Thứ Hai, 9 tháng 1, 2023
Tiểu luận Huỳnh Như Phương: Thơ Nhất Hạnh - Những hóa thân mầu nhiệm
Tiểu luận Huỳnh Như Phương:
1. Thiền sư Nhất Hạnh là một tác gia lớn của văn hóa Việt
Nam. Ông cũng là một nhà thơ hiện diện trong đời sống văn học đã hơn sáu thập
niên. Ngoài ba tập thơ xuất bản thời trẻ mà trước đây ít người được biết (Tiếng
địch chiều thu, NXB Long Giang, Sài Gòn, 1949; Ánh xuân vàng, ký bút danh Hoàng
Hoa, NXB Long Giang, Sài Gòn, 1950; Thơ ngụ ngôn, ký bút danh Hoàng Hoa,
NXB Đuốc Tuệ, Sài Gòn, 1950), trước năm 1975, thơ Nhất Hạnh chủ yếu công bố
trên các tạp chí Phật học (Phật Giáo Việt Nam, Hải Triều Âm, Thiện Mỹ, Liên
Hoa, Hướng Thiện, Giữ Thơm Quê Mẹ…), và trong hai tập thơ đặc sắc là Chắp
tay nguyện cầu cho bồ câu trắng hiện (NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1965) và Tiếng
đập cánh loài chim lớn (NXB Lá Bối, Sài Gòn, 1967). Cả hai tập đều ấn hành
không có giấy phép của chính quyền Việt Nam Cộng hòa: tập đầu in nhiều lần, phổ
biến rộng rãi; tập sau, do một trận hỏa tai, gần như tuyệt bản.
Thơ Nhất Hạnh còn đi vào công chúng bằng con đường âm nhạc của
Phạm Duy, Phạm Thế Mỹ và chính tác giả cũng phổ nhạc cho lời thơ của mình. Nhiều
bài thơ của Nhất Hạnh được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp, thậm chí phổ biến qua
những thư ngỏ quảng bá hoạt động từ thiện. Ở nước ngoài, trước khi tuyển tập Thơ
từng ôm và mặt trời từng hạt (NXB Lá Bối, Walnut Creek, California, 1996)
được ấn hành, ông đã có năm tập thơ được chuyển ngữ: Vietnam Poems (Unicorn
Press, Santa Barbara, Hoa Kỳ, 1967); The Cry of Vietnam (Unicorn
Press, Santa Barbara, Hoa Kỳ, 1968); Le Témoin reste (Phái đoàn Phật
giáo Việt Nam tại Paris xuất bản, Pháp, 1970); Zen Poems (Unicorn
Press, Greensboro, 1976); De Schreeuwvan Vietnam (Uitgeverij Ten
Have, Baarn, Hà Lan, 1995); Call me by my true name (Parallax, San
Francisco, Hoa Kỳ, 1995)[1].
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Xuống phố
Xuống phố Sáng nay trước khi đi làm con trai nói với mẹ: - Chiều đi làm về, con chở mẹ với em đi dạo phố noel ha? - Thiệt nghen. - Dạ mẹ. ...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét