Nguyễn Thị Manh Manh (1914-?)
Nguyễn Thị Manh Manh là biệt hiệu, nữ sĩ
thường ký tắt là Manh Manh, tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, sinh năm 1914 tại
tỉnh Gò Công (Nam phần). Con của một công chức, tri huyện Nguyễn Đình Trị,
tục danh Huyện Trị; ông cũng là một cây bút trong làng báo lúc bấy giờ. |
Dưới tựa đề : |
Thưa các chị em.
Báo Phụ nữ tân văn số mùa Xuân có dự tính làm ba việc :
2) Tổ chức một cuộc Hội-chợ Phụ-nữ.
3) Mở một Nữ-lưu Học-hội.
Trong ba điều dự tính đó, có hai điều đã thiệt hành. Hội-chợ Phụ-nữ nay đã mở cửa. Tiền thâu được giúp vào cho sự tiến hành của Hội Dục-anh. Và hồi hôm này, về vấn đề dục anh cũng đã có chị em bạn gái ra diễn thuyết ở đây nữa.
Vậy còn Nữ-lưu Học-hội bao giờ mới ra đời ?
Việc đó cũng như việc trên, không phải riêng của Phụ nữ Tân văn mà là chung của Nữ-lưu Nam-Việt, thì tưởng cũng nên nhân cơ hội này, đem ra nói chuyện với hết thảy chị em trong nước có mặt ở đây.
Tài sơ, trí thiểu và lời ăn nói vụng về như tôi, thật lấy làm e lệ mà bước lên diễn đàn và cũng lấy làm áy náy, sẽ không khỏi để phụ lòng quí ông, quí bà và hết thảy các chị em.
Nói chuyện về Nữ-lưu Học-hội tức là muốn nói chuyện phụ nữ với văn chương. Nếu cho Nữ-lưu Học-hội là cần ích thì cũng phải cho đàn bà là có mật thiết quan hệ đến văn chương nước nhà.
Sự quan hệ đó, tôi muốn nói rõ ở bài này. Tôi lại còn muốn xét ra cái địa vị của đàn bà trong văn học cổ kiêm, nói về cái công dụng của Nữ-lưu đối với tinh thần trí thức của loài người, giả thuyết như được cùng chị em trong nước đương hội hiệp nhau ở nhà Nữ-lưu Học-hội mà chung vui câu chuyện văn chương.
Phàm văn học nước nào cũng đều có thể chia ra làm hai phần, phần khách quan và phần chủ quan (littérature objective et littérature subjective).
Cái văn học khách quan thường thiên về triết lý với khoa học. Cái văn học chủ quan thường trọng về mỹ thuật với thi ca. Một đàng nhờ cái tư tưởng nhơn sanh mà có, một đàng do ở cái tình cảm nhân loại mà ra.
Theo lẽ sinh lý, thì đàn bà thường nặng về phần hồn và nhẹ về phần trí, cảm tình thì sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong văn học thường sở trường về lối tả cảnh, đạo tình mà ít hay về lối khách quan triết lý.
Đem cặp mắt tinh thần mà thưởng thức đến những kỳ quan, thắng cảnh của thiên nhiên vũ trụ, đem khối tình thâm thiết mà hòa theo với những nỗi cay, đắng, bi, thương của nhân loại thế gian, đố ai nói được rằng đàn bà phải thua sút đàn ông về chỗ đó.
Đã sẵn có cặp mắt tinh thần ấy, đã có sẵn khối tình thâm thiết ấy, mà lại có văn tài đủ hình dung được những cảnh mình coi, đủ tả diễn được những tình mình cảm, thì khó gì mà chẳng thành nên được những công trình tuyệt xảo về mỹ thuật, văn chương.
Thử đọc bài thi Vịnh Đèo Ngang của bà Huyện Thanh-Quan :
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc.
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân ngảnh lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
thì ta phải công nhận là một bài thi tả cảnh thiệt hay, phải có tinh thần mỹ thuật mới chụp được hết những cái cảnh sắc thiên nhiên, mà lại cũng phải có tâm hồn thi sĩ mới cảm thấy được những mối kỳ tình cao tứ.
Lại thử đọc một đoạn văn sau này trong bài Giọt lệ thu của nữ sĩ Tương-Phố đã thấy đăng trên tạp chí Nam phong.
Năm năm ô thước bắc cầu Ngân-giang
Đôi ta ân ái lỡ làng,
Giữa đường sinh tử đoạn trường chia hai.
Anh vui non nước tuyền đài,
Cõi trần hương lửa thương ai lạnh lùng.
Nhân gian khuất nẻo non bồng,
Trăm năm não kiếp tấm lòng bơ vơ ...
thì ta sẽ thấy thiệt là tình thâm, giọng thiết, phi ngọn bút đàn bà không lấy đâu được lời văn thống thiết như thế, và nếu không phải là đàn bà về hạng cao đẳng ( femme supérieure ) thì cũng không lấy đâu được cái tình cảm nặng nề như kia.
Hoặc có kẻ nói : bài văn tả cảnh chỉ là một cái đồ chơi tỉ tỉ của khách nhàn cư, mà lời thơ đạo tình nhắm cũng chẳng ích gì cho nhơn tâm thế đạo.
Nói vậy thì những bài thi tả cảnh của Lamartine sau có người dám đem mà so sánh với những bài văn triết lý của Descartes mà những giọt lệ nên thơ của Musset sao có người dám đề trên những thiên hùng văn đại luận của Voltaire ?
Không. Nếu cái óc ta cần phải làm bạn với những cái tư tưởng cao siêu thì cái hồn ta cũng cần phải tiêu dao với những cái công trình mỹ thuật. Nếu cái phần trí thức ta cần phải trau giồi cho được sung túc phong phú, thì cái khối tình cảm ta cũng cần phải bổ dưỡng cho được thâm thiết trứ minh.
Vả, một giọt nước mắt của kẻ đa tình, một tiếng thở dài của người mạng bạc, nếu ta biết nó từ đâu mà có, lại thật rõ trong cái tâm sự của kẻ đoạn trường thì đều có thể bổ ích được như mấy thiên khảo cứu của những nhà triết học vậy.
Nếu văn học khách quan có thể làm cho ta khôn người ra thì cái văn học chủ quan lại khiến ta được biết mình hơn.
Thấy người vui mà xét đến nỗi vui của ta, thấy người buồn mà xét đến nỗi buồn của ta, thấy người xót xa đau khổ mà xét đến những chỗ đau khổ xót xa của ta, thì chẳng những ta được vừa lòng rằng đã có người cùng một tâm sự với ta, mà lại còn thỏa chí vì ta đã nhơn đấy mà tự biết thêm được các bổn ngã của ta nữa.
Một nhà Tây nho có nói : " Mỗi người ta đều có đem theo một cuốn sách nhơn loại ( livre de l'humanité ).
Những của cải tích trữ ở trong cái kho tàng đó, nếu có thể phân phát ra bằng ngọn bút đường văn, thì cái văn ấy là cái hình ảnh của nỗi lòng, khi thường, khi biến, lúc an, lúc nguy, tùy theo với sự kích thích của ngoại cảnh mà thăng trầm, mà theo với cái ca điệu của thiên nhiên mà họa vận.
Nhưng nếu không có văn tài đủ tả diễn nó ra thì cũng có thể gây lấy ảnh hưởng tới những văn nhơn tao sĩ, mà hoặc truyền thọ cái nguồn thi ca của mình, hoặc phát sanh cái kho tình cảm cho người để gián tiếp giúp vào cho văn học.
Cái công việc trực tiếp của đàn bà, đối với văn học thì từ xưa tới nay ta đã thấy nhiều, thấy bà Thị Điểm, thấy bà Thanh-Quan, thấy bà Sévigné, thấy bà Starl, v.v... mỗi bà đều có thêm chương, thêm tiết vào cho cuốn sách nhơn loại, càng ngày càng được hoàn toàn thêm lên, được phong phú thêm ra, cho cái tâm giới minh mông bát ngát của người đời đã phải theo vết chơn nhà thám hiểm mà lần lần cũng được khám phá như cái thế giới hữu hình của ta vậy.
Còn công việc gián tiếp đàn bà đối với văn học thì trong lịch sử cũng đã từng có nói : nói Pascal đã chịu ảnh hưởng của cô em Jacqueline mà làm ra tập Tư tưởng ( Les Pensées ); lại nói Chateaubriand đãõ chịu ảnh hưởng của bà chị Lucile mà làm ra bộ Tinh thần đạo Cơ-đốc ( Génie du Christianisme ).
Nhưng tới năm hai mươi tuổi thì điên. Sự điên này, người thì cho là bởi quá dùng sức của tinh thần mà kẻ lại nói bởi thiếu đồ ăn cho tình cảm.
Sau ông gặp một nhà nữ sĩ là Taylor phu nhơn. Ông thương bà, rồi ông cưới bà. Từ đó ông hết điên và làm ra được nhiều sách rất có giá trị tới nay còn nhiều người nói đến.
Sau khi bà Taylor chết, trên bài tựa một cuốn sách của ông, ông có viết mấy hàng để kính tặng cái hương hồn của bà, xin dịch ra sau đây:
" Quyển sách nầy là để kính tặng cái hương hồn một người vừa dự phần cảm hóa lại vừa giữ việc trứ tác trong những chỗ đặc sắc nhứt ở các công trình văn nghiệp của tôi, tức là cái hương hồn của người vừa là nữ lưu (amie) vừa là hiền thê, mà tôi đã được thừa hưởng, biết bao nhiêu những lời khuyến khích phấn khởi, cùng những ý kiến biểu tình mà tôi đã coi như những phần thưởng đích đáng vậy. Từ mấy năm nay những cái gì tôi đã viết ra, tức vừa là ở công tôi, vừa là ở công nàng.
" Nhưng quyển sách này mà tôi đã xuất bản ra đây, không được nàng coi lại như lòng tôi sở nguyện, thiệt đã khiến cho nhiều chỗ quan trọng cần phải phủ chánh mà không được nàng ở lại để phủ chánh lại cho.
" Nếu tôi chỉ lấy nửa phần những cái tư tưởng quảng bác, những cái tánh tình cao siêu mà nàng đã đem đi mất, thì thế giới sẽ được hưởng thọ gấp mấy mươi chữ cái tôi viết bây giờ, chỉ riêng một mình độc lực mà không có cái tài trí độc nhứt, vô song của nàng bổ cứu vào cho ".
Coi như vậy thì cái địa vị của đàn bà ở trong văn học cũng không phải là thấp thỏi gì, theo như nhiều người đã tưởng. Và cái ảnh hưởng của đàn bà đối với những bậc văn nhân tao sĩ cũng rất là nặng nề thâm thiết, nhờ đó mà văn học phát đạt vô cùng.
Tuy nhiên, cái địa vị đó thường vẫn có nhiều người lấy làm bất mãn vì thấy nó cách biệt quá với cái địa vị của nam giới ở trên văn đàn. Và cái ảnh hưởng kia, lại có kẻ coi là không danh giá gì cho phụ nữ ở giữa đời văn minh khoa học.
Bởi vậy mà mới đây có sự cách mạng rất đáng chú ý ở làng văn nữ giới là sự nam hóa ( masculinisation ) nghĩa là sự đàn bà muốn hóa theo đàn ông. Sự nam hóa nầy là kết quả dĩ nhiên của cái phong trào nữ quyền ở thế giới.
Mà đã muốn tỏ ra có tư cách khoa học, có tư tưởng triết học, biết nghị luận khách quan thì cái bổn ngã khác thế nào.
Có người cho sự nam hóa nầy là không có lợi cho văn học, vì nếu đàn bà mà hóa theo đàn ông cả, thì trong tư tưởng giới ( monde intellectuel ) không biết có thêm được gì không, mà trong tinh thần giới ( mond moral ) ta đã thấy sự thiệt thòi, cái kho trí thức của nhân loại không biết có tăng lên được bao nhiêu, mà cái nguồn tình cảm của nhân loại ta đành thấy ngưng trệ.
Đàn bà muốn nam hóa thì cứ việc nam hóa, mà đâu có nam hóa được hết, và đâu có thể bỏ hẳn được cái bổn sắc của mình.
Nhà nữ khoa học sẽ làm cho khoa học nên thơ. Nhà nữ văn học sẽ làm cho tư tưởng thêm ngộ. Nhà nữ tác giả sẽ làm cho nghĩa lý thêm duyên. Mà rồi mỗi thể trong văn học ( genre littéraire ) sẽ đều có cái vẻ dịu dàng êm ái, cái vị phong phú, thanh tao của đàn bà có điểm chuyết vào cho.
Thử đọc qua văn học sử nước Pháp ngày nay, ta lại chẳng thấy những nhà nữ sĩ như Arvède Barine, Sévérine, Made de Searcey, v.v ... kẻ chuyên về sử học, người viết văn phê bình, kẻ đứng làm chủ báo ... phần nhiều đều được hoàn toàn đắc thể cả ư ?
Vả, bây giờ ta mới thấy ở văn học nữ lưu có phong trào nam hóa, mà từ trước đến nay, ở bên nam giới đã có bao nhiêu sự nữ hóa về văn chương ?
Ông Lamartine vì thương bạn gái mà làm nên được những bài thi tuyệt diệu, ông Alfred de Musset vì giận tri âm mà có được cái giọng điệu tiêu tao. Ở Hà-tiên có nhà văn sĩ Đông Hồ viết văn đã nhiều mà chỉ có bài văn khóc vợ là hay hơn hết cả. Ở Hà-nội có nhà thi sĩ Tản-Đà, thường phải giả thiết ra một người tình nhân không quen biết để lấy tứ làm thi.
Nay có cái phong trào nam hóa, không biết sự nữ hóa còn được ở trong văn học không. Hai việc đó xét ra không có gì là mâu thuẫn cả.
Đàn bà muốn học cái cứng cỏi của đàn ông cũng chưa bớt cái uyển chuyển của đàn bà. Đàn bà muốn có cái khách quan của đàn ông, thì đàn ông cũng vẫn mượn được cái chủ quan của đàn bà chớ sao ?
Nay xét đến sự nam hóa đó ở trong văn học nước nhà thì ta cũng đã thấy có nhiều cái hiện tượng khả quan.
Thấy các bà chủ thơ quán hô hào việc dân, việc nước, các bà chủ tân văn cổ động bình đẳng, bình quyền, các cô nữ tác giả, nữ trợ bút, kẻ kê cứu học thuật, người nghị luận văn chương, kẻ giữ việc khôi hài trên báo chí, người chuyên bàn đạo lý giữa văn đàn ... nhứt nhứt đều nhiệt thành nam hóa, công nhiên phản đối hẳn cái địa vị trước kia đàn bà ở văn học, mà tư tưởng, học thức, giáo dục, hành động đều muốn như bạn nam nhi để mưu lấy quyền lợi bình đẳng ở xã hội.
Lấy riêng về phương diện văn học mà nói thì cái phong trào nầy chính là một cái triệu chứng về sự tấn hóa của nữ lưu ở trên đường văn học.
Sự tấn hóa đó ta chưa thấy được mạnh mẽ, vì trong xã hội, ngoài những trường học công, tư, theo chương trình của nhà nước, thì chưa có cái cơ quan văn học nào của nữ lưu.
Đó là một sự thiếu sót mà chúng ta đều lấy làm phàn nàn, và chính cũng là một lẽ khiến cho chúng ta trông đợi có một vài nữ lưu học hội mở ra trong xã hội Việt-nam.
Đã đành, việc văn học không phải là việc chung của hết thảy mọi người, mà hễ có duyên nợ với văn chương thì cũng không cần phải có nữ lưu học hội mà mới phát triển được cái thiên tài thi cảm của mình.
Đối với những cái thiên tài xuất chúng, nữ lưu học hội có thể không là cần thiết; đối với những kẻ dung tục chí ngu, nữ lưu học hội có thể cho là đồ thừa.
Nhưng đối với những người như chúng tôi đây, ngu mà muốn học cho khôn, dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mỹ thuật mà biết yêu mến mỹ thuật, không biết văn chương mà biết cảm mến văn chương, thì nữ lưu học hội thiệt là cần ích cho chúng tôi lắm.
Theo như lời tuyên ngôn trong số mùa Xuân của Phụ nữ tân văn thì học hội sẽ do một bọn phụ nữ lập ra và đứng chủ trương. Đại để dạy nhau bằng cách nói chuyện, ai cũng có thể nghe mà hiểu được hết, ấy là học đó. Chỉ cần có căn phố rộng, bàn ghế cho nhiều, tuần lễ mấy lần, mời những tay thông thái đến giảng về những vấn đề cần yếu cho chị em nghe, bất luận sang hèn, ai muốn học đều có thể ghi tên vào mà nghe giảng.
" Ấy chẳng qua là một phương pháp cấp cứu cho nạn đói khó về sự học mà là một phương pháp đã kiến hiệu được ở nhiều nước ".
Ở các nước thì tôi không biết, chớ ở nước Pháp hiện có cái Université des Annales do bà Yvonne Sarcey chủ trương mỗi tuần đều có mời những nhà văn hào thi sĩ, hoặc những vị bác học hàn lâm tới diễn thuyết về văn chương, lịch sử, mỹ thuật, thi ca, hoặc nói chuyện về luân lý, giáo dục, xã hội, kinh tế.
Mỗi lần diễn thuyết, nữ thính giả đến dự rất đông. Cô học sinh sau khi ra khỏi cửa trường, chị thơ ký sau khi đã rời biệt việc sở, bà nội trợ sau khi đã rảnh chuyện gia đình, khách khuê phòng sau khi đã xếp đồ may vá ... ai cũng vui lòng đến nghe diễn thuyết để học thêm lấy một vài cái lạ, cái hay mà tu bổ vào cho trí thức cho mình, và để tiếp hưởng lấy một cái cảm giác về mỹ thuật, văn chương đặng sống qua một vài chục phút cái đời tinh thần giữa thế tục.
Cái nữ lưu học hội ở nước ta mà Phụ nữ tân văn đang được dự tính đây, liệu sẽ có được cái kết quả đó không ?
Nhưng nếu các chị em trong nước đã cùng tôi nhận thấy cái địa vị của mình ở trong văn học thì tất phải muốn cho cái địa vị đó càng ngày càng cao, cái công dụng đó càng ngày càng lớn mà vui lòng trông cho nó có nữ lưu học hội ra đời.
Kinh Phật có câu " Tự giác nhi giác tha " nghĩa là tự sáng mình để sáng người.
Cái tinh thần đó ta muốn có thì ta lại càng tha thiết mong cho nữ lưu học hội sớm ra đời.
Vậy, tới đây, xin cho chúng tôi được tạm biệt với hết thảy chị em đã hạ cố nghe tôi từ nãy đến giờ, cùng nhau hẹn hò sẽ lại còn được gặp gỡ ở trên ghế nhà học hội.
( Phụ nữ tân văn số 131 ngảy 26-5-1932 )
Viếng phòng vắng Trải đã mấy trăng Tan nát vóc xưa Hò hẹn kiếp sau * Thôi duyên có bấy Nàng tựa đóa hoa * Gió lọt phòng không ( Phụ nữ tân văn,
số mùa Xuân, 19-1-1933 ) |
Hai cô thiếu nữ Hai cô thiếu nữ đi ra đồng Hai cô rủ nhau đi xuống đầm Mỗi người tay xách một giỏ mây, Rồi lại rủ nhau đi về. Gặp bà lão khóc dựa bên đường, Bà kia còn ba mụn cháu thơ, Cô ở đồng tay đưa giỏ cá : Lão bà nước mắt đổ chan hòa Cô ở chợ tay đưa giỏ bông : Bà lão cười rồi lại nói vầy : Xong mới từ hai cô mà đi ... Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng, (Phụ nữ tân văn,
1933) |
Bức thư gởi Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à ! Bạn yêu tựu hỏi nhỏ : " E...chỉ sợ ? Nghiêng mình thưa :" Hỡi các bạn quí yêu, Thật, lâu nay tôi vắng đến " làng thơ " Bị lôi cuốn trong chiến trường hoạt động. Tuy vậy, giữa những lúc đi hăm hở, Bấy lâu đành với tình cảm hởn hờ, ...Rồi tôi thấy biết bao người rũ tới. ...Rồi tôi nghe tiếng cười rộ lớn thêm, Kết luận chuyện mới gần thành chuyện cũ Đất trước để yên, đất sau lo xới, Bây giờ tôi thử khuyên khách làng thơ : ( Phụ nữ tân văn,
số 228, ngày 14-12-1933 )
|
|
Hai cô thiếu nữ Hai cô thiếu nữ đi ra đồng Hai cô rủ nhau đi xuống đầm Mỗi người tay xách một giỏ mây, Rồi lại rủ nhau đi về. Gặp bà lão khóc dựa bên đường, Bà kia còn ba mụn cháu thơ, Cô ở đồng tay đưa giỏ cá : Lão bà nước mắt đổ chan hòa Cô ở chợ tay đưa giỏ bông : Bà lão cười rồi lại nói vầy : Xong mới từ hai cô mà đi ... Hai cô thiếu nữ đi khỏi đồng, (Phụ nữ tân văn,
1933) |
Bức thư gởi Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à ! Bạn yêu tựu hỏi nhỏ : " E...chỉ sợ ? Nghiêng mình thưa :" Hỡi các bạn quí yêu, Thật, lâu nay tôi vắng đến " làng thơ " Bị lôi cuốn trong chiến trường hoạt động. Tuy vậy, giữa những lúc đi hăm hở, Bấy lâu đành với tình cảm hởn hờ, ...Rồi tôi thấy biết bao người rũ tới. ...Rồi tôi nghe tiếng cười rộ lớn thêm, Kết luận chuyện mới gần thành chuyện cũ Đất trước để yên, đất sau lo xới, Bây giờ tôi thử khuyên khách làng thơ : ( Phụ nữ tân văn,
số 228, ngày 14-12-1933 )
|
Bức thư gởi Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à ! Bạn yêu tựu hỏi nhỏ : " E...chỉ sợ ? Nghiêng mình thưa :" Hỡi các bạn quí yêu, Thật, lâu nay tôi vắng đến " làng thơ " Bị lôi cuốn trong chiến trường hoạt động. Tuy vậy, giữa những lúc đi hăm hở, Bấy lâu đành với tình cảm hởn hờ, ...Rồi tôi thấy biết bao người rũ tới. ...Rồi tôi nghe tiếng cười rộ lớn thêm, Kết luận chuyện mới gần thành chuyện cũ Đất trước để yên, đất sau lo xới, Bây giờ tôi thử khuyên khách làng thơ : ( Phụ nữ tân văn,
số 228, ngày 14-12-1933 )
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét