Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Đọc hai góc nhìn tiểu thuyết Sóng chìm của Đình Kính

Đọc hai góc nhìn tiểu thuyết
Sóng chìm của Đình Kính

1. Người đọc, đọc hai góc nhìn tiểu thuyết Sóng Chìm của Đình Kính trên lethieunhon.com, tuy hai mà một: Một góc nhìn tròn trĩnh và đỏ rực cách mạng từ bối cảnh đến từng nhân vật trong tiểu thuyết này. Người đọc có cảm giác ngờ ngợ, đây là hai bản viết: “Báo cáo thành tích quyển tiểu thuyết Sóng Chìm” nhằm thả chiếc phao cuối cùng để vớt vát một cái gì đó… nhưng thực chất người đọc không lấy gì làm lạ, bởi người đọc đã tinh mắt nhìn thủng qua phía sau lớp sơn bản báo cáo thành tích này. Viết đến đây, tôi nhớ nhà văn Vũ Hạnh trước năm 1975 đã viết trên Bách Khoa số 251 (15.08.1971) đại ý:

“Mạo văn hóa nó cũng mặc áo dài, khăn đóng, kêu gọi hòa bình, ngợi ca tự do và bao nhiêu danh từ lòe loẹt khác… nó vẫn đội lốt dân tộc để lồng vào mục đích khác…” 
Tiểu thuyết Sóng Chìm của Đình Kính không mặc áo dài, đội khăn đóng nhưng nó lộ diện ở một chân tướng khác, giọng điệu khác của nhân vật Năm Hồng, Ba Hoàng, Hai Độ và cũng đã được ĐK mớm vào điệp khúc “chỉ người Việt giết người Việt” mà thôi, do đó ông Lê Diễn Châu mới có thắc mắc trên báo Văn Nghệ TPHCM (số 44 ngày 20.11.2008):
“Lâu nay Việt Nam ta tự hào đã đánh thắng được giặc ngoại xâm là đế quốc Mỹ nhưng đọc những điều ông Đình Kính viết, tôi đâm ra thắc mắc”
(Thắc mắc này bạn đọc đang nóng lòng chờ các cơ quan chức năng trả lời) 
2. Tự do sáng tác là niềm khao khát muôn thuở của nhà văn nhằm để nhắm đến cái đích sau cùng, viết: Vì con người, vì cái đẹp, vì đấu tranh giữa cái ác và cái thiện, từ chối tự do, thoát ly tính bền vững về giá trị đạo đức giữa cộng đồng con người, cộng đồng dân tộc họ. Ý thức từ chối nỗi đau của nhân loại, của dân tộc, của một cá nhân nào đó họ sẽ bị chiếc roi lịch sử và nhân văn quất ngược vào chính mình.
Từ ý niệm trên, nhìn lại vấn đề tiểu thuyết Sóng Chìm của Đình Kính: Những oan hồn của hàng ngàn người dân vô tội ở những làng Cát cực Nam Trung Bộ sẽ đứng quanh bàn viết, bên giường ngủ của nhà văn nào đồng quan điểm với quyển tiểu thuyết này. Họ đứng đòi giải oan sự thực về cái chết của họ, họ bị chết không phải do “Người làng Cát giết người làng Cát” mà do những bàn tay lông lá nào đó chớ?
3. Là nhà văn chân chính, họ đã tự nguyện hòa nhập vào nổi đau của đất nước trong chiến tranh và sau chiến tranh, với lòng tự trọng của kẻ sĩ, họ không đón gió, không xu thời, không cần danh lợi, can đảm nhìn vào sự thật của đời sống văn chương, lòng họ luôn luôn lạc quan, đồng cảm, nóng bỏng với câu của Rimbaud:
“A, l’aurore, armés d’une ardente patience, nous entrerons  aux  splendides  villes”.
Và họ cẩn trọng trong tiếng nói, chữ viết của nhà văn, vì trong tiếng nói có hồn, trong chữ viết có máu. Nhưng xót thay, hai góc nhìn đã: Nói và viết về tiểu thuyết Sóng Chìm vẫn chìm trong bão biển, mù khơi. 
29/11/2008
Trần Vạn Giã
Theo https://vanchuongviet.org/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

  Nguyễn Trí viết văn như người nghệ sĩ dân gian kể truyện Như đã nói, trong cái thế “kiềng ba chân” ở tuyển tập truyện ngắn “Miền Đông” m...