Ý thức mới trong văn nghệ và triết học 4
Chương hai
Ý thức tuyệt vọng - Triết lý bi đát của Clément Rosset trong tác phẩm của Ernest
Hemingway.Không… không còn gì để nóiHemingway (trang cuối của A Farewell to Arms)1.Clément Rosset là triết gia Pháp thuộc thế hệ “đợt sóng mới”; lúc cho xuất bản
quyển cảo luận về triết lý Bi đát (Philosophie tragique), Clément Rosset mới
hai mươi tuổi.Hemingway đã viết những tác phẩm quan trọng của ông trước khi Clément Rosset ra
đời; nhưng toàn thể tác phẩm Hemingway đều chứa đựng ý thức bi đát mãnh liệt hơn
cả triết lý bi đát của Clément Rosset. Ý thức bi đát được thể hiện mãnh liệt nhứt
trong quyển The sun also rises, truyện “The snows of Kilimandjaro”,
những truyện In our time và quyển For whom the bell tolls, nhưng
đến quyển The old man and the sea thì ý thức bi đát hoàn toàn trở
thành bi tráng.Trong chương này, tôi sẽ dùng triết lý bi đát của Clément Rosset để soi rọi vài
khía cạnh của quyển A Farewell to Arms (Adieu aux armes), quyển tiểu
thuyết tượng trưng nhứt và đặc sắc nhứt của Hemingway.
Chương này đã đăng trên tạp chí Mai số 47 vào năm 1962.
(Có một vài độc giả viết thư cho tôi, tỏ vẻ thắc mắc về vài ba trang trong quyển
tiểu thuyết Yêu của ông Chu Tử; ông ấy có cho nhân vật bàn về triết
lý bi đát của Clément Rosset và quyển A Farewell to Arms của
Hemingway; vị độc giả trên tỏ vẻ thắc mắc tại sao trong quyển Yêu (khi
bàn về triết lý bi đát của Clément Rosset và Hemingway) thì ông Chu Tử đã viết
giống hệt như tôi viết trong tạp chí Mai vào năm 1962. Xin trả lời vắn
tắt: ông Chu Tử đã chép lại bài tôi viết trong Mai, và vì lý do nào
đó mà ông không ghi xuất xứ. Sở dĩ ông Chu Tử không ghi xuất xứ là vì điều đó
có lẽ không cần thiết đối với loại văn tiểu thuyết chăng?) (xin đọc Yêu của
ông Chu Tử, trang 197-199, nhà x.b. Đường Sáng, 1963).
2.
Xin dịch chữ “tragique” (trong Philosophie tragique của Clément
Rosset) là “bi đát” vì chữ “đát” có mang ý nghĩa về kinh ngạc, ăn khớp với định
nghĩa của Clément Rosset: “Le surprenant par essence”. Còn chữ “tragique”
trong tư tưởng Nietzsche thì phải dịch là “bi tráng”. Chữ “bi tráng” này cũng
dùng để dịch chữ “tragique” trong tư tưởng bi tráng kịch của cổ Hy Lạp như kịch
của Eschyle, Sophocle, vân vân. Có người hiểu sai chữ “tragique” (như một bài của
ông Trần hương Tử trong tạp chí Bách Khoa).“Tragique” không có nghĩa là “kinh khủng” (terrible) và “thê thảm” (triste), mà
“tragique” lại có nghĩa là cái gì chống lại sự kinh khủng và thê thảm;
“tragique” là ngây ngất say sưa chinh phục và vượt lên trên tất cả những điều
kinh khủng và thê thảm ở đời. “Tragique” là nghịch nghĩa của chữ “triste” và
“terrible”. Nếu không hiểu được như thế thì chẳng nắm được căn bản suy tư và chẳng
bao giờ bước vào được ngưỡng cửa tư tưởng Nietzsche, Eschyle, Sophocle và nhất
là ngưỡng cửa triết lý của Clément Rosset.
3.
Quyển A Farewell to Arms của Hemingway mở đầu bằng những giòng chữ lặng
lẽ như trên. Cuối hè năm ấy… In the late summer of that year… Vâng,
cuối hè năm ấy… cuối đông năm ấy. Cuối thu năm ấy. Cuối xuân năm ấy… Tất cả câu
chuyện đời đều mở đầu bằng giọng điệu như vậy. Qua lời mở đầu lặng lẽ trên, ta
có thể đoán mơ hồ rằng có cái gì khủng khiếp mù mờ đang nằm ẩn sau bầu không
khí tĩnh mịch kia: phải chăng một tấn bi kịch chua xót sắp dàn bày trước đôi mắt
hồn nhiên của ta.Rặng núi. Giòng sông và bình nguyên. Khói và bụi vây phủ núi và đồng. Vài ba
xác người lững lờ trôi theo dòng nước.Đầu mùa đông, một cơn mưa liên miên trở về [2]. Núi, đồng và sông. Rồi mưa. A
Farewell to Arms mở đầu với một cơn mưa tầm tã. Và cơn mưa tầm tã ấy chấm
dứt quyển A Farewell to Arms. Suốt quyển tiểu thuyết này, ta nghe mưa rơi
liên miên… Đầu mùa đông, một cơn mưa thường xuyên trở về (trang
8). Ngoài kia sương mù biến thành mưa và trong chốc lát, mưa rơi dầm dề và
ta nghe mưa rơi thánh thót trên mái nhà (trang 99). Nhưng ngoài kia
mưa vẫn rơi (trang 100). Đêm ấy, trời trở lạnh và ngày hôm sau, mưa
rơi…mưa rơi tầm tã (trang 112). Sương biến thành mưa… Trời đã mưa và
tôi có thể ngửi đường phố ướt át (trang 119). Mưa rơi trong suốt qua
làn ánh sáng của nhà ga (trang 129). Chúng tôi chia tay giã từ, chúng
tôi bắt tay nhau và họ rời đi. Cả hai đều cảm thấy đau buồn. Khi xe lửa lên đường,
chúng tôi đều đứng ở hành lang xe lửa. Tôi nhìn ánh sáng của nhà ga và sân ga
khi tàu chạy. Trời vẫn còn mưa và chẳng bao lâu cửa sổ ướt hết cả, chúng tôi chẳng
thấy được gì nữa (trang 126). Mưa đã rơi trên rặng núi (trang
127). Bão suốt ngày. Gió kéo mưa và mọi nơi đều là vũng nước và bùn (trang
144). Mưa rơi không ngừng (trang 146). Mưa lại bắt đầu rơi (trang
147). Mưa đang rơi ngoài kia (trang 149). Ngoài kia, mưa rơi tầm
tã (trang 150). Chúng tôi lê bước qua thành phố hoang trống dưới cơn
mưa (trang 151). Mưa vẫn còn rơi (trang 152). Mưa rơi suốt
đêm (trang 152). Trời lại phủ mây và một cơn mưa nhẹ bắt đầu rơi (trang
163). Mưa lạnh (trang 178). Trời mưa, tôi đứng dưới mái ga cho đến
lúc tàu hoả khởi hành (trang 188). Ngoài khung cửa sổ, mưa đang rơi (trang
192). Đêm ấy, một cơn bão nổi dậy, tôi thức giấc nghe mưa đập vào kính cửa (trang
294). Tôi không thể nhìn mặt hồ, chỉ đen tối và trời mưa nhưng mà gió nhẹ
thổi hơn (trang 206). Trời đã sáng hẳn và một cơn mưa bụi rơi (trang
214). Mưa bắt đầu rơi ban đêm… Mưa rơi suốt buổi sáng… Mưa rơi trên những
đỉnh núi… Ngoài kia, chúng ta có thể nghe mưa rơi (trang 234-235).Mưa tiếp tục rơi trên trang 236, trang 249, trang 251, trang 252, trang 253… Và
quyển truyện chấm dứt với những dòng này:Mưa rơi ướt hết mấy trăm trang giấy A Farewell to Arms. Tay ta cầm dở
từng trang giấy cũng thấm nước mưa. Mắt ta cũng thấm nước mưa. Và mưa cũng rơi
vào cõi lòng khô hạn của ta.Những giọt mưa này không phải là những giọt mưa dịu hiền, thi vị, thướt tha và
xinh đẹp; những giọt mưa của A Farewell to Arms không là những giọt
mưa nên thơ của Karel Capek (trong The Gardener’s Year) của Edna St.
Vincent Millay (trong Renescence, dòng thơ 119), của Walt Whitman
(trong The voice of the Rain), của Frances Shaw (trong Who loves the
Rain), Dora Sigerson (trong April, stanza 1), Coates Kinney (trong Rain
on the Root, stanza 1)… Những giọt mưa trong A Farewell to Arms là
những giọt mưa ờ Pago - Pago trong truyện “Rain” của S. Maugham hay là những giọt
mưa của thi hào Edith Sitwell trong “Still talls the Rain” (The Raids,
1940, Night and Dawn).
Mưa vẫn còn rơi
Tối như nhân gian, đen như sự ly tán của chúng ta
Mù như một nghìn chín trăm bốn mươi cây đinh
Đóng vào thập tự giá [4]
Cơn mưa tầm tã ở Pago - Pago đã rơi xuống xác chết của mục sư Davidson. Cơn mưa
của Edith Sitwell rơi xuống một thế giới điêu tàn khói lửa. Và cơn mưa liên
miên trong A Farewell to Arms đã rơi xuống lúc Frederic Henry rời người
yêu để ra trận tuyến, lúc đoàn quân chiến bại của Ý đang triệt thoái, lúc
Frederic Henry bị bắt, lúc Catherine từ giã cõi đời…
Ở đây, mưa là hình ảnh của Ly Tán, của Đổ vỡ, của Phân ly, của Phũ phàng, của Cay
đắng, của Bi thống, của sự Chết…
“Tại sao em lại sợ mưa?”
“Em không biết”
“Hãy nói cho anh nghe”
“Thôi đừng anh ạ”
“Kể cho anh nghe đi”
“Không”
“Nói đi em”
Mưa còn là hình ảnh của Thời gian - bước đi khốc liệt của thời gian.
Một lúc sau, cả hai đứa tôi hoàn toàn im lặng và chúng tôi có thể nghe mưa rơi.
Dưới đường, một chiếc xe bóp còi.
“Sau lưng, ta luôn luôn nghe
Xe thời gian đã đến vội vàng” [6]
Trong A Farewell to Arms, Mưa tượng trưng sự hiện diện của cái gì thảm
khốc nhứt, mãnh liệt nhất, bi đát nhất, tuyệt đối nhất mà chúng ta không thể định
nghĩa được: thảm khốc, mãnh liệt, bi đát, tuyệt đối chỉ là những tĩnh
từ…“Nhân vật” chính trong A Farewell to Arms là cơn mưa liên
miên từ trang đầu tới trang cuối (truyện Rain của Somerset
Maugham cũng thế).Dưới cơn mưa tầm tã này, một số nhân vật phụ thoáng hiện; ta thấy
chàng Frederic Henry và nàng Catherine Barkley, Rinaldi, bá tước Greffi và một
số người khác. Tất cả những nhân vật này đều đi lê thê dưới cơn mưa giá buốt. Họ
tự nhủ với nhau rằng phải tìm một nơi chốn nào đó để mà về… [7] Họ bơ vơ dưới mưa lạnh. Họ tha thiết muốn
tìm về một mái nhà nào đó… Nhưng về đâu?Tất cả bi kịch thê thảm nhất đời này là con người không biết mình sẽ đi về
đâu. Mái nhà tranh vách đất và lũy tre xanh ở phương hướng nào? Chiều mưa…
đi về đâu? Không thể đứng ngóng mãi ở Giang đầu vì rừng chiều âm u rét mướt.A Farewell to Arms dựng lên một bi kịch tượng trưng cho cuộc đời: dưới con
mưa phũ phàng, Frederic Henry và Catherine Barkley ôm choàng nhau âu yếm đi tìm
một mái nhà nào đó… Nhưng rồi nàng bỗng nhiên chết dưới mưa, bỏ lại một mình
chàng bơ vơ đau đớn trong giá buốt; một bóng bên trời, chàng bơ phờ lê bước và
không biết đi về đâu… Và mưa vẫn rơi thản nhiên…Đại ý của A Farewell to Arms là thế… trọn quyển A Farewell to
Arms, Hemingway dựng lên hình ảnh của Mưa … và dưới cơn mưa ấy,
Hemingway dựng thêm hình ảnh của con người: con người đi dưới mưa.Giữa lúc khói lửa tơi bời, chàng và nàng gặp nhau: Frederic Henry và Catherine
Barkley gặp nhau tại mặt trận 1917-1918 ở Ý đại Lợi. Frederic Henry là một
chàng thanh niên Mỹ, làm trung úy trong quân đội Ý; chàng làm việc tại bệnh viện
chiến địa. Catherine Barkley là một thiếu nữ người Anh, làm nữ cứu
thương. Mái tóc nàng vàng hoe, da nàng hung đôi mắt nàng xám và nàng đẹp
tuyệt trần (trang 18). Nàng đã từng yêu tha thiết một chàng trai, hai người
sắp cưới nhau nhưng rồi chàng ấy chết tại mặt trận Somme và tự độ ấy, nàng sống
cô đơn trong bốn vách tường vôi trắng của bệnh viện. Rồi một hôm, có chàng trai
trẻ đến nơi này: chàng này không phải người xưa mà là chàng trai khác, tên là
Frederic Henry. Frederic và Catherine gặp nhau. Frederic thấy gái đẹp thì vội
tán tỉnh ngay. Chàng chỉ muốn đùa cợt. Còn nàng thì không bao giờ nghĩ thế.
Nàng yêu chàng với lòng chân thành của một thiếu nữ cô đơn và đau khổ. Lúc
tôi ôm nàng bỗng nhiên nàng run lên. Tôi ôm chặt nàng vào tôi và nghe tim nàng
máy động. Môi nàng mở ra và đầu nàng xoay trở lại gục vào vai tôi mà
khóc. (trang 25). Tôi biết tôi không hề yêu Catherine Barkley và cũng
không hề nghĩ đến việc yêu nàng (trang 28). Thế rồi Frederic bị thương ở
chiến trận, được đưa về bệnh viện ở Milan, rồi chàng gặp lại Catherine. Lần gặp
gỡ này, bỗng nhiên chàng lại cảm thấy nàng đẹp nhất đời và không hiểu
sao, vừa mới gặp nàng chàng yêu nàng ngay. Mọi sự bắt đầu đảo lộn bên
trong lòng chàng (trang 74). Chàng đã không muốn yêu nàng, nhưng bây giờ
chàng đã yêu nàng say đắm, mọi sự đảo lộn trong đầu óc chàng và chàng cảm thấy
tuyệt diệu lạ lùng (trang 75). Từ đây, một thiên tình sử thơ mộng bắt đầu…
chàng và nàng yêu nhau đắm đuối, chàng và nàng ôm nhau, hôn nhau nồng nàn giữa
đường phố, dù là dưới cơn mưa phũ phàng, dù là khói lửa chiến tranh hừng hực
vây phủ mười phương. Dù sống giữa điêu tàn tang tóc, dù sống giữa cơn mưa giá
buốt của thời đại, họ cũng thấy cuộc đời tươi đẹp và có ý nghĩa. Chúng
mình vẫn luôn luôn cảm thấy vui sướng khi chúng mình ở chung nhau (trang
118). Nhưng họ không thể ở chung nhau mãi, vì chàng đã hết bịnh và phải trở ra
mặt trận. Trước ngày trở lại trận tuyến, chàng có hỏi rằng nàng định sẽ sanh
con ở nơi nào. Nàng khuyên chàng không nên bận tâm. Rồi chàng cũng tạm bỏ qua để
mà lên đường. Chiến tranh đã đến giai đoạn quyết liệt và tất cả đều trở nên hỗn
độn, đoàn quân Ý ở vùng Udine và Gorizia đang triệt thoái; Frederic Henry có mặt
trong đoàn thoái quân. Chàng bị bắt vì tội tháo lui bỏ trốn nhiệm vụ và bị tình
nghi gián điệp. Họ vừa sắp đem chàng xử bắn thì chàng tung chạy nhảy xuống sông
mà trốn thoát. Từ đây chàng không muốn dính líu gì với chiến tranh nữa. Chàng
tìm gặp lại Catherine. Đêm ấy, chàng và nàng trốn bỏ nước Ý mà chèo thuyền qua
Thụy Sĩ để không ai có thể tập nã chàng. Họ từ bỏ chiến tranh và đi tìm thanh
bình riêng rẽ cho lứa đôi (Separate Peace). Từ đây, ở Thụy Sĩ, miền tuyết trắng
chập chùng, chàng sẽ cố gắng quên chiến tranh để sống cùng Catherine trong
thiên đàng của Ân ái. Ôi, hạnh phúc triền miên… Hai đứa tôi sống một cuộc
đời tuyệt diệu. Tháng giêng và tháng hai trôi qua nhẹ nhàng và mùa đông đẹp lắm;
chúng tôi hạnh phúc vô cùng (trang 234). Đầu mùa xuân năm ấy, một buổi
sáng, Frederic thức dậy vào khoảng ba giờ, chàng nghe Catherine vặn mình trên
giường, chàng đưa nàng vào nhà thương vì ngày sanh hạ của nàng đã đến rồi. Mưa
rơi lả tả… vì sanh hạ quá khó khăn, nàng kiệt lực và tắt thở vào tối hôm ấy.
Catherine chết. Đứa nhỏ cũng chết. Chàng không thể hiểu được gì cả. Tần ngần và
bơ thờ, chàng lê bước trong đêm tối giá lạnh. Mưa vẫn thản nhiên rơi lả tả. Một
bóng bên trời…
4.
Clément Rosset là một triết gia rất trẻ (hai mươi tuổi) thuộc thế hệ mới ở
Pháp. Có người gọi ông là triết gia của đợt sống mới. Ông đưa ra một thái độ mới
trước cuộc đời. Ông đặt tên triết lý của ông là triết lý bi đát (Philosophie
tragique), ông mặc một màu sắc mới, một định nghĩa mới cho chữ Tragique. Theo
ông, Tragique chỉ là một tiếng để gọi một cái gì mà ta không thể giải
thích được, nous pourrions donner comme première définition du Tragique la
révélation d’un soudain refus radical de toute idée d’interprétation (La
Philosophie tragique, trang 7); Tragique là một huyền nhiệm, nous
considérons le tragique comme un mystère que l’on ne peut constater (op.
cit. trang 19).
Tragique là cái bất chợt#, bỡ ngỡ tự bản chất (le surprenant par essence,
cf. trang 18-20). Con người bi đát (l’homme tragique) luôn luôn cảm thấy bỡ
ngỡ, ngạc nhiên như một đứa trẻ, khi nào họ không bỡ ngỡ, ngơ ngác,
ngạc nhiên, họ không còn là con người bi đát nữa. L’homme tragique se
découvre soudain sans amour, sans grandeur et sans vie: et voilà la situation
dont il ne pourra jamais donner d’interprétation, devant laquelle il aura
perpétuellement l’étonnement, la surprise de l’enfant à qui, pour la première
fois, on a refusé un jouet. Si sa stupéfaction cesse, il n’est plus tragique (trang
20).
Con người bỗng nhiên bỡ ngỡ không hiểu gì cả. Hai người bạn cùng đang
đi chơi chung với nhau, bỗng nhiên một người bị xe đụng chết. Người còn sống bỡ
ngỡ, kinh ngạc. L’homme tragique s’étonne au plus haut degré, et ne
peut jamais cesser de s’étonner (trang 21). Hôm qua, đang thấy cô còn ngồi
học trong lớp, bỗng nhiên hôm nay, đến lớp dạy thì nghe cô đã tự tử. Tôi ngạc
nhiên vô cùng. Le tragique est sera toujours le surprenant par
essence (trang 18).
Tôi đã từng tin tưởng vào Tự do, Dân chủ, Bình đẳng, Lẽ phải v.v..: Bỗng một
hôm, tôi thấy những danh từ thiêng liêng này hoàn toàn trống rỗng, vô nghĩa và
không hơn gì một đống phân.
Ta ngạc nhiên vô cùng. Cái buổi ban đầu xa xưa ấy, ta đã dâng trọn vẹn tâm hồn
mình cho ai, ta đứng bao nhiêu giờ để được thoáng nhìn ai đi học về; bao nhiêu
đêm, ta nhìn trăng không ngủ và nằm trăn trở thao thức suốt đêm. Thế rồi một
hôm ta lặng lờ nghẹn thở và ngạc nhiên sửng sốt vì gió đã ngừng thổi trong
lòng. L’homme tragique se découvre soudain sans amour, sans valeur et sans
vie: voilà le bilan tragique, et voilà notre surprise éternelle (trang
22).
Trước sự bi đát (Le tragique hay le surprenant par essence), trước sự
mặc khải bi đát ấy (révélation tragique), ta ăn nói làm sao để đáp trả? Ba ý niệm
cụ thể hoá sự phản ứng tất nhiên của con người trước sự mặc khải bi đát (révélation
tragique hay surprise éternelle).
Ba ý niệm ấy là: “không thể hoà giải được” (l’irréconciliable) “không trách nhiệm”
(l‘irresponsable) và “cần thiết” (l‘indispensable). Ý niệm “ngạc nhiên bỡ ngỡ”
chứa đựng ý niệm “không thể hoà giải được”, bởi vì nếu ta hòa giải được với sự
kinh ngạc thì nó không còn kinh ngạc nữa. Ý niệm “không thể hoà giải được” hàm
chứa ý niệm “không trách nhiệm” bởi vì nếu có một sự trách nhiệm thì chính sự
trách nhiệm giải thích điều ngạc nhiên mà điều ngạc nhiên có thể giải thích được
thì nó không còn là ngạc nhiên nữa (trang 37) và chính sự ngạc nhiên đó rất cần
thiết cho ta, nó tạo ra cho ta một niềm vui trọn vẹn và đời trở
nên đáng sống. Je n’ai jamais été si grand, si digne, si confiant en moi
même, si heureux de vivre (trang 63-64).
Từ những nhận định trên, Rosset làm một sự tẩy uế triết học (purification
philosophie); ông từ khước tất cả những triết thuyết từ trước đến bây giờ, từ
Socrate đến Sartre, Camus; ông chỉ trích ý niệm Hạnh phúc (Bonheur), Vô phúc (Malheur);
ông chỉ trích Luân lý (Morale). Ý niệm Bonheur khước từ ý niệm irréconciliable và irresponsable;
ý niệm Malheur chỉ là biến thể của ý niệm Bonheur. Morale khước
từ Tragique.
Pour nous, tous ceux qui considèrent que l’homme est inconnu au tragique, tous
ceux qui ont le sentiment d‘inconnu face au tragique, tous ceux – là sont
réputés moralistes (trang 151).
Con người muốn sống cho ra hồn, muốn cho cuộc đời mình có ý nghĩa thì phải nhìn
thẳng vào Tragique. Si nous voulons retrouver la joie, il faut
commencer par retrouver le tragique (trang 164).
Trốn bỏ, khước từ, phủ nhận Tragique là trốn bỏ ý nghĩa thực sự của
cuộc đời.
5.
Trong A Farewell to Arms, Mưa biểu hiệu “sự có mặt” của Bi đát (la
“présence” tragique). Mưa không phải là Bi đát mà chỉ dùng
để biểu hiện sự có mặt của Bi đát. Nếu nhìn theo thị quan của Clément
Rosset, ta sẽ thấy trong A Farewell to Arms tiềm tàng “triết lý bi
đát” (“la philosophie tragique”).
Theo Clément Rosset Tragique là gì? Không thể giải thích, định nghĩa
được. Tự tra hỏi về tragique là phủ nhận tragique.
Je ne peux mieux exprimer ma conception qu’en disant que s’interroger sur le
tragique, c’est nier le tragique, qui est ce sur quoi on ne peut s’interroger,
la seule question qu’il soit impossible à l’homme de poser (La Philosophie
tragique, trang 19).
Tragique mà được biện minh, tragique mà được giải thích thì
không còn là tragique nữa.
Tragique justifié, tragique interprété, ne voiton pas que ce n’est plus le
tragique? (trang 19).
Tragique là gì? Qu’est – ce que le tragique? Tragique là cái gì
mà chúng ta không thể giải thích được và định nghĩa được. D’abord donc, se
garder d’interpréter (trang 7).
Bởi ta không thể định nghĩa Tragique, bởi Tragique không
thể nào định nghĩa được, nên ta có thể gọi Tragique là sự khải thị về
một sự từ khước triệt để và đột nhiên trước tất cả ý niệm giải thích (la
révélation d’un soudain refus radical de toute idée d’interprétation).
Ta nhớ đến Frederic Henry. Trong gian phòng lạnh lẽo, ngồi chờ đợi bàng hoàng,
Frederic Henry đã nghĩ gì?
Ta chết. Ta chẳng hiểu được gì cả. Ta chẳng có giờ để biết, để học. Họ ném ta
vào đó và bảo cho ta biết kỷ luật, luật lệ và vừa thoạt sơ suất, họ đã giết ta.
Hay là họ giết ta không lý do như Aymo hay là làm cho ta bị bệnh giang mai như
Rinaldi. Dù sao, sau cùng, họ cũng giết ta. Không thể ngờ gì nữa. Hãy chờ và sẽ
đến lượt ta [8] .
Ta chẳng hiểu gì cả. You did not know what it was about. On ne comprend
rien. Đó là tragique. Ta không thể giải thích và định nghĩa Tragique,
nhưng ta có thể diễn tả (faire une décription) bằng cách phân tích tâm lý như
sau: không có situations tragique mà chỉ có mécanisme tragique, nghĩa
là ý niệm tragique nằm gọn trong tương quan giữa hai thế (dans
un rapport entre deux situations), nghĩa là ý niệm tragique là sự diễn
bày về sau của sự lướt qua từ một trạng thái này đến một trạng thái khác (la
représentation ultérieure du passage d’un état à un autre). Xin dở lại trang đầu
của chương nhứt trong quyển Philosophie tragique của Clément Rosset
(Presses universitaire, 1960): il faut bien préciser que le tragique
n’apparait que lorsque nous nous représentons – après coup - le mécanisme
tragique, et non pas lorsque nous le vivons (trang 7-8).
Chẳng hạn như lúc Frederic Henry bị bắt và nhìn thấy những sĩ quan đào ngũ bị xử
tử hình. Chúng tôi đứng dưới mưa và bị đem ra cật vấn từng người một, rồi
bị bắn (trang 175).
Trong trường hợp trên, Frederic Henry là một người lãnh hội được cái “bi đát” của
sự chết (le tragique de la mort), không phải bởi vì chàng đã thấy xác chết, mà
bởi vì chàng đã thấy những người mà chỉ trong một thoáng giây họ đã sống, rồi
thì chết, bởi vì sự bi đát (le tragique) đã dàn bày trước mắt
chàng như là mécanisme chứ không phải là situation - Bi đát
không phải là những xác chết của những người sĩ quan đào ngũ, bi đát là
đống thịt đầy máu kia cũng chính là đồng thịt của những người sĩ quan
bị xử tử khi còn sống; nghĩa là ý niệm của sự lướt qua từ trạng thái sống cho đến
trạng thái chết mà sau đó chàng đã gợi tưởng lại rằng họ đã chết: “sự diễn bày
về sau của sự lướt qua từ một trạng thái này đến trạng thái khác” (la
représentation ultérieur du passage d’un état à un auire ). Đó là mécanisme
tragique.
Frederic Henry đã nhìn thấy cái bi đát của sự chết một cách thuần túy và trọn vẹn
nhất, bởi vì chàng không quen biết những người sĩ quan đào ngũ này, bởi vì
chàng chỉ biết họ trong lúc họ chết. Ta thấy rằng cái mécanisme
tragique trên chỉ làm ta rùng mình bởi vì ta hình dung nó như một thực thể
đông lại (une entité figée) ở ngoài thời gian. Nous découvrons que la
vision du mécanisme tragique ne nous fait horreur que parce que nous nous le
représentons comme une entité figée, en dehors du temps (trang 11).
Từ những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng Bi đát là một cái gì
không thể giải thích được. Bi đát là “cái bắt chợt tự bản chất”
(le surprenant par essence). Đứng trước le surprenant par
essence, tất cả những giá trị đều bị phá hủy. Sau khi khám phá ra bi
đát, tất cả những giá trị đều bị xét lại. Après la découverte du
tragique, toutes les valeurs sont à reconsidérer (trang 20). Cuối quyển A
Farewell to Arms, ta thấy Frederic Henry đi dưới mưa lạnh: chàng cảm nghĩ
những gì? Không, tình người không còn, sự vĩ đại của con người không
còn, cuộc đời không còn. Tất cả đều không còn nữa. Non,
l’amour humain n’ est pas, la grandeur humaine n’est pas, la vie - entendons la
vie telle que nous ne pouvons manquer de l’imaginer lorsque nous sommes joyeux,
la vie toujour existante et toujours jeune - la vie n’est pas (La
Philosophie tragique, trang 20).
Frederic Henry kinh ngạc vô cùng. Chàng mở đôi mắt bỡ ngỡ, bỡ ngỡ… Aymo chết.
Rinaldi bị bệnh giang mai. Catherine chết. Rồi mình sẽ chết. Chàng kinh ngạc vô
cùng. Chàng không biết gì cả. You did not know what it was about.
Chàng không kịp biết. You never had time to learn (A Farewell to Arms,
trang 252). On
n’apprend pas le tragique (Philosophie tragique, trang 21-22) có ai học được
chữ ngờ? You never had time to learn. On n’apprend pas le tragique…
6.
Con người bi đát (L’homme tragique) bỗng nhiên cảm thấy sững sờ kinh ngạc. Trước
cuộc đời, từ đây Frederic Henry mở đôi mắt bỡ ngỡ, ngơ ngác, sửng sốt, kinh ngạc… Surprise
éternelle (Clément Rosset, trang 22). Chàng ăn nói làm sao đây trong niềm
kinh ngạc vô biên kia? Phản ứng của chàng? Từ đây, lòng chàng đã xao xuyến,
chàng biết chắc không bao giờ quên được bao nhiêu hình ảnh chua xót kia. Từ
đây, trước cuộc đời miên man kia, lòng chàng không còn được gió thổi vi vu như
dạo nào. Chàng không thể giải hoà với cuộc đời này nữa. Irréconciliable… Ý
niệm Irréconciliable là đặc tính siêu hình đầu tiên của Bi đát. Thế
nào là Irréconciliable?
Ba giai đoạn dẫn đến ý niệm Irréconciliable. Đầu tiên, ta thấy tính
chất “không vượt nổi” (insurmontable), nghĩa là đứng trước nghịch cảnh, lần đầu
tiên, ta tự cảm thấy không thể nào giải quyết được, không thể nào thắng được
nghịch cảnh sừng sửng ấy, lần đầu tiên, ta phải dừng chân lại, không thể nào bước
đi nữa, lần đầu tiên, ta phải nhìn lại, xét lại quãng đường. Mộng tưởng mênh
mang của tuổi trẻ, hoài vọng hiên ngang của hoa niên đã dừng sững lại trước thực
tại bi đát kia. Nous nous révélons pour la première fois absolument
incapables de trouver une solution, de vaincre l‘obstacle qui s’ est dressé
devant nous. Pour la première fois, nous sommes arrêtés, nous ne pouvons
parvenir à continuer dans la voie sur laquelle nous étions engagés, pour la
première fois nous sommes amenés à reconsidérer notre route. Tel est
le premier degré du tragique, et l ‘on voit, je pense, toute sa gravité: il
s‘agit de la remise en question de toute une croyance, la croyance à la
victoire, l’espoir que toujours, dans la voie royale de la jeunesse que nous
nous étions tracée, nous surmonterions les traitres obstacles qu’on placerait
sur notre chemin; la découverte première de l’échec: ici, on ne passe
pas (Clément Rosset, La Philosophie tragique, trang 25).
Từ tính chất “không thể vượt nổi” (insurmontable), ta đi đến tính chất “không
chữa được” (irrémédiable). Ta đã sa bẫy, chẳng những ta không thể vượt nổi nghịch
cảnh, ta lại còn thấy không còn đường lối nào để đi nữa. Ta bó tay bó
gối vì không thể động đậy gì được cả. Ta đã bị hãm vào đường cụt một chiều duy
nhất. Lúc trước, đứng trước nghịch cảnh không thể vượt nổi, ta tưởng là rồi đây
sẽ còn có lối khác, nào ngờ bây giờ hết phương rồi, parce qu’il nexiste
pas de remède à ce que nous prenions tout d ‘abord pour une insuffisance
passagère (trang 25-26).
Giai đoạn thứ ba và cuối cùng là sự khám phá ra ý niệm “irréconciliable” (không
thể hòa được). Sau lần thất bại, ta đã biết rằng không thể vượt nổi
(insurmontable), và không thể chữa nổi (irrémédiable) nhưng bây giờ
ta lại rõ thêm rằng sự thất bại “không thể vượt nổi” và “không thể chữa nổi”
kia lại cũng là sự thất bại phổ quát và toàn bộ (cet échec insurmontable
et irrémédiable signifie pour nous l’ échec universel et total), Một lần bại, một
lần lỡ bước sa chân, thì về sau, dù thế nào đi nữa, ta cũng không thể mỉm cười
trọn vẹn như xưa. Trót vì tay đã nhuốm chàm… Cet échec-là nous a marqués d
‘une façon indélébile: telle la clef de Barbe-Bleue, il résistera à toutes les
tentatives auxquelles nous le soumettrons pour tenter d‘effacer enfin la trace
de mort qu‘il a imprimée dans notre âme (Philosophie tragique, trang
26-27).
Bây giờ xin trở lại A Farewell to Arms, ta thấy Frederic Henry đã đi
qua ba chặng liên tiếp: “không thể vượt” (l’insurmontable), “không thể chữa” (l’irrémédiable) và
“không thể hoà” (l‘irréconciliable).
Đứng trước cái chết của Aymo, của những người sĩ quan đào ngũ, cũng như của bao
nhiêu người lính khác, tóm lại là đứng trước chiến tranh tàn khốc, Frederic
Henry cảm thấy tần ngần, ngơ ngác trước bao nhiêu tang tóc bất ngờ,
chàng nhìn thấy người chết; chàng sững người ra vì chàng biết rằng kẻ ấy mới sống
đây mà bây giờ bỗng nhiên phải chết, không còn sống nữa; đứng
trước cảnh chết ấy, chàng đã cảm thấy đó là một cái gì mà “không thể vượt được”
(insurmontable). Chàng chưa hiểu cái chết (la mort) là gì; nhưng
bỗng nhiên chàng đứng trước một người chết (un mort). Cái chết,
đối với chàng, chỉ mới là thảm hoạ đối với cá nhân, chứ chưa là thảm hoạ
chung. Nous nous représentons la mort comme une catastrophe pour
l’individu, non encore comme la catastrophe (Philosophie tragique, trang
27).
Đứng trước một nghịch cảnh, mặc dù không thể nào vượt được, nhưng
chàng chưa thấy đó là một sự thất bại đối với riêng chàng. Nous
découvrons un obstacle, insurmontable certes, mais non encore un
échec (op. cit. trang 27).
Nhìn thấy những người sĩ quan kia bị xử bắn, chàng chỉ mới sửng người và thấy
cái chết là điều “không thể vượt được”, nhưng đến lúc họ sắp đem xử bắn chàng,
chàng mới vùng vẫy bỏ chạy và nhảy xuống sông mà trốn thoát. Chàng trốn thoát
được và trở về với Catherine Barkley. Từ đây, chàng và Catherine Barkley từ bỏ
chiến tranh, trốn chiến tranh. Đối với chàng nàng, mặc dù chiến tranh là một mối
chướng ngại không thể nào vượt qua được, nhưng cũng chưa hẳn là không phương cứu
chữa, un obstacle, insurmontable certes, mais non encore un échec,
cf. trang 27). Bởi vì từ nay chàng và nàng sẽ trốn sang Thụy Sĩ, quê hương của
rừng núi chập chùng; chàng và nàng sẽ gây dựng Thanh bình riêng biệt (Separate
Peace) của hai đứa đầu xanh ở riêng một cõi trời phiêu bạt.
Chàng và nàng cảm thấy hạnh phúc muôn vàn. Đã xa rồi bao nhiêu thảm khốc của
chiến tranh, đã xa rồi bao nhiêu bi thương của thời đại. Lúc nhảy xuống sông để
trốn thoát, Frederic Henry đã được giòng sông lạnh kia gột rửa bao oán hờn và
lúc đi trốn thoát trên xe lửa, chàng đã nghĩ rằng giờ đây chàng hết trách nhiệm. Tôi
đã tự do. Tôi xin chúc họ được tất cả may mắn. Họ xứng đáng lắm, họ là những kẻ
tốt, những kẻ anh hùng, những kẻ bình tĩnh và những kẻ tế nhị thông minh [9]. Tôi không phải sinh ra để nghĩ ngợi, để
suy nghĩ. Tôi sanh ra để ăn. Trời, vâng. Ăn, uống và ngủ với Catherine. Có lẽ
đêm nay. Không, không thể đâu. Nhưng tối mai… và một bữa cơm ngon và những tấm
trải giường… và không bao giờ phải lên đường nữa… chỉ trừ hai đứa chung
nhau [10].
Dù ở trong trường hợp nào, Frederic Henry cũng cố gắng quên chiến tranh. Chiến
tranh đã xa rồi. Có lẽ không có chiến tranh. Không có chiến tranh ở đây. Tôi biết
rằng chiến tranh đã xong rồi đối với tôi. Nhưng tôi không có cảm giác rằng nó
đã hoàn toàn xong. Tôi có cảm giác của một đứa con trai trốn học đang nghĩ đến
những gì đang xảy ra vào một giờ nào đó ở trường [11].
Anh không muốn nghĩ đến chiến tranh nữa. Nó đã xong rồi đối với anh (trang
223).
Dù chàng hết sức cố gắng quên chiến tranh, dù chàng có quên đi nữa, trận mưa phũ
phàng kia vẫn liên miên theo đuổi hình bóng chàng.
Hai đứa tôi đã sống một đời tuyệt diệu. Chúng tôi sống bên nhau trọn tháng
giêng và tháng hai. Mùa đông tuyệt vời quá và chúng tôi hạnh phúc vô cùng… Một
đêm trời bỗng bắt đầu mưa. Trời mưa suốt buổi sáng và làm tuyết thành bùn và
triền núi trở nên thê lương buồn thảm. Mây bay lênh đênh trên hồ và trên thung
lũng. Mưa rơi bên đỉnh núi. Hai đứa tôi có thể nghe mưa rơi ngoài kia… [12]
Hai đứa tôi sống một cuộc đời tuyệt diệu… Một đêm, trời bỗng bắt đầu mưa… Thế rồi
bỗng mưa… Nàng đau. Chàng đưa nàng đi nhà thương để sanh hạ đứa con đầu lòng.
Thế rồi nàng chết vì sanh đẻ quá khó khăn. Thế rồi nàng chết. Trời mưa. Nàng chết.
Chàng bỡ ngỡ ngơ ngác không hiểu gì cả. Nàng chết. Chàng đứng lặng người. Nàng
chết. Chàng nói giã từ với một bức tượng. Rồi chàng bước trở về lữ quán dưới
cơn mưa [13].
Một hôm nào thoát chết, trên đường đi đến Stresa để tìm gặp em Catherine
Barkley, chàng đã nghĩ rằng chàng sẽ quên chiến tranh. Chàng đã làm Thanh bình
riêng biệt. I had made a separate peace (trang 88). Chàng đã gặp
nàng, chàng và nàng cùng nhau chạy trốn sang Thụy Sĩ để tận hưởng Thanh
bình riêng biệt. Hai đứa yêu nhau say đắm. Từ đây, khói lửa có mù trời,
chiến tranh có mù đất, cũng không hề gì bởi vì hai đứa mình đã yêu nhau, bởi vì
anh cùng em đã làm Thanh bình riêng biệt (Separate Peace). Thế rồi nàng
chết. Chàng đã lầm. Hết thanh bình riêng biệt. Hết phương cứu chữa.
(Irrémédiable). Trốn chướng ngại này để rồi gặp chướng ngại khác. Trốn chiến
tranh, nhưng rồi lại gặp sự ly tán của mối tình kia. Nàng chết. Thế là hết. Cuộc
đời là thế.
Đời chàng từ đây trở đi không còn được trọn vẹn như xưa. Nụ cười chàng sẽ mang
chua xót, đôi mắt chàng từ đây sẽ vĩnh viễn đọng lại buồn đau vô hạn… Trước cuộc
đời, từ nay, không thể nào làm hòa lại được (irréconciliable). Maintenant
nous n’en sommes plus à nous demander si l’obstacle que nous avons rencontré
est irrémédiable et définitif, mais nous nous apercevons qu’il signifie la
perte dans tous les domaines de la vie humaine: que toutes les tentatives que
feront les diverses joies pour nous réconcilier à la joie sont condamnées
d’avance à l’échec (Philosophie tragique, trang 28-29). Quyển A
Farewell to Arms chấm dứt lúc Catherine Barkley chết và chàng bơ phờ trở về
lữ quán dưới cơn mưa.
Thử nhìn theo thị quan của Clément Rosset, ta sẽ thấy những nhân vật trong tác
phẩm chính của Hemingway mang những thái độ trước Bi đát như sau: không thể hoà
(irréconciliable) trong A Farewell to Arms; không trách nhiệm
(irresponsable) trong The Sun Also Rises; cần thiết (indispensable)
trong The Old Man and the Sea.
Tôi đã mượn vài khía cạnh của Triết lý Bi đát Clément Rosset để phân tích tác
phẩm A Farewell to Arms. Đây chỉ là một cách trong muôn ngàn
cách để nhìn một tác phẩm… A Farewell to Arms là một văn phẩm vĩ
đại. Muốn nhìn trọn tầm vóc của A Farewell to Arms, tôi phải nhìn bằng muôn
ngàn cách hợp lại, chứ không chỉ có một cách như trên. Có tham vọng thu gọn
tầm vóc của A Farewell to Arms trong một cách nhìn như tôi đã làm ở
trên thì thực là điều vô lý. Đem một hệ thống triết lý để nhìn vào một văn phẩm
vĩ đại là nhốt tù văn phẩm ấy và là một công việc hoàn toàn vô giá trị.
Chú thích:
[1] In the late summer of that year we
lived in a house in a village that looked across the river and the plain to the
moutains (E. Hemingway, A Farewell to Arms, chương 1, trang 7).
[2] At the start of the winter came the permanent
rain (A Farewell to Arms, chương 1 trang 8).
[3] After a while I went out and left the hospital
and walked back to the hotel in the rain (A Farewell to Arms, chương 41,
trang 256, Penguin Books, 1935).
[4] Edith Sitwell: Still falls the Rain.
Dark as the World of man, black as our loss.
Blind as the nineteen hundred and forty nails.
Upon the cross
[5] “Why are you afraid of it?”
“I don’t know”
“Tell me”
“Don’t make me”.
“Tell me”,
“No”.
“Tell me”.
“All right. I’m afraid of the rain because sometimes I see me dead in it”.
(A Farewell to Arms, trang 100)
[6] After a while we were very still and we could
hear the rain. Down below on the street a motor car honked.
“And always at my back I hear.
Time’s winged chariot hurrying near.”
(A Farewell to Arms, chương 23, trang 122)
[7] Everybody ought to have some place to go
(trang 116)
Let’s go some place (trang 118).
[8] You died. You did not know what it was
about.You never had time to learn. They threw you in and told you the rules and
the first time they caught you off base they killed you. Or they killed
gratuitously like Aymo. Or gave you the syphilis like Rinaldi. But they killed
you in the end. You could count on that, stay around and they would kill you.(A
Farewell to Arms, trang 252)
[9] Anger was washed away in the river along
with any obligation (…). I was through. I wished them all the luck. They were
the good ones, and the brave ones and the calm ones and the sensible ones and
they deserved it (A Farewell to Arms, trang 181)
[10] I was not made to think. I was made to eat.
My God, yes. Eat and drink and sleep with Catherine tonight maybe. No that was
impossible, But tomorrow night and a good meal and sheets and never going away
again except together. (A Farewell to Arms, trang 181 - 182)
[11] The war was a long way. Maybe there wasn’t
any war. There was no war here, Then I realized it was over for me. But I did
not have the feeling that it was really over. I had the feeling of a boy who
thinks of what is happening at a certain hour at the school house from which he
has played truant (trang 189 – 190).
[12] We had a fine life. We lived through the
months of January and February and the Winter was very fine and we were happy
(…) In the night it started raining. It rains on all morning and turned the
snows to slush and made the mountain side dismal. There were clouds over the
lake and over the valley. It was raining high up the mountain (…) outside we
could heard the rain.(A Farewell to Arms, trang 234-235)
[13] It was like saying goodbye to a statue. After
a while I went out and left the hospital and walked back to the hotel in the
rain (trang 256).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét