Thứ Hai, 25 tháng 4, 2022
Liệu có cần bàn đến danh xưng "Nhà văn"
Liệu có cần bàn
Thêm một lần nữa anh N.T lại có bài viết về vấn đề: Thế nào
thì được gọi là một nhà văn. Tôi nói như thế để thể hiện điều anh N.T muốn nói,
còn đặt vấn đề như anh: Nhà văn anh phải làm gì thì nó to tát quá, rộng rãi quá
vì nó liên quan đến cả công việc bếp núc của một nhà văn, ý tưởng của họ và chuỗi
dài sự nghiệp của một con người. Đây hình như là lần thứ hai anh lên tiếng, lần
đầu ở báo tỉnh, lần sau ở một tờ báo văn nghệ cũng của tỉnh. Cách đây hơn hai
mươi năm tôi có một anh bạn chỉ có trình độ lớp 4 bổ túc ở Khu gang thép Thái
Nguyên. Vậy mà anh ấy rất say việc viết văn và viết báo. Anh viết rất cực nhọc.
Một bài chừng 100 chữ thôi có khi mất của anh hết cả một ngày. Chữ anh, như anh
tự mô tả: như những cọng dây thừng, như những cọng rơm quấn lấy nhau, rối rít.
Điều đáng nói là anh rất thành công. Bài của anh in khắp nơi trong tỉnh và
ngoài tỉnh. Mọi người gọi anh là Nhà văn Ngô Khuyến Phong, nhà báo Ngô Khuyến
Phong. Anh cười tươi lắm và viết nhiều hơn, in nhiều hơn. Người ta gọi anh như
thế bằng tất cả sự thương mến với công việc anh làm. Đương nhiên anh chưa phải
là hội viên của cả hai hội: nhà báo và nhà văn. Gần đây, ngoài trại viết của Hội
nhà văn dành cho các hội viên, các hội chuyên ngành và các Hội văn học nghệ thuật
các tỉnh, trong đó có Tây Ninh, thì tất cả những ai có khả năng viết văn và làm
thơ, đều được mời đi dự trại, và ở đó người ta hồn nhiên gọi nhau là những nhà
văn, nhà thơ. Không gọi thế, gọi là gì bây giờ, vì thực tế họ đang làm công việc
đó. Cho nên, nhà văn hay nhà thơ, chỉ là dùng để chỉ về công việc của một người
đeo đuổi chớ không phải là một tước hiệu nào đó do cấp nào đó ban phát mà có.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Truyện ngắn của Đỗ Xuân Thu: Lão “Chõe Bò” Nhà văn Đỗ Xuân Thu vừa trở thành hội viên mới Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Ông sinh năm 19...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét