Chiếc xe thồ cỏ
và sự sa ngã của nhân loại
Trong kỳ trước, chúng ta đã làm quen với Hieronymus Bosch qua
bức “Thần chết và kẻ bủn xỉn”. Kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngôn ngữ biểu
tượng trong một kiệt tác khác của ông: “The Haywain Triptych” (Tạm dịch: Chùm
tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ). Đây là một tác phẩm hàm chứa nhiều chi tiết
vô cùng đáng suy ngẫm về sự sa ngã của nhân loại.“Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ” của
Hieronymus
Bosch (bấm vào để xem kích cỡ to hơn)
Một tác phẩm chùm ba tranh (triptych) thường bao gồm một bức
tranh lớn nhất ở trung tâm, cùng với hai bức nhỏ hơn ở hai bên. Loại chùm tranh
này thường được sử dụng làm tranh thờ phụng. “Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ
cỏ” của Bosch không chỉ có ba bức tranh ở bên trong, mà khi đóng hai bức tranh
bên cánh lại, người ta lại thấy thêm một bức tranh nữa: “The Wayfarer” (Tạm dịch:
Người khách bộ hành).Bức “Người khách bộ hành” nằm ở ngoài,
được thấy sau khi
khép hai bức tranh trái phải lại
Trước tiên hãy nói về bức “Người khách bộ hành” ở bên ngoài:
Một người khách bộ hành trong bộ quần áo giản dị, rách gối, đang kiên trì trên
con đường của mình. Ông ta đang dùng gậy xua đuổi một con thú dữ nhỏ, tượng
trưng cho cái ác. Phía dưới con thú dữ, chúng ta thấy xương của một con ngựa đã
bị chết hoặc bị ăn thịt. Đằng sau người khách, phía bên trái là cảnh một kẻ bộ
hành bị cướp và trói vào cây, ám chỉ tội ác trộm cướp. Phía bên phải là cảnh
hai người nam nữ đang nhảy nhót trong tiếng nhạc, có thể là ám chỉ dục vọng nam
nữ. Đằng sau rất xa là cảnh người ta đang tụ tập để bắc một chiếc thang thật là
cao, dường như là để ám chỉ cách con người vẫn nuôi hy vọng tìm kiếm con đường
lên Thiên Đàng mà không phải thông qua việc ăn năn hối lỗi như Chúa trời đã chỉ
bảo.Những cảnh tượng trong bức
“Người khách bộ hành”
Đằng sau rất xa là cảnh người ta đang
tụ tập để bắc một chiếc
thang thật là cao…
Đề tài “Người khách bộ hành” thường để chỉ sự lựa chọn lương
tri của một người trước những cám dỗ trên con đường đời của họ. Đây có lẽ cũng
là điều mà Bosch muốn nói với người xem, trước khi họ đến với kiệt tác mà
bức “Người khách bộ hành” chứa đựng.
Quay lại “Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ” ở bên
trong “Người khách bộ hành”, chùm tranh này bao gồm:
Bức bên trái mô tả câu chuyện về Adam và Eve ở Vườn địa đàng.
Bức trung tâm mô tả một cỗ xe chứa đầy cỏ khô, thứ cỏ mà con
người thế gian đang giành giật lấy.
Bức bên phải là cảnh ma quỷ chốn địa ngục.
Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ
Chúng ta bắt đầu xem xét “Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ”
với bức bên trái. Phía trên cùng là cảnh Chúa trời đang đuổi những thiên thần
sa ngã khỏi Thiên đàng. Những thiên thần này biến thành loài sâu bọ túa ra khỏi
những đám mây.Những thiên thần sa ngã bị đuổi khỏi
Thiên đàng túa ra từ đám
mây bên dưới Chúa trời
Đây chính là một cảnh tượng được miêu tả trong trường ca
“Thiên đường đã mất” của Milton, kể về cuộc chiến trên Thiên đàng giữa một bên
là những thiên thần tạo phản được dẫn dắt bởi Tổng lãnh thiên thần Lucifer (sau
này được gọi là quỷ Satan) và một bên là những Thiên thần tuân theo Chúa, được
dẫn dắt bởi Tổng lãnh thiên thần Michael. Kết quả của nó là Lucifer thất bại, bị
đày xuống địa ngục, còn những thiên thần sa ngã thì bị đuổi khỏi Thiên đàng.
Nhìn xuống tiếp nữa, chúng ta thấy được cảnh tượng mô tả việc
Chúa trời tạo ra hai con người đầu tiên là Adam và Eve. Ngài cho họ quyền làm
chủ khu vườn đẹp đẽ luôn tràn đầy cây trái, nhưng dặn dò họ không được ăn trái
cây Trí tuệ.Chúa trời dặn dò Adam và Eve
Tuy nhiên, Eve đã không cưỡng được việc bị con rắn do Lucifer
biến hóa thành dụ dỗ ăn trái cây Trí tuệ. Khi biết việc ấy, Adam đã quyết định
ăn cùng Eve. Điều đó khiến cho họ “biết” tốt xấu, ngượng ngùng, dục vọng, v.v...Adam và Eve bị dụ dỗ ăn trái cây Trí tuệ
Chính vì tội lỗi ấy mà Adam và Eve bị đuổi khỏi Vườn địa
đàng. Chúng ta có thể thấy Adam và Eve đã biết xấu hổ, và che đậy thân thể của
mình bằng lá cây. Adam dường như đang cố gắng giải thích cho Thiên thần, trong
khi Eve ngả đầu sang bên trái với vẻ mặt lo lắng.Adam và Eve bị đuổi khỏi Thiên đàng, Eve
ngả đầu sang một
bên, vẻ lo lắng
Đó cũng là hướng của bức tranh trung tâm
Nhìn theo cái ngả đầu của Eve, chúng ta bước vào bức
tranh trung tâm, nơi một chiếc xe thồ cỏ vô cùng lớn là tâm điểm…
Hãy chú ý đến xu hướng chuyển động của đoàn người. Dường như
nhân loại đang trực tiếp đi ra từ khu Vườn địa đàng của Chúa. Họ không còn khỏa
thân như Adam và Eve nữa, mà họ đã biết mặc quần áo, có đủ mọi loại hoạt động
xã hội. Lướt qua đám người, chúng ta có thể nhìn thấy những em bé, những người
dân thường, học giả, Hoàng đế La Mã và thậm chí là tu sĩ, Giáo hoàng.Bức tranh trung tâm là tâm điểm của chùm tranh
Cả nhân loại dường như đang đi theo một chiếc xe thồ cỏ vô
cùng lớn, phía trên đó có ngồi một nhóm người: có kẻ đang chơi nhạc, có hai kẻ
đang hôn nhau. Bên trái đám người là một Thiên thần đang cầu nguyện. Bên phải
đám người là một con quỷ đang chơi sáo. Phía dưới họ thật là náo loạn: kẻ trông
như tu sĩ thì muốn bắc thang trèo lên trên chiếc xe thồ đang chạy; kẻ thô bạo
thì tranh nhau với lấy từng nắm cỏ; kẻ thì bất chấp chiếc xe đang chạy mà cúi
luồn dưới bánh xe; kẻ khôn khéo thì hỗ trợ nhau cầm lấy một cái móc dài mà với
lấy cỏ; có kẻ lại giết người chỉ vì một nắm cỏ; còn ở phía xa hơn, đám người
bên kia chiếc xe đang ôm lấy từng bó cỏ lớn.Người ta kèn cựa để có được cỏ khô
Kẻ khôn khéo thì hợp sức,
kẻ độc ác thì giết người
Đám người phía bên kia
cũng thi nhau lấy đi từng bó cỏ
Đám học giả, tu sĩ cũng đi theo xe thồ cỏ. Và trong số họ, nổi
bật lên là hai người - Hoàng đế La Mã và Giáo hoàng. Hãy để ý một chi tiết
thật tinh tế: Hoàng đế đang đội chiếc mũ giống chiếc mũ mà Chúa trời đội trong
bức tranh thứ nhất, còn Giáo hoàng thì khoác chiếc áo cũng giống hệt Chúa trời.
Dường như Bosch muốn nhắn nhủ với người xem rằng, hai kẻ được ban cho vinh diệu
là chưởng quản con người và chưởng quản tín ngưỡng, dù rất bình tĩnh, nhưng
cũng chỉ là đang đi theo chiếc xe thồ cỏ khô.Hoàng đế La Mã đang đội chiếc mũ giống
chiếc mũ mà Chúa
trời đội trong bức tranh thứ nhất,
còn Giáo hoàng thì khoác chiếc áo cũng giống
hệt Chúa trời.
Cỏ khô dường như là thứ rất được nhân loại ưa thích. Ở phía
dưới bên phải, chúng ta có thể nhìn thấy một gã thầy dòng béo tốt đang uống say
sưa, trong khi những thầy tu và nữ tu khác đang cất giấu cỏ khô vào bao lớn.
Bên cạnh họ, một nữ tu đang trả giá với một tay nhạc công bằng cỏ khô.Các tu sĩ đang cất giấu cỏ khô
và trả công bằng cỏ khô
Tiếp theo phía bên trái, một y học gia đang xem răng cho bệnh
nhân. Trên bàn của ông ta là một con vật kỳ dị, đồng thời còn có hình ảnh của một
con chuột đang tiến vào trái tim của người ta. Tất nhiên, trong túi y học gia nọ
cũng toàn là cỏ…Y học gia và hình ảnh của một con chuột
đang tiến vào trái
tim của người ta treo ở trên giá
Đằng sau vị y sĩ, các bà mẹ và những đứa trẻ đang đứng. Phía
sau họ, một người cha dường như đang hướng dẫn con mình bước vào cuộc đời khắc
nghiệt - nơi nhân loại đang tranh nhau cỏ khô.Phía sau họ, một người cha dường như
đang hướng dẫn con mình
bước vào đời
Vậy thì cỏ khô mà Bosch muốn nói ở đây ám chỉ điều gì? Đó có
phải là thứ danh vọng mà cả những kẻ ở trên đỉnh quyền lực như Hoàng đế La
Mã hay Giáo hoàng cũng chạy theo? Đó có phải là cuộc sống thanh nhàn được
che dấu dưới cái vẻ bề ngoài đạo mạo của những kẻ giả tu, “nhân danh” Chúa? Đó
có phải là thứ dục vọng khác nhau mà người người theo đuổi, người người vì nó
mà sống chết? Cỏ khô dùng để nhóm lửa, ngọn lửa đó khiến con người vui buồn khổ
đau, khiến con người tranh tranh đấu đấu, khiến nhân loại sa ngã. Cỏ khô chính
là lợi ích, là dục vọng, là những thứ mà nhân loại đến chết cũng không muốn
buông bỏ.Âm nhạc và tình yêu “tưởng” là có thể ở trên
cỏ khô, nhưng vẫn
bị ma quỷ nhăm nhe lợi dụng
Liệu có ai trên thế giới này có thể cưỡng lại được sự cám dỗ
của cỏ khô? Người ta có thể nghĩ rằng những người nhạc sĩ và đôi tình nhân ngồi
bên trên cỗ xe dường như không tiếp thụ sự cám dỗ trần tục. Nhưng bên cạnh những
người chơi nhạc lại là một con quỷ đang chơi sáo. Còn phía sau đôi tình nhân, một
con quỷ đang lấp ló ở lùm cây với một chiếc gậy dài, biểu thị cho ham muốn nhục
dục. Có lẽ Bosch muốn ám chỉ rằng, thậm chí cả những thứ dường như “ở ngoài dục
vọng” (ở bên trên đống cỏ) như là tình yêu hay âm nhạc, cũng đều có thể bị ma
quỷ lợi dụng.
Hãy nói về tình yêu, những người theo đạo Cơ đốc vẫn luôn tin
vào “tình yêu” (love) của Chúa trời, một tình yêu bao la rộng lớn. Nhưng gọi đó
là “tình yêu” thì thật không hợp lý một chút nào cả. Bởi vì cái “tình” mà tôn
giáo giảng bao gồm cả yêu ghét, nóng giận, buồn vui, thậm chí “có tình” hay “vô
tình” đều là cái “tình” ấy cả. “Vô tình” của con người chẳng phải là vì lợi ích
cá nhân, vì ích kỷ, hoặc giả vì không thích làm gì đó hay sao? Vì thế “vô tình”
cũng vẫn là cái “tình” ấy. Cái “tình” ấy có lẽ chính là điều mà trái cây Trí tuệ
mang đến cho Adam và Eve.
Vậy nên chăng gọi “tình yêu của Chúa trời” đó là sự “từ bi”?
Là một thứ vượt trên cái “tình” của người thường? Có lẽ văn hóa phương Tây ở
vào thời điểm đó không có khái niệm “từ bi” như ở phương Đông, nên cũng đành gọi
nó là “tình yêu” vậy. Chỉ có sự từ bi mới là điều mà ma quỷ e sợ, chỉ có vượt
trên cái “tình” mới không bị tà ác quấy nhiễu mà thôi.Ma quỷ xuất hiện liền mạch giữ bức tranh trung tâm
và bức
tranh bên phải, ngụ ý rằng ma quỷ đang
kéo con người ta thẳng xuống địa ngục.
Và hãy nhìn xem, có phải là ma quỷ đang kéo chiếc xe thồ cỏ
hay không? Những thứ nửa người nửa thú đó đang dẫn toàn bộ nhân loại sa ngã, dẫn
dắt con người tiến sang bức tranh thứ ba - Địa ngục.
Hãy nhìn lên trên cùng, nơi Bosch miêu tả Chúa trời. Ngài
đang nhìn xuống những con người mà Ngài tạo nên, nhìn xuống cảnh tượng hỗn loạn
và kinh hoàng đó với vẻ tiếc nuối, buồn bã không thể làm gì khác. Buồn bã là vì
nhân loại đang lệch lạc, là vì cả những người “nhân danh Chúa” trong tôn giáo
cũng không còn tin theo Ngài nữa.
Hãy nói về tôn giáo, đó chỉ là một sản phẩm của nhân loại, là
hình thức bề ngoài của tín ngưỡng. Khi Chúa Jesus hay Phật Thích Ca còn tại thế,
các Ngài cũng không hề lập ra một tôn giáo nào cả, mà chỉ dẫn dắt những đệ tử
tin theo mình tu hành chân thực. Hãy thử ngẫm xem, Giáo hoàng là do nhân loại
phong, Thánh là do nhân loại phong, sư trụ trì là do nhân loại phong, Phật sống
Tây Tạng là do nhân loại phong… Vậy thì chấp nhất vào tôn giáo đã dần dần thay
thế tín ngưỡng vào Thần Phật mất rồi. Người ta đến nhà thờ, đến chùa chiền
không còn phải là để ăn năn, hối lỗi, hướng Thiện, mà là để truy cầu những lợi
ích, để lạy lục những “bó cỏ khô”. Bosch đã thật sự nhìn thấy điều đó và miêu tả
một cách chân thật trong chùm tranh của ông.Ngoài vị Thiên thần đang cầu nguyện một cách đầy lo lắng
ra,
còn có ai là đang ngước nhìn về phía Chúa trời?
Trong tất cả những nhân vật nằm ở bức tranh trung tâm, ngoài
vị Thiên thần đang cầu nguyện một cách đầy lo lắng ra, còn có ai là đang ngước
nhìn về phía Chúa trời? Không ai cả!
Hãy quay về để ý tới đám ma quỷ đang kéo xe, chúng xuất hiện
liền mạch giữ bức tranh trung tâm và bức tranh bên phải, ngụ ý rằng ma quỷ đang
kéo con người ta thẳng xuống địa ngục. Địa ngục được mô tả tại đây có lẽ cũng
là một phần của ký ức đáng sợ mà Bosch trải qua vào năm 1463. Đó là thời điểm
thành phố Brabant quê hương ông bị hỏa hoạn và 4.000 căn nhà bị thiêu rụi. Cậu
bé Bosch, khi đó mới 13 tuổi, đã coi nó như một địa ngục sâu thẳm nhất trong
tâm khảm mình. Chính vì thế, địa ngục của Bosch tràn đầy khói lửa…Địa ngục của Bosch tràn đầy khói lửa
Lũ ma quỷ và ác thú đang cắn xé và hành hạ con người theo nhiều
cách khác nhau: kẻ bị treo lủng lẳng, kẻ bị nuốt sống, kẻ bị thú cắn xé, kẻ bị
đâm xuyên qua trái tim, kẻ bị hành hạ bộ phận sinh dục, v.v... Tất cả đều thật
đáng kinh sợ.Ma quỷ hành hạ con người
bằng nhiều cách khác nhau
Một điều đặc biệt ở đây là việc những con quỷ không chỉ hành
hạ người ta, mà còn đang chăm chú xây dựng những tòa tháp. Có người lý giải rằng
tòa tháp này là hình ảnh ẩn dụ cho tòa tháp tội lỗi Babel trong Sách sáng thế,
tượng trưng cho tham vọng của con người muốn chạm đến thiên đường bằng vật chất
chứ không phải là bằng tinh thần. Cũng có người cho rằng, mỗi viên gạch được ma
quỷ xây lên chính là tương ứng với tội lỗi của một con người khi phải xuống địa
ngục.Tòa tháp mà ma quỷ đang
xây dựng ám chỉ điều gì và để làm gì?
Ma quỷ xây tháp để làm gì? Tại sao chúng lại chăm chú đến vậy?
Nếu thực sự suy ngẫm về những câu hỏi đó, có thể người ta sẽ còn cảm thấy ghê sợ
hơn cả những tra tấn ở địa ngục mà tranh vẽ trực tiếp miêu tả.
Để kết lại chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ, chúng ta hãy
quay về với bức “Người khách bộ hành” được Bosch vẽ bên ngoài kiệt tác của
mình…Bosch muốn nói điều gì với chúng ta, khi ông để
“Người khách
bộ hành” mở ra và khép lại
“Chùm tranh ba bức về chiếc xe thồ cỏ”?
Trong Kinh Thánh, Chúa trời đã hứa hẹn sẽ quay lại với con
người khi Đại Thẩm Phán diễn ra, để cứu rỗi những ai còn thực sự tin theo Ngài.
Ở nhiều tôn giáo khác, người ta cũng thực sự lưu lại những truyền thuyết như vậy:
Khi thế giới đã đi tới tận cùng, Cứu thế chủ sẽ quay lại nhân gian để phán xét
nhân loại, và đưa những người vẫn còn vững tin vào Thần Phật tới Thiên đàng.Bức “The Last Judgment” mô tả cảnh Cứu thế chủ
xuất hiện
trong sự kiện cuối cùng là Đại Thẩm Phán,
cuối thế kỷ 16, Họa sĩ: Jean Cousin
the Younger
Vậy thì “Người khách bộ hành” chính là nhận định của Bosch về
những người như thế: những kẻ kiên tâm bảo vệ lương tri; những kẻ thật sự tuân
theo lời giảng dạy của Chư Thần chứ không phải là ôm cứng vào một hình thức tôn
giáo nào đó; những kẻ biết phân biệt thiện ác, phải trái, đúng sai trong hoàn cảnh
toàn nhân loại sa ngã; những kẻ có thể lên tiếng trước cái ác - Đó chính là những
người mà Chư Thần, Chư Phật sẽ cứu độ.
10/5/2020
Quang Minh
Theo https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét