Thứ Năm, 27 tháng 1, 2022

Những bậc thầy của tôi 4

Những bậc thầy của tôi 4

CHƯƠNG XIX
THÊM VÀI NHẨN VẬT CÓ CÁ TÁNH ĐỘC ĐÁO TRONG TRUYỆN TẦU:
LÃ BẤT VI, QUÁCH HÒE, DỰ NHƯỢNG và TẠ NGUYỆT KlỀU

Càng đọc truyện Tàu, tôi càng thích thú và lượm được nhiều bài học trong cách xây dựng nhân vật, qua những nét mà các bậc tiền bối đã truyền dạy cho. Trong lịch sử nhân loại có lẽ chỉ một mình Lã Bất Vi là tên lái buôn chúa tể các lái buôn thôi.

Buôn vua! Một việc làm không ai có thể tưởng tượng, vậy mà họ Lã làm trót lọt, thành công hoàn toàn và trở thành thái thượng hoàng, cha của ông vua lừng danh nhất lịch sử nhân loại: Tần Thủy Hoàng đại đế. Người ta bảo con hoang lớn lên thường tàn ác để trả thù cuộc đời. Tôi xin kể tóm lược việc buôn vua:

Vào thời Đông Châu Liệt Quốc, nước Tàu chia ra hàng trăm mảnh, lớn nhỏ mỗi mảnh có một người đứng ra xưng hùng, nhỏ thì xưng chúa xưng hầu, lớn thì xưng vương, xưng thiên tử. Lúc bây giờ có những nước lớn là Tần, Tề, Ngụy, Sở, Triệu, Hàn, Yên, v.v.. Các nước đánh nhau như băm bầu, sáng hòa chiều đánh, nay bạn mai thù, hồn ai nấy giữ. Các điển tích Kinh Kha sang Tần, Ngô Phù Sai - Tây Thi, Bao Tự đều lấy trong Đông Châu Liệt Quốc. Lúc bấy giờ ở nước Triệu có một anh lái buôn vàng bạc, kim cương, tên là Lã Bất Vi. Họ Lã dùng tiền bạc mua chuộc được các quan trấn biên ải, nên qua lại các nước như đi chợ, và buôn bán được lãi rất nhiều. Một hôm Lã về nhà, bố Lã hỏi chuyến này con lời được bao nhiêu? Lã đáp: "Cũng nhiều, nhưng buôn vàng ngọc không bằng buôn vua. Con chỉ cần một chuyên là giầu sang phú quí cả vạn đại nhà mình".

(Chỉ một nét này thôi, nhân vật Lã Bất Vi đã trở thành bất hủ). Chúng ta hãy xem họ Lã buôn vua cách nào?

Số là nước Triệu bắt con vua nước Tần là Dị Nhân sang làm con tin. Vua Tần có quá nhiều con, nên Dị Nhân bị bỏ quên. Con vua mà sống lang thang thiếu thốn và buồn nhớ quê hương, nhưng vua cha không đoái hoài tới.

Lã Bất Vi rất sành tâm lý, nên lân la giao du với Dị Nhân, mời chàng ta ăn nhậu và tặng tiền bạc để tiêu xài, đồng thời mua chuộc viên quan của triều đình chuyên lo quản trị... con tin các nước. Nhờ đó, Lã được tự do giao dịch với Dị Nhân. Đàn ông con trai lại xa xứ cần gì khác nữa? -Gái! Cái mạch này không cần bắt cũng nắm được, huống chi Lã là một tay bán trời không mời thiên lôi.

Trong nhà Lã có một đám hầu non mua được ở các nước trên con đường thương mại. Trong đó có nàng Triệu Cơ đẹp nghiêng quán xiêu đình. Một hôm Lã mời Dị Nhân cùng với một ít quan chức có thẩm quyền về con tin đến thết đãi. Dị Nhân bị ép uống khá nhiều, nên xong tiệc khách khứa ra về hết, chỉ còn ông hoàng tử ở lại thôi. Họ Lã bèn cho Triệu Cơ ra tiếp đãi. Thấy sóng tình dường đã xiêu xiêu, Lã bèn rút lui, để cho chàng và nàng tỉ tê tâm sự. Nàng thì lụy nhỏ vắn dài, còn chàng thì than thân lưu lạc.

... Đến khuya, Lã mở cửa phòng vào, thấy đôi uyên ương đang chắp cánh bay trên giường, Lã ta đùng đùng nổi giận:

- Tôi tin thái tử là lá ngọc cành vàng, nên cho vợ tôi ra tiếp đãi, chẳng dè cơ sự thế này.

Dị Nhân sụp lạy xin lỗi lăng xăng. Lã đỡ dậy, và sau một lúc phân tỏ thiệt hơn, Lã bèn nhường nàng hầu Triệu Cơ lại cho Dị Nhân, lại còn giúp cho hai bên thành vợ chồng chánh thức.

Bước đầu quan trọng đã thành công, bây giờ sang bước thứ hai. Lã sang Tần, lại dùng tiền bạc để mua chuộc các quan to quan bé xin vào yết kiến Hoa Dương hoàng hậu là người được vua Tần yêu dấu nhất, nhưng lại không có con, trong lúc nhà vua lại có rất nhiều con với những bà phi khác.

Lã đã nhìn thấy rõ chỗ yếu của Hoa Dương là không có con, cho nên khi được vào yết kiến, lão tâu:

- Hoàng hậu là người đẹp nhất nước Tần, nhưng sắc đẹp không tồn tại mãi. Một khi nhan sắc phai tàn thì biết chúa thượng có còn yêu mãi hoàng hậu chăng?

Nghe nói, Hoa Dương mới giật mình, lúc này bà đã đứng tuổi, nhan sắc đang phai dần, câu nói của họ Lã như mũi dùi đâm thẳng vào tim bà. Lã lại tiếp:

- Chi bằng hoàng hậu nên chọn trong số con của chúa thượng, nhận một đứa làm con nuôi. Chúa thượng yêu hoàng hậu, tức nhiên con của hoàng hậu sẽ nối ngôi, địa vị của hoàng hậu sẽ vững chắc.

Hoa Dương thấy Lã nói đúng quá, bèn bảo Lã lui ra để bà suy nghĩ. Lần sau, chính Hoa Dương cho vời Lã vào để hỏi ý kiến. Lã tâu ngay:

- Hạ thần biết Dị Nhân là đứa con có hiếu... Vậy hoàng hậu nên nhận Dị Nhân làm con.

Thế là Hoa Dương ưng chịu, nghe lời họ Lã. Trong lúc yến ẩm với nhà vua, Hoa Dương bèn làm ra ủ dột mày châu. Vua thấy thế bèn hỏi han, Hoa Dương tâu thật nỗi lo sợ của mình về sau. Nên đã nhận Dị Nhân làm con. Vua hứa sẽ cho Dị Nhân kế vị. Vua bèn lấy chiếc đũa bẻ làm hai, chia cho Hoa Dương một khúc, còn mình giữ một khúc như để giữ lời hứa.

Quả nhiên khi vua Tần băng hà, Dị Nhân được triệu về nước lên ngôi. Và cô hầu non Triệu Cơ được phong chức chánh cung hoàng hậu. Dị Nhân có ngờ đâu trong bụng Triệu Cơ đã tượng hình hòn máu của gã lái buôn họ Lã.

Nhưng trời lại che lấp tội lỗi của gã, nên đứa trẻ kia mười hai tháng mới chào đời. (Khi vừa lọt lòng mẹ đã có bốn cái răng). Do đó Dị Nhân cứ tưởng là con của mình. Chính là Tần Thủy Hoàng sau này.

Dị Nhân phong cho Lã Bất Vi chức thừa tướng, được phép ra vào cung cấm tự do, tha hồ chàng lái buôn móc ngoéo lại với bồ cũ.

Nhân vật Lã Bất Vi thành công trong cú buôn vua là nhờ hai yếu tố: tiền bạc và tâm lý. Hay có thể nói họ Lã rất sành tâm lý, đánh phát nào trúng phát ấy. Đây là một loại nhân vật rất ly kỳ. Hình dáng và cách tung tiền của họ Lã, không được tác giả mô tả rõ nét. Tác giả chỉ đi sâu vào tâm lý là yếu tố sâu sắc và khó mô tả nhất.

Bây giờ đến nhân vật Quách Hòe. Họ Quách là thái giám. Trong cung hoàng hậu và thứ phi cùng lâm bồn. Nhưng oái oăm thay, chánh cung lại sanh công chúa còn thứ phi lại cho ra đời một hoàng nam. Chánh cung sợ con thứ phi lên ngôi, mình sẽ mất địa vị thái hậu, bèn sai Quách Hòe đem mèo chết lén tráo hoàng nam, (gọi là ly miêu hoán chúa) rồi hô toáng lên là thứ phi đẻ ra đồ yêu quái.

Quách Hòe vâng lệnh chủ, hoàn thành độc kế xong, lại phóng lửa đốt cung cấm để phi tang.

Hai mươi mốt năm sau, trong một dịp chẩn bần, Bao Công đã tìm ra manh mối, bèn tâu vua. Vua sai bắt Quách Hòe ra tra khảo. Vì ăn lộc của chánh cung ngập mặt, nên bị đòn roi chết ngất nhiều lần, họ Quách vẫn không khai, và bảo: "Ta chết xuống âm phủ mới khai"

Bao Công nghe thế bèn cho lập cung điện Diêm vương nhung nhúc quỉ sứ ngưu đầu mã diện, rồi cho đánh Quách Hòe chết đi sống lại nhiều lần. Vào lúc nửa đêm, cho khiêng Quách Hòe ném xuống "Diêm đài". Khi tỉnh dậy, Họ Quách tưởng mình đã chết, bèn khai rõ cả đầu đuôi.... Sau khi biết rõ lầm mưu Bao Công, họ Quách cắn lưỡi tự vẫn.

Chỉ một nét thôi, tác giả đã dựng nên một Quách Hòe bất hủ. Truyện này đã được chuyển thành tuồng cải lương, rất được yêu thích.

Nếu không có việc thiết lập Diêm đình để tra khảo lấy cung thì Quách Hòe chỉ là một thái giám giỏi chịu đòn, không có gì đặc sắc.

Câu chuyện mà tôi sẽ kể sau đây cũng vậy. Nhân vật Dự Nhượng cũng chỉ có một nét khắc họa mà sông muôn đời.

Vào thời Đông Châu Liệt Quốc, ông vua A liên minh với ông vua B để đánh lấy nước của ông vua C. Nhưng trong lúc sắp xẩy ra chiến tranh, thì vua B lại xỏ lá quay sang cặp bồ với vua C để quay lại xơi tái vua A. Vua A thua và bị bắt giết. Còn vua B và vua C chia nhau đất đai của vua A. Dự Nhượng là bề tôi của vua A. Sau khi mất nước, Nhượng bỏ kinh thành vào núi ở ẩn, để tìm cách báo thù cho cựu chủ.

Nhượng cắt tóc, rạch mặt, bôi đen cả tay chân, nuốt than đổi giọng nói, để không còn ai nhìn ra mình nữa, và tìm cách lại gần vua B, để đâm chết tên đồng minh phản phúc này. Một ngày kia, được tin vua B sẽ đi ngang qua một chiếc cầu, Nhượng bèn chui vào bụi rậm ở móng cầu, chờ vua B đi tới sẽ nhào ra đâm chém, nhưng việc không thành. Quân hầu cận của vua B bắt Nhượng đem tới trước mặt vua. Nhượng không quì, lại còn trỏ mặt mắng vua B là quân chó má, khăng khăng đòi giết cho được vua B để trả thù cho chủ mình. Vua B thấy Nhượng là người trung can nghĩa khí như vậy, bèn cởi áo bào của mình, cho Nhượng đánh một roi, để hả lòng mà quên thù cũ đi.

Nhượng cầm roi, thét lên một tiếng, và dùng hết sức mình quất roi vào chiếc long bào của vua B.

Khi về triều, nhà vua nghe đau ê ẩm khắp người. Nhìn lại thấy trên long bào làn roi rướm máu. Vua kinh hãi phát bịnh và đau luôn rồi chết.

Sức căm thù của Dự Nhượng ghê gớm đến nỗi chiêc áo vải trở thành con người thật của vua B khi làn roi quật xuống. (Đoạn truyện này đã được chuyển thành tuồng cải lương, có tên là "Dự Nhượng đả long bào". Khán giả xem tuồng đều phải sởn gai ốc khi Dự Nhượng vùng dậy quật thẳng cánh ngọn roi vào chiếc áo.)

Chỉ một nét thôi, tác giả đã dựng nên một nhân vật ly kỳ, sức sáng tạo của ngòi bút thật là phi thường.

Năm 1972, tôi được chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa gởi đi châu du bẩy nước trên thế giới. Trong dịp này, tôi có ghé thăm nhà lưu niệm của Shakespeare ở Stratford- on-Avon, Anh Quốc. Khi ở Hà Nội tôi được xem nhiều phim của Liên Xô (cũ) dựng từ kịch bản của Shakespeare. Khi về Hà Nội, tôi đi xem tuồng cải lương ở rạp Kim Chung cả tháng ròng nhưng không thấy có tuồng San Hậu. Tôi hỏi anh Sỹ Tiến, thì anh nói: Có kịch bản, nhưng không có đủ diễn viên đóng, nhất là đào kép không ca vọng cổ được.

Do đó mà vở tuồng trứ danh của Nam Bộ bị mai một. Tới bây giờ mà không thấy có đoàn nào diễn lại tuồng ấy cho toàn vẹn như thủa tôi còn bé xem nó ở đình làng Minh Đức, quê ngoại tôi. Bây giờ tôi già rồi, bỗng một hôm tôi được xem lại San Hậu trên video như một dịp may trời cho. Tôi vụt có ý nghĩ: vở tuồng này đâu có thua gì các phim của Shakespeare, tôi xem vừa kể ở trên.

San Hậu là một giai đoạn bi tráng của Tề triều, trong đó diễn tả đủ mọi quan hệ của xã hội đương thời: Vua tôi, Vợ chồng, Anh em, Cha con, Mẹ con, Bạn bè, Tôn giáo, Trung và Nịnh, Chân và Dỏm, mỗi nhân vật đều điển hình rất đặc sắc.

Tôi có ý định viết một bài về vở tuồng này nhưng chưa có dịp, thì nay dịp may tới. Đó là quyển sách này.

Tóm tắt câu chuyện như sau:

Vua Tề nhu nhược, bị hoàng hậu là Tạ Ngọc Dung đầu độc chết, để em trai mình là Tạ Thiên Lăng soán ngôi với sự hùa theo của hai người em trai khác là Tạ Nhược và Tạ Ôn Đình.

Nhưng âm mưu này bị Tạ Nguyệt Kiểu phản đối. Nguyệt Kiểu là tam cung của vua, và lại là em gái của Tạ Ngọc Dung. Dù bị phản đối, Tạ Ngọc Dung vẫn cùng các em trai thực hành âm mưu soán ngôi. Sau khi vua băng hà, Tạ Thiên Lăng lên ngôi, còn Tạ Nguyệt Kiểu thì âm thầm cứu nguy cho Phàn Phụng Cơ, một ái phi của vua đang có thai. Cứu Phụng Cơ là cứu được giang san nhà Tề cho nên Tạ Thiên Lăng sau khi soán ngôi quyết giết Phụng Cơ để trừ hậu hoạn. Nhờ sự che chở của Nguyệt Kiểu mà Phụng Cơ được hoãn án, chờ sau khi sinh nở sẽ bị chém.

Lại nhờ có hai võ tướng trung thành là Khương Linh Tá và Đổng Kim Lân đưa Phụng Cơ cùng ấu chúa thoát vòng vây của quân soán nghịch. Nhưng dọc đường Khương Linh Tá bị địch quân giết chết và chặt đầu, còn Phụng Cơ tay ẵm con, tay cầm gươm đánh giặc và bị thương, chỉ còn Đổng Kim Lân phò trợ. Khương Linh Tá hiện hồn lên làm đuốc soi đường cho Đổng Kim Lân và Phụng Cơ qua núi giữa đêm tối mịt mùng.

Cuốì cùng đến được San Hậu thành là nơi Phàn Định Công, cha ruột của Phụng Cơ, ông ngoại của ấu vương trấn thủ. Và các tướng tá mưu đồ khôi phục Tề trào. Tạ Thiên Lăng xưng vương, phong cho Tạ Ôn Đình làm nguyên soái thống lãnh binh quyền, trong khi Nguyệt Kiểu xuống tóc đi tu. Quân của Phàn Định Công giao chiến với quân soán nghịch Tạ Ôn Đình bất phân thắng bại. Tạ Ôn Đình bắt mẹ của Đổng Kim Lân đem lên mặt thành, mong Kim Lân phải hạ khí giới. Nhưng bỗng một hôm, Tạ Ôn Đình lại thấy Tạ Nguyệt Kiểu bị trói dưới chân thành Đổng Kim Lân đòi đổi lấy Đổng Mẫu. Ôn Đình có ngờ đâu đó là kế của Nguyệt Kiểu.

Cuối cùng quân soán nghịch thua. Âu vương đã mười tuổi, được quần thần tôn lên ngôi, chính nghĩa đại thắng. Đây là một vở tuồng lâm ly, bi tráng đầy éo le, gây cấn. Nếu có bổn cũ nguyên văn, và có đủ đào kép tài ba, một công ty nào đó còn yêu mến nghệ thuật xưa của nước nhà, dựng lại tuồng San Hậu một cách đầy đủ thì may mắn cho khán giả Việt Nam vô cùng. Những giá trị nghệ thuật như tuồng San Hậu, nếu không được phục hồi, thì thật đáng tiếc. Nếu chạy theo tuồng chưỡng, thì ta cứ lẹt đẹt ở phía sau thiên hạ mà thôi.

Đứng về mặt nghệ thuật mà bàn luận, thì toàn bộ nhân vật trong vở tuồng đều rất xuất sắc. Phe soán nghịch ham địa vị cao sang: Tạ Ngọc Dung, Tạ Kim Lăng, Tạ Ôn Đình, mỗi người đều có nét rất độc đáo. Tạ Nguyệt Kiểu chán chê trò phản trắc của chị em mình, bỏ cảnh cung vàng điện ngọc đi tu. Phe trung thần có Phàn Định Công khi tiếp được chiếu chỉ của "Tạ thiên tử" thì tức tối hộc máu ra mà chết. Khương Linh Tá đã bị giặc giết, nhưng linh hồn trung nghĩa vẫn theo phò ấu vương.

Hồi nhớ lại những năm tôi còn bé, ít khi nào tôi vắng mặt ở rạp hát. Không vào được bên trong từ đầu, thì cũng coi cọp được màn chót khi hát thả giàn. Không có tuồng truyện nào tôi bỏ qua.

Thời đó sân khấu ta phong phú vô cùng là nhờ tuồng truyện. Có những gánh hát chuyên diễn tuồng truyện, tuồng truyện rợp trời. Xem lại chỉ dăm ba tuồng Tây phóng tác, như Trà Hoa Nữ, Tristan et Yseult. Còn tuồng Tàu có hằng trăm: Phụng Nghi Đình, Phong Ba Đình, Xử án Bàng Quí Phi, Xử án Quách Hòe, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu Thành, Phàn Lê Huê phá Hồng thủy trận Tiết Giao đoạt ngọc, Tiết Đinh Sơn cầu Phàn Lê Huê Thần nữ dựng Ngũ linh kỳ chuộc tội Tiết ứng Luông Quan Công đắp đập bắt Bàng Đức, Quan Công phục Huê dung đạo, Quan Công hiển thánh, Tôn Tấn Bàng Quyên Tôn Tần hạ san, Tôn Tẩn tái sanh, Tiết Nhơn Quý chình đông, Tru Tiên trận, Hội Hồng môn, Địch Thanh giải chinh y, Khổng Minh tam khí Châu Do v.v...và v.v. không kể hết nổi.

Quả là truyện Tàu đã làm phong phú sân khấu Việt Nam, và làm cho tim óc trẻ thơ của tôi biết rung cảm. Tới bây giờ tôi đã già, đọc lại truyện Tàu, xem lại tuồng truyện, tôi vẫn rung cảm như hồi còn thơ. Lạ thay!

Đó là nhờ bàn tay khối óc của những nghệ sĩ lớn.

Ông Đạo Xôi Ba Du ơi! Ông có còn sống chăng thì cũng đã ngoài tám mươi, và Tư Sạng - Tạ Nguyệt Kiểu sao vẫn cứ đẹp tuyệt trần trong trí tôi, với bộ nâu sồng dưới mái chùa.

CHƯƠNG XX

MẤY TRUYỆN NGẮN TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN

Truyện ngắn! Một thể loại khó viết vô cùng. Bằng một số chữ ít nhất, người viết phải thể hiện cái ý định của mình rõ rệt và mạnh mẽ nhất!

Anh Bùi Hiển, một cây bút viết truyện ngắn tài ba trước 45, tác giả quyển Nằm Vạ được giải thưởng của Tự Lực Văn Đoàn - đã định nghĩa truyện ngắn như sau với tôi: "Đó là một cái coupe dọc hoặc ngang của một con người hoặc của xã hội. (C’est une coupe latérale ou transversale d’un homme ou d’une société)"- Tôi hiểu ra đó là một mặt, một khía cạnh nào đó của một con người hoặc của xã hội, chớ không phải toàn bộ con người hoặc toàn bộ xã hội.

Thí dụ: Bỉ Vỏ không phải là một truyện ngắn, vì nó biểu hiện toàn bộ xã hội "chạy vỏ" trong cái xã hội thời bấy giờ gồm có nhiều người, nhiều mặt mà Tám Bính và Năm Sài Gòn là tiêu biểu.

Tôi có hỏi anh nên bắt đầu truyện ngắn từ đâu? Anh bảo: "Từ chỗ có chuyện!" Tôi hiểu ra rằng: cắt bỏ khúc đầu càng nhiều càng tốt, cắt đến chỗ nào không thể cắt được nữa. Vì nếu cắt thì chuyện sẽ thiếu.

Tôi có cái tật là viết phải lấy trớn một đoạn hoặc một vài đoạn rồi mới "vô" được. Viết xong, thường thường tôi bỏ khúc đầu.

Với định nghĩa trên đây, tôi xin lược thuật đại ý mấy truyện ngắn mà tôi nhớ đã ba bốn chục năm nay. Và có lẽ không bao giờ quên các truyện của Antoine Tchékhov (nhà văn Nga):

A. TCHÉKHOV: CÁI CHẾT CỦA MỘT CÔNG CHỨC

Một anh công chức đi xem hát, ngồi trên tầng lầu. Xem một lát, anh bỗng thò đầu ra nhổ một bãi nước bọt xuống phía dưới. Anh ta có cái thói quen ây từ lâu, ở nhà hoặc ở công sở. Nhưng dù có mất vệ sinh, cũng không tác hại nhiều, vì ở nhà và ở công sở anh không ngồi trên lầu, còn ở rạp hát thì anh lại ngồi trên lầu. Ngồi trên lầu mà nhổ nước bọt xuông tầng dưới, thì thật tai hại. Sau khi nhổ xong, anh mới giật mình nhớ ra rằng mình không nên nhổ như vậy, nhưng đã muộn rồi. Bãi nước bọt kia rơi trúng một cái đầu hói bóng lưỡng. Cái đầu hói kia ngẩng lên nhìn xem kẻ nào bất lịch sự đến vậy, thì anh công chức nhận ngay rằng đó là cái đầu hói của ông giám đốc nhà mình.

Anh bèn bỏ chỗ, nhẩy thang ba nấc một xuống đứng trước mặt vị giám đốc, cúi gập người, lắp bắp:

- Thưa ông giám đốc, tôi đã vô tình nhổ nước bọt lên đầu ông giám đốc.

- Thế à? - Ông giám đốc đã lau xong bãi nước bọt, nhét khăn vào túi. Không có vẻ gì giận dữ.

- Thưa ông giám đốc, đây chỉ là sự vô tình thôi ạ!

Ông giám đốc xua tay, độ lượng:

- Không sao cả. Anh không phải lo!

- Vâng ạ! Thưa ông giám đốc, đó chỉ là vô tình. Tôi không cố ý nhổ như....

- Được rồi! Anh cứ trở lại xem tự nhiên. Kịch đang hồi hay.

Anh công chức lại cúi rạp cám ơn lia lịa và vọt trở lên, nhưng đến nửa chừng thì anh ta lại trở xuống với những cử chỉ quan trọng hơn lần trước.

- Thưa ông giám đốc, tôi quả tình không có ý định nhổ nước bọt trên đầu ông giám đốc. Đó chỉ là một sự vô ý, một sai lầm vì bất cẩn, vì thói xấu tự nhiên của một con người. Và loài người ai mà không có một hoặc nhiều thói xấu!

Ông giám đốc rộng lượng nhưng hơi khó chịu vì ông đang say mê theo dõi vở kịch. Mắt ông đăm đăm nhìn lên sân khấu, mồm nói:

-Tôi hiểu! Tôi hiểu! Anh cứ yên tâm.

- Cảm ơn ông giám đốc, tôi xin được mãi mãi làm người tôi tớ của ồng giám đốc, và ông giám đổc sẽ mãi mãi là người chủ anh minh nhất của tôi.

- Tôi sẽ không xuống cấp anh, sẽ không bớt lương anh. Anh yên tâm chưa nào?

- Cám ơn ông giám đôc. Vợ con tôi sẽ đến xin lỗi và cảm ơn ông giám đốc.

- Tôi không muốn nghe những lới nịnh hót thái quá của anh nữa. Anh nên trở lại mà xem hát.

Anh công chức lại trịnh trọng cảm ơn rồi trở lên lầu. Nhưng lương tâm cắn rứt, anh không ngồi yên được mà xem hát. Anh như mất hồn cho đến lúc vãn. Về nhà anh lại cũng không yên tâm. Nhổ nước bọt lên đầu ông giám đốc, đâu phải là lỗi nhỏ. Anh không thể nào sống yên được.

Ông giám đốc về nhà, vở kịch hay làm cho ông thích thú. Đến lúc vào buồng ngủ, ông hãy còn bàn bạc với vợ về các vai đào kép. Nhưng lại có tiếng đập cửa, có vẻ khẩn cấp. Ông để luôn đồ ngủ, chạy ào ra mở cửa.

Cả một tốp người hiện ra trước mặt ông, kẻ đứng, người quì gối:

- Tôi xin cắn rơm cắn cỏ xin ông giám đốc tha tội cho!

Ông giám đốc nhận ra tiếng anh nhân viên, bèn quát:

- Tôi đã bảo anh không có tội gì. Nghe rõ chưa!?

Anh công chức quì mọp xuống, và cứ lải nhải:

- Quả thật con không có ý định làm... cái đầu của ông giám đốc nhơ bẩn ra vì một bãi nước bọt vô tình.

- Tôi xin lấy danh dự của một giám đốc hứa với anh rằng tôi không bắt lỗi anh gì hết!

Ông giám đốc quát rồi, trở vào đóng sầm cửa lại.

Anh công chức dắt vợ con về nhà. về đến nhà, anh không nói không rằng gì cả, anh leo lên giường nằm ngay chân ra mà chết.

A. TCHÉKHOV: CHIẾC MỀ ĐAY

Nhân viên sở hỏa xa An-tôn Séc-gây-ép-ki lấy làm hân hoan được giấy mời đi dự tiệc tối nay. Anh ta khoe với vợ tấm thiếp mời, rìa chạy chỉ vàng, và giữ nó trong túi áo không rời. Từ giờ đến lúc vào tiệc còn ba tiếng đồng hồ nữa. cố làm sao đừng mất, đừng làm bèo nhèo tấm thiếp quí. An-tôn nhắp nhỏm chờ tới giờ là phóng lên xe đi ngay. Phòng tiệc cũng vừa đông khách thức ăn đã dọn lên bàn, nào thịt gà quay, nào thịt bò chiên thơm bát ngát. Khách toàn những ông to bà lớn sang trọng Những chiếc áo có đuôi, bên cạnh những chiếc váy đăng ten. Những bộ ria mép tỉa tót kỹ hơn hàng rào vào ngày lễ Phục sinh. Ngực nhiều ông chói lói những huy chương cao cấp, những bội tinh nói lên công trạng lẫn ân đức của người được trao tặng.

An-tôn cũng có một chiếc chớ có thua ai? Chiếc huân chương "Hoàng hậu Anna" là loại cao nhất đang đeo lủng lẳng trên ngực, nhưng chàng ta không dám chường mặt và ưỡn ngực ra như thói thường những kẻ đeo huân chương. An-tôn hơi len lén, nhưng chỉ một lát thôi, rồi chàng ta lấy lại dũng khí như thường. Vừa lúc đó thì chủ nhân buổi tiệc mời khách vào bàn.

Chiếc ghế mà chàng ngắm nghía cho mình là chiếc ghế ở trong cùng, nhưng quái ác thay, chủ nhân lại dành cho chiếc ghế ở giữa bàn, nơi mà từ mọi phía tia mắt đều có thể chĩa vào tấm huân chương "Hoàng hậu Anna" rực rỡ của chàng. Chàng đâm ra sợ hãi, trong lúc ăn, chàng hơi mọp xuống cho chiếc huân chương thòng gần mép bàn. Và chàng chỉ dùng tay mặt để cầm dao nĩa, còn tay trái thì vờ gãi đầu gãi tai, chùi mép bằng chiếc khăn bàn, để có lý do che chiếc Hoàng Hậu Anna đệ nhất đẳng. - Bây giờ chàng mới biết cái khổ tâm của kẻ mượn huân chương đeo đi ăn tiệc. Chàng sợ những người quen biết điều đó. Cũng may, ở đây không ai quen, nên dù có ngó thấy tấm Hoàng hậu Anna trên ngực chàng, họ cũng không biết là chàng đã mượn của một người bạn.

Bất thần, chàng trông thấy thằng bạn Sà-lù-bốp ngồi trước mặt chàng, chỉ cách nhau có con gà quay. Chốc nữa đây, khi chú gà biến đi, thằng Sà-lù sẽ chẳng gặp khó khăn nào để xoi mói vào tấm huân chương cao quí của chàng. Hắn ta dư biết chàng làm gì có tấm huân chương ấy. Nhưng mà sao me xừ Sà-lù cũng có vẻ len lét? Hắn không nhận chàng là bạn quen, cũng không nhìn chàng như thường lệ. Càng lạ hơn nữa, hắn cũng chỉ dùng có một tay xử dụng dao nĩa, còn tay kia thì lại quơ quơ trước ngực. Nhưng có lẽ hắn thấy thế không tự nhiên, nên hắn buông cả muỗng, nĩa, và lấy chiếc khăn bàn giắt lên cổ áo. Chiếc khăn bàn thừa sức phủ kín cả cái phía trước của hắn: ngực lẫn bụng. Rồi hai tay hắn tha hồ hoạt động. Cả cặp mắt hắn xoáy vào ngực chàng một cách thẳng thắn, hằn học hoặc chế riễu làm cho chàng đã lúng túng càng thêm lúng túng.

An-tôn mong cho buổi tiệc tan nhanh để trở về nhà lột cái huân chương trả cho bạn, và thề không bao giờ đi mượn danh dự của người khác để đi dự tiệc nữa.

Nhưng kìa, bỗng nhiên cái khăn ăn trên ngực Sà-lù-bốp lại rụng xuống như có bàn tay nào giựt. Sà-lù buông dao nĩa và chụp lại, nhưng không kịp. Cả bộ ngực hắn phơi ra, trên đó lủng lẳng tấm huân chương "Đại đế Guy- dôm". Antony thở phào: Hắn cũng mượn huân chương của người ta. Hắn làm gì có được huân chương "Đại đê Guỵ-dôm" mà đeo?

Thế là An-tôn dùng cả hai tay cầm muỗng nĩa, còn bên kia, Sà-lù cũng không cần giữ miếng gì hết.

Hai bên cắt xôm, nhai ngốn lia lịa, không bên nào sợ bên nào nữa cả. Chưa thỏa mãn, họ còn buông dao nĩa, dùng cả hai tay quơ hốt!

Hai truyện trên chứng tỏ sức sáng tạo của nhà văn thật là phi thường. Có lẽ ông tưởng tượng nhiều hơn là lấy chất liệu từ thực tế. Một nét nho nhỏ ngoài đời vào tay nhà văn trở thành một bức họa sinh động và bất hủ .

Đọc Cái chết của một công chức ta thấy mấy hình tượng- Bãi nước bọt và cái đầu hói. Tchékhov đã cường điệu cái chết của viên công chức một cách tài tình hết sức. Ngoài đời chắc là không có cái chết nào như vậy, nhưng trong văn học ta thấy nó thực vô cùng. Còn truyện Cái mề đay thiệt là lý thú. Kẻ đi mượn danh dự của người khác làm của mình, rồi sớm muộn gì cũng bị lột mặt nạ.

Tchékhov là một vị bác sĩ, không hiểu sao ông lại bỏ nghề mà đi viết văn và nổi tiếng hơn cả nghề lương y. Ông có lối viết sắc nhọn chế riễu xã hội như trên. Tôi không được đọc ông nhiều, nên không dám nhận định tổng quát.

Sau đây là hai truyện của Guy de Maupassant, có lẽ nhà văn mà tôi đọc nhiều nhất trong các nhà văn nước ngoài.

Truyện Tình yêu mà tôi thuật lại sau đây không có chi tiết nhiều như hai truyện của Tchékhov, nhưng luận đề của nó rất sâu sắc. Truyện này tôi đọc ít nhất là đã trên ba mươi năm, nhưng mới vài ba năm trước, tôi gặp lại một người bạn cũ hồi còn trẻ. Ngồi nói chuyện với nhau, tôi bỗng nhớ lại truyện này, và tôi đã kể lại cho người bạn nghe. Không hiểu sao nó lại bất ngờ hiện lên trong trí tôi như thế?

GUY de MAUPASSANT: TÌNH YÊU (L’amour)

Từ Paris đến... tôi đi vào rừng gặp một đôi chim. Tôi giương súng bắn một phát. Một con chim rơi xuống máu me nhuộm cỏ. Con chim còn lại không bay đi mà cứ bay quần trên đầu tôi, có ý nhìn xuống người bạn mình đang hấp hối dưới đất. Không biết đó là con trống hay con mái. Tôi định giương súng bắn tiếp, nhưng rồi hạ súng xuống, không bắn nữa. Định hè này ở chơi lâu vùng miền Nam. Nhưng hôm sau tôi bỏ ý định đó và trở lại Paris.

Truyện chỉ có thế, đâu chừng hai trang. (Câu kết không ăn nhập gì với truyện cả, vậy mà truyện gây một ấn tượng không phai.)

GUY de MAUPASSANT: TRÊN TOA XE (En wagon)

Trên toa xe, một anh nông dân đặt những đồ nghề gồm những cuốc xẻng dưới gầm băng và tìm chỗ ngồi. Bên dẫy băng trước mặt có một người đàn bà đứng tuổi, mập mạp, nhưng vẻ mặt đầy lo âu, pha lẫn chút đau đớn. Chị ta ngó mông ra ngoài, như tìm một người quen.

Đoàn tầu chạy nhanh, không đỗ lại ở ga nào. Người đàn bà nhăn nhó, rồi một lúc sau ôm ngực tỏ vẻ khó chịu, chị ta càng để lộ vẻ đau đớn. Anh nông dân bèn đến gần và hỏi thăm cớ sự để giúp đỡ. Chị ta nói:

- Tôi bỏ đứa con ở nhà, đi ở vú cho người khác cách đây hơi xa. Sữa căng, tôi đau đớn vô cùng. Tôi mong tầu đỗ lại để tìm một đứa bé cho nó bú, thì hết đau.

Anh nông dân nói:

- Như vậy... tôi có thể giúp bà được không?

- Nếu ông vui lòng.

Người đàn bà vạch áo ra, và người đàn ông quì xuống làm nhiệm vụ của một đứa bé. Xong rồi, anh đứng dậy. Người đàn bà lấy làm khoan khoái, kêu lên: "Tôi xin cảm ơn ông!"

Người đàn ông nói:

- Chính tôi phải cảm ơn bà. Tôi đang thất nghiệp, đi tìm việc làm. Đã hai hôm tôi không có cái gì cho vào dạ dầy.

Đó là hai truyện ngắn của Maupassant đăng trong tập Truyện chọn lọc của ông. Ở đây nhà văn vừa sáng tạo phi thường và vừa chứng tỏ sự quan sát của mình cũng phi thường không kém.

Nếu với một cây bút không có bản lĩnh thì trên đây chỉ là hai mẩu chuyện nhưng dưới ngòi bút của Maupassant, nó trở nên những truyện ngắn tuyệt tác. Rất tiếc tôi không nhớ những chi tiết để ghi lại mà chỉ nhớ cốt truyện.

Một tý bột ông đã gột nên hồ. Cái đặc biệt của cặp mắt và trái tim của nhà văn là ở chỗ đó. "Thấy" cái trước mắt mà người thường "không thấy". Cũng như các anh Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài... thường nói về Vũ Trọng Phụng:

"Cái thằng Xuân Tóc Đỏ nó lù lù ở trước mặt đó mà chẳng anh nào ‘thấy’ cả, để Vũ Trọng Phụng viết lên rồi mới té ngửa ra!"

Vậy vấn đề "thấy" của nhà văn cũng quan trọng như vấn đề viết. Có khi "thấy" lại còn quan trọng hơn. Không "thấy" thì làm sao mà viết được. Cũng như Vũ Trọng Phụng "thấy" chàng Xuân Tóc Đỏ vậy.

Một truyện ngắn hay, một truyện dài hay đều có một hoặc tất cả những yếu tố sau đây;

- Cốt truyện ly kỳ. (Bỉ Võ)
- Sự sáng tạo của tác giả. (Số Đỏ)
- Văn chương mượt mà.
- Sự bố cục khéo léo (độc giả bị ngạc nhiên, nhưng bố cục vẫn mạch lạc).

Những truyện trên đây tôi cố gắng kể lại. Thưởng thức một truyện ngắn chỉ đọc được tóm tắt, thì chẳng khác nào mua trâu vẽ bóng. Tuy nhiên, ta có thể rút ra được một điều gì bổ ích.

Sau đây tôi xin đưa ra truyện ngắn của hai nhà văn Việt. Một Nam, một Bắc, một già, một trẻ dưới cặp mắt của tôi.

XUÂN TƯỚC: CON RẮN VÚ NÀNG

Bà vợ Cai tổng có nhân tình là Ba Sanh. Anh này sợ bà mà phải tới lui. Sanh có nhân tình là Tư Phước. Bà Cai ghen, nên muốn chia rẽ hai người. Bà bèn than thở với ông Cai rằng mình già rồi mà chưa có con. Rồi bầy mưu cưới cô Phước cho ông làm vợ bé để kiếm chút con nối dòng. Thế là đôi uyên ương đứt đường tơ. Bà Cai trả được thù Ba Sanh, đồng thời được "rảnh tay" để hú hí với tình nhân mới là ông thầy thuốc rắn trong xóm. Nhưng chẳng bao lâu, vợ bé ông Cai lại có bầu. Như thế, bà Cai sẽ mất của mấ't quyền trong nhà ông Cai. Bà bèn nhờ tay ông thầy rắn giết giùm con yêu tinh kia.

Ông thầy đi tìm con rắn Vú Nàng là loại rắn cắn chết ngay, thường ở trong gốc tre già. Ông thầy phải bỏ nhiều công mới bắt được con rắn đem về nuôi trong chai. Bà Cai lại nghĩ cách dùng con rắn để giết tình địch. Ông thầy đóng một chiếc giường, bốn chân làm bằng gốc tre, ông thầy dùi một lỗ bỏ con rắn vào. Xong bà Cai chở chiếc giường lại tặng, cho bà nhỏ "nằm chỗ". Nhưng đứa bé đã ra đời mà mẹ nó cứ sống nhăn. Bà Cai càng sốt ruột, nên tự tay bà bào chế thuốc độc đem lại gạt tình địch bảo là sâm nhung, em uống cho khỏe. Nhưng đến nơi thì trời mưa, bà Cai trượt chân té, làm đổ chén thuốc và tắt đèn. Khi mẹ thằng bé tìm được hộp quẹt đốt đèn lên, thì thấy bà Cai nằm dưới đất sủi bọt mồm. Trong lúc đèn tắt, phòng tối om con rắn mới bò ra. (Loại rắn này kị ánh sáng, nên trong thời gian trước nó không bò ra, vì ban đêm người mẹ để đèn sáng cho tiện việc cho con bú). Bữa nay phòng tối om nó mới bò ra vào đúng lúc bà Cai chụp vào cái chân giường, nên bị nó cắn.

Ông Cai chạy đến thì vợ lớn đã chết, nhưng nhìn cô vợ bé trẻ nõn nà, lại có thêm đứa bé nối dòng, ông cũng buồn nhưng không khóc. Ông không biết thằng bé là con của Ba Sanh.

Khi tôi đọc truyện này, thì tôi nghĩ ngay đến Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, một truyện tiêu biểu nông thôn miền Bắc. Tôi bèn gọi phôn cho cụ Xuân Tước, đề nghị viết truyện Con Rắn Vú Nàng thành truyện dài như Tắt Đèn, nhưng cụ bảo đã viết truyện ngắn rồi, không phá ra được.

Trong truyện này có một chi tiết thần kỳ: "Bà Cai cột sợi dây lưng quần của bà vô ngón tay cái của anh Ba, rồi bảo giật đi, giật mạnh đi!" Xin nói thêm để độc giả cả ba miền rõ là đàn bà con gái Nam Kỳ thời đó mặc quần dây lưng rút, hễ nắm đầu dây lưng giật mạnh là... ăn thua ngay. Nhưng ở đây bà Cai lại không tự giật, mà buộc nó vào ngón tay của tình nhân và bảo giật. Với cách nào khác cũng không hay bằng cách này, nó vừa âu yếm lai vừa có cái tâm lý: Chia hai tội lỗi với người tình.

Ngoài ra tôi còn thú vị cái kết của câu chuyện: Bà Cai thù người hại mình, nên chết bất ngờ. Độc giả bị một cái "double surprise" (ngạc nhiên hai lần.) Cái chết của bà Cai là một, rồi đến thằng bé mà ông Cai mừng rỡ nựng nịu tưởng là con mình lại là con của tình địch, là hai.

Cái kết này cũng hay như cái kết của Món trang sức (La Parure) của Maupassant. Ngoài ra nữa, câu chuyện rất Nam Kỳ, ai đọc cũng không lầm lẫn được. Còn về bố cục thì rất khéo léo và hợp lý.

Sau đây cũng là một truyện ngắn rất khó kể lại. Dù cố gắng mấy cũng không kể cho độc giả thưởng thức được. Nó khó kể cũng như truyện Tình yêu của Maupassant.

ALPHONSE DAUDET: NHỮNG VÌ SAO (Les Étoiles)

Cô nàng lên núi chơi, rồi bị suối lũ trở về nhà không được. Một người tớ trai đem cơm lên cho cô, rồi gặp trời tối nên không trở về được. Đêm đó hai người ngồi trong lều nói chuyện tới khuya. Rồi vì hơi lạnh của núi mà nhích lại gần nhau hồi nào không hay. Vẫn kể chuyện, hết chuyện rồi đếm sao trên trời. Cho đến lúc cô nàng thấy một số sao rụng, nhìn lại nghe vai mình nằng nặng mới hay rằng chàng trai đã ngả đầu trên vai mình mà ngủ.

Sáng lại chàng ta ra về, cô nàng ngồi trong lều ngóng theo bước chân chàng và nghe sỏi rơi từng hòn một ưên trái tim mình.

Truyện này như một bài thơ bằng văn xuôi.

NGUYỄN ĐÌNH PHÙNG: TỘI ÁC

Một ông già đi nhà thờ. Lúc xong thánh lễ, ông ta xin với vị Linh mục được xưng tội. Được vị Linh mục nhận lời, ông đến tòa giải tội và thú tội.

- Tôi đã giết chết hôn phu của em gái tôi, và đổ cho vc giết. Sau đó tôi hãm hiếp em gái tôi, và nó có thai. Vì xấu hổ, nó trốn đi lên rừng ở một thời gian, rồi vượt biên sang Hoa Kỳ. Chuyện cách nay đã ba mươi năm.

- Rồi sao nữa?

- Tôi sang đây để tìm nó, thì được biết nó mới chết cách nay vài tháng.

Tác giả không nói đứa con hoang kia chính là vị Linh mục vừa giải tội cho lão già, nhưng trong cách tình bầy rất điêu luyện và tinh tế, người đọc vẫn hiểu như vậy.

Đọc truyện này tôi hoảng hồn. Trên đời này có một loại tội ác kinh hoàng đến thế hay sao? Và còn độc địa hơn, trớ trêu hơn cái kết quả của tội ác kia lại chính là kẻ nhân danh Thiên chúa mà tha thứ cho kẻ phạm tội! Đây là một truyện ngắn tuyệt bút, có thể đặt ngang hàng với những truyện hay trên thế giới.

VŨ TRỌNG PHỤNG: LÀM ĐĨ

"....Em vẫn cứ nhìn xuống mũi giầy, thì Tân đã nhấc tay em lên miệng để hôn. Thấy em không kháng cự, Tân từ từ ôm chặt lấy em, hôn vào miệng em, không phải cái hôn tầm thường, nhưng mà cái hôn đặc biệt. Nhờ nó, em và chàng cảm thấy ẩm ướt ở miệng nhau thì sung sướng, tựa hồ uống được lỉnh hồn của nhau, một cái hôn đắc thắng của ái tình trước bổn phận mà tiếng trống ngực thình thình điểm khúc khải hoàn ca. Một cái hôn nó giống của màn ảnh, do đó, em tưởng chừng em đã phó thác ca thân thể cho người ta vậy. Tờ giấy cam kết của hai bên như vậy là đã có chữ ký của hai bên rồi. Một cái hôn như thể đã tổng công kích lần cuối cùng để làm hại cả một đời đàn bà chỉ còn một số tàn quân đạo đức trong thành lương tâm. "

Một cái hôn mà nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận định rằng từ trước đến nay (1942) chưa một văn sĩ Việt Nam nào tả đến cùng như thế. (Nhà Văn Hiện Đại quyển II).

Tôi chỉ xin trích một câu của Vũ tiên sinh thôi. Nhưng là một câu làm ta nhớ cả quyển.

CHƯƠNG XXI

GÓP NHẶT BỐN PHƯƠNG

Ở ngoài bìa của quyển tự vị Pháp Larousse có một vòng tròn mạ vàng to bằng khu chung mắt trâu. Trong cái vòng tròn đó có in hình cô đầm ngó nghiêng đang thổi những nhụy hoa bay đi. Bên ngoài cái vòng tròn có dòng chữ "Je sème à tout vent" (Tôi gieo mầm theo gió bốn phương). Bây giờ nhớ lại, tôi lại ghi: "Je ramasse de tout vent" (Tôi nhặt từ bốn phương).

Nhà văn? Có tờ báo phỏng vấn: - Tại sao anh viết? Đáp thế nào cho đạt yêu cầu? Thôi thì đáp: Không biết. Người ta lại hỏi: - Anh đi vào nghề văn bằng con đường nào? Tôi càng không biết. Tôi chỉ có thể trả lời rằng: Tôi ham viết lắm. Có một lần anh bạn tôi, nhà báo, phỏng vấn tôi, tôi có tếu lên mà trả lời: Tôi cảm thấy, tôi chỉ sống khi tôi ngồi viết, còn làm việc gì khác, tôi cũng thấy mất thì giờ cả!

Đến đây thì những câu chuyện lan man của tôi có thể chấm dứt được rồi. Chính ra tôi cũng không biết ghi ra cái gì nữa. Tôi còn nhớ mấy lời vàng ngọc của văn hào Ilya Ehrenbourg người Nga, xin ghi ra. Đây là rút từ bài diễn từ của ông đọc trước độc giả của ông ở Paris vào năm ông sáu mươi ba tuổi. Ông là tác giả của hai quyển tiểu thuyết đồ sộ La Tempête (Bão Tố) và La Chute de Paris (Balê thất thủ). Dân tộc Pháp mang ơn ông đã ghi lại "giùm" cho dân tộc này cái cảnh mất nước trước quân Hít-le. Cái tát vào mặt viên thiếu tướng Petit, kẻ trấn thủ mặt trận Maginot làm cho chiến lũy này vô hiệu quả, thật là đích đáng. Năm ngón tay in trên mặt viên tướng kia nay đã năm mươi năm, nhưng hình như rõ hơn bao giờ hết.

Ông viết bằng tiếng Pháp, chớ không phải dịch từ bản chính ra tiếng Pháp. Những bồi bàn quán rượu ở biên giới miền Nam nước Pháp, mỗi khi thây ông đến, đều có thói quen đem giấy bút đến cho ông, để ông viết cho những chữ, những đoạn văn. Thời kỳ quân Nga đánh với quân Hít-le, có chỉ thị của bộ tổng chỉ huy rằng những số báo có bài của Ilya Ehrenbourg phải được binh sĩ truyền tay nhau đọc, không được xem như những tờ báo khác.

Làm nhà văn như ông thật không vinh quang nào bằng. Khi ông thọ sáu mươi ba tuổi, chính độc giả Paris đã tổ chức mừng sinh nhật ông.

Tôi đọc được bài diễn từ này, cách nay ít ra cũng bốn mươi sáu năm tại Cần Thơ lúc tôi mới tập tễnh viết những bài ký sự nho nhỏ.

Những lời nói của ông thật đáng thiên kim. Sứ mệnh của nhà văn. Bài "La mission de 1’écrivain" không dài, có những câu tôi nhớ đời đời. Xin tạm dịch ra đây, lẫn ghi lại nguyên văn thuộc lòng:

Écrire ce n'est pas jongler avec des mots, mais c’est servir l'homme (Viết không phải là đùa giỡn với chữ mà là phụng sự con người.)

La mission de 1’écrivain c’est de révéler le trésor dans le coeur de l'homme. (Sứ mệnh của nhà văn là phát hiện kho tàng trong trái tim con người.)

II n’y a pas de distributeur de talent... Il n’y a que le travail. (Không có cái máy nào phân phát tài năng cả. Chỉ có cần cù làm việc.)

L'écrivain ne connaît pas la vieillesse. II est jeune jusqu’à ce que la mort l'arrache de sa table de travail. (Nhà văn không biết tuổi già. Anh ta trẻ cho đến ngày cái chết rứt anh ta ra khỏi chiếc bàn làm việc.)

Tôi còn nhớ được mấy câu đó mà cũng thấy sung sướng lắm rồi. Có lẽ không bao giờ tôi quên chúng.

Tôi đọc Ehrenbourg rất say mê. Tiếc thay bây giờ không tìm thấy ông ở đây nữa. Những bài tùy bút của ông viết trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân Nga là những tuyệt tác.

Trong quyển Công việc nhà văn của ông, tôi còn nhớ một câu như sau:

"Khi anh hoàn thành tác phẩm, anh có một niềm vui, niềm vui hoàn thành tác phẩm, nhưng cũng có một nỗi buồn, nỗi buồn xa các nhân vật mà anh dựng lên. "

Đúng y trang tâm trạng của nhà văn. Phải là một nhà văn viết nhiều mới nói được câu ấy. Đọc xong câu này, tôi buông sách thán phục ông.

Hiện giờ phút này, tôi cũng đang có nỗi buồn ấy.

Từ bấy lâu nay viết những trang sách, tôi có cảm giác là thưa chuyện nhỏ to cùng các bạn. Bây giờ xong rồi, chuyện đã chấm dứt, xa các bạn, tôi buồn, biết bao giờ tái ngộ để cùng trò chuyện? Cả một cái cổ kim thiên hạ hàng trăm người tôi vừa gặp lại trong những trang sách qua.

CHƯƠNG XXII

VIẾT THÊM:
VIẾT VĂN LÀ MỘT VIỆC PHIÊU LƯU

Viết văn là một công việc làm thiệt ăn chơi hoặc làm chơi ăn thiệt. Viết quyển sách này chính là dịp cho tôi nhìn lại những gì mình đã viết trong một thời gian khá dài, từ trẻ đến già, mê đọc và ham viết. Đọc không nhiều mà viết cũng chẳng bao nhiêu, chỉ có sự ham muốn say mê thì vẫn còn đầy ăm ắp. Ước gì trẻ lại để viết những gì chưa viết được.

Văn chương là gì mà sao tôi mê dữ vậy? Cũng có thể nói đây là một thứ tình.

Chữ tình là chữ chi chi
Cũng có khi mà cũng có khi. (Tản Đà)

Hoặc :

Hôm nay ôn lại chuyện non sông
Nghe sóng nghìn xưa vỗ bến lòng. (Ngân Giang)

Chỉ có vậy thôi - mấy chữ - mà sao đọc rồi không quên? Và lại mơ gặp những người đã viết ra những chữ ấy. Hay quá hay! Nhưng nếu có ai bảo tôi cắt nghĩa, thì tôi không thể nào cắt nghĩa được.

Và có lẽ những người viết ra những câu trên cũng như tôi - đều không cắt nghĩa được! - Đó là văn chương, là nghệ thuật. Nó đi không cùng và sống mãi như một anh chàng phiêu lưu, một kẻ trường sanh bất tử.

Sở dĩ tôi nói nó là một việc làm thiệt ăn chơi, là vì có những cái mình gò gẫm tưởng hay lắm, nhưng khi đưa ra rồi, không có tiếng vang, ngược lại có những cái mình không dự định gì hết mà lại...

Văn chương là một ước lệ, không có ai đo được chính xác như cưa gỗ làm nhà hoặc đo vải may áo. Nhà làm xong thì ở, áo may xong thì mặc cho đến hư đến rách. Người ta ai cũng gọi đó là cái áo, cái nhà, nhưng văn chương lại khác, sách in ra, kẻ khen người không, mỗi người một lời bình phẩm.

Anatole France là hậu sinh của Emile Zola, tác phẩm cũng ít hơn Zola, danh tiếng có lẽ cũng không bằng Zola, ông khổng lồ của trường phái hiện thực. Nhưng A. France lại bảo: "Zola không phải là nhà văn!"

Không biết có ai cãi lại hay không? Có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao. Vì Zola chết trước France 22 năm, và tác phẩm của ông còn sờ sờ ra đó, trong lúc France còn tại đường, và tác phẩm của ông cũng sờ sờ ra đó trong đời sống người Pháp. Đánh giá văn chương là một vân đề tương đối.

Cùng là một câu Kiều, nhưng hôm sau tôi đọc thấy nó hay hơn bữa trước, là vì tôi có tâm sự gì đó, hoặc không có tâm sự gì cả... Vì thế nên tôi mới nghĩ ra rằng: văn chương chỉ là một ước lệ, nó không bao giờ là một định lý. Thí dụ: thi sĩ Xuân Diệu có câu "Yêu là chết ở trong lòng một tí". Đó là một cách ví von tình yêu thôi, chớ chưa chắc hẳn ai yêu cũng "chết một tí" cả. (Câu này không phải của Xuân Diệu, mà Xuân Diệu rút trong thơ văn Pháp).

Toán thì có công thức, nhưng trong văn thơ không có một công thức nào dạy muốn làm một bài thơ, thì phải bắt đầu thế nào, và phải kết thúc ra sao? Và ai muốn làm thơ phải theo luật lệ đó.

Còn phiêu lưu? Tôi nghĩ người viết văn là kẻ phiêu lưu vô cùng. Mặc dù có đích ngắm, nhưng chắc gì đã đến đó? Có khi sự lạc lối đâm ra hay hơn là đi theo con đường mình tự vẽ ra cho mình trước.

Người đi buôn có thể nắm chắc kết quả chuyến buôn, nhưng kẻ viết văn thì có khi, có lắm khi dự tính sai hoàn toàn. Phải chăng đó là phiêu lưu, một sự phiêu lưu thú vị.

Tôi đã kể ở một chương trước rằng: Tô Hoài không biết tiểu thuyết là gì, khi nhận viết "một cái tiểu thuyết" cho Vũ Ngọc Phan, và rồi rất thành công ngoài sự tưởng tượng của chính mình và Vũ Ngọc Phan.

Nguyên Hồng viết Bỉ Võ hồi còn quá trẻ, đâu chưa đầy hai mươi thì phải? Và nó đã được giải thưởng cao quí của Tự Lực Văn Đoàn. Anh sống đến sáu mươi ba tuổi, viết rất nhiều, nhưng theo ý tôi chẳng có cái nào được yêu mến bằng Bỉ Võ cả. Cả hai nhà văn này chẳng phải là những kẻ phiêu lưu là gì?! Phải chăng sự phiêu lưu nghề nghiệp lây sang đời sống tư riêng? Và ngược lại Balzac rất phiêu lưu trong nghề viết cũng như trong đời sống.

Hãy liếc sơ qua cuộc đời tình ái phiêu lưu của Balzac. Một bà bá tước Ba Lan, tên Hanska đọc truyện của Balzac rồi yêu ông viết thư cho ông, ông đáp lại. Rồi hai người yêu nhau trên giấy mực và trong mộng. Những bức thư tình mà Balzac gửi cho Hanska gom lại thành một tác phẩm tên là Lettres à l'étrangère (Tinh thư gửi người phương xa). Có một giai thoại ghi rằng: người phu trạm đem thơ đến nhà Balzac hàng ngày, nhận thấy tên người gửi là một người đàn bà Ba Lan, ông ta bèn cho các cô các bà trong khu phố hay. Các cô các bà nghi ngờ, nên đã xé đại ra xem. Càng xem, họ càng ghen tức: "Bộ Paris này không có ai bằng cái mụ Ba Lan đó hay sao?" Và yêu cầu bưu điện không gửi cũng không phát thư cho Balzac nữa.

Không biết sau đó hai ông bà còn thư từ qua lại với nhau không, không thấy sách nói. Nhưng mối tình này không tan vỡ. Tuy nhiên phải đợi cho tới khi ông bá tước qua đời thì hai người mới gặp mặt nhau. Cuộc hẹn hò được đặt ra ở một vườn hoa gần biên giới hai nước. Hai bên cho biết đặc điểm về hình dáng nhau. Riêng Balzac thì cầm một đóa hoa hồng để tặng Hanska.

Họ gặp nhau trên giấy, trong mộng mười lăm năm trời như Nguyễn Du mô tả cuộc tái hồi Kim Trọng và Kiều:

Những là rầy ước mai ao,
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình!

Gặp nhau trên giấy, gặp nhau trong mộng, rồi bây giờ chàng tặng nàng đóa hoa hồng nơi vườn hồng. Rồi họ làm lễ kết hôn trong một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần đó. Nhưng chỉ mười lăm hôm sau, Hanska lại trở thành góa phụ. Và chính ngôi nhà thờ còn ngát hương của buổi lễ thành hôn hôm nào, nay lại chính là nơi Hanska đưa linh hồn Balzac về chầu Chúa.

Một cuộc tình phiêu lưu có một không hai trong lịch sử và lịch sử văn học. Phiêu lưu thường là bạn chung tình của lãng mạn.

Balzac là nhà văn lãng mạn và là người thanh niên lãng mạn nổi tiếng của Paris thời bây giờ. Mỗi ngày ông đều thay đổi sắc phục. Và cách ăn mặc của ông đã thành "mốt" được thanh niên bắt chước và được thiếu nữ yêu chuộng... "à la Balzacienne". (Ăn mặc theo kiểu Balzac.)

Ở Paris chiều thứ bẩy luôn luôn có dạ tiệc mời Balzac tới dự, hoặc khi nào ông bán được sách, có tiền thì ông bày tiệc thết đãi. Những người yêu Balzac và yêu văn chương Balzac phần lớn là các "demoiselles" và các "dames Parisiennes", những cô những bà mệnh phụ ở chốn Paris phồn hoa, trong đó có những bà công tước, bá tước mà Balzac bảo thẳng rằng: "Nếu các bà không phải là người yêu của tôi, thì tôi phải gọi các bà bằng mẹ. " Có lẽ trong hoàn cảnh này mà Balzac đã viết một câu như sau: "Chỉ mối tình cuối của người đàn bà mới thỏa mãn được mối tình đầu của người đàn ông. " Có đúng vậy không? Ai mà biết được! Nhưng có lẽ Balzac cũng có lý, vì đó chính là kinh nghiệm bản thân của ông chăng?

Balzac là một người lãng mạn phi thường, ông yêu nhân vật của ông như người bằng xương bằng thịt: cô Marie, ông thầy thuốc miệt vườn, con ngựa, người ốm. Sách kể lại rằng: Có lần bạn đến chơi, thấy ông trùm mền tùm hum trên bàn viết, thì tưởng ông đang đau, nhưng ông bảo: thằng Jean của tôi đang sốt! - Jean nào? Hỏi ra thì đó chỉ là thằng Jean trong truyện của ông.

Nhưng Balzac không chỉ phiêu lưu và lãng mạn, ông còn là một người cầm bút rất tự hào về chức nghiệp và sứ mệnh của mình. Trong một bức thư của ông viết cho Napoléon ler có câu như sau:

"Tu fais ton oeuvre avec ton épée. Je l’achève par ma plume." (Ngài làm nên sự nghiệp của ngài bằng thanh gươm, còn tôi hoàn thành nó bằng ngòi bút của tôi!).

Tôi đọc quyển Trois Maîtres (Ba bậc thầy) của Stefan Zweig cách đây bốn mươi năm, nhưng vẫn còn nhớ được một vài giai thoại của các bậc vĩ nhân trong văn học, xin kể lại để các bạn đọc giải buồn, chớ nó không phải là những kinh nghiệm viết văn. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy được những mảnh đời kỳ thú của những thiên tài sống trước ta và thấy các vị sống và viết thế nào.

Trong sách này, tác giả còn đề cập tới Féodor Dostoyevski nhà văn thời Nga hoàng. Tôi không còn nhớ vì sao ông bị đầy đi Xi-bê-ri, chỉ còn nhớ rằng những kiệt tác của ông đều được viết trong lao tù, hoặc trong một cuộc sống vô cùng khổ ải. Ông phải bán đến những cái áo nịt vú của người yêu để lấy tiền sống và viết. Ồng mất hết lòng tin ở sự tốt lành của con người, cho đến nỗi ông phải đánh bài để bói số mệnh đỏ đen.

Khi ông còn sống thì tên tuổi và tác phẩm của ông không được đề cao cho lắm, cho đến mãi vào những năm cuối đời, ông mới được kính trọng và tác phẩm được đánh giá rất cao. Độc giả xếp ông ngang với Léon Tolstoi. Nhân vật của ông phần lớn đều u ẩn tối tăm có tâm sự nặng nề uất ức, chớ không trong sáng thanh thản như của Tolstoi —đọc L'Idiot thì thấy rõ điều này: Hoàng thân Mitchkine, Desdémona, Rogogine... —Khi ông qua đời trong một ngõ hẻm tối tăm, những độc giả yêu ông đã kéo tới đông nghẹt bít cả lối đi, chỉ mong được sờ vào quan tài của ông. số người đông đến nỗi gian nhà mất hết dưỡng khí, làm cho những cây nến phải tắt đi, và sự chen lấn làm cho chiếc quan tài phải đổ ngang.

Gương mặt của ông trông đến khiếp! Một gương mặt kỳ dị như tạc bằng đá. Stefan Zweig hay một nhà văn nào tôi không nhớ, đã viết rằng: "Bộ râu của ông như rừng rậm, còn ánh sáng của đôi mắt thì như chiếu hẳn vào phía bên trong... " Ông là một nhà văn đau khổ suốt đời, và viết không lúc nào ngừng. Phải chăng niềm đau đó đã làm cho ông trở nên vĩ đại? Như Victor Hugo nói một câu triết lý:

"Rien ne nous rend plus grand qu’une grande douleur. " (Không gì làm cho ta lớn bằng một niềm đau lớn.)

Có lẽ trong các nhà văn lớn trên thế giới, hai vị hạnh phúc nhất là Victor Hugo và Léon Tolstoi. Hugo là con của một ông tướng. Thủa nhỏ cùng đi học với Ngô Quang Trưởng ở trường Quận, tôi có học bài "Après la bataille" (Sau trận chiến) của ông.

Quái nhỉ, sao lại những câu thơ học cách đây gần sáu mươi năm bỗng nhiên lại hiện lên trong óc mình? Vừa rồi NQT đến thăm bất ngờ, tôi có hỏi anh còn nhớ thằng Văn cháu ngoại ông Bùi Quang Chiêu hay không? Thì cũng đúng lúc tôi nhận được tờ báo Phụ Nữ Diễn Đàn. Tôi đưa cho NQT xem hình ông Bùi Quang Chiêu và nói: Hồi nhỏ mình đi học, qua nhà ổng hàng ngày (ở thị trấn Mỏ cày) mà nào có biết ổng. Bây giờ nhờ nhà văn Hứa Hoành, mà tụi mình tóc đã bạc, mới biết mặt ông Bùi, một trí thức tiền tiến của dân Việt Nam.

Thời ấy, mình học bài thơ rất ngắn của V. Hugo kể trên. Trong đó tác giả mô tả chiến trường ngổn ngang xác chết, Ông đại tướng Hugo, thân phụ của V. Hugo cưởi ngựa đi duyệt qua chiến trận sau khi đã tàn binh lửa. Bỗng từ trong một đống gạch vụn lê lết một người lính địch bị thương, anh ta giơ tay há miệng xin một tí nước. Ông đại tướng quay lại bảo viên sĩ quan hầu cận cho anh ta tí nước, thì... "đoành!" Một phát nổ. Chiếc kê-pi đại tướng của ông bay tung, con ngựa lồng lên rồi vọt tới. Nhưng ông vẫn quay lại bảo viên sĩ quan: "Donnez-luỉ tout de même à boire!" (Cứ cho nó uống như thường!)

Bài thơ của Hugo còn sót lại trong đầu tôi hai câu, câu đầu là:

"Mon père au sourire si doux." (Cha tôi với nụ cười hiền hậu)

Và câu cuối đã kể trên.

Ngoài ra còn một chữ nữa: "Caramba!" Đó là tiếng Tây-ban-nha tỏ nỗi căm thù với kẻ địch. Anh lính thừa lúc ông đại tướng quay đi, bèn hét lên một tiếng dữ dội và rút súng ngắn giấu trong lưng ra bắn. Mặc dù bị bắn suýt chết, ông đại tướng vẫn bảo cho kẻ địch uống như thường.

Ôi văn chương, nào ai biết được chữ nghĩa đi đến những đâu và sống đến bao giờ? Victor Hugo chống độc tài quân phiệt Napoléon , và ra tị nạn nước ngoài. Napoléon III đã cho người sang mời ông về nước, ông ttả lời bằng một bài thơ ngắn rất nổi tiếng là "Ultima Verba" (Lời nói cuối cùng). Thủa nhỏ tôi thuộc vanh vách, bây giờ chỉ còn nhớ có một câu:

"Tôi chỉ về cùng với tự do!" (Je ne retourne qu’avec la liberté). Khi ông mâ't, nhân dân Pháp đã cử hành quốc táng để tôn vinh ông. Ông làm bài thơ đầu tiên hồi mười ba tuổi. Đến tám mươi tuổi, hàng ngày ông ngồi trước cửa sổ nhìn cảnh vật quê hương xứ sở và viết ra thơ như chép tạo vật vào giấy.

Lạ thay, ông viết thể loại nào cũng đứng đầu trong văn học Pháp. Những Kẻ Khốn Khổ, Người Lưng Gù Nhà Thờ Notre Dame De Paris, thơ Lá Thu... Ông đứng đầu trường phái lãng mạn về kịch nghệ. Một nhà danh họa Pháp đã vẽ Victor Hugo ngồi trên nóc nhà hát Paris, một chân gác trên chồng tiểu thuyết, một chân gác trên Lá Thu. Còn một nhà điêu khắc đã đục một tượng Balzac cưỡi con lừa mang một bị sách. Hai ông sống cùng thời, có thư từ qua lại, lại rất phục tài nhau. Đó là thời huy hoàng nhất của văn học Pháp.

Mất hai ông rồi, nước Pháp nghèo đi, và càng ngày càng nghèo, mãi cho đến ngày nay thì càng sa sút, như một nhà văn Mỹ bạn tôi phải than thở với tôi: "Junk sells better than qualities!" (Đồ nát bán chạy hơn phẩm chất!)

Người ta phải quay lại thời xưa để tìm văn chương nghệ thuật. Ở đâu cũng vậy, không cứ gì ở đâu! Thời đại khoa học càng giăng đôi cánh, thì đôi cánh văn học nghệ thuật cũng teo lại dần, hay đó chính là điều Balzac đã tiên liệu trong quyển Mảnh da lừa (La peau de chagrin).

L. Tolstoi cũng như Hugo là con nhà quí phái, hay chính ông là người quí phái. Nếu tôi không nhớ nhầm, thì ông là Nam tước thời Nga hoàng. Ông giầu sang vô kể. Chính những nhân vật trong Chiến tranh và Hòa bình là dòng họ của ông chớ không ai khác. Toàn là quận công, vương tướng, hầu tước... Có vị sắm cả một bầy nô lệ ba trăm người chuyên môn đi săn chim ri để phục vụ cho gia đình.

Nhưng chính Nam tước Tolstoi lại có đầu óc xã hội rất sớm, ông từ chối cuộc đời nhung lụa của ông để bố thí cho người nghèo, và ông từ bỏ lâu đài nguy nga để sống trong nhà tranh vách lá, chân mang giày rơm và viết trên bàn gỗ thô.

Ông đã nghĩ tới cái chết bốn mươi năm trước khi cái chết thực sự đến với ông vào lúc ông tám mươi hai tuổi. Một đêm mưa tuyết hãi hùng, ông đã bỏ nhà ra đi. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy xác ông vùi lấp trong tuyết ở gần ga Polyana... ở đâu đó trên nước Nga, tôi không nhớ, chỉ nhớ rằng ông di chúc chôn ông đừng làm mả to 1, ngay cả không đắp nấm và không cắm mộ bia. Sinh thời cuả ông, báo chí Âu châu viết: " Có một người mạnh hơn cả Hoàng đế, đó là Léon Tolstoi và cây bút của ông."

Ngày nay người Nga vẫn giữ lời di chúc của ông, không đắp nấm mộ, chỉ một mô đất thấp... Nhưng hàng ngày có nhiều khách thập phương đến đặt những đóa hoa tươi, trên mô đất thấp lè tè ấy , vì người ta biết dưới đó là nơi an nghỉ của tác giả Chiến tranh và Hòa bình.

Một trong các nhà văn trẻ được Tolstoi chú ý là Maxime Gorki. Một hôm Tolstoi gọi Gorki tới khen một số truyện của Gorki vừa xuất bản. Nhưng sau cùng, ông bảo: "Chú tả sai một nét!" Gorki sung sướng được cụ chỉ cho, nhưng không đoán ra mình tả sai nét nào. Tolstoi bèn bảo: "Không có cô gái nào như cô Anna của chú cả. Vào tuổi 18-19, cô nào cũng mơ mộng và thích được tán tỉnh ôm ấp bởi những chàng trai." Gorki phục quá, vì ông tả Anna như một nữ thánh. (Đây là câu chuyện của anh Nguyễn Huy Tưởng kể lại cho chúng tôi nghe hồi tôi ở Hà Nội).

Gorki có một cuộc sống thiếu thốn vô cùng vất vả. Ông đã phải lang thang khắp nơi và làm đến mười bẩy nghề không tên để kiếm ăn. Trong đó có cả cái nghề lặn mò đồ của khách đánh rơi ở bến tàu, và nghề rửa chén cho các tiệm ăn. Ông lăn lộn sống chung với những anh bồi chị bếp, ông thấy giá trị của họ, và trở thành bạn thân của họ. Chính ông đã tặng cho nhà văn danh hiệu "kỹ sư linh hồn". Tôi không nhớ ông qua đời lúc nào, ở đâu, và vì bịnh gì? Nhưng tôi nhớ ông đã đến New York đâu khoảng 1901 - 02 gì đó. Và khi trở về xứ, ông viết những cảm tưởng không mấy gì tốt đẹp của ông đối với thành phố này trong quyển Thành phố Con Quỉ Vàng.

Có lẽ đây là sai lầm lớn nhất của Gorki? Nhưng nghĩ lại thì cũng không đáng trách. Ồng cũng là người phàm mắt thịt như ta, chỉ khác ở cái tâm hồn nghệ sĩ, thì làm sao đoán chuyện quá khứ vị lai bá niên tiền, bá niên hậu được? Ông là bạn thân của Lénine, nhưng không vô đảng của Lénine như nhiều người lầm tưởng ông là ủy viên Trung ương đảng.

Ở Hà Nội khoảng 1958 - 60, bọn trẻ chúng tôi thường gọi anh Nguyên Hồng là Maxime Gorki, vì Nguyên Hồng cũng có vẻ lam lũ khắc khổ nghèo nàn, và còn có dáng dấp phu phen bến tàu như Gorki.

Mà thật, Nguyên Hồng là dân nghèo cảng Hải phòng. Chính ở đây anh đã nghĩ ra Bỉ Võ, vì trông thấy một tay chạy võ mà anh nghĩ là giống dân Sàigòn, và đặt tên nhân vật chính của Bỉ Võ là Năm Sàigòn.

LẠI VIẾT THÊM

Sáng nay đem cái bản thảo NHỮNG BỰC THẦY CỦA TÔI để xem lại, không hiểu sao tôi lại bật nhớ hai câu thơ của Tản Đà và của Ngân Giang nữ sĩ rồi viết ra đoạn này:

Ngân Giang nữ sĩ là một người đàn bà đẹp như thơ và lại làm thơ. Vì thế chất thơ có đến gấp đôi trong Ngân Giang. Hai câu thơ của chị, tôi đã kể ở phần VIẾT THÊM ở trên, thật là tuyệt tác. Đúng đây là "Lạc giữa trần gian một tấm lòng" (thơ TAT). Bây giờ không mấy ai nhắc đến, chứ thực ra thì ở Hà Nội, thử tìm xem có được mấy câu như vậy - mà đây là thơ hồi 1946 kia đấy, tức là thời kỳ tôi mê thơ, đi tìm thơ mà chép để dành đọc cho thích.

Xin vô phép chữa thơ cụ Tản Đà:

"Văn chương là cái chi chi
Cũng có khi mà cũng có khi!"

Cái "chi chi" thì không thể định nghĩa được, còn "có khỉ mà cũng có khi" - Khi gì? Cũng không biết được! Thế mà sao tôi thích? Cũng không trả lời được. Sự đời ai có ngờ đâu chàng kiếm sĩ luồn trôn anh hàng thịt giữa chợ, mà bỗng chốc trở thành Phá Sở Đại Nguyên Soái khét tiếng lừng danh. Rồi cũng ai có ai ngờ đâu vị Phá Sở Đại Nguyên Soái kia đã đem lại cho một triều đại lớn nhất lịch sử (nhà Hán) một giang san cũng rộng lớn nhất thế giới - mà rồi lại chết lãng xẹt vì tay một mụ đàn bà. Có lẽ trong lịch sử không có một tướng soái nào uy danh lớn lao như Hàn Tín, mà lại chết như Hàn Tín.

Võ nghiệp là cái chi chi
Cũng có khi mà cũng có khi.

Thì cũng như Võ Hậu, tức Võ Tắc Thiên. Từ một cô cung nữ tầm thường chỉ được quyền xếp quần áo cho vua, chớ không được đến gần vua. Thế mà rồi khi vua băng hà, lại liếc mắt đưa tình với hoàng tử qua đầu quan tài vua cha, rồi cuỗm luôn được ông hoàng tử, rồi lập mưu giết cả hoàng hậu. Nhưng chưa thỏa mãn tham vọng, giết luôn cả vua để lên ngôi. Ba thằng con trai léo nhéo, mụ ta giết láng để tuyệt hậu hoạn. Vậy mà làm vua luôn năm mươi năm, triều thần mọp răng rắc. Chỉ có một người dám can ngăn sự tàn bạo của bà ta, đó là nhà thơ Trần Tử Ngang.

Ông nhà thơ thấy quá nhiều chuyện phi lý, bất bình, bèn làm một bài sớ, dưới hình thức một bài thơ dài dâng lên. Võ Hậu xem qua, mắt đổ lửa, đầu tóc đứng dựng lên, triều thần lạnh xương sống. Nhưng không có việc gì xảy ra hết. Võ Hậu đã không hành hình nhà thơ cương trực, lại còn thăng cấp và thưởng vàng bạc. Rồi mụ còn quay lại mắng mỏ lũ triều thần:

- Các quan chỉ là một lũ vô dụng, chỉ biết nịnh hót và cúi lòn!

Nhưng mụ có biết đâu chính mụ là nguyên nhân của sự nịnh hót và cúi lòn đó. Dù sao, từ ấy mụ cũng bớt chém giết trung thần như trước kia.

Thì ra, trong kẻ ác cũng còn có một chút ánh sáng của lương tri. Tần Thủy Hoàng là ông vua sợ chữ nghĩa nhất. (Vì chữ nghĩa ghi tội ác của ông lưu xú muôn đời. Mà hôn quân không sợ gì hơn sợ người ta gọi mình là hôn quân). Cho nên mới có việc đốt sách và chôn sống học trò, ai cũng phải khiếp oai. Do đó mà triều thần không dám can gián, trừ một người, đó là Úy Liêu, Úy Liêu đã dám khổ gián nhà vua, ông cởi trần trước bệ rồng và nói những lời trung trực. Triều thần nhắm mắt lại không dám nhìn, nhưng không bịt tai, để nghe. Trước sân lúc nào cũng có sấn một chảo dầu sôi, ai can gián vua sẽ được quăng vào đó mặc tình bơi lội. Tần Thủy Hoàng thấy Úy Liêu cởi trần thì phán hỏi tại sao vô lễ. Úy Liêu đáp: "Để cho đao phủ khỏi mất công." Tần Thủy Hoàng lập tức bước xuống bệ rồng, vỗ vai khen Úy Liêu là bề tôi trung nghĩa, dám liều chết can vua. Bèn sai quan thị vệ đem vàng bạc ra ban thưởng, rồi cởi long bào khoác cho Úy Liêu.

Nếu chẳng có Úy Liêu thì Tần Thủy Hoàng sẽ còn tiếp tục đốt sách và chôn học trò. Về sau Tần Thủy Hoàng lại bị Kinh Kha ám sát. Không rõ là lời nói của Úy Liêu, và lưỡi gươm của Kinh Kha, cái nào có tác dụng hơn? Với một hôn quân, lưỡi gươm cũng chính là sự phát biểu rất nên thơ vậy. Đây không phải là lần đầu tiên hắn bị mưu sát. Một lần khi hắn du hành, long xa bị một chùy sắt của một tráng sĩ đập nát. Hai lần chết hụt, ắt hẳn tên bạo chúa phải suy nghĩ, cũng như Võ Hậu trước lá sớ của Trần thi sĩ.

Rất tiếc là lịch sử không ghi lại bài thơ của Trần Tử Ngang, xem ông ta gieo vần dùng chữ như thế nào, để đến nỗi một Võ Hậu phải chùn tay chém giết? - Nhiều nhà triết học đã viết trùng nhau trên một ý tưởng: "Những kẻ dùng sức mạnh là những kẻ yếu". Tôi không nghĩ đây là một chân lý, nhưng nó cũng không đến đỗi sai.

° ° °

Tôi viết quyển sách này là một việc bất ngờ. Một hôm tôi đến chơi nhà một người bạn gốc Hà Nội đã đọc truyện tôi mà chưa hề gặp mặt đó là ông bà bác sĩ Nguyễn Như Lâm. Rồi cũng lại bất ngờ gặp chị Trương Anh Thụy, cháu gọi ông bà bằng cậu, mợ từ Washington xuống thăm. Trong câu chuyện văn thơ thường lệ, chúng tôi nhắc về mảnh đất văn vật Hà Nội. Để tỏ lòng mang ơn mảnh đất này, tôi đã kể chuyện về những nhà văn tiền bối mà tôi được hân hạnh gặp và học kinh nghiệm nghề nghiệp. Tôi có thuật lại câu bất hủ của nhà văn Nguyễn Công Hoan nói về nghệ thuật viết truyện : "Truyện là bịa y như thật. Anh nào bịa giỏi anh ấy ăn"

Một bất ngờ nữa là, đọc trong Chân Trời Lam Ngọc 2 của Hồ Trường An tôi được biết gia đình cụ Trương Cam Khải có thời gian cư ngụ tại thôn Trích Sài gần chợ Bưởi. Chính tôi có đến đây xin ở trong một ngôi chùa sát bờ Hồ Tây để sáng tác. Cũng chính nơi đây tôi đã gặp nhà văn Nguyễn Công Hoan, đã phỏng vân ông và được trả lời như trên. Ven hồ có rất nhiều sen... Phải chăng cô bé Trương Anh Thụy đã bơi thuyền đi hái trộm sen với các bạn ở nơi này cách đây nửa thế kỷ?

Chị Anh Thụy được nghe kể chuyện các nhà văn thì bắt ngay vào vấn đề:- "Chắc anh đã được nghe các cụ truyền nhiều kinh nghiệm viết văn lắm nhỉ? Anh kể thêm nữa đi!" Bị hỏi bất ngờ, tôi chưa biết đáp thế nào. Sự thật thì có đúng như vậy, nhưng bảo kể lại thì làm sao mà kể được? Nay nghe một câu, mai nghe một câu, chớ đâu có lớp trường nào hẳn hoi, bài mục thứ tự! Nhưng chị Anh Thụy quả quyết bảo: "Anh hãy kể ra tất cả, để tôi in ra cho mọi người đọc với, chớ anh để trong bụng hoài uổng quá!..." Tôi chỉ làm thinh, chớ không dám hứa. Tuổi già là tuổi bất trắc bất ngờ, nhưng ai lại đi từ chối một sự hảo tâm thiện chí như vậy? Tôi về nhà mới ngồi nhớ lại và cặm cụi viết... hồi ký. Mãi hai tháng sau tôi mới gọi phôn cho chị: "Chị Anh Thụy ơi, tôi viết xong rồi!" - "Vậy hả? Anh gửi lên cho tôi ngay đi!" - cả hai cùng mừng.

Tôi viết hồi ký kể từ khi tôi biết ham đọc sách và trang truyện đầu tiên tôi đọc là truyện Tây Du. Rồi kế đó là hàng trăm bộ truyện Tàu, Việt, Pháp... cho tới bây giờ thì đã sáu mươi mùa...

Thu đi... vũ trụ bạc phơ đầu...
(thơ Trương Anh Thụy)

Ngồi ghi lại những chuyện đời buồn vui mà cảm thấy như:

Hôm nay ôn lại chuyện non sông
Nghe sóng nghìn xưa vỗ bến lòng.
(thơ Ngân Giang)

Xin cảm ơn những câu thơ đã cho tôi cái kết tuyệt diệu của quyển sách, và cái đầu bạc phơ này xin chân thành gửi nó đến các bạn.

Chú thích:

1

Chí Phèo của Nam Cao đã chế giễu một cách sâu sắc: "... Có ông nào chết mà được khen là ông mả to đâu!" Chỉ có những kẻ hợm mình mới xây lăng hoặc bắt con cháu làm mả to cho mình.

PHỤ BẢN

Xuân Vũ
Theo https://vietmessenger.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...