Huình Tịnh Của (1834-1907)
Huình Tịnh Paulus Của hay Huình
Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ
ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm quyền
Pháp tại Việt Nam.
Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo.
Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại
Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 tập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II
in năm 1896 từ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie
REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. Năm 1983, nhà sách Khai
Trí có in lại 2 tập của quyển tự vị nầy.
Là tự vị quốc âm nên mỗi chữ ông ghi chữ Nôm rồi tới chữ quốc ngữ
có ký chú n: nôm, c: chữ (từ Hán Việt), sau đó mới giải nghĩa, nếu là từ Hán
Việt, đôi khi ông thêm câu chữ Hán vào, ví dụ : chữ Quấc trang 217 tập II .
(Chữ Nôm) Quấc n (Coi
chữ quốc)
Con ---. Thứ chim đồng cao giò và hay kêu,
chữ gọi là (Đỗ)(Quyên), (Đỗ)( Võ),(Tử)(Qui)
Đỗ quiên, đỗ võ, tử qui.
Dò --- . Dài giò
Cách hành văn của ông rất mộc mạc và bình dân, cho đến nay chưa
tìm thấy tác phẩm nào ông viết bằng Pháp Văn, các tác phẩm của ông cho chúng ta
thấy, ông đã chú trọng vào việc điển chế và phổ biến chữ quốc ngữ.
Văn nghiệp của ông gồm có :
- Chuyện giải buồn (1880)
- Chuyện giải buồn, cuốn
sau (1885)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập I (1895)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập II (1896)
- Tục ngữ, cỗ ngữ, gia ngôn
(1896)
- Gia lễ quan chế
- Ca trù thể cách
- Bạch Viên Tôn Các truyện
- Chiêu quân cống Hồ truyện
- Thoại Khanh Châu Tuấn
truyện
- Thơ mẹ dạy con
- Quan Âm diễn ca
(...)
Tác phẩm:
Chuyện Ký Viên
Ông Ký-viên, thuở còn đi học, dạo ra ngoài đồng, thấy có ba ông
già chừng bảy, tám mươi tuổi, tóc râu trắng bạc, lum khum cuốc đất, công việc
làm như kẻ còn trai. Ông Ký-viên hỏi: - Ba ông tuổi tác chừng ấy, tiếp dưỡng
thế nào, mà sức lực còn mạnh thể ấy ? Một ông trả lời rằng: Thất nội cơ
thô xú (nghĩa là trong nhà vợ thô kém); một ông đáp rằng: Vãn
phạn giảm sổ khẩu (nghĩa là: cơm chiều bớt và miếng); ông thứ ba đối lại
rằng: Dạ ngọa bất phúc thủ (nghĩa là: Đêm nằm chẳng úp đầu).
Ông Ký-viên bèn nối ba câu ấy mà rằng : Chỉ tại tam tẩu ngôn, Sở dĩ thọ
trường cửu (nghĩa là: ý chỉ thay lời ba ông, chỗ do sống lâu xa)
Chính là lời dạy người ta muốn hưởng tuổi xa, thì phải tiết ẩm
thực, viện sắc dục, vẫn hợp với lời Tiền Kiên ca rằng: Thượng
sĩ dị phòng, Trung sĩ dị bị, phục dược bách lõa, bất như độc ngọa; (nghĩa
là: kẻ thượng sĩ riêng phòng, kẻ trung sĩ riêng mền; uống thuốc trăm viên,
chẳng bằng nằm riêng)
Đính vận cả hai bài ca:
Thất nội cơ thô xú
Vãn phạn giảm sổ khẩu
Dạ ngọa bất phúc thủ
Chỉ tai tam tẩu ngôn!
Sở dĩ thọ trường cửu.
( Trích Miscellanées)
Chuyện tên Giáp
Có tên dân nghèo, gần mãn tháng chạp, trong mình
không có manh áo cho lành, nghĩ qua tết nhứt lấy chi mà ăn mặc, lén vợ vác một
cây hèo ra núp xó mả, chờ có ai đi lẻ bọn chận mà ăn cướp. Hồi lâu thấy một
người lom khom đi tới, anh ta vác hèo chạy ra, thì là ông già vác bao gạo đứng
xó ró bên đàng, nói nội mình không có giống gì, chỉ có năm ba cân gạo mới xin
bên thằng rể đem về ăn cho đỡ đói. Tên Giáp không nghe, giựt bao gạo, lại muốn
lột cái áo rách của ông già, ông già năn nỉ lắm mới thôi. Giáp vác gạo về, vợ
hỏi gạo ở đâu? Giáp nói dối rằng gạo người ta tụi tiền cờ bạc, chớ gạo ở đâu!
Giáp nghĩ chước ấy hay, ngày sau lại ăn quen đi nữa, hồi lâu thấy một người vác
đoản côn cũng tới tại gò mả, ngồi chồm hổm ngó mong, coi ý cũng là một người
đồng đạo. Giáp thụt lui trở ra, tên kia thất kinh hỏi ai vậy? Giáp nói là người
đi đàng. Hỏi sao không đi? Giáp nói tôi đợi anh. Tên kia cười. Hai đàng hiểu ý
nhau, nói chuyện nghèo khổ. Canh khuya không đặng vật gì, tên Giáp buồn ý muốn
về. Tên kia nói: anh đi làm nghề, mà coi ý còn quê, xóm trước kia có nhà gả con
lấy Huình Tịnh Của (1834-1907)
Huình Tịnh Paulus Của hay Huình
Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ
ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm quyền
Pháp tại Việt Nam.
Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo.
Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại
Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 tập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II
in năm 1896 từ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie
REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. Năm 1983, nhà sách Khai
Trí có in lại 2 tập của quyển tự vị nầy.
Là tự vị quốc âm nên mỗi chữ ông ghi chữ Nôm rồi tới chữ quốc ngữ
có ký chú n: nôm, c: chữ (từ Hán Việt), sau đó mới giải nghĩa, nếu là từ Hán
Việt, đôi khi ông thêm câu chữ Hán vào, ví dụ : chữ Quấc trang 217 tập II .
(Chữ Nôm) Quấc n (Coi
chữ quốc)
Con ---. Thứ chim đồng cao giò và hay kêu,
chữ gọi là (Đỗ)(Quyên), (Đỗ)( Võ),(Tử)(Qui)
Đỗ quiên, đỗ võ, tử qui.
Dò --- . Dài giò
Cách hành văn của ông rất mộc mạc và bình dân, cho đến nay chưa
tìm thấy tác phẩm nào ông viết bằng Pháp Văn, các tác phẩm của ông cho chúng ta
thấy, ông đã chú trọng vào việc điển chế và phổ biến chữ quốc ngữ.
Văn nghiệp của ông gồm có :
- Chuyện giải buồn (1880)
- Chuyện giải buồn, cuốn
sau (1885)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập I (1895)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập II (1896)
- Tục ngữ, cỗ ngữ, gia ngôn
(1896)
- Gia lễ quan chế
- Ca trù thể cách
- Bạch Viên Tôn Các truyện
- Chiêu quân cống Hồ truyện
- Thoại Khanh Châu Tuấn
truyện
- Thơ mẹ dạy con
- Quan Âm diễn ca
(...)
Tác phẩm:
Chuyện Ký Viên
Ông Ký-viên, thuở còn đi học, dạo ra ngoài đồng, thấy có ba ông
già chừng bảy, tám mươi tuổi, tóc râu trắng bạc, lum khum cuốc đất, công việc
làm như kẻ còn trai. Ông Ký-viên hỏi: - Ba ông tuổi tác chừng ấy, tiếp dưỡng
thế nào, mà sức lực còn mạnh thể ấy ? Một ông trả lời rằng: Thất nội cơ
thô xú (nghĩa là trong nhà vợ thô kém); một ông đáp rằng: Vãn
phạn giảm sổ khẩu (nghĩa là: cơm chiều bớt và miếng); ông thứ ba đối
lại rằng: Dạ ngọa bất phúc thủ (nghĩa là: Đêm nằm chẳng úp
đầu). Ông Ký-viên bèn nối ba câu ấy mà rằng : Chỉ tại tam tẩu ngôn, Sở
dĩ thọ trường cửu (nghĩa là: ý chỉ thay lời ba ông, chỗ do sống lâu
xa)
Chính là lời dạy người ta muốn hưởng tuổi xa, thì phải tiết ẩm
thực, viện sắc dục, vẫn hợp với lời Tiền Kiên ca rằng: Thượng
sĩ dị phòng, Trung sĩ dị bị, phục dược bách lõa, bất như độc ngọa; (nghĩa
là: kẻ thượng sĩ riêng phòng, kẻ trung sĩ riêng mền; uống thuốc trăm viên,
chẳng bằng nằm riêng)
Đính vận cả hai bài ca:
Thất nội cơ thô xú
Vãn phạn giảm sổ khẩu
Dạ ngọa bất phúc thủ
Chỉ tai tam tẩu ngôn!
Sở dĩ thọ trường cửu.
( Trích Miscellanées)
Chuyện tên Giáp
Có tên dân nghèo, gần mãn tháng chạp, trong mình không có manh áo
cho lành, nghĩ qua tết nhứt lấy chi mà ăn mặc, lén vợ vác một cây hèo ra núp xó
mả, chờ có ai đi lẻ bọn chận mà ăn cướp. Hồi lâu thấy một người lom khom đi
tới, anh ta vác hèo chạy ra, thì là ông già vác bao gạo đứng xó ró bên đàng,
nói nội mình không có giống gì, chỉ có năm ba cân gạo mới xin bên thằng rể đem
về ăn cho đỡ đói. Tên Giáp không nghe, giựt bao gạo, lại muốn lột cái áo rách
của ông già, ông già năn nỉ lắm mới thôi. Giáp vác gạo về, vợ hỏi gạo ở đâu?
Giáp nói dối rằng gạo người ta tụi tiền cờ bạc, chớ gạo ở đâu! Giáp nghĩ chước
ấy hay, ngày sau lại ăn quen đi nữa, hồi lâu thấy một người vác đoản côn cũng
tới tại gò mả, ngồi chồm hổm ngó mong, coi ý cũng là một người đồng đạo. Giáp
thụt lui trở ra, tên kia thất kinh hỏi ai vậy? Giáp nói là người đi đàng. Hỏi
sao không đi? Giáp nói tôi đợi anh. Tên kia cười. Hai đàng hiểu ý nhau, nói
chuyện nghèo khổ. Canh khuya không đặng vật gì, tên Giáp buồn ý muốn về. Tên
kia nói: anh đi làm nghề, mà coi ý còn quê, xóm trước kia có nhà gả con lấy chồng,
dọn dẹp cả đêm, lẽ nào cũng mỏi mệt, thôi anh theo tôi, có được sẽ chia đôi.
Giáp mừng đi theo tới cửa ngõ, cách vách nghe nấu bánh, biết trong nhà chưa
ngủ, rình bên vách. Một chặp có người mở cửa đi gánh nước, hai người lẻn vào,
thấy đèn leo lét để đàng phía chái, nhà trong thì tối đen. Một người đờn bà
nói: con hai chịu khó đi coi nhà trong, đồ đạc con để trong rương, không biết
đã khóa chưa. Nghe tiếng con gái nho nhỏ, nói giọng chả chớt, làm biếng, hai
người mừng thầm, ẩn bóng chạy vào nhà trong, mò nhằm cái rương, dở nắp thăm coi
nghe sâu hóm. Tên kia nói thầm, biểu Giáp chun vào lấy được một gói đưa ra. Tên
kia hỏi còn hết? Giáp nói hết. Tên kia gạt Giáp, biểu mò nữa, sẽ lén đậy nắp
rương khóa lại rồi bước rảo đi mất. Giáp ở trong rương lúng túng một hồi, thấy
đèn sáng rọi vào, nghe một người đờn bà nói: ai đã khóa rồi. Hai mẹ con đem
nhau lên giường, tắt đèn mà ngủ. Giáp lục đục không biết làm chước gì mà ra cho
khỏi, mới giả làm chuột cạp sột sột trong rương, đứa con gái nghe, kêu mẹ nói
trong rương có chuột. Người mẹ nói: tao mệt quá, mầy phải đi coi kẻo nó cắn hết
áo quần mầy. Đứa con gái chờ dậy lấy khóa mở rương, Giáp ở trong rương chờn vờn
nhảy ra, đứa con gái hoảng kinh ngã ngửa. Giáp rầm chạy đại, dầu không đặng chi
mà cũng mừng khỏi hoạ. Nhà gái bị ăn trộm đồn ra, có kẻ nghi cho Giáp. Giáp sợ
trốn đi xứ xa, ở với nhà giàu làm thuê mướn; việc nguôi ngoai rồi mới dám trở
về làm ăn, bỏ nghiệp du côn.
Rút từ Chuyện giải buồn - cuốn sau.
Bản in Quản hạt, Sài Gòn, 1895.
( Trích " Các Nhà Văn Quốc
Ngữ Tiền Phong " - Huỳnh Ái Tông)
Huình Tịnh Của (1834-1907)
Huình Tịnh Paulus Của hay Huình
Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, được bổ
ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà cầm quyền Pháp
tại Việt Nam.
Ông cũng là nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo.
Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại
Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 tập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II
in năm 1896 từ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie
REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. Năm 1983, nhà sách Khai
Trí có in lại 2 tập của quyển tự vị nầy.
Là tự vị quốc âm nên mỗi chữ ông ghi chữ Nôm rồi tới chữ quốc ngữ
có ký chú n: nôm, c: chữ (từ Hán Việt), sau đó mới giải nghĩa, nếu là từ Hán
Việt, đôi khi ông thêm câu chữ Hán vào, ví dụ : chữ Quấc trang 217 tập II .
(Chữ Nôm) Quấc n (Coi
chữ quốc)
Con ---. Thứ chim đồng cao giò và hay kêu,
chữ gọi là (Đỗ)(Quyên), (Đỗ)( Võ),(Tử)(Qui)
Đỗ quiên, đỗ võ, tử qui.
Dò --- . Dài giò
Cách hành văn của ông rất mộc mạc và bình dân, cho đến nay chưa
tìm thấy tác phẩm nào ông viết bằng Pháp Văn, các tác phẩm của ông cho chúng ta
thấy, ông đã chú trọng vào việc điển chế và phổ biến chữ quốc ngữ.
Văn nghiệp của ông gồm có :
- Chuyện giải buồn (1880)
- Chuyện giải buồn, cuốn
sau (1885)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập I (1895)
- Đại Nam Quấc Âm Tự Vị,
Tập II (1896)
- Tục ngữ, cỗ ngữ, gia ngôn
(1896)
- Gia lễ quan chế
- Ca trù thể cách
- Bạch Viên Tôn Các truyện
- Chiêu quân cống Hồ truyện
- Thoại Khanh Châu Tuấn
truyện
- Thơ mẹ dạy con
- Quan Âm diễn ca
(...)
Tác phẩm:
Chuyện Ký Viên
Ông Ký-viên, thuở còn đi học, dạo ra ngoài đồng, thấy có ba ông
già chừng bảy, tám mươi tuổi, tóc râu trắng bạc, lum khum cuốc đất, công việc
làm như kẻ còn trai. Ông Ký-viên hỏi: - Ba ông tuổi tác chừng ấy, tiếp dưỡng
thế nào, mà sức lực còn mạnh thể ấy ? Một ông trả lời rằng: Thất nội cơ
thô xú (nghĩa là trong nhà vợ thô kém); một ông đáp rằng: Vãn
phạn giảm sổ khẩu (nghĩa là: cơm chiều bớt và miếng); ông thứ ba đối
lại rằng: Dạ ngọa bất phúc thủ (nghĩa là: Đêm nằm chẳng úp
đầu). Ông Ký-viên bèn nối ba câu ấy mà rằng : Chỉ tại tam tẩu ngôn, Sở
dĩ thọ trường cửu (nghĩa là: ý chỉ thay lời ba ông, chỗ do sống lâu
xa)
Chính là lời dạy người ta muốn hưởng tuổi xa, thì phải tiết ẩm
thực, viện sắc dục, vẫn hợp với lời Tiền Kiên ca rằng: Thượng
sĩ dị phòng, Trung sĩ dị bị, phục dược bách lõa, bất như độc ngọa; (nghĩa
là: kẻ thượng sĩ riêng phòng, kẻ trung sĩ riêng mền; uống thuốc trăm viên,
chẳng bằng nằm riêng)
Đính vận cả hai bài ca:
Thất nội cơ thô xú
Vãn phạn giảm sổ khẩu
Dạ ngọa bất phúc thủ
Chỉ tai tam tẩu ngôn!
Sở dĩ thọ trường cửu.
( Trích Miscellanées)
Chuyện tên Giáp
Có tên dân nghèo, gần mãn tháng chạp, trong mình không có manh áo
cho lành, nghĩ qua tết nhứt lấy chi mà ăn mặc, lén vợ vác một cây hèo ra núp xó
mả, chờ có ai đi lẻ bọn chận mà ăn cướp. Hồi lâu thấy một người lom khom đi
tới, anh ta vác hèo chạy ra, thì là ông già vác bao gạo đứng xó ró bên đàng,
nói nội mình không có giống gì, chỉ có năm ba cân gạo mới xin bên thằng rể đem
về ăn cho đỡ đói. Tên Giáp không nghe, giựt bao gạo, lại muốn lột cái áo rách
của ông già, ông già năn nỉ lắm mới thôi. Giáp vác gạo về, vợ hỏi gạo ở đâu?
Giáp nói dối rằng gạo người ta tụi tiền cờ bạc, chớ gạo ở đâu! Giáp nghĩ chước
ấy hay, ngày sau lại ăn quen đi nữa, hồi lâu thấy một người vác đoản côn cũng
tới tại gò mả, ngồi chồm hổm ngó mong, coi ý cũng là một người đồng đạo. Giáp
thụt lui trở ra, tên kia thất kinh hỏi ai vậy? Giáp nói là người đi đàng. Hỏi
sao không đi? Giáp nói tôi đợi anh. Tên kia cười. Hai đàng hiểu ý nhau, nói
chuyện nghèo khổ. Canh khuya không đặng vật gì, tên Giáp buồn ý muốn về. Tên
kia nói: anh đi làm nghề, mà coi ý còn quê, xóm trước kia có nhà gả con lấy
chồng, dọn dẹp cả đêm, lẽ nào cũng mỏi mệt, thôi anh theo tôi, có được sẽ chia
đôi. Giáp mừng đi theo tới cửa ngõ, cách vách nghe nấu bánh, biết trong nhà
chưa ngủ, rình bên vách. Một chặp có người mở cửa đi gánh nước, hai người lẻn
vào, thấy đèn leo lét để đàng phía chái, nhà trong thì tối đen. Một người đờn
bà nói: con hai chịu khó đi coi nhà trong, đồ đạc con để trong rương, không
biết đã khóa chưa. Nghe tiếng con gái nho nhỏ, nói giọng chả chớt, làm biếng,
hai người mừng thầm, ẩn bóng chạy vào nhà trong, mò nhằm cái rương, dở nắp thăm
coi nghe sâu hóm. Tên kia nói thầm, biểu Giáp chun vào lấy được một gói đưa ra.
Tên kia hỏi còn hết? Giáp nói hết. Tên kia gạt Giáp, biểu mò nữa, sẽ lén đậy
nắp rương khóa lại rồi bước rảo đi mất. Giáp ở trong rương lúng túng một hồi,
thấy đèn sáng rọi vào, nghe một người đờn bà nói: ai đã khóa rồi. Hai mẹ con
đem nhau lên giường, tắt đèn mà ngủ. Giáp lục đục không biết làm chước gì mà ra
cho khỏi, mới giả làm chuột cạp sột sột trong rương, đứa con gái nghe, kêu mẹ
nói trong rương có chuột. Người mẹ nói: tao mệt quá, mầy phải đi coi kẻo nó cắn
hết áo quần mầy. Đứa con gái chờ dậy lấy khóa mở rương, Giáp ở trong rương chờn
vờn nhảy ra, đứa con gái hoảng kinh ngã ngửa. Giáp rầm chạy đại, dầu không đặng
chi mà cũng mừng khỏi hoạ. Nhà gái bị ăn trộm đồn ra, có kẻ nghi cho Giáp. Giáp
sợ trốn đi xứ xa, ở với nhà giàu làm thuê mướn; việc nguôi ngoai rồi mới dám
trở về làm ăn, bỏ nghiệp du côn.
Rút từ Chuyện giải buồn - cuốn sau.
Bản in Quản hạt, Sài Gòn, 1895.
( Trích " Các Nhà Văn
Quốc Ngữ Tiền Phong " - Huỳnh Ái Tông)
chồng, dọn dẹp cả đêm, lẽ nào cũng mỏi mệt, thôi anh theo tôi, có
được sẽ chia đôi. Giáp mừng đi theo tới cửa ngõ, cách vách nghe nấu bánh, biết
trong nhà chưa ngủ, rình bên vách. Một chặp có người mở cửa đi gánh nước, hai
người lẻn vào, thấy đèn leo lét để đàng phía chái, nhà trong thì tối đen. Một
người đờn bà nói: con hai chịu khó đi coi nhà trong, đồ đạc con để trong rương,
không biết đã khóa chưa. Nghe tiếng con gái nho nhỏ, nói giọng chả chớt, làm
biếng, hai người mừng thầm, ẩn bóng chạy vào nhà trong, mò nhằm cái rương, dở
nắp thăm coi nghe sâu hóm. Tên kia nói thầm, biểu Giáp chun vào lấy được một
gói đưa ra. Tên kia hỏi còn hết? Giáp nói hết. Tên kia gạt Giáp, biểu mò nữa,
sẽ lén đậy nắp rương khóa lại rồi bước rảo đi mất. Giáp ở trong rương lúng túng
một hồi, thấy đèn sáng rọi vào, nghe một người đờn bà nói: ai đã khóa rồi. Hai
mẹ con đem nhau lên giường, tắt đèn mà ngủ. Giáp lục đục không biết làm chước
gì mà ra cho khỏi, mới giả làm chuột cạp sột sột trong rương, đứa con gái nghe,
kêu mẹ nói trong rương có chuột. Người mẹ nói: tao mệt quá, mầy phải đi coi kẻo
nó cắn hết áo quần mầy. Đứa con gái chờ dậy lấy khóa mở rương, Giáp ở trong
rương chờn vờn nhảy ra, đứa con gái hoảng kinh ngã ngửa. Giáp rầm chạy đại, dầu
không đặng chi mà cũng mừng khỏi hoạ. Nhà gái bị ăn trộm đồn ra, có kẻ nghi cho
Giáp. Giáp sợ trốn đi xứ xa, ở với nhà giàu làm thuê mướn; việc nguôi ngoai rồi
mới dám trở về làm ăn, bỏ nghiệp du côn.
Rút từ Chuyện giải buồn - cuốn sau.
Bản in Quản hạt, Sài Gòn, 1895.
Huỳnh Ái Tông Nguồn: Trích "Các Nhà Văn
Quốc Ngữ Tiền Phong" - Huỳnh Ái Tông
Huỳnh Ái Tông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét