Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022
Việt Nam, chữ viết, ngôn ngữ và xã hội 3
Việt Nam, chữ viết,
Chương 6 - Quốc ngữ và giáo
dục thời Pháp thuộc
Cùng năm 1918, Đại học Đông Dương được Toàn Quyền Sarraut khai mạc
trọng thể ở Hà Nội với sự hiện diện của Vua Khải Định, thì ông vua này ban dụ
ngày 6 tháng 12, chấm dứt các cuộc thi kiểu cổ truyền ở Trung Kỳ, ba năm sau
quyết định bãi bỏ ở Bắc Kỳ. Đây là miếng đòn tối hậu, kết liễu một chế độ thi
cử có từ thế kỷ 11, đời nhà Lý, đã tạo ra biết bao nhà khoa bảng nho học, tuyển
chọn biết bao nhân tài. Riêng Triều Nhà Nguyễn, từ Gia Long đến Khải Định, cũng
có đến 39 khoa Hội, vinh quy 291 Tiến sĩ và 266 Phó bảng; 47 khoa Hương, chấm
đỗ 5232 Cử nhân. Và sau đây cũng là dấu hiệu của thời kỳ Hán học tàn tạ: vị
Tiến sĩ khoa thi Hội cuối cùng, khoa Kỷ Mùi, 1919, Nguyễn Phong Gi, lại vốn là
lục sự tại Tòa Khâm Sứ Huế. Còn ông vua cuối cùng của Triều Nguyễn, Bảo Đại, lên
ngôi năm 1925, là ông vua Việt Nam duy nhất không theo Hán học. Nhìn về tình
hình xã hội Việt Nam trong giai đoạn này, cám cảnh thay hai câu thơ của bà
Huyện Thanh Quan:
Tổng số bài trong QVGKT/SĐ là 84, mỗi bài như trong hai tập ĐÂ và
DB đều kèm theo một bức vẽ minh họa nội dung của bài đọc. Bài đọc trong tập SĐ
dài không đều, có bài dài 273 từ, có bài chỉ chứa 120 từ, đổ đồng mỗi bài
khoảng 190 từ, không kể các bài học thuộc lòng. Số lượng các bài thuộc lòng,
dưới hình thức thơ hay ca dao, gia tăng (21 bài).
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Cái còn lại hóa cái không
Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét