Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022
XXXXNgày xuân, hoa đào và đào thơm đất Nhật
Ngày xuân, hoa đào
Xuân về, cũng là lúc những tình hoa xé cuống nụ trên cánh đài
biêng biếc mở ra những đóa hoa xuân rực rỡ. Mai, đào tươi hơn hớn thả nhụy
hương duyên xuống trần, làm khách ly hương se sẽ nhớ cảnh, nhớ nhà. Tôi cũng chạnh
nỗi lòng chàng Lưu Nguyễn mà thả thần trí theo tiếng nhạc "Thiên
Thai" và mơ hồ giấc mơ sương khói. Thoang thoảng nghe hồn mình ngân vút một
nốt cao của tiếng sáo tiễn chân câu hát "Có một mùa đào dòng ngày tháng
chưa tàn qua một lần. Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm."
Hình ảnh các nàng tiên nữ múa khúc nghê thường dâng lên chiếc khay chất đầy những
trái đào thơm làm tôi liên tưởng tới những trái đào Nhật thật to, màu sắc tươi
đẹp, ngọt ngào hương tôi được nếm ngày nào trên đất Nhật. Chưa bao giờ tôi được
nếm những trái đào ngon và thơm như vậy. Mùi thơm và vị ngọt tươi dòn đó không
thứ đào thơm nào sánh bằng. Có ai sang Nhật chơi mà không thả lòng mơ hoa,
không mến những mái chùa nâu ẩn hiện dưới những táng dù kết bằng hoa anh đào tuyệt
đẹp. Lòng không chùng xuống nhẹ nhàng khi thấy những bàn tay thon thả trong các
tà áo Kimono thắm sắc đang sắp xếp những trái đào ửng đỏ vào chiếc khay mang đến
cho du khách dùng tráng miệng vào buổi cơm chiều. Nếu bạn chưa bao giờ được nếm
đào Nhật, thật là tiếc lắm vì bạn chưa có dịp được nếm thứ ưu vật thiên nhiên
mà trời đất đã ban cho loài người. Có một điều hơi khó khăn là muốn nếm chúng,
bạn phải bay qua Nhật, đến ngay địa phương nơi có những trái đào được xản xuất
bởi những nông trại nổi tiếng mới được. Vì ở Nhật trái cây được trồng theo từng
vùng, từng nông trại riêng, ngay cả người Nhật muốn thưởng thức cũng phải đến tận
nơi đó mới có. Người Nhật có truyền thống canh tác theo tổ chức gia
đình(family-owned) còn gọi là mô thức bộ lạc và họ hãnh diện về điều này. Nhiều
gia đình làm chủ những mảnh vườn trồng tỉa từ đời này qua đời khác và tận lực
chăm sóc cũng như bảo vệ danh tiểng của sản phẩm họ bán ra. Họ chăm chút từng gốc
cây, tỉa từng cành lá và phải nói là họ rất coi trọng tiếng tăm sản phẩm của
mình. Bạn có thấy được hình ảnh những bà cụ già quỳ bên luống rau, bắt từng con
sâu, lau từng chiếc lá, hay chàng nông dân Nhật trẻ đứng bên gốc đào nâng niu,
lau từng trái đào mơn mởn, bạn mới thấy tấm lòng thương cây, quý quả của họ đến
dường nào.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét