Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Việt Nam, chữ viết, ngôn ngữ và xã hội 1

Việt Nam, chữ viết,
ngôn ngữ và xã hội 1

Nhập đề
Nước Việt Nam là nước duy nhất trong vùng Đông Nam Á có chữ viết dùng cho tiếng nói của dân tộc mình xây dựng bằng những chữ cái La Tinh. Hệ thống chữ viết này được gọi là chữ quốc ngữ đang hiện hành để phân biệt với chữ nôm, một chữ viết khác của tiếng Việt tạo nên theo mẫu Hán tự, hiện không còn dùng tới.
Cuốn sách này nhắm mô tả sự hình thành của hai thứ chữ viết nói trên, những đặc điểm của chúng và đặt một cái nhìn đối chiếu giữa hai thứ chữ viết.
Sự phát minh ra chữ quốc ngữ, việc áp dụng nó như chữ viết chính thức của tiếng Việt, quỹ đạo và số phận của nó gắn liền với tiếng nói mà nó ghi viết qua các giai đoạn thăng trầm, chống đối và hoan nghênh, sẽ được đề cập đến khá chi tiết.
Cuốn sách dành một phần lớn cho tiếng nói của sử liệu, cho ý kiến và lời phát biểu của những tác nhân lịch sử trong chính sách ngôn ngữ, trong những phong trào cải cách, suốt 80 năm pháp thuộc, 1859-1945.
Sách gồm hai phần:
Phần I đặt trọng tâm vào mặt kỹ thuật chữ viết, nghiên cứu tiếng Việt và những cuộc tranh luận chung quanh chữ quốc ngữ.
Phần II hướng về các đề tài như chữ viết và ngôn ngữ, chữ viết và văn học, chữ viết và giáo dục.
Đề cuốn sách Chữ viết, Ngôn ngữ và Xã hội là đề tài mà chúng tôi đưa ra nghiên cứu và thảo luận cho sinh viên Cao học, Ban Việt học, Đại học Paris 7, trong các niên khóa 1997, 1998. Có chương, như chương 1 về Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết tiếng Việt đã đăng trong tạp chí Ngôn Ngữ, Hà Nội, số 13, 2001; và bằng Pháp ngữ trong Cahiers d'Etudes Vietnamiennes, No 15, 2001, 1-22, Université Paris 7, dưới tựa đề Regard comparatif sur les deux écritures vietnamiennes.
Dự tính khai triển đề tài và soạn thảo cuốn sách này nảy sinh ra từ năm 1975-76 nhân dịp Giáo sư De Francis bắt liên lạc với tôi để đọc và tham khảo ý kiến về bản thảo cuốn sách của ông, xuất bản năm 1977, Colonialism and Language Policy in Vietnam (Thuộc địa và Chính sách Ngôn ngữ ở Việt Nam), The Hague-Paris, New York.
Trong quá trình viết sách này, chúng tôi đã khai thác bài của A-G. Haudricourt, Origines des particularités de l'alphabet vietnamien (Nguồn gốc những đặc điểm của các mẫu tự tiếng Việt). Nhân đây tôi xin tỏ lời tri ân tới Haudricourt (1911-1996), nhà bác học đa khoa, ngôn ngữ học, dân tộc học và thực vật học; và cũng là người Thầy và người Bạn đã dẫn dắt chúng tôi trong việc học tập và nghiên cứu.
Phần I  Chữ nôm và chữ quốc ngữ: thời cộng cư
Thời kỳ cộng cư của chữ nôm và chữ quốc ngữ bắt đầu từ giữa thế kỷ 17, khi chữ viết theo mẫu tự La Tinh mới xuất hiện, cho đến cuối thế kỷ 19, khi Việt Nam đã bị đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp.
Phần I nhằm khai triển những điểm sau đây:
- Chương 1: Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết, nôm và quốc ngữ. Chương này nhắm vào kỹ thuật cấu tạo chữ nôm và chữ quốc ngữ.
- Chương 2: Tình hình nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc qua tập An Nam Dịch Ngữ đời Minh và qua ba cuốn từ điển: của Alexandre de Rhodes thế kỷ 17; của Pierre Pigneaux thế kỷ 18; và của Jean Louis Taberd thế kỷ 19.
- Chương 3: Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ để viết Việt thông qua quan điểm của một số quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa Pháp.
Phần I nhằm khai triển những điểm sau đây:
- Chương 1: Cái nhìn đối chiếu giữa hai chữ viết, nôm và quốc ngữ. Chương này nhắm vào kỹ thuật cấu tạo chữ nôm và chữ quốc ngữ.
- Chương 2: Tình hình nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc qua tập An Nam Dịch Ngữ đời Minh và qua ba cuốn từ điển: của Alexandre de Rhodes thế kỷ 17; của Pierre Pigneaux thế kỷ 18; và của Jean Louis Taberd thế kỷ 19.
- Chương 3: Tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ để viết Việt thông qua quan điểm của một số quan chức cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa Pháp.
Như chúng ta đã biết, để ghi tiếng Việt chúng ta có hai thứ chữ viết, chữ nôm  chữ quốc ngữ:
- Chữ nôm là chữ viết được hình thành dựa theo chữ Hán, hiện nay đã hết dùng.
- Chữ quốc ngữ hiện đang dùng được xây dựng theo mẫu tự La-tinh. Cái tên quốc ngữ dùng để gọi thứ chữ viết này nghe không được chính lắm.
Qua tên gọi và qua loại chữ, chúng ta đã thấy ló dạng cái quan hệ không đơn giản giữa một bên là chữ viết và lịch sử, và bên kia là giữa chữ viết và ngôn ngữ. Vì thế, để thông hiểu được tình hình chữ viết Việt Nam, trước hết phải làm một cuộc hiệu chỉnh về cái quan hệ nước đôi này.
Cuộc chiếm đóng Việt Nam của Trung Quốc kéo dài 1000 năm, chấm dứt ở thế kỷ 10; nước Việt Nam được giải phóng trở thành một quốc gia độc lập, cần đến một chữ viết để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình. Không có một dấu tích nào thật chính xác về thời điểm phát xuất chữ nôm, nhưng ngữ âm lịch sử và những bước đầu của văn học tiếng Việt cho phép ta đoán định là chữ nôm có thể xuất hiện vào khoảng thế kỷ 12-13.
Từ thế kỷ 17, Âu Châu đã chú ý đến Việt Nam trên mặt văn hoá, bằng cớ là cuốn Dictionarium annamiticum, lusitanum et latinum (Từ điển Việt-Bồ-La), Romae, đã được xuất bản từ năm 1651. Tác giả là Alexandro de Rhodes, một giáo sĩ dòng tên quê ở Provence, đã có mặt ở Việt Nam từ 1624. Với cuốn Dictionariumcó thể nói là chữ viết tiếng Việt theo mẫu tự La-Tinh đã ra đời.
Nhưng mà sự ra đời một thứ chữ viết sẽ chỉ là một sự kiện không quan trọng, không ai chú ý đến, nếu nó không trở thành một thiết chế, được áp đặt do một quyền lực chính trị, và được nhìn nhận như vậy do các người sử dụng. Ðó chính là điều mà chữ nôm không bao giờ đạt đến, vì chữ nôm chưa bao giờ được nhìn nhận như là một thiết chế, một chữ viết chính thức của Việt Nam, có lẽ ngoại trừ hai khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi của nhà Hồ (1400-1407) và của nhà Nguyễn Tây Sơn (1788-1802).
Về phần chữ quốc ngữ, thì từ lúc cấu tạo vào giữa thế kỷ 17 cho đến khi đem áp dụng một cách tác động vào giữa thế kỷ 19, nghĩa là trong suốt hai thế kỷ, thứ chữ viết này chỉ được biết đến và sử dụng bởi một nhóm người theo Ky Tô giáo; chữ quốc ngữ trước tiên là công cụ phục vụ cho các giáo sĩ trong việc truyền bá đạo chúa. Phải chờ đến khi nước Pháp chiếm đóng quân sự miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1859 thì chữ quốc ngữ mới ra khỏi cái khung cảnh nhỏ hẹp của người công giáo để được đem ra phổ biến vào quần chúng ở các vùng do Pháp quản trị. Từ đó thứ chữ viết theo mẫu tự La-Tinh trở thành một tay phụ trợ quý báu trong guồng máy cai trị của Pháp ở Việt Nam. Cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp càng ngày càng tỏa rộng ra thì sự áp dụng chữ quốc ngữ càng ngày càng lan lớn. Ban đầu các nhà nho yêu nước Việt Nam chống sự truyền bá chữ quốc ngữ, nhưng bắt đầu thế kỷ 20, người Việt Nam trở nên đồng tình, hô hào học chữ quốc ngữ, khi thấy cái lợi của một sự thay đổi chữ viết như thế. Hình I dưới đây tóm tắt tình hình chữ viết ở Việt Nam:

Nhìn vào hình I, tự nhiên một câu hỏi được nêu lên: Vậy thì trước quốc ngữ, chữ viết chính thức của Việt Nam là thứ chữ gì? Xin đáp: Ðó là chữ viết của Trung Quốc mà người Việt thường gọi là chữ Hán.
Ðúng như vậy, dù là sau khi giành được độc lập ở thế kỹ 10 và cho mãi đến đệ nhị thập niên của thế kỷ 20, các triều đại vua chúa trị vì Việt Nam đều sử dụng chữ Hán như chữ viết chính thức trong công cuộc ghi chép sử sách, văn từ hành chánh và trong thi cử. Như vậy chữ Hán mặc nhiên được xem như phương tiện diễn đạt nếu không bắt buộc thì cũng là thích đáng được trọng dụng trong giới trí thức, nhà nho. Nhưng có một điều thường hay lầm lẫn là danh từ chữ Hán không phải chỉ đến một thứ chữ viết mà thôi, mà còn chỉ đến đến một ngôn ngữ, tiếng Trung Quốc. Chữ Hán, có khi cũng gọi là Hán Việt, thì đúng là Hán trên mặt chữ viết, cú pháp, và ngữ nghĩa. Chỉ có cách đọc là Việt hóa. Ðiều này chỉ đúng nếu ta đặt mình vào thế kỷ 20. Nhưng điều này không còn đúng nữa nếu ta ngược thời gian lên đến thế kỷ 9, đến thời kỳ mà từ ngữ tiếng Trung Quốc nhập hàng loạt vào tiếng Việt. Ðúng vậy, ở thời kỳ này quả không có một sự khác biệt nào giữa tiếng Trung Quốc và chữ Hán vì lúc ấy chữ Hán được dùng như một sinh ngữ trong một nước Việt Nam còn bị Trung Quốc chiếm đóng. Danh từ chữ Hán, hiểu như Hán-Việt, nghĩa là như tiếng Trung Quốc phát âm theo Việt Nam, chỉ được hình thành thật lâu sau khi quân đội chiếm đóng Trung Quốc bị đánh bật khỏi Việt Nam, dù sao cũng khá lâu để tiếng Trung Quốc ở nước Việt Nam, bấy giờ bị tách khỏi nước gốc, phải chịu những biến đổi ngữ âm đặc thù của tiếng Việt. Ðó là cái nghĩa nước đôi của từ Hán Việt, của chữ Hán. Như là một ngôn ngữ, chữ Hán chỉ đến một từ ngữ, dùng để viết hơn là để nói, việc này góp phần không ít vào huyền thuyết chữ viết ghi ý của chữ Hán. Dưới đây là quan hệ ngôn ngữ/ chữ viết được minh họa bằng hình:

Thời kỳ T ghi trên hình 2, kéo dài từ buổi khởi đầu của cuộc chinh phục Pháp đến khi bộ máy hành chánh Pháp khởi sự hoạt động toàn diện trên lãnh thổ Việt Nam là thời kỳ có hai quyền lực chính trị và hành chánh đi song song: một bên là chính quyền Pháp, bên kia là chính quyền bản xứ do nhà Nguyễn. Tình trạng này đưa đến hai thứ chữ viết chính thức cùng cộng cư nhưng cùng cạnh tranh: chữ quốc ngữ phía chính quyền Pháp, chữ Hán phía triều đình Huế. Khỏi nói là khi mà quyền lực của triều đình Huế giảm đi và nhường bước trước chính quyền thuộc địa, thì chữ Hán cũng theo đà đó lép dần trước chữ Pháp, trước khi bị chữ Pháp thay thế. Việc chữ Hán bị đánh bật ra khỏi vùng hoạt động của các giới chức trách quan trường không chỉ là một sự thất thế của một chữ viết; đó cũng là một sự thay thế quan trọng, tiếng Pháp bây giờ chiếm địa vị của tiếng Trung Quốc. Và với chữ viết, nước Việt Nam đi từ vùng ảnh hưởng Hán (sinophonie) vào vùng ảnh hưởng Pháp (francophonie).
I. Hình thành chữ nôm
Chữ nôm có những điểm khá giống với người mẫu của nó là chữ Hán, trong quan hệ ngôn ngữ/ chữ viết. Mỗi một chữ nôm tương ứng với một đơn vị chữ viết tách biệt, một đơn vị ngữ nghĩa tối thiểu và một đoạn âm thanh bằng một âm tiết. Ta có thể phân biệt chữ nôm thành hai loại lớn: loại chữ đơn và loại chữ kép.
I.1. Chữ đơn
Sau khi những kẻ xâm lăng phương Bắc rời khỏi Việt Nam thì nhu cầu ghi chép những tiếng đặc Việt đã khiến người Việt Nam mượn ở văn tự Trung Quốc những chữ Hán phát âm in hệt hoặc gần giống. Ở giai đoạn này, khó mà nói là đã có việc sáng tạo chữ viết. Cách thức vay mượn này, gọi là giả tá http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/gia3ta1.jpgđã có nói đến trong sách lục thư, một cổ thư Trung Quốc phân chia Hán tự theo sáu nguyên tắc cấu thành. Dưới đây chúng tôi đua ra một số ví dụ về phép giả tá.
I.1.1. Phiên viết theo đồng âm
Không có một sự khác biệt nào giữa âm đọc Hán và âm đọc Việt cùng một chữ. Chỉ có nghĩa là khác thôi:

Chữ viết 

Âm đọc

Nghĩa:

Hán

Việt

tốt

 

lính

tử tế

bán

 

nửa

đổi vật lấy tiền

I.1.2. Phiên viết theo cận âm
Ta sử dụng một chữ Hán vì chữ này có âm gần giống một từ Việt để ghi từ này.

Chữ viết

đọc Hán

đọc Việt

cấp

khớp

 

 

triệu

trẹo

 

 

mãi

mấy

 

 

Ta thấy là sự khác biệt về phát âm giữa Hán Việt và Việt trong những ví dụ đưa ra có thể xuất phát từ phụ âm đầu cũng như từ âm cuối hay/ và thanh điệu. Nhưng trong phương thức phiên viết theo cận âm này, chúng ta chỉ dựa một cách không chính xác vào ngữ âm, chứ không vào ngữ nghĩa, nên loại chữ viết này là nguồn gốc của nhiều sai lầm nếu phải đọc riêng từng chữ. Thứ chữ này phải đọc theo văn cảnh, và trong lắm trường hợp biến thiên tuỳ theo tác giả, nhiều khi cùng một tác giả nhưng lại thay đổi tùy theo kỳ xuất bản. Như chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/nu74.jpg đọc là nữ theo Hán Việt, có thể đọc nôm tùy theo văn cảnh là nớ, nợ, nữa, nỡ.
I.1.3. Phiên dịch trực tiếp
Theo phương thức này thì ta mượn một chữ Hán để biến thành một chữ nôm vì nghĩa của nó mà thôi. Như vậy chữ Hán được mượn này đọc theo âm của từ Việt tương ứng về ngữ nghĩa với từ Hán. Sự vay mượn là nhắm vào tự dạng và nghĩa chứ không đếm xỉa gì đến ngữ âm. Phương thức này rất ít dùng. Ta có thể đua ra ví dụ chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/qua62n.jpgđọc bầy theo tiếng Việt nhưng đọc quần theo Hán Việt.
Trường hợp chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/qua62n.jpg cần phải phân biệt với loại chữ kiểu như http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mu2i.jpg, chữ này có thể đọc theo hai âm khác nhau, (a) vị và (b) mùi; vị thường được xem là Hán Việt còn mùi là Việt. Trái với hai âm bầy và quần của chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/qua62n.jpg không có một quan hệ ngữ âm nào, vị và mùi thì lại phản ánh hai cách phát âm của cùng một chữ ở vào hai thời điểm khác nhau, mùi là cách đọc ở thế kỷ 6, biến chuyển thành vị vào thế kỷ 9; sự biến chuyển ngữ âm này đã được khảo cứu và xác định hẳn hoi. Chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mu2i.jpgvới âm đọc mùi là một từ vay mượn toàn diện đã bắt rễ trong tiếng Việt hàng ngày từ một thời xa xưa, và tuân theo cú pháp tiếng Việt đến mức mà nguồn gốc Hán của nó bây giờ khó mà nhìn ra được.
I.2. Chữ kép

Với loại chữ kép chúng ta mới thực sự đi vào lĩnh vực sáng tạo chữ viết về phần Việt Nam, sự sáng tạo này dù sao cũng nương theo những nguyên tắc lớn của sách lục thư, nhất là phép hình thanh và phép hội ý.
I.2.1. Chữ ghép theo phép hình thanh
Ðược tạo bằng cách ghép một yếu tố âm với một yếu tố nghĩa, các chữ nôm hình thanh có thể chia ra làm hai nhóm tùy theo những yếu tố thành phần là toàn Hán hay một trong hai yếu tố là nôm.
a) Hai yếu tố thành phần là Hán
Trước hết xin lưu ý rằng vị trí của yếu tố âm trong các chữ là không cố định: bên mặt trong (1), bên trái trong (2), ở trên trong (3), và ở dưới trong (4). Có thể là tính bất cố định về vị trí này xuất phát từ một nguyên do thiên về thẩm mỹ, tính cân đối của chữ viết: mỗi một chữ phải nằm gọn trong một khung vuông lý tưởng. Ðừng quên rằng viết chữ Hán ở Trung Quốc được đưa lên thành một nghệ thuật lớn nhằm khai thác và diễn tả cái đẹp thị giác của những chữ khối vuông.
Tiếp đến, hãy ghi nhận rằng ngoại trừ ví dụ (1) mà yếu tố nghĩa là một bộ Hán tự truyền thống, còn các ví dụ khác lại có phần chỉ nghĩa là một chữ Hán toàn diện dùng để nói lên cái nghĩa chính của chữ nôm kép thay vì gợi ra một nghĩa bao quát hay một trường ngữ nghĩa như trường hợp của các bộ thủ trong chữ Hán. Hai ví dụ (5) và (6) giúp ta sáng tỏ vấn đề. Hai ví dụ này chắc là được cấu tạo thành hai giai đoạn: (5) thoạt tiên là một chữ vay mượn toàn diện, cả ngữ nghĩa, tự dạng và ngữ âm dưới dạng đơn là http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/da5i.jpgđại trong khi đó (6), tay khởi đầu chỉ được phiên viết bằng thành phần âm là http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ta6y.jpg tây. Việc ghép thêm về sau các yếu tố nghĩa tương ứnghttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/the61.jpg thế và http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/thu3.jpgthủ là cần thiết để tránh đọc lầm. Những minh họa trên đây giúp ta thấy ra cái khác biệt khá lớn và khá đặc thù giữa các bộ thủ trong Hán ngữ và thành phần nghĩa trong một số chữ nôm, giúp ta biết con đường dò dẫm của những người sáng tạo chữ nôm, và đưa ra bằng cớ hiển nhiên về sự hiện hữu của những lớp chữ nôm được cấu tạo ở nhiều thời kỳ khác nhau được chồng chất lên nhau.
b) Thành phần âm là nôm
Ví dụ sau đây giải rõ kiểu chữ viết này: http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bu1n.jpg bún được phân tích ra làm yếu tố nghĩa làhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/me64.jpgmễ, một trong những bộ thủ truyền thống của Hán tự, và yếu tố âm làhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bo61nbis.jpg bốn; yếu tố âm này lại là một chữ nôm mà giá trị ngữ âm chỉ đạt đưọc sau khi tra cứu để thấy rằng đó là một chữ gồm phần nghĩa là "bốn" và phần âm là http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bo63n.jpg bổn. Quá trình giải mã chữhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bu1n.jpg bún có thể tóm lược như sau:

Ta thấy ngay thay vì chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bu1n.jpgta có thể đề nghị chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bu1nbis.jpg, viết bằng chữ sau tiết kiệm được một giai đoạn, giai đoạn 2, trong cuộc giải mã. Một lần nữa, qua ví dụ trên, chữ nôm cho ta cái cảm tưởng là một chữ viết có tính ứng tác hơn là một chữ viết được cấu tạo theo quy luật chặt chẽ.
I.2.2. Chữ ghép theo phép hội ý
Ví dụ thường nêu ra làm tiêu biểu cho kiểu chữ này là chữhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tro72i.jpg trời. Các yếu tố thành phần http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/thie8n.jpgvà http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/thu7o75ng.jpg mà đọc theo Hán Việt là thiên và thượng thì hiển nhiên là những yếu tố nghĩa chứ không phải âm. Chữ nôm hội ý rất ít, khoảng chừng 20 chữ; việc này chứng tỏ rằng dù là trong một thứ chữ viết được gọi là tượng ý (idéogramme), thì yếu tố thành phần ngữ âm vẫn là căn bản và quyết định.
I.3. Chữ nôm và ngôn ngữ đơn âm
Chữ viết khối vuông kiểu Hán, và do đó chữ nôm, được mệnh danh là thứ chữ từ-âm tiết (word-syllabic), hình vị âm tiết (morphosyllabique), v.v... Những tên gọi này ít nhiều phản ánh trung thực sự đồng đẳng giữa một bên là một đơn vị chữ viết, và bên kia là một âm tiết hay một hình vị. Nhưng việc gì sẽ xảy ra nếu hình vị không tương ứng với một âm tiết bình thường nhưng với một âm tiết hơi đặc biệt vì phụ âm đầu không phải là một âm đơn mà là một nhóm phụ âm? Ðó là trường hợp tiếng chỉ "cái bẫy chim" mà theo tiếng Việt cổ là từ krập chuyển biến thành từ sập hay rập trong tiếng Việt ngày nay. Chữ nôm để ghi chữ krập đưa ra hai giải pháp: (i) hoặc là phải ghi nhóm phụ âm kr, và như vậy thì dùng chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/kra65p.jpg được phân tách thànhhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/cu75.jpgcự +http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/la65p.jpglập ( cự + lập= krập) ; (ii) hoặc là biến nhóm phụ âm đầu thành một âm đơn và như thế thì chỉ dùng chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/la65p.jpg lập. (Lưu ý rằng âm r không có trong ngữ âm Hán, nên phải thay r bằng l). Số lượng từ kép kiểu krập không nhiều nhưng loại chữ này rất quý vì đó những nhân chứng hùng hồn cho vết tích ngữ âm cổ tiếng Việt ở một thời kỳ nào đó.
I.4. Một số vấn đề đọc nôm
Ngoài cái khó xuất phát từ sự thay đổi ngữ âm theo thời gian mà chữ viết không phản ánh được, còn nhiều cái khó khác với những nguyên cớ khác nhau:
- Có thể có sự lẫn lộn giữa một trường hợp vay mượn hoàn toàn, vừa chữ vừa nghĩa, với một vay mượn bộ phận, mượn chữ thôi. Ví như ký hiệu http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mo65c.jpg có hai cách đọc, theo Hán-Việt là mộc, theo Việt là mọc. Ðể tránh nhầm lẫn, và nói lên rằng chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mo65c.jpgphải đọc theo nôm thì người ta thêm vào dấu http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/nha1y.jpgnháy. Như thế http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mo65c.jpgmọc viết thành http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mo5c.jpg. Có một số dấu nháy khác, như http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/kha63u.jpghttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ca1.jpg, v.v... Chức năng của dấu nháy là để tránh nhầm lẫn, nhưng khổ thay, dấu nháy không đơn ứng ví như hai dấu, http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ca1.jpg cũng là hai chữ Hán đọc là khẩu và cá.
- Lầm lẫn giữa một chữ nôm và một chữ Hán đồng dạng. Ví dụ chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tha3n.jpg có thể đọc theo Hán là thản "rộng", và theo Việt là đất (nghĩa: http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tho63.jpg + âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/da5t00.jpgđát).
- Khó đọc do đơn giản hóa. Ví dụ chữ nôm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/mo65t.jpgmột là xuất phát từ chữ Hán giản lược đi bộ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/thu3y.jpg thủy. Ví dụ một chữ nôm có thành phần âm bị giản hóa như: http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tha3n.jpg đất =nghĩa thổ+ yếu tố âm đơn giản hoáhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/da5t00.jpg (<http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/da1t.jpg đát). Yếu tố viết tắt cũng có thể là yếu tố nghĩa như: http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tra3i.jpg trải "kinh qua", gồm thành phần nghĩa viết tắt là http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tra3inghi4a.jpg + âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/lai.jpglai. Có một số trường hợp đơn giản hóa khó chứng minh như H-V http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/la64m.jpg lẫm > V http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/la91m.jpg lắm.
- Do có sự khác biệt ngữ âm giữa ngôn ngữ cho mượn và ngôn ngữ vay mượn. Một chữ Hán có thể dùng để ghi nhiều từ Việt gần âm nhưng không gần nghĩa. Ngược lại, nhiều chữ Hán đọc khác nhau nhưng gần âm lại được dùng để ghi chỉ một từ Việt.
II. Sự hình thành chữ quốc ngữ
Danh từ quốc ngữ, dịch từng chữ ra tiếng Việt là "nước, tiếng", nếu hiểu chính xác là "tiếng nước (nhà)" và như vậy quốc ngữ phải hiểu là "tiếng, ngôn ngữ". Thế nhưng danh từ này lại thường dùng để chỉ chữ viết tiếng Việt theo kiểu chữ cái La-Tinh. Quốc ngữ hay đúng hơn là chữ quốc ngữ là công trình của những giáo sĩ người Bồ, Ý, Pháp đã thành công trong việc chế ứng hệ chữ cái La-Tinh vào việc phiên viết tiếng Việt.
Ngay từ khi khởi đầu các hoạt động truyền đạo của họ ở thế kỷ 17, các giáo sĩ đạo Ky Tô phải giải quyết một vấn đề cực kỳ khó khăn là làm sao cho dân bản sứ hiểu họ nói gì. Trước sự tồn tại song song của hai ngôn ngữ ở Việt Nam lúc bấy giờ, một ngôn ngữ của của tầng lớp trí thức, tức là tiếng Hán-Việt, được triều đình Việt Nam sử dụng và các nhà nho xem trọng và ngôn ngữ thứ hai là tiếng Việt, ngôn ngữ của toàn dân, thì các giáo sĩ đã chọn lựa tiếng Việt, vì mục đích của họ là truyền đạo cho đám quần chúng. Hơn nữa nếu dùng một ngôn ngữ mà tất cả giới bình dân đều thông hiểu thì giới trí thức cũng hiểu không khó khăn gì, nhưng ngược lại thì không đúng. Chữ viết để viết tiếng Việt thời đó là chữ nôm, một văn tự rất khó lại nhiều chữ, nên các giáo sĩ bèn tìm cách đặt ra một hệ thống ghi chép đơn giản và quen thuộc với họ để ghi tiếng Việt. Ðó là tình hình và nhu cầu khai sinh ra chữ quốc ngữ mà mục tiêu đầu tiên và chủ yếu là ghi lại âm và thanh điệu của tiếng Việt - chữ quốc ngữ chủ yếu là một chữ viết ghi âm khác với chữ nôm là thứ chữ viết dựa theo chữ Hán là chữ tượng ý (idéogramme). Dưới đây phần miêu tả chữ quốc ngữ của chúng tôi căn bản dùng bài viết của A.-G. Haudicourt nhan đề là "Origine des particuliarités de l'alphabet vietnamien" đăng trongBulletin Dân Việt Nam số 3, 1949, E.F.E.O. Hà Nội.
Ðiều lý tưởng trong một chữ viết ghi âm như chữ quốc ngữ là đạt đến những quan hệ lưỡng-đơn ứng (bi-univoque) giữa ký hiệu và âm: một con chữ và chỉ một con chữ thôi tương ứng với một âm, và một âm luôn luôn được ghi chú do một con chữ và chỉ một con chữ thôi. Thế nhưng trong khi hệ thống âm thanh của một ngôn ngữ biến chuyển với thời gian thì chữ viết lại ổn định; đó là nguyên do phát sinh sự khác biệt đôi khi khá lớn giữa cách phát âm của các từ trong một ngôn ngữ và ký hiệu (tức chữ viết) dùng để ghi các từ đó.
Chữ quốc ngữ dưới dạng hiện nay đang dùng đã được thiết định với sự phát hành cuốn từ điển của linh mục Jean-Louis Taberd, Dictionarium anamitico-latinum, Serampore, 1838. Như vậy chữ quốc ngữ hiện sử dụng là một thứ chữ viết rất ít tuổi. Tuy thế chữ quốc ngữ vẫn chứa đựng những đặc điểm xuất phát từ những chữ viết rôman mà chữ quốc ngữ đã vay mượn. Sau đây là những chữ cái và những dấu thanh điệu mà ta thường gặp trong các sách vần Việt ngữ:

Phụ âm:

B C D Ð G H K L M N P Q R S T V X

CH GH GI KH NG NH PH TH TR (các tín hiệu kép này tương ứng với các phụ âm đơn)

Nguyên âm: 

A Ă Â E Ê I Y O Ô Ơ U Ư

Thanh điệu: 

ngang(không dấu): ta; huyền (http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/huye62n.jpg): tà; sắc (http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/sa91c.jpg): tá;

nặng (http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/na95ng.jpg) tạ; hỏi (http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ho3i.jpg): tả; ngã (http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/nga4.jpg): tã

II.1. Các phụ âm

H - H đơn chiếc ở vị trí đầu chữ có giá trị ngữ âm khác H trong CH, CH, KH, NH, PH, TH. H  là một âm xát thanh hầu điếc.

TH, PH - Trong TH, H chỉ một sự bật hơi, và như thế thì TH là một âm tắt bật hơi. Nhưng PH chỉ là một âm xát (spirante). Cách sử dụng con chữ H không nhất quán này phải suy ra từ nguồn gốc tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Tiếng La Tinh có thời phân biệt hai dãy phụ âm tắt, vang (B, D, G)và điếc (P, T, C, Q), khác với tiếng Hy Lạp, tiếng này đưa ra ba dãy, vang http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/lamda.jpg, điếc không bật hơihttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/pi.jpg và điếc bật hơihttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/fi.jpg. Người La Tinh để ghi những âm điếc bật hơi đã đem H thêm vào như là cái dấu của sự bật hơi: PH, CH, TH. Nhưng với sự biến chuyển của ngữ âm Hy Lạp thì vào cuối thời cổ đại, những âm tắt đã biến thành âm xát. Do sự kiện này, các ký hiệu đã được dùng để ghi các âm tắt bật hơi, được đem ra sử dụng từ thời trung đại để chuyển chú các âm xát như PH, THvà CH trong các ngôn ngữ Ðức. Bây giờ thì ta hiểu tại sao trong Việt ngữ, TH chỉ đến một âm tắt bật hơi của Hy Lạp cổ, còn PH lại chỉ đến một âm xát Hy Lạp hiện đại.

CH - Âm tắt vòm điếc CHlà mượn ở hai tiếng Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha, hai tiếng này lấy ký hiệu này từ tiếng Pháp cổ, ngôn ngữ sau đã tạo ra ký hiệu CH để ghi một âm mới không có trong các tiếng La Tinh cổ.
K, KH, GH - Âm tắt lưỡi giữa được ghi trong chữ quốc ngữ bằng chữ C ở trước A, (Ă, Â), O, (Ô, Ơ) và U, (Ư), nhưng lại bằng K trước E, (Ê), I, (Y). Lý do là trong tiếng La Tinh bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, phụ âm này đã biến thành một âm vòm trước trước E, I. Ðể tránh lầm lẫn giữa hai giá trị của C, người ta lấy chữ K dùng trong tiếng Hy Lạp và trong những ngôn ngữ Ðức, vì rằng người ta không còn khả năng dùng: (1) cả QU(E) lẫn QU(I) như trong Pháp ngữ hoặc Tây Ban ngữ; QU đã dùng để ghi một âm môi-mạc; (2) cả CH(E) lẫn CH(I) như trong Ý ngữ vì những lí do mà ta đã thấy ở đoạn trước. Trong những điều kiện này, ta hiểu được việc dùng KH để ghi âm xát lưỡi giữa đứng trước tất cả các nguyên âm. Việc ghi chú âm lưỡi giữa vang trước E, (Ê), I, (Y) đặt ra một vấn đề tương tự: vì rằng G(I) đã đại biểu cho một âm xát vòm vang trong Việt ngữ và vì người ta lại không thể dùng GU(I)để ghi một âm lợi, nên phải cầu đến cách ghi chú theo kiểu Ý là GH(E), GH(I). Tóm tắt lại là: âm lưỡi trước điếc được viết bằng Ctrước A, Ă, Â, O, Ô, Ơ, U, Ư; bằng K trước E, Ê, I, Y; bằng Q nếu nó là một âm môi hóa, nghĩa là Q tiếp sau có U. Mặt khác, âm lưỡi trước vang được ghi bằng GHtrước E, Ê, I, Y; bằng G trước tất cả các nguyên âm khác.
GI, D, Р- Âm xát vòm vang Việt được ghi theo kiểu Ý ngữ bằng GI bởi vì cách ghi chú âm này bằng ký hiệu J trong tiếng Pháp chỉ có từ thế kỷ 17 trở đi, ở thời này J là dạng của I  nếu đứng ở vị trí đầu của một tiếng: lúc bấy giờ người ta viếtjure thay cho ivre. Người ta đã dùng D để ghi âm tắt vòm trước vang mềm hóa; việc này bắt phải thêm vào D một dấu ngang, để D viết thành Ð, Ð dùng để ghi âm tắt đầu lưỡi vang tương ứng với âm điếc T, và như vậy cách ghi chú này nhắc ta là có sự quan hệ thân thuộc giữa Ð và T.
S, TR - Ký hiệu Sdùng để ghi âm xát răng trong tiếng Pháp, nhưng trong một địa phương vùng Basque, âm S thụt lùi để trở thành âm uốn lưỡi, nghĩa là âm đọc ở đỉnh vòm. Nhưng S  với cách phát âm này có trong tiếng Việt, việc này giải thích sự có mặt của nó trong chữ quốc ngữ. Còn TR là ký hiệu ghi chú li lai (notation approximative) dành cho âm tắt uốn lưỡi tương ứng, âm này không có ở châu Âu.
X- Trong phụ bản Brevis Declaratio của cuốn Dictionarium, tác giảde Rhodes có nói rõ là Xrất thường dùng và được phát âm như trong tiếng Bồ Ðào Nha, hay như SC trong tiếng Ý. Giá trị ngữ âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/Schapeau.jpg của chữ X trong tiếng Bồ hiện đại bắt nguồn từ trước thế kỷ 17, và nhóm con chữ SChay dùng để ghi âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/Schapeau.jpg trong tiếng Ý như trong trường hợp hiện nay.
NH, NG(H) - Ðể chỉ rõ giá trị ngữ âm của NH, de Rhodes nói rằng " chúng ta cũng viết H sau N, ví dụ nhà, và y như gna trong tiếng Ý". Haudricourt (1949) đã nhận xét rằng "trong Pháp ngữ và Ý ngữ, âm mũi vòm trước xuất phát từ nhóm GN của La Tinh; âm mũi này còn lưu giữ cách viết như thế trong khi ở tiếng Bồ cũng như trong tiếng provençal hay tiếng gascon, âm này lại được ghi là NH cho được tương tự với âm tắc tương ứng CH ; chính cách viết kiểu sau, tức NH, được tiếng Việt áp dụng." Âm mũi lưỡi giữa ghi bằng ký hiệu NG có thể hiện diện ở vị trí đầu hay vị trí cuối âm tiết. De Rhodes ghi nhận rằng ở vị trí cuối "G không phát âm rõ ràng như ở vị trí đầu, đọc một cách không phân định (indistinct), dường như người ta loại bỏ đi phần uis của chữ sanguis, chỉ còn lạisang "quý sang". "Vì là âm tương ứng với con chữ G được ghi theo tiếng Ý bởi GH trước E, (Ê), I, (Y) nên do đó NG trước các phụ âm này trở thành NGH.
II.2. Các nguyên âm
A, Ă- Nguyên âm a được ghi khác nhau trong tiếng La Tinh tùy theo âm lượng: a cho âm dài và ă cho âm ngắn; ký hiệu sau được đem vào tiếng Việt.
Â, Ê, Ô - Trong tiếng Pháp, dạng viết aagetrở thành âge, dấu ^ đặt trên nguyên âm cho biết đó là một nguyên âm dài. Ta cũng gặp cách dùng ký hiệu đó trong tiếng Bồ; ở ngôn ngữ này oo trở thành ô và ee thành ê. Trong tiếng Bồ, ô và ê biểu diễn những nguyên âm khép hơn: ô có một giá trị trung gian giữa o và u; ê giữa e và i. Tiếng Việt cũng có những nguyên âm cùng một giá trị, sự kiện này minh chứng việc tiếng Việt mượn các ký hiệu ở tiếng Bồ.
- Các ký hiệu ơ và ư dành cho các nguyên âm dòng sau không tròn môi bắt nguồn từ các ký hiệu http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/otrema.jpg vàhttp://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/utrema.jpg.
Y - Chữ này nằm trong hệ thống chữ cái Hy Lạp. Yđược mượn ở tiếng Tây Ban Nha trong đó nó thay thế i nằm giữa hai nguyên âm hay nằm ở vị trí cuối.

II.3. Thanh điệu
Ðể ghi hai thanh điệu trong tiếng Hy Lạp cổ, người ta đã dùng hai ký hiệu http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/sa91c.jpgvà http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/nga4.jpg; thanh của những từ không có trọng âm được ghi bằng dấu. Trong các ngôn ngữ rôman, các dấu http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ho3i.jpgvà http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/na95ng.jpgđược sử dụng để chỉ thanh điệu của câu, tương ứng với nghi vấn và tường thuật. Cái tài tình của các nhà sáng chế ra chữ quốc ngữ là đã dùng các dấu này để ghi thanh điệu của âm tiết, và việc này giải thích chỗ đặt dấu thanh đối với nguyên âm chính của âm tiết: thanh hỏi thuộc âm vực cao nằm trên còn thanh nặng thuộc âm vực thấp đặt ở dưới.
III. Một số suy nghĩ đối chiếu
Các chữ nôm ở thời kỳ đầu là những chữ vay mượn theo phép giả tá (mượn theo âm Hán). Như vậy các chữ nôm này là những chữ dùng để phiên âm không hơn không kém. Về sau vì số lượng đáng kể của các chữ đồng âm, hoặc gần âm một cách không chính xác, "tạo" ra theo phép giả tá, người ta phải nhờ đến yếu tố chỉ ý để hình thành chữ nôm theo phép hài thanh, nhưng yếu tố chỉ ý này cũng chỉ là một điểm tựa mỏng manh trong việc đọc ra chữ nôm. Trên mặt này, phần chỉ ý không làm đầy đủ chức năng giúp ta giải mã chữ nôm trên mặt ngữ nghĩa ; trong một chừng mực nào đó phần chỉ ý chỉ giúp ta phân biệt hai chữ nôm đồng âm bằng cách xếp chúng vào hai loại khác nhau. Như bộ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/nha6n.jpgnhân ghép với yếu tố thành phần âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bi2.jpgbì cho ta chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/be2.jpgbè với nghĩa là "bè đảng" trong khi cùng với phần âm http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/bi2.jpg bì mà ghép với bộ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/tru1c.jpg trúc thì cũng cho một chữ http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/be2thuye62n.jpg bè đồng âm nhưng với nghĩa là "thuyền bè". Như thế, bộ phận nghĩa không cần thiết cho chữ nôm bằng bộ phận âm. Bộ phận nghĩa chỉ là một yếu tố phụ, một nét khu biệt, cho bộ phận âm và ta có thể không dùng đến; sự không cần thiết của bộ phận nghĩa đã được chứng minh ở những chữ nôm theo phép giả tá, và nhất là ở chữ quốc ngữ.
Vì tính chất thứ yếu và không cần thiết của bộ phận chỉ ý và hiệu suất kém cỏi của nó - việc này giải thích hùng hồn lý do tại sao số lượng chữ hội ý rất nhỏ - sự sử dụng yếu tố chỉ ý càng ngày càng nhiều với sự gia tăng càng ngày càng cao của chữ nôm hình thanh vào thời phát triển mạnh của chữ nôm từ thế kỷ 18 trở đi, là một giải pháp thật tốn kém.
Một trở ngại khác của chữ nôm bắt nguồn từ quyết định tuyển dụng, hay đúng hơn là sự nổi trội và bảo tồn của âm tiết như là đơn vị ngữ âm tác động trong công cuộc đặt chữ viết. Do vậy, đơn vị thuộc cấu khớp thứ hai (2è articulation) theo A. Martinet hóa ra trong nôm trên bình diện đoạn tính, là không khác gì đơn vị thuộc cấu khớp thứ nhất : âm tiết là yếu tố cơ sở nhỏ nhất, cả về mặt âm lẫn nghĩa. Người Việt Nam trước khi chữ quốc ngữ được đem ra áp dụng, chưa bao giờ nghĩ đến việc phân tích âm tiết thành những thành phần nhỏ hơn: tỷ như họ đã không tính đến việc tạo ra những cái dấu để ghi thanh điệu; thanh điệu hoàn toàn nhập vào, lẫn vào với âm tiết trong đó các thanh không có một hiện diện hình thức đặc thù nào cả. Việc sử dụng âm tiết như một đơn vị ngữ âm cơ sở bắt buộc ta phải tạo ra thật nhiều ký hiệu viết, 8187 chữ/ ký hiệu theo Bảng tra chữ nôm của Viện Ngôn Ngữ Học, Hà Nội, 1976. Một hậu quả khác xuất phát từ quan niệm chữ nôm: một số ký hiệu/ chữ đạt đến số nét cao khó tưởng tượng là 35, như chữ đọc http://chimviet.free.fr/vanhoc/vnchuviet/npph051/ru2a.jpg rùa theo quốc ngữ.
Trong lúc đó, việc trình bày và bàn luận về chữ quốc ngữ được diễn ra trên một bình diện khác, bình diện giá trị của âm vị và của những con chữ đại biểu. Phải nhìn nhận là mặc dù có những khuyết điểm nhỏ, công trình của A. de Rhodes, của những người đi trước ông, cũng như của những kẻ kế tiếp, là một thành công khoa học đáng ghi. Theo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học thì chữ quốc ngữ là một hệ thống phiên viết mạch lạc, chặt chẽ, có giá trị về ngữ âm học. Nó đã gây ấn tượng tốt cho nhiều chuyên viên vì tri giác cao và tài khéo léo của những người phát minh. Một khi đã học hiểu - học chữ quốc ngữ chỉ cần vài ba tuần - thì chữ nào từ nào cũng đọc được đúng đắn vì trường hợp chính tả ngoại lệ có nhưng không đáng kể. Thay vì hơn 8000 chữ nôm kê ra trong Bảng tra chắc chắn là chưa đầy đủ của Viện Ngôn Ngữ đã nói ở trên, thì chữ quốc ngữ chỉ cần dùng vỏn vẹn có 43 ký hiệu cơ bản. Ðó là chỗ khác biệt phi thường giữa hai thứ chữ viết, một sự tiết kiệm lớn lao trong việc vận dụng trí nhớ để học chữ quốc ngữ thay vì chữ nôm, mặc dù là khi học chữ quốc ngữ không những chỉ học chữ cái mà còn phải học cách kết hợp của chúng.
Người ta thường nói đến một khuyết điểm lớn của chữ quốc ngữ là chữ viết này không có khả năng phân biệt những chữ khác nghĩa nhưng đồng âm. Tỷ như từ la "con lừa" viết y như từ la "ré lên". Nhưng như vậy thì ta cũng có thể chê một văn tự như Pháp ngữ vì trong tiếng Pháp, chữ la có thể đọc như là một quán từ, nhưng cũng có thể đọc như nốt thứ 6 của một thang nhạc. Theo mô hình Hán, chữ nôm nhắm tới việc biểu thị một từ như là một tín hiệu ngôn ngữ kết hợp một hình ảnh âm thanh với một khái niệm. Nhưng trong tình hình chữ viết hiện tại, nếu hình ảnh âm thanh được hoàn toàn biểu diễn bởi tín hiệu, thì khái niệm trái lại thường được định ra không phải chỉ bằng tín hiệu thôi mà còn bằng chu cảnh ngữ đoạn, hoặc ngữ cảnh. Trong chữ quốc ngữ, chu cảnh ngữ đoạn làm công tác thay thế bộ phận nghĩa trong chữ nôm. Cho nên, để nói rõ nghĩa của một tiếng X, người ta có hai cách: lúc xưa, và theo kiểu Hán, các nhà nho viết trong lòng bàn tay cái chữ tương ứng với âm X, chữ này gồm có bộ phận chỉ ý; hiện nay, sau khi chữ nôm đã bị lãng quên, thì ta lại giải nghĩa X bằng cách xác định rằng "đó là X trong XY" Tỉ dụ như để giải thích cho người đối thoại biết nghĩa của chữ may, ta có thể nói đó là may như may rủi, chứ không phải may trong may vá. Như vậy yếu tố Y trong XY đóng vai trò yếu tố "chỉ nghĩa" của X. Trong chức năng này, Y tốt hơn nhiều so với bộ chữ chỉ ý trong chữ nôm vì, một mặt Y phụ trợ chỉ nghĩa của X một cách rõ ràng chính xác hơn, và mặt khác số chữ Y có thể sử dụng là tương đối nhiều, và nhờ những yếu tố Y khác nhau ghép vào mà X diễn tả ra được những sắc thái ngữ nghĩa khác nhau. Các nhà từ điển học Việt Nam đã sớm hiểu được cái hay, cái lợi của phương cách này, nên đã sử dụng theo hai kiểu: thụ động như là một phương tiện làm rõ nghĩa của một từ X; hoặc tác động như phép tạo từ mới. Ví như, xuất phát từ co, ta đặt ra co khít, co cứng, co giật, co thắt, co cóp, v.v...
IV. Chữ viết, ngôn ngữ, văn hóa
Chúng ta đã lần lượt điểm qua những đặc tính, những ưu khuyết điểm của hai thứ chữ viết liên quan đến tiếng Việt. Việc loại bỏ chữ nôm để dùng chữ quốc ngữ chỉ có lợi cho tiếng Việt mà thôi. Nhưng chúng tôi thấy cần phải nhấn mạnh một điều: sự thôi dùng chữ nôm không bắt buộc phải kéo theo sự từ bỏ học tập chữ Hán, hay tiếng Trung Quốc. Ðáng tiếc là người ta hay lẫn lộn hai sự việc này. Việc đem áp dụng một cách bắt buộc, tăng tốc, chữ quốc ngữ của chính quyền Pháp ở Ðông Dương vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 nhắm mục đích chính là xoá bỏ ảnh hưởng lâu đời của Trung Hoa ở Việt Nam, và thay thế vào đó một ý niệm về văn minh theo kiểu Âu Châu. Như vậy thì đó là một toan tính thay thế một nền văn hoá, một thế hệ, một lớp trí thức bút lông (các nhà nho viết bằng bút lông), bằng một nền văn hoá khác, một thế hệ khác, một lớp trí thức khác viết bằng bút thép (học sinh các trường Pháp Việt viết bằng bút sắt hiệu sergent-major). Trong môi trường đó, chúng ta đừng lấy làm lạ là những thành công cá thể trong việc hội nhập văn hóa Tây phương được đề cao, còn thành phần trí thức cũ, mặc áo dài đen, đội khăn đóng, thì lại bị đồng hoá với một nước Việt Nam lỗi thời, đóng bụi, chưa thoát ra khỏi lũy tre xanh để bước vào kỹ nguyên điện khí. Người ta thỉnh thoảng còn gặp lại hình ảnh nước Việt Nam ấy, nhất là vào dịp tết nguyên đán, ở các lề đường, với các cụ già có những chòm râu đáng kính, hoa tay đặt bút lông trên những tờ giấy đỏ, viết những câu đối phượng múa rồng bay. Các chữ kiểu hán nôm tượng ý tượng hình rất thích ứng cho những dịp này, những dịp mà đồ trang hoàng vừa thuộc nghệ thuật hoa văn, vừa thuộc trí thức, nhưng cũng gợi nhắc lại hình ảnh, tình cảm của một xã hội đã đi vào quá khứ.
Thứ chữ viết kiểu Hán (chữ nôm), hình ảnh của một quá khứ đã đi vào quá khứ, đó là sự việc hiển nhiên! Nhưng di sản văn hoá thâu thập được qua mười thế kỷ đô hộ Trung quốc, mười thế kỷ độc lập tự chủ, gần một thế kỷ hiện diện của Pháp, có trọng lượng trên tương lai của xứ sở. Và một trong những thành tố quan trọng của di sản đó là thuộc diện ngôn ngữ học, hay đúng hơn thuộc diện khái niệm mà chữ viết chỉ là một phương tiện truyền thông. Chúng ta thôi dùng chữ nôm không có nghĩa là chúng ta sẽ từ bỏ cái di sản Ðông Á đó. Bằng chứng là tiếng Việt đã và đang rút từ cái vốn từ vựng của tiếng Hán những nghĩa tố, những căn tố từ nguyên, để tạo thêm những từ mới về khoa học hoặc văn học. Những yếu tố ngữ nghĩa mà tiếng Hán đã làm giàu qua hàng nghìn năm lịch sử chắn chắn bắt nguồn từ ngôn ngữ viết (langue graphique) mà L. Vandermeersch (1986, 125-158) đã đề cập đến một cách thuyết phục. Ngôn ngữ viết này biến thành ngôn ngữ nói, những cái biểu đạt bây giờ được nhận diện bằng cái mặt ngữ âm của nó. Chính trong y phục mới này mà và thường là dưới dạng từ ghép mà những phân vi (monem) - âm tiết đã đi vào tiếng Việt dưới hình thức quốc ngữ. Ta gặp lại phương thức hội ý cổ truyền, lần này không áp dụng cho một đơn vị viết âm tiết (unité graphique-syllabique), một tự , mà cho một từ, đơn vị ngữ pháp, tập hợp đa hình vị đa âm tiết. Trong việc phiên viết chúng ra chữ quốc ngữ, những từ vay mượn đó được đồng hóa bằng cách du nhập vào bản sắc văn hóa dân tộc của nước Việt Nam hiện đại, vì đó là phản ánh của những sự hiện diện kế tiếp nhau, hay đúng hơn, của một sự hợp tác thành công giữa một phương Bắc rất gần và một phương Tây xa xôi.
Thư mục
Aymonier, Etienne, 1886. Nos transcriptions. Etudes sur les systèmes d"écriture en caractères européens adoptés en Cochinchine française. Excursions et reconnaissances 12: 31-89.
DeFrancis, John, 1977. Colonialism and Language Policy in Vietnam, The Hague, Mouton.
De Rhodes, Alexandro, 1651. Dictionarivm Annamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm, Romă, Sacră de Congregationis.
Haudricourt, André-Georges, 1949. Origines des particularités de l"alphabet vietnamien, Bulletin Dân Viêt Nam 3: 61-68, Hanoi.
Hoàng Xuân Hãn, 1948. Danh từ khoa học, Saigon (in lần thứ 2).
Maspero, Henri, 1912. Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales, Bulletin de l"Ecole Française d"Extrême-Oient, XII,1.
Nguyễn Phú Phong, 1978. A propose du nôm, écriture démotique vietnamienne, Cahiers de Linguistique Asie Orientale No 4, 43-55, Paris.
Nguyễn Phú Phong, 1984. Formation et standardisation du vocabulaire scientifique et technique en vietnamien, in I. Fodor et C. Hagège (éds), La réforme des langues. Histoire et avenir, vol. III, Hamburg, Buske Verlag.
Nguyễn Phú Phong, 1988. L'avènement du quốc ngữ et l'évolution de la littérature vietnamienne. Quelques considérations linguistiques, in Cahiers d"Etudes Vietnamiennes 9, Université Paris 7.
Nguyễn Phú Phong, 1990. Le vietnamien: un cas de romanisation inachevée, Cahiers d"Etudes Vietnamiennes 10, Université Paris 7.
Roux, Jules, 1912. Le triomphe définitif en Indochine du mode de transcription de la langue annamite à l"aide des caractères romains ou "Quốc ngữ". Conférence. Paris, Imprimerie Nouvelle.
Vandermeersch, Léon, 1986. Le nouveau monde sinisé, Paris, PUF.
Viện Văn Học, 1961. Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Hà Nội, Viện Văn Học.
Nguyễn Phú Phong
Theo http://chimviet.free.fr/

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...