Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022
Tiểu thuyết "Bụi trần" trên con đường viết văn của Trần Đức Tiến
Tiểu thuyết "Bụi trần" trên con đường
Một lần, khi tập Tuyệt đối yên tĩnh do Nhà xuất bản
Hội Nhà văn vừa ấn hành vào 2003, Trần Đức Tiến có nhắc tôi, nếu có nghĩ về anh
thì chớ nên quên tiểu thuyết Bụi trần. Cuốn sách được anh hoàn thành
khá sớm, vào cuối năm 1990. Nó không hề dài, như phong cách vốn có của
anh. Thế nhưng, nếu đặt vào con đường viết văn của anh mà nhìn nhận thì ý nghĩa
của nó lại thật dài. Khi ấy, anh đâu như chưa đến bốn mươi, lứa tuổi mà nhiều
cây bút văn xuôi cùng lứa còn đang loay hoay với câu hỏi: văn hay, hay thật
sự, hay đích thực ấy, là gì vậy? Đọc anh, nhiều người dễ nhận ra là chừng
như anh đã tiếp cận rất gần với câu trả lời được xem là thỏa đáng nhất. Quả là
văn anh đã kịp chín để bước nhanh vào giai đoạn mãn khai sau này. Không lạ nếu
anh nhận được nhiều Giải thưởng văn chương danh giá đến thế! Chúng như là sự
xác nhận đáng tin cậy cho hướng đi đúng ngay từ khởi đầu cho cả một sự nghiệp
văn chương rồi sẽ được nối dài về phía trước.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Đội Mũ Lệch Thả vỏ quýt ăn mắm ngấu Hai năm nay, Cả Lĩnh làm ăn phát đạt. Chẳng thế mà hắn ta lại dựng ngay ở phố chính một tòa nhà ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét