Con gà trong văn hóa vàhội họa Đông, Tây
Năm Đinh Dậu đến làm những người cầm tinh con gà xao xuyến vì
đó là năm tuổi. Nó còn làm nhiều người hồi hộp trông chờ một sự đổi mới vì có vận
hạn xấu trong năm cũ. Trong âm lịch, người Trung Hoa và người việt gọi năm 2017
là năm con gà, nhưng tiếng Anh và tiếng Pháp lại gọi là năm con gà trống,
"Year of the rooster" và "Année du coq". Tôi cũng lấy làm lạ
tại sao người Âu lại dùng từ "gà trống" là một từ khẳng định rõ giới
tính của con gà thay vì "gà" là một từ nói chung chung không phân biệt
trống mái? Không biết trong quá trình dịch thuật từ Á sang Âu thế nào mà con gà
trong 12 con giáp khi sang bên Âu châu nó biến thành con "rooster"
hay con "coq" mà không phải là con "chicken" hay con
"poulet". Thắc mắc, tôi đi tìm hiểu thêm, lại khám phá ra rằng từ
"rooster" không phải là tiếng Anh (British English) nguyên thủy mà lại
là tiếng Anh Mỹ (American English) mới được phát minh sau này, của những người
Puritan từ Anh Cát Lợi di cư qua Bắc Mỹ trong công cuộc đi tìm một tôn giáo mới.
Họ muốn tránh dùng chữ "cock" có nghĩa con gà trống, một từ tiếng
lóng ám chỉ một vật có ngữ nghĩa thô tục. Đã vậy "cock" tiếng Anh
phát âm giông giống "coq" của tiếng Pháp. Có một chi tiết là lạ, tiếng
American English chỉ dùng "rooster" trong cách gọi của "Luna
Year", còn những từ khác liên hệ đến gà trống lại vẫn dùng chữ
"cock", như cock-fighting (cuộc chọi gà).
Khi xem những đồ hình đã họa các con vật trong 12 con giáp,
tôi thấy rõ ràng hình vẽ con vật tượng trưng cho năm gà là hình con gà trống.
Tôi chợt nghĩ, à có lẽ đây là lý do tại sao người Âu Châu, vì tính thích chính
xác, nên khi dịch thuật, họ dịch thẳng "năm con gà" thành "năm
con gà trống" (Rooster year) chăng?Thắc mắc này, làm tôi liên tưởng đến thế giới hội hoạ vẽ gà của
Âu và Á vì hai biểu tượng: Sự cao quý và cái đẹp của sắc màu. 1-Gà Trống trong
quan niệm Phương Đông và Phong Thủy, nó là biểu tượng của sự cao quý. 2-Trong
khoa bói toán có viết "Người tuổi Dậu là người ưa cái đẹp, đặc biệt là
phái nữ, họ luôn chú ý đến cách ăn mặc trang điểm. Họ cực kỳ mẫn cảm với màu sắc
hơn hẳn người khác trong lĩnh vực phối màu".Á Đông và tranh gà
Gà trống trên mỏm đá của Xu Beihong (1951), mực và màu trên giấy |
Người Trung Hoa xem trọng Phong Thủy và họ cũng xem trọng
gà trống nên gà trống trong hội họa được vẽ rất nhiều. Họ quan niệm, treo
tranh gà trống đem tới vinh hoa phú quý, công danh, giải trừ "Đào hoa
sát" cho gia chủ. Gà trống với hình ảnh tượng trưng cho ngũ đức: mào gà
màu đỏ thể hiện văn đức; bước chân oai vệ, dáng đi đĩnh đạc thể hiện võ đức;
khi gặp địch là chiến đấu bảo vệ đồng loại thể hiện dũng đức, khi tìm thức ăn
gọi bạn đến ăn cùng thể hiện nhân đức; gà trống gáy báo buổi sáng thể hiện
tín đức. Trước hết tôi xin giới thiệu đến các bạn một bức tranh gà
trống được vẽ bởi một họa sĩ Trung Hoa nổi tiếng là Xu Beihong (徐悲鴻, 1895-1953).
Ông chuyên vẽ tranh chim và ngựa bằng mực tàu và là người đầu tiên thể hiện
rõ sự cần thiết của các biểu hiện nghệ thuật, phản ánh một Trung Quốc hiện đại
vào đầu thế kỷ 20. Ông cũng được coi là một trong những người đầu tiên tạo ra
các bức tranh sơn dầu bất hủ với chủ đề sử thi Trung Quốc. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét