Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Các nhà văn tiền chiến 1

 Các nhà văn tiền chiến 1

1. Thạch Lam (1909 - 1942)

Tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1909. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại Cẩm Giàng, Hải Dương. Thuở nhỏ, Thạch Lam sống với gia đình ở quê ngoại, sau đó theo cha chuyển sang Thái Bình tiếp tục bậc tiểu học. Lớn lên, ông cùng gia đình chuyển ra Hà Nội, học trường Canh nông, rồi trường Trung học Albert Saraut.
Thạch Lam bắt đầu hoạt động văn học từ 1932, thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong hóa, Ngày nay. Thạch Lam mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.
Tác phẩm chính: Các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), tập bút ký Hà Nội băm sáu phố phường (1943).

01.Đứa con đầu lòng

02.Nhà mẹ Lê

03.Trở về

04.Một cơn giận

05.Người bạn trẻ

06.Cái chân què

07.Đói

08.Một đời người

09.Người lính cũ

10.Người bạn cũ

11.Hai lần chết

12.Gió lạnh đầu mùa

13.Bên kia Sông

14.Người đầm

15.Hai đứa trẻ

16.Đứa con

17.Trong bóng tối buổi chiều

18.Đêm sáng trăng

19.Cuốn sách bỏ quên

20.Dưới bóng hoàng lan

21.Tối ba mươi

22.Cô hàng xén

23.Tình xưa

24.Sợi tóc

Trong bài giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu mùa xuất bản trước cách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết:
"Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".
Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên như là "Tuyên ngôn văn học" của Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo của Thạch Lam, hầu như không một trang viết nào lại không thắm đượm tinh thần đó. Là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, được coi là một trong những cây bút chính của nhóm ấy, song trước sau văn phong Thạch Lam vẫn chảy riêng biệt một giòng. Đề tài quen thuộc của nhóm Tự Lực văn đoàn là những cảnh sống được thi vị hóa, những mơ ước thoát ly mang mầu sắc cải lương, là những phản kháng yếu ớt trước sự trói buộc của đạo đức phong kiến diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời. Khung cảnh thường thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nước đọng, những phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mưa phùn gió bấc, những khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than - Đó là mẹ Lê, người đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dư phu xe ở phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đường quê quen thuộc trong buổi hoàng hôn... Tất cả những cảnh, những người ấy đều được mô tả bằng một số đường nét đơn sơ, thưa thoáng nhưng vẫn hết sức chân thực. Thạch Lam không hề gắn cho nhân vật của mình những hành động, những ý nghĩ khả dĩ có thể làm bi thảm thêm cuộc đời của họ. Trái lại ông cũng không như một số nhà văn lúc ấy vẫn thường khoác lên cảnh vật hoặc nhân vật thứ "ánh trăng lừa dối" như nhà văn Nam Cao đã từng nhận xét. 
Tác phẩm của Thạch Lam vì thế có nhiều yếu tố hiện thực tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, hay bị đày đọa như chị Dậu của Ngô Tất Tố... Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam. Mẹ Lê nghèo khổ đến cùng cực nhưng vẫn nguyên vẹn là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ chịu thương chịu khó, hết lòng vì đàn con. Liên và Huệ hai cô gái điếm, hai con người tưởng như vất đi ấy, trong đêm giao thừa ngồi khóc vì nỗi trơ trọi, thiếu quê hương và chán chường cho cảnh bèo bọt của thân phận mình. Thạch Lam đôi khi còn đặt nhân vật của mình vào vùng ranh giới tranh chấp giữa cái thiện và cái ác, để rồi tự bản thân con người bằng việc thức tỉnh của lương tri, của phẩm giá xác lập chỗ đứng tốt đẹp cho mình trong cuộc sống đầy bùn nhơ của xã hội cũ. Đó là trường hợp của nhân vật Thanh trong truyện ngắn Một cơn giận hoặc Thành trong truyện ngắn Sợi tóc.
Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con người, quý trọng con người hơn. Và cũng từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.
Sống rất ngắn ngủi (sinh năm 1909, mất năm 1942), Thạch Lam viết chưa nhiều. Một truyện dài: Ngày mới; một tập tiểu luận: Theo giòng; hai cuốn truyện cho thiếu nhi: Cuốn sách và Hạt ngọc; một tập ký: Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Phần quan trọng nhất, ba tập truyện ngắn: Nắng trong vườn, Gió đầu mùa, Sợi tóc. (...)
Trích Lời Nhà Xuất Bản tập truyện Gió đầu mùa, Nhà Xuất Bản Văn Học, Hà Nội 1982
2. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977)
Sinh 1903, tại Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang tỉnh Bắc Ninh, nay là tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình Nho học, mất năm 1977 tại Hà Nội.
Nguyễn Công Hoan viết văn từ năm 17 tuổi, năm 20 tuổi xuất bản tập truyện ngắn Kiếp hồng nhan, và năm 32 tuổi (1935), nổi tiếng với tập truyện ngắn Kép Tư Bền.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan khá đồ sộ với hàng trăm truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết. Các tác phẩm của ông đã được tái bản nhiều lần và hiện được chọn lại trong bộ Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (3 tập, Nxb. Văn học, 1983 - 1986).

01.Răng con chó của nhà tư sản

02.Oẳn tà rroằn

03.Thật là phúc

04.Hai thằng khốn nạn

05.Ngựa người và người ngựa

06.Thế là mợ nó đi tây

07.Xin chữ cụ nghè

08.Thằng ăn cắp

09.Báo hiếu: trả nghĩa cha

10.Báo hiếu: trả nghĩa mẹ

11.Vợ

12.Cụ Chánh Bá mất giày

16.Xuất giá tòng phu

17.Đào kép mới

18.Phành phạch

19.Tôi cũng không hiểu tại làm sao (I) 

20.Tôi cũng không hiểu tại làm sao (II

21.Chiếc quan tài

22.Đồng hào có ma

23.Ngậm cười

24.Thịt người chết

25.Sáu mạng người

26.Con ngựa già

27.Tinh thần thể dục

28.Hai cái bụng

29.Sáng, chị phu mỏ

30.Người vợ lẽ bạn tôi

31.Công dụng của cái miệng

32.Người thứ ba

3. Hoàng Đạo (1907 - 1948)

Sinh 1907, tên thật Nguyễn Tường Long. Quê Quảng Nam, sinh ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Em của nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) và là anh của nhà văn Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân).
Năm 1927, làm tham tán Ngân khố Hà Nội. Năm 1929, đỗ tú tài Pháp, làm tham tán lục sự tại các tòa án. Năm 1932, làm viên chức và tham gia viết bài cho báo Phong Hóa, là một trong những nhà văn đầu tiên tham gia Tự lực văn đoàn. Năm 1948 bị bệnh chết tại Quảng Châu.
Các tác phẩm chính: Trước vành móng ngựa (1938), Bùn lầy nước đọng (1939), Mười điều tâm niệm (1939), Con đường sáng (1940), Tiếng đàn (Nxb. Đời nay, Hà Nội 1941).

01.Tiếng đàn

02.Sắc không 

03.ánh sáng

04.Chán nản

05.Một gia đình

06.Dưới làn sóng

07.Tiếng pháo xuân 

4. Khái Hưng (1896 - 1947)
Tên thật Trần Khánh Dư. Sinh năm 1896; chết năm 1947. Quê gốc Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Học trường tư thục Thăng Long (Hà Nội). Năm 1932 cùng Nhất Linh mở tuần báo Phong hóa. Năm 1933 cùng Nhất Linh thành lập Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết đầu tay: Hồn bướm mơ tiên (1932). Thập niên 40 có hoạt động chính trị, thành viên của đảng Đại Việt dân chính thân Nhật, bị Pháp bắt giam. Tháng 3-1945 được thả. Sau cùng Hoàng Đạo, Nguyễn Tường Bách ra báo Ngày nay kỷ nguyên mới.
Tác phẩm chính: tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên (1933), Đời mưa gió (viết chung với Nhất Linh, 1933), Trống mái (1936), Gia đình (1936), Tiêu Sơn tráng sĩ (tiểu thuyết lịch sử - 1937 - 2 tập), Thoát ly (1938), Hạnh (1938), Thừa tự (1938), Đẹp (1940), Thanh Đức (1942)...
Các tập truyện ngắn: Anh phải sống (viết chung với Khái Hưng - Nxb. Đời nay, Hà Nội, 1934), Tiếng suối reo (Nxb Đời nay, Hà Nội, 1935), Đợi chờ (Nxb Đời nay, Hà Nội, 1940), Cái Ve (Nxb Đời nay, Hà Nội, 1944).

01.Anh phải sống

02.Hai con mắt

03.Tế Thành hoàng

04.Biển

05.Cái Ve

06.Thưa chị

07.Điên

08.Dọc đường gió bụi

09.Một buổi chầu

10.Tương chi

11.Thời chưa cưới

12.Dưới ánh trăng

13.Đợi chờ

14.Đồng xu

15.Tiếng khèn

16.Tống tiền

17.Điếu thuốc lá 

18.Đào mơ 

 

 

5. Nhất Linh (1906 - 1963)

Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tường Tam, sinh 1906, mất 1963. Quê quán Quảng Nam, nhưng sinh ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Năm 1932, cùng Khái Hưng ra báo Phong Hóa, làm giám đốc và viết bài cho đến 1935. Năm 1933, cùng một số nhà văn khác thành lập Tự lực văn đoàn. Sau khi Phong Hóa bị đóng cửa, ông ra tiếp báo Ngày Nay. Sau 1951, thành lập Nhà xuất bản Phượng Giang, ra tạp chí Văn Hóa ngày nay ở Sài Gòn. Năm 1963, ông đã tự tử trong cuộc dấu tranh chống chế độ ông Ngô Đình Diệm.
Nhất Linh viết khá nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Riêng truyện ngắn, đã in Người quay tơ (Đời nay, H. 1927), Anh phải sống (Đời nay, H. 1934), Hai vẻ đẹp (Đời nay, H. 1934), Hai buổi chiều vàng (Đời nay, H. 1937), Mối tình câm (S. 1961), Thương chồng (S. 1961).

01. Người quay tơ

02. Giấc mộng Từ Lâm

03. Nô lệ

04. Giết chồng báo thù chồng

05. Bóng người trên sương mù

06. Tháng ngày qua

07. Đầu đường xó chợ

08. Nước chảy đôi dòng

09. Nghèo

10. Chết dở

11. Thế rồi một buổi chiều

12. Lòng tử tế

13. Hai chị em

14. Cái tẩy

15. Lan rừng

6. Xuân Diệu (1917 - 1985)
Tên thật Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1917 tại Bình Định. Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh. Mất năm 1985 tại Hà Nội. Sau khi đậu tú tài 1940, Xuân Diệu làm viên chức ở Mỹ Tho. Năm 1943 thôi việc ra Hà Nội. Năm 1944 tham gia phong trào Việt Minh. 
Tác phẩm chính đã xuất bản:
Thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn Quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Dưới sao vàng (1949), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Một khối hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tôi giầu đôi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh (1976), Thanh ca (1982).
Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, 1967), Trường ca (1945, 1957), Miền Nam nước Việt (1945), Việt Nam nghìn dặm (1946), Việt Nam trở dạ (1948), Triều lên (1958)...
Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Dao có mài mới sắc (1963), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, II, 1981 - 1982), Công việc làm thơ (1984). Ngoài ra còn một số tác phẩm dịch và giới thiệu những nhà thơ nước ngoài.

01. Sợ

02. Phấn thông vàng

03. Thương vay

04. Cái hoả lò

05. Chó mèo hoang

06. Toả nhị kiều



7. Thế Lữ (1907 - 1989)
Tên thật Nguyễn Thứ Lễ, sinh năm 1907 tại Hà Nội. Quê quán: làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), Bắc Ninh. Mất năm 1989. Thuở nhỏ, Thế Lữ học ở Hải Phòng. Năm 1929 học xong Thành chung, ông vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Năm 1932 tham gia Tự lực văn đoàn, là một cây bút chủ lực của báo Phong hóa, Ngày nay. Ông làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu thuyết trinh thám và hoạt động sân khấu. 
Tác phẩm chính: Vàng và máu (truyện vừa, 1934), Mấy vần thơ (thơ, 1935), Bên đường Thiên lôi (truyện ngắn, 1936), Lê Phong phóng viên (tiểu thuyết, 1937) Mai Hương và Lê Phong (tiểu thuyết, 1937), Đòn hẹn (truyện, 1939), Gói thuốc lá (tiểu thuyết, 1940), Gió trăng ngàn (truyện, 1941), Trại Bồ Tùng Linh (truyện vừa, 1941), Thoa (truyện ngắn, 1943)... Ngoài ra Thế Lữ còn viết nhiều kịch bản: Cụ Đạo sư ông (1946), Đoàn biệt động (1947), Đợi chờ (1949), Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (1952)... Ông dịch nhiều vở kịch của Sếchxpia, Gơtơ, Sinle và N.Pôgôđin...

01. Đêm trăng

02. Cái đầu lâu

03. Câu chuyện trên tàu thuỷ

04. Một chuyện ngoại tình

05. Hai lần chết

06. Một người hiếm có

07. Ông phán nghiện

08. Vì tình

09. Mau trí khôn

10. Một người say rượu

11. Chim đèo

12. Thoa (một đời người)

8. Đỗ Đức Thu (1909 - 1979)
Sinh 1909, quê làng Mọc, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thuở nhỏ học ở Thái Bình, học trung học ở Hà Nội, bỏ học sau vụ bãi khóa để tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Truyện ngắn "Ba" của ông được giải thưởng khuyến khích của Tự lực văn đoàn năm 1935. Sau 1954, Đỗ Đức Thu sống cuộc đời viên chức tại Sài Gòn và mất năm 1979.
Những tác phẩm chính: Vỡ lòng (tiểu thuyết 1940, có in phụ mấy truyện ngắn), Bốc đồng (tiểu thuyết, 1942), Nhà bên kia (tập truyện ngắn, 1942), Đứa con (tiểu thuyết, 1945)... 

01. Tình xưa

02. Nỗi buồn của cô Lê

03. Một người ốm

04. Số đông con

05. Đám ma Lý Toét

06. Gặp gỡ

07. Ba

08. Nhà bên kia 

09. Nước, ba ông

10. Một ý nghĩa của đời người

11. Đi chơi Tết

12. Một cuộc bút chiến

13. Anh Thuỳ

14. Những nỗi bực mình

15. Thả thia lia

16. Gác cho thuê



Theo http://chimviet.free.fr/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...