi tìm lòng người;
lòng người là lòng mình;
bổn phận mình là đi tìm lòng mình;
tìm lòng mình là lên đường đi đến hố thẳm;
sự đi tìm ấy chính là lòng mình;
lòng mình chỉ là lòng mình, khi lòng mình im lặng, rộng lượng, không hy vọng;
lòng mình là giải đất mới;
giải đất mới là sự giải thoát.
“giải đất mới chỉ có trong lòng người… bổn phận của mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng” (Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
Trong quyển tiểu thuyết Le Christ Recrucifié, Nikos Kazantzakis đã dựng lên một nhân vật lạ thường, tên là Manolios, Manolios chính là hình ảnh con người lên đường đi đến hố thẳm; Manolios đi lại con đường của chúa Jésus; Manolios lên đường bước đến hố thẳm một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng. Manolios đã sống một đời thánh thiện trong sạch và đã hy sinh chịu chết để chuộc tội lỗi của con người.
Trước khi hoàn toàn quyết định sống cuộc đời của một kẻ lên đường đi đến hố thẳm, Manolios kể lại câu chuyện ngụ ngôn cho các bạn thân thiết để nói qua về sứ mạng của chàng:
“Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện về một thầy tu kia… Giấc mộng lớn của đời thầy là được Thượng đế cho đi hành hương đến quỳ lạy trước thánh mộ của Chúa Jésus. Thầy đi khắp nơi trong những thôn làng để xin của bố thí. Sau nhiều năm dài, lúc đó thầy đã già, thầy thu góp được một số tiền khá lớn vừa đủ để lên đường hành hương. Thầy ăn năn khổ hạnh, xin phép thầy bề trên rồi lên đường hành hương… Vừa bước ra khỏi tu viện, thầy gặp một người nghèo khổ ăn mặc rách rưới, xanh xao, gầy yếu, trong thê thảm đau đớn vô cùng mà đang cúi xuống đất nhỏ cỏ. Người ấy nghe tiếng gậy của thầy vang lên trên đá, liền ngước đầu lên và hỏi: “Linh mục đi đâu đó? Thầy trả lời: “Tôi đi đến thánh mộ của Chúa. Tôi sẽ đi ba vòng quanh Thánh mộ và quỳ lạy. Người ấy hỏi: “Linh mục có bao nhiêu tiền?” Thầy trả lời: “Một số tiền khá lớn”. Người ấy nói: “Linh mục hãy cho tôi số tiền ấy đi; tôi có vợ và một bầy con đang chết đói, linh mục hãy cho tôi số tiền ấy đi; đi ba vòng quanh tôi, rồi quỳ và lạy trước tôi”. Thầy lấy tiền ra và đưa hết cho người nghèo ấy, thầy đi ba vòng quanh kẻ ấy, rồi quì gối và cúi lạy. Sau đó thầy đi trở về tu viện”.
Manolios im lặng, rồi nói tiếp:
“Buổi chiều nay, sau nhiều năm trôi qua, tôi mới hiểu rằng người nghèo khổ ấy là ai”.
Mấy người bạn hỏi:
“Người nghèo khổ ấy là ai?”
Manolios lưỡng lự. Sau cùng, một cách im lặng, như một trái chín ban đêm rụng trong vườn, Manolios trả lời:
“Đó là Chúa Ki Tô.”
Một lúc sau, Manolios giải thích:
“Như vị thầy tu kia, tôi đã xây bao nhiêu là kế hoạch to lớn, đang khi tôi chỉ là một thằng tầm thường: chuồng cừu của tôi vẫn chưa đủ đối với tôi, tôi nóng lòng muốn đáp tàu to lớn, muốn đi đến tận địa cầu để tìm giải thoát cứu rỗi. Tôi cho rằng thánh mộ của Chúa nằm rất xa xôi trùng điệp, ở tận địa cầu, và tôi đã khinh bỉ mảnh đất nhỏ bé này mà Thượng đã đặt ném tôi vào… Nhưng bây giờ tôi đã hiểu: Chúa Ki Tô ở khắp nơi trên trần gian này, ở cận nơi lòng ta. Trong thôn làng giàu sang này, Chúa Ki Tô đang nghèo đói, không nơi trú ẩn. Chúa nghèo và có một bầy con đang đói. Chúa đi ăn mày, gõ cửa từng nhà, gõ cửa từng lòng, và người ta xua đuổi Chúa, người ta đuổi Chúa từ nhà này đến nhà khác, từ lòng này đến lòng khác” (Nikos Kazantzakis, Le Christ Recrucifié, trang 274-276).
Những lời nói trên của Nikos Kazantzakis đã làm sáng tỏ ý nghĩa câu:
“Giải đất mới chỉ có trong lòng người…”
Thánh địa không phải ở tận bên Do thái, thánh địa ở đây, nơi lòng ta “Tuỳ kỳ tâm tịnh, tức Phật độ tịnh”
Khi tôi không hiểu Tự Tánh, tôi chạy loanh quanh khắp mọi phương trời để tìm giải thoát, tôi cho rằng giải đất mới (hay thiên đàng) ở xa lắm, tận bên kia chân trời; cũng như vị thầy tu kia đi tìm cứu rỗi tận thánh mộ xa xôi, tôi chạy đi tìm khắp nơi, cầu Đông cầu Tây nhưng thực ra thì “giải đất mới chỉ có trong lòng người”, chứ không phải ở nơi nào cả.
Có nên nhắc lại lời của đại sư Huệ Năng, lục tổ Thiền tông: “Phàm phu bất liễu tự tánh bất thức thân trung tịnh độ, nguyện Đông nguyện Tây; ngộ nhơn tại xứ nhứt”, kẻ tầm thường chẳng hiểu tự tánh, chẳng biết cõi Tịnh độ là ở trong thân mình, mà cầu Đông cầu Tây, chứ người đã tỏ ngộ thì chỗ nào cũng vậy thôi (Pháp bảo đàn kinh, phẩm quyết nghi).
Ta hãy suy tưởng ba câu văn dưới đây:
“thân trung Tịnh độ” và “Thiên đường chỉ tại mục tiền” (Huệ Năng, Pháp bảo đàn kinh)
“nước Chúa Trời ở trong lòng các ngươi” (Thánh kinh, Tân ước, Lu ca, 17, 21)
“giải đất mới chỉ có trong lòng người” (Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
Khi biết rằng: “Chúa Ki Tô ở khắp nơi trong lòng thế gian này, Chúa Ki Tô ở cận ngay nơi lòng ta” (Nikos Kazantzakis, Le Christ Recrucifié, trang 276), thì Manolios đã quyết định làm gì? Sau khi đã biết như thế, Manolios có bổn phận nào?
Nikos Kazantzakis để Manolios trả lời cùng mấy người bạn đồng đường:
“Này anh em, tôi đã quyết định thay đổi hoàn toàn lối sống của tôi, tôi quyết định cắt đứt quá khứ và đi theo đấng Ki Tô trên dặm đường” (278).
Đi đâu?
Manolios trả lời:
“Đi đâu ư? Anh đã quên rằng vị thầy tu kia đã tìm thấy thánh mộ ở đâu sao? Bất cứ người nào tranh đấu và đau khổ trên một mảnh đất nhỏ, tức là người ấy đã tranh đấu và đau khổ trên trái đất này. Tôi sẽ ở lại cùng các anh em mãi mãi! Ở nơi đây, nơi thôn làng này và nơi núi này, trên giải đất chúng ta. Chính nơi đây là nơi tôi phải gieo và gặt; chính nơi đây là nơi trời đã đặt để tôi, là nơi mà trời dạy tôi phải tranh đấu. Mỗi một cục đất ở bất cứ nơi nào cũng đều là thánh mộ” (trang 278).
Ta hãy quì hôn lòng đất; mỗi mảnh đất đều thiêng liêng.
Trong tập Ascèse (tâm thuật), Nikos Kazantzakis viết nơi trang 46: “Không nổi loạn phù phiếm, và nhận những giới hạn của trí thức con người và trong vòng giới hạn chặt chẽ ấy, hãy làm việc không ngừng”.
Làm việc gì?
Làm việc giải thoát.
Làm việc giải thoát là gì?
“Một cách im lặng” là không nổi loạn phù phiếm.
“Không hy vọng” là nhìn nhận những giới hạn của trí thức con người.
“Một cách rộng lượng” là không ngừng làm việc.
Bây giờ ý nghĩa phong phú của câu văn này đã mở ra trọn vẹn.
“Giải đất mới chỉ có trong lòng người… Bổn phận mi là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng” (Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 56).
Ý nghĩa câu trên được cô đọng lại trong hình ảnh một người bước đi ba vòng quanh một kẻ nghèo khổ rồi cúi lạy quì hôn lòng đất.
5.
Người lên đường đi đến hố thẳm mới thực là tha thiết yêu đời. Chính hố thẳm làm cuộc đời trở nên quí giá.
Sống không hy vọng là sống để lên đường đi đến hố thẳm, đó là nhận thức căn bản của con người thực sự. Sự nhận thức Thực tại này không làm cho tôi rơi xuống chủ nghĩa hư vô bi quan, mà lại khiến tôi nhận ra trách nhiệm của mình; chính tôi tự nhận trách nhiệm cho riêng tôi, chứ không ai bắt buộc; trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thuyền trưởng trong một chiếc tàu sắp đắm chìm giữa trùng khơi.
Tàu chắc chắn sắp đắm chìm, không còn hy vọng gì nữa. Biết như vậy và biết mình đang sắp xuống hố thẳm nhưng không than thở, vị thuyền trưởng vẫn giữ niềm kiêu hãnh trên ánh mắt long lanh, nhìn thẳng vào Thực tại, không dối lòng, không chạy trốn, lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, không hy vọng, một cách rộng lượng, thản nhiên nhận lấy trách nhiệm và hy sinh.
Tâm hồn bi tráng là tâm hồn của người thuyền trưởng trong một chiếc tàu sắp đắm; chính sức sống bi tráng ấy đã khiến những phút giây còn lại của đời người trở nên mãnh liệt, phong phú, thi vị, cao đẹp, lan tràn ý nghĩa, đáng sống nhất, vì thế, người thuyền trưởng hiên ngang trong một chiếc tàu sắp đắm lại là kẻ yêu đời tha thiết nhất. Người ta chỉ yêu đời thực sự và thấy cuộc đời có ý nghĩa là khi người ta sống sát bên cái chết từng giây từng phút. Người ta chỉ hiểu ý nghĩa cuộc đời là khi người ta rờ mó sự chết trong mười ngón tay mình.
Bi tráng không phải là chết, bi tráng là sống với cái chết; bi tráng là sống không hy vọng, một cách im lặng, một cách rộng lượng, nhân từ.
Giây phút tuyệt đối và quan trọng nhất trong đời người vãn là một tích tắc trước khi chết; cái tích tắc nhanh chóng ấy quyết định cả đời người, cả chức vị làm người; cái tích tắc ấy là lời phán xử cuối cùng; cả một đời người hiện về trong cái tích tắc ấy: cái tích tắc ấy chỉ là một thoáng giây; nhưng đối với người sắp chết, nó lâu dài bằng cả một đời người… Khi con người sắp bước vào thế giới phi thời gian thì thoáng giây biến chuyển từ thời gian đến phi thời gian là một thoáng giây thiên thu nằm trong thời gian ngược chiều.
Con người có hoàn toàn bi tráng hay không, chỉ trong thoáng giây tí tắc ấy mới hoàn toàn quyết định; nếu trong thoáng giây quan trọng ấy, người sắp chết vẫn nhìn trừng trừng vào cái chết với đôi mắt thản nhiên, một cách rộng lượng, im lặng và không hy vọng, mỉm cười, không hối hận, không sợ hãi, không tiếc nuối thì con người ấy mới thực là con người bi tráng; đối với kẻ ấy, trong một thoáng giây thiên thâu ấy, sự chết và sự sống không còn khác nhau nữa, mà chỉ là một thôi, mộng và thực đều là một thôi.
Cái tích tắc trước khi chết quyết định trọn cuộc đời người, nhưng trọn cuộc đời người cũng quyết định cái tích tắc trước khi chết. Bởi thế, sống trên đường đời, con người phải luôn luôn sẵn sàng lên đường đi đến hố thẳm; bất cứ một giây phút nào trong đời, tôi cũng phải đều sẵn sàng luôn; sự sẵn sàng từng phút một ấy làm thành ý nghĩa cuộc đời và chính ý nghĩa ấy quyết định cái tích tắc trước khi chết, cũng như cái tích tắc ấy quyết định ý nghĩa ấy; như thế, nói rõ ràng hơn, cuộc đời là một tích tắc trước khi chết và một tích tắc trước khi chết là cuộc đời.
Từ những nhận thức trên, tôi đi đến một nhận thức quan trọng:
Khi nào cái tích tắc tối hậu ấy xảy đến cho tôi?
Câu hỏi này đưa cho tôi đến nhận thức căn bản này: “tôi đang lên đường đi đến hố thẳm” vì tôi không biết cái tích tắc tối hậu ấy xảy đến cho tôi vào lúc nào, cho nên cái tích tắc ấy có thể xảy đến cho tôi vào bất cứ lúc nào, có thể xảy đến cho tôi vào mọi lúc. Do đó, tôi phải luôn sẵn sàng từng giây từng phút trong đời tôi, để khi cái tích tắc ấy hiện đến thì giữa nó và tôi sẽ có sự gặp gỡ, sự gặp mặt giữa hai người bạn quen thuộc, sự trùng phùng giữa tôi và mình, sự hôn phối giữa hai thực thể khác nhau, mà “mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai!”, lúc bấy giờ, sự sống và sự chết sẽ làm đám cưới nhau trong tình yêu nồng thắm.
Thực ra đó cũng chỉ là sự gặp gỡ lại một lần nữa thôi, vì lúc tôi mới chào đời là lúc sự sống và sự chết đã làm đám cưới nhau rồi; và lúc tôi nhắm mắt lại lìa trần là lúc đám cưới ấy cử hành một lần nữa.
Đám cưới ấy có được cử hành lại hay không là do chính lối sống tôi quyết định, cũng như do chính cái tích tắc trước khi chết quyết định. Nếu tôi yêu sự chết, yêu theo nghĩa tình yêu sáng tạo (một vẫn là hai, hai mà lại một; đồng nhất nhưng không đánh mất tính chất độc đáo của mình); (tình yêu sáng tạo là tình yêu chứa đựng sự chăm sóc, kính trọng, hiểu biết, nhất là trách nhiệm và hy sinh), nếu tôi yêu sự chết trong tình yêu sáng tạo ấy thì sự chết ấy chính là một sự hoàn thành sự sống tôi, một sự thành tựu, đại thành, một lễ gia miện, lễ đăng quang; nói một cách khác, lúc tôi chết là lúc tôi đã sống thực sự và từ sự chết ấy tôi sẽ bước sang sự sống thực sự tuyệt đối hơn và cái chết ấy là mùa đông, nói đến mùa đông là tự nhiên ta đã thấy le lói mùa xuân ở chân trời.
Yêu sự chết trong tình yêu sáng tạo là yêu sự chết mà mình vẫn sống! Sự sống và sự chết yêu thương nhau như dương và âm điều hoà nhau; trong âm có dương, trong dương có âm, trong sự sống có sự chết, trong sự chết có sự sống. Nếu âm thịnh mà dương suy, hay dương thịnh mà âm suy thì tình yêu ấy không phải là tình yêu sáng tạo, đó chỉ là tình dục, tình dâm, bạo dâm (sadisme) và thụ dâm (masochisme); cũng như nếu sự sống thịnh và sự chết suy, hay sự chết thịnh mà sự sống suy, thì sống không ra sống, mà chết không ra chết, lúc bấy giờ con người trở thành ra những xác không hồn trong khi sống, con người sống bơ phờ giữa tù ngục thời gian.
Yêu sự chết trong tình yêu sáng tạo có nghĩa là lên đường đi đến hố thẳm, một cách im lặng, một cách rộng lượng và không hy vọng.
Con người đi đến hố thẳm một cách im lặng, một cách rộng lượng, không hy vọng, đó là vị thuyền trưởng trên chiếc tàu sắp bị đắm; vị thuyền trưởng ấy tự nhận lấy trách nhiệm và hy sinh; không phải trách nhiệm cho một cá nhân nào hay hy sinh cho một cá nhân nào; trách nhiệm là trách nhiệm trước hố thẳm, hy sinh là hy sinh trước hố thẳm; trách nhiệm trước hố thẳm là trách nhiệm đối với mình; hy sinh với hố thẳm là mình hy sinh đối với mình; đối với mình là đối với lòng mình; mà lòng mình tức là lòng người và lòng mình (hay lòng người) chính là hố thẳm. Mà hố thẳm chính là giải đất mới; vũ trụ là giải đất mới, và “giải đất mới chỉ có trong lòng người…”
Trong tập Ascèse, trang 99, Nikos Kazantzakis viết: “Sự đồng hóa của chúng ta với vũ trụ tạo ra hai đức tính tối thượng của đạo đức chúng ta, đó là sự trách nhiệm và sự hy sinh”.
Sự đồng hóa hay sự đồng nhất.
Chúng ta và vũ trụ đồng hóa nhau hay đồng nhất nhau.
Hai mà một, một mà hai.
Hai đức tính tối thượng ấy cũng đồng hóa nhau.
Trách nhiệm là hy sinh.
Hai đức tính tối thượng của đạo đức chúng ta.
Đức cũng là đạo.
Đạo và đức cũng chỉ là một.
Vậy một của một là gì?
Là hố thẳm.
Con người lên đường đi đến hố thẳm là hai trở về một.
Khi tôi là một thì không cần trách nhiệm và hy sinh. Nhưng khi tôi là cả vũ trụ, thì tôi phải tự mang lấy sự hy sinh và trách nhiệm.
Đang khi chiếc tàu chắc chắn sắp đắm, mà vị thuyền trưởng không chịu lên đường đi đến hố thẳm thì vị thuyền trưởng ấy không đáng gọi là thuyền trưởng; vị thuyền trưởng ấy đã trốn trách nhiệm và sợ hy sinh; trách nhiệm là lên đường đi đến hố thẳm, hy sinh là im lặng, rộng lượng, không hy vọng.
Đồng hóa ta với vũ trụ là đồng hóa mình với hố thẳm; lên đường đi đến hố thẳm là lên đường đi đến mình; mình là hố thẳm; lên đường đi đến hố thẳm là lên đường đi đến chức vị thực thụ của thuyền trưởng.
Không ai lên đường đi đến chức vị thực thụ của mình mà không tha thiết yêu đời?
Nguyện tha thiết yêu đời là bổn phận của con người; nguyện tha thiết yêu đời là nguyện lên đường đi đến chức vị làm người, chức vị thực thụ của mình; bổn phận con người là lên đường đi đến chức vị của mình (danh từ Hán việt “bổn phận” có nghĩa là “chức phận của mình”; chữ Hán “phận” có nghĩa là “chức vị của người”).
“Tôi nằm dài sấp xuống mặt đất, phóng chìm vào trong sự im lặng, không suy nghĩ gì hết. Tôi trở thành một với đêm và biển; tôi cảm thấy tâm hồn tôi là một con đôm đốm, một ánh đèn nhỏ rực sáng, đậu trên mặt đất ướt và chờ đợi…” (Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba, trang 77).
“Phóng chìm vào trong sự im lặng” là lên đường đi đến hố thẳm một cách im lặng.
“Không suy nghĩ gì hết” là rộng lượng không hy vọng.
Người mang hy vọng nhiều nhất là người hay suy nghĩ nhiều nhất. Suy nghĩ đồng nghĩa với hy vọng. Không suy nghĩ là không hy vọng; bản chất của ý thức là hy vọng! Hy vọng là hy vọng về một điều gì đó, suy nghĩ là suy nghĩ về một điều gì đó; càng suy nghĩ càng hy vọng. Khi hết còn hy vọng là lúc sự suy tư cũng chấm dứt.
Người rộng lượng là người không suy nghĩ gì hết, rộng lượng một cách tự nhiên, hồn nhiên. Sự rộng lượng mà có suy nghĩ thì đó mới chỉ là suy nghĩ về rộng lượng, chứ chưa phải là rộng lượng.
“Tôi trở thành một với đêm và biển…”
Không suy nghĩ gì hết, chữ Hán gọi là “vô niệm”. Chính “vô niệm” làm tôi trở thành một với đêm và biển. “Vô niệm” cắt đứt sự khác nhau; “vô niệm” phá tan sự phân biệt.
Tôi và đêm và biển chỉ là một.
Đêm là hố thẳm.
Biển là hố thẳm.
Tôi là đêm, tôi là biển, tôi là hố thẳm.
“Tôi nằm dài sắp mặt, phóng chìm vào trong sự im lặng, không suy nghĩ gì hết. Tôi trở thành một với đêm và biển…” (Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba, trang 77).
Đó là hố thẳm.
Đó là ý nghĩa của hố thẳm.
Hố thẳm tức là giải đất mới.
“Tôi cảm thấy tâm hồn tôi là một con đôm đốm, một ánh đèn bé nhỏ rực sáng, đậu trên mặt đất ướt và chờ đợi” (trang 77).
Chờ đợi gì?
Chờ đợi hố thẳm.
Đó là tâm hồn của con người lên đường đi đến hố thẳm. Tâm hồn ấy như một con đôm đốm, một ánh đèn bé nhỏ rực sáng, đậu trên đất ướt chờ đợi.
Biết chờ đợi là một điều rất khó.
Con người thời đại này không biết chờ đợi.
Chờ đợi là không hấp tấp, không vội vã.
Phải biết chờ đợi hố thẳm; lên đường đi đến hố thẳm, mà lên đường bước đi không hấp tấp, không vội vã; khi người ta hy vọng, người ta vội vã, hấp tấp; rộng lượng là không hấp tấp.
Con người là một trái cây ở rừng núi; trái cây chính đỏ sẽ rơi xuống hố thẳm. Ta phải biết chờ đợi.
“Một cách chậm chạp, một cách kiên nhẫn, dưới tác động của mặt trời, mưa, gió, trái trở nên chín muồi, rồi đến một ngày thì rụng. Hãy kiên nhẫn, hỡi anh em. Đừng hỏi han cật vấn ai cả, ngoài ra hỏi mình. Giờ tốt sẽ đến, đến cho anh; lúc bấy giờ, anh sẽ không đặt nghi vấn gì nữa; một cách im lặng, anh sẽ từ bỏ vợ, con, cha mẹ, cơ nghiệp, mà không cảm thấy một chút xót xa, đau lòng ” (Nikos Kazantzakis, Le Christ Recrucifié, trang 278).
Bỏ đi đâu?
Lên đường đi đến hố thẳm.
Một cách im lặng.
Từ bỏ vợ, con, cha mẹ, cơ nghiệp, không cảm thấy xót xa đau lòng, mà lại cảm thấy thiết tha yêu đời, cảm thấy tâm hồn lâng lâng như một con đôm đốm, một ánh đèn nhỏ rực sáng, đậu trên mặt đất ướt và chờ đợi…
Tôi phải tự hỏi tôi:
“Mi đang làm gì đây?”
Và tự trả lời:
“Tôi đang chờ đợi”
Và tự nhắc:
“Vậy phải chờ đợi cho ra chờ đợi”.
Cũng như Alexis Zorba tự nói:
“Mi đang làm gì đây?”
và tự trả lời và tự nhắc mình:
“Ta đang ngủ”.
“Vậy ngủ cho ra ngủ, hãy ngủ cho ngon.”
“Mi đang làm gì đây?”
“Ta đang làm việc”
“Vậy hãy làm việc cho ra làm việc, hãy làm việc cho hăng.”
“Mi đang làm gì đây?”
“Ta đang ôm nàng.”
“Vậy hãy ôm nàng cho đắm đuối. Và quên hết mọi sự. Chỉ có hiện tại. Chỉ có nàng. Còn những thứ khác đều lường gạt, ảo ảnh!” Bắt chước Alexis Zorba, ta cũng tự hỏi, tự trả lời và tự nhắc mình:
“Mi đang làm gì đây?”
“Tôi đang sống.”
“Vậy thì hãy sống cho ra sống, sống cho ra hồn.”
“Mi đang làm gì đây?”
“Tôi đang khóc.”
“Vậy thì hãy khóc cho hết nước mắt đi.”
“Mi đang làm gì đây?”
“Tôi sắp chết”.
“Vậy hãy chết cho ra chết, nghĩa là hãy chết tươi chứ đừng chết héo!”
Những câu đối thoại trên là ý nghĩa của sự yêu đời tha thiết. Yêu đời như vậy mới ra yêu đời; Chỉ có hiện tại (ở đây và bây giờ). Còn những cái khác đều là lường gạt, ảo ảnh.
Người yêu đời tha thiết là người liều thân, liều mình, một kẻ dám làm hết mọi sự, một người không hề biết sợ hãi là gì.
“Dám làm hết mọi sự;” (Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba, trang 382).
Kẻ liều lĩnh lao vào tất cả những hang hố ở đời, chính kẻ ấy mới hiểu cuộc đời trong mọi dạng thái.
Một con người bình tĩnh bình thường không thể nào hưởng thụ tận cùng những hương sắc trần gian. Phải mất quân bình. Phải điên một chút. Phải gàn. Phải mất trí.
“Phải có một chút máu điên, điên, anh nghe không?” (Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba, trang 382).
Hãy ném quăng cái trí óc anh đi!
“Trí óc là một tên bán thực phẩm, hắn giữ sổ sách, tôi đã trả bao nhiêu, tôi đã thu bao nhiêu, đó là tiền lời lãi, đó là lỗ lã! Trí óc là một con buôn bé nhỏ dè dặt, nó không muốn vận dụng hết mọi sự, nó luôn luôn để dành lại, giữ lại” (Nikos Kazantzakis, Alexis Zorba, trang 382).
Đừng giữ lại gì cả. Hãy buông hết mọi sự! Đừng nắm lại, đừng xiết lại. Tôi hãy ném trọn tâm hồn tôi vào đời. Rồi nó đi đến đâu. Mặc. Không nghĩ. Không lo lắng. Đừng tính toán. Cắt đứt hết mọi sợi dây ràng buộc. Buông xuôi hai tay đi. Thả lỏng đi. Nếu mi không làm thế thì mi còn hưởng được hương vị nào của đời? Nếu không làm như thế thì mi chỉ được hưởng một mùi nhạt nhẽo tầm thường. Phải uống rượu mạnh để rồi ngây ngất hơi men mà nhìn thế gian đảo ngược. Cuộc đời là rượu mạnh. Hãy uống cuộc đời cho nóng bừng cả mặt. Rồi nhảy tung vào hố thẳm!
“Đừng tính toán nữa… Hãy bỏ những con số ở đó đi, hãy phá hủy cán cân quân bình, hãy đóng cửa hiệu buôn. Tôi nói với anh như thế, anh có nghe rõ chưa?
Chính lúc này, chính bây giờ là lúc anh sẽ giải thoát hoặc đánh mất linh hồn anh” (Alexis Zorba, trang 136).
Khối óc của mi là một hiệu buôn, hãy đóng cửa hiệu buôn lại, bây giờ là lúc quyết định cuộc đời mi nếu mi không từ bỏ những con số, nêu mi không phá đổ cán cân quân bình, nhất định mi sẽ đánh mất chức vị làm người của mi và mi không đáng gọi là con người. Mi sẽ không tự mình đi đến hố thẳm với tâm hồn siêu tuyệt của mình, mà mi sẽ bị xô ngã xuống hố thẳm, một cách thình lình và đầy hãi hùng.
Chỉ có hai con đường, mi hãy chọn lấy một là tự mình lên đường đi đến hố thẳm, im lặng, rộng lượng, không hy vọng, bước đi hùng dũng bi tráng như con sư tử rừng núi; hai là bị kéo lôi quăng ném xuống hố thẳm một cách nhục nhã, bi thảm, thình lình, như một con heo thành thị bị lôi vào lò heo Chánh Hưng.
Chỉ có người tự nguyện lên đường đi đến hố thẳm mới mang ý thức bi tráng; ý thức bi tráng không phải là ý thức bi thảm; ý thức bi tráng là ý thức sáng sủa của một người biết cười trước những gì kinh khủng nhứt của đời mình.
Chỉ có kẻ ấy mới thực sự yêu đời, yêu cuộc đời ngây ngất đến độ bốc lửa, yêu cuộc đời triền miên trong màu sắc vô thường hư ảnh yêu mà không bám vào cái yêu ấy, yêu mà vẫn siêu thoát, vừa yêu vừa im lặng lên đường đi đến hố thẳm, một cách rộng lượng, không hy vọng.
“Trần gian này có biết bao là lạc thú, nào là đàn bà, trái cây, ý tưởng. Nhưng rẽ sóng băng qua mặt biển đó, vào một trời thu non dịu, thì thầm mỗi cái tên của từng hải đảo, thì tôi cho rằng không còn lạc thú nào hơn nữa, chỉ có niềm vui đó là đưa những trái tim con người vào cõi thiên đàng” (Alexis Zorba, trang 27).
Không phải chỉ có những đàn bà, những trái cây, những ý tưởng. Con người yêu đời tha thiết nhứt và trọn vẹn nhứt là yêu ngay cả những sự việc tầm thường nhứt của trần gian; hắn là thi sĩ thần bí: dưới đôi mắt hắn, văn xuôi của trần gian biến thành thơ. Chỉ rẽ sóng băng biển vào một sớm thu non dịu, chỉ khe khẽ thì thầm đọc tên từng hải đảo, chỉ có bấy nhiêu thôi là đủ cho tôi quỳ lạy cảm tạ trần gian; đó là lạc thú nuôi dưỡng cả một đời người; chỉ có bấy nhiêu là đủ rồi, đủ lắm rồi, không cần đòi hỏi gì thêm nữa. Chỉ cần rẽ sóng băng biển vào một trời thu bàng bạc dịu hiền, chỉ cần kêu lên từng tên hải đảo, thỏ thẻ từng âm thanh, chỉ có bấy nhiêu đủ để tôi an tâm im lặng mà đi vào hố thẳm, không tiếc nuối, mà lại mang cả lòng tạ từ thanh thoát.
Mang tâm trạng ấy, những khung cảnh giới hạn của đời sống hiện tại, như chiến tranh, như những biến cố chính trị, không còn kéo lôi tôi vào cuồng phong hỗn loạn mà trái lại những thức tại bi đát ấy làm những kích thích tố cho sự yêu đời chan chứa của tôi, nghĩa là tôi đã vượt qua giới hạn chật hẹp của trần gian.
“Trong tâm trí của Alexis Zorba, những biến cố hiện đại chỉ còn là những chuyện cũ rích, trong lòng hắn, hắn đã vượt qua những biến cố ấy. Hiển nhiên, trong tư tưởng hắn, điện tín, tàu thuỷ, tàu hoả, luân lý phổ thông, tổ quốc, tôn giáo, đều trở thành những khẩu súng hoan rĩ. Tâm hồn hắn đã vượt nhanh hơn trần gian” (Alexis Zorba, trang 28).
Văn minh, tổ quốc, luân lý, tôn giáo chỉ cần thiết đối với những con người tầm thường, không biết sống, không biết chết, không biết yêu đời tha thiết.
Đối với những tâm hồn kiêu dũng, đối với những kẻ yêu đời say đắm, đối với những người lên đường bước đến hố thẳm một cách im lặng, rộng lượng, không hy vọng thì những thứ ấy (tổ quốc, luân lý, tôn giáo, văn minh) chỉ là những bài hát vọng cổ cũ rích, lặp đi lặp lại nhì nhằng, lê thê, rất nhàm, rất chán và rất hẹp, trước sự sống cuồng lưu của ý thức bi hùng.
Người có tâm hồn siêu thoát vượt lên trên những thứ ấy, mà lòng luôn luôn miên man tha thiết yêu đời…
6.
Nikos Kazantzakis rất ngưỡng mộ yêu mến nhân vật Ulysse của Homère; hình ảnh Ulysse tượng trưng cho tâm hồn tráng sĩ giang hồ, một sức mạnh bất khuất chiến thắng nỗi yếu đuối bẩm sinh của con người, đồng thời chiến thắng cả uy lực vũ bão của thần thánh. Nikos Kazantzakis viết một tập thơ trường thiên, mang tên là L’Odyssée xuất bản năm 1938, gồm có ba mươi ngàn ba trăm ba mươi ba câu thơ; Nikos Kazantzakis nối tiếp thi nghiệp của Homère: tập thơ L’Odyssée của Nikos Kazantzakis viết tiếp theo truyện L’Odyssée của Homère. Trong tập L’Odyssée của Nikos Kazantzakis, sau khi trải qua bao nhiêu gian truân chướng ngại trên bước đường giang hồ từ thành Troie, sau cùng, Ulysse trở về được quê hương, sum họp với vợ hiền con ngoan trong tình thương nồng nàn ấm cúng, nhưng được một thời gian sau, máu giang hồ sôi sục lại, người tráng sĩ lang bạt ấy lên đường lưu lạc, từ bỏ người vợ hiền lành, một lần nữa lao vào cuộc phiêu lưu bát ngát trùng dương.
Hồi chưa trở về tới quê hương, Ulysse đã tìm hết mọi cách trở về quê hương. Ulysse nhớ quê hương da diết, trong khi bị nữ thần Calypso lôi cuốn vào mối tình đắm đuối cuồng nhiệt, Ulysse vẫn đăm chiêu nhớ về tổ ấm quê hương, nơi đó vợ con đang mõi mòn trông đợi.
Nikos Kazantzakis đã kể lại nỗi lòng hoài hương của Ulysse trong tháng ngày ân ái cùng thần nữ Calypso bằng những dòng thơ man mác sau đây:
“Không cười, không cảm giác một cách lặng lẽ, tôi nhón bước trên những tảng đá. Thân hình trống rỗng, trong suốt của tôi không còn phủ bóng xuống mặt đất; giữa hai chân tôi những con chim biển bay qua bay lại thản nhiên, không sợ hãi; người ta có thể ngỡ rằng đó là một vị thần vô hình đang bước đi trên bãi biển. Một buổi sáng kia, trên những hòn đá trơ trọi, tôi vấp phải một mảng bè dài mà biển đã mửa vào bờ lúc ban đêm. Có phải đó là xương của một con cá khổng lồ? đuôi của một con chim to lớn? cành của một cây biển? Gậy của hung thần ở biển? Sau một hồi định thần, tôi có cảm giác dường như đang cầm trong tay một mái chèo quen thuộc thân yêu. Đang lúc tôi vuốt ve mái chèo, đôi mắt mờ đục của tôi vụt sáng lên và tôi thấy lại bàn tay xạm đen giữ mái chèo, tôi thấy lại đuôi tàu sủi bọt và cánh buồm trên cột tàu; những bạn đường thuở xưa của tôi chạy đến từng đám với những cánh tay xạm nắng, và nước biển cũng tràn đến và đập vỗ vào người tôi; đầu óc tôi rung động, thế rồi tôi nhớ đã lên đường phiêu lạc từ nơi nào mà tôi thao thức muốn trỏ về nơi đó, nơi quê hương. Ồ, bây giờ tôi mới biết rằng mình cũng là một con người hăng say, tim tôi đang đập mạnh; ừ, tôi có quê hương, một vợ, một con và một chiếc tàu bước nhanh, nhưng hỡi ơi, nào ngờ tâm hồn tôi đã đắm chìm trôi dạt nơi tiên nữ Calypso” (Nikos Kazantzakis, L’Odyssée).
Ulysse nhớ quê hương mãnh liệt như thế, nhưng khi trở về quê hương được một thời gian, Ulysse cảm thấy chán nản và Nikos Kazantzakis để cho nhân vật Ulysse của ông lại lên đường cho thoả mãn lòng khao khát trời rộng trùng khơi. Ulysse lên đường cùng Hélène để phiêu lưu giang hồ; trước hết, họ viếng thăm nền văn minh tàn tạ ở Knossos tại đảo Crète, tham dự lễ nghi bò mộng ở nơi đó, huy động quân binh để đánh phá đô thị bại hoại ấy, rồi tiếp tục lên đường phiêu lưu đến những miền xa xôi trùng điệp như Ai Cập và Phi Châu. Ulysse thao thức đi tìm một đức tin cho tâm hồn khắc khoải của mình, một lẽ sống để làm đuốc soi vùng đen tối của Hư vô, nhưng rồi Ulysse lần lượt chấp nhận từng thần tượng này đến thần tượng nọ, chấp nhận rồi chối bỏ rồi chấp nhận nữa, để rồi chối bỏ nữa, và sau cùng Ulysse chối bỏ hết mọi thần tượng và nhìn thẳng vào bộ mặt bi đát của trần gian, mà không còn nuôi bất cứ một ảo tưởng nào nữa. Sau hết, Nikos Kazantzakis để cho Ulysse bước lên một chiếc xuồng nhẹ và tự mình quyết định cho xuồng trôi vào cõi chết giữa những mảng tuyết lạnh giá của miền Nam cực.
Nhân vật Ulysse của Nikos Kazantzakis đã nhìn thẳng vào sự chết.
“Hắn đứng dậy, thực thẳng, trước sự hỗn mang và hắn nhìn sự hỗn mang ấy bằng con mắt trong suốt” (Nikos Kazantzakis, Ascèse, trang 35).
Bi tráng là gì?
Nhìn thẳng sự hỗn mang với đôi mắt trong suốt của mình và thấy sự hỗn mang ấy có một vẻ đẹp huyền bí, nghĩa là sự thực và sắc đẹp không mâu thuẫn nhau, mà lại hoà hợp nhau, chẳng những thế, sự thực là sắc đẹp và sắc đẹp là sự thực; nói một cách khác, chân là mỹ, mỹ là chân.
Bi tráng không phải là bi đát và bi thảm. Bi tráng là chuyển hoá nỗi đau khổ kinh hoàng thành ra niềm cực lạc ngất trời. Bi tráng là nhảy múa ca hát bên hố thẳm. Bi tráng là cuồng say ngây ngất trong sự đau đớn quằn quại. Nietzsche, Nikos Kazantzakis, Ulysse, Alexis Zorba là hình ảnh trung thực của con người bi tráng. Tóm lại, bi tráng (tragique) là đội vương miện trên nỗi đau đớn khôn cùng của cuộc đời.
“Khi mọi sự đã đảo lộn, thực là một niềm hoan lạc to lớn biết bao trong việc thử thách tâm hồn chúng ta, để xem nó có đủ nhẫn nại và giá trị hay không? Người ta gọi đó là một kẻ thù vô hình và toàn năng tức là Thượng đế hoặc là quỷ đang xấn vào để đánh quỵ ta, nhưng ta vẫn đứng thẳng. Mỗi lần mà bề ngoài ta hoàn toàn bại trận, nhưng bên trong, ta vẫn chiến thắng thì con người thực sự cảm thấy kiêu hãnh và sung sướng khôn tả. Tai hoạ bên ngoài biến thành niềm khoái lạc cứng rắn và tối thượng” (Nikos Kazantzakis, La dernière Tentation).
Dù bên ngoài là nghịch cảnh tai hoạ khủng khiếp, nhưng bên trong vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên và vô tận.
Đó là ý thức bi tráng.
Đau đớn đến rã rời, nhưng vẫn mím môi kiêu hãnh. Kiêu hãnh là sự khinh bỉ hạnh phúc.
Khinh bỉ hạnh phúc là không cần an ủi vuốt ve. Không phải là đàn bà hay con gái, mà cần phải được vuốt ve an ủi.
Không cần Thượng đế vuốt ve hay an ủi. Cũng không cần tình yêu, cũng không cần những sự an ủi dễ dãi của đời sống tầm thường.
Không cần những đức tính nhỏ bé.
Chỉ cần một đức tính duy nhất thôi. Đức Tính viết hoa: VẪN ĐỨNG THẲNG.
Vẫn đứng thẳng là khinh bỉ hạnh phúc.
Khinh bỉ hạnh phúc là lên đường đi đến hố thẳm, im lặng, không hy vọng, rộng lượng.
CHÚNG TÔI ĐANG LÊN ĐƯỜNG ĐI ĐẾN NHỮNG KHÓ KHĂN.
Hãy từ bỏ sự dễ dàng.
Hãy quỳ xuống cảm ơn đã được CÔ ĐƠN, đã được ĐÓI và đã được RÉT; cảm ơn vì tôi đã được đủ cả, không còn thiếu gì nữa.
Tình yêu, đối với tôi, nhỏ bé quá.
Hỡi em, em quá bé bỏng đối với tôi, em không thể làm người yêu muôn đời của tôi được bởi vì:
"TA MUỐN CƯỚI CẢ TRẦN GIAN"
"NOUS VOULONS ÉPOUSER LA TERRE"
(Nikos Kazantzakis, La dernière Tentation)
Đối với con người tầm thường, sự đau khổ và sự hạnh phúc chống đối nhau như hai kẻ thù chẳng đội trời chung (và hắn chạy theo hạnh phúc mà trốn đau khổ).
Đối với con người khác thường, đau khổ và hạnh phúc hợp tác nhau.
Đối với con người lạ thường, đau khổ và hạnh phúc chỉ là một thôi.
Đối với con người phi thường, đau khổ và hạnh phúc không có hiện hữu; đó chỉ là ảo tưởng do mình tự tạo ra thôi.
Trong bức thư ngỏ trên một tạp chí xuất bản năm 1939, Nikos Kazantzakis đã viết những dòng này, thu gọn cả tư tưởng của ông:
Thiện và Ác chống đối nhau, như những kẻ thù;
Thiện và Ác đề huề hợp tác;
Thiện và Ác chỉ là một thôi;
Cái một này không có.
Tóm tắt lại là Thiện và Ác chỉ là hai ý niệm được bày đặt ra và không có thực ở đời.
Lộ trình của Ý thức Bi tráng là đi từ sự đồng nhất giữa Thiện và Ác và chấm dứt nơi sự khám phá rằng Thiện và Ác không có thực; nghĩa là Ý thức Bi tráng trở về sự im lặng:
“Chính sự im lặng là cấp bực tối hậu” (Nikos Kazantzakis).
Sự im lặng là giải đất mới trong lòng người. Tất cả tư tưởng của Nikos Kazantzakis là đưa con người trở về con người, trở về khám phá giải đất mới trong lòng mình mà mình đã đánh mất giữa sự huyên náo của cuộc đời; và như thế, Ý thức Bi tráng trở thành sự Bi tráng của chính Ý thức, vì sự bi tráng chấm dứt và tựu thành nơi sự im lặng của ý thức hay là ý thức lên đường đi trở về sự im lặng: con người được trở về mái nhà xưa.
Sài Gòn 25/4/1970
Phạm Công Thiện
Nguồn: http://www.talawas.org/
Theo http://www.vietnamvanhien.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch

Giải mã tục cúng Thần Tài vào mùng 10 tháng giêng âm lịch Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, trên báo chí và mạng xã hội thường phản ánh chuyệ...