Văn Miếu Thăng Long Hà Nội
Liên
hệ giữa Văn
Miếu
Quốc Tử Giám - Khoa Cử 1Bia Tiến sĩ và giếng Thiên Quang
Văn Miếu và Hồ Hoàn Kiếm là hai
thắng cảnh mà du khách tới Hà Nội không thể bỏ qua. Hoàn Kiếm nằm giữa Hà Nội,
mát mẻ, thơ mộng, xinh xắn và lịch sử Hoàn Kiếm thì ai cũng biết song trường
hợp Văn Miếu [VM] lại khác. Du khách được hướng dẫn tới xem VM thường chỉ nhớ
đại khái đấy là nơi có phong cảnh u nhã, cây to bóng mát, có Khuê Văn Các in
bóng trên mặt gương Thiên Quang Tỉnh [giếng], có bia Tiến sĩ... và cũng là nơi
tổ chức những hoạt động văn hóa, nhưng không hiểu sao ở đấy lại có cả bàn thờ
Khổng Tử [551-479 TCN] là người Trung quốc. Du khách không hiểu mà ngay cả dân
Hà thành cho đến khoảng giữa thế kỷ XX cũng không mấy người rõ tại sao VM thờ
Khổng Tử [KT] lại gọi là "nhà Giám" [Quốc Tử Giám] và "nhà
Giám" là cái gì? Tại sao bia Tiến sĩ lại cất ở VM chứ không ở một nơi nào
khác? Bia Tiến sĩ là cái gì, để làm gì? Du khách đã thấy hết những cái gì
đáng xem nhất trong VM nhưng vẫn mơ hồ chưa hiểu VM có gì đặc biệt.
VM là di sản văn hóa non một nghìn năm tự trị của Việt Nam, chịu
ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung quốc với Khổng giáo/ Nho giáo bao gồm cả
Quốc Tử Giám [QTG] và Khoa cử [KC] với ít nhiều sửa đổi cho thích hợp với
tình trạng và tâm Việt Nam.
Trước hết VM nghĩa là gì? QTG là gì? KC là gì?
a- Văn
miếu [VM]- Cho tới năm 1952 là năm tôi đi Pháp thì
người bình dân Hà Nội vẫn gọi VM [1] là
"nhà Giám", cái tên VM chỉ các nhà trí thức, học giả, mới dùng đến.
Nhưng thực ra VM không phải là "nhà Giám", gọi là "nhà
Giám" là sai.
Miếu là
đền thờ, Văn là văn hóa, văn đạo, Văn phài
hiểu theo nghĩa rộng gồm cả triết lý, thiên văn, chính trị, lục nghệ [lễ,
nhạc, xạ, ngự, thư, số] chứ không phải chỉ rèn luyện câu văn cho hoa mỹ.
VM thờ Khổng Tử [551-479 TCN] vả cả các danh nhân có
công truyền bá đạo Khổng, cũng gọi là đạo Nho [2],
dùng Văn trị đào tạo các quan văn phép trị nước bằng lễ, dạy
dân hiểu lễ nghĩa, biết cách cư xử có tôn ti trật tự, xã hội sống hòa mục,
yên bình. [Võ Miếu thờ các danh nhân theo nghiệp võ,
đánh giặc, chống xâm lăng... để bảo vệ đất nước].
Vì sao người Hà Nội lại gọi Văn Miếu là "Nhà Giám"?
Theo Trần Hàm Tấn thì lúc đầu tuy cùng chung địa điểm nhưng có sự phân biệt
giữa VM và QTG. Đến năm 1136 VM dọn ra nơi khác còn QTG ở lại chỗ cũ. Đến thời
Hậu Lê thì trước cổng VM chỉ treo biển "Thái Học Môn", tức QTG. Đọc
"Cuộc bình văn trong Nhà Giám" [Vũ trung tùy bút cuả Phạm
Đình Hổ] ta thấy đến thời Lê Trung Hưng danh từ "nhà Giám" đã thông
dụng để trỏ chung VM và QTG. Cái tên "VM" có lẽ được sử dụng trở lại
từ thời Gia Long bởi thời Tây Sơn dân chúng vẫn còn quen dùng từ "Nhà
Giám" để trỏ VM, vẫn theo Trần Hàm Tấn..
b- Quốc
Tử Giám [QTG] - Sử chép "Năm 1070 xây VM, sai Hoàng Thái Tử
tới đó học [...] Năm 1076 Lý Nhân Tông lập QTG sau lưng VM làm nơi học tập cho
Hoàng Thải Tử". Vì QTG xây ngay sau lưng VM nên sự lẫn lộn VM với
"nhà Giám" cũng dễ hiểu. Nhưng nếu xác quyết "QTG là "trường
Đại học đầu tiên của nước ta" e rằng có sự sai lầm nghiêm
trọng, dựa vào đâu mà khẳng định như thế, lấy gì làm bằng chứng?
- Về vấn đề giáo chức QTG đôi khi sử sách cũng có sự nhầm lẫn
giữa chức vụ, danh vị của Tế Tửu và Tư Nghiệp, đặt
Tư Nghiệp trên Tế Tửu là nhầm. Theo Trung Quốc Sử
Cương [Đào Duy Anh, tr 150] thì nhà Đường đặt ra QTG coi
việc học chính, có quan Tế Tửu đứng đầu, quan Tư Nghiệp làm phó, quản lĩnh 6
Học quán: Quốc Tử Học, Thái Học,Tứ Môn Học, Luật Học, Thư Học, Toán Học. Có
lẽ sự nhầm lẫn bắt nguồn khi thấy Chu văn An là Tư nghiệp và là người Việt duy
nhất được thờ ở VM nên nghĩ Tư nghiệp phải cao hơn Tế Tửu.
c- Khoa cử [KC] - Trong non một ngàn năm tự trị, nước ta phỏng theo
Trung quốc, dùng Khoa cử để kén người ra làm quan giúp vua điều khiển guồng
máy chính trị đem lại trật tự, an ninh cho dân. Quan trường do Nho phái xuất
thân. KC kén người hỏi về phép trị nước của đạo Nho/ đạo Khổng, trọng
"Đức" hơn "Tài", lấy Tứ thư [Đại học, Luận ngữ, Trung
dung, Mạnh tử], Ngũ kinh [Kinh Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thi, Kinh Thư vả
Kinh Xuân thu] làm sách nồng cốt.
Nước ta bắt đầu có KC từ năm 1075, thời nhà Lý, nhg lúc đầu
thiếu kinh nghiệm, tổ chức còn sơ sài, lạo thảo, sang thời nhà Trần đã chỉnh
đốn, cải tổ có phương pháp, dựa theo KC Trung quốc với ít nhiều sửa đổi cho
thích hợp với hoàn cảnh nước ta.
KC Việt Nam cực thịnh dưới thời Lê Thánh Tông, sang thời Lê Trung
Hưng bắt đầu chú trọng vào từ chương mà sao nhãng phần đạo đức chính yếu, lại
quá trọng văn khinh võ, đưa đến sự đại bại trước quân đội viễn chinh Pháp
khiến lòng người chán nản, hết tin tưởng vảo "đạo Thánh [Khổng]". Đến
năm 1919 thì Việt Nam bãi bỏ hẳn Khoa cử.
- PHẦN
MỘT: VĂN MIẾU THĂNG-LONG/ HÀ-NỘI
- PHẦN
HAI: QUỐC TỬ GIÁM
- PHẦN BA: KHOA CỬ
- KẾT
Chú
thích:
[1] VM xây ở tỉnh, do vua lập, Văn từ, Văn chỉ do hương thôn lập,
kiến trúc đơn giản hơn.
[2] Người đời thường coi KT l̀à thủy tổ đạo Nho, coi đạo Nho với đạo Khổng là một.
Sự thật Khổng giáo thoát thai từ Nho giáo. Đời Nghiêu [2357-2257 TCN], Thuấn
[2256-2208 TCN] đã dậy dân Ngũ luân [nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín], đã áp dụng chính sách thuận theo lẽ Trời mà hành động, coi trọng thiên
lương... KT chỉ khôi phục lại cái học "Tu Tề Bình Trị", "Nhân
Nghĩa, Lễ, Nhạc...", sắp xếp lại thành một học thuyết có hệ thống, tôn
chỉ rõ rệt.
Phần 1: Văn Miếu Thăng Long/ Hà NộiBia Tiến sĩ và giếng Thiên QuangI - LỊCH SỬ VÀ KIẾN
TRÚC VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM
A- LỊCH SỬ
Sử sách Việt Nam [Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục] gọi nơi thờ KT là Văn Miếu [VM] ngay từ
khi mới xây năm 1070 trong khi người Trung quốc lại gọi là Miếu thờ
Khổng Tử hoặc Văn Thánh Miếu,Văn Tuyên vương Miếu [3].
Theo Trần Hàm Tấn thi hai chữ VM mãi đến thế kỷ XV Trung quốc
mới dùng đến, không có lý nào Việt Nam lại biết dùng tên VM để trỏ miếu thờ KT
từ thế kỷ XI, trước Trung quốc 4 thế kỷ [4].
Dựa vào Tô Hiến Thành, thì nước ta đã xây đền riêng thờ KT ở phía
Nam Thăng Long từ trước năm 1070, Trần Hàm Tấn tin là VM được "tu
tạo" chứ không phải được "xây" năm 1070 [5].
Vì nước ta đã có nhiều người học chữ Hán và Nho giáo/ Khổng giáo ở trình độ
cao, đã có những người đỗ Tiến sĩ từ thời Bắc thuộc, không lẽ đợi đến 1070 mới
nghĩ đến xây VM thờ KT?
Thời nhà Lý lúc đầu sự phân biệt giữa VM và QTG vẫn có nhg vì cả
hai cùng ở một địa điểm nên người ta đã có thói quen gọi chung một tên là QTG.
Sau đó, vẫn theo Trần Hàm Tấn, VM có lúc được tách riêng ra, chuyển đến một
địa điểm khác cũng ở phía Nam Thăng Long. Sư cụ chùa Một Cột tên là Phạm Đặng,
80 tuổi, xác nhận đã trông thấy tận mắt VM bấy giờ gọi là Đền Văn
Chương hay Đền Thánh Khổng, ở gần Chùa Một Cột [6].Di tích Đền Thánh
Khổng gần chùa Một CộtTranh vẽ Trần Hàm TấnLịch sử Văn Miếu:
1070 Lý Thánh Tông dựng VM ở thôn Minh-Giám, huyện Thọ Xương,
phía Tây Nam phủ Phụng-Thiên trong kinh thành [Thăng- Long], đắp tượng
Khổng Tử, Chu Công[7],
Tứ Phối [4 môn sinh của KT được phối hưởng tế tự là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Khổng
Cấp, Mạnh Kha], vẽ 72 người học trò hiền của KT như Mẫn Tử Khiên, Tử Cống,
Nhiễm Hữu... để thờ. Sai Hoàng Thái Tử tới đó học.
1076 Lý Nhân Tông cho xây QTG ở đằng sau VM làm nơi học tập cho
Hoàng Thái Tử.
1156 Theo Trần Hàm Tấn thì Tô Hiến Thành [1102-1179] xây miếu
riêng thờ KT ở phía nam kinh thành năm 1136.
Trần Trọng Kim[8] cũng
chép Tô Hiến Thành "làm đền thờ KT ở Cửa Nam thành Thăng Long để tỏ lòng
mộ Nho học" nhưng không nói rõ năm nào.
Huỳnh Thúc Kháng lại cho biết lúc đầu VM thờ chung cả Thích lẫn
Nho, đến 1156 Lý Anh Tông [1136-1175] mới cho lập VM riêng thờ KT ở phía
nam Thăng Long [Khổng Học Đăng trích Huỳnh Thúc Kháng [9].
Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [10] cũng chép năm 1156 lập miếu riêng
thờ KT. Hồi đầu [1070] thờ chung cả Chu Công lẫn KT, đến đây [1156] Tô
Hiến Thành xin lập miếu riêng để thờ KT. Vua Lý Anh Tông y theo, lập miếu thờ
riêng KT ở phía Nam thành Thăng Long.
Thuyết 1156 hợp lý hơn vì theo Ngô Sỉ Liên [Đại Việt Sử Ký Toàn
Thư, tập I] thì năm 1136 là năm sinh của Lý Anh Tông, 1138 Anh Tông
lên ngôi nhưng chỉ mới có 3 tuổi [ta], cho nên nhà vua chỉ có thể lấy quyết
định dựng miếu thờ KT năm 1156 khi đã trưởng thành.
QTG tức nhà Thái học vẫn ờ chỗ cũ, có biển treo QTG ở trước cửa.
1253 VM lại được chuyển về địa điểm cũ đời Lý. [11]
1483 Lê Thánh Tông mở rộng nhà Thái Học, xung quanh có tường bao,
đằng trước nhà Thái học dựng VM, có Điện Đại Thành thờ Tiên Thánh [KT], đông
tây Giải vũ thờ Tiên hiền và Tiên Nho; điện Cảnh Phục làm nơi túc yết [các
quan dự tế túc trực một ngày trước chính tế] ; kho chứa đồ tế khí, nhà bếp.
Đằng sau nhà Thái Học dựng cửa Thái Học, nhà Minh Luân, Giảng đường, kho Bí thư
chứa ván gỗ khắc sách học để in. đông tây nhà Thái Học làm nhà cho học sinh ba
xá, mỗi bên 3 dẫy, mỗi dẫy 25 gian làm chỗ nghỉ ngơi cho học sinh.
1484 bắt đầu dựng bia Tiến sĩ ở VM, dựng ngược lại từ khoa 1442
là khoa đầu được dựng bia.
1497 VM trước thờ cả Chu Công lẫn KT nay chỉ thờ KT.
1662 Điện đường nhà Quốc Học cùng tường trong ngoài nhiều chỗ
dột nát mà đến ngày rằm, mồng một hàng tháng thì đại hội học trò để giảng tập.
Sai Tham tụng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông Các Học Sĩ Thiếu bảo Yên quận công
Phạm Công Trứ [1602-1675] trông coi dân tạo lệ [dân sở tại sung làm lính lệ]
của QTG để phục dịch [sửa sang].
1779 Dựng mỗi bên hai tòa đình ngói, mỗi tòa 11 gian, sắp xếp
lại những bia Tiến sĩ đặt rải rác, chữ mờ thì khắc lại.
1802 Tháng 6 năm Nhâm Tuất, Gia Long ra Thăng Long, hạ dụ
:"Những kẻ có nhận quan chức của giặc [Tây Sơn] mà ra thú sẽ được miễn
tội, ở gần hạn 3 ngày, ở xa 5 ngày". Bọn Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đến
hành tại chịu tội. Sắp có bang giao với nhà Thanh, vua thấy bọn Nhậm đều là
bầy tôi cũ triều Lê đã quen công việc nên cho ở ngoài để phòng có việc thì
hỏi. Tháng 7, sứ nhà Thanh sang làm lễ tuyên phong đến cửa ải, vua muốn tiếp
sứ ở cửa ải, hỏi ý bọn Nhậm, họ đều trả lời sự ấy chưa từng nghe thấy bao giờ.
Bèn thôi.
Tháng 9 đặt các chức Đốc học ở các trấn Bắc thành [phủ Phụng
Thiên, Kinh Bắc, Thái Nguyên...]
1803 Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích trước làm quan với nhà Tây Sơn,
năm 1802 ra đầu thú khi Gia Long có lệnh ân xá những người nào ra thú trong
hạn 5 ngày, cả hai đã được tha và đã giúp Gia Long đặc biệt về việc tiếp đón
sứ Trung quốc sang phong vương. Tháng 2 năm Quý Hợi Gia Long nghe Đặng Trần
Thường đóng gông giải Nhậm và Ích ra Thăng Long nghị tội. Thành thần tâu vì đã
có chiếu nói rõ ngụy quan ra thú đều miễn tội, vậy xin tha tội chết, chỉ đánh
để làm nhục. Vua y cho, hạ lệnh kể tội và đánh đau ở Học đường phủ Phụng Thiên.
Đặng Trần Thường vì có thù oán với Ngô Thì Nhậm đã sai đánh Nhậm đến
chết [12].
1803 Vua Gia Long bãi QTG ở Thăng Long, vào Phú Xuân lập lại; QTG
cũ đổi làm đền Khải Thánh thờ cha mẹ KT. VM Thăng Long trở thành VM chung của
cả Bắc thành, đổi gọi là VM Bắc thành.
Tu sửa VM, đổi đặt lại bài vị, thêm hai sân ngoài, xây
tường gạch bao vây VM. Lại xây Khuê Văn Các, hoàn thành vào năm
1805. Biển treo trước cổng lớn trước đề là Thái Học Môn đổi
làm Miếu Môn [13].
Quốc sử di biên chép: "Năm Gia Long thứ 2 [1803] miếu Văn Thánh được kiến
thiết tại trường QTG và đổi QTG ở Bắc thành làm Học đường Phủ thành,
rồi triệt hạ bức hoành phi b̀ằng vàng ở trước cửa QTG" [14].
1863 Bố chính Hà Nội Lê
Hữu Thanh [1815- ?] quyên tiền lập lại mỗi bên giếng Thiên Quang hai dẫy nhà
bia lợp ngói, mỗi dẫy 11 gian, để che mưa nắng cho 82 bia Tiến sĩ còn sót lại.
Bốn dẫy nhà bia này sau cũng bị hư hỏng với thời gian.
1906 Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký nghị định xếp khu vực
VM-QTG Hà Nội là "Di tích Lịch sử Văn hóa".
1947 Đền Khải thánh và hai bên sân thờ các Tiên hiền, Tiên nho
bị bom của Pháp phá hủy.
1962 Bộ Văn Hóa quyết định xếp hạng VM-QTG là khu "Di tích
Lịch sử Văn hóa".
2009 UNESCO công nhận Mộc bản triều Nguyễn [ván
gỗ khắc sách in] là "Di sản Tư liệu Thế Giới".
2010 UNESCO công nhận Bia Tiến sĩ của VM Thăng Long/ Hà
Nội là "Di sản Tư liệu Thế giới", thuộc
chương trình "Ký Ức Thế Giới". Bia Tiến sĩ̃ VM Hà Nội kể như
một pho sử sách bằng đá, độc đáo, trang trí đa dạng...
B-
KIẾN TRÚC VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
1- VĂN HỒ - VƯỜN GIÁM
Văn
miếu nằm cạnh Thái hồ. Hồ này rộng mênh mông sau bị lấp chỉ còn nửa
phía nam, gọi là Văn hồ, cũng gọi là Hồ Minh
Đường hay Hồ Giám là một hồ lớn nay nằm trước cổng
VM, phía bên kia con đường Quốc Tử Giám. Khu này có làng Văn Chương vì
thời Lê Nho sĩ tụ tập ở QTG để nghe bình văn một tháng hai lần.
Khoảng
đầu đời Tự Đức, phía đông Văn hồ có Nho sinh quán do một
Hương quan làng Minh Giám lập ra cho học trò nghèo các tỉnh tới trọ.
Khoảng
niên hiệu Cảnh Trị [1668-1671] Tiến sĩ Tham tụng Phạm Công Trứ [1602-1675] làm
10 bài thơ Phán thủy, vịnh 10 loại cây trồng quanh hồ như trúc,
mai, quế... biểu tượng cho khí tiết, nhân phẩm thanh cao của người quân tử [trúc biểu
hiệu ṣự thanh cao, quế, hòe sự quý phái, tùng, bách khí
tiết ngay thẳng, cương trực...]. Miêu tả cây nhưng chính là đề cao Nho giáo
để duy trì Nho đạo.
Lâu
ngày bùn đọng, lòng hồ ngày một nông và hẹp. Năm 1863 Bố chính Hà Nội, Hoàng
giáp Lê Hữu Thanh [1815-?] cùng Án sát Hà Nội, Cử nhân Đặng Tá cho khơi vét
những chỗ nông, đào rộng chỗ hẹp, dọn cỏ rác, lộ ra một hòn đảo giữa hồ gọi
là Gò Kim Châu, trên gò dựng Phán thủy đường, nơi diễn
ra các buổi bình văn của nho sĩ kinh thành. [Phán thủy là tên gọi
chung của trường học thời xưa].
1865
Án sát Hà Nội Đặng Tá bỏ tiền xây một ngôi đình lợp ngói trên đảo đặt tên
là Văn Hồ Đình, dựng bia, sai khắc mười bài thơ Phán
thuỷ thập vịnh của Phạm Công Trứ. Bố chính Hà Nội Lê Hữu Thanh soạn
văn bia.
Sau
khi Hà thành thất thủ năm 1882 Văn hồ bị cường hào chiếm [15].
Đầu
thế kỷ XX, Pháp xây lại Hà Nội, phá hủy làng Văn hồ [Văn Chương?] để mở đường,
xây nhà.
1998
khi nạo vét Hồ Văn, tìm thấy tấm bia Hoàn Văn Hồ bi do Cử nhân
Hoàng Xuân Trung soạn năm 1942, mặt sau bia khắc bản dịch chữ Hán ra quốc ngữ
của Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh, cho biết hồ này và cả giải đất suốt
chiều dài mé Tây VM đều thuộc quần thể khu VM-QTG.
Cuối
thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX, khu vực VM-QTG thuộc Hà Đông. Khi đất VM-QTG được
trao lại cho Hả Nội, bỏ sót khu Hồ Văn. Mãi đến năm 1939 ban Văn học cùng các
Văn thân, Nho sĩ Hà Nội, Hà Đông mới yêu cầu nhà chức trách lấy lại, trả Văn
hồ cho VM.Văn hồ
rộng 1 vạn 900 thước vuông tây, trong hồ có gò/ đảo Kim châu rộng 200 thước
vuông tây.2-
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM
Xưa
kia VM-QTG chỉ gồm có 3 khu, từ 1803 mới mở rộng thêm 2 khu bên ngoài thành 5
khu, có tường ngang phân chia riêng rẽ mỗi khu. VM là nơi thờ cúng KT, con số
5 rất có ý nghĩa trong đạo Khổng, nó nhắc nhở người ta nhớ đến ngũ
thường [nhân, nghĩa, lễ, trí, tín], ngũ Kinh [Kinh
Dịch, Kinh Lễ, Kinh Thi, Kinh Thư và Kinh Xuân Thu] là những
sách giáo lý nồng cốt của Khổng giáo.
Mở
đầu mỗi khu là một cổng tam quan, kiến trúc tựa như nhau với một cổng chính ở
giữa và hai cổng phụ hai bên, nhưng mang tên khác nhau để phân biệt ý nghĩa của
từng khu.
Aurousseau - Revue
Indochinoisea- BIỂN HẠ MÃ VÀ NGHI MÔN TỨ TRỤ
Du khách tới thăm VM thấy trước tiên là hai biển Hạ Mã dựng
trong hai nhà bia nhỏ đứng hai đầu đối nhau, như hai cái mốc đánh dấu chiều
rộng của VM. Thời xưa, bất cứ ai, dù là vua chúa, đi tới ̣trước cổng VM, thấy
biển Hạ mã cũng phải xuống ngựa để tỏ lòng tôn kính, quyền thế phải nhường
bước trước trí tuệ.Biển
Hạ mãẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Ngang
hàng với biển Hạ mã, cùng nằm bên ngoài hàng rào là Tứ Trụ,
hay Nghi môn tứ trụ.Nghi Môn Tứ TrụẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Bốn cột này đều có trang ̣trí trên đỉnh: 2 cột giữa cao hơn cho
biết đấy là dụng ý chính, trên mỗi đỉnh tạc hình con ly trong Tứ linh
"long, ly, quy, phụng". Con ly có linh tính biết
phân biệt người ngay kẻ gian sẽ ngăn cản không cho những phần tử bất chính,
bất lương đặt chân vào đất Thánh tôn nghiêm.Con lyẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Trên đầu 2 cột ngoài thấp hơn, mỗi cột có bốn con phụng chụm đuôi
kết thành hình bông hoa sen. Phụng thường tượng trưng cho sắc
đẹp và hạnh phúc nhưng ở đây, miếu thờ Vạn Thế Sư Biểu KT,
biểu hiệu của trí tuệ.Con phụngẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Trên mình 4 cột cũng như trên cổng VM Môn đều có câu đối chữ Nho
ca tụng KT và ảnh hưởng sâu rộng của Đạo Khổng/ đạo Nho trên hoàn cầu.
b- KHU 1: NHẬP MÔN - Bên trong hàng rào là Văn Miếu Môn [VM
Môn], cổng ngoài cùng của VM và cũng là cổng mở vào Khu 1.Văn Miếu Môn
Tam quan phía trong
(1960)VM Môn cũng như các cổng khác của mỗi khu trong VM đều là cổng
Tam quan, gồm một cổng chính ở giữa dành cho vua quan và hai cổng phụ hai bên
Tả, Hữu cho quân sĩ hay người hầu đi. Tên mỗi cổng cho thấy sự tiến bộ từng
bước của Nho sĩ trên con đường học đạo.
Bên trái cổng chính của VM Môn đắp nổi hình con hổ, bên phải con
rồng, long và hổ tượng trưng những người xuất
chúng [người thi đỗ Cử nhân có tên trên Hổ bảng,
đỗ Tiến sĩ tên được nêu trên Long bảng].Con hổCon longẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Trên các cổng cũng như trên Tứ Trụ đều có câu đối chữ Nho ca
tụng Khổng Tử vả Đạo Nho.
Khu 1, nằm từ VM Môn đến Đại Trung Môn, là một cái sân rộng, có
con đường đi ở giữa, lát gạch Bát Tràng, như cái trục chia đôi VM theo chiều
dọc, hướng Nam Bắc [VM ngoảnh về Nam, Nam thuộc Hỏa = sáng suốt], dẫn qua
các khu thẳng đến bàn thờ KT thuộc khu 4. Hai bên đường trồng cây đa cổ thụ,
hai hồ sen nhỏ, mới được xây khoảng 1945, nằm đối nhau sát tường vây hai bên.
Khu 1 tượng trưng cho thời kỳ nhập môn của người theo học Đạo
Thánh, chủ yếu đặt trọng tâm vào hai chữ Tài và Đức. Uyên
bác, lỗi lạc nhưng Nho sĩ còn cần phải trau dồi Đức hạnh. Đạo
Khổng dậy rằng những phần tử dù xuất sắc, ưu tú mà Đức hạnh không ra gì rất
dễ trở nên vị kỷ, không giúp ích gì cho nhân quần xã hội. Mục tiêu của đạo
Khổng là đào tạo ra một lớp người trị quốc an dân mà phép trị nước thì lấy Đức
làm trọng. Luật pháp chỉ trị tội mà không giảng dạy nên kẻ có tội vẫn tái phạm,
cần phải dạy cho dân biết phân biệt thiện ác, phải trái, để tự mình diệt tội
lỗi ngay từ khi mới nẩy mầm trong lòng. Một ông quan muốn cho dân tuân theo
mình trước hết phải trau dồi đức hạnh, sửa mình trước để làm gương thì dân mới
tin phục mà nghe theo.
c- KHU 2: HỌC ̣ĐẠO - Cuối Khu 1 bước sang khu 2 phải qua Cổng Đại Trung Môn,
tên cổng dụng ý nhắc đến hai quyển Đại Học [Học để thành
Người] và Trung Dung [Trung là ở giữa, không thiên
lệch, Dung là "thường", nghĩa là dùng đạo Trung làm
đạo Thường] để chính tâm thuật.Đại Trung MônẢnh Nguyễn Trọng Đức
và Vân Anh (2014) Học trò nhập môn đến đây đã vượt qua những khó khăn lúc đầu, trau
dồi Tài và Đức, cho nên cổng phụ bên trái Đại
Trung Môn mang tên Đạt Tài, cổng phụ bên phải gọi là Thành
Đức [16].
Tên các cổng trong VM tiêu biểu cho sự tiến bộ của Nho sĩ trên con đường học
thuật.Cổng Đạt TàiCổng Thành ĐứcẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Trên nóc Đại Trung Môn mỗi bên có tạc hình một con cá chép, biểu
tượng các Nho sĩ, đang nghiêng mình trước "bình cam lộ" của Khổng
giáo đặt chính giữa. Cá chép minh họa tích "Cá vượt Vũ Môn": cá chép
thi nhảy vượt qua được ba làn sóng dữ ở Vũ Môn thì hóa thành rồng. Người học
trò thi đỗ một bước nên quan cũng ví như con cá chép tầm thường biến thành
con rồng cao quý. Ba làn sóng dữ tượng trưng cho ba kỳ thi chọn lọc khó khăn
của mỗi khoa thi.Nóc Đại Trung mônẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Khu 2 nằm từ Đại Trung Môn tới Khuê Văn Các [KVC],
với con đường trục nằm chính giữa. Đỗ văn Ninh cho biết từ cổng Thành
Đức
có con đường nhỏ dẫn đến cổng phụ Bỉ Văn[17] của
KVC, từ cổng Đạt Tài cũng có con đường nhỏ dẫn đến
cổng phụ Súc Văn cuả KVC, hai con đường này cùng với trục nằm
chính giữa chia khu 2 thành bốn dải đất song song khá cân bằng [18].
Kiến trúc VM rất chú trọng vào sự cân đối, hài hòa giữa hai thành
phần chống đối nhau, tương khắc mà lại tương trợ, như âm với dương,
Trời với Đất... Đạo Trung dung đề cao ở đây, biểu
dương lòng ngay thẳng, không thiên lệch, tránh những sự thái quá khiến ta
không nhìn rõ sự thật, lẽ phải.
Tới đây Nho sĩ đã tiến thêm được một bước trên con đường học Đạo
thể hiện qua phong cách cương trực nhưng vẫn ung dung, điềm đạm, hòa nhã, có
mực thước.
Khu 2 kết thúc với tòa Khuê Văn Các.
d- KHU 3: KÉT QUẢ - Khu này nằm
giữa VM, từ KVC tới Cổng Đại Thành Môn, thường gọi nôm na là Vườn
Bia vì còn giữ được 82 tấm Bia Tiến sĩ thời Lê - Mạc.
KVC nằm ở cuối Khu 2 bước sang Khu 3. Cái tên Khuê
Văn Các dụng ý nhắc nhở Nho gia còn phải để tâm rèn luyện thêm Văn
nghệ nữa mới hoàn hảo. "Khuê" là một ngôi sao
trong Nhị Thập Bát Tú xếp thành hình chữ Văn, chủ về văn chương, đỗ
đạt, "Sao Khuê mọc thì Văn vận mở mang"; "Văn" là
văn hóa, văn học; "Các" là lầu, gác cao. Để đi đến chỗ
đạt đạo, có Tài, Đức, sống điềm đạm, có mực thước vẫn chưa đủ, Nho sĩ còn
phải luyện Văn để biết diễn tả ý tưởng, biện luận một cách
sáng sủa, văn hoa cho thêm sức thuyết phục những đạo lý cùng tình cảm sâu sắc.Khuê Văn Các và giếng
Thiên QuangKVC là một tòa gác nhỏ xinh xắn, thềm hình vuông tượng trưng cho
Đất, 4 cửa sổ tròn trên gác hình mặt Trời với những thanh gỗ tỏa ra từ mặt
Trời như những tia sáng chiếu khắp bốn phương. KVC với cửa sổ tròn soi bóng
xuống giếng Thiên Quang hình vuông tượng trưng sự hòa hợp của Thiên vả Địa.
"Thiên địa hợp nhất" tượng trưng cho Thái cực.
Ảnh Nguyễn Trọng Đức
và Vân Anh (2014)
KVC được dựng năm nào và có phải do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành
xây? Sau khi lên ngôi, vua Gia Long ra Bắc năm 1802, có đến thăm VM. Vì ngưỡng
mộ QTG nên đã đóng cửa QTG ở Thăng Long để vào Phú Xuân dựng lại, lấy
cớ trong nước chỉ có một QTG ở kinh đô mà kinh đô nhà Nguyễn là Phú Xuân
chứ không phải Thăng Long. QTG cũ của Thăng Long đổi tên thành Học
đường Phủ thành. Để đền bù cho dân Hà thành, Gia Long cho sửa VM
thành 5 khu, xây KVC, hoàn thành vào năm 1805. Nguyễn văn Thành thực hiện mệnh
lệnh của Gia Long.
- Một nghi vấn: KVC coi như cổng chính của tam quan, hai cổng phụ
của KVC vẫn còn nhưng tên chữ Nho trên cổng đã mất chỉ còn tên "truyền
khẩu" là "Bi" văn và Súc văn thì
chữ "Bi" trong "Bi văn" chưa ai minh bạch là Bi [không
dấu], "Bỉ [dấu hỏi], "Bí" [dấu sắc], hay là
"Phỉ" [13].
Ngoài ra cũng không ai biết đích xác cổng nào nằm bên trái, cổng
nào nằm bên phải. Đỗ văn Ninh cho biết cổng "Bi" Văn đứng cùng một
bên với cổng "Thánh Dực" [Thành Đức] và "Thánh Dực" nằm bên
trài trong khi nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Đức và Vân Anh năm 2014 mấy lần đến
tận nơi chụp VM thì quả quyết Thành Đức nằm bên phải, cũng giống như Diane Fox
viết.
Cổng Súc Văn có ý nghĩa rõ rệt không cần phải
bình luận.
- Một nhận định sai lầm khá nghiêm trọng: Thời xưa KVC là nơi
hội họp để bình văn, thậm chí để̉ bình những bài văn hay của các sĩ nhân thi
Hội vừa trúng tuyển...
Trước hết, KVC chỉ là một căn gác nhỏ không thể có đủ chỗ để tổ
chức những buổi bình văn long trọng, đông đảo học trò đến nghe. Trong Vũ
Trung Tùy Bút, Phạm Đình Hổ tả rất rõ một "Cuộc bình văn trong
nhà Giám" thời Lê Trung Hưng như sau:
"... Trên có quan Tri giám ngồi, giữa có quan Hành Tham tụng,
dưới là các quan Bồi tụng ngồi, các người khác đều ngồi phía Tây ngảnh mặt về
phía Đông, chiếu người bình văn ngồi về hướng Tây. Lúc bình văn thì các quan
chính phủ ngồi giữa, các quan ngồi chiếu phía Đông thỉnh thoảng bàn bạc, cân
nhắc...". Quan Tri giám, quan Hành Tham tụng mỗi người một chiếu, các
quan khác chia nhau hai người một chiếu hay đông hơn".
Trên mỗi chiếu phải bầy đủ lệ bộ: khay nước, khay trầu, ống
phóng [ống nhổ] thử hỏi KVC bé nhỏ như thế làm gì có đủ chỗ giải chừng ấy
chiếu cho các quan và người bình văn ngồi? Còn học trò ngồi đâu? chẳng lẽ
học trò phải đội mưa nắng ngồi la liệt dưới đất xung quanh KVC để nghe nếu nghe
được?
Đấy là chưa kể thời nhà Lê đã làm gì có KVC vì KVC chỉ mới đ̣ược
Gia Long cho xây, hoàn thành năm 1805.
Còn nói KVC là nơi bình những bài văn thi Đình xuất sắc mới được
lấy đỗ lại càng không ổn: Thi Đình ở cung điện, mà cung điện nhà Nguyễn ở
Phú Xuân, KVC nằm trong VM Thăng Long, chẳng lẽ thi Đình ở Phú Xuân xong thầy
trò lại đưa nhau ra Thăng Long chỉ để bình văn bài mới lấy đỗ ở KVC?
Hình ảnh KVC với cửa sổ tròn tượng trưng cho mặt Trời in lên mặt
nước giếng Thiên Quang [Thiên Quang tỉnh] hình vuông tượng trưng cho Đất, ngụ ý
tinh hoa của cả Đất Trời đều được tập trung ở đây. Con người tiếp thụ tinh túy
của vũ trụ để soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất cho nền nhân văn.
Nổi bật khu này là 82 bia Tiến sĩ, Hai bên đông và tây giếng Thiên
Quang mỗi bên dựng hai dẫy nhà bia Tiến sĩ song song, mái ngói che mưa nắng,
vinh danh các ông Nghè là những người đã đạt tới đỉnh cao của trí tuệ thời đó,
sẵn sàng bước vào con đường hoạn lộ, đem tài trí phục vụ đất nước.Bản đồ vị trí các
bia Tiến sĩ trong Văn MiếuBia Tiến sĩGiếng Thiên Quang và nhà
Bia TSGiếng Thiên Quang và nhà
Bia TSẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Trương Vĩnh Ký, trong Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất Hợi [1876], viết
bia Tiến sĩ có từ các đời Lý, Trần là lầm. Mãi đến năm 1484 vua
Lê Thánh Tông mới sai Quách Đình Bảo tìm tên tuổi những người đỗ từ khoa Nhâm
Tuất [1442], khoa đầu nhà Hậu Lê, để dựng loạt bia Tiến sĩ đầu tiên gồm 10
tấm trong khu vườn trước cửa Đại Thành Môn của VM [19].
Các đời sau tiếp tục dựng thêm bia nhưng vì tình hình trong nước
không ổn định nên không dựng đều đặn, còn thiếu sót một số khoa không dựng
bia.
Trên mỗi bia có khắc bài văn thuật lại khoa thi cùng ghi rõ tên
tuổi, quê quán và cả bước đường công danh của mỗi người đỗ khoa ấy, sau này
thăng quan tiến chức sẽ ghi thêm lên bia, hoặc phạm tội nặng thì tên trên bia
sé bị đục đi như trường hợp Phan Thanh Giản sau khi bất đắc dĩ ký nhượng cho
Pháp ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, dù đã để lại thư trần tình và
quyên sinh vẫn bị triều đình vua Tự Đức luận tội sai đục tên đi. Mãi đến 1886
vua Đồng Khánh xét lại mới cho phục chức.
Kể từ nhà Hậu Lê qua nhà Mạc đến Lê Trung Hưng, nước ta tổ chức cả
thảy 121 Đại khoa, có những khoa không dựng bia, trải qua bao phen binh lửa
một số bia bị mất, nay chỉ còn sót 82 tấm bia [81 bia triều Lê và 1 bia
triều Mạc] ban đầu dựng rài rạ́c, sau mới dựng nhà bia. Năm 1863 Bố chính Hà
Nội là Lê Hữu Thanh [1815-?] cùng Án sát Hà Nội Đặng Tá đã thu thập lại trong
các nhà bia hai bên giếng Thiên Quang, nhiều bia chữ đã mờ với thời gian.
Cùng với bia Tiến sĩ, năm 1484 vua Lê Thánh Tông còn sai biên soạn
và cho in bộ Đăng Khoa lục đầu tiên lưu danh các ông Tiến sĩ,
đánh dấu thời vàng son của chế độ Khoa cử nước ta.
Từ năm 1954 cơ quan văn hóa Hà Nội đã tu sửa, bào vệ khu di tích
lịch sử này.
Năm 2010 bia Tiến sĩ ở VM Hà Nội đã được UNESCO công nhận là
"Di sàn văn Hóa Thế giới".
e- KHU 4: ĐẠI THÀNH MÔN - Cuối
khu 3 là Cổng Đại Thành Môn, bước qua cổng này là sang khu 4 của VM. Đại Thành Môn nghĩa là "Cửa của Sự Thành Đạt
Lớn". Đỗ đạt cao đã là một thành công đáng kể song còn có sự thành đạt
cao hơn: "Đại Thành" có thể trỏ sự thành đạt của bậc tôn sư KT, cũng
có thể tỏ ý tán dương sự dung hòa của Tam giáo Nho, Phật, Lão chứ không chỉ trỏ
sự thành công lớn của riêng KT mặc dầu KT được tôn là Vạn Thế Sư Biểu.
Có lẽ vì thế Huỳnh Thúc Kháng viết lúc mới dựng VM thờ chung cả Nho lẫn
Thích... Các sử gia cũng thường ca tụng thời Tam giáo đồng tồn dưới các triều
Lý, Trần.
Trên cổng "Đại Thành Môn" không viết tên chữ Nho như
"VM Môn". Phải tìm vào bên trong, chính giữa, giáp nóc, mới thấy treo
bức hoành "Đại Thành Môn", góc bên phải có hai hàng chữ dọc nhỏ
"Lý Thánh Tông, Thần Vũ nhị niên, Canh Tuất [1070 ] thu, bát nguyệt
phụng kiến" [Tháng tám, mùa Thu năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm
thứ hai đời Lý Thánh Tông, vâng sắc xây dựng] ; góc bên trái có một hàng chữ
dọc "Đồng Khánh tam niên, Mậu Tý [1888] trọng đông đại tu"
[Tháng 11 năm Mậu Tý niên hiệu Đồng Khánh năm thứ ba đại tu"]. [20]Bức hoành Đại Thành MônẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Hai cổng phụ của Đại Thành Môn, theo Đỗ văn Ninh, tên là Ngọc
Thành Môn và Kim Thành Môn, nhưng không nói rõ cổng nào nằm bên trái, cổng nào
nằm bên phải. Wikipedia cho biết thêm, theo Đỗ Văn Ninh, trước kia cổng Ngọc
Thành nằm bên trái, Kim Thành nằm bên phải và hiện nay đổi gọi là Kim
Thanh bên phải và Ngọc Chấn bên trái.
Về ý nghĩa, Diane Fox chỉ nói tên hai cổng phụ ca tụng vẻ đẹp,
giá trị cùng là ảnh hưởng sâu rộng của đạo Khổng trên hoàn cầu: "Kim
Thanh ou Son d’Or rappelle le premier carillon de la cloche"
[tạm dịch : "Chuông vàng gióng giả đổ hồi"] và "Ngọc Chấn ou
Objet de Jade suggère le dernier carillon de la cloche" ["Objet
de Jade" không rõ nghía, phải tạm dịch là "Tiếng khánh ngọc ngân nga
chưa dứt"].
Khu 4 này mới thực sự dành cho việc thờ cúng các vị tổ đạo Nho như
Chu Công, KT, các Tiên hiền như Tứ phối, Thập Triết [21].Bài vị thờ 72
người học trò giỏi của Khổng TửQua Đại Thành Môn là đến một cái sân rộng lát
gạch Bát Tràng gọi là sân Đại Bái. Trước kia hai bên sân, Tả vu và
Hữu vu, là nơi thờ tượng 72 người học trò giỏi của KT, cũng là nơi tòng tự các
danh Nho Hán, Việt:
Sĩ Nhiếp được tôn là Sĩ
vương và được thờ ở VM nhưng đến 1809 thì không được liệt vào hạng tòng tự nữa.
Đời Trần, Thượng hoàng Nghệ Tông [1321-1394] đặc biệt cho ba
người Việt được thờ trong VM:
- Chu văn An [1293-1370] là Tư nghiệp ở Quốc Tử
Giám Bia đền núi Phượng hoàng [xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương] viết: "Tính ông cương trực, không cầu lợi, phá tà thuyết, mở đường cho khoa
Lý học [Kinh Dịch] ở Việt Nam [...] dâng sớ xin vua Dụ Tông chém 7 người
nịnh thần, vua không nghe, ông treo ấn từ quan về dạy học, học trò nhiều
người thành đạt và rất kính trọng thầy. Khi mất, Nghệ Tông cho thờ ở Hữu vu
VM.
Năm 1809, quan ở Bắc thành tâu vua Gia Long là VM ở thành [Thăng
Long] từ triều Lê về trước đem Sĩ Vương và Chu An tòng tự. Triều thần bàn
:"VM ở Kinh sư [Huế] thì Sĩ Vương và Chu An chưa liệt vào hàng tòng tự, ở
thành, nên lấy Kinh sư làm chuẩn. Sĩ Vương đã có đền thờ ở xã Lũy Khê, trấn
Kinh Bắc, Chu An có đền thờ ở xã Huỳnh Cung trấn Sơn Nam". Tuy nhiên sau
đó Chu An lại được tòng tự. Hiện nay là người Việt duy nhất được thờ ở VM Hà Nội.
- Đỗ Tử Bình [? -1382] được Nghệ Tông yêu,
nhưng mang tiếng học nhảm lại tham ô, gian giảo, giấu vàng của Chế Bồng Nga
̣cống, bịa chuyện nói dối khiến vua Duệ Tông thân hành cất quân chinh phạt
Chiêm Thành, bị hãm ở Đồ Bàn, Tử Bình thống lĩnh Hậu quân mà không cứu khiến
Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Tử Bình bị giáng làm lính nhưng chi ̉một năm
sau được phục chức. Khi chết còn được truy tặng là Thiếu Bảo và được tòng tự ở
VM. Đời sau xét lại, không được thờ ở VM nữa.
- Trương Hán Siêu [? - 1354] học vấn uyên thâm,
có tài văn chương, chính sự, thích bài dị đoan, được vua kính trọng gọi là
"Thầy" nhưng hành sự có những chỗ không được quang minh, sở đoản là
chỉ thân với bọn hoạn quan, mộ chúng giầu. Nghệ Tông cũng cho thờ ở VM nhưng đời
sau xét lại, cũng bị truất như Đỗ Tử Bình,
Trong ba người rút cục chỉ còn Chu văn An được thờ đến ngày nay.
Chu văn An trước thờ ở khu 4, nay tách riêng ra thờ ờ khu 5 dành cho những vị
có công truyền bá, khuếch trương đạo Nho và xây đắp nền văn hóa Việt Nam.
Năm 1945 khu Tả, Hữu Vu bị Pháp bắn phá, 1947 được xây lại, tu bổ
năm 1953, sau dùng làm nơi triển lãm tranh, kho Bảo tàng di tích lịch sử Thăng
Long và văn phòng của nhân viên quản lý VM. Còn sân gạch thì cũng như xưa kia,
mỗi khi có hội hè đình đám được dùng làm bàn cờ tướng với những quân cờ là
người thật.
Đi hết sân gạch Đại Bái đến Đại Bái Đường, là Đền
Ngoài, chính giữa đặt hương án thờ KT trông ra sân, đối mặt với VM Môn.
Xuân Thu nhị kỳ vua quan hành lễ ở đây. Hai bên hương án có hai con hạc đậu trên
lưng rùa tượng trưng cho sự hợp nhất của Trời và Đất. Phía trên bàn thờ treo
bức hoành gỗ "Vạn thế Sư biểu" sơn đen thếp vàng, lạc khoản
bên tả đề "Khang Hy ngự thư", được cung tiến năm 1888, lấy
mẫu chữ theo bức ngự thư của vua Khang Hy [1654-1722] nhà Mãn Thanh
đề VM ở Yên Kinh, tức Bắc Kinh; bên hữu "Đồng Khánh tam
niên, Mậu Tý [1888] trọng đông [tháng 11] thuật
đề" .
Bên phải lại có tấm biển "Cổ Kim Nhật Nguyệt"
["Như đôi vừng nhật nguyệt, thời gian qua, quá khứ và hiện tại"] thủ
bút của Tế Tửu QTG Xuân quận công Nguyễn Nghiễm, thân phụ thi hào Nguyễn Du,
cung tiến năm 1768.Bàn thờ Khổng TửẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Sau lưng Đền Ngoài, đi qua một Tiểu đình đến Đền Trong tức Hậu
cung, cũng gọi là Thượng cung hay Thượng điện, Đại
Thành Điện, xưa kia là chốn thâm nghiêm, không ai được vào dù là hoàng đế,
chỉ trừ người giữ miếu. Chính giữa đặt bàn thờ và tượng KT.
Hai gian bên chầu mặt vào gian giữa thờ tượng Tứ
Phối tức 4 vị được phối hưởng tế tự [bên trái: Tăng Sâm, Mạnh Kha,
bên phải: Nhan Hồi, Khổng Cấp tức Tử Tư. Hai gian Tả vu, Hữu vu mỗi bên 5 bệ
chầu gian giữa thờ Thập Triết.
1960-80 Để tránh bom đạn Mỹ, các bia Tiến sĩ và một số tượng thờ
được cất giấu vào kho, 1988 mới lại bầy ra.
Theo Hoa Bằng, trước sân nền cũ của Thượng cung và Bái Đường, cho
đến khoảng giữa thế kỷ hai mươi, hai bên vẫn còn giữ ̣được mỗi bên hai trụ đá,
trên mỗi trụ có một nghiên mực với hàng chữ "Thái Học
Đường nghiễn" [nghiên mực nhà Thái Học, tức QTG], mỗi nghiên viết
một kiểu chữ khác nhau: chân, lệ, tống, triện. Đó là những hiện vật rất quý
tượng trưng cho chế độ Giáo dục Khoa cử thời xưa[22].
Đáng tiếc là nh̃ững di tích này đã bị hủy hoại không còn gì.
f- KHU 5: QUỐC TỬ GIÁM/ THÁI HỌC ĐƯỜNG - Khu
này xưa kia là Quốc Tử Giám, bị Gia Long đóng cửa để vào Phú Xuân dựng lại,
lấ́y cớ QTG phải ở kinh đô mà kinh đô nhà Nguyễn ở Phú Xuân chứ không phải
Thăng Long. QTG Thăng Long đổi gọi là Thái Học Đường.
Nền cũ của QTG Thăng Long thì dùng làm đền Khải Thánh thờ cha mẹ
KT. Kiến trúc sơ sài, đền thờ chính giữa, hai bên là Tả vu, Hữu vu.
Một nửa khu 5 là chiếc sân phía trước lát gạch Bát Tràng. Sân bị
con đường trục ngăn đôi, dẫn từ cửa Tam quan đến chính giữa đền Khải Thánh.
Nửa sân bên trái có 2 tấm bia do Hoàng giáp Lê Hữu Thanh, Bố chính Hà Nội,
cùng với Thự Hậu quân Đô Đốc Tôn Thất Hân, Tổng Đốc Hà Ninh và Hàn Lâm Thị
Giảng Đặng Tá, Án Sát Hà Nội, dựng năm 1863. Văn bia do Lê Hữu Thanh soạn có
ghi những chi tiết về tình hình các bia Tiến sĩ và nhà bia của VM - QTG.
1946-47 Pháp bắn đại bác phả hủy đền không còn gì.
2000 Dựng lại nhà Thải Học, vật liệu hiện đại. Kiến
trúc mới.Cổng Thái học đường mới
xây lạiẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Tiền Đường dành để tổ chức văn hóa, nghệ thuật, hội thảo dân tộc...; Hậu
Đường: tầng trên thờ các danh nhân có công xây dựng VM, phát huy văn
hóa VN như Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông v.v... tầng dưới dành
cho lịch sử phát triển VM và bàn thờ Chu văn An [1292-1370], Tư nghiệp QTG.Bàn thờ Chu văn AnẢnh Nguyễn Trọng Đức và
Vân Anh (2014)Đáng tiếc là trong non một nghìn năm nước ta theo chế độ Khoa cử,
đào tạo biết bao ông Nghè, ông Thám mà nay chỉ thấy có một ṃình Chu văn An
được thờ trong VM, không lẽ không còn nhà khoa bảng nào khác xứng đáng để thờ?
Thử xét sơ qua vài trường hợp :
- Nguyễn Trãi [1380-1442], đỗ nhị giáp khoa
Thái học sinh [như Tiến sĩ] năm 1400, đã giúp Lê Lợi trù hoạch mưu kế đánh đuổi
quân Minh, giành độc lập cho nước, nổi tiếng với những bài như Bình Ngô
đại cáo, Quân trung từ mệnh tập [thư từ nhân danh Lê Lợi
gửi cho quân Minh]... Không chỉ lỗi lạc về mặt quân sự, ngoại giao mà Nguyễn
Trãi còn để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, dù đã bị thiêu hủy, thất lạc
nhiều sau vụ án oan khốc Lệ Chi Viên. Nhờ công sưu tầm của đời sau như Trần
Khắc Kiệm, Lê Quý Đôn... mà chúng ta ngày nay còn may mắn được thưởng thức
những bộ Quốc Âm Thi Tập, Ức Trai Di Tập, Ức Trai Toàn Tập... Chẳng
lẽ một người vừa tài giỏi vửa có công lớn với nước như thế lại không xứng đáng
được thờ trong VM như Chu Văn An?
- Giang Văn Minh [1573-1639] đỗ Thám hoa khoa
Mậu Thìn [1628]. Năm 1637 cầm đầu một trong hai phái đoàn đi sứ nhà Minh để
tuế cống và cầu phong. Người cầm đầu phái đoàn cầu phong là Hoàng Giáp
Nguyễn Duy Hiếu, đỗ cùng một khoa. Năm 1639 đến Yên kinh ra mắt vua Minh Sùng
Trinh bị Minh triều ra câu đối thử tài, cố ý sỉ nhục Sứ thần, móc chuyện Mã
Viện sau khi chiến thắng Hai Bà Trưng, tương truyền trên đường về năm 43
dựng̣ một cột đồng lớn ở biên giới trên khắc câu :"Đồng trụ chiết, Giao
Chỉ diệt" [Cột đồng gãy đổ thi dân Giao Chỉ không còn]. Vế ra của Minh
triều là :"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" nghĩa là "Đồng trụ đến
nay rêu đã xanh". Giang văn Minh đối lại, rất chỉnh: "Đằng giang tự
cổ huyết do hồng" nghĩa là "Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ"
cũng móc lại Thiên triều rằng nhà Trần đã mấy lần đánh cho quân Nguyên tan
xác, máu đỏ còn nhuốm hồng sông Bạch Đằng. Vua Sùng Trinh tức giận, đấu khẩu
không lại bèn diệt khẩu, đem Giang văn Minh ra hành hình rất dã man. Về cái
chết này có nhiều thuyết khác nhau: chỗ thì nói Giang văn Minh bị đầu độc
rồi bị mổ bụng lấy ruột đổ thủy ngân vào ướp xác để gửi trả về nước, có chỗ
kể người Minh trám miệng, khâu mắt/ chọc thủng mắt Sứ thần An Nam rồi mổ bụng
xem gan to bằng chừng nào... Chẳng lẽ Chánh Sứ Thám hoa Giang Văn Minh ứng
đối lỗi lạc như thế mà lại không xứng đáng được thờ trong VM?
Chánh Sứ phái đoàn sang cầu phong [phong Vương] là Hoàng
Giáp Nguyễn Duy Hiếu [1602-1639] cũng bị "chết
thảm" song sử sách ít nhắc tới có lẽ vì không rõ những chi tiết. Tuy
nhiên, gia đình còn giữ được đạo sắc cho phép người cha là Hoàng Giáp Thái Tể
Nguyễn Duy Thì [1572-1652], một vị quan có tiếng là thanh liêm, chính trực,
ra biên giới đón hài cốt con đã bị "chết thảm" khi đi sứ. Tuy không
có chi tiết nhưng cùng là Chánh sứ, cùng chung một chuyến đi sứ mà một gười bị
hành hạ dã man trước khi chết và một người "chết thảm" thì dù sử sách
không ghi được chi tiết nhưng ta cũng có thể đoán biết những gì đã xảy ra.
Và còn biết bao nhiêu vị Đại khoa tài giỏi như Ngô Thì Nhậm,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hoàng Diệu, Nguyễn Khuyến, Phan Đình Phùng... công trạng
không phải nhỏ, bằng cách này hay cách khác đã đóng góp cho Việt Nam, tại sao
lại không thờ mà chỉ thờ có một mình Chu Văn An? Đấy là chưa kể những người
tài giỏi khác chỉ vì không dự hàng Đại khoa nhưng công trạng chằng thua kém ai
như Cao Xuân Dục chỉ thi Hương nhưng lại từng được cử đi chấm thi Hội, hay
những người chỉ có chức "Tú Tài quèn" như Phan Huy Chú, Tú
Xương... song phần đóng góp cho nền văn hóa nước nhà cũng không phải nhỏ.
Dưới triều Lê Thánh Tông, Khoa cử cực thịnh, không hiểu sao lại
không nghĩ đến chuyện đưa các nhà Khoa bảng Việt Nam và cả những sĩ phu lỗi
lạc, xứng đáng vào tòng tự trong VM như vua Trần Nghệ Tông đã làm. Đáng tiếc
là Nghệ Tông có ý kiến hay nhưng lại không biết chọn người.
VM kết thúc với khu 5.
CHÚ THÍCH:
[1] VM xây ở tỉnh, do vua lập, Văn từ, Văn chỉ do hương thôn lập,
kiến trúc đơn giản hơn.
[2] Người đời thường coi KT l̀à thủy tổ đạo Nho, coi đạo Nho với đạo Khổng là một.
Sự thật Khổng giáo thoát thai từ Nho giáo. Đời Nghiêu [2357-2257 TCN], Thuấn
[2256-2208 TCN] đã dậy dân Ngũ luân [nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín], đã áp dụng chính sách thuận theo lẽ Trời mà hành động, coi trọng thiên
lương... KT chỉ khôi phục lại cái học "Tu Tề Bình Trị", "Nhân
Nghĩa, Lễ, Nhạc...", sắp xếp lại thành một học thuyết có hệ thống, tôn
chỉ rõ rệt.
[3] Năm 739 Đường Huyền Tông phong KT là Đại Thành Văn Tuyên Vương,
mặc phẩm phục Hoàng đế; 1036 Minh Thế Tông phong là Chí Thánh Tiên sư;
1045 Thanh Thế Tổ phong là Đại Thành Chí Thánh Văn Tuyên Vương Thánh.
[4] Trần Hàm Tấn [1887-1957], tr 102.
[5] Trần Hàm Tấn, tr 93.
[6] Trần Hàm Tấn, tr 93.
[7] Chu Công Đán là chú Vũ Vương nhà Chu, quyền nhiếp chính, sửa đổi quan chế,
đặt ra lể pháp, nhờ đó mà nền văn vật nhà Chu được đầy đủ. KT nói "Ngô
tòng Chu", coi Chu Công như Thầy vì đã ̣đem lễ giáo dậy dân sống hòa
mục với nhau.
[8] TrầnTrọng Kim, tr 116.
[9] Khổng
Học Đăng, tr 775 trích Huỳnh Thúc Kháng.
[10] Khâm
Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, tập IV, tr 362.
[11] Ngô Đức Thọ, tr 27.
[12] Đại
Nam Thực Lục Chính Biên, tập III, tr 108].
[13] Ngô Đức Thọ, tr 41-42.
[14] Phan Thúc Trực, tr 109.
[15] Hoa Bằng do Đỗ văn Ninh trích đăng trong Văn bia QTG - Thăng Long - Hà
Nội, tr 511-12.
[16] Đỗ Văn Ninh, tr 19: "Ngang hàng với Đại Trung Môn, bên trái có Thánh
Dực môn, bên phải có Đạt Tài môn".
[17] Tên cổng bằng chữ Nho không còn, chỉ còn tên "truyền miệng" là
"Bi", chữ quốc ngữ in không có dấu, hoặc "Bí" có dấu sắc,
hay "Bỉ" dấu hỏi, cũng không ai rõ nghĩa đích xác: nghĩa theo Đỗ
văn Ninh so với nghĩa dịch sang tiếng Pháp của D. Fox cũng không sáng tỏ thêm.
Có 4 giả thuyết:
-
"Bi" [không có dấu] nghĩa là "văn chương trau chuốt", theo
Đỗ văn Ninh;
-
"Bỉ" [có dấu hỏi], D. Fox dịch là "Porte de la magnificence des
Lettres";
-
"Bí" [có dấu sắc] có thể nghĩa là "sáng sủa, rực rỡ", dựa
vào ý nghĩa trong bàn dịch của Diane Fox và Luận ngữ.
-
"Phỉ" [có dấu hỏi], có thể là "văn vẻ, rõ rệt", cũng dựa
vào bản dịch của D. Fox và Luận ngữ, Thiều Chửu.
[18] Đỗ Văn Ninh, tr 21-22.
[19] Trung Quốc dựng bia TS đầu tiên từ thé kỷ VIII, đời Đường, ở chùa Từ Ân và tại
QTG Nam kinh từ 1416. [Ngô Đức Thọ, tr 47].
[20] Đỗ Văn Ninh, tr 25.
[21] Thập triết là: Mẫn Tổn, Nhiễm Ung, Đoan Mộc Tứ, Trọng Do. Bốc Thương, Nhiễm
Canh, Tể Dư, Nhiễm Cầu, Ngôn Yễn, Chuyên Tôn Sư.
[22] Đỗ Văn Ninh, tr 516.
Phần 2: Quốc Tử GiámBia Tiến sĩ và giếng Thiên QuangTheo Hoa Bằng [1] thì
từ các triều Đinh [970-979], Tiền Lê [980-1009] về trước, nước ta chưa có
trường học, ai muốn học Hán văn phải thụ giáo các sư sãi ở chùa hay các đạo sĩ
do phải nghiên cứu học đạo mà thành những người giỏi Hán học.
Tuy nhiên, thời Bắc thuộc các Thái thú Tích Quang, Nhâm Diên cũng
đã mở trường dạy học nhưng chỉ đào tạo những thuộc viên cấp dưới phục vụ cho
guồng máy chính trị, ai muốn học cao phải sang Trung quốc.
Năm 1007 Lê Ngọa Triều sai Minh Sương sang nhà Tống xin Tứ Thư,
Ngũ Kinh của đạo Nho cũng chứng tỏ ngay từ trước nhà Lý người Nam đã chú trọng
nhiều đến học vấn và giáo dục.
Sử chỉ chép: "Tháng tám năm Canh Tuất [1070] Lý Thánh Tông
lập VM ở thôn Minh Giám, phía Tây Nam thành Thăng Long, sai Hoàng Thái Tử tới
đó học... Tháng tư năm Bính Thìn [1076], Lý Nhân Tông lập QTG, phía sau VM làm
nơi học tập cho Hoàng Thái Tử". Song một số sách sử hiện nay khẳng định
QTG là "trường Đại Học đầu tiên của nước ta" mà
không cho biết dựa vào đâu.
Hai chữ "Đại Học" có nhiều nghĩa khác nhau tùy thời.
"Đại học" theo nghĩa ngày nay là sau khi học xong Trung Học.
"Đại Học" ngày xưa thường trỏ cuốn Đại Học trong bộ
Tứ Thư [Đại Học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử]. Người xưa
nói "đã học "Đại Học" có thể hiểu là đã học ̣đến sách Đại
Học, dành cho những người từ khoảng 14, 15 tuổi trở lên, học "Đạo làm
Người": hiểu đạo lý, ăn ở có nhân cách... Thời xưa học chế không chia ra
các trình độ Tiểu học, Trung học, Đại học mà chia ra Tiểu Tập học
đọc, học viết, tập l̀àm câu đối dễ...; Trung Tập bắt đầu
học làm văn bài đi thi như Kinh nghĩa, thơ phú, Văn sách...; Đại Tập là
trình độ cao nhất, luyện văn bài để đi thi Hương, thi Hội.
Khi mới ḍựng QTG năm 1076, sử chỉ chép xây QTG làm nơi học tập
cho Hoàng Thái Tử nhưng không cho biết trình độ của Hoàng Thái Tử thì dựa vào
đâu để gọi QTG là "trường Đại học"? Không biết trình độ thì ít nhất
cũng phải biết tuổi Thái Tử mới có thể phỏng đoán trình độ. Sử không chép trình
độ cũng không cho biết tuổi Thái Tử năm 1076 song chúng ta có thể tính ra tuổi
được: Thái Tử năm 1070 khi xây VM, sau này là vua Nhân Tông [1072-1127] nhưng
"Thái tử" năm 1076 khi xây QTG lại không phải là Thái Tử năm 1070 vì
khi đó Nhân Tông đã làm vua, lên ngôi năm 1072, mất năm 1127, thọ 63 tuổi. Đem
năm Nhân Tông mất trừ đi 63 thì ra năm sinh của Nhân Tông: 1172 - 63 = 1064 là
năm sinh của Nhân Tông.
Vậy Thái Tử thì năm 1070, tức Nhân Tông sau này, mới lên 6 tuổi
[1070 - 1064 = 6]. Năm 1076, khi xây QTG "Thái Tử", nếu trỏ Nhân
Tông, cũng chỉ mới 12 tuổi [1076 - 1064 = 12], chưa thể có con được chứ đừng
nói là có con ở trình độ "Đại học".
"Thái Tử" năm 1076 không phải là Nhân Tông, lúc đó đã
lên ngôi, đáng lý phải là con Nhân Tông nhưng vì Nhân Tông mới 12 tuổi chưa thể
có con, vậ̣y Thái Tử năm 1076 là ai? Việt Nam Sử Lược cho
biết Nhân Tông thọ 63 tuổi, vì không có con, lập con Hoàng đệ Sùng Hiền Hầu
làm Thải Tử, sau này là vua Thần Tông [1128-1138], thọ 23 tuổi. Thần Tông
sinh năm 1115 [1138 - 23 = 1115], vậy thì năm 1076 Thần Tông chưa
ra đời.
Kết luận: Năm 1076 nước ta không có Thái Tử, hiển nhiên xây QTG
không phải để làm nơi học tập cho Thái Tử, vì không có Thái tử ít nhất cũng
phải cho các hoàng đệ và con em Hoàng tộc đến đó học, chẳng lẽ xây rồi bỏ
trống đợi Thái Tử ra đời? Và tất nhiên đông học trò thì trình độ không đồng
đều, không phải ai cũng học Đại học.
Nếu viết "Năm 1076 xây QTG làm nơi học tập cho Hoàng Thái
Tử" và "đó là trường Đại học đầu tiên của nước ta" thì e rằng
không đúng sự thật vì có ba điều cần minh bạch:
1- 1076 nước ta không có Thái Tử.
2- Vì không có Thái Tử, QTG không phải xây để làm nơi học tập cho
Thái Tử mà hẳn là cho những người trong hoàng tộc học với những trình độ khác
nhau, từ thấp lên cao.
3- QTG dạy nhiều trình độ khác nhau nên không phải là "trường
Đại học đầu tiên của nước ta" mà chỉ là "trường học đầu
tiên" của người Nam xây cho mình, khác với trường do các Thái Thú xây
trước đó.
Lúc mới xây thời nhà Lý chưa có kinh nghiệm, sự tổ chức QTG còn sơ
sài, lạo thảo nhưng sang thời nhà Trần QTG đã luôn luôn được cải sửa, chỉnh
đốn, và cùng với Khoa cử đã đạt đến chỗ khá tinh vi.
Nhiệm vụ của QTG là rèn tập sĩ tử, gây dựng nhân tài
để giúp vua gánh vác việc nước.
Chương trình học tập chủ yếu là các sách nồng cốt của Khổng
giảo tức là Tử Thư và Ngũ kinh, thêm Bắc sử, Nam sử, Bách gia chư tử...
a - Tứ thư gồm các sách:
1- Đại học dậy đạo Tu thân, Tề gia, Trị quốc,
Bình thiên hạ.
2- Luận ngữ là sách do môn đồ KT chép lại những
lời giảng dạy của KT, bao quát mọi vấn đề luân lý, học thuật v.v... KT dạy đạo
làm người quân tử, cách cư xử, suy nghĩ... điểm hóa những sai lầm của học trò.
3- Trung dung: Tránh hai cực đoan thì cái tâm
mới mới khỏi thiên lệch, nhận định, phán đoán mới tránh khỏi sai lầm.
4- Mạnh Tử [372-289 tr. TL] là môn đệ của Từ Tư, đệ tử
của KT. Sách Mạnh Tử truyền dạy đạo Nho, chép những lời đối
thoại giữa Mạnh Tử với mọi giới trong xã hội, nhất là bọn cầm quyền. Câu
"Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" đã được Bảo
Đại nhắc đền khi thoái vị là trích dẫn Mạnh Tử.
b- Ngũ kinh gồm có:
1- Kinh Dịch - Dịch là thay đổi, biến hóa. Kinh
Dịch vừa là sách bói toán vừa là sách lý học, giải thích lẽ biến hóa
không cùng của Trời Đất và sự hành động của muôn loài. Đạo của Dịch là
biến hóa từ từ theo lẽ tự nhiên, có "biến" mới đổi mới. Dịch là
nói về lẽ sống có biến hóa không ngừng, nếu sự biến chuyển hoàn thành thì trở
thành họa, chết là "họa", tuy nhiên không có cái chết
vĩnh viễn, có "tử" rồi lại có "sinh".
2- Kinh Lễ - Thoạt đầu Lễ chỉ
có nghĩa "cúng tế". Chu Công Đán chế ra Lễ mục đích
duy trì trật tự giai cấp, mang thêm ý nghĩa chính trị. KT lại thêm ý nghĩa luân
lý, gốc của Lễ là "Nhân", dùng Lễ để
tiết chế tính ác, biết hành động theo lẽ phải, Lễ gần như pháp luật
nhưng dễ thi hành mà không mất lòng dân.
3- Kinh Thi - Thi là thơ, do tâm xúc động phát ra
lời. Thiên tử nhà Chu sai các quan đi các nước chư hầu thu thập những ca dao ở
miền quê và nḥạc chương nơi triều miếu để tìm hiểu dân ý, phong tục, chính
trị. KT chọn lọc một số dùng vào việc giáo hóa, chia làm 4
phần: Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã và Tụng.
Kinh Thi dạy đạo sửa mình.
4- Kinh Thư là bộ sử cổ nhất của Trung quốc do
KT sưu tầm, san định, chép các điển[phép tắc], mô [mưu
kế], huấn [lời dậy dỗ], cáo [lời truyền
bảo], thệ [lời răn bảo tướng sĩ], mệnh [lệnh
của vua]. Kinh Thư gần như một cuốn đạo lý về chính trị: làm chính trị phải có lòng nhân đức.
5- Kinh Xuân Thu - "Xuân Thu" tượng
trưng cho một năm, lúc đầu ghi những việc xẩy ra mỗi mùa, sau mới trỏ chung
các bộ sử chép việc từng năm. Trong Kinh Xuân Thu KT chép việc
nước Lỗ [quê của KT] từ năm 722 đến năm 481 tr TL và những việc dựng nghiệp
của ngũ bá [Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công v.v...]. Vì thấy thế đạo suy vi, KT
chép sử để răn đời, đưa người về đường chính, muốn trỏ cái uy của
dư luận: bị chê một câu còn khổ hơn bị búa rìu.
c- Ngoại thư là những sách ngoài kinh điển của đạo Nho.
"Bách gia chư tử" là gọi chung các học giả, triết gia có liên hệ đến
đời sống chính trị và văn hóa của Trung quốc như:
- Mặc Tử [480-379 tr. TL] với thuyết "Kiêm
ái" và "Thượng đồng".
- Tuân Tử [312-227 tr. TL] học thuyết về Tính
Thiện Ác.
- Hàn Phi [khoảng 280-233 tr. TL] chủ trương pháp
trị và quân chủ chuyên chế.
- Lão Tử: có nhiều thuyết khác nhau về năm
sinh và năm mất: 430-340, 604-543 tr. TL v.v... Viết Đạo Đức
Kinh: Đạo là bản thể của vũ trụ, vạn vật bởi Đạo mà
ra. Khi chưa thành hình thì Đạo là "vô" [không
có gì], hiện dưới hình thức thì Đạo là "hữu" [có
hình].
KT chủ trương "Hữu vi" lấy Đức và Nhân Nghĩa
trị dân, Pháp gia trọng luật pháp. Lão Tử chủ trương trị nước tốt nhất là
"Vô vi" càng "Hữu vi" càng phiền
nhiễu, rối loạn, luật pháp càng rõ thì trộm cướp, gian tham càng nhiều, văn
minh là bắt đầu thoái hóa. "Vô vi" không có nghĩa là
không làm gì cả mà là làm một cách tự nhiên, không biết là mình làm, như bông
hoa đến kỳ thì nở, như mặt trời chiếu sáng khắp nhân loại. Quốc gia lý tưởng
là một nước nhỏ như thời thượng cổ, dân chất phác, chính phủ giảm thiểu để dân
tự lo lắng thì ai nấy đều thỏa chí, yên ổn.
- Phật sinh khoảng thế kỷ thứ VI tr. TL, nhận
định sống là khổ vì̉ cứ luẩn quẩn mãi trong vòng sinh, lão, bệnh, tử.
Muốn diệt khổ, thoát khỏi vòng luân hồi thì phải
cắt đứt những cái nhân duyên nó trói buộc mình ở trần
gian. Nghiệp là do ta tự tạo ví như người tập uống rượu khi
thành quen thành nghiệp, nghiệp quay ra chi phối
ta cứ phải tiếp tục uống mãi. Cơ quan tạo nghiệp là thân [có
thể giết người], miệng [có thể dối trá], ý [si
mê, tham, sân]. Tất cả những hành động cố ý đều tạo nghiệp.
Các sử gia thường ca tụng cái học phong thời xưa với Tam giáo Nho,
Phật, Lão chung sống cạnh nhau đề huề, nhưng đó là thời Lý, từ đời Trần.
Nho giáo trở nên ngày một mạnh cùng với sự phát triển của Khoa cử, đạo Lão và
đạo Phật suy yếu dần, luôn luôn bị Nho gia công kích như trong những câu hỏi
về Văn sách.
Trích đề mục Văn sách thi Đình Khoa Quý Mùi [1463]:
"... Đời sau mới có thuyết Phật, Lão mà lòng người với trị
đạo không còn như xưa. Giáo lý đạo Phật, đạo Lão hết thảy đều mê đời, lừa
dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể xiết mà lòng người rất
ham, rất tin. Đạo của Thánh nhân [KT] lớn thì Tam cương [vua tôi, cha con, vợ
chồng], Ngũ thường [nhân, nghĩa, lễ, trí, tín], nhỏ thì Tiết văn độ số [chia
các hiện tượng trên trời ra từng phần mà tính số độ] đều thiết dụng trong
cuộc sống thường ngày mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng đạo Phật,
đạo Lão, sao lại như thế?" [2].
Chức năng của QTG là đào tạo tầng lớp sĩ phu cương trực, có liêm
sỉ, trọng sự thanh bần, không màng danh lợi... Chính và Giáo là
mục tiêu hành động của Nho gia: học thành tài thì ra làm quan dạy dân lễ
giáo, không làm quan thì lui về truyền bá đạo Thánh cho thế hệ mai sau.
I- LỊCH SỬ QUỐC TỬ GIÁM
Sử chép:
1076 Lý Nhân Tông sai dựng QTG ở phía sau VM làm nơi học tập cho
Hoàng Thái Tử.
1236 Cải tổ QTG, đổi gọi là Quốc Tử Viện, bổ nhiệm
các đại thần giữ chức Đề Điệu trông coi việc học viện này. Tiêu chuẩn được
vào phải là con em các quan văn.
1253 Trần Thái Tông đổi gọi Quốc Tử Viện là Quốc Học
Viện, lập Giảng vũ đường, xuống chiếu gọi học giả vào giảng Tứ Thư, Ngũ
Kinh. Lại cho con nhà quyền quý được vào học.
Sau khi đại thắng quân Nguyên, vai trò đóng góp quan trọng trong
công cuộc chống ngoài xâm của lớp bình dân đã được nhà Trần ghi nhận và lưu
tâm tới việc đào tạo nhân tài trong lớp bình dân nên mở rộng cho con em nhà
thường dân, người nào tuấn tú cũng được vào QTG học, thường là do các phủ, lộ,
tiến cống.
1272 Hạ chiếu tìm người thông hiểu Kinh Truyện cho hầu Tòa Kinh
Diên [nơi vua học] và sung làm Tư nghiệp QTG.
1428 Lê Thái Tổ dựng QTG ở kinh, dựng nhà Học ở các phủ, lộ.
1434 Thi học sinh trong nước, lấy đỗ 1000 người, chia làm ba hạng: hạng nhất và nhì đưa vào QTG, hạng ba cho về nhà lộ học. Đều miễn dao
dịch.
1483 Đầu triều Lê sơ nhà Thái Học theo nếp cũ nhà Trần, quy chế
còn thiếu sót. Nay hạ lệnh mở rộng ra. Đằng trước nhà Thái Học dựng VM, có điện
Đại Thành thờ tiên Thánh [Khổng Tử], đông tây giải vũ thờ Tiên hiền và Tiên
nho, điện Cảnh Phục làm nơi túc yết [các quan dự tế túc trực một ngày trước
chính tế], kho chứa đồ tế khí, nhà bếp. Đằng sau nhà Thái Học dựng cửa Thái
Học, nhà Minh Luân [làm sáng tỏ luân lý], Giảng đường, phía đông và tây đặt
thêm kho Bí thư chứa ván gỗ khắc thành sách. Bên đông và tây nhà Thái Học làm
nhà có tường bao cho học sinh ba xá [Thượng xá thi Hội trúng tam
trường, Trung xá thi Hội trúng nhị trường, Hạ
xá trúng nhất trường], mỗi bên ba dẫy, mỗi dẫy 25 gian làm chỗ nghỉ
ngơi cho học sinh.
1762 Trịnh Doanh cho tu sửa QTG. Trong Kiến Văn Tiểu
Lục, Lê Quý Đôn tả: "Cửa Đại Thành 3 gian 2 chái, lợp bằng ngói
đồng. Đông vũ và tây vũ mỗi dẫy 7 gian. Đằng sau có cửa nhỏ 1 gian, Điện Cảnh
Phục 1 gian 2 chái. Nhà bếp 2 gian. Kho tế khí 3 gian 2 chái. Cửa Thái Học 3
gian, có tường ngang lợp bằng ngói đồng. Nhà bia phía đông và phía tây mỗi dẫy
12 gian. Kho để ván khắc sách in 4 gian. Ngoài nghi môn 1 gian, xung quanh đắp
tường. Cửa Hành Mã ngoài tường ngang 3 gian. Nhà Minh Luân 3 gian 2 chái, cửa
nhỏ bên tả và bên hữu 1 gian, có tường ngang. Nhà giảng dạy phía đông và phía
tây 2 dẫy, mỗi dẫy 14 gian, ở phía đông nhà Minh Luân 3 gian, phòng học của
học sinh ba xá ở phía ̣đông và phía tây đều 3 dẫy, mỗi dẫy 25 gian, mỗi gian
2 người [3].
1803 Gia Long bãi QTG ở Thăng Long, đổi là Học đường Phủ
thành, hạ bức hoành phi bằng vàng ở trước cửa QTG [4].
Tu sửa VM, thêm hai sân ngoài và xây tường gạch bao quanh. QTG cũ
đổi làm đền Khải thánh thờ cha mẹ KT. Cho xây Khuê Văn Các trước
hồ Thiên Quang, hoàn thành năm 1805.
II- TỔ CHỨC
A- HỌC SINH
Học sinh ở Giám có nhiều trình độ khác nhau, xin tạm chia ra 3
hạng:
a-
những người chuẩn bị thi Hội, gồm có:
- các Hương cống/ Cử nhân [từ thời Minh Mệnh danh từ Cử
nhân thay cho Hương cống] và những người hỏng thi Hội nhưng đã đỗ
nhất, nhị hay tam trường;
- các Hương cống/ Cử nhân thi Hội hỏng, tình nguyện xin vào Giám
học thì bổ làm Giám sinh, cấp mỗi tháng lương, gạo, dầu đèn;
- không phải là Hương cống/ Cử nhân nhưng được hưởng chế ̣độ ̣đặc
biệt: các con quan đại thần được tập ấm hay những người đã đỗ Sinh đồ/ Tú Tài cả chục lần [5] hoặc
các Học sinh Thượng hạng được đặc cách dự thi Hội sau khi trải qua một kỳ khảo
hạch do các quan ở Giám chọn lọc.
b-
những người chuẩn bị thi Hương.
c-
những người học các trình độ khác, phần đông là con em trong Hoàng tộc [Tôn
sinh] hay con quan đại thần được tập ấm [Ấm sinh].
Tùy nguồn gốc, gia cảnh khác nhau có những danh hiệu sau đây:
1- Tôn sinh là con em trong Hoàng tộc do Tôn nhân
phủ tiến cử.
1804 Chọn con em Tôn thất từ 10 đến 15 tuổi cho vào QTG học.
1821 Chọn con em nhỏ tuổi, tuấn tú trong Tôn thất 60 người cho vào
nhà Thái học đọc sách, cấp lương tháng, ban mũ tứ phương bình đính, áo sa hoa
mẫu bảo lam trong lót vải trắng kiểu tràng vạt, xiêm bằng trừu [dệt mịn hơn
nhiễu] màu lam, đai đỏ và hia tất đủ bộ.
Tôn sinh đã tập đủ ba thể văn, sát hạch trúng hạng ưu, bình và đã
thi Hương thì cho được cùng học với Học sinh ở Giám, chờ có tiến bộ lại theo lệ
cho làm Tôn sinh Thượng hạng.
2- Ấm sinh là con các quan đại thần. Năm 1829
Vua dụ bộ Lễ "Năm trước từng cho quan văn võ tam phẩm mỗi viên được một người con vào nhà Giám học tập cùng với Giám sinh, nay chuẩn cho các con quan
Kinh, văn từ tứ phẩm, ngũ phẩm thì người con trưởng được bổ làm học sinh QTG,
thành tài sẽ bổ dụng.
1830 Con các quan văn học ở QTG nếu cha có lỗi bị cách thì con
xóa sổ; cha bị giáng, đổi thì con được lưu học nhưng chỉ cho nửa lương.
3- Học sinh, Cống sinh là học trò tuấn tú của
lớp bình dân, chọn lọc từ mỗi huyện, phủ, tỉnh, cống lên, đã sát hạch lại
phải trải qua một kỳ thi do các Tế Tửu, Tư nghiệp QTG khảo sát lại, có đỗ mới
cho vào QTG học lớp cao đẳng.
1822 Năm nay mỗi huyện cống một người Học sinh, từ sau
hàng năm mỗi phủ cống một người do quan ở Giám phúc hạch, trúng 4 kỳ thì làm
danh sách tâu lên để cấp lương ăn học ở QTG. Gập khoa thi Hội, quan ở Giám lại
sát hạch nếu đỗ thì tâu xin cho cùng với Hương cống vào thi. Người nào văn
học không thông thì cho về, bắt phủ, huyện cử người khác điền vào.
1829 Học sinh bậc nhất thông thể văn 3, 4 trường,
bậc nhì thông thể văn 1, 2 trường, bậc ba chưa thông văn thể.
4- Giám sinh là những Hương cống/ Cử nhân thi Hội
hỏng, xin được vào Giám học, cấp cho lương, gạo, dầu đèn, hay có trình độ
tương tư, hoặc các Học sinh/ Cống sinh thi vào lớp cao đẳng QTG,
sát hạch đậu cao, chuẩn bị thi Hội.
1483 Con cháu quan viên, theo chế độ cũ, người nào thi Hương trúng
4 kỳ thì sung Giám sinh trường Quốc học còn quan và dân dù có trúng tuyền
cũng không được dự.
Nay ra sắc lệnh: Giám sinh thi Hội trúng ba kỳ
được sung vào Thượng xá sinh, trúng hai kỳ sung Trung xá sinh, trúng một kỳ sung Hạ
xá sinh.
- Những người đã nộp quyển dự sát hạch vào lớp Cao đẳng ở QTG từ
1821 về trước thì các Tế tửu, Tư nghiệp gọi đến ra bài thi ở trước mặt, lấy
đỗ 100 tên, chia làm ba hạng, làm danh sách do bộ Lễ đề đạt để cho làm Giám
sinh, cấp cho tiền gạo theo thứ bậc khác nhau.
1823 Học sinh do các địa phương cống cử được làm Giám sinh thì
miễn thuế thân, cấp mũ văn Tú tài bằng ô sa, áo dài bằng vải đen viền bảo
lam, cổ bằng lĩnh trắng, xiêm lụa lam.
B- HỌC QUAN
Năm 1076, khi mới dựng QTG, Học quan được chọn trong các quan văn,
người nào giỏi chữ Nho cho vào dạy ở QTG.
Đời Trần mới đặt các chức QTG Tư nghiệp.
Đầu thời Hậu Lê có chức Tế tửu ḍùng Đại thần
kiêm lĩnh, quan giảng dạy có các chức Tư nghiệp, Trực
giảng, Bác sĩ, Giáo thụ, Trợ giáo. Đời Trung Hưng bãi bỏ hết
trừ hai chức Tế tửu và Tư nghiệp.
Tế tửu là
người phụ trách giáo hóa và nghi lễ khi tế, đứng đầu QTG, dùng quan đại thần
kiêm lĩnh. Thời Hồng Đức đặt phẩm trật, hàng Tùng Tứ phẩm. Thời Nguyễn, Tế
tửu vẫn đứng đầu QTG nhưng phẩm tước cao hơn: vua Minh Mệnh cho Tế tửu hàng
Chánh tứ phẩm.
Tư nghiệp là chức quan giảng dạy, đứng thứ hai ở QTG, sau Tế tửu. Thời Lê,
hàng Tùng ngũ phẩm. Sang thời Nguyễn, kén những người đỗ Phó Bảng hay Tam
giáp Tiến sĩ trở lên, Minh Mệnh cho hàng Tùng tứ phẩm [6].
Tế tửu chỉ có một mà Tư nghiệp thì có nhiều.
1647 Thời Lê Trung Hưng, bắt đầu đặt chức Ngũ kinh Bác sĩ.
Bấy giờ Giám sinh học Thi, Thư thì nhiều, Lễ ký, Chu
Dịch, Xuân Thu thì ít nên đặt chức này để mỗi người chuyên trị một
kinh dạy.
Đời Bảo Thái [1720-1728] QTG có Giáo thụ hàm
Chánh bát phẩm, Học chính hàm Tùng bát phẩm.
1767 Để chấn hưng văn trị, sai Nguyễn Nghiễm làm Tri QTG [đứng
đầu QTG], Vũ Miên kiêm Tế tửu [phụ trách giáo hóa và ngḥi lễ], Lê Quý Đôn,
Phan Lê Phiên làm Tư nghiệp giảng dạy hàng ngày ở QTG.
1803 Gia Long bãi QTG ở Thăng Long, đặt 1 Đốc học, 2 Phó Đốc học
để dạy ở Đốc Học Đường [cũng gọi là Quốc Học Đường].
1804 Vua đến nhà Quốc học triệu các Học thần bàn bạc điều cốt
yếu trong việc học củaa người xưa. Chọn con em Tôn thất từ 10 đến 15 tuổi cho
vào học.
Cấp lương tháng cho các quan ở QTG: Chánh Đốc học được 6 quan
tiền, 6 phương gạo [1 phương gạo là 30 bát gạt bằng miệng, năm 1804], Phó Đốc
học được 5 quan tiền, 5 phương gạo.
1816 Lấy Hàn lâm viện Chế cáo Nguyễn Đăng Ngạn làm Chánh Đốc học
QTG, Tiến sĩ đời Lê là Nguyễn Du [không phải tác giả Truyện Kiều]
làm Phó Đốc học QTG. Du vì già xin từ.
Vua Minh Mệnh bỏ các chức Đốc học, bắt đầu đặt một Tế tửu [Chánh
tứ phẩm], hai Tư nghiệp [Tùng Tứ phẩm] và các chức phụ tá: Giám thừa, Điển
tịch, Điển bộ v.v... Dụ cho Tế tửu một tháng một lần tâu, ai có tài hạnh thì
cấp lương tiền học nghiệp, không thì cách cho về.
1822 Đặt hai chức Học chính ở QTG [tùng lục
phẩm] chuyên dạy các Tôn sinh, sai Tế tửu, Tư nghiệp chọn hai, ba người có học
hạnh bổ vào.
1880 Quan ở Giám nếu có học trò thi hỏng một tên thì giáng một cấp,
hỏng hai tên thì giáng hai cấp, hỏng ba tên thì giáng ba cấp, được lưu lại làm việc,
hỏng bốn tên, giáng bốn cấp, điều đi nơi khác, hỏng năm tên trở đi thì cách chức,
không cho làm nữa.
1/2016Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét