Tản mạn về những yếu tố
tình dục trong văn học Việt Nam
Nghĩ đến tình dục, hay quan hệ tình dục (tiếng Anh: sexual intercourse), còn gọi là giao hợp hay giao cấu, ta thường nghĩ ngay đến việc đưa bộ phận sinh thực khí người nam vào bộ phận sinh dục người nữ.
Gần với khái niệm tình dục, còn có khái niệm “dâm”. Theo tự dạng chữ Hán thì chữ
Dâm 淫 viết với bộ thủy, theo nghĩa chiết tự
thì chữ nào có bộ thủy là mang ý nghĩa đầm đìa, ướt át, tràn trề, thâm thúy, mê
ly, quá sức, quá chừng. Theo Hán - Việt Từ điển của Đào Duy Anh thì chữ Dâm có
ba nghĩa là: quá chừng, không chính đáng và mê hoặc.
Trong văn hóa, tự thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng
sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người duy trì nòi
giống để phát triển. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa
màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ
của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà
sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực - tín
ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực
= nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch
sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối.
[tr.234, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp tp HCM, 2006]
Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi
nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện
riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì
chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý
nghĩ về tình dục là "tội lỗi".
Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức
thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây
là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể
thiếu trong cuộc sống của con người.
Tình dục là một trong “tứ khoái” được nhiều người đồng tình:
Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn
Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đi sâu vào bàn bạc chuyện nên hay
không nên nói chuyện mà nhiều người cho là “tế nhị” này. Chúng tôi chỉ khảo
sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam,
khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị nó
mang đến mà thôi.
1. Trong ca dao dân ca
1.1. Miêu tả sinh thực khí
Trong văn hóa, tự thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt, con người duy trì nòi giống để phát triển. Trần Ngọc Thêm cho rằng: Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để cho phát triển cuộc sống cần cho con người sinh sôi. Trí tuệ của người bình dân nhìn thấy thực tiễn đó ở một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực - tín ngưỡng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của tự nhiên và con người (phồn = nhiều, thực = nảy nở). Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam từng tồn tại theo suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng: thờ cơ quan sinh dục và thờ bản thân hành vi giao phối. [tr.234, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp tp HCM, 2006]
Ở cuộc sống hiện đại, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm khi nhắc đến hai chữ "tình dục" bởi theo họ đó là điều cấm kỵ, là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ, bàn tán thì chẳng còn ra cái thể thống gì. Lại có người quan niệm những ham muốn, những ý nghĩ về tình dục là "tội lỗi".
Phải chăng chúng ta chưa thoát ra khỏi lối nghĩ khắt khe theo quan niệm đạo đức thời phong kiến, chưa thật sự "giải phóng" chức năng tình dục, dù đây là một hoạt động quan trọng trong quan hệ vợ chồng, là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Tình dục là một trong “tứ khoái” được nhiều người đồng tình:
Cơm Phiếu Mẫu, gối Trần Đoàn
Ngửa nghiêng gối phượng, nhẹ nhàng nương long
Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi không đi sâu vào bàn bạc chuyện nên hay không nên nói chuyện mà nhiều người cho là “tế nhị” này. Chúng tôi chỉ khảo sát, miêu tả lại những gì trong hiện thực khách quan của văn chương Việt Nam, khảo sát những tác phẩm chứa đựng yếu tố về tình dục, cùng với những giá trị nó mang đến mà thôi.
1. Trong ca dao dân ca
1.1. Miêu tả sinh thực khí
Bắt đầu từ một sự chọc ghẹo “quá đà” của chàng trai lém lĩnh:
Vú em nhu nhú chúm cau Cho anh bóp cái có đau anh đền
Hay Nước láng linh chảy ra Vàm Cú Thấy em chèo cặp vú muốn hun
Nam tu nữ nhũ, nhũ hoa là bộ phận không thể thiếu và cũng không kém phần nhạy cảm của người con gái. Dân gian cảnh báo rằng:
- Nuôi con chẳng biết tính con Hể vú gai gạo thì l. chớp đông.
- Con gái chơi với con trai Coi chừng cặp vú như hai sọ dừa
Những bộ phận khác trên cơ thể người con gái, đến tuổi dậy thì, các bộ phận ấy cũng phát triển theo:
Mười ba mười bốn loăn xoăn Mười lăm mười sáu lông quặm mép l... Mười bảy mười tám thẹn thùng Hai mươi mười chín như khùng như điên Ra đường con mắt ngó nghiêng Về nhà chui chốn buồng riêng vê mồng
Cũng có khi mượn cảnh ngộ để gợi đến một bộ phận... nhạy cảm:
Gió nam non thổi lòn hang cóc Phận em nghèo nên mồng đốc khô rang
Gắn liền với phần kín là lông, ca dao diễn tả hình ảnh này qua sự tinh quái, cợt nhã:
- Cô kia cắt cỏ bên sông Cái váy thì cụt, cái lông thì dài Thuyền chài nó trả quan hai Thưa rằng chẳng bán để dài quét sân
- Hỡi nàng má đỏ hồng hồng Cổ cao, miệng rộng, lông l... vắt vai
Ngược lại, thì thật… đáng tiếc:
Tiếc thay cây mía ngọt lại sâu Tiếc con gái tốt mà cái bím bầu không lông
Từ trong cảnh sinh hoạt, người con gái đã “hé lộ” nơi kín đáo nhất:
- Trèo lên cây khế giữa ngày Váy thì trụt mất, lưỡi cày thò ra
- Sáng trăng trải chiếu em ngồi Em ngồi em để cái sự đời em ra Sự đời bằng cái lá đa Đen như mõm chó chém cha sự đời
Lưỡi cày, cái sự đời trong ngữ cảnh ấy dường như cung nét nghĩa. Một tiếng chửi, một lời mỉa mai, hay một sự hãnh diện về cái “tự có” của mình. Có lẽ phải hiểu đa nghĩa mới thấy hết cái thâm thúy mà tác giả dân gian muốn gửi gấm.
Ở câu ca khác dùng cách chơi chữ đồng nghĩa nhằm đánh đồng để phê phán một hạng người: thầy đồ đạo cao đức trọng, cố ý "thanh cao" nhưng không tránh khỏi cái bản năng bình thường của con người, tác giả dân hết sức sắc sảo trong bài ca dao sau đây :
Nhân lúc đồ ngồi nhàn hạ Ra hồ sen xem ả hái hoa Ả hớ hênh ả để đồ ra Đồ trông thấy ngắm ngay tức khắc Đêm năm canh đồ nằm khôn nhắp Những mơ màng đồ nọ tưởng đồ kia
"Đồ nọ" tưởng "đồ kia" là hai từ đồng âm nhưng một từ với nghĩa là thầy đồ - một hạng người trong xã hội, và một từ "đồ" cũng là danh từ nhưng để chỉ sinh thực khí của phụ nữ!
Miền đồng bằng Tây Nam bộ còn câu ca với motif “thân em”, nhưng vật dùng để so sánh rất dễ để người nghe liên tưởng đến bộ phận kín đáo của người con gái, nó như cá rô mề, ấy mà!
Thân em như cá rô mề Lao xao giữa chợ biết về tay ai
Có lúc dùng trực tiếp yếu tố tục, gọi thẳng tên, nói thẳng… cái bộ phận ấy!
Bà Đội cho chí bà Cai Bà nào mà chẳng váy ngoài l... trong
Người phụ nữ tự hào, hay chính là cái tát độp thẳng vào mặt những người tự nhận mình là kẻ có học thức, nhưng những kẻ ấy vẫn phải tôn gọi… là “thần” :
Văn chương chữ nghĩa bề bề Thần l... ám ảnh mà mê mẩn đời
Đến bộ phận sinh thực khí nam, chúng ta hãy nghe và… thấy nó qua bài ca đối đáp sau:
- Gặp đây anh mới hỏi nàng Cái gì lủng lẳng một gang trong quần - Chàng hỏi thì thiếp thưa rằng Cái đeo lủng lẳng là “giằng cối xay”.
Về chất lượng và kích cỡ cái “của quý”, chủ nhân của nó tự nhận định:
- Em đừng khinh quân tử nhỏ nhoi Con lươn bao lớn nó xoi lủng bờ - Chẳng thà nó nhỏ mà dài Còn hơn chụp bụp nữa ngoài nữa trong - Chẳng thà nó nhỏ mà cong Còn hơn tổ bố nữa trong nữa ngoài
Cũng là cảnh ngộ nghèo hèn, cũng là yếu tố tục, chàng trai tự bộc bạch:
Dĩa bàng thang con tôm càng dựng đứng Bởi gia cảnh anh nghèo nên c... nứng nửa con
Tình trạng… bất lực “có như không” được người bình dân hài hước:
Cho dù có sống đến già Cho dù béo tốt cũng là phí toi Bây giờ pháo đả tịt ngòi Gia tài còn lại... một vòi nước trong
Đúng là hết giá trị nhưng vẫn… hấp dẫn!
2.2. Miêu tả hành động giao hợp
Không phải lúc nào cũng cứ yêu là… hợp. Hãy nghe người trong cuộc bày tỏ ước muốn cháy bỏng:
Ước gì em hóa lưỡi cày Anh hóa thành bắp lắp ngay bây giờ
Lưỡi cày và bắp cày là những hình ảnh rất quen thuộc trên cánh đồng thửa ruộng, nhưng cách tạo hình và sự liên tưởng của nó để chỉ chuyện nam nữ thì thật là... không gì có thể thay thế được!
Tương tự như thế, những phía chủ động lại là “phái yếu!
Cây trời có cái chĩa ba Thương em thì hãy đem tra nó vào
Táo bạo hơn, tục tĩu hơn:
Gió nam non thổi lòn hang chuột Đ... em rồi, đ... nữa được không em.
Cũng cách chơi chữ đồng âm, nhiều câu ca phát huy hết tác dụng “ao ước” sự giao cảm của chủ thể trữ tình:
- Chị kia lớn mổng cao mu Lại đây cho tôi gởi con cu trọc đầu.
- Cu tôi vừa mới đâm lông Cho mượn cái lồng nhốt đỡ vài đêm.
- Cu tui ăn đậu ăn mè Ăn chi của chị mà chị đè cu tui.
Cu là con chim gáy, nhưng ai dám chắc chủ thể phát ngôn chỉ nghĩ đến đó, …
Cũng có những khao khát được thể hiện, nhưng chức năng để mỉa mai, để cười cợt kẻ “muốn chồng”:
- Con gái mười bảy mười ba Đêm nằm với mẹ, khóc la đòi chồng Mẹ giận mẹ phát ngang hông: "Đồ con chết chủ đòi chồng thâu đêm”!
- Mẹ ơi con muốn lấy chồng Con ơi mẹ cũng một lòng như con
- Bà già đã tám mươi tư Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng
- Rung rinh nước chảy trên đèo Bà già lật đật mua heo cưới chồng
Trong giáo tiếp, ứng xử, đôi lúc chính những cảnh hoạt động ân ái lại thể hiện thái độ, nhân cách của con người.
Đây là hạng người ngoại tình, lẳng lơ, trắc nết:
- Chồng chết còn chửa hết tang L… đà ngấm ngáp như mang cá mè.
- Đánh tôi thì tôi chịu đau Tánh tôi hoa nguyệt chẳng chừa được đâu
- Chữ trinh đáng giá ngàn vàng Từ anh chồng cũ đến chàng là năm Còn như yêu trộm nhớ thầm Họp chợ trên bụng đến trăm con người
- Có chồng thì mặc có chồng Tôi đi ngủ dạo kiếm ít đồng mua rau!
Rồi chính họ là người tự nhận thức, tự đánh giá về hành động ấy. Người trong và ngoài cuộc có thể xem đó là tiếng nói phản kháng, hay một sự biện minh cho hành động điếm đàng, câu ca thật đa nghĩa!
- Lẳng lơ chết cũng ra ma Chính chuyên chết cũng chôn ra ngoài đồng
- Lẳng lơ cũng chẳng hao mòn Chính chuyên cũng chẳng sơn son để dành
Nạn nhân của chuyện ngoại tình, sẵn sàng cất tiếng nói mạnh mẽ:
Nước nóng đổ lọ bình vôi Tôi ngồi tôi nghĩ bố tôi, tôi buồn Bố tôi dở dại dở khôn, Say mê cái l... bỏ mẹ con tôi
Thế mới biết hạnh phúc gia đình đổ vỡ bở có kẻ “chê cơm thèm phở!”
Người lao động dùng ngay hành động lẳng lơ kia để mỉa mai, châm biếm đối tượng chủ động là những kẻ có chức có quyền hoặc chí ít cũng là hạng “công tử” giàu sang, mà theo họ đó mới chính là thủ phạm gây ra cớ sự:
Thôi thôi, tôi van câu rằng đừng Tôi lạy cậu rằng đừng Tuổi tôi còn bé chưa từng nguyệt hoa Tôi về gọi chị tôi ra Chi tôi đã lớn nguyệt hoa đã từng
Với chế độ đa thê, chồng chung là điều khủng khiếp cho hạnh phúc lứa đôi. Thân phận người phụ nữ “làm lẽ” không khác gì chén cơm nguội đỡ lòng cho các đấng râu mày. Họ bị khống chế bởi quy định lễ giáo ngặt nghèo, bởi quan hệ chính - thứ, và họ cũng “thiệt thòi” ngay trong chuyện ân ái. Họ thẳng thắn tỏ bày:
- Đêm đông trời lạnh như đồng Mượn chi thì cho mượn, mượn chồng thì không
- Làm thân con gái phải lo Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng
- Chồng em đâu phải trâu cày Mà cho chị mượn cả ngày lẫn đêm
Dữ dội hơn, táo tợn hơn, những người phụ nữ mặn nồng với chuyện phòng the, tuyên bố như thách thức, như đốp chát lại với “nửa kia”:
L… rằng l… chẳng sợ ai, Sợ thằng say rượu, đ… dai đau l…
Lúc cao hứng, họ cũng không ngần ngại tự hào về điều đó :
- Dậm chân xuống đất cái đùng Vỗ l... cái phạch chào anh hùng đến đây! - Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian thường tình
Nếu như ở trên chỉ là “ước muốn”, nói những điều tiền giả định, sự việc chỉ có thể diễn ra trong tâm tưởng chứ chưa diễn ra trên thực tế, thì đến đây, ta lại bắt gặp những câu miêu tả trực tiếp cảnh ái ân. Có điều hành động giao hợp ở ca dao phần lớn thể hiện bằng hình ảnh, hoặc nghĩa nước đôi, hoặc là lời dùng để đố:
Cá lóc đâm phải cá rô Ngút ngoáy một chút nước ồ ồ chảy ra
Ở trên chúng tôi có nhắc đến hình tượng “cá rô mề” mà dân gian mường tượng đến bộ phận sinh thực khí nữ giới, thì cá lóc mà câu ca này sử dụng khiến không ít người liên tưởng đến bộ phận sinh thực khí nam, có điều nó đâm phải, xắn vào tận bên trong tạo hứng khởi cho nửa phần còn lại.
Một kinh nghiệm tồn tại trong đời sống thường nhật, lại mang đậm tiếng cười trào lộng, gợi dục:
Đau bụng, lấy bụng mà chườm Nhược bằng không khỏi, hắc hương với gừng
Theo đó, đau bụng sẽ có hai cách chữa, mà cách chữa đầu thì không cần phải thuốc men gì, người trưởng thành ai cũng biết!
Nhiều câu ca dao dùng yếu tố tục giảng thanh để đố vui. Đây là câu đố về hình ảnh người kéo vó (một phương tiện đánh bát cá ở sông rạch):
Canh một thì trải chiếu ra, Canh hai bóp vú, canh ba sờ l...Canh tư thì lắc lom xom Canh năm cuộn chiếu ẵm con ra về.
Hoặc câu đố về động tác tát đìa bằng gàu vai của hai người “đàn ông”:
Cái l… có bốn cọng lông Hai thằng cha đàn ông nắc cong xương sống
Hành động giao hoan ân ái, xảy ra ngoài đồng ruộng, cũng có thể đâu đó ven lũy tre làng. Những hành động ấy bất chấp tất cả, lễ giáo phong kiến gọi là hạng “dâm bôn”, xem hành động đó là của những kẻ “trên bộc trong dâu”:
Thương em đút c... qua rào Không thương rút lại gai quào rách dạ
Một sự ngã giá trắng trợn:
Trăng lên đỉnh núi mu rùa Cho anh đ. chịu đến mùa anh trả khoai
Hay hình ảnh cũng chẳng mấy hay ho đã từng diễn ra trên bờ, dưới rạch:
Cô tú kẽo kẹt cậu cai Vợ chồng thuyền chài kẽo kẹt dưới sông
Đương nhiên hậu quả của nó cũng không nhỏ:
- Đói lòng ăn trái khổ qua Nuốt vô thì đắng, nhả ra bạn cười Bạn cười thì mặc bạn cười Tháng năm đi cưới tháng mười có con
- Ví ví rồi lại von von Anh cho một cái, mang con đem về!
Khi yêu nhau, rồi nên vợ nên chồng, và lẽ đương nhiên trong cuộc sống ấy, ngoài việc hòa hợp tâm hồn, còn là sự khao khát hòa hợp xác thịt để duy trì nòi giống. Có những chuyện dở khóc, dở cười, vừa éo le, vừa hài hước được ca dao tả lại:
- Có chồng từ thuở mười lăm. Chồng chê tôi nhỏ không nằm cùng tôi Đến chừng mười chín đôi mươi Tôi ngủ dưới đất chàng lôi lên giường Một rằng thương, hai rằng thương Có bốn cẳng giường gãy một còn ba!
- Đang khi lửa tắt cơm sôi Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem Bây giờ lửa đã cháy lên Lợn no con nín, tòm tem thì tòm.
Đặc biệt hơn, ngay chuyện hãm hiếp, ca dao cũng ghi lại nỗi niềm bộc bạch của “nạn nhân”, chỉ có điều không biết điều đó để lại cho cô gái cảm giác ra sao mà thôi?
Hôm qua lên núi hái chè Gặp thằng phải gió nó đè em ra Em kêu nó cũng không tha Nó đè nó nhét cái đầu cha nó vào,...
Tóm lại, ca dao, dân ca là mảnh đất khá phì nhiêu tạo nên nguồn sống khá mãnh liệt cho những câu ca, tiếng hát chứa đứng các yếu tố dục tình. Ý nghĩa của nó có lẽ đã được mọi người đồng tình, chỉ xin nhắc lại để khẳng định chân giá trị mà nó đã tạo ra.
Thứ nhất, những yếu tố miêu tả sinh thực khí và hoạt động tình dục của người lao động là để họ tự cười cợt, đùa vui cho khuây khỏa những tháng ngày vất vả một nắng hai sương trên cánh động thửa rộng
Hai là, ở đó ẩn chứa khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, khát vọng thể hiện vẻ đẹp về hành động duy trì sự sinh tồn của con người, nhưng đôi khi bị dư luận hà khắc, cấm đoán.
Ba là, ta đã thấy rõ sự mỉa mai, châm biếm, phản kháng mạnh mẽ ở nhiều cấp độ, nhiều cung bậc, đa phương diện dành cho xã hội đương thời bằng những yếu tố tình dục trong ca dao mà chúng tôi vừa dẫn và phân tích minh họa.
5.10.2015Trần Minh ThươngNguồn: http://www.vanchuongviet.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét