Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022
Lý luận về tiểu thuyết đi quá chậm so với sáng tác
Lý luận về tiểu thuyết
1. Trên dưới một tháng, báo Văn Nghệ liên tiếp cho đăng hai
bài bàn về Tiểu thuyết. Bài thứ nhất của nhà văn bậc đàn anh Bùi Bình Thi. Tôi
đồ rằng bài viết này của Bùi Bình Thi có ý bóng gió để nói cho rõ hay cũng là một
sự giải thích ý đồ viết tiểu thuyết của cá nhân ông sau vụ “dại tình“. Cuốn
tiểu thuyết này tôi chưa được đọc nên không có ý kiến gì nhưng với bài viết “nhà
văn và tiểu thuyết” của ông tôi lại được một chút mở mang và ôn lại kiến
thức về âm nhạc nhất là nhạc giao hưởng. Còn bàn về tiểu thuyết nhà văn đàn anh
này cũng không hé lộ cao kiến hoặc kinh nghiệm gì đặng để đồng nghiệp cũng như
đàn em đi theo. Ngoại trừ ông diễn đạt theo cách của ông về một nguyên lý văn học
khi bàn về thể loại tiểu thuyết tuy rằng nếu đọc kĩ thì thấy ý kiến của nhà văn
đàn anh này còn thiếu một về. Theo Bùi Bình Thi thì tiểu thuyết là một thể loại
“tổng hòa được trong đó diện mạo của các mối quan hệ giữa người và người
để rồi từ đấy mà phơi ra một chủ đề, một tư tưởng”. Nếu đủ câu văn viết dưới
dạng lý luận này cần thêm một mệnh đề “để từ đó với một cách nhìn, kiến thức, vốn
sống sẽ vẽ nên một bức tranh xã hội thể hiện một chủ đề, một tư tưởng“. Nói
tóm lại bài viết của nhà văn đàn anh họ Bùi này nặng về sự cảm khái và trần
tình dễ thông cảm bởi nhiệt tình đáng quý của một nhà văn đã 72 tuổi mà vẫn
năng nổ trong viết lách, trong sự khẳng định mình. Còn bài viết có đầu đề rất
to “một cơ sở cho lý luận về tiểu thuyết Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Văn
Tùng thì lại gây ra sự thất vọng về sự nói lại những điều đã quá cũ, một thứ
giáo trình không hoàn chỉnh, sơ sài vì không tiệm cận được thực tế về nền tiểu
thuyết Việt Nam đang biến động. Có thể xem bài viết của TS Tùng như một dẫn chứng
điển hình về sự đi sau, chậm trễ một cách đáng trách của các nhà làm lý luận
văn học nói riêng và lý luận nói chung. Bài viết này cũng có thể coi là điển
hình của sự trì trệ lười suy nghĩ, chỉ chép lại, nói khác đi những điều người
khác nói mà không có một ý kiến nào của riêng ông Nguyễn Văn Tùng có hàm là tiến
sĩ. Cả một trang dày đặc chữ với một đầu đề quá lớn bài viết chỉ là sự viết lại,
tóm tắt ý kiến của tác giả chuyên luận “tiểu thuyết Việt Nam hiện đại“. Một
cuốn sách đã ra đời cách đây 35 năm. Với tôi giáo sư Phan Cự Đệ là thầy dậy trực
tiếp, lại là một nhà văn viết và ít nhiều trăn trở trong việc tìm được bút pháp
phù hợp mỗi khi viết tiểu thuyết nên quả tình đọc đầu đề bài viết tôi rất hy vọng
về sự phát hiện, đánh giá một cách công bằng thành tựu tiểu thuyết của nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Nhưng đọc đi đọc lại bài viết của Tiến sĩ Tùng tôi thấy
quá thất vọng vì sự cũ kỹ trong lập luận, trong các luận điểm đưa ra. Tóm lại
những điều Tiến sĩ Tùng tuy cố nói một cách đao to, búa lớn, cùng những lý luận
đưa ra với vẻ hàn lâm nhưng thực chất chỉ là sự lặp lại kiến thức của gần nửa
thế kỉ trước. Sự lặp lại này lại càng rõ nét và không có đường ra, không có một
luận điểm nào của riêng mình bởi tư liệu cũng như hiện thực về tiểu thuyết Việt
nam cực kỳ phong phú trên văn đàn không được Tiến sĩ Tùng tiếp cận. Bài báo dày
đặc những dòng theo kiểu lý luận thừa thải này thêm một lần tố cáo sự lười đọc
lười suy nghĩ nếu không muốn nói là vô trách nhiệm của các học giả, các nhà
nghiên cứu nước ta. Còn với chuyên luận của thầy Đệ (nói chính xác đây là một
giáo trình) không có gì đáng trách khi đối tượng tiểu thuyết mà thầy nghiên cứu
chỉ dừng ở giai đoạn 1945-1975. Tất nhiên tác phẩm của giáo sư Phan Cự Đệ ở chỗ
này chỗ khác còn cần đến sự bàn cãi, tranh luận của các nhà chuyên môn, song dù
sao cũng ghi nhận đây là một công trình đáng trân trọng và coi như một thành tựu
lý luận văn học của nước ta trong một giai đoạn. Còn với Tiến sĩ Tùng thì quả
là…
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét