Các nhà văn tiền chiến 2
9. TCHYA (Đái Đức Tuấn)
Tên thật Đái Đức Tuấn, xuất thân trong một gia đình quan lại, bút danh TchyA, hiệu Mai Nguyệt, sinh năm 1908, quê quán gốc làng Ngọc Diêm, còn gọi là làng Si thuộc Ngọc Giáp xưa, nay thuộc xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.Ông đỗ tú tài Pháp lúc còn trẻ tuổi (1929), rồi thi đỗ tham tá nha Học Chính Bắc kỳ, bổ làm việc tại Nha Học chính Đông Dương năm 1930.Tchya mất tại Sài Gòn ngày 8 thánh 8 năm 1968 (ngày Rằm tháng bảy năm Mậu Thân)...Tác phẩm: Thần Trùng (1934), Khúc sáo du dương (1936), Thủ Xú (1936), Số Kiếp (1937), Linh hồn hay Xác thịt (1938), Oan nghiệt (1939), Thần Hổ (1937), Thầy Cử (1939), Kho vàng Sầm Sơn. Xuất bản lần đầu năm 1940, Đồng tiền Vạn Lịch (1939-1940), Viết tiếp theo Kho Vàng Sầm sơn, Ai hát giữa rừng khuya. (1940), tập thơ Đầy vơi (1943), Tình Sơn nữ (1956).
Viết về TchyA
|
Tên thật là Hà Triệu Anh. Sinh 1916 tại Thanh Hóa - quê ngoại. Hồ Dzếnh gốc người Quảng Đông - Trung Quốc. Bắt đầu viết văn xuôi từ cuối những năm 30. ông viết tập truyện Dĩ vãng (1940), Chân trời cũ (1942) và tập thơ Quê ngoại (1943) ký Hồ Dzếnh. Các tiểu thuyết: Một chuyện tình mười lăm năm về trước, Những vành khăn trắng, Tiếng kêu trong máu, ký tên Lưu Thị Hạnh.
Tập thơ Hoa xuân đất Việt (1945), truyện vừa Cô gái Bình Xuyên (1946).
Ông là ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I (1957). Ông mất năm 1991 tại Hà Nội.
11. Vũ Trọng Phụng (1912-1939) |
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội. Quê gốc ở Bần Yên Nhân (làng Hảo), huyện Mỹ Hào, Hưng Yên. Sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó. Bẩy tháng tuổi đã mồ côi cha. Sống với mẹ và bà nội ở Hà Nội. Vũ Trọng Phụng bị bệnh lao mất năm 1939, khi ông 27 tuổi.
Vũ Trọng Phụng có năng khiếu văn học từ nhỏ. Học hết tiểu học ở trường Hàng Vôi, ông phải đi làm cho các sở tư ở Hà Nội. Từ 1930 - 1939, ông viết cho nhiều báo: Hà Thành ngọ báo, Nhật Tân, Hải Phòng tuần báo, Hà Nội báo, Tương lai, Tiểu thuyết thứ năm, Sông Hương, Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Tao Đàn tạp chí... Các tập phóng sự tiêu biểu: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và Dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1938)...; Tiểu thuyết với các tập Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc (1938)...
Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được xuất bản thành Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Văn học. H. 1987), Toàn tập Vũ Trọng Phụng (NXB Hội Nhà văn. H. 1998).
16. Từ lý thuyết đến thực hành 12. Nam Cao (1915-1951) | ||
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1915-1951), quê làng Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Xuất thân từ một gia đình bậc trung, Nam Cao được học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, ông được gia đình gửi xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung.
Nam Cao từng vật lộn kiếm sống và xuất hiện khá sớm trên văn đàn. ở Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn "Cảnh cuối cùng", "Hai cái xác". Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo ích hữu các truyện ngắn "Nghèo", "Đui mù", "Những cánh hoa tàn", "Một bà hào hiệp" với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tinh tường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng của trào lưu "văn học lãng mạn" đương thời.
Trở ra Bắc, Nam cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, đường Thụy Khuê, Hà Nội. Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học. Ông đưa in truyện ngắn "Cái chết của con Mực" trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.
Năm 1941, tập truyện đầu tay "Đôi lứa xứng đôi" (tên trong bản thảo là "Cái lò gạch cũ") của Nam Cao do Nhà xuất bản Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này, khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là "Chí Phèo".
Rời Hà Nội Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Bút lực và tài năng của Nam Cao bước vào độ chín. Nhà văn hiện thực xuất sắc dũng cảm đối mặt với cái ác, cái vô luân, cái nhâng nháo hủ lậu, cái bất công đè lên những người dân thấp cổ bé họng, bị lũ bất lương truyền kiếp đè đầu cưỡi cổ. Một thằng lý dịch có thể thẳng tay đánh chết người như bỡn, một tên ác bá có thể cướp trắng tay thước vườn, mảnh ruộng của người nghèo khó như không. Tầng lớp trí thức nghèo phải bấm bụng trong cảnh "sống mòn", "chết mòn".
Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Năm 1942, in các truyện ngắn "Cái mặt không chơi được", "Nhỏ nhen", "Con mèo", "Những truyện không muốn viết", "Nhìn người ta sung sướng", "Đòn chồng", "Giăng sáng", "Đôi móng giò", "Trẻ con không được ăn thịt chó", "Đón khách". Các truyện thiếu nhi đăng tải trên sách Hoa Mai: "Những trẻ khốn nạn", "Người thợ rèn", "Nụ cười", "Con mèo mắt ngọc", "Ba người bạn". Tháng 4-1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. Ông in tập truyện ngắn "Nửa đêm". Viết các truyện ngắn "Mua nhà", "Quái dị", "Từ ngày mẹ chết", "Làm tổ", "Thôi về đi", "Truyện tình", "Mua danh", "Một chuyện xú-vơ-nia", "Sao lại thế này?. "Mong mưa", "Tư cách mõ", "Bài học quét nhà", "Chuyện buồn giữa đêm vui", "Điếu văn", "Cười", "Quên điều độ", "Xem bói", "Lão Hạc", "Rửa hờn", "Rình trộm", "Nước mắt", "Đời thừa", "Đầu đường xó chợ", "Phiêu lưu", "Lang Rận", "Một đám cưới", "Bẩy bông lúa lép". Ông in truyện dài nhiều kỳ "Truyện người hàng xóm" trên Trung Bắc chủ nhật, viết xong tiểu thuyết "Chết mòn (sau đổi là "Sống mòn").
Năm 1945, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi nhà văn được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương, in truyện ngắn "Mò sâm-banh" trên tạp chí Tiên Phong.
Ngày 30-11-1951, rên đường công tác, ông bị quân Pháp giết trên cánh đồng Mưỡu Giáp, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, vùng địch hậu Liên khu III (cũ).
Truyện ngắn Nam Cao có nghệ thuật trong kết cấu và ngôn từ . Nhiều truyện của ông mang tính cách tâm lý đến bây giờ vẫn còn là những khuôn thước tốt cho người muốn bước vào lãnh vực truyện ngắn. Với Nam Cao, ta có thể nói như với Edgar Poe, truyện ngắn đã thành hình và có quy luật riêng của nó .
Giá trị con người được đề cao trong truyện của Nam Cao, nhất là trong truyện ngắn nổi danh Chí Phèo mà trước đây ít người được biết.
Có người nói Nam Cao nổi tiếng nhờ truyện Chí Phèo. Đúng, nhưng thiếu, Chí Phèo là tuyệt đỉnh văn chương của Nam Cao, và các truyện khác của ông cũng là những tác phẩm rất có giá trị trong văn chương Việt.
13. Vũ Bằng (1913-1984)
Tên thật Vũ Đăng Bằng. Sinh năm 1913 tại Hà Nội. Quê quán xã Ngọc Cục, huyện Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương. Bắt đầu viết văn từ 1930 trên các báo An Nam tạp chí, Đông Tây, Trung Bắc tân văn, Công dân, ích hữu..., là Thư ký tòa soạn các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Vịt đực... Các bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Vũ Tường Khanh, Đồ Nam, Hoàng Thị Trâm...
Sau Cách mạng tháng Tám và Toàn quốc kháng chiến, Vũ Bằng cùng gia đình tản cư. Năm 1948, hồi cư về Hà Nội. Năm 1954, Vũ Bằng vào Nam, tiếp tục viết báo, viết văn.
Mất năm 1984 tại Sài Gòn.
Tác phẩm chính: Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937). Truyện hai người (tiểu thuyết), 1940. Tội ác và hối hận (tiểu thuyết), 1940. Bèo nước (tiểu thuyết, 1944). Ba truyện mổ bụng (tập truyện, 1941). Cai (hồi ký, 1944). Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960). Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969). Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969). Mê chữ (tập truyện, 1970). Thương nhớ mười hai (hồi ký, 1972). Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973). Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)...
"Nếu một ngày kia, Trời xử phiên án cuối cùng, hỏi tôi nếu trở lại làm người thì sẽ làm gì... Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo" Vũ Bằng
Vũ Bằng tên thật Vũ Đăng Bằng, sinh ngày 03-6-1913 tại Hà Nội. Thân phụ ông là chủ nhân nhà sách Quảng Thịnh, phố Hàng Gai, Hà Nội. Ông theo học Trường Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú Tài Pháp. Ông không thích tiếp tục con đường học vấn và làm công chức mà dấn thân vào nghiệp cầm bút. Ngoài ra, ông còn ký với các bút hiệu: Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm, Vũ Tường Khanh...
Năm 1931, ông khởi sự sáng tác tập văn trào phúng Lọ Văn. Sinh hoạt trong văn giới và báo giới, bản tính phóng túng, thích ăn chơi, thuốc phiện "Tôi hút. Tôi uống rượu và tôi chơi... bợm" (Bốn Mươi Năm Nói Láo) nhưng vài năm sau ông tự chủ được bản thân nên ly dị được với "nàng tiên nâu"; ông viết tác phẩm Cai, hồi ký ghi lại quãng đời của ông từ con nghiện, dụ dỗ tình nhân trở thành con nghiện cho dến khi tan vỡ cuộc tình, vào bệnh viện mới dứt bỏ.
Trong lãnh vực báo chí, ngay từ thời trai trẻ ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội trong thập niên 30, 40... Chủ Bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Thư Ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật... cho đến khi tên tuổi của ông quen thuộc trong làng báo, nhiều tờ, nhiều mục đều có Vũ Bằng. "Viết báo, viết báo, thầu báo cai đầu dài ba bốn tờ một lúc. Anh viết đủ thứ, từ thượng vàng hạ cám, từ cái hộp thư, cái tin vặt, cái vui cười, cái biết ai tâm sự đến truyện ngắn, truyện dài đăng từng kỳ" (Tô Hoài).
Trong tác phẩm Văn Học Miền Nam, Võ Phiến đề cập đến tài năng làm báo của ông: "Vũ Bằng có lúc tay nầy một tờ báo của Vũ Đình Long, tay kia một tờ khác của Nguyễn Doãn Vượng; có lúc một mình trông nôm cả ba tờ báo ở Sài Gòn (Đồng Nai, Sài Gòn Mai và Tiếng Dân; lại có lúc vừa viết cho Dân Chúng, làm Tổng Thư Ký báo Tin Điện, lại vừa hợp tác với người thứ ba làm báo Vit Vịt...". Ông dấn thân vào nghiệp báo vời nỗi đam mê, song song với nhiều thể loại đóng góp trên tờ báo, ông sáng tác đều đặn nhiều tác phẩm.
Trong tác phẩm Nhà Văn Hiện Đại của Vũ Ngọc Phan: "Tập tiểu thuyết đầu tay của Vũ Bằng là Một Mình Trong Đêm Tối (in tại Trung Bắc Tân Văn - Hà Nội, 1937), kế đến tập Truyện Hai Người (Tân Dân - Hà Nội, 1940), Tội Ác Và Hối Hận (Phổ Thông bán nguyệt san, số 66 ngày 1-9-1940, Để Cho Chàng Khỏi Khổ (Phổ Thông BNS, số 78 Ngày 1-3-1941)".
Vào Nam năm 1954, ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác. Đặc biết với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời, thưởng ngoạn món ăn như cảm nhận được thi vị của cuộc sống.
Về tình duyên, năm 1935, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Quỳ, người Thuận Thành, Bắc Ninh. Bà Quỳ lớn hơn ông 7 tuổi và đã có một đời chồng nhưng vợ chồng bất hòa nên khi gặp Vũ Bằng, bà ly dị để lập lại cuộc tình. Hai người có được người con trai là Vũ Hoàng Tuấn. Năm 1954, ông vào Nam, để lại vợ con ở Hà Nội, năm 1967, bà Quỳ qua đời. Trong tác phẩm Thương Nhớ Mười Hai, ông viết về hình ảnh người vợ bên kia vĩ tuyến, khởi sự từ tháng Giêng 1960, ròng rã mười hai năm mới hoàn thành vào năm 1971.
Ở Sài Gòn, ông lập gia đình với người phụ việc, bà Phấn, nhỏ hơn ông 15 tuổi, hai người có được 6 đứa con.
Ông mất ngày 07-4-1984.
Tác phẩm đã xuất bản: Một Mình Trong Đêm Tối (Trung Bắc Tân Văn, Hà Nội Chuyển) - Hai Người (Tân Dân, Hà Nội 1940) - Ba Truyện Mổ Bụng (Tân Dân, Hà Nội, 1941) - Cai (Tân Dân, Hà Nội 1943) - Bèo Nước (Thăng Long, Hà Nội 1944)...
Ăn Tết Thủy Tiên (1954) - Khảo Luận Về Tiểu Thuyết (1955) - Miếng Ngon Hà Nội (1957) - Bốn Mươi Năm Nói Láo (1969) - Món Lạ Miền Nam (1970) - Cái Đèn Lồng (1971) - Nhà Văn Lắm Chuyện (1971) - Những Cây Cười Tiền Chiến (1971) - Nói Có Sách (1971) - Thương Nhớ Mười Hai (1972)...
Vương Trùng Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét